Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối cuả diêm dân xã quỳnh thuận huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an trong điều kiện kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.45 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ luận văn nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ hoàn cảnh.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hoàn

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn PTNT và
các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Đỗ Thị
Thanh Huyền, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, chính họ
là nguồn động viên tinh thần cho tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi không thể hoàn thành luận văn nếu không có được sự giúp đỡ tận tình
của lãnh đạo UBND, phòng thống kê xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh
Nghệ An.
Tôi thật sự mang ơn những hộ diêm dân thôn Phủ Yên đã tạo điều kiện và


giúp đỡ tôi vô tư cung cấp số liệu và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hoàn

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đất nước ta thống nhất 20 năm, thực hiện công cuộc đổi mới nền
kinh tế. Xuất phát nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, bên cạnh
đó lại bị thiệt hại do nhiều cuộc chiến tranh.
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú
đặc biệt là có bờ biển dài thuận lợi cho việc sản xuất muối và đánh bắt
thủy hải sản.
Muối là một sản phẩm không thể thiếu của con người, là phương
tiện tốt nhất để đưa Iot vào cơ thể.
Cả nước ta có 20 tỉnh làm muối từ Hải Phòng đến Bạc Liêu với
diện tích11.500 ha. Sản lượng bình quân hàng năm khoảng 600.000
tấn.
Muối do diêm dân làm ra do diêm dân tự lo tiêu thụ, giá bấp
bênh lại biến động thất thường và luôn bị tư thương ép giá.
Quỳnh Thuận là một xã có vị trí thuận lợi, giáp biển đông nên
thuận lợi cho việc sản xuất muối.
Đối với diêm dân, làm muối là nghề vất vả, nắng suất lao động
không cao. Trong quá trình hội nhập kinh tế tạo cho đất nước nhiều cơ
hội cũng như thách thức.

Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu
thực trạng và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận
huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong điều kiện kinh tế thị trường”.
Muối ẳn trong dân gian còn được gọi đơn giản là muối. Đó là

iii


một chất rắn có dạng tinh thể,có màu từ màu trắng tới vết màu hồng
hay xám rất nhạt thu từ nước biển hoặc từ các mỏ muối.
Sản xuất là các hoạt động các mục đích của con người tác động
lên đối tượng lao động thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải
vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân cũng như của toàn xã
hội.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng
cuả sản phẩm hàng hóa. Qua quá trình tiêu thụ sản phẩm biến từ hình
thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển
vốn.
Quỳnh Thuận là một xã bãi dọc ven biển thuộc huyện Quỳnh
Lưu tỉnh Nghệ An cách trung taam huyện 10 km về phía Đông. Trong
những năm qua, xã đã đạt được những bước phát triển nhất định. Dân
số có xu hướng tăng nhưng không đáng kể.
Trong những năm qua, tình hình sản xuất và tiêu thụ muối của
diêm danax Quỳnh Thuận đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2008
thu được 16.450 tấn, năm2009 là 15.000 tấn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của diêm dân xã Quỳnh Thuận theo
3 kênh chủ yếu:
Kênh tiêu thụ trực tiếp
Kênh tiêu thụ gián tiếp
Hình thức chở sản phẩm muối đi bán

Hầu hết các nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất của hộ diêm dân

iv


là nguồn vật tư phải đi mua. Các tư như xe vận chuyển, vôi, cát, dụng
cụ làm nền các hộ diêm dân phải đi mua các sản phẩm của đại lí và
cũng có một số bộ phận thu mua tại các cửa hàng tư nhân.
Giá cả vật tư là quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
sản xuất của các hộ diêm dân. Tuy nhiên, hiện nay giá cả của vật tư
này không ngừng tăng cao.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy việc cung cấp nguồn vốn tín
dụng nông thôn bao gồm các tổ chức tín dụng chính thống, các tổ chức
tín dụng phi chính thống.
Tuy nhiên, quá trình vay vốn của diêm dân còn có nhiều thủ tục
rườm rà gây nhiều khó khăn cho diêm dân trong quá trình mở rộng sản
phẩm, đầu tư nguồn vật tư cho quá trình sản xuất.
Hàng năm, có nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất…
Tuy nhiên, các chương trình tập huấn còn ít đối với nhu cầu của diêm
dân, chưa giúp diêm dân biết cách khắc phục những khó khăn và sử
dụng các nguồn lực của mình để phát triển kĩ thuật sản xuất.
Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng của diêm dân.
Không những cung cấp thông tin cho cuộc sống mà còn cung cấp cho
diêm dân các thông tin liên quan đến sản xuất.
Hiện nay, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền
địa phương thông tin cung cấp cho người diêm dân từ nhiều nguồn
khác nhau. Tuy nhiên, lượng thông tin cung cấp cho diêm dân chưa
nhiều, chưa kịp thời, chưa cập nhất được các thông tin cần thiết cho

v



quá trình sản xuất.
Thị trường tiêu thụ muối trên địa bàn xã tương đối phát triển. với
khối lượng muối sản xuất muối lớn diêm dân trong xã không chỉ bán
sản phẩm cho Trại muối Quỳnh Lưu mà còn bán cho các điểm thu mua
tư nhân trên địa bàn xã.
Đối với các hộ diêm dân điều tra thì chủ yếu bán sản phẩm tại xã,
một số hộ có điều kiện kinh tế cũng như phương tiện vận chuyển nên
bán sản phẩm tại nhà.
Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất:
- Yếu tố thời tiết
- Yếu tố cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất
- Yếu tố chính sách Nhà nước
Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm muối
- Nguyên nhân thuộc về bản thân người diêm dân
- Nguyên nhân thuộc về người mua
- Chính sách Nhà nước
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
muối của diêm dân xã QuỳnhThuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
+) Giải pháp về tổ chức lao động
+) Về công nghệ sản xuất
+) Giải pháp về tiêu thụ muối thô
+) Giải pháp về công nghệ sản xuất
+) Về công tác nguồn nhân lực

vi


Qua việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối

của bà con diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
chúng tôi nhận thấy:
Ngành muối là một ngành sãnuaats quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân.
Ngành muối nước ta có nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong công
nghiệp hóa chất và xuất khẩu muối lượng cao nhằm mục đích phục vụ
cho quá trình CNH –HĐH đất nước.
Quỳnh Thuận là một xã có nhiều lợi thề trong việc phát triển
nghề làm muối, nghề đánh bắt thủy hải sản. bên cạnh đó còn tồn tại
một số khó khăn.

vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................................xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................xiv
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................................4
2.1.1 Một số vấn đề lí luận chung về sản phẩm muối..................................................................4
2.1.2 Lý luận về sản xuất tiêu thụ muối.......................................................................................6
2.1.3 Khái niệm diêm dân............................................................................................................7
2.1.4 Khái niệm kinh tế thị trường...............................................................................................7
2.2 Các đặc điểm của nghề làm muối..........................................................................................8
2.3 Cơ hội và thách thức của nghề làm muối...............................................................................9
2.3.1 Cơ hội .................................................................................................................................9
2.3.2 Thách thức........................................................................................................................10
2.4 Tình hình sản xuất và phát triển của ngành làm muối trên thế giới và Việt Nam...............11
2.4.1 Trên thế giới......................................................................................................................11
2.4.2 Trong nước........................................................................................................................12
2.3 Các nghiên cứu có liên quan................................................................................................14
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................16
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................................16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................16
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................................17
3.1.2 Tình hình dân số và lao động của xã ................................................................................20
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................27
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................................27
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................27
3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................................28
3.2.4 Phương pháp phân tích.....................................................................................................28
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................29
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện
Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An..........................................................................................................30

viii



4.1.1 Thực trạng sản xuất sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu
tỉnh Nghệ An..............................................................................................................................30
4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh
Lưu tỉnh Nghệ An......................................................................................................................34
4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của các hộ diêm dân điều tra....................36
4.2.1 Tình hình chung của các hộ diêm dân điều tra ................................................................36
4.2.2 Thực trạng sản xuất muối của diêm dân điều tra xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh
Nghệ An.....................................................................................................................................39
4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân..................................................54
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã
Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An ......................................................................57
4.3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất.........................................................................57
4.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh
Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An....................................................................................59
4.4 Nhận xét, đánh giá chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân của xã
Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An........................................................................61
4.4.1 Những nhận xét chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân...............61
4.4.2 Đánh giá về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận
huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An...............................................................................................62
4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối diêm dân trong diều
kiện kinh tế thị trường................................................................................................................65
4.5.1 Căn cứ để đề ra các giải pháp ..........................................................................................65
4.5.2 Định hướng và các giải pháp chủ yếu...............................................................................66
4.5.3 Về đào tạo nguồn nhân lực...............................................................................................70
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................71
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................................71
5.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................74
15. VnEconomy (2009), “Ngành muối: Cần phát huy “địa lợi”...”...........................................75
Phụ lục.......................................................................................................................................76


DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................................xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................xiv
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

ix


1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................................4
2.1.1 Một số vấn đề lí luận chung về sản phẩm muối..................................................................4
2.1.2 Lý luận về sản xuất tiêu thụ muối.......................................................................................6
2.1.3 Khái niệm diêm dân............................................................................................................7
2.1.4 Khái niệm kinh tế thị trường...............................................................................................7
2.2 Các đặc điểm của nghề làm muối..........................................................................................8
2.3 Cơ hội và thách thức của nghề làm muối...............................................................................9
2.3.1 Cơ hội .................................................................................................................................9
2.3.2 Thách thức........................................................................................................................10

2.4 Tình hình sản xuất và phát triển của ngành làm muối trên thế giới và Việt Nam...............11
2.4.1 Trên thế giới......................................................................................................................11
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng muối của Việt Nam và thế giới.....................................................12
2.4.2 Trong nước........................................................................................................................12
2.3 Các nghiên cứu có liên quan................................................................................................14
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................16
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................................16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................16
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................................17
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quỳnh Thuận trong 3 năm ( 2007 -2009).............19
3.1.2 Tình hình dân số và lao động của xã ................................................................................20
Bảng 3.2 Tình hình lao động tập trung ở các ngành sản xuất của xã trong 3 năm (2007 –
2009)......................................................................................................................................21
Bảng 3.2: Tình hình cơ sở vật chất của xã trong 3 năm 2007 - 2009....................................23
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2007 - 2009..........................26
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................27
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................................27
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................27
3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................................28
3.2.4 Phương pháp phân tích.....................................................................................................28
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................29
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện
Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An..........................................................................................................30
4.1.1 Thực trạng sản xuất sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu
tỉnh Nghệ An..............................................................................................................................30
Bảng 4.1: Kết quả sản xuất của diêm dân xã Quỳnh Thuận trong 3 năm (2007 – 2009)......34
4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh
Lưu tỉnh Nghệ An......................................................................................................................34
Bảng 4.2: Cung – cầu muối trong trong tỉnh giai đoạn 2000 – 2005 và dự kiến 2010..........35


x


4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của các hộ diêm dân điều tra....................36
4.2.1 Tình hình chung của các hộ diêm dân điều tra ................................................................36
Bảng 4.3: Một số thông tin chung về các hộ diều tra năm 2009............................................37
Bảng 4.4: Tình hình lao động làm thuê của các hộ diêm dân điều tra...................................39
4.2.2 Thực trạng sản xuất muối của diêm dân điều tra xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh
Nghệ An.....................................................................................................................................39
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp vật tư diêm nghiệp cho các hộ điều tra........................................41
Bảng 4.6 Các lí do chọn mua các loại vật tư diêm nghiệp phục vụ sản xuất.........................42
Bảng 4.7: Hình thức thanh toán trả ngay của hộ diêm dân khi mua vật tư............................43
Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của các tổ chức tín dụng năm 2009..........................................46
Bảng 4.9: Tình hình vay vốn của các hộ diêm dân điều tra...................................................47
Bảng 4.10: Mức độ tham gia tập huấn kĩ thuật làm muối sạch và áp dụng thực tế của các hộ
diêm dân.................................................................................................................................48
Bảng 4.11: Tình hình tiếp cận thông tin của diêm dân .........................................................53
4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân..................................................54
Bảng 4.12 Tình hình tiêu thụ sản phẩm diêm dân điều tra....................................................55
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã
Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An ......................................................................57
4.3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất.........................................................................57
4.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh
Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An....................................................................................59
4.4 Nhận xét, đánh giá chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân của xã
Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An........................................................................61
4.4.1 Những nhận xét chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân...............61
4.4.2 Đánh giá về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận
huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An...............................................................................................62
4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối diêm dân trong diều

kiện kinh tế thị trường................................................................................................................65
4.5.1 Căn cứ để đề ra các giải pháp ..........................................................................................65
4.5.2 Định hướng và các giải pháp chủ yếu...............................................................................66
4.5.3 Về đào tạo nguồn nhân lực...............................................................................................70
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................71
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................................71
5.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................74
15. VnEconomy (2009), “Ngành muối: Cần phát huy “địa lợi”...”...........................................75
Phụ lục.......................................................................................................................................76

DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................ii

xi


TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................................xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................xiv
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................................4
2.1.1 Một số vấn đề lí luận chung về sản phẩm muối..................................................................4
2.1.2 Lý luận về sản xuất tiêu thụ muối.......................................................................................6
2.1.3 Khái niệm diêm dân............................................................................................................7
2.1.4 Khái niệm kinh tế thị trường...............................................................................................7
2.2 Các đặc điểm của nghề làm muối..........................................................................................8
2.3 Cơ hội và thách thức của nghề làm muối...............................................................................9
2.3.1 Cơ hội .................................................................................................................................9
2.3.2 Thách thức........................................................................................................................10
2.4 Tình hình sản xuất và phát triển của ngành làm muối trên thế giới và Việt Nam...............11
2.4.1 Trên thế giới......................................................................................................................11
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng muối của Việt Nam và thế giới.....................................................12
2.4.2 Trong nước........................................................................................................................12
2.3 Các nghiên cứu có liên quan................................................................................................14
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................16
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................................16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................16
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................................17
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quỳnh Thuận trong 3 năm ( 2007 -2009).............19
3.1.2 Tình hình dân số và lao động của xã ................................................................................20
Bảng 3.2 Tình hình lao động tập trung ở các ngành sản xuất của xã trong 3 năm (2007 –
2009)......................................................................................................................................21
Bảng 3.2: Tình hình cơ sở vật chất của xã trong 3 năm 2007 - 2009....................................23
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2007 - 2009..........................26
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................27
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................................27
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................27
3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................................28
3.2.4 Phương pháp phân tích.....................................................................................................28

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................29
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện
Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An..........................................................................................................30

xii


4.1.1 Thực trạng sản xuất sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu
tỉnh Nghệ An..............................................................................................................................30
Sơ đồ 4.1: Qui trình sản xuất muối phơi cát......................................................................32
Bảng 4.1: Kết quả sản xuất của diêm dân xã Quỳnh Thuận trong 3 năm (2007 – 2009)......34
4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh
Lưu tỉnh Nghệ An......................................................................................................................34
Bảng 4.2: Cung – cầu muối trong trong tỉnh giai đoạn 2000 – 2005 và dự kiến 2010..........35
4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của các hộ diêm dân điều tra....................36
4.2.1 Tình hình chung của các hộ diêm dân điều tra ................................................................36
Bảng 4.3: Một số thông tin chung về các hộ diều tra năm 2009............................................37
Bảng 4.4: Tình hình lao động làm thuê của các hộ diêm dân điều tra...................................39
4.2.2 Thực trạng sản xuất muối của diêm dân điều tra xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh
Nghệ An.....................................................................................................................................39
............................................................................................................................................40
Sơ đồ 4.2 Kênh cung cấp vật tư cho các hộ diêm dân điều tra..........................................40
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp vật tư diêm nghiệp cho các hộ điều tra........................................41
Bảng 4.6 Các lí do chọn mua các loại vật tư diêm nghiệp phục vụ sản xuất.........................42
Bảng 4.7: Hình thức thanh toán trả ngay của hộ diêm dân khi mua vật tư............................43
Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của các tổ chức tín dụng năm 2009..........................................46
Bảng 4.9: Tình hình vay vốn của các hộ diêm dân điều tra...................................................47
Bảng 4.10: Mức độ tham gia tập huấn kĩ thuật làm muối sạch và áp dụng thực tế của các hộ
diêm dân.................................................................................................................................48
Bảng 4.11: Tình hình tiếp cận thông tin của diêm dân .........................................................53

4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân..................................................54
Bảng 4.12 Tình hình tiêu thụ sản phẩm diêm dân điều tra....................................................55
Sơ đồ 4.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân......................................................56
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã
Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An ......................................................................57
4.3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất.........................................................................57
4.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh
Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An....................................................................................59
4.4 Nhận xét, đánh giá chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân của xã
Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An........................................................................61
4.4.1 Những nhận xét chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân...............61
4.4.2 Đánh giá về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận
huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An...............................................................................................62
4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối diêm dân trong diều
kiện kinh tế thị trường................................................................................................................65
4.5.1 Căn cứ để đề ra các giải pháp ..........................................................................................65
4.5.2 Định hướng và các giải pháp chủ yếu...............................................................................66
4.5.3 Về đào tạo nguồn nhân lực...............................................................................................70
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................71
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................................71
5.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................74
15. VnEconomy (2009), “Ngành muối: Cần phát huy “địa lợi”...”...........................................75

xiii


Phụ lục.......................................................................................................................................76

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Kí hiệu viết tắt

Ý nghĩa

NN

Nông nghiệp

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

xiv


TM – DV

Thương mại – dịch vụ

TTCN – XDCB

Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản



Lao động

SL


Số lượng

CC

Cơ cấu

BQ

Bình quân

TNBQ

Thu nhập bình quân

DT

Diện tích

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TDND

Tín dụng nhân dân


NH CSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

TCT

Tổng công ty

xv


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta thống nhất bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hộ i, nhất
là sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí
của nhà nước.
Xuất phát nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, bên cạnh đó
lại bị thiệt hại do nhiều cuộc chiến tranh đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Nhưng kể từ khi tiến hành đổi mới 1986 đến nay
nước ta đang vững bước trên tiến trình đổi mới nền kinh tế nhưng tỷ trọng lao
động nông nghiệp vẫn còn khá cao. Mặt khác, cơ cấu kinh tế nông thôn chưa thật
hợp lí, cơ cấu kinh tế giữa các ngành các vùng có sự khác biệt rất rõ rệt. Đặc biệt
là sự phân bố lao động, sự phân bố này không đồng đều giữa các ngành các vùng
này kéo theo sự phân hóa giàu nghèo.
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú đặc biệt
nước ta có một bờ biển dài rất thuận lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản, làm muối
và du lịch, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng một cách hợp lí và gây nhiều lãng
phí. Sự lãng phí này không những gây những tổn thất cho nền kinh tế mà còn
ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh chính trị, đặc biệt là ảnh hưởng tới môi trường

sinh thái.
Muối là một sản phẩm không thể thiếu của con người, là phương tiện tốt
nhất để đưa Iot vào cơ thể để phòng chống các bệnh do thiếu Iot gây ra. Muối
còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng như là: Công nghiệp, y
tế, chế biến thủy hải sản...
Trên thế giới có gần 100 nước sản xuất muối với sản lượng 250 triệu

1


tấn/năm. Nhu cầu muối ăn cho đầu người từ 5-6 kg/năm. Tuy thế, một số nước
có sản lượng tiêu thụ muối bình quân đầu người rất lớn do muối được dùng cho
sản xuất công nghiệp (Trung Quốc: 23,7 kg; Hàn Quốc: 56,8 kg; Châu Âu:
80,7kg; Mỹ: 187 kg…) trong đó, ở nước ta là 8,7 kg. Với mức tiêu thụ như vậy
cho nên nhiều nước trong khu vực và trên thế giới phải nhập khẩu muối.
Cả nước ta có 20 tỉnh làm muối từ Hải Phòng đến Bạc Liêu với diện tích
11.500 ha. Sản lượng hàng năm khoảng 600.000 tấn, bình quân đầu người đạt
8,7 kg/năm (bằng 1/5 mức trung bình thế giới). Muối ở nước ta chủ yếu là để
tiêu dùng 68%, cho công nghiệp 18% còn lại 14% cho các nhu cầu khác.
Muối làm ra do diêm dân tự lo tiêu thụ, giá cả bấp bênh lại biến động
thất thường và luôn bị tư thương ép giá nên thu nhập của người làm muối quá thấp.
Dẫn tới một hiện tượng một số lao động rất lớn nên việc chuyển đổi việc làm cũng
rất khó vì thế đời sống của người nông dân làm muối gặp rất nhiều khó khăn.
Quỳnh Thuận là một xã có vị trí thuận lợi, giáp với biển đông nên rất có tiềm
năng trong việc phát triển đánh bắt thủy hải sản và phát triển diêm nghiệp. Tuy cơ
cấu kinh tế của xã những năm qua có sự chuyển dịch mạnh mẽ nhưng tốc độ phát
triển kinh tế chưa cao, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ, các
tiềm năng lợi thế về vị trí địa lí, lao động chưa được khai thác triệt để.
Đối với diêm dân, làm muối là một nghề vất vả, năng suất lao động không
cao, tính kinh tế không cao. Trong quá trình hội nhập kinh tế tạo cho đất nước ta

nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nước nhà. Hiện nay các đề tài
nghiên cứu về ngành muối rất ít.
Chính vì những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm
hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối cuả diêm dân xã Quỳnh
Thuận huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An trong điều kiện kinh tế thị trường”.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm
dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong điều kiện kinh tế thị
trường từ đó đề xuất những giải pháp cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối
của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong những
năm sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
muối của diêm dân.
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh
Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Đề xuất và đưa ra một số giải pháp về thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm muối của diêm dân trong những năm sắp tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất và tiêu thụ của
diêm dân xã Quỳnh thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm
trở lại đây ( 2007-2009) và thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2 năm 2010 đến
tháng 5 năm 2010.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn xã Quỳnh Thuận huyện
Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề lí luận chung về sản phẩm muối
2.1.1.1 Khái niệm sản phẩm muối
Muối ăn trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật
ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng gọi là muối ăn) là một khoáng chất,
được con người sử dụng bằng cách cho thêm vào thức ăn. Đó là một chất rắn
màu trắng có dạng tinh thể, có màu từ màu trắng tới có vết của màu hồng hay
xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước
biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối ăn bao
gồm chủ yếu là Natri Clorua (NaCl), nhưng cũng có một ít khoáng chất khác
(khoáng chất vi lượng). Muối ăn thu từ các mỏ muối có thể có màu xám hơn vì
dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Ở nước ta, muối chủ yếu thu được tách từ
nước biển, gần đây bắt đầu có những nghiên cứu của Tổng Công ty muối để khai
thác muối mỏ ở Lào.
Muối ăn có công thức hóa học là NaCl. Muối ăn là cần thiết cho sự sống
của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều
chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những
vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng

cũng như do thiếu Natri Clorua. Muối ăn là bắt buộc cho sự sống nhưng việc sử
dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn
như bệnh cao huyết áp... Trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chất
bảo quản cũng như là gia vị.

4


2.1.1.2. Các dạng muối ăn
- Muối thô:
Muối thô là muối được sản xuất trực tiếp từ các đồng muối hoặc được khai
thác từ mỏ mà chưa qua chế biến. Một số người cho rằng mối thô tốt hơn cho
sức khỏe hay tự nhiên hơn. Tuy nhiên, muối thô có thể chứa không đủ lượng Iot
cần thiết để đề phòng một số bệnh do thiếu Iot như bệnh bướu cổ.
- Muối tinh
`

Muối tinh được sủ dụng rộng rãi hiện nay, chủ yếu là chứa Nattri clorua

(NaCl). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% lượng muối tinh được sử dụng trong đời
sống hàng ngày như chất thêm vào thức ăn. Phần lớn muối tinh được sử dụng
cho các mục đích công nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màu
trong công nghệ nhuộm hay trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa và nó có
một giá trị thương mại lớn.
Việc sản xuất sử dụng muối là một trong những ngành công nghiệp lâu đời
nhất. Muối có thể thu bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các
ruộng muối. Muối thu được từ nước biển đôi khi còn được gọi là muối biển. Ở
nước ta có mỏ muối thì việc khai thác muối từ các mỏ này có thể có giá thành
thấp hơn. Các mỏ muối có lẽ được hình thành từ việc bay hơi của các hồ nước
mặn cổ. Sau khi thu được muối thô, người ta sẽ tiến hành các công nghệ làm tinh

để nâng cao độ tinh khiết cũng như các đặc tính để dễ dàng vận chuyển, lưu giữ.
Việc làm tinh chủ yếu là tái kết tinh muối.
Các chất chống đóng bánh hoặc KI (nếu làm muối iot) sẽ được thêm vào
trong giai đoạn này. Các chất chống đóng bánh là các chất chống ẩm để giữ cho
các tinh thể muối không dính vào nhau. Muối tinh sau đó được đóng gói và phân
phối theo kênh thương mại.
- Muối Iot

5


Muối ăn ngày nay là muối tinh, chứa chủ yếu là Nattri clorua nguyên chất
(95% hay nhiều hơn). Nó cũng chứa các chất chống ẩm. Thông thường nó được
bổ sung thêm Iot dưới dạng của một lượng nhỏ KI. Nó được sử dụng trong nấu
ăn và làm gia vị. Muối ăn chứa Iot làm tăng khả năng loại trừ các bệnh có liên
quan đến việc thiếu hụt Iot.
2.1.2 Lý luận về sản xuất tiêu thụ muối
2.1.2.1 Lý luận về sản xuất
Sản xuất là các hoạt động có mục đích của con người tác động lên đối
tượng lao động thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải vật chất nhằm
thỏa mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội.
Phân tích tình hình sản xuất là đánh giá đúng đắn những thuận lợi và khó
khăn mà người diêm dân gặp phải khi sản xuất sản phẩm muối. Qua phân tích
còn giúp cho diêm dân tìm ra những khả năng, nguồn lực chưa được sử dụng
hoặc sử dụng chưa có hiệu quả để đề ra những biện pháp sản xuất và quản lí đầy
đủ, hợp lí hơn.
2.1.2.2 Lý luận về tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản
phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có

vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xã định một cách
hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm thì mới chứng tỏ được năng lực của bà
con diêm dân.
Phân tích tiêu thụ sản phẩm có nhiệm vụ:
- Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt số lượng, chất lượng

6


của mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.
- Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến tình trạng tiêu thụ sản phẩm.
- Đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm về cả mặt chất lượng lẫn số lượng.
2.1.3 Khái niệm diêm dân
Diêm dân là một khái niệm chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực làm
muối, họ dựa trên những kĩ năng được hình thành trong các hoạt động làm nghề
muối thông qua đó họ tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho gia đình họ
cũng như cho toàn xã hội.
Hoạt động làm muối phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, cơ cấu cơ sở hạ
tầng, vốn đầu tư, một số hộ diêm dân đang còn tư tưởng bảo thủ, chưa áp dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên giá trị kinh tế của lĩnh vực diêm nghiệp còn
chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế của xã hội.
Diêm dân là những người thuộc độ tuổi lao động, những người không
thuộc độ tuổi lao động họ thông qua các hoạt động lao động để tạo ra thu nhập
cho bản thân cũng như cho chính gia đình họ cũng như các giá trị của cải vật
chất cho chính xã hội.
2.1.4 Khái niệm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó mà người mua và người bán
tác động với nhau ttheo qui luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng
hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hang hóa cao hơn lượng cung
thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên. Mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản
xuất tăng lượng cung. Người sản xuất có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì có
mức lợi nhuận cao hơn cho phép tăng qui mô sản xuất, diện tích và do đó lợi

7


nhuận sẽ chảy về tay những nhà sản xuất này. Những người có cơ chế sản xuất
sản xuất kém hiệu quả hơn sẽ có tỉ lệ lãi suất thấp hơn, khả năng mua các nguồn
lực sản xuất kém, sức cạnh tranh kém sẽ bị đâo thải.
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ
thống kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam sang tạo và chủ trương tiến hành
tại Việt Nam từ thập niên 90.
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế
được vận hành theo nền kinh tế thị trường có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước
pháp quyền chủ nghĩa xã hội hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh.
Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát
triển. Lao động thủ công, cơ bắp là chính. Một số nơi chưa phát triển được ngành
nghề, dẫn đến dư thừa lao động, nhất là vào thời gian nông dân, người lao động
phải đi làm thuê ở vùng khác, xã khác hoặc ra đô thị tìm việc làm. Những đặc
điểm trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chính sách và định hướng tạo
việc làm ở nông thôn. Nếu có cơ chế và biện pháp phù hợp thích ứng sẽ góp
phần giải quyết tốt mối quan hệ dân số - việc làm tại chỗ.
2.2 Các đặc điểm của nghề làm muối
“Ngành muối là nghành cổ xưa, đồng thời là ngành vĩnh hằng và phát triển

cùng với sự phát triển của nhân loại”, đây là một định nghĩa phổ biến nhưng rất
tổng quát toát lên qui luật phát triển tất yếu của ngành muối đặc thù này trong
mọi thời đại.
Ngành muối – diêm nghiệp vừa có đặc điểm như các ngành sản xuất khác
của nền kinh tế quốc dân vừa có những đặc điểm riêng khác biệt so với các
ngành khác. Sau đây là những đặc điểm của ngành sản xuất muối:
- Nghề làm muối cần nhiều lao động và làm việc với cường độ lao động

8


cao và khối lượng công việc lớn. Như vậy có thể nói là nghề làm muối là nghề
vất vả, người làm muối làm việc nặng nhọc.
- Nghề làm muối phụ thuộc rất lớn vào thời tiết: Lượng mưa và số ngày
nắng, do vậy độ rủi ro cũng rất cao, đặc biệt là những vùng làm muối phía Bắc.
- Muối do có tính ăn mòn rất cao nên rất khó bảo quản, chính vì thế mà chi
phí bảo quản muối thường cao cho nên việc lưu kho để ổn định giá muối là công
việc thực sự khó khăn và tốn kém.
- Khác với các nông sản thực phẩm khác, muối có nhu cầu tiêu thụ rất ít
thậm chí ăn nhiều muối còn gây ra các loại bệnh, việc ăn muối là rất hạn chế do
vậy nếu không sử dụng muối vào những mục đích khác như làm nguyên liệu cho
công nghiệp thì sản lượng muối sẽ vượt quá cầu, giá hạ, thu nhập của diêm dân
sản xuất muối giảm.
2.3 Cơ hội và thách thức của nghề làm muối
2.3.1 Cơ hội
Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh thức với cách nhìn mới
thông qua qui hoạch và đầu tư vùng sản xuất muối tập trung ở hai tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận, với điều kiện “ưu đãi” về nắng, giá, độ muối cao trong
nước biển, vùng này có thể biến thành một khu công nghiệp tổ hợp muối và hóa
chất, vừa đảm bảo cung cấp hang triệu tấn muối cho sản xuất công nghiệp trong

tương lai, vừa tạo ra nguồn nguyên liệu nước ót dồi dào, nếu được khai thác hết,
hiệu quả kinh tế đem lại có thể tăng gấp đôi trên một đơn vị diện tích đất đai so
với hiện nay, vừa hỗ trỡ tạo sức cạnh tranh cao cho sản phẩm muối NaCl.
Về khả năng xuất khẩu, chúng ta đang có lợi thế tiềm ẩn:
Thứ nhất, các nước trong khu vực kể cả Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất
trong nước không đáp ứng được cho nhu cầu, phải nhập khẩu khoảng 14 triệu tấn
từ Mêxico, Úc, Ấn Độ. Nếu ta tạo được nguồn sản xuất dồi dào thì lợi thế về cự

9


li sẽ tạo được thị trường xuất khẩu, không hạn chế với sức cạnh tranh cao.
Thứ hai, trong những năm gần đây các nhà buôn Nhật Bản và Hàn Quốc
đã phát hiện muối Việt Nam ở khu vực phía Bắc (được sản xuất theo phương
pháp phơi cát) và ở khu vực miền Nam (theo phương pháp phơi nước cổ truyền)
có vị ngon, dịu cho người ăn, đứng đầu các nước trong khu vực kể cả so sánh với
muối Trung Quốc nên đã có một số hợp đồng đưa muối sang hai thị trường Nhật
Bản và Hàn Quốc đang có nhiều triển vọng. Nếu tổ chức khai thác tốt hai thị
trường này thì ta đã biết biến hạn chế về công nghệ thành lợi thế riêng trong
thương mại quốc tế.
Một lợi thế khác là muối cung cấp cho dân sinh đã qua chế biến với cùng
một chất lượng thì giá muối trên thị trường của ta thấp hơn từ 1/5 – 1/10 so với
muối nhập khẩu cùng loại từ Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản…
Nếu có một chính sách tốt, quản lí tốt, điều hành tốt, quảng bá tốt thương
hiệu, nâng cao chất lượng bao gói, mẫu mã thì muối nội không những chỉ đứng
vững trên thị trường trong nước mà còn có lợi thế cạnh tranh ngang ngửa trong
thị trường khu vực.
2.3.2 Thách thức
Đó là công nghệ sản xuất muối nguyên liệu còn quá lạc hậu, 2/3 sản phẩm làm
ra theo phương pháp cổ truyền, thao tác thủ công là chính, giá thành sản phẩm cao,

chất lượng từ thấp đến rất thấp nên khó tiêu thụ do sức cạnh tranh yếu.
Sản xuất còn phân tán và manh mún, năng suất lao động còn chênh lệch
lớn giữa các vùng, miền dẫn đến sự cạnh tranh không cân sức, thiệt hại cho phần
lớn lao động thủ công những địa bàn không có lợi thế, đẩy giá trị sản phẩm xã
hội xuống thấp so với các mặt hàng thiết yếu khác, hạn chế phát triển và đời
sống phần lớn bộ phận diêm dân rất bấp bênh không đảm bảo.

10


×