Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Luận án tiến sĩ pháp luật về thi đua khen thưởng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 161 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình do tôi thực hiện nghiên cứu theo sự hướng dẫn khoa
học của GS. TS. Võ Khánh Vinh. Các thông tin, số liệu trong luận án là đáng
tin cậy. Các kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong công trình
nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phùng Ngọc Tấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 6
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................. 15
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI
ĐUA, KHEN THƯỞNG ............................................................................... 19
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của thi đua, khen thưởng........................ 19
2.2. Vai trò và nội dung điều chỉnh của pháp luật về thi đua, khen thưởng .... 26
2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam . 41
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN
THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 50
3.1. Quá trình xây dựng và phát triển pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt
Nam ................................................................................................................. 50
3.2. Pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng............................................ 58
3.3. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ............ 78
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 100


CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY .............................................................................................................. 102
4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng .......................... 102
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ...................... 109
4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng .................. 119
Kết luận chương 4 ......................................................................................... 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Hội đồng Chính phủ

HĐCP

Hội đồng Bộ trưởng

HĐBT

Hội đồng Nhà nước

HĐNN

Tư bản chủ nghĩa


TBCN

Ủy ban hành chính

UBHC

Ủy ban nhân dân

UBND

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UBTVQH

Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa

UBTƯMTDTGPMN
UBTƯMTTQVN
XHCN


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT
Biểu 3.1


Biểu 3.2

Biểu 3.3

Nội dung
Tiếp cận của các đối tượng về Luật thi đua, khen
thưởng
Ý kiến đánh giá về sự tham gia của mọi người vào các

Trang
86
98

phong trào thi đua
Lý do mọi người chưa tham gia vào các phong trào thi
đua

99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến công tác thi đua,
khen thưởng. Nhiều văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng đã được ban
hành nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất,
công tác, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Hiện nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị,
văn bản chỉ đạo về thi đua, khen thưởng, làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước

từng bước hoàn thiện về pháp luật về thi đua, khen thưởng. Trong hệ thống
pháp luật về thi đua, khen thưởng, cùng với Luật thi đua, khen thưởng được
Quốc hội thông qua, còn có các văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội
(UBTVQH), Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của nhà nước ở
trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ban hành.
Các văn bản pháp luật kể trên nhìn chung đã tạo ra khuôn khổ pháp lý
có tính hệ thống, khá hoàn chỉnh cho công tác thi đua, khen thưởng. Tuy
nhiên, cho đến nay, pháp luật về thi đua khen thưởng vẫn chưa hoàn thiện,
còn có những mâu thuẫn, chồng chéo; khá phổ biến là hiện tượng dùng công
văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật để điều chỉnh công tác thi đua,
khen thưởng. Thực tế này, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính thống nhất,
chỉnh thể và vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, nhận
thức về pháp luật thi đua, khen thưởng có những biểu hiện lệch lạc, nặng hình
thức và chạy theo thành tích. Điều đó dẫn tới chỗ thực hiện khen thưởng tràn

1


lan và ngược lại, người xứng đáng được khen thì không khen; hiện tượng
“chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân
chương” như Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X tại
Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra. Các hạn chế trong pháp
luật cũng như thực hiện pháp luật như vậy ít nhiều làm cho ý nghĩa của công
tác thi đua, khen thưởng bị lệch lạc, hình thức, thậm chí bị lợi dụng.
Trên phương diện khoa học, cho đến nay đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó, phải kể đến công
trình nghiên cứu được Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước thực hiện dưới
hình thức báo cáo chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí

Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, tiếp đó, tổ chức Hội thảo khoa học kỷ
niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Tuy
nhiên cho đến nay, chưa công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống
và toàn diện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là góc nhìn pháp lý cần
được bổ khuyết trong nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng.
Xuất phát từ những trình bày trên đây, NCS chọn đề tài: “Pháp luật về
thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu là rất cần
thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công
tác thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở khoa học cho việc kiến nghị các cơ quan
có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước đổi mới toàn diện pháp luật về thi đua,
khen thưởng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác thi đua, khen
thưởng, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng,
luận án kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Để thực hiện mục đích trên đây, nhiệm vụ của luận án là:
- Làm rõ các khía cạnh lý luận xung quanh về pháp luật thi đua,

2


khen thưởng;
- Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thi đua, khen
thưởng để có được các đánh giá thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Xác định quan điểm và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định của pháp luật về thi đua,
khen thưởng.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống các văn bản pháp luật về

thi đua, khen thưởng do các cơ quan nhà nước ban hành, chủ yếu là các văn
bản của các cơ quan nhà nước trung ương.
Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật này tại
một số cơ quan, đơn vị trong những năm gần đây để làm rõ hơn các đánh giá
về tính hoàn chỉnh của pháp luật thi đua khen thưởng hiện hành.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu pháp luật về thi đua, khen thưởng trên cơ sở quán
triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thi đua, chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và về
khen thưởng.
Để nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành
và liên ngành. Luận án chủ yếu được tiếp cận từ góc độ luật hành chính
nhưng cũng tiếp cận từ các góc độ khác: kinh tế, chính trị, văn hóa...
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể…Cụ thể là:
Chương 1, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương

3


pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Qua thống kê và tổng hợp các công
trình nghiên cứu khoa học về những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án,
tác giả phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó
và đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu.
Chương 2, luận án sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh
để đưa ra định nghĩa pháp luật về thi đua, khen thưởng và những nội dung cơ
bản khác liên quan mật thiết đến pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Chương 3, để nghiên cứu các vấn đề lịch sử pháp luật, tác giả chủ yếu
sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, phương pháp
tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh để đánh giá quá
trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng
ở Việt Nam.
Khi phân tích, đánh giá pháp luật về thi đua, khen thưởng qua văn bản
và thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng, luận án sử dụng phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, hệ thống và phương pháp điều tra xã hội học để
đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng tổ chức
thực hiện pháp luật, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân cần
khắc phục.
Tại Chương 4, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
hệ thống, so sánh và lịch sử để xác định quan điểm hoàn thiện pháp luật thi
đua, khen thưởng.
Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống,
luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án đã hệ thống hóa, bổ sung những vấn đề lý luận về thi

4


đua, khen thưởng nhằm đề xuất nhận thức lý luận về vấn đề này một cách
toàn diện, đầy đủ và đúng đắn.
Hai là, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật
về thi đua, khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những
ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó, kiến nghị
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Với những kết quả đạt được, luận án trực tiếp góp phần trong việc tiếp
tục bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm lý luận về thi đua, khen thưởng.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
tin cậy đối với các cán bộ, công chức, viên chức đang trực tiếp tham gia vào
quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Kết quả nghiên cứu đề tài còn cung cấp luận cứ khoa học cho việc sửa
đổi, bổ sung toàn diện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho các
hoạt động nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến vấn đề thi đua, khen thưởng.
7. Kết cấu, bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án có cơ cấu như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Chương 3. Thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam
hiện nay
Chương 4. Quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về thi
đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về thi đua - khen thưởng
Thi đua, khen thưởng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã trở
thành nguyên tắc hiến định. Trên thực tế, công tác này đã được nghiên cứu với
số lượng khá đồ sộ. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau:
+ Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, của PGS.TS Nguyễn Viết
Vượng, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2006. Cuốn sách trình bày, phân tích khá
kỹ về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
thi đua; phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua; nêu định hướng
và các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua.
+ Sách “Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen
thưởng”, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008. Cuốn sách này đã phân tích
khá kỹ những vấn đề lý luận, quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua yêu nước và công tác
thi đua, khen thưởng. Nội dung của cuốn sách đưa ra cách tiếp cận tổng quát
khi nghiên cứu về thi đua, khen thưởng, có thể tham khảo để nghiên cứu phát
triển làm phong phú thêm lý luận về thi đua, khen thưởng.
+ Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết và
hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, đặc
biệt là công tác lãnh đạo của người.
+ Sách tham khảo: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

6


những chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua,
khen thưởng” của PGS. TS Nguyễn Thế Thắng, năm 2009. Cuốn sách phân
tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Những vấn đề lý luận chung
về thi đua, khen thưởng”, năm 2012 do PGS. TS Nguyễn Thế Thắng làm chủ
nhiệm. Đề tài trình bày, phân tích một số quan điểm và khái niệm cơ bản
trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; phân tích vai trò của Đảng, Nhà nước,
Mặt trận tổ quốc đối với công tác thi đua, khen thưởng; phân tích vị trí, vai

trò, ý nghĩa của việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen
thưởng và sự cần thiết phải đổi mới công tác thi đua, khen thưởng hiện nay.
+ Các sách tham khảo khác như: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác
thi đua, khen thưởng”, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
trong sự nghiệp đổi mới hôm nay”, “Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về thi đua, khen thưởng”...
+ Các công trình nghiên cứu khác đã đưa ra những yêu cầu chung và đề
cập đến sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đó là:
“Một số giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” của TS. Trần Hữu
Nam, đăng trên Tạp chí Nhà nước số 178/11/2010; “Những hạn chế trong
quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng hiện nay” của tác giả Văn Tất Thu,
đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 36/2010; “Nâng cao chất lượng công
tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trường Ninh,
đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 136/2011; “Đảm bảo tính thống
nhất trong quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng”, của tác giả Dương
Nguyễn Duy Thành, đăng trên Tạp chí Thanh tra số 66/2013...; Bài viết
“Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ,

7


khen thưởng đối với cán bộ khoa học xã hội và giải pháp khắc phục” của TS.
Trần Anh Tuấn, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 38/2011; “Công tác
thi đua, khen thưởng từ góc nhìn cải cách hành chính nhà nước” của TS.
Nguyễn Hữu Nam, đăng trên Tạp chí Nhà nước số 180/2011, v.v.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan trực diện
đến pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Đây là nhóm có số lượng công trình nghiên cứu nhiều nhất, bao gồm
một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo và nhiều bài viết

của các tác giả bàn về thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về thi đua, khen thưởng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tạp chí
Tổ chức Nhà nước, Tạp chí Thi đua, khen thưởng, trên trang thông tin điện tử
của thi đua, khen thưởng trung ương ()...
Trong số các công trình nghiên cứu trên đây, có một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như sau:
+ Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về thi đua, yêu nước
trong xây dựng và hoàn thiện pháp Luật thi đua, khen thưởng” của Trương
Quốc Bảo, sách do Nhà xuất bản chính trị quốc gia - ấn hành, năm 2010. Nội
dung cuốn sách đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận của việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về thi đua, khen thưởng; trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng và giải
pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là cuốn sách có cách tiếp cận
khá mở khi phản ánh thực trạng thể chế hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua
yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Qua
dẫn chứng các quy định cụ thể, nội dung cuốn sách đã đưa ra được bức tranh
khá đầy đủ pháp luật về thi đua, khen thưởng và những vấn đề được toàn xã hội

8


quan tâm và yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với công tác thi đua, khen
thưởng. Có thể nói đây là cuốn cẩm nang cho những ai quan tâm đến công tác
thi đua, khen thưởng và nghiên cứu pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi
mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”, năm 2013 do Thứ trưởng
Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà làm
chủ nhiệm - Viện khoa học tổ chức Nhà nước là cơ quan chủ trì. Đối tượng

nghiên cứu lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài là lịch sử công tác khen thưởng từ thời kỳ phong kiến và
công tác thi đua, khen thưởng từ khi thành lập nước cho đến nay, nghiên cứu
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, quy định của
Đảng, Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu
chế độ chính sách khen thưởng của một số nước trên thế giới như: Pháp, Bỉ,
Nga, Nhật, Australia, Trung Quốc để rút ra những bài học vận dụng vào điều
kiện thực tiễn của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài được các tác giả
phân tích, đánh giá khá rõ thực trạng công tác thi đua, khen thưởng và quy định
của pháp luật về thi đua, khen thưởng, tổ chức làm công tác thi đua, khen
thưởng ở Việt nam hiện nay. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài gắn liền với
chức năng và nhiệm vụ của ngành thi đua - khen thưởng nên kết quả nghiên
cứu được hướng đến việc ứng dụng vào việc sửa đổi, bổ sung Luật thi đua,
khen thưởng. Vì vậy, đề tài đã nghiên cứu khá cụ thể các giải pháp hoàn thiện
các quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Quy định của pháp luật về thi
đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng”, năm 2010
do PGS. TS Nguyễn Minh Mẫn làm chủ nhiệm. Đối tượng nghiên cứu là quy
định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua,
khen thưởng. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là các văn bản quy định về thi

9


đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng do các cơ
quan của Đảng, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, người đứng
đầu Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ… ban hành từ sau ngày 02/9/1945 đến nay. Đề tài
cũng nghiên cứu một số văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng
và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng do một số bộ, cơ quan ở trung

ương, địa phương, các văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ban hành. Kết quả nghiên
cứu của đề tài được các tác giả phân tích, đánh giá khá kỹ thực trạng các quy
định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua,
khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những ưu điểm,
nhược điểm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức
làm công tác thi đua, khen thưởng; từ đó Đề tài đưa ra các kiến nghị về quan
điểm, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ
chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Lịch sử thi đua, khen
thưởng”, năm 2010 do TS. Trần Hữu Nam làm chủ nhiệm. Ngoài việc đi sâu
phân tích một số vấn đề về lý luận thi đua, khen thưởng, các tác giả đã tập
trung phân tích lịch sử hình thành và phát triển thi đua, khen thưởng Việt
Nam qua các giai đoạn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được bức
tranh khá đầy đủ pháp luật về thi đua, khen thưởng các chế độ phong kiến
Việt nam; pháp luật về thi đua, khen thưởng từ khi thành lập nước, năm 1945
đến nay. Tài liệu sẽ là nguồn tài liệu rất hữu ích cho việc tham khảo, nghiên
cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sẽ hoàn thiện hơn nếu
đề tài đi sâu phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng; từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

10


về thi đua, khen thưởng.
+ Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp Luật thi đua, khen thưởng ở Việt
Nam” của tác giả Đỗ Thúy Phượng, năm 2010. Luận văn đi sâu nghiên cứu
những quy định của Luật thi đua, khen thưởng, các văn bản quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng; phân tích, đánh giá công tác

thi đua, khen thưởng trong những năm gần đây, những kết quả đã đạt được,
cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và triển khai thực
hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay. Kết quả quan
trọng mà luận văn đạt được đó là tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và đánh giá khái quát pháp Luật về thi
đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay, trong đó đã đánh giá, phân tích ưu
điểm, hạn chế trong các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó đề
xuất quan điểm, các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen
thưởng ở Việt Nam hiện nay.
+ Luận văn: “Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác
thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” năm 2007 của Nguyễn Hữu Đoạt.
Luận văn chủ yếu tập trung phân tích hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về thi đua, khen thưởng. Những kết quả nghiên cứu bước đầu của luận
văn đã phản ánh khá kỹ thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
về thi đua, khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những
ưu điểm, nhược điểm của hệ thống các văn bản quy phạm pháp Luật thi đua,
khen thưởng ở Việt nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung chưa được phân tích thấu
đáo, chưa xác định được rõ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
các cấp trong việc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi
đua, khen thưởng, đặc biệt là chưa phân tích thấu đáo vị trí, vai trò của hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong việc bảo
đảm thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

11


+ Luận văn “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công tác thi đua,
khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” của Phùng Ngọc Tấn, năm 2012. Kết quả
mà luận văn đạt được đó là phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp
luật về thi đua, khen thưởng; những hạn chế trong các quy định và thực hiện

pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó Luận văn đã đưa ra kiến nghị quan
điểm, các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về thi đua,
khen thưởng ở Việt Nam hiện nay.
+ Tài liệu “Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác
thi đua, khen thưởng của đoàn cán bộ Ban thi đua, khen thưởng trung ương
tại Cộng hòa Liên Bang Nga”, năm 2009 của Phó trưởng Ban Ngô Văn Lai.
Tài liệu “Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác thi đua,
khen thưởng của đoàn cán bộ Ban thi đua - khen thưởng trung ương tại Cộng
hòa Pháp”, năm 2010 của Trưởng Ban Trần Thị Hà. Tài liệu báo cáo này
phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về khen thưởng của
Liên Bang Nga, Cộng hòa Pháp; trong đó có đề cập đến các hình thức khen
thưởng, chính sách khen thưởng; quy trình xem xét, đề nghị khen thưởng; tổ
chức bộ máy khen thưởng. Nội dung tài liệu rất có giá trị tham khảo, nghiên
cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua và tổ chức làm công tác
thi đua, khen thưởng.
+ Tài liệu “Báo cáo tình hình 08 năm thực hiện Luật thi đua, khen
thưởng, các giải pháp khắc phục và định hướng công tác thi đua, khen
thưởng trong thời gian tới”, năm 2012 của Bộ Nội vụ. Báo cáo này phân tích,
đánh giá 08 năm triển khai thực hiện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.
Báo cáo đi sâu phân tích và đánh giá khá kỹ thực trạng tổ chức quán triệt Luật
thi đua, khen thưởng; công tác ban hành văn bản thực hiện Luật thi đua, khen
thưởng; công tác tổ chức thực hiện phong trào thi đua và thực hiện chính sách
khen thưởng; tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng. Nội dung tài

12


liệu báo cáo này rất có giá trị tham khảo, nghiên cứu hoàn thiện các quy định
của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi

đua, yêu nước”, năm 2008 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Kỷ
yếu hội thảo khoa học “Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước theo tư
tưởng Hồ Chí minh trong giai đoạn hiện nay”, năm 2013 của Ban Tuyên giáo
Trung ương - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Tài liệu kỷ yếu hội thảo
khoa học này tập trung rất nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong
trào thi đua yêu nước; Bác Hồ với công tác thi đua, khen thưởng; Đẩy mạnh thi
đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Vai trò của người đứng đầu trong tổ
chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước; Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua
yêu nước trong xây dựng con người mới thời kỳ hội nhập quốc tế... Tuy nhiên,
các bài viết chủ yếu tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, thi
đua yêu nước, từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
và công tác khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chưa có bài viết nào đi
sâu nghiên cứu gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước với việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí khoa học,
trang tin điện tử đề cập đến pháp luật về thi đua, khen thưởng, như: Bài viết
“Đổi mới toàn diện công tác thi đua, khen thưởng trước tiên phải đổi mới từ
pháp luật” của tác giả Đào Duy Nhâm, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen
thưởng số 139/2011. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng quy định của
pháp luật về thi đua, khen thưởng vẫn còn nhiều nội dung không phù hợp,
không tạo cơ sở để động viên, khích lệ đông đảo quần chúng nhân dân tham
gia vào các phong trào thi đua yêu nước. Bài viết: “Xây dựng môi trường thi
đua và phát triển môi trường thi đua” của tác giả Ngọc Bách - Bích Thủy,
đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 137/2011. Bài viết Phân tích tác

13


động của các yếu tố môi trường thi đua làm ảnh hưởng đến kết quả tổ chức,
thực hiện phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Bài viết:

“Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện
nay” của tác giả Trường Ninh, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số
136/2011. Bài viết đề cập cơ sở pháp lý đảm bảo quyền bình đẳng, công bằng,
công khai, minh bạch trong thi đua, khen thưởng. Bài viết: “Khắc phục tình
trạng thi đua, khen thưởng tràn lan” của tác giả Quỳnh Trang, đăng trên Tạp
chí Thanh tra (3/2013). Bài viết bàn về các giải pháp khắc phục khen thưởng
trùng lắp, chồng chéo, tràn lan. Bài viết: “Giải pháp hoàn thiện pháp luật và
bảo đảm thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng” của tác giả Phùng
Ngọc Tấn, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 306 (10/2013). Bài
viết bàn về các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về thi
đua, khen thưởng. Bài viết: “Kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng
của một số quốc gia” của tác giả Nguyễn Khắc Hà, đăng trên Tạp chí Tổ chức
Nhà nước số 11/2012. Bài viết bàn về pháp luật khen thưởng ở các nước trên
thế giới như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Australia... mang tính gợi mở có
thể tham khảo cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng
ở Việt Nam.
Qua các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy pháp luật về thi đua,
khen thưởng cần phải được tiếp tục đổi mới theo hướng phải tôn trọng các
quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, tôn trọng quyền và nghĩa vụ
của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua; tuân theo các quy
luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt tôn trọng nguyên tắc hiệu quả, thiết thực,
tránh phô trương hình thức, lãng phí. Nhà nước quản lý các hoạt động thi đua,
khen thưởng phải bằng pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân (“cở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen
thưởng trong giai đoạn hiện nay”; “Quy định của pháp luật về thi đua, khen

14


thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng”; “vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
thi đua, khen thưởng”).
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, có thể khẳng định rằng có khá nhiều công trình nghiên
cứu về thi đua, khen thưởng và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Những kết
quả nghiên cứu của các công trình trên đây rất có giá trị và sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo, nghiên cứu của luận án. Nhiều nội dung cụ thể được đề cập đến
trong các công trình trên sẽ được tham khảo để đưa ra quan niệm thống nhất
về thi đua, khen thưởng và xác định các nhu cầu, định hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Từ các công trình nghiên cứu kể trên có liên quan đến pháp luật về thi
đua, khen thưởng, có thể nhận định khái quát về nội dung của các công trình
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các công trình đã nghiên cứu đã đề cập các khái niệm thi đua,
khen thưởng, các đặc điểm và vai trò của thi đua, khen thưởng; đã xác định
tính đa dạng của các hình thức thi đua, khen thưởng; các hoạt động tổ chức
công tác thi đua, khen thưởng; xác định khái niệm, đặc điểm và vai trò của
quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng…
Thứ hai, pháp luật về thi đua, khen thưởng được nhiều nhà nghiên cứu
và quản lý quan tâm kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đã có các
phân tích và đánh giá về công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời nhiều công
trình nghiên cứu cũng đặt vấn đề tăng cường vai trò của thi đua, khen thưởng
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Theo đó, thi đua, khen thưởng cần được đổi mới căn bản theo hướng

15



tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, tôn trọng quyền
và nghĩa vụ của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua; tuân
theo các quy luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt tôn trọng nguyên tắc hiệu
quả, thiết thực, tránh phô trương hình thức, lãng phí. Nhà nước quản lý các
hoạt động thi đua, khen thưởng phải bằng pháp luật. Chính vì vậy, vấn đề thi
đua, khen thưởng không chỉ được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, trong
hệ thống pháp luật của Nhà nước mà còn được các nhà quản lý, các khoa học
nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu từ góc độ pháp
lý. Với những góc nhìn khác nhau và cách tiếp cận nhiều chiều nhưng vẫn có
nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng về vấn đề này.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về thi
đua, khen thưởng tuy đều khẳng định rằng pháp luật thi đua, khen thưởng là
cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua,
khen thưởng và triển khai phát động các phong trào thi đua, thực hiện công
tác khen thưởng. Nói cách khác, pháp luật về thi đua, khen thưởng là cơ sở
pháp lý quan trọng để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Các công trình
nghiên cứu cũng đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hoạt
động thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, chưa có các công trình nghiên cứu một cách
hệ thống vấn đề thi đua, khen thưởng dưới góc độ luật học.
1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Một là, nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ luật học các vấn
đề lý luận về thi đua, khen thưởng liên quan đến các vấn đề khái niệm, đặc
điểm, vai trò, nội dung điều chỉnh, và các yếu tố tác động đến pháp luật về thi
đua, khen thưởng…Đồng thời, nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện
những mặt còn hạn chế, cần phải được xem xét, đánh giá một cách tổng thể,
biện chứng và khách quan hơn. Trên bình diện này đòi hỏi phải nghiên cứu,

16



phân tích toàn diện quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp luật, tổ chức và
hoạt động của các thiết chế nhà nước và các quy định pháp luật, nghiên cứu
hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật...
Hai là, phân tích và đánh giá một cách tổng thể pháp luật về thi đua,
khen thưởng về hình thức, nội dung trên cơ sở xem xét các quy định pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật thi đua, khen thưởng thời gian qua. Trong đó,
rất đáng chú ý là cần xác định những yêu cầu gì đang đặt ra đối với pháp luật
về thi đua, khen thưởng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và hội nhập quốc tế?
Thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay như thế
nào, có những hạn chế gì, nguyên nhân của tình trạng này...
Ba là, đề xuất toàn diện các giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thi
đua, khen thưởng, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp
luật và các công trình nghiên cứu về thi đua, khen thưởng hiện nay.
Kết luận chương 1
Thi đua, khen thưởng là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên
cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dù tiếp cận từ góc độ nào, các công trình
nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề liên quan đến thi đua, khen thưởng đều ít
nhiều đề cập đến pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ thống lý luận về thi đua, khen
thưởng không chỉ có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống lý luận về thi
đua, khen thưởng mà còn có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống lý luận
về pháp luật và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam là vấn đề đã được Đảng và
Nhà nước ta đề ra ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Tuy nhiên, chỉ từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới các nhà quản lý,

17



các nhà khoa học trong nước mới thực sự quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện và có hệ
thống về pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những hạn
chế, bất cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu
đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Với thực trạng tình hình nghiên cứu như trên, nghiên cứu sinh đã
chọn và nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt
Nam hiện nay”.
Nghiên cứu sinh cũng lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với
từng nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của luận án.

18


CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA
PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của thi đua, khen thưởng
2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thi đua
C.Mác - Ph.Ănghen nghiên cứu một cách khoa học về hiện tượng thi
đua, và chỉ ra rằng thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt
động chung và kế hoạch của con người. Sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và
sự nâng cao năng suất lao động. Điều đó cũng có nghĩa rằng thi đua là một
hiện tượng khách quan, là quy luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác
lao động của con người. Ở đây, mọi người tự nguyện tham gia thi đua, không
có sự bắt buộc. Từ đó, thi đua có thể quan niệm là mọi người tự nguyện cùng
nhau đem hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt

nhất trong các hoạt động hay công việc chung của cộng đồng xã hội.
Thi đua khác với cạnh tranh, tuy rằng chúng đều thúc đẩy hoạt động
của con người. Nhưng, cạnh tranh là ý thức và hành động cố gắng mang lại
thế thắng về mình trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Trong kinh tế thị
trường, điều này rất rõ, về tổ chức của mình nhằm trước hết là lợi ích, trong
kinh tế là cố gắng chiếm lĩnh uy tín, thị phần lớn và tất nhiên lợi nhuận lớn
hơn so với các đối tượng khác, do đó trở thành động lực quan trọng thúc đẩy
quá trình cải tiến kỹ thuật, quản lý, tăng hiệu quả...tóm lại là động lực để tiến
lên. Thi đua như trên đã nêu là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực thúc đẩy
lẫn nhau đạt những thành tích tốt nhất trong quá trình thực hiện công việc
chung. Luật thi đua, khen thưởng hiện nay xác định: “Thi đua là hoạt động có
tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt
được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[2, tr.15]. Khái

19


niệm này xét về bản chất thì không khác với quan niệm thi đua nêu trên, nó
chỉ đặt trong bối cảnh cụ thể nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác
thi đua và khen thưởng và thấy ở đây ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội
mới. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra giản dị rằng: “Tưởng lầm rằng thi
đua là một việc khác với những việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày
chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở.
Nay ta thi đua ăn, ở, mặc sao cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa
nay ta vẫn làm ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều
hơn, mọi việc đều thi đua như vậy” [63, tr.658].
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thi đua bao giờ cũng là phong trào thi
đua tập thể của những công nhân, nông dân, trí thức, những người lao động
tự mình làm chủ vận mệnh của mình, không đối kháng về lợi ích cá nhân, tập

thể và xã hội, mọi người mang hết khả năng và nhiệt tình của mình ra để xây
dựng đất nước. Nguyên tắc quan trọng nhất của thi đua là đoàn kết, hợp tác
cùng phát triển, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm; người tiên tiến thân ái giúp
đỡ người chậm tiến để đạt tới sự tiến bộ chung, hoàn toàn không giống với bí
mật, giấu nghề, kìm hãm nhau trong cạnh tranh. Thi đua yêu nước chẳng
những nhằm phát triển kinh tế mà còn nhằm xây dựng con người mới, rèn
luyện nhân cách cao đẹp cho người lao động. Trong quá trình đất nước hội
nhập và phát triển ở nước ta, thi đua vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng cần
phải được đổi mới để phù hợp với tình hình mới.
Dưới chủ nghĩa xã hội, thi đua là sự “đọ sức” thân ái trong lao động và
sáng tạo và các hoạt động khác. Thi đua là một phong trào rộng lớn của quần
chúng, cho nên phong trào ấy sẽ “tạo ra khả năng thu hút thực sự đa số nhân
dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết
năng lực của mình phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một

20


nguồn vô tận”[78, tr.41]. “Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi
đua, mà trái lại lần đầu tiên đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách rộng
rãi, với quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số nhân dân
lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực
của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận,
những tài năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất hàng
nghìn, hàng triệu. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi Chính phủ xã hội chủ
nghĩa đang cầm quyền là phải tổ chức thi đua”[79, tr.35].
Tuy nhiên, trong xã hội tư bản, sự hợp tác và phân công lao động làm
nên sự giàu có và hoa lệ của xã hội nhưng nó lại làm cho công nhân bần cùng
đến mức trở thành cái máy. Lao động dẫn tới sự tích luỹ tư bản và do đó dẫn
tới sự phồn vinh ngày càng tăng của xã hội nhưng nó lại làm cho công nhân

ngày càng phụ thuộc vào nhà tư bản, đặt công nhân vào sự cạnh tranh ngày
càng mạnh, đẩy công nhân vào tình cảnh nghèo khổ, khốn cùng, do vậy
không thể có thi đua trong xã hội tư bản.
Bản chất của thi đua yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh không dung
chứa kiểu tổ chức phong trào thi đua chỉ mang tính hình thức, “đầu voi đuôi
chuột”, hoặc thi đua theo kiểu ganh đua, “Thi đua không phải là tranh đua”.
Bản chất của thi đua yêu nước đòi hỏi mọi người đều phải ra sức thi đua, nêu
cao tinh thần yêu nước để làm tốt hơn các công việc yêu nước, không loại trừ
một ai. Chính vì vậy, để phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng và có
hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người “tuỳ theo sức của mình”
mà góp phần thiết thực cho cách mạng. Người chỉ rõ các cụ phụ lão phải “thi
đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc”; các cháu nhi đồng
phải “thi đua học hành và giúp việc người lớn”; đồng bào phú hào phải “thi
đua mở mang doanh nghiệp”; đồng bào công giáo “thi đua sản xuất”; đồng
bào trí thức và chuyên môn “thi đua sáng tác và phát minh”; nhân viên Chính

21


×