Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu hiện tượng thừa cân béo phì và bước đầu sử dụng biện pháp hạn chế thừa cân béo phì của học sinh trường trung học cơ sở tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.48 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN GIANG SƠN

NGHIÊN CỨU HIỆN TƢỢNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ BƢỚC
ĐẦU SỬ DỤNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ THỪA CÂN – BÉO PHÌ
CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN GIANG SƠN

NGHIÊN CỨU HIỆN TƢỢNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ BƢỚC
ĐẦU SỬ DỤNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ THỪA CÂN – BÉO PHÌ
CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm (Sinh lí ngƣời)
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Mai Văn Hƣng



HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu trong luận văn này do
chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và
chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Giang Sơn


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS. TS Mai Văn Hưng,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Các thầy, cô giáo thuộc bộ môn Sinh lý học người và động vật, Ban chủ
nhiệm khoa Sinh học, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em
học sinh của 5 trường THCS Phong Châu, THCS Sa Đéc, THCS Trần Phú,
THCS Đỗ Xuyên, THCS Lương Lỗ - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
Hà nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Giang Sơn


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Viết tắt

BMI
BP
BT
Cs
CT
ĐTNC
HATĐ
HATT
HSHA
HS
KCT
SD
TC
TC-BP
THCS
tr
NXB
WHO
g
LMDD
NCĐN/VDD

22

NCHS

23

P:L:G
OR


24

Viết đầy đủ
Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)
Béo phì
Bình thƣờng
Cộng sự
Can thiệp
Đối tƣợng nghiên cứu
Huyết áp tối đa
Huyết áp tối thiểu
Hiệu số huyết áp
Học sinh
Không can thiệp
Standard Diviation (Độ lệch chuẩn)
Thừa cân
Thừa cân – béo phì
Trung học cơ sở
Trang
Nhà xuất bản
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Gam
Lớp mỡ dƣới da
Nhu cầu đề nghị của Viện dinh dƣỡng
(Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ)
National Center for Health Statistics
Protid : Lipid : Glucid
Odd Ratio (Tỷ suất chênh)



MỤC LỤC
trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................

1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 5
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 5
1.1. Khái niệm về bệnh thừa cân – béo phì ................................................... 5
1.1.1. Thực trạng chung về thừa cân – béo phì ............................................. 6
1.1.1.1. Thực trạng thừa cân – béo phì trên thế giới ..................................

6


1.1.1.2. Thực trạng thừa cân – béo phì tại Việt nam ...................................

8

1.1.1.3. Thực trạng thừa cân – béo phì trong học đường tại Việt Nam ....

9

1.2. Nguyên nhân của chứng thừa cân – béo phì ở tuổi thiếu niên .............

10

1.2.1. Yếu tố di truyền .................................................................................... 10
1.2.2. Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống ...................................................

11

1.2.3. Hoạt động thể lực kém ......................................................................... 11
1.2.4. Yếu tố kinh tế xã hội – xã hội ............................................................. 12
1.3. Hậu quả của thừa cân – béo phì .............................................................. 13


1.3.1. Ảnh hƣởng đến tâm lý ......................................................................... 13
1.3.2. Ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống ................................................

13

1.3.3. Ảnh hƣởng đến sức khỏe ..................................................................... 14
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 16
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 16

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 16
2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu ............................................................................... 16
2.2.2.1. Cỡ mẫu .............................................................................................. 16
2.2.2.2. Chọn mẫu: ......................................................................................... 17
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số .................................................... 19
2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực ..................

19

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số sinh lí, thể lực .......................

22

2.2.3.3. Đánh giá và phân loại thừa cân – béo phì .....................................

24

2.2.3. Xử lý số liệu ......................................................................................... 27
2.2.4. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 27
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................... 28
3.1. Thực trạng thừa cân-béo phì của học sinh từ 12-15 tuổi ......................

28

3.1.1. Thực trạng thể lực của học sinh THCS Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. 29
3.1.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng TC-BP của học sinh trong
khu vực nghiên cứu ………………………………………………...

41


3.1.3. Đặc điểm của điều tra 2 nhóm: thừa cân – béo phì và nhóm chứng..

43

3.2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp. ....................................

43

3.2.1. Các biện pháp can thiệp ……………………….................................

43

3.2.1.1. Tư vấn kiến thức về tình trạng TC-BP ............................................. 44


3.2.1.2. Nhóm giải pháp can thiệp ……………………………………………

48

3.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với các chỉ số nhân trắc .................................

51

3.2.3. Mức độ TC-BP của nhóm CT trƣớc và sau CT ..................................

52

3.2.4. Kết quả cải thiện đối với kết quả sau can thiệp ……………………


53

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 56
Kết luận ......................................................................................................... 56
Kiến nghị ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu HS 5 trường
THCS ……………………………………………………………

18

Bảng 2.2. Phân loại chỉ số BMI của trẻ từ 10 đến 19 tuổi (nam) ................. 20
Bảng 2.3. Phân loại chỉ số BMI của trẻ từ 10 đến 19 tuổi (nữ) ...................

21

Bảng 2.4. Phân loại thừa cân, béo phì của IDI và WPRO (2000) ...............

25

Bảng 2.5. Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em (Nam) .................... 26
(Theo quần thể tham khảo NCHS)
Bảng 2.6. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em (Nữ) ................................ 26
(Theo quần thể tham khảo NCHS)
Bảng 3.1. Thực trạng thể lực của học sinh .................................................... 29
Bảng 3.2. Tình trạng TC-BP của học sinh trong 5 trường THCS .............


31

Bảng 3.3. Trung bình vòng bụng (VB), vòng mông (VM), tỷ VB/VM theo tuổi
và giới ............................................................................................................ 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ béo bụng theo giới .........................................................

35

Bảng 3.5. Sự tương quan giữa 1 số kích thước ............................................

36

Bảng 3.6. Tỷ lệ TC-BP của 5 trường THCS .................................................

37

Bảng 3.7. Thực trạng TC–BP theo tuổi và giới của 5 trường nghiên cứu.

38

Bảng 3.8. Phân bố mức độ TC-BP theo giới ...............................................

39

Bảng 3.9. Phân bố mức độ béo phì theo giới ..............................................

40

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và

tình trạng suy dinh dưỡng …………………………………….

41

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa số con trong gia đình và
tình trạng suy dinh dưỡng …………………………………….
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa số bữa ăn trong ngày và

42


tình trạng TC-BP …………………………………………….

42

Bảng 3.13. Đặc điểm của 2 nhóm bệnh - chứng ………………………….

43

Bảng 3.14. Chiều cao, cân nặng và BMI trung bình của
HS TC-BP trước và sau can thiệp ……………………………

51

Bảng 3.15. So sánh mức độ TC-BP của nhóm can thiệp tại 2 thời điểm
trước và sau can thiệp ………………………………………...
Bảng 3.16. So sánh kết quả học tập môn Thể dục trước và sau can thiệp.

52
54



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Toàn cảnh tình hình thừa cân – béo phì trên thế giới
(năm 2014) ........................................................................................

6

Hình 1.2. Thừa cân – béo phì học đƣờng tại Việt Nam (năm 2014) ..........

9

Hình 2.1. Cách đo huyết áp bằng huyết áp Korotkov .................................

22

Hình 2.2. Cách đo huyết áp bằng áp kế điện tử ..........................................

23

Hình 3.1. Cân nặng của học sinh theo tuổi và giới ………………………

30

Hình 3.2. Chiều cao của học sinh theo tuổi và giới ………………………

30

Hình 3.3. BMI của học sinh theo tuổi và giới ……………………………


31

Hình 3.4. Vòng bụng theo tuổi và giới …………………………………..

34

Hình 3.5. Vòng mông theo tuổi và giới ………………………………….

34

Hình 3.6. Tỷ lệ VB/VM theo tuổi và giới ……………………………...

35

Hình 3.7. Tỷ lệ TC – BP, của 5 trƣờng THCS ………………………….

38

Hình 3.8. Phân bố TC-BP theo tuổi và giới chung 5 trƣờng …………...

39

Hình 3.9. Phân bố mức độ béo phì ……………………………………..

40

Hình 3.10. Thực đơn mẫu khuyến cáo của Viện Dinh dƣỡng
dành cho trẻ TC-BP ………………………………………………
Hình 3.11. Sự thay đổi kết quả môn Thể dục của nhóm can thiệp ……..


49
54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu thế kỷ 21 đến nay, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế,
mức sống của ngƣời dân nhiều nƣớc trên thế giới đƣợc nâng cao dẫn đến sự thay
đổi cơ cấu các loại bệnh tật trong xã hội, trong đó đáng chú ý là sự tăng lên
nhanh chóng ở mức báo động của tình trạng thừa cân – béo phì [17]. Tình trạng
thừa cân – béo phì trong xã hội đang trở thành một vấn nạn Y tế ở các nƣớc đã
phát triển. Một thực tế là chứng thừa cân – béo phì đã trở thành một xu thế phổ
biến ở khắp các vùng miền và lan ra mọi lứa tuổi, không chỉ dừng lại ở những
ngƣời độ tuổi 40 – 50 mà xuất hiện rất nhiều ở học sinh. Do đó nghiên cứu về
chứng thừa cân – béo phì là vấn đề mang tính thời sự, là nhu cầu cấp bách.
Dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, thế giới có 43
triệu trẻ em dƣới năm tuổi bị thừa cân – béo phì. Khoảng 80% trong số này ở các
nƣớc đang phát triển. Tỷ lệ trẻ em bị thừa cân – béo phì ở các nƣớc phát triển chỉ
chiếm rất ít. Năm 2010, tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ em dƣới năm tuổi trên toàn
cầu là khoảng 6,7%, dự kiến tăng lên vào khoảng 9% vào năm 2020. Vào năm
1990, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì trên thế giới là khoảng 4%. Sau 20 năm,
Việt Nam đã cán mốc này, và con số này chắc chắn sẽ tăng trong thời gian tới.
Theo GS.TS Lê Thị Hợp, Viện trƣởng Viện Dinh dƣỡng quốc gia, nhìn
nhận thực trạng thừa cân – béo phì từ trẻ em tuổi tiền học đƣờng và học đƣờng
đến ngƣời trƣởng thành đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn
nhƣ TPHCM, Hà Nội. Tỷ lệ thừa cân – béo phì ở ngƣời trƣởng thành tại các
thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TPHCM là 27,9%. Tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ
dƣới 5 tuổi ở TPHCM đã gia tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua, từ 3,7% (năm

2000) lên 10,7% (năm 2010) và tỷ lệ thừa cân – béo phì ở học sinh phổ thông tại


2

TPHCM tăng gấp đôi, từ 11,6% (năm 2002) lên 21,9% (năm 2009). Nhƣ vậy,
tính ra cứ 10 ngƣời trƣởng thành và học sinh phổ thông đã có xấp xỉ 3 ngƣời bị
thừa cân – béo phì.
Đây là mối đe dọa lớn vì thừa cân – béo phì là một nhân tố hàng đầu gây
nên các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dƣỡng nhƣ đái tháo đƣờng týp 2, các
bệnh về tim mạch, về gan mật, các vấn đề về cơ xƣơng khớp và một số bệnh ung
thƣ [6], [51]. Nghiêm trọng hơn là những tiêu cực về tâm lý: chúng thƣờng bị
giễu cợt, có tâm lý tự ti. Một lí do thực tế là thừa cân – béo phì hạn chế khả năng
hoạt động, học sinh kém lanh lợi và nhanh nhẹn so với các bạn bình thƣờng và
đặc biệt thừa cân – béo phì làm chậm khả năng tƣ duy, ảnh hƣởng đến năng lực
học tập của học sinh.… [20]. Nhiều tác giả nhận thấy xấp xỉ 30% trẻ thừa cân –
béo phì tiền học đƣờng, 50% trẻ thừa cân – béo phì học đƣờng và 80% thanh
thiếu niên thừa cân – béo phì sẽ tiếp tục dai dẳng cho đến tuổi trƣởng thành.
Những nghiên cứu về thừa cân – béo phì và ảnh hƣởng của thừa cân – béo
phì, cách khắc phục thừa cân – béo phì đối của học sinh ở nƣớc ta chƣa nhiều.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiện tượng thừa cân – béo phì và bước đầu sử dụng biện
pháp hạn chế thừa cân – béo phì của học sinh một số trường Trung học cơ sở
tại Phú Thọ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định các đối tƣợng mắc thừa cân – béo phì bằng phƣơng pháp đối
chiếu với bảng phân loại quốc tế.
- Xác định nguyên nhân ảnh hƣởng đến thừa cân – béo phì ở học sinh
Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.



3

- Bƣớc đầu sử dụng một số biện pháp hạn chế thừa cân – béo phì ở học
sinh THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của TC-BP ảnh hƣởng đến một số chỉ tiêu sinh
học và quá trình hoạt động vận động của học sinh THCS.
- Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực, chỉ số khối cơ thể.
- Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa các chỉ số nghiên cứu.
- Thăm dò hiệu quả một số biện pháp hạn chế TC-BP đối với lứa tuổi
THCS.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Học sinh mắc chứng thừa cân – béo phì ở một số trƣờng
trong địa bàn Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
+ Trƣờng Trung học cơ sở Phong Châu;
+ Trƣờng Trung học cơ sở Sa Đéc;
+ Trƣờng Trung học cơ sở Trần Phú;
+ Trƣờng Trung học cơ sở Đỗ Xuyên;
+ Trƣờng Trung học cơ sở Lƣơng Lỗ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu trên học sinh đƣợc xác định theo cảm tính là có khả năng
mắc chứng thừa cân – béo phì để phát hiện những học sinh thực sự là mắc chứng
thừa cân – béo phì bằng phƣơng pháp đối chiếu với bảng phân loại quốc tế.
+ Nghiên cứu trên 60 học sinh (30 học sinh nữ, 30 học sinh nam) đã xác
định là mắc chứng thừa cân – béo phì để phát hiện nguyên nhân ảnh hƣởng đến
chứng thừa cân – béo phì ở học sinh THCS.


4


5. Những đóng góp của đề tài
- Xác định tỷ lệ thừa cân – béo phì ở học sinh Trung học cơ sở tại Thị xã
Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
- Bƣớc đầu sử dụng biện pháp hạn chế thừa cân – béo phì của học sinh
một số trƣờng Trung học cơ sở tại Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
- Đã cho thấy một số biện pháp can thiệp phòng tránh và khắc phục hậu
quả của TC-BP, nâng cao sức khỏe của học sinh.
- Đề tài cung cấp số liệu mới về mức độ TC-BP và một số chỉ số nghiên
cứu của học sinh lứa tuổi THCS Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về thừa cân – béo phì
Béo phì đã đƣợc biết đến từ thời cổ đại, nhƣng cho đến những thập kỷ gần
đây, béo phì mới thực sự đƣợc coi là một căn bệnh. Béo phì mở đầu cho sự phát
triển loại bệnh dịch không nhiễm khuẩn đầu tiên trong lịch sử nhân loại - dịch
béo phì [45]
Thừa cân – béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả
của sự mất cân bằng năng lƣợng, có nghĩa là năng lƣợng đƣa vào cơ thể vƣợt quá
năng lƣợng tiêu hao.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [48], [49], [50], [51].
- Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể vƣợt quá cân nặng “nên có” so
với chiều cao.
- Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thƣờng một
cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ.
Nói một cách chặt chẽ. Hai khái niệm trên hoàn toàn khác nhau bởi vì

ngƣời có cân nặng vƣợt quá tiêu chuẩn bình thƣờng không nhất định là béo phì.
Muốn xác định béo phì thực sự cần phải căn cứ vào hàm lƣợng mỡ trong cơ thể.
Nhƣng việc xác định hàm lƣợng mỡ tƣơng đối phức tạp, hơn nữa hầu hết những
ngƣời có cân nặng vƣợt quá tiêu chuẩn bình thƣờng đều béo. Vì vậy, để đánh giá
thừa cân hay béo phì ngƣời ta sử dụng công thức tính cân nặng chuẩn để so sánh.
Ngƣời đƣợc coi là “béo phì” khi cân nặng vƣợt quá cân nặng lý tƣởng 20%, còn
“thừa cân” thuộc khoảng giữa cân nặng bình thƣờng và béo phì.


6

1.1.1. Thực trạng chung về thừa cân – béo phì
1.1.1.1. Thực trạng thừa cân – béo phì trên thế giới

Hình 1.1. Toàn cảnh thực trạng thừa cân – béo phì trên thế giới
Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên toàn thế giới đến
năm 2005 có khoảng 1,6 tỉ ngƣời trên 15 tuổi thừa cân, trong đó ít nhất 400 triệu
ngƣời lớn bị béo phì. Béo phì là đại dịch không chỉ giới hạn ở các nƣớc công
nghiệp, mà có đến 115 triệu ngƣời béo phì ở các nƣớc đang phát triển [49], [50].
Theo WHO, ƣớc tính từ năm 2008 có hơn 1,4 tỷ ngƣời lớn, 20 tuổi trở lên,
bị thừa cân. Trong số những ngƣời lớn thừa cân có hơn 200 triệu nam và gần 300
triệu phụ nữ bị béo phì. Nhìn chung, nhiều hơn 10% dân số ngƣời lớn trên thế
giới bị béo phì. Trong năm 2010, hơn 40 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị thừa cân.
Chứng TC-BP đang gia tăng ở các nƣớc có thu nhập cao và cả ở các nƣớc thu
nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở đô thị. Gần 35 triệu trẻ em thừa cân đang
sống ở các nƣớc đang phát triển và 8 triệu ngƣời ở các nƣớc phát triển. Thừa cân


7


và béo phì có liên quan đến trƣờng hợp tử vong trên toàn thế giới hơn thiếu cân
[50].
Theo số liệu của WHO, hiện nay có khoảng 1,6 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị
thừa cân. Trong số trẻ lớn hơn (6 – 17 tuổi) cũng có 155 triệu trẻ (chiếm khoảng
10%) bị thừa cân và trong số đó có khoảng 30 – 45 triệu (chiếm 2 – 3%) trẻ em
lứa tuổi này bị béo phì. Thừa cân – béo phì không chỉ xảy ra ở các nƣớc phát
triển mà đang tăng nhanh ở các nƣớc đang phát triển. Tại Thái Lan, tỉ lệ béo phì
ở trẻ 5 – 12 tuổi tăng từ 12,2% lên 15,6% chỉ trong 2 năm [50].
Béo phì hiện nay đƣợc coi là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Nƣớc Mỹ là nƣớc giàu có nhất nhƣng đồng thời là nƣớc
có tỉ lệ béo phì cao đứng đầu thế giới. Tính chung, toàn nƣớc Mỹ có khoảng 100
triệu ngƣời thừa cân, chi phí điều trị tốn kém khoảng 75 tỉ USD hàng năm. Nƣớc
Anh có 3/4 ngƣời trƣởng thành TC-BP. Chi phí điều trị hàng năm tốn 7,4 tỉ bảng
Anh. Nƣớc Pháp có khỏng 9 triệu ngƣời TC-BP vào năm 1999, tới nay con số
này đã tăng lên gấp 3 lần. Ở châu Á, tỉ lệ thừa cân là 24,1%. Tại Nhật Bản, nếu tỉ
lệ thừa cân vào năm 1980 là 16% thì năm 2000 đã tăng lên 24%. Tại Trung
Quốc, tỉ lệ thừa cân từ 3,7% (năm 1982) dã tăng lên 19% (năm 2001), tƣơng
đƣơng khoảng 60 triệu ngƣời bị thừa cân [51].
WHO cho biết, có ít nhất 10 quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dƣơng có tỉ lệ
ngƣời quá cân chiếm trên 50% dân số, thậm chí có nƣớc lên đến trên 90%. Tỉ lệ
béo phì cũng ở mức cao, lên đến 30% số phụ nữ ở Phigi và 80% ở đảo Xamoa
của Mỹ. Tại Australia, kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy 1/4 dân số nƣớc
này bị quá cân. Các chuyên gia đã phân tích số liệu về trọng lƣợng cơ thể của
6.140 ngƣời trong độ tuổi trung niên điển hình ở Australia. Kết quả cho thấy chỉ


8

24,7% có cân nặng bình thƣờng, còn 32,4% đƣợc coi là quá cân và 42,9% bị xếp
vào nhóm ngƣời bị bệnh béo phì.

Tại Hàn Quốc, trong số ngƣời dân Hàn Quốc từ 19 tuổi trở lên, cứ 3 ngƣời
có 1 ngƣời mắc bệnh béo phì [46].
Hiện nay trên thế giới có khoảng 250 triệu ngƣời trƣởng thành mắc bênh
béo phì, chiếm 7% dân số [49].
Theo thống kê mới nhất của WHO, hiện nay có 33% dân số thế giới bị
mắc bệnh béo phì. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu, dự đoán đến
năm 2030, tỉ lệ này sẽ tăng lên là 57,8% [50], [51].
1.1.1.2. Thực trạng thừa cân – béo phì tại Việt nam
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh Dƣỡng năm 2005 về tình trạng dinh
dƣỡng trên 17.213 đối tƣợng từ 25 đến 64 tuổi, tại 64 tỉnh thành đại diện cho 8
vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỉ lệ thừa cân – béo phì (BMI ≥ 23) là 16,3%
trong đó tỉ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỉ lệ béo phì độ I và độ II là 6,2% và 0,4%.
Tỉ lệ thừa cân – béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới so với nam
giới, cao hơn ở thành thị so với nông thôn là 2,5% và 13,8%. Tỉ lệ béo bụng (tỉ lệ
vòng bụng/vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ [41].
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh Dƣỡng thì tình trạng TC-BP tăng
nhanh qua mỗi năm. Khoảng 20 năm trƣớc, 5% ngƣời Việt Nam bị thừa cân –
béo phì. Năm 2007, hơn 16% ngƣời Việt Nam trƣởng thành gặp tình trạng này,
40% bị béo bụng. Chỉ trong vòng 3 năm sau, đến năm 2010, tỉ lệ này đã tăng
thêm gần 10%, ở mức xấp xỉ 26%.
Ở Việt Nam tỉ lệ thừa cân – béo phì khoảng 4% ở Hà Nội (1995) và thành
phố Hồ Chí Minh (2000) 10,7% ở lứa tuổi 15 – 49 và 21,9% ở lứa tuổi 40 – 49.


9

Tỉ lệ béo phì ở trẻ học sinh Hà Nội 4,2% (1996) và 12,2% ở thành phố Hồ Chí
Minh (1997) [26].
Tại thành phố Hồ Chí Minh, qua nhiều cuộc điều tra trƣớc đây tỉ lệ béo
phì ở ngƣời trƣởng thành trên 15 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và ngƣời

dân trong độ tuổi trung niên gia tăng đáng kể (tỉ lệ TC-BP ở ngƣời trên 15 tuổi
là 12,9% và tỉ lệ TC-BP ở phụ nữ 15 – 49 tuổi là 9,7%, tỉ lệ TC-BP ở ngƣời tuổi
trung niên 40 – 60 tuổi ở vùng nội thành, vùng ven và ngoại thành lần lƣợt là
18%, 13% và 6%) [41].
1.1.1.3. Thực trạng thừa cân – béo phì trong học đường tại Việt Nam

Hình 1.2. Thừa cân – béo phì học đƣờng tại Việt Nam (năm 2014)
Tại Việt Nam, các cuộc điều tra nhân khẩu trƣớc năm 1995 cho thấy tỉ lệ
thừa cân không đáng kể. Nhƣng đến năm 2000 điều tra tại các thành phố lớn cho
thấy tỉ lệ thừa cân ở lứa tuổi học sinh tiểu học Hà Nội là 10%, thành phố Hồ Chí
Minh là 12% [19].
Theo điều tra của trung tâm Dinh dƣỡng thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ thừa
cân – béo phì ở lứa tuổi mẫu giáo, học sinh cấp 1,2 và 3 toàn thành phố Hồ Chí
Minh lần lƣợt là 10,9% (2010), 17% (2009), 6,8% (2009) và 2,3% (2009). Tình


10

trạng TC-BP của học sinh Thành phố Hồ Chí Minh tăn với tốc độ nhanh (tăng
gấp đôi) từ 11,6% (2002-2004) tăng đến 21,9% (2009) [42].
Theo khảo sát của trung tâm Dinh dƣỡng Thành phố Hồ Chí Minh, thì
năm 2009 tỉ lệ TC-BP ở THPT là 11,7% (9,4% thừa cân và 2,3% béo phì) cao
gấp đôi so với tỉ lệ này năm 2004 là 4,8%. So với học sinh 11 – 17 tuổi ở nội
thành Hà Nội thì học sinh THPT (15-18 tuổi) có tỉ lệ TC-BP cao gấp đôi (11,7%
so với 5,1%) [44].
1.2. Nguyên nhân của chứng thừa cân – béo phì ở tuổi thiếu niên
Trên 90% trƣờng hợp béo phì là do yếu tố bên ngoài, tức là do ăn uống,
chế độ vận động, sinh hoạt, chỉ có không đến 10% là do di truyền và bệnh lý,
thƣờng gặp trong các bệnh lý về gen, nội tiết có thể nguyên phát hay thứ phát.
Béo phì xảy ra khi năng lƣợng cung cấp cho cơ thể vƣợt trên nhu cầu cần

thiết trong một thời gian dài, có thể do ăn quá nhiều hoặc giảm nhu cầu do giảm
hoạt động thể lực hoặc cả hai xảy ra cùng một lúc.
Béo phì không thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Thời gian thông
thƣờng để một cơ thể bình thƣờng đạt đến cân nặng đƣợc chẩn đoán bị béo phì
tối thiểu là khoảng 1 năm [50].
1.2.1. Yếu tố di truyền
Về mặt di truyền học thì nguyên nhân gây béo phì có nhiều khả năng do
yếu tố di truyền. Theo Mayer J. (1959), nếu cả bố và mẹ đều bình thƣờng thì chỉ
có khoảng 7% con của họ bị béo, nếu 1 trong 2 bố hoặc mẹ bị béo thì chỉ có 40%
con họ sẽ bị béo phì. Nhƣng nếu cả bố lẫn mẹ đều bị béo phì thì chỉ có 80% số
con của họ sẽ bị béo phì [4].


11

1.2.2. Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống
Mọi ngƣời đều biết, cơ thể giữ đƣợc cân nặng ổn định là nhờ trạng thái
cân bằng giữa năng lƣợng do thức ăn cung cấp và năng lƣợng tiêu hao cho lao
động và các hoạt động khác. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dƣ
thừa vƣợt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lƣợng.
Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất
béo dự trữ. Vì vậy, không nên cho rằng ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới béo mà ăn
quá nhiều chất bột, đƣờng, đồ ngọt đều có thể gây béo.
Năng lƣợng (calo) đƣa vào cơ thể qua thức ăn, thức uống đƣợc hấp thu và
đƣợc ôxy hóa để tạo thành nhiệt lƣợng. Ăn quá nhu cầu, năng lƣợng sẽ đƣợc dự
trữ dƣới dạng mỡ.
Chế độ ăn giàu chất béo (lipit) có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỉ lệ béo
phì. Các chất ăn giàu chất béo thƣờng ngon nên ngƣời ta ăn quá thừa mà không
biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lƣợng nhỏ cũng có thể gây thừa calo và
tăng cân. Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất bột, đƣờng, đồ ngọt đều

có thể gây béo. Việc ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn vặt nhiều chất béo và năng
lƣợng, uống nƣớc ngọt là nguyên nhân phổ biến. Những loại thực phẩm này
thƣờng chứa nhiều chất béo, năng lƣợng và rất ít các dƣỡng chất cần thiết khác.
Thói quen ăn nhiều vào bữa tối hoặc bữa ăn quá muộn vào ban đêm cũng
là nguyên nhân gây chứng TC-BP [45].
1.2.3. Hoạt động thể lực kém
Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của TC-BP. Hiện có
nhiều học sinh không tham gia thể dục thể thao, ít vận động, mà lại có thói quen
sinh hoạt thụ động, dành nhiều thời gian cho các sinh hoạt ngồi, nằm một chỗ
nhiều sẽ khiến các em dễ bị béo phì. Điều này thấy rõ ở trẻ em thành thị. Việc


12

giảm dần thời gian vận động trong sinh hoạt hàng ngày, trốn tránh thể dục và
thay vào đó là các hoạt động nhƣ xem ti vi, đọc truyện, chơi game, ngồi trƣớc
máy vi tính không những làm hạn chế năng lƣợng tiêu hao mà còn tạo điều kiện
cho trẻ tăng lƣợng calo dung nạp vào cơ thể bằng việc ăn vặt [7].
Hiện nay điều kiện kinh tế đã phát triển hơn trƣớc, con ngƣời sử dụng
nhiều máy móc thiết bị nên ít phải hoạt động thể lực hơn, việc đi lại cũng rất
thuận tiện bằng các phƣơng tiện khác nhau. Trƣớc đây học sinh thƣờng đi xe đạp
hoặc đi bộ đến trƣờng, nhƣng hiện nay các em đƣợc bố mẹ đƣa đón bằng ô tô, xe
máy, hay các em có thể đi học bằng xe buýt, xe đạp điện tới trƣờng...
Do áp lực thi cử, hầu hết thời gian của các em dành cho việc học tập trên
lớp, học thêm ở trƣờng hoặc ở các trung tâm luyện thi, nên ít có thời gian cho
hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 chuẩn bị thi và các
trƣờng chuyên hoặc trƣờng năng khiếu của tỉnh, của trung ƣơng, trong thời gian
ôn thi căng thẳng, mệt mỏi lại có tâm lý “ăn nhiều để lấy sức mà học tập”.
Ngoài ra, môn học thể dục ở các trƣờng THCS có thời lƣợng rất ít (2
tiết/tuần). Và nhƣ hiện nay việc học tập môn thể dục đƣợc đánh giá bằng xếp

loại Đạt (Đ) hoặc Chƣa Đạt (CĐ), chứ không còn cho điểm số nhƣ trƣớc đây.
Nhƣ vậy, môn thể dục không tham gia tính điểm trung bình cuối học kỳ và cả
năm, nhƣng tham gia xếp loại học lực, do vậy các em không có ý thức học tập
môn này.
1.2.4. Yếu tố kinh tế xã hội – xã hội
Ở các nƣớc đang phát triển, tỉ lệ ngƣời béo phì ở tầng lớp nghèo thƣờng
thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phƣơng tiện đi lại khó khăn) và béo phì
thƣờng đƣợc coi là một đặc điểm của giàu có. Ở các nƣớc đã phát triển khi thiếu


13

ăn không con phổ biến nữa thì tỉ lệ béo phì lại thƣờng cao ở tầng lớp nghèo, ít
học so với tầng lớp trên [43].
1.3. Hậu quả của thừa cân – béo phì
1.3.1. Ảnh hƣởng đến tâm lý
Trẻ TC-BP thƣờng có hình dáng quá khổ, nặng nề, chậm chạp nên thƣờng
bị bại bè và mọi ngƣời xung quanh trêu chọc, do đó các em dễ bị tủi thân, mất tự
tin, lâu dần khiến các em coi thƣờng bản thân mình, sống thu mình, các em có
những suy nghĩ tiêu cực, nên xa lánh với mọi ngƣời, khó hòa nhập với cuộc
sống, các tổn thƣơng tâm lý này còn kéo dài đến tuổi trƣởng thành khiến các em
khó thành đạt trong học tập cũng nhƣ trong công việc, điều này ảnh hƣởng
không tốt đén tƣơng lai của các em.
1.3.2. Ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống
Ngƣời béo phì thƣờng có cảm giác khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày nhƣ
một hệ thống cách nhiệt. Ngƣời béo phì cũng thƣờng xuyên cảm thấy mệt mỏi,
hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân.
Ngƣời béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trƣờng nóng,. Mặt khác
do trọng lƣợng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn thành một động tác, một công
việc trong lao động, ngƣời béo phì cần mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công

sức hơn. Hậu quả là năng suất lao động giảm rõ rệt so với ngƣời thƣờng.
Ngƣời béo phì thƣờng phản ứng chậm chạp hơn ngƣời bình thƣờng trong
sinh hoạt cũng nhƣ trong lao động. Hâu quả là rất rễ bị tai nạn xe cộ cũng nhƣ tai
nạn lao động. Thừa cân – béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi ngƣời [45]. Xã
hội thƣờng có cái nhìn kỳ thị, không thiện cảm với những ngƣời béo phì. Ngƣời
béo phì thƣờng khó tìm đƣợc việc làm tốt và gặp nhiều trở ngại trong đời sống
tình cảm.


14

1.3.3. Ảnh hƣởng đến sức khỏe
Béo phì là nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau
Bệnh đái tháo đƣờng:
Theo các chuyên gia của tổ chức Y tế Thế giới, yếu tố có nguy cơ mạnh
mẽ nhất tác động lên khả năng mắc bệnh đái tháo đƣờng typ 2 là béo phì. Tỷ lệ
mắc béo phì trong cộng đồng dân cƣ và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng typ 2 luôn
song hành bên nhau [Theo Paul Zimmet, (1983), “Epidemiology of Diabetes
Mellitus”. Diabetes Mellitus, Theory and Practice, 451-465 [35].
Các nghiên cứu cho thấy ảnh hƣởng rất rõ rệt của TC-BP lên tỉ lệ mắc đái
tháo đƣờng và những ngƣời TC-BP thì nguy cơ mắc đái tháo đƣờng tăng gấp
2,35 lần so với nhóm ngƣời cân nặng bình thƣờng [41].
Bệnh mạch vành:
Khi bị béo phì mỡ bọc lấy tim, làm cho tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp
mạch vành, cản trở máu đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim [35].
Các bệnh về tim mạch liên quan đến TC-BP là: Bệnh động mạch vành
(đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, tai biến mạch não (đột quỵ),
tăng huyết áp, rối loạn mỡ (lipit) máu. Qua các nghiên cứu, ngƣời ta thấy nguy
cơ mắc các bệnh về tim mạch do béo phì gây ra là: Tăng nguy cơ mắc bệnh động
mạch vành lên 4 lần so với bình thƣờng, tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần, tăng

huyết áp 12 lần, tiểu đƣờng tăng 6 lần... [45].
Rối loạn lipit máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglyxerit và LDLcolesterol, làm giảm nồng độ HDL-colesterol trong máu. Ngƣời béo bụng dễ bị
rối loạn lipit máu.


×