Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thực trạng và một số giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã dương quang huyện mỹ hào tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.73 KB, 80 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
mạnh mẽ hướng đến mục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Để phục vụ mục tiêu đó thì quá trình thu hồi, chuyển đổi đất nông
nghiệp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp là điều không tránh khỏi.
Việc thu hồi đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng triệu nông
dân trong cả nước. Xã Dương Quang Huyện Mỹ Hào – Hưng Yên là một xã
thuần nông điển hình của nông thôn miền bắc. Từ khi có quá trình thu hồi đất
phục vụ xây dựng khu công nghiệp thì đời sống cũng như công ăn việc làm
của các hộ nằm trong diện bị thu hồi đất bị ảnh hưởng rất lớn. Qua quá trình
điều tra chúng tôi đã đã đưa ra một số lý luận và thực tế về những tác động
của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp
tập trung đến sản xuất và đời sống của hộ nông dân có đất bị thu hồi ở Việt
Nam cũng như ở một số nước khác.
Đề tài nghiên cứu thực trạng xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn xã
Dương Quang đã cho thấy diện tích đất cho việc xây dựng cụm công nghiệp
chủ yếu là đất trồng lúa dẫn tới thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân
giảm nhiều so với trước kia. Giá đền bù cho các hộ nông dân nhìn chung là
thấp đã gây ra một số khó khăn cho các hộ bị thu hồi đất. Đề tài nghiên cứu
và làm rõ những tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới vấn đề kinh tế xã hội đặc biệt là lao động việc làm của người dân có đất bị thu hồi. Do việc
xây dựng khu công nghiệp đã làm cho diện tích đất nông nghiệp của các hộ
giảm xuống. Quỹ đất sản xuất giảm xuống điều đó đồng nghĩa với việc thu
nhập từ nông nghiệp của các hộ cũng giảm xuống. Cơ cấu lao động chuyển
dịch theo hướng giảm số lượng lao động nông nghiệp, tăng lên số lao động
ngành nghề dịch vụ và thương mại. Hộ thuần nông cũng giảm đáng kể và
chuyển sang làm kinh doanh dịch vụ hoặc kiêm ngành nghề. Cũng bởi còn ít

1


đất sản xuất nên một số lao động đã thất nghiệp hoặc trở thành lao động tự do


với thu nhập thất thường.
Đề tài đã chỉ ra sau khi thu hồi đất nông nghiệp thì thu nhập của các hộ
vẫn tăng lên nhưng không đáng kể. Một mặt tăng lên theo xu hướng chung
của nền kinh tế, mặt khác là do sử dụng tiền đền bù nên thu nhập từ các khoản
khác đã tăng lên. Cơ cấu thu nhập thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng thu từ
nông nghiệp, tăng thu từ công nghiệp, dịch vụ, tiền lương và tiền đi làm thuê.
Đề tài cũng đã điều tra được tỷ lệ số lao động được chuyển đổi ngành
nghề nhờ chính quyền xã và các công ty còn thấp, đa số là do người lao động
tự mình tìm kiếm việc làm. Nhu cầu đào tạo nghề của các hộ lớn nhưng hiện
tại chưa được đáp ứng.
Đề tài cũng đã thăm dò được một số ý kiến của người dân về cuộc sống
sau khi thu hồi đất thì thấy được có một bộ phận lớn các hộ cho rằng cuộc
sống gặp nhiều khó khăn hơn trước. Sự bền vững của ngành nghề chuyển đổi
là không cao. Các vấn đề khó khăn chủ yếu của các hộ là vốn, kỹ thuật và khả
năng tìm kiếm công việc mới.
Từ đó đề tài đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn sau thu hồi đất của
các hộ nông dân qua đó bước đầu đưa ra những giải pháp để giải quyết khó
khăn nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho hộ như: Cần phải sử
dụng hợp lý tiền đền bù tránh lãng phí, khuyến khích phát triển các ngành
nghề dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, vận động người dân tham gia các
khóa học nghề ngắn hạn, dồn điền đổi thửa các mảnh đất còn lại,… Đưa ra
một số kiến nghị đối với nhà nước và các hộ nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp như cần có chính sách hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất thiết thực
hơn nữa, có kế hoạch đào tạo tay nghề cho người dân, xây dựng chính sách
đền bù thỏa đáng hơn.

2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Để tiến lên một nền kinh tế - xã hội hiện đại và phát triển, tránh khỏi
nguy cơ tụt hậu thì CNH - HĐH đất nước là quy luật phổ biến và con đường
tất yếu mà mọi quốc gia đều phải thực hiện. Ở Việt Nam trong thời kì quá độ
lên CNXH thì Đảng ta đã xác định CNH - HĐH là nhiệm vụ trọng tâm và
xuyên suốt, coi đây là chủ trương lớn để đưa nước ta nói chung và nền nông
nghiệp nông thôn nói riêng phát triển. Chính vì vậy mà trong những năm gần
đây quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra hết sức mạnh mẽ và
nhanh chóng. Ngành công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao, gần 43%
trong tổng GDP cả nước. Tuy nhiên, đồng nghĩa với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng
từ đất nông nghiệp sang xây dựng, chuyên dùng cho phát triển khu công
nghiệp, đô thị, giao thông… dẫn tới diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm
mạnh.
Hiện nước ta có 9,42 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa
4,1 triệu ha. Nông dân ước khoảng 60 triệu người (trên tổng số 86 triệu dân),
như vậy bình quân đất canh tác là 480m2/người, chỉ bằng 1/4 của nông dân
Thái Lan. Trước làn sóng công nghiệp hóa, đô thị hoá của thời hội nhập, diện
tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và chắc hẳn số "nông nhàn vĩnh viễn" sẽ
ngày càng đông hơn.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trung bình mỗi hộ nông dân có 1,5 lao
động và mỗi hecta đất thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của 10 lao động. Như
vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở trong 5 năm (2003- 2008) đã tác
động tới đời sống của khoảng 2, 5 triệu nông dân. Tại một số vùng ven đô của
Đồng bằng sông Hồng, trước khi thu hồi đất chỉ có 10% lao động đi làm thuê
thì sau khi thu hồi đất tỷ lệ này là 17%. (Huyền Ngân 2009)

3



Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến
đời sống trước mắt cũng như về lâu dài của một bộ phận đông đảo nông dân
nước ta. Chỉ tính trong 5 năm (2003-2008) đất thu hồi làm dự án đầu tư đã tác
động trực tiếp đến 627.000 hộ gia đình, với khoảng 2,5 triệu người. Điều tra
thực tế cho thấy: 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, chỉ có
13% chuyển nghề mới và có tới 25-30% nông dân không có việc làm, hoặc có
nhưng không ổn định. 53% hộ nông dân bị thu hồi đất thu nhập bị giảm so với
trước, chỉ có 13% là tăng hơn trước. Nhiều địa bàn có tới hàng ngàn lao động
bị mất việc, nhưng chỉ có 10-20 người là đã qua đào tạo nghề mới. Những
năm qua Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho
nông dân vùng dự án, nhưng mỗi năm chỉ giải quyết được khoảng 55.000
người, là "muối bỏ biển" trong tổng số lao động mất việc. (Huyền Ngân,2009)
Tỉnh Hưng Yên, năm 2001, tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh gần
50.000ha, nhưng đến 2007, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn chưa đầy
46.000ha. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tập trung chủ yếu vào một số
huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ và thị xã Hưng Yên. Xã Dương Quang
huyện Mỹ Hào Hưng Yên cũng là một xã có đất nông nghiệp bị thu hồi và
việc làm của người nông dân bị mất đất nông nghiệp còn chưa được quan tâm
đúng mức. Từ đó em quyết định nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số
giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại
xã Dương Quang huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó
tới thu nhập và việc làm của các hộ bị thu hồi đất ở Việt Nam nói chung xã
Dương Quang nói riêng và đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho
những hộ bị thu hồi đất.

4



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
.

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động và

việc làm ở nông thôn.
- Nghiên cứu thực trạng việc làm của các hộ nông dân sau khi bị thu
hồi đất nông nghiệp tại xã Dương Quang.
- Đề ra một số giải pháp góp phần tạo công ăn việc làm và sử dụng hợp
lý lượng lao động, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân bị thu hồi đất.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ mục đích công nghiệp
hoá ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam?
2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến thu nhập và việc
làm của các hộ nông dân xã Dương Quang như thế nào?
3. Thực trang lao động việc làm ở các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp xã
Dương Quang?
4. Các giải pháp để tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân bị mất đất?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp của các hộ tại
xã Dương Quang, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Các hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
trên địa bàn xã Dương Quang.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 10/1/2010 –
20/6/2010.

5



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những
sản phẩm vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Trong quá trình lao động con
người tiếp xúc với tự nhiên, có công cụ sản xuất và nắm được kỹ năng lao
động, đã làm thay đổi mọi giới và đối tượng lao động cho phù hợp với nhu
cầu của mình.
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và
người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng,
quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất. Vì vậy có vị trí quan trọng
trong đời sống, xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Trong khái niệm lao động, nó còn liên quan đến một số khái niệm khác.
Khái niệm về sức lao động Các Mác viết "Sức lao động hay năng lực lao động
là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh thần tồn tại trong mọtt cơ thể,
trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi
sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". Như thế sức lao động là yếu tố tích
cực nhất, hoạt động nhất của con người. Khi sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đó, con người phải tiêu hao một sức lao động nhất định và sản xuất ra
một giá trị sự dụng nào đó, đó chính là hoạt động có mục đích của con người.
Khái niệm về việc làm có liên quan chặt chẽ với khái niệm lao động
song chúng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm thể hiện mối quan hệ của
con người với những chỗ việc làm cụ thể, là những giới hạn cần thiết trong đó
diễn ra quá trình lao động. Về góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương
quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố
vật chất trong quá trình sản xuất. ở nước ta, Bộ luật lao động cũng đã nêu ra


6


khái niệm việc làm như sau: ''Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Như vậy, để có việc làm
không nhất thiết chỉ có vào cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước mà có thể làm
trong mọi doanh nghiệp, cơ quan thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc do chính
bản thân người lao động tạo ra để có thu nhập.
2.1.1.2 Khái niệm về năng suất lao động, cường độ lao động và thời gian lao động
* Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói
lên hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một thời gian nhất
định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian, hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm.
Năng suất lao động cá thể là sức sản xuất của một lao động cụ thể. Nó
được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra của một lao động trong một đơn
vị thời gian hoặc bằng thời gian hao phí của một lao động cụ thể sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động bình quân là sức sản xuất bình quân một lao động
trong một đơn vị thời gian nhất định.
Tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất
lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động,
một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có
sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
* Cường độ lao động là mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng
một thời gian, mức chi phí năng lượng cơ bắp, trí não, thần kinh của con
người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao, Các Mác gọi cường độ lao
động là "khối lượng lao động bị ép vào trong một thời gian nhất định" hay
còn gọi là "những số lượng lao động khác nhau bị tiêu phí trong cùng một

thời gian".

7


Tăng cường độ lao động có nghĩa là tăng thêm chi phí lao động trong
một đơn vị thời gian, nâng cao độ khẩn trương của lao động cho của cải vật
chất sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm tương ứng.
* Thời gian lao động là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm, để biểu hiện năng suất lao động, giảm chi phí thời gian lao động trong
sản xuất một đơn vị sản phẩm dẫn tới tăng năng suất lao động. Vì vậy, sử
dụng thời gian lao động là vấn đề cốt lõi sử dụng lao động và là nội dung cơ
bản của vấn đề tổ chức lao động khoa học.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian làm việc cần thiết của
xã hội để sản xuất một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường với
trình độ kỹ thuật trung bình. Do vậy, căn cứ vào thời gian lao động xã hội để
tính giá trị của hàng hoá và từ đó đem trao đổi trên thị trường.
2.1.1.3 Khái niệm về nguồn lao động
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận của dân số
trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao
động. Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước rất khác nhau tuỳ
theo yêu cầu của trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, ở Việt
Nam theo quy định của Bộ luật lao động, dân số trong độ tuổi lao động là
những người từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam va từ đủ 15 đến 55 tuổi đối với
nữ thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng
đang tích cực tìm việc làm. Về chất lượng nguồn lao động là trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ và phẩm chất của người lao động. Về
số lượng, đó là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có
thể huy động được của họ.
Như vậy theo khái niệm nguồn lao động thì trẻ em đang đi học, các thế hệ

tương lai phản ánh nguồn nhân lực không tính vào nguồn lao động. Theo khái
niệm mở rộng dùng trong thống kê lao động còn gồm những người ngoài độ
tuổi lao động (lao động cao tuổi) thực tế đang làm việc trong các ngành kinh tế.

8


2.1.1.4 Khái niệm về thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng của những người có khả năng lao động, có
nhu cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm việc
hoặc đang chờ đợi làm việc trở lại. theo khái niệm dùng trong thống kê lao
động và việc làm ở Việt Nam thì người thất nghiệp là những người đủ 15 tuổi
trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra
không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Khi đánh giá về tình trạng thất
nghiệp, người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ này tính bằng
phần trăm của số người thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế (lực
lượng lao động). Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu tới cả tình
hình kinh tế xã hội. Chính vì thế, các quốc gia phải thường xuyên đưa ra
những chính sách, biện pháp để giải quuyết vấn đề này.
2.1.2. Một số vấn đề về nguồn lao động và việc làm
2.1.2.1 Vai trò của nguồn lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, nguồn lao động luôn có vai trò quan
trọng và được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Nguồn lao động là lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Có
thể nói nguồn lao động là nhân tố trung tâm, giữ vai trò quyết định đối với sự
phát triển của nền kinh tế và đồng thời là mục đích của quá trình phát triển
kinh tế xã hội.
- Nguồn lao động là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình phát triển con người luôn hướng tới
cái tốt đẹp, hoàn thiện khả năng lao động sáng tạo của mình để tạo ra sản

phẩm phù hợp. Khả năng mới, trình độ kỹ thuật lại tác động trở lại nâng cao
nhu cầu của con người sáng tạo. Cứ như vậy qua quá trình lao động, con
người và tư liệu lao động tác động lẫn nhau đưa xã hội phát triển từ thấp tới
cao. Hơn nữa con người luôn có ý thức vươn lên làm chủ trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội. Như vậy, con người thông qua quá trình lao động là chủ

9


thể sáng tạo, hoàn thiện quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Nguồn lao động là mục đích của sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt
động sản xuất suy cho cùng đều phục vụ nhu cầu của con người. Nhu cầu của
con người là nhân tố kích thích sản xuất, là "Đơn đặt hàng của xã hội đối với
sản xuất". Nền kinh tế tư bản coi con người là thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa coi sự phát triển tiến
bộ của con người là nhân tố hàng đầu. Vì vậy, Đảng đã khẳng định: "Phát huy
yếu tố con người là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động".
- Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu, năng động và quyết định sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Trong quá trình lao động đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người được
đặt trong một hệ thống lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi con người luôn tìm
tòi, suy nghĩ, sáng tạo, không chỉ sáng chế ra những tư liệu lao động có năng
suất cao mà còn kết hợp tư liệu lao động với đối tượng lao động, nhằm tạo ra
sản phẩm theo mục đích đã định.
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động
- Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động
+ Dân số: được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động. Các
yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số hiện nay là: phong tục,
tập quán từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính
sách của từng nước về vấn đề khuyến khích và hạn chế sinh đẻ.

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ % của dân só trong độ tuổi lao động
tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính quy mô
của dự trữ lao động trong nền kinh tế quốc dân và có vai trò quan trọng trong
thống kê thất nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động

10


+ Giáo dục và đào tạo: được coi là một dạng quan trọng nhất của sự
phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Kết quả của
giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, thúc đẩy nhanh quá
trình đổi mới công nghệ. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động
của nó qua việc nâng cao năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ nâng cao
trình độ và tích luỹ kiến thức.
+ Sức khoẻ: làm tăng chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai.
Người lao động có sức khoẻ tốt sẽ đạt được năng suất lao động cao và có
nhiều khả năng sáng tạo trong sản xuất. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức
khoẻ làm tăng số lượng lao động bằng việc kéo dài độ tuổi lao động.
2.1.2.3 Đặc điểm của lao động, việc làm ở nông thôn
Các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, khu vực
kinh tế nông thôn có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, cấu trúc dân só
trẻ, dẫn đến lực lượng lao động tăng với tốc độ cao hàng năm. Vì vậy khả
năng tạo ra việc làm của nền kinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của
lao động nông thôn. ở Việt Nam, số việc làm hàng năm chỉ đáp ứng được
dưới 60% nhu cầu.
Lao động nông thôn ít chuyên sâu, trình độ thấp hơn so với lao động
công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều loại công việc mang tính

chất khác nhau, một lao động có thể làm được nhiều việc và một việc cũng có
thể do nhiều lao động đảm nhiệm. Hơn nữa, phần lớn lao động trong nông
nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất bằng kinh nghiệm là
chính, nguồn lao động chất xám khong nhiều và lại phân bố không đều. Vì thế
làm cho hiệu quả lao động thấp, khó khăn cho việc đưa khoa học kỹ thuật vào
tróng sản xuất nông nghiệp.
Lao động nông thôn mang tính thời vụ: Sản xuất nông nghiệp luôn chịu
tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điều kiện tự
nhiên cụ thể của từng vùng , tiểu vùng. Quá trình sản xuất nông nghiệp mang

11


tính thời vụ cao, cho nên có thời kỳ cần ít lao động song có những thời kỳ lại
cần rất nhiều lao động. Do đó khả năng thu hút lao động trong nông nghiệp,
nông thôn là không đều và khác nhau trong từng giai đoạn sản xuất. Đối với
ngành trồng trọt thì việc làm chỉ chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu
hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó là thời kỳ nông nhàn trong nông thôn.
Thời kỳ nông nhàn một bộ phận lao động trong nông thôn thường chuyển
sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc sang các địa phương khác hành
nghề để tăng thu nhập. Tình trạng thời gian nông nhàn và thu nhập thấp trong
sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây lên hiện tượng di chuyển
lao động nông thôn từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị.
Lao động trong nông thôn có việc làm không ổn định và rất đa dạng:
Hoạt động nông nghiệp diễn ra trong phạm vi không gian rộng lớn và luôn
phụ thuộc vào các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ
sản xuất. Bởi vậy, rủi ro có thể xảy ra với họ bất cứ lúc nào. Do đó, công việc
của người lao động không ổn định và rất bấp bênh, có lúc thừa việc song có
lúc thiếu vệc làm.
Việc làm trong nông nghiệp nông thôn thường là những công việc giản

đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.Vì
vậy, khả năng thu dụng lao động rất cao, nhưng sản phẩm làm ra chất lượng
thấp và mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình
quân của lao động nông thôn nói chung không cao, tỷ lệ nghèo đói ở nông
thôn cao hơn so với khu vực đô thị. ở nông thôn, có một số lớn công việc tại
nhà không ổn định thời gian như: trông nhà, nọi trợ, trông con cháu ...., có tác
dụng hỗ trợ tích cực tăng thu nhập cho gia đình. Đã có những nghiên cứu
thống kê cho thấy 1/3 quỹ thời gian của lao động làm các việc phụ mang tính
hỗ trợ cho kinh tế gia đình. Thực chát đây cũng là việc làm có khả năng tăng
thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động.
Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém

12


phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền
thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất và không được
pháp chế hoá. Vì vậy, giá trị công lao động thường được đánh giá theo thoả
thuận dân sự, trực tiếp, việc thanh toán kết hợp cả giá trị và hiện vật. Quan hệ
thuê mướn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, vừa kết hợp làm thêm
chuyên nghiệp, vừa theo thời vụ, lao động thủ công cơ bắp là chính. Một số
nơi do chưa phát triển được ngành nghề, dẫn tới dư thừa lao động, nhất là vào
thời vụ nông nhàn, người lao động phải đi làm thuê ở vùng khác, xã khác
hoặc ra thành phố để tìm việc làm.
Các đặc điểm trên có ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương, chính sách và
định hướng tạo việc làm ở nông thôn. Nếu có cơ chế phù hợp, mở rộng và
phát triển các biện pháp tạo việc làm thích hợp sẽ góp phần giải quyết tốt
quan hệ dân số việc làm.
2.1.3 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tặng vật vô cùng quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con

người, là nguồn tài nguyên không tái tạo được trong nhóm tài nguyên hạn chế
của mỗi quốc gia. Đất đai là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội và
quốc phòng an ninh, là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lao động nói chung và
trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Hơn nữa, trong NN đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó
vừa là đối tượng sản xuất vừa là công cụ sản xuất. Thông qua đất đai con
người có thể tạo ra của cải vật chất, do đó nó được coi là công cụ sản xuất.
Con người cùng với các công cụ lao động khác tác động vào đất nhằm làm ra
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình, do đó nó được coi là đối tượng sản
xuất. Nhận thấy tầm quan trọng đó Mác đã khái quát rằng: “Đất là cha, sức
lao động là mẹ sản sinh ra mọi của cải vật chất”.

13


2.1.4 Thu hồi đất và quá trình phát triển kinh tế xã hội
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, cho nên nền kinh tế nước ta cũng cần có sự chuyển biến cho phù hợp với
xu thế phát triển chung của toàn cầu. Đó là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp,
dịch vụ, giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Với yêu cầu đó thì CNH - HĐH là một xu hướng tất yếu của mọi quốc gia. Ở
Việt Nam, với chủ trương đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát
triển theo hướng hiện đại. Để công nghiệp hóa thì chúng ta buộc phải công
nghiệp và đô thị hóa. Do vậy phải lấy một phần quỹ đất từ nguồn đất nông
nghiệp. Việc thu hồi đất phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước cũng
đóng một vai trò hết sức to lớn. Nó không chỉ tác động tích cực đến chỗ ở,
đến việc làm của người nông dân mà còn tác động rất lớn và sâu sắc đến thu
nhập cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ.
Thứ nhất, CNH - ĐTH sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương,
tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động. Sau khi thu hồi đất nông

nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành
nghề theo hướng tăng lên số lượng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ,
giảm dần số lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Các lao động có cơ hội vào làm việc tại các khu công nghiệp với mức
lương cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp, từ đó mức sống của người
dân sẽ được cải thiện một các đáng kể.
Việc thu hồi đất sản xuất tạo cho người dân có một khoản thu nhập khá
lớn có thể mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở. Người dân có điều kiện mua
sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tạo cơ
sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống. Các gia đình
cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con
cái trong việc học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn
định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường

14


của Nhà nước.
Cũng từ việc thu hồi đất mà các hộ có điều kiện để trang bị cho gia
đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như phương tiện
đi lại, giường, tủ, máy điều hòa…Trước mắt đời sống của các hộ nông dân
được nâng lên một cách đáng kể. Tất nhiên, cũng không tránh khỏi có một số
trường hợp thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán
trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường thì không đầu tư vào những điều
đã nói ở trên, mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút… và vì
vậy chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã hết, họ trở thành trắng tay, không
nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi
thường là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay thế
cho nghề nghiệp cũ.
Như vậy, vấn đề thu hồi đất nông nghiệp đóng một vai trò to lớn đến

việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Không chỉ thúc đẩy kinh
tế phát triển theo hướng công nghiệp mà nó còn là nhân tố tích cực tác động
tới các vấn đề xã hội như y tế, giáo dục... Vấn đề đặt ra là chúng ta cần đưa ra
những quy hoạch và kế hoạch cụ thể để quá trình này diễn ra theo đúng
hướng của nó và thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã
hội của vùng, địa phương có đất bị thu hồi.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp ở một số nước
* Nhật Bản:
Việc chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang xây dựng KCN của Nhật Bản
diễn ra mạnh mẽ sau năm 1945, khi mà chính phủ Nhật chủ trương CNH
nông thôn. Bên cạnh những khoản đền bù cho nông dân có ruộng rơi vào khu
chuyển đổi, chính phủ còn đẩy mạnh CN nông thôn bằng cách khuyến khích
phát triển xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ cùng với những cơ sở CN gia đình. Ở
những xí nghiệp này nông dân không cần đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao chỉ cần

15


đào tạo trong một thời gian ngắn là đủ đảm nhận công việc. Ngoài ra ngành
nghề TTCN cũng được khuyến khích phát triển. Năm 70, Nhật Bản có phong
trào “ mỗi làng một sản phẩm”, nhằm khai thác ngành nghề truyền thống
nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu. Từ đó nâng cao thu nhập cho
người dân, giải quyết lao động dư thừa, hạn chế tệ nạn xã hội…góp phần làm
thay đổi bộ mặt của nông thôn Nhật Bản. (Nguyễn Thị Kim Phượng, 2008)
* Thái Lan:
Thái Lan là một nước ở Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển nông nghiệp: điều kiện tự nhiên, diện tích canh tác bình quân đầu
người cao. Những năm 50, 60, Thái Lan thực hiện CNH tập trung vào đô thị
nhưng không hiệu quả, nông nghiệp bị trì trệ. Sau đó Thái Lan đã kịp thời

chuyển hướng, tiến hành CNH cả ở đô thị và nông thôn theo hướng xuất
khẩu. Quá trình CNH nông thôn cũng đồng thời với chuyển đổi đất đai. Đất
nông nghiệp bị cắt sang các loại đất khác nên cũng bị giảm diện tích. Để đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước, Thái Lan vừa chủ trương mở mang xây dựng
KCN, vừa tập trung vào phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá xuất khẩu,
phát triển ngành nghề dịch vụ và TTCN, CN nông thôn. Từ đó đã đưa nước
này xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Bên cạnh sản xuất lúa hàng hoá, Thái
Lan còn chú trọng phát triển cây CN ngắn ngày, tiêu biểu là cây mía nguyên
liệu. Diện tích mía nguyên liệu được cơ giới hoá 100%, chuyển giao và ứng
dụng trong khâu chế biến. Máy móc trong nông nghiệp tăng nhanh, chi phí
lao động giảm, năng suất lao động cao.
Ngoài những chủ trương trên, Thái Lan còn quan tâm đến hỗ trợ, cung
cấp tín dụng, bồi dưỡng tay nghề, đào tạo cho công nhân, tạo hợp đồng giữa
CN và nông nghiệp. Nhờ vậy mà nông nghiệp Thái Lan mặc dù giảm về diện
tích nhưng lại phát triển về chiều sâu, nên năng suất và sản lượng đều cao. Tất
cả những đường lối đúng đắn trong CNH đó đã làm cho khoảng cách nông
thôn và thành phố Thái Lan thu hẹp đáng kể. (Nguyễn Thị Kim Phượng, 2008)

16


* Trung Quốc
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, tiến trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã
đạt được những thành tựu nổi bật, nhất là kể từ sau năm 1992 - thời điểm mà
thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa được thiết lập.
Mặc dù tiến trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ từ
khi cải cách mở cửa đến nay, nhưng so với các nước phát triển, tỷ lệ đô thị
hóa ở Trung Quốc vẫn đang ở mức thấp. Thống kê cho thấy: "năm 2005, tỷ lệ
đô thị hóa trung bình của thế giới đạt 48,8%, đối với các nước phát triển, tỷ lệ
này đã vượt trên 75%, ngoài một số nước kém phát triển ở châu Á và châu

Phi, tỷ lệ đô thị hóa trung bình ở các quốc gia đang phát triển khác cũng cao
hơn Trung Quốc gần 20%". Tốc độ đô thị hóa chậm đang trở thành nhân tố
kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội khá
giả toàn diện của Trung Quốc. Công nghiệp hóa, đô thị hóa là quá trình tất
yếu để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ khiến
nhiều nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên đất bị thu hẹp lại. Tiến trình
đô thị hóa được đẩy mạnh đồng nghĩa với việc nảy sinh mâu thuẫn gay gắt
giữa vấn đề lợi dụng diện tích đất phục vụ cho công tác xây dựng thành phố
và vấn đề bảo vệ diện tích đất canh tác. Đô thị hóa có nghĩa là địa giới hành
chính của thành phố được mở rộng, song ngày càng có nhiều diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi và đưa vào phục vụ cho hoạt động xây dựng, phát triển
của thành phố. Thống kê cho thấy, khi tỷ lệ đô thị hóa nâng lên 1,5% thì nhu
cầu sử dụng đất của thành phố sẽ tăng 1%. Từ năm 1979 đến năm 1997,
Trung Quốc đã thu hồi 18 triệu ha đất nông nghiệp để mở rộng thành phố,
làm đường, xây dựng nhà máy và các khu công nghiệp. Nhưng chỉ từ năm
2000 đến tháng 6-2005, diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thu hồi đã
lên tới 7,3 triệu ha, con số này đã đi ngược lại với nguyên tắc bảo vệ đất canh
tác "lấy đi bao nhiêu, khai hoang bấy nhiêu" mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
(Nguyễn Thành Lợi, 2008)

17


2.2.2 Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp ở Việt Nam
Diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi để phát triển các khu công
nghiệp, đô thị và các công trình công cộng:
Theo tác giả Mai Thành (2009), thì ở Việt Nam, đến ngày 1-1-2008
(hiện trạng năm 2007), diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 24.997.000
ha, trong đó diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng là 21.455.931 ha.
Đối tượng đang sử dụng phần lớn diện tích đất nông nghiệp là các hộ gia

đình, cá nhân (khoảng 58,88%); tiếp đến là tổ chức trong nước (40,26%); tổ
chức, cá nhân nước ngoài chỉ sử dụng 0,1% diện tích đất nông nghiệp đã giao
cho các đối tượng sử dụng. Tổng số diện tích đất trên chia làm 3 loại chính:
đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 9,4 triệu ha), đất lâm nghiệp (14,8 triệu ha)
và đất nuôi trồng thủy sản (728.577 ha).
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nên
việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ. Theo báo cáo không đầy đủ của 49 tỉnh, thành
phố, từ ngày 1-7-2004 đến nay, đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện
hơn 29.000 dự án đầu tư. Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất
nông nghiệp. Hiện có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm
trong các vùng kinh tế trọng điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm.
Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu
hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những
địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai
(19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau
(13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha).
(Mai Thành, 2009)
Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại
16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm
khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là

18


vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông
nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác: dưới 0,5%.
Ở các tỉnh thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đất chỉ chiếm chiếm
tỷ lệ nhỏ trong tổng số đất nông nghiệp của tỉnh nhưng lại tập trung vào một
số huyện, xã ở đồng bằng có mật độ dân số cao và gần các tuyến giao thông

quan trọng. Có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70- 80% diện tích đất
canh tác. Các tỉnh không nằm trong những vùng trọng điểm về phát triển kinh
tế thì diện tích đất bị thu hồi còn tương đối nhỏ.
Đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất:
Đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất:
khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ: khoảng 108 nghìn hộ. Số hộ bị thu hồi
đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ, Thành phố
Hồ Chí Minh: 52.094 hộ...
Năm 1996, cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành như sau: trong
nông, lâm, ngư 82,3%; công nghiệp, xây dựng 6,8%; dịch vụ 10,9%. Năm
2000 thì cơ cấu thay đổi là 79%, 8%, 13% và đến năm 2007 là 68%, 5%,
17%, tức là bình quân mỗi năm lao động nông nghiệp chỉ giảm được trên 1%.
(Huyền Ngân, 2009)
Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp thực
hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi
đất như: Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi
dưỡng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị quyết số
01/2004/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo,
điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm 2004...
Những quy định về giá đất bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào
tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư... đã được tích cực triển khai tới từng
hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất ở. Việc thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng đã tạo điều

19


kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển công nghiệp, dịch vụ cũng như
xây dựng các khu đô thị mới cho người dân địa phương; tạo điều kiện thuận
lợi thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Số lượng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chuyển sang làm
việc ở các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã góp phần đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với định
hướng phát triển của đất nước.
Việc bố trí, sắp xếp nơi ở mới cho các hộ dân bị thu hồi đất đến nơi ở
mới có quy hoạch tổng thể với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại đã góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thu hồi đất để phát triển các
khu công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng:
Quá trình thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và
các công trình công cộng bước đầu đã mang lại những tác động tích cực đến
việc phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng,
nó hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của toàn cầu. Tuy nhiên, một số
những khó khăn, hạn chế trong quá trình thu hồi đất hiện nay đã gây cản trở
đến sự phát triển kinh tế cũng như gây ra sự bất ổn về xã hội ở những địa
phương có đất bị thu hồi. Những hạn chế đó bao gồm:
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều
kiện thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù lại là đất xấu,
cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn.
Như vậy, sau khi thu hồi đất nông nghiệp thì quá trình sản xuất của hộ lại
không được thuận lợi như trước kia
Việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù
hợp với giá thị trường và khu tái định cư. Như vậy, sau khi mất đất nông
nghiệp người dân không những không có việc làm mà số tiền nhận được lại
không nhiều, không đủ để chuyển đổi ngành nghề từ đó gây ra bất ổn trong

20


kinh tế cũng như các hiện tượng xã hội nảy sinh

Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển các khu công
nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả, hoặc phát triển công
nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với
người dân.
Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp
tràn lan là khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng
cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi
thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ
chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi của người dân. Điều này đã gây
ra sự lãng phí về quỹ đất sản xuất, làm cản trở quá trình phát triển kinh tế của
các địa phương.
Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi
đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm
trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến
trong định giá đền bù cho người dân.
Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa
thực sự hiệu quả. Do vậy, lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp ứng
được yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ
nguyên nghề cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ
chuyển sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Theo thống kê có tới
67% số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vẫn giữ nguyên nghề sản xuất
nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm
hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đối với các lao động thuộc ngành phi
nông nghiệp, lao động làm thuê và công nhân thì cơ hội chuyển sang nghề
mới lớn hơn nhiều. Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp (chiếm tới 60%) là đối tượng bị tác động lớn nhất sau
khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới. Có tới

21



53% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất, chỉ có 13% số hộ
có thu nhập tăng hơn trước. Ngoài ra, quá trình tuyển dụng lao động tại các
địa phương nếu không mang lại hiệu quả sẽ tạo ra một lượng lao động dư
thừa lớn khi nông dân bị thu hồi đất. Lượng lao động này sẽ đổ ra các thành
phố lớn để kiếm sống đã tạo ra vô số các vấn đề như lao động, việc làm, tệ
nạn xã hội.. .(Dũng Hiếu, 2007)
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi dưỡng giải phóng mặt bằng tại các địa
phương vừa thiếu, vừa yếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc
mắc của người dân hoặc áp dụng không đúng chính sách, chế độ đền bù, hỗ
trợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ phía
người dân có đất bị thu hồi
Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về
bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị
thu hồi đất.
Từ những khó khăn, hạn chế trong quá trình thu hồi đất đã nêu trên thì
Nhà nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng quan tâm hơn
nữa tới vấn đề thu hồi đất nông nghiệp để quá trình này thật sự mang lại sự
phồn thịnh trong phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế hộ nông
dân nói riêng.

22


PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình
Vị trí địa lý: Dương Quang có đường Quốc lộ 5A, trung tâm xã cách

thủ đô Hà Nội 28 km về phía tây, cách Hải Dương 28 km về phía đông, cách
thị xã Hưng Yên 34 km về phía nam. Vị trí địa lý của xã Dương Quang đã tạo
nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế - văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh
và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Có nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đặc điểm địa hình: Xã nằm về phía bắc tỉnh Hưng Yên, địa hình tương
đối bằng phẳng, đất đai xu thế thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, thuận lợi
trong việc cơ giới hóa, thuỷ lợi hóa phát triển nông nghiệp.
3.1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu và thuỷ văn
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Dương Quang chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết được chia thành hai mua rõ rệt, mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông hanh. Nhiệt độ trung bình là 23,2 oC, lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.600mm. Độ ẩm không khí trung bình là
85%.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Xã Dương Quang với tổng diện tích đất tự nhiên là 774,71 ha được sử dụng
vào ba mục đích khác nhau là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử
dụng.

23


Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm
Đơn vị tính: Ha
2007
Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên
I. Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản
II. Đất phi nông nghiêp
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa
2.5 Đất có mặt nước CD
III. Đất bằng chưa sử dụng

2008

2009

SL
(ha)

CC
(%)

SL
(ha)

CC
(%)

SL

(ha)

774,71
493,31
449,81
448,13
441,53
6,60
1,68
43,50
274,42
78,45
140,99
1,56
4,25
49,17
6,98

100
63,68
58,06
57,84
56,99
0,85
0,22
5,61
35,42
10,12
18,20
0,20

0,55
6,35
00,90

774,71
491,50
448,00
446,32
439,72
6,60
1,68
43,50
276,23
78,57
142,68
1,56
4,25
49,17
6,98

100
63,44
57,83
57,61
56,76
0,85
0,22
5,61
35,66
10,14

18,42
0,20
0,55
6,35
00,90

774,71
464,40
420,90
419,22
412,62
6,60
1,68
43,50
303,33
78,59
169,76
1,56
4,25
49,17
6,98

24

So sánh (%)
CC
(%)

08/07


09/08

BQ

100
100
100
100
59,95
99,63
94,49
97,03
54,33
99,60
93,95
96,73
54,11
99,60
93,93
96,72
53,26
99,60
93,84
96,68
0,85
100
100
100
0,22
100

100
100
5,61
100
100
100
39,15
101,14
121,94
111,05
10,14
100,15
100,03
100,09
21,92
101,20
118,98
109,73
0,20
100
100
100
0,55
100
100
100
6,35
100
100
100

00,90
100
100
100
Nguồn: Ban địa chính xã Dương Quang


Từ bảng 3.1 ta thấy rằng: diện tích đất nông nghiệp năm 2007 là 493,31
ha chiếm 63,68% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2008 là 491,50 ha, năm
2009 giảm xuống còn 464,60 ha chiếm 59,95% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bình quân qua 3 năm đất nông nghiệp giảm 2,97%. Nguyên nhân làm diện
tích đất nông nghiệp giảm đi một phần là do chuyển sang xây dựng khu công
nghiệp, một phần được chuyển sang đất chuyên dùng và chuyển sang đất thổ
cư do quá trình di dân và tách hộ của xã.
Trong diện tích đất nông nghiệp còn lại là 464,40 ha thì có tới 419,22
ha đất trồng cây hàng năm chiếm 54,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong
đó chỉ là diện tích đất trồng lúa, không có diện tích đất trồng cây hàng năm
khác. Bình quân qua 3 năm diện tích đất trồng lúa giảm 3,28%. Diện tích đất
trồng cây lâu năm không đổi qua 3 năm với số lượng là 1,68 ha chiếm 0,22%
tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản cũng không tăng
lên và chỉ chiếm 5,61% tương đương 43,50 ha.
Đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp giảm là sự tăng lên diện
tích đất phi nông nghiệp. Năm 2007 diện tích đất phi nông nghiệp là 274,42
ha chiếm 35,42% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2008 tăng 1,14% tức là
tăng lên 1,81 ha, năm 2009 tăng 21,94% tương ứng với 27,1 ha. Bình quân
qua 3 năm đất phi nông nghiệp tăng 11,05%. Diện tích đất phi nông nghiệp
tăng lên chủ yếu là do xây dựng khu công nghiệp và tăng lên về đất ở, ngoài
ra các loại đất khác như đất nghĩa trang nghĩa địa, tôn giáo tín ngưỡng… có
sự thay đổi không đáng kể. Diện tích đất chuyên dùng năm 2007 là 140,99 ha
chiếm 18,20% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2008 là 142,68 ha và năm

2009 tăng lên 167,76 ha. Mức độ tăng bình quân 3 năm là 9,73%. Đất chưa sử
dụng của xã qua 3 năm không có sự thay đổi với diện tích là 6,98 ha chiếm
0,90% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu đất đai là phù hợp với sự phát triển
kinh tế của vùng nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Song do

25


×