Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

MỘT số vấn đề cơ bản về PHƯƠNG PHÁP LUẬN sử học và vận DỤNG vào CHUYÊN NGÀNH LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.36 KB, 80 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC VÀ VẬN DỤNG
VÀO CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã học phần: LSPP
Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN SỬ HỌC VÀ VẬN DỤNG VÀO CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tiếng Anh: Basic issues on historical methodology and its application
to the major History of the Communist Party of Vietnam
- Mã số học phần:
Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Chuyên đề thuộc học phần bắt buộc
- Số giờ tín chỉ của học phần:30 tiết
Bao gồm:
+ Giảng dạy lý thuyết: 20 tiết
+ Thảo luận:10 tiết
+ Viết tiểu luận: 7 tiết
+ Thi viết: 3 tiết
Mục tiêu của học phần :
+ Kiến thức: Giúp học viên nắm vững lý luận về khoa học lịch sử và
phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Kỹ năng: học viên vận dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân
tộc nói chung và lịch sử Đảng nói riêng.
+ Tư tưởng: học viên học tập và nghiên cứu học phần một cách nghiêm
túc để có thể vận dụng tốt trong nghiên cứu và giảng dạy.


Tóm tắt nội dung học phần: Khái quát một số vấn đề lý luận sử học:
đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử nói chung và khoa học


Lịch sử Đảng nói riêng. Làm rõ những phương pháp nghiên cứu Lịch sử và
Lịch sử Đảng như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc; phương pháp
đồng đại, lịch đại; nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên cứu
Lịch sử Đảng, sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng trong nghiên
cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung chi tiết học phần
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀPHƯƠNG PHÁPLUẬN SỬ HỌC
1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
1.1.1. Về khái niệm phương pháp và phương pháp luận
Có thể nói chưa bao giờ vấn đề phương pháp luận lại được bàn đến
nhiều như hiện nay, nhất là từ khi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
và ngày nay là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Đối với những
người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung thì việc nghiên cứu vấn
đề phương pháp luận là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Cho đến nay, khái niệm phương pháp luận còn đang được dùng theo
nhiều nghĩa rất khác nhau. Phương pháp luận là "khoa học về phương pháp,
về những phương pháp nghiên cứu; b/ tổng hợp những cách, những phương
pháp tìm tòi dùng trong một ngành khoa học nào đó" 1 hay "phương pháp
luận... là học thuyết triết học về các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện

1

Từ điển Triết học,Hà Nội, 1960, tr. 648


thực; là sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào quá trình nhận thức,
vào sự sáng tạo tinh thần nói chung và vào thực tiễn"2
Bất cứ một chuyên ngành khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiên
cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu riêng và có hệ thống tri thức riêng.

Không có đối tượng thì không có và không thể có bất cứ khoa học nào vì
không có đối tượng thì không xác định được phải nghiên cứu cái gì. Sau khi
xác định được đối tượng nghiên cứu, mỗi chuyên ngành khoa học còn phải
tìm ra được những phương pháp nghiên cứu thích ứng.
Việc tìm tòi những phương pháp nghiên cứu thích ứng với mỗi khoa
học nhất định, xác định xem những phương pháp đó là những phương pháp
nào, nội dung của mỗi phương pháp là gì, cách áp dụng nó ra sao, phạm vi
áp dụng của nó đến đâu v.v. do lý luận về phương pháp của khoa học này
giải quyết. Lý luận về phương pháp đó chính là phương pháp luận.
Phương pháp nghiên cứu của mỗi khoa học đều phụ thuộc vào bản chất
và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của khoa học đó, nên muốn tìm ra
được các phương pháp nghiên cứu thích ứng cần phải xuất phát từ bản thân
đối tượng. Nhưng đối tượng nghiên cứu của mỗi khoa học cụ thể chỉ là một
bộ phận nhỏ, một "mảnh” nhỏ của thế giới hiện thực. Bộ phận nhỏ ấy,
"mảnh" nhỏ ấy nằm trong một mối liên hệ qua lại chằng chịt hết sức phức
tạp với các bộ phận khác, với các "mảnh" khác. Vì vậy, để xác định được
hướng đi và cách đi thích ứng, để khỏi bị lạc trong mớ quan hệ chằng chịt
các hiện tượng ấy, để luôn luôn xác định đúngđối tượng nghiên cứu, trước
hết cần dựa vào các nguyên lý thế giới quan.
Là những quan điểm khái quát của con người về thế giới nói chung và
về vị trí của con người trong thế giới ấy, các nguyên lý thế giới quan có tác
dụng định hướng cho người nghiên cứu, không những định hướng trong quá
2

Bách khoa triết học của Liên Xô, t.3, tr.420..


trình tìm ra phương pháp mà còn định hướng ngay cả trong quá trình vận
dụng phương pháp.
Xuất phát từ những nguyên lý thế giới quan nhất định, những nguyên

lý gắn liền với bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, người nghiên cứu xác
định được những phương pháp nghiên cứu thích hợp. Vì vậy, các nguyên lý
thế giới quan chính là cơ sở của các phương pháp, có tác dụng soi sáng cho
các phương pháp, đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động nhận thức và hoạt động
cải tạo thực tiễn. Thế giới quan đúng sẽ đảm bảo tìm ra các phương pháp
nghiên cứu đúng. Ngược lại, nếu thế giới quan sai lầm thì các phương pháp
nghiên cứu tìm được để nghiên cứu đối tượng đó cũng sẽ sai lầm.
Chẳng hạn, xuất phát từ luận điểm cho rằng, lịch sử phát triển của xã
hội là lịch sử đấu tranh giai cấp, những người mác xít đòi hỏi khi nghiên cứu
các hiện tượng xã hội cần áp dụng phương pháp phân tích giai cấp, cần đứng
vững trên quan điểm giai cấp. Ngược lại những người theo trường phái tâm
lý trong xã hội học lại xuất phát từ chỗ cho rằng, kinh nghiệm tâm lý và
những xúc cảm của con người tạo nên bản chất của các hiện tượng và các
quá trình xã hội. Vì vậy, họ đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng xã hội
bằng các phương pháp của tâm lý học và việc nghiên cứu phải được bắt đầu
từ tâm lý cá thể là những đơn vị quan sát cơ bản. Rõ ràng là xuất phát từ
những nguyên lý thế giới quan khác nhau, người ta đã đi đến khẳng định
những phương pháp nghiên cứu khác nhau và tính chất đúng đắn hay sai lầm
của thế giới quan có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại của
việc tìm tòi và vận đụng các phương pháp. Vì vậy, các nguyên lý thế giới
quan tạo nên bộ phận quan trọng nhất trong nội dung của phương pháp luận.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ các nguyên lý thế giới quan đều nằm
trong nội dung phương pháp luận của một khoa học cụ thể nhất định. Nội
dung phương pháp luận của mỗi bộ môn khoa học chỉ bao gồm những


nguyên lý thế giới quan nào trực tiếp hay ít nhiều trực tiếp liên quan đến đối
tượng nghiên cứu mà thôi.
Ngoài các nguyên lý thế giới quan, trong nội dung phương pháp luận
của mỗi chuyên ngành khoa học còn có một loạt nguyên lý khác. Đó là các

nguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, là các nguyên tắc
chung về sự vận dụng các phương pháp, về việc sử dụng các tài liệu, sự kiện
v.v. trong một ngành khoa học nhất định. Những nguyên lý và nguyên tắc
chung này xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Chúng
không phải là những nguyên lý thế giới quan nhưng cũng không trực tiếp
nằm trong nội dung của các phương pháp. Các nguyên lý thế giới quan cũng
như các nguyên lý và nguyên tắc chung trên đây mới chỉ là những căn cứ
những cơ sở cho các phương pháp và cho việc vận dụng các phương pháp
trong một ngành khoa học nhất định. Để có thể thực sự sử dụng được các
phương pháp ấy còn cần vạch rõ nội dung cụ thể của chúng, vạch rõ cách áp
dụng, phạm vi áp dụng và mối quan hệ qua lại giữa chúng v.v.. Tóm lại, cần
có lý luận trực tiếp về bản thân các phương pháp nữa.
Như vậy,phương pháp luận là lý luận về phương pháp. Đó là một hệ
thống lý luận chặt chẽ với những loại nguyên lý nhất định gắn bó hữu cơ với
nhau:các nguyên lý thế giới quan gắn liền với bản chất của đối tượng nghiên
cứu;các nguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, các
nguyên tắc chung về việc vận dụng các phương pháp, về sự sử dụng tài liệu,
sự kiện... trong một ngành khoa học nhất định; các nguyên lý và nguyên tắc
chung này gắn liền với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Tất cả các bộ
phận này gắn bó mật thiết với nhau tạo nên một hệ thống lý luận chặt chẽ,
thống nhất và là một thành phần không thể thiếu được của bất cứ bộ môn
khoa học nào.


Vì vậy, phương pháp luận không phải là một tập hợp lý luận tuỳ tiện,
càng không phải chỉ là một tập hợp đơn thuần các phương pháp được dùng
trong một ngành khoa học nào đấy, nhưng đồng thời nó cũng không phải là
một khoa học riêng biệt đứng độc lập như các khoa học khác.
Phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được của mỗi bộ
môn khoa học, là học thuyết về các phương pháp. Chính vì thế, phương pháp

luận không phải chỉ là một học thuyết triết học về các phương pháp như một
số tác giả khẳng định.
Do vậy, cần phân biệt “phương pháp luận” với “phương pháp”.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là học thuyết về phương pháp.
Phương pháp là “một hình thức quán triệt hiện thực về mặt lý luận và thực
tiễn xuất phát từ những quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu;
là một hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh của hoạt động cải tạo, thực tiễn
hay hoạt động nhận thức, lý luận"3.
Phương pháp là cách thức mà theo đó, người ta hành động hay nhờ đó
mà người ta nghiên cứu ra một hệ thống kiến thức về một đối tượng nhất
định. Do đó, sẽ rất sai lầm khi khẳng định rằng phương pháp luận - đó là
phương pháp biện chứng, rằng phương pháp luận khoa học tổng quát - đó là
phương pháp triết học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Ở đây các tác giả
đã lầm lẫn giữa lý luận về phương pháp với bản thân phương pháp. Thực ra
chỉ có triết học với tư cách là một hệ thống lý luận về phương pháp mới có
thể là cơ sở phương pháp luận của khoa học, hay nói chính xác hơn, là
phương pháp luận chung nhất của khoa học, còn phương pháp triết học
không hoàn thành được chức năng đó vì bản thân phương pháp triết học chỉ
là sự vận dụng lý luận triết học vào hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn,
chỉ là một công cụ để nhận thức mà thôi.
3

Bách khoa triết học của Liên Xô, t.3, tr.420.


Cần phân biệt rõ“lý luận về phương pháp” với “lý luận được tóm tắt
trong phương pháp”, vì thực chất thì phương pháp - đó chính là lý luận đã
được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu.
Lý luận đúng đắn được nghiên cứu đầy đủ đều hoàn thành hai chức
năng:là sự phản ánh một lĩnh vực thực tại nhất định;có thể được dùng với

tính cách là phương pháp. Lý luận đó sẽ được dùng với tính cách là phương
pháp khi nào nó được dùng làm phương tiện để đi từ cái đã biết đến cái chưa
biết, là phương tiện giải thích các sự kiện và quy luật mới phát hiện được, là
công cụ để hoạt động thực tiễn. Trong những trường hợp ấy bao giờ lý luận
cũng phải được thể hiện ra bằng hệ thống các quy tắc và các biện pháp nhất
định.Chẳng hạn:bản thân trithức về các quy luật chung của sự phát triển của
thế giới khách quan được diễn đạt trong chủ nghĩa duy vật biện chứng dưới
dạng các quy luật, các phạm trù v.v. chưa phải là phương pháp biện chứng.
Đó mới là lý luận. Lý luận này trở thành phương pháp khi nào nó được ứng
dụng vào thực tiễn nhận thức và cải tạo hiện thực. Lêmn viết: "Cái mà Mác
và Ăngghen gọi là phương pháp biện chứng - để đối lập với phương pháp
siêu hình - chẳng qua chỉ là phương pháp khoa học trong xã hội học, phương
pháp coi xã hội là một cơ thể sinh động, phát triển không ngừng (chứ không
phải là một cái gì được kết hợp một cách máy móc và do đó có thể tuỳ ý
phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được); mà muốn nghiên cứu cơ
thể đó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất
cấu thành một kết cấu xã hội nhất định, và cần phải nghiên cứu những quy
luật hoạt động và phát triển của kết cấu xã hội đó"4. Như vậy, quan điểm coi
xã hội là một cơ thể sinh động, phát triển không ngừng chứ không phải là
một cái gì được kết hợp một cách máy móc, tuỳ tiện, là lý luận biện chứng.
Khi lý luận ấy được vận dụng vào việc nghiên cứu xã hội thì nó biến thành
4

V. I. Lênin. Bút ký triết học. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963, tr. 384.


phương pháp biện chứng trong xã hội học với tất cả những yêu cầu, những
quy tắc cụ thể của phương pháp ấy: phải phân tích một cách khách quan
những quan hệ sản xuất cấu thành một kết cấu xã hội nhất định, phải nghiên
cứu những quy luật hoạt động và phát triển của kết cấu xã hội đó v.v..

Vì phương pháp, về thực chất, là lý luận đã được kiểm nghiệm và được
thể hiện ra bằng hệ thống những quy tắc và trình tự các biện pháp nhất định,
trong khi đó phương pháp luận ngoài lý luận về bản thân phương pháp lại
còn bao gồm những nguyên lý thế giới quan và những nguyên tắc chung về
các cách xem xét, nghiên cứu sự vật nên việc sử dụng phương pháp bao giờ
cũng phải đưa vào phương pháp luận.
Phương pháp là công cụ ở trong tay nhà nghiên cứu, còn phương pháp
luận thông qua nhà nghiên cứu mà điều khiển công cụ ấy. Chính vì thế,
trong mối quan hệ qua lại giữa phương pháp luận và phương pháp, phương
pháp luận đóng vai trò chỉ đạo, chi phối đối với phương pháp. Phương pháp
luận trực tiếp ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng và phương pháp
nghiên cứu, đến cách chọn lọc tài liệu ban đầu, đến việc phân định cái chủ
quan và cái khách quan trong các hiện tượng, đến phương thức kết hợp các
phương pháp nghiên cứu v.v.. Tóm lại, nó trực tiếp chi phối việc lựa chọn và
vận dụng các phương pháp. Bản thân các phương pháp có thể được sử dụng
một cách có hiệu quả với điều kiện là người nghiên cứu phải đứng trên lập
trường đúng đắn, có phương pháp luận đúng đắn.
Trong phương pháp luận, các nguyên lý thế giới quan được vận dụng
với tư cách là những nguyên lý hướng dẫn cho việc vận dụng các phương
pháp, cho việc xác định các con đường nghiên cứu. Với tư cách là những
nguyên lý chung, các nguyên lý thế giới quan có thể chỉ ra về đại thể phương
hướng giải quyết các vấn đề trước khi các vấn đề này được giải quyết cụ thể
bằng những phương tiện cụ thể của một ngành khoa học nhất định.


Cho nên chỉ có thể hiểu luận điểm nói rằng phương pháp luận thực
chất là sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào trong hoạt động nhận
thức và cải tạo thực tiễn theo nghĩa đó chứ không thể theo nghĩa vận dụng
chúng như một công cụ. Khi đã được vận dụng như một công cụ thì chúng
đã biến thành phương pháp.

Vì các nguyên lý thế giới quan đóng vai trò chỉ đạo rất lớn đối với các
hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn nên bất cứ phương pháp luận nào
cũng phải dựa trên nền tảng thế giới quan nhất định, đều phải xây dựng từ
những luận điểm thế giới quan nhất định. Song, thế giới quan có thể đúng,
cũng có thể sai, có thể khoa học, cũng có thể không khoa học. Tính chất
đúng đắn hay sai lầm, khoa học hay không khoa học này của thế giới quan
quyết định tính chất đúng đắn hay sai lầm, khoa học hay không khoa học của
phương pháp luận và do đó có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay
thất bại của việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp.
Vì vậy, nhiệm vụ của những người nghiên cứu là phải biết lựa chọn và
vận dụng một cách có ý thức phương pháp luận nào khoa học nhất, đúng đắn
nhất để tránh được những sai lầm, tránh phải đi đường vòng trong các
nghiên cứu khoa học cụ thể của mình.
Vì phương pháp luận không phải là một khoa học riêng biệt đứng độc
lập như các khoa học khác mà là một bộ phận không thể thiếu được của mỗi
bộ môn khoa học, là lý luận về các phương pháp được sử dụng trong bộ môn
khoa học ấy nên có thể nói rằng mỗi khoa học đều có phương pháp luận của
mình. Song điều đó không có nghĩa là phương pháp luận của các khoa học
hoàn toàn tách biệt với nhau và không tồn tại một phương pháp luận chung
cho mọi khoa học.
Cũng tương tự như với các phương pháp, phương pháp luận có nhiều
loại: có phương pháp luận riêng, chỉ đúng cho từng bộ môn khoa học nhất


định, có phương pháp luận chung áp dụng được cho một số môn khoa học và
có phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất, áp dụng được cho mọi bộ
môn khoa học.
Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học, vì, một
mặt, triết học là bộ phận quan trọng nhất của thế giới quan, mà thế giới quan,
như ta đã biết, lại tạo nên phần quan trọng nhất trong nội dung của phương

pháp luận; mặt khác triết học nghiên cứu và xây dựng căn cứ lý luận cho các
loại phương pháp nhận thức - các phương pháp triết học chung nhất cũng
như các phương pháp khoa học cụ thể.Triết học Mác - Lênin đang đóng vai
trò là phương pháp luận phổ biến, đồng thời là phương pháp luận phổ biến
duy nhất đúng đắn của khoa học hiện đại vì nó được xây dựng và được khái
quát hoá lên từ những thành tựu của khoa học và của thực tiễn. Triết học
Mác - Lêninvạch ra những quy luật phát triển chung nhất của thế giới, và do
đó,vũ trang cho con người phương pháp đúng đắn nhất để nhận thức và cải
tạo hiện thực.
Tuy nhiên, phải nhận thức rõ rằng,không thể đồng nhất với triết học nói
chung, dù triết học là cơ sở lý luận của phương pháp luận khoa học của các
giai cấp, các thời đại. Đối với khoa học hiện nay, triết học Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận. Song, phương phápluậnkhoa
học bao gồm không chỉ các cơ sở lý luận thuộc về triết học mà còn có những
vấn đề về nhận thức, về lôgíc học, và những vấn đề không nằm trong phạm
vi của triết học, nó còn liên quan đến nội dung của từng khoa học cụ thể.
1.1.2. Phương pháp luận sử học mác xít
Ngay trong tác phẩm“Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen đã trình bày
một cách hệ thống quan điểm duy vật lịch sử của mình. Chủ nghĩa duy vật
lịch sử khẳng định rằng, lịch sử không phải do một cá nhân, một lực lượng
siêu nhiên nào sáng tạo, mà lànhững hoạt động của con người theo đuổi mục


đích của mình. Sự phát triển ấy trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác
nhau, kế tiếp trong lịch sử một cách hợp quy luật, theo tác động của quần
chúng nhân dân- nhân tố quyết định của sự phát triển của xã hội. Nhân tố
tích cực nhất đối với với sự phát triển lịch sử xã hội là lưc lượng sản xuất và
trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp còn là động lực phát triển lịch sử.
Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin đã cho chúng ta
kim chỉ nam để tìm ra những quy luật trong tình trạng rối rắm và hổn độn vẻ

bề ngoài... của xã hội. Nhờ vậy, sử học mácxít vượt lên, khác với sử học
trước đó; bởi vì, khoa học xã hội và khoa học lịch sử trước Mác thì nhiều
lắm cũng chỉ tích luỹ được những sự kiện, góp nhặt một cách tình cờ và chỉ
trình bày một số mặt nào đó của quá trình lịch sử. Chủ nghĩa Mác “mở
đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát
triển, và sụp đổ của các hình thái kinh tế- xã hội. Phương pháp luận sử học
mácxít được V.I. Lênin phát triển khi Người bảo vệ những quan điểm duy
vật về lịch sử. Lênin còn phân tích sâu hơn vấn đề về phương pháp nghiên
cứu lịch sử mà Mác đã xây dựng. Người chỉ rõ: Phương pháp của Mác trước
hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời
điểm lịch sử nhất định, và trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định, tìm hiểu
xem trước hết hoạt động của giai cấp nào là động lực chính của sự tiến bộ có
thể xảy ra trong hoàn cảnh cụ thể ấy
V.I. Lênin đã nhấn mạnh một nguyên tắc rất quan trọng đối với việc
nghiên cứu lịch sử là phải có “... một thói quen thật sự đối với vấn đề này
(tức là quan điểm lịch sử của Mác –chúng tôi chú thích - Phan Ngọc Liên)
một cách đúng đắn mà không lạc vào đống chi tiết vụn vặt trong muôn vàn ý
kiến xung đột nhau. Điều quan trọng nhất để có một lập trường khoa học đối
với vấn đề này là “không quên mối liên hệ lịch sử cơ bản, xem xét mỗi vấn
đề trên quan điểm là một hiện tượng nào đó trong lịch sử đã ra đời như thế


nào, những giai đoạn chủ yếu trong sự phát triển của nó mà xem một vật
nhất định hiện nay trở thành cái gì”5
Có nhiều ý kiến khác nhau, song các nhà sử học đều nhất trí cho rằng,
cần phải xuất phát từ định nghĩa có tính nguyên tắc của V. I. Lênin về
phương pháp luận sử học mácxít. Theo Lênin, phưong pháp luận sử học
mácxít là sự thống nhất lý luận mácxít về quá trình lịch sử và phương pháp
nghiên cứu quá trình đó.
Do đó, nội dung phương pháp luận sử học bao gồm các vấn đề cơ bản

sau:
-Đặc trưng của quá trình phản ánh hiện thực trong lịch sử.
-Bản chất của khái niệm lịch sử, đặc trưng của việc hình thành các khái niệm.
-Các phạm trù triết học, kinh tế học và các khoa học khác có liên quan
được sử dụng trong việc nghiên cứu lịch sử.
-Phép biện chứng của cái chung, cái riêng trong nhận thức lịch sử.
-Những nguyên tắc lý luận của việc lựa chọn, phân tích, đánh giá các
nguồn tư liệu lịch sử.
-Những cơ sở khoa học, những nguyên tắc tiêu chuẩn của việc phân kỳ
lịch sử (các vấn đề về hinh thái kinh tế xã hội, thời đại, thời kỳ...)
-Tương quan giữa khách thể và chủ thể trong quá trình lịch sử.
-Tính Đảng và tính khách quan trong sử học.
-Mối tương quan giữa việc nghiên cứu xã hội , xã hội học và lịch sử,
nhận thức luận mácxít và khoa học lịch sử.
- Mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, mối tương quan giữa các cuộc
cách mạng xã hội hiện nay và quá trình lịch sử.

5

Những vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu lịch sử trong các tác phẩm của V.I. Lênin từ sau
Tháng Mười. Tạp chí Những vấn đề lịch sử, số 6, 1963.


Trong việc nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học mácxítlêninnít có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử (nội dung
khoa học và phương pháp nghiên cứu) cũng như phương pháp dạy học lịch
sử. Không nắm được phương pháp luận sử học, các nhà nghiên cứu lịch sử
mất phương hướng hoạt động, không có khả năng giải quyết những vấn đề
lịch sử đặt ra.
Vì vậy, có thể nói rằng, đối với người làm công tác sử học, những vấn
đề phương pháp luận là những vấn đề rất quan trọng. Nó đáp ứng yêu cầu

nghiên cứu, học tập, giảng dạy lịch sử và trang bị những lý luận cơ bản để
tích cực chống lại phương pháp luận sử học tư bản.
Trong cuộc đấu tranh chống sử học mácxít, các sử gia tư sản vẫn tiếp
tục xuyên tạc sự kiện lịch sử cụ thể và mở rộng các chiến dịch trực tiếp hoặc
gián tiếp chống những cơ sở lý luận, nhận thức lịch sử của sử học mácxít.
Cho nên, để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở của phương pháp luận sử
học mácxít – lêninnít, chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu và vận dụng sáng
tạo những nguyên lý của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
lịch sử.
1.2. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤCỦA KHOA HỌC
LỊCH SỬ
Mỗi một ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng và chức năng,
nhiệm vụ được xác định. Khoa học lịch sử (sử học) đạt được những thành
tựu quan trọng là dựa trên phương pháp luận đúng đắn. Phương pháp luận
(Methodology) đúng đắn là làm rõ đối tượng nghiên cứu (Object), chức
năng (Duty), nhiệm vụ (Mission) và phương pháp nghiên cứu (Method)
đồng thời tuân thủ những nguyên tắc cơ bản (Principle). Những yếu tố của
nhận thức lịch sử đã có từ lâu, từ lúc con người mới xuất hiện; bởi vì “lịch sử bắt


đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy”1. Sự nhận thức lịch sử phát triển
theo trình độ nhận thức con người nói chung, đặc biệt từ khi lịch sử trở thành một
khoa học, thì lý luận sử học cũng dần dần phát triển.Dĩ nhiên, nội dung giải quyết
các vấn đề này khác nhau, thậm chí trái ngược nhau ở các thời kỳ lịch sử, ở
các giai cấp.
1.2.1. Đối tượng của khoa học lịch sử
Vấn đề quan trọng trước hết là phải xác địnhđối tượngcủa khoa học lịch
sử là gì, cần trả lời câu hỏi cụ thể“lịch sử nghiên cứu cái gì?”, để xác định
mục đích, nội dung và phạm vị nghiên cứu không trùng lặp với các khoa học
khác. Giải quyết đúng các vấn đề như vậy, các nhà sử học cần xác định đúng

quan niệm về đối tượng nghiên cứu.
Quan niệm của sử gia thời cổ đại, phong kiến và tư bản về đối tượng
của sử học
Trong xã hội chiến hữu nô lệ, các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu
của con người thời cổ đại đều phụ thuộc vào quan niệm nhận thức của giai
cấp thống trị (chủ nô), được thể hiện trong các loại biên niên sử, tiểu sử, tự
truyện, biện luận lịch sử … trung tâm nghiên cứu của sử học thời cổ đại là
đời sống chính trịcủa giai cấp chủ nô. Các tài liệu về tình hình đời sống của
giai cấp nô lệ, nông nô rất hiếm có trong thời kỳ lịch sử này.
Trong xã hội phong kiến,sử họcxem hiện tượng lịch sử là kết quả sự
can thiệp sức mạnh của Trời vào đời sống cong người: quá trình lịch sử do ý
Trời định đoạt. Theo thuyết « thiên mệnh » này, đối tượng của sử học là vua
chúa - những kẻ “con trời”- vua quan phong kiến. Các nội dung chủ yếu
trong các biên niên sử thời trung đại là việc ghi chép về đời sống của các vua
chúa, các tầng lớp trên của giai cấp phong kiến, về cuộc đấu võ của kị sĩ,
cuộc tranh giành của phong kiến,… Đối tượng nghiên cứu của sử học phong
1

C. Mác Ph. Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1962,tr.304


kiến chỉ hạn chế trong phạm vi những sự việc xảy ra trong đời sống chính trị, chiến
tranh, bang giao, việc thay đổi triều đại...
Thời Phục hưng nước Pháp, sử học của giai cấp tư sản lúc này đã quan niệm
được “đối tượng đặc biệt của lịch sử là con người và những sự vật quan hệ đến con
người”. Makiavenli đã đưa cái nhìn thế tụcvề khoa học vào lịch sử, tìm cách giải
thích lịch sử ở bản thân hoạt động của con người; Mabiông (thế kỉ XVII) tìm cách
nâng lịch sử thành một khoa học (về tính chân thực và đáng tin của sử liệu ). Bên
cạnh việc lấy các hoạt động chính trịcủa loài người trong lịch sử làm đối tượng
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu lịch sử còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh tế, văn

hoá, xã hội,… Đếnthế kỉ XVIII, các nhà sử học đã chú ý đến việc giải thích nguyên
nhân của các sự kiện lịch sử, nêu khái niệm “tiến bộ” và tìm hiểu động lực của
sựphát triển và tiến bộ của lịch sử.
Đầu thế kỉ XIX, các nhà sử học phương Tâyđã bắt đầu phát hiện ra giai cấp và
vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội (đặc biệt là xã hội Pháp cận đại) và lấy nó
làm đối tượng nghiên cứu của lịch sử,nhấn mạnh vai trò của các quan hệ sở hữu,
hoạt động kinh tế và đấu tranh giai cấp, vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động
và biến đổi của lịch sử loài người.
Tuy nhiên, sử học tư sản thời kì này quan niệm về đối tượng nghiên cứu
là :xem lịch sử là lịch sử của trí tuệ, của văn minh, của thời kì có chữ viết và bỏ ra
ngoài đối tượng của sử học cả thời kì nguyên thuỷ dài dằng dặc của loài người ;sử
học tư sản xem lịch sử chỉ là lịch sử của cá nhân xuất chúng. Toàn bộ những hoạt
động của quần chúng nhân dânlao động bị gạt ra ngoài đối tượng của sử học.
Như vậy, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ quan niệmgiai cấpchủ nô là đối tượng
nghiên cứu của sử học,xã hội phong kiến quan niệm vua quan là đối tượng nghiên
cứu của sử học. Đến xã hội tư sản, những thương nhân, nhà kinh doanh là nhân vật
trung tâm của sử học tư sản. Các nhà sử học tư sản phương Tây coi thường lịch sử
các nước phương Đông; theo họ, chỉ có nền văn minh phương Tây mới xứng đáng


là nền văn minh thế giới. Họ đưa ra thuyết “châu Âu là trung tâm”, xem lịch sử các
nước châu Âu là đối tượng sử học chủ yếu. Thuyết “châu Âu là trung tâm” chỉ là
sản phẩm để phục vụ mục đích củagiới tư sản xâm lược, biện hộ cho quan điểm của
chủ nghĩa thực dân.
Đến giữa thế kỉ XIX,khi chủ nghĩa Mác ra đời, đặc biệt từ sau thắng lợi của
cách mạng Tháng Mười Nga, bên cạnh sự phát triển của dòng sử học mác xít, giới
sử học tư sản đã tạo ra rất nhiều trường phái lịch sử khác nhau nhằm chống lại chủ
nghĩa Mác và sử học mác xít. Một số sử gia tư sản chống cộng muốn thủ tiêu khoa
học lịch sử và dĩ nhiên thủ tiêu cả đối tượngsử học; muốn thay thế khoa học lịch sử
cũ bằng các khoa học lịch sử mới , như “sử học cơ học lượng tử”, “khoa học lịch sử

kinh tế”,… Họ ra sức tuyên truyền và chứng minh cho cái gọi là “hình thái tiền tư
bản chủ nghĩa”, “chủ nghĩa tư bản vĩnh cửu”. Và xem đó là những đối tượng thực
sự của sử học, còn chủ nghĩa cộng sản, theo họ chẳng qua cũng là chủ nghĩa tư bản,
chỉ có điều “thủ đoạn sản xuất là do chiếm hữu xã hội” mà thôi.Những quan niệm
trênnhằm phủ nhận các lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật xã hội,
về đấu tranh giai cấp, về vai trò của quần chúng trong lịch sử.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đối tượng của sử học
Cuộc cách mạng trong khoa học lịch sử thực sự được bắt đầu khiMác
và Ăngghen đã hoàn thành quan niệm duy vật về lịch sử. Bởi vì “việc phát
hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, hay nói đúng hơn, sự áp dụng và mở
rộng chủ nghĩa duy vật một cách triệt để vào lĩnh vực những hiện tượng xã
hội đã loại bỏ được hai khuyết điểm cơ bản của những lí luận lịch sử trước
kia.
Một là, những lí luận lịch sử này giỏi lắm thì cũng chỉ nhìn đến động cơ
tư tưởng trong hoạt động lịch sử của người ta, chứ không tìm xem cái gì sinh
ra trong động cơ ấy, không nắm lấy những quy luật khách quan chi phối sự


phát triển của hệ thống quan hệ xã hội và không thấy rằng trình độ phát triển
của sản xuất vật chất là nguồn gốc của những quan hệ ấy.
Hai là,những lí luận trước kia đã bỏ quên chính ngay hoạt động của
quần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử thì lần đầu tiên đã giúp
chúng ta có thể nghiên cứu với sự chính xác của khoa học tự nhiên, những
điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của điều kiện
ấy”6.
Đó là quan niệm:lịch sử xã hội bắt đầu khi con người và tập đoàn người
đầu tiên xuất hiện trên quả đất và cũng từ đó lịch sử xã hội là lịch sử con
người. Nội dung của lịch sử xã hội là hoạt động của con người theo đuổi một
mục đích nhất định. Con người là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra mọi
giá trị vật chất và tinh thần, đấu tranh chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đấu

tranh chống mọi áp bức bất công trong xã hội. Vì vậy, các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác-Lênin đã nhiều lần chỉ rõ: lịch sử của xã hội loài người là lịch sử
của quần chúng nhân dân, lịch sử của những phương thức sản xuất kế tiếp
nhau và từ khi xã hội phân chia thành giai cấp thì lịch sử còn là đấu tranh
giai cấp. Nguyên lí này trở thành cơ sở khoa học cho việc xác định đúng đối
tượng sử học.
Những quan điểm mácxít về lịch sử đã vạch ra con đường nghiên cứu
lịch sử một cách khoa học, “đã khai sinh một nền sử học thực sự khoa học”
và đối tượng của nó là quá trình phát triển lịch sử của xã hội loài người, và
“là một quá trình thống nhất và bị chi phối, mặc dầu qúa trình đó cực kì
phức tạp và có rất nhiều mâu thuẫn”7.
Như vậy, đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triểncủa xã
hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống
6

Lênin, Toàn tập, tập 4,tr. 19

7

V.I.Lênin, Mác - Ăngghen, chủ nghĩa Mác. Sđd, tr. 20


nhất, tính phức tạp, tính muôn màu, muôn vẻ của nó. Đó là sự chuyển biến
cụ thể của các phương thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng dân
tộc, là sự biểu hiện cụ thể, phong phú cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử,
là sự thể hiện một cách sinh động vai trò sáng tạo, quyết định của quần
chúng nhân dân lao động đối với lịch sử.
Sử học là một khoa học và việc nhận thức quy luật là cơ sở của mọi
khoa học. Khoa học phải đi vào bản chất của sự vật, phảiphát hiện những
quy luật khách quan phát triển của thế giới về tự nhiên và xã hội, sử dụng

những quy luật khách quan đó vào lợi ích của loài người một cách thích hợp
nhất. Cho nên, khoa học lịch sử, mặc dầu đối tượng của nó là những hiện
tượng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội rất phức tạp, nhưng một khi đã
trở thành một khoa học thì cũng giống như những khoa học khác, cũng có
thể và cần phải phát hiện và sử dụng quy luật phát triển của xã hội vào thực
tế.
Khoa học lịch sử cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác đều
nghiên cứu một khách thể chung là xã hội loài người. Nếu đối tượng của mỗi
một bộ môn khoa học xã hội là một mặt cụ thể riêng rẽ nào đấy của đời sống
xã hội, thì đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển xã hội nói
chung, là toàn bộ những hiện tượng của đời sống xã hội, là tất cả các mặt
của đời sống xã hội trong mối liên hệ và tác động lẫn nhau của chúng. Cần
phải xác định rõ đối tượng cụ thể của các chuyên ngành chuyên ngành khoa
học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người; ngoài lịch sử dân tộc và
thế giới còn có lịch sử Đảng, dân tộc học, khảo cổ học và các ngành hỗ trợ.
Từ quan niệm mác xít - lêninnít về đối tượng sử học như trên, chúng ta tiếp tục
cuộc đấu tranh phê phán những quan điểm sai lầm, phản động về đối tượng sử học
Việt Nam của sử gia tư sản thời thuộc Pháp, của sử gia đế quốcvà tay sai thời Mĩ nguỵ thống trị ở miền Nam (1954 - 1975) và những kẻ đang tiếp tục xuyên tạc lịch


sử để chống cách mạng Việt Nam, chống chủ nghĩa Mác - Lênin và hoà bình, tiến
bộ thế giới. Ngày nay, trong nghiên cứu lịch sử hiện đại, cuộc đấu tranh cho hoà
bình, tiến bộ và văn minh của nhân loại, sự phát triển của khoa học công nghệ, văn
học nghệ thuật, sựvươn lên mạnh mẽ của các nước độc lập dân tộc, công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những vấn đề về đổi mới, về giai cấp công
nhân,… là những đề tài quan trọng và cấp thiết của giới sử học Việt Nam.
Nhiều nhà sử học tư sản đang điên cuồng chống chủ nghĩa cộng sản,
chống chủ nghĩa Mác- Lênin- cơ sở của sử học mácxít - lêninít, đặc biệt các
học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, về đấu tranh giai cấp...Học ra sức
xuyên tạc lịch sử để phủ nhận sự tồn tại của các nước xã hội chủ nghĩa, “tiên

đoán về sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản cùng với sự kết thúc của thế kỷ XX”1
Sử học mácxít –lêninnít ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu trước đây, ở Trung Quốc, Việt Nam... có nhiều thành tựu to lớn, đã đấu
tranh mạnh mẽ, có hiệu quả chống những khuynh hướng sai lầm, phản động
ở các nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, sử học mácxít- lêninít ở các nước
này cũng phạm những sai lầm về chủ nghĩa giáo điều, công thức, biệt lập với
thành tựu tiến bộ của các nước, nên cũng hạn chế nhiều sự phát triển của sử học.
Cùng với sự cải cách, đổi mới, sử học mácxít cũng “đổi mới”, “cải
cách” trên ơ sở bảo vệ, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin, phù hợp
với tình thình, điều kiện mới của thế giới. Ví như ở Trung Quốc, sử học
nước này “đã đẩy nhanh tiến trình cận đại hơn của minh bằng việc vận dụng
phương pháp và lý luận nhân loại học, xã hội học của chủ nghĩa Mác được
truyền vào phương Tây từ thế kỷ XIX và không còn nghi ngờ gì nữa khi mà
ngày nay, sử học Trung Quốc muốn phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu

1


mới cũng vẫn phải được thực hiện trên cơ sở quan điểm sử học của chủ nghĩa
Mác”1
Sử học Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đứng vững trên quan điểm chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu di sản sử học của tổ tiên và
nhân loại để xây dựng một nền sử học mácxít hiện đại. Việc đổi mới được
thể hiện trong quan điểm, phương pháp luận, nội dung của nghiên cứu và
dạy học lịch sử. Các cuộc hội thảo về “Đổi mới nghiên cứu lịch sử”, “Đổi
mới dạy học lịch sử”, nhiều bài nghiên cứu, đánh giá lại một số sự kiện lịch
sử Việt Nam và thế giới “chúng tỏ chúng ta cởi mở” hơn trong tư duy khi
nhì lại những vấn đề, những con người mà từ lâu nay vẫn bị xem là tiêu cực,
thậm chí phản động nữa, thanh minh cho họ hoặc đôi lúc lật ngược lại cách

đánh giá cũ. Tuy vậy, những biểu hiện mới đó vẫn không ngăn cản được
“xuống cấp” đáng buồn của môn lịch sử, trước hết là trong lĩnh vực giáo dục
trong nhà trường”
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử
Bất cứ khoa học nào muốn tồn tại và phát triển đều phải phục vụ lợi ích
của con người của xã hội. Trong lịch sử thế giới, nhiều nhà chính trịđồng
thời cũng là nhà sử học và hầu hết các nhà chính trịđều sử dụng tri thức lịch
sử để “kinh bang tế thế”.Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng, vừa là
phương tiện bồi dưỡng kiến thức, vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình
cảm. Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền
văn hoá nhân loại, không hiểu biết lịch sử thì không thể xem là con người có
văn hoá toàn diện, sâu sắc và không thểxem việc giáo dục con người là hoàn
thiện và đầy đủ.

1


Lịch sử quá khứ gắn với hiện tại; kinh nghiệm, bài học của quá khứ rất
quý báu và bổ ích cho cuộc sống ngày nay và mai sau. Song phải biết sử
dụng những hiểu biếtvề quá khứ cho thực tiễn sinh động, phong phú và đa
dạng. Muốn bắt quá khứ trả lời và góp phần giải quyết những vấn đề hiện
tại, trước hết phải nhận thức rõ chức năng và nhiệm vụ của khoa học lịch sử.
Chức năng của khoa học lịch sử
Lịch sử là một khoa học có sứ mệnh thiêng liêng là làm cho con người
biết quá khứ, trên cơ sở đó hiểu sâu sắc hiện tại, tăng sức mạnh cho hiện tại
và tiên đoán được sự phát triển của tương lai, để từ đó có hành động đúng
phù hợp với quy luật. Do vậy, khoa học lịch sử có những chức năng cụ thể :
- Chức năng nhận thức: hiểu biết quá khứ, phản ánh khoa học hiện thực
khách quan, nhận thức quy luật.
- Chức năng giáo dục: nêu gương, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách

mạng, rèn luyện phẩm chất. Giáo dục truyền thống của dân tộc.
- Chức năng dự báo: dự báo chiều hướng phát triển của lịch sử.
Nhiệm vụ của khoa học lịch sử :
Do chức năng của khoa học lịch sử và tình hình nhiệm vụ chính trị cụ
thể của mỗi giai đoạn lịch sử quy định mà sử học có những nhiệm vụ cụ thể.
Đặc điểm của khoa học mác xít là không những giải thích thế giới mà còn
góp phần xác định con đường cải tạo thế giới như các khoa học khác. Nhiệm
vụ cụ thể của khoa học lịch sử là :
- Dựng lại tiến trình phát triển lịch sử (của từng quốc gia dân tộc
hoặccủa toàn nhân loại)một cách trung thực, khách quan, sinh động, phong
phú, có sức thuyết phục. Trước hết là sự nhận thức về thời gian về con người
và sự kiện xảy ra ở một không gian nhất định. Đó là sự nhận thứcvề một quá
trình xảy ra từ cái đã qua (quá khứ) đến cái đang diễn ra ở hiện tại sẽ tiếp tục
ở tương lai.


-Mô tả một cách khoa học hiện thực quá khứ khách quan và trên cơ sở
sự mô tả này mà phân tích, giải thích tính phong phú và đa dạng các hình
thức cụ thể của quá trình lịch sử để rồi phát hiện những quy luật về lịch sử
xã hội loài người.
-Trên cơ sở mô tả và phân tích hiện thực lịch sử khách quan, khoa học
lịch sử có thể phát hiện những quy luật chung của sự phát triển xã hội,
những quy luật cá biệt và đặc thù của một giai đoạn lịch sử, một hình thái
kinh tế - xã hội. Nhận thức các quy luật chung để hiểu rõ toàn bộ xã hội loài
người. Nghiên cứu những quy luật cá biệt và đặc thù sẽ giúp con ngườinhận
thức được sâu sắc hơn quy luật phát triển chung nhất và ngược lại.
-Trên cơ sở hiểu biết quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại, khoa học lịch sử
giúp cho con người đúc kết nghững kinh nghiệm từ bản thân lịch sử ( lịch sử
từng quốc gia, lịch sử toàn thế giới), từ đó có chương trình hành động tích
cực trong hiện tại, tiên đoán sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho sự

thắng lợi tất yếu của tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “…Chúng ta
nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và
ấn định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giành
lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa”8
- Nhiệm vụ của khoa học lịch sử còn cung cấp tri thức lịch sử góp phần
giáo dụcvà củng cố cho nhân dân niềm tin vào chính nghĩa, vào chân lí,
niềm tin vào khả năng sáng tạo vôtận của quần chúng nhân dân; góp phần
giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng, yêu hòa bình, yêu lao
động và xây dựng, rèn luyện bản lĩnhđấu tranhvới những tiêu cực, cái xấu…
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học lịch sử được vũ trang bằng lí
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì sử học càng có ý
nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đối với quần chúng. Nhân dân lao động
8

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Sđd, tr 7


ngày càng tham gia đông đảo và có ý thức rõ rệt về sự nghiệp cách mạng,
cần có nhu cầu hiểu biết về lịch sử. Việc phổ biến kiến thức lịch sử trong
đông đảo quần chúng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của những người làm
công tác sử học. Do đó, đồi hỏi những nhà sử học phải nâng cao trách nhiệm
của mình, góp phầnvũ trang thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ văn
hoá chung của nhân dân qua việc phổ biến, giảng dạy các tri thức lịch sử.
Đối tượng nghiên cứu của sử học là những sự kiện của quá khứ, là
nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu toàn bộ sinh hoạt xã hội trong quá trình
phát triển của nó với lịch sử sản xuất kinh tế, đấu tranh giai cấp, lịch sử
chính trị. Từ đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ của sử học. Chức năng chủ yếu
là nhận thức và cải tạo xã hội, giáo dục con người. Nhiệm vụ của sử học là
khôi phục sự thật lịch sử, làm sáng tỏ quy luật lịch sử, tổng kết kinh nghiệm
lịch sử và tổng kết lý luận từ thực tiễn lịch sử.

Nắm vững những nguyên tắc trong nghiên cứu lịch sử. Những nguyên
tắc đó được hiểu là những nguyên lý cơ bản có tính chất thế giới khách
quan. Đó là nguyên tác tính lịch sử và nguyên tắc tính đảng. Nắm vững và
vận dụng đúng đắn những nguyên tắc đó không chỉ là sự cần thiết đối với
người nghiên cứu lịch sử mà còn đặt ra những đòi hỏi rất cao về kiến thức và
phương pháp về thế giới quan và nhân sinh quan của nhà sử học, của mỗi
người đi vào nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử.
Ở đây đòi hỏi phải nắm vững những quan điểm cơ bản về nhận thức
lịch sử.
- Tính đảng và tính khoa học trong sử học.
- Tính hiện thực khách quan của quá khứ và khả năng nhận thức lịch
sử.
- Sự kiện lịch sử và quy luật lịch sử.
- Quan điểm về phân kỳ lịch sử.


1.3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH
SỬ
1.3.1. Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử
Trong nghiên cứu lịch sử, tính khoa học và tính đảng là hai phạm trù
quan trọng, song nhận thức và vận dụng cụ thể thì rất khó khăn và phức tạp,
đặc biệt là thực hiện thống nhất hai phạm trù này trong quá trình nghiên cứu.
Điều này đỏi hỏi ý thức, lập trường, trách nhiệm của nhà khoa học.
1.3.1.1.Tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử
Trong xã hội có giai cấp, việc nghiên cứu khoa học, nhất là trong khoa
học xã hội bao giờ cũng gắn với lợi ích của giai cấp và quan hệ giữa các giai
cấp. Trong quá trình vận dụng lí luận Mác - Lênin, các nhà khoa học mác xít
bao giờ cũng tôn trọng sự thật khách quan, chân lí khoa học chứ không phải
tiến hành một cách giáo điều, áp đặt một cách máy móc. Chính V. I. Lênin
khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác cũng đã từng chỉ rõ: “Chúng ta không coi lí

luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm. Trái
lại, chúng ta tin rằng lí luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà
những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu
họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống.”9
Tính khoa học là sự phản ánh kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng
phải đạt đến chân lí khách quan. Khoa học không phải là sự minh hoạ, nêu
một cách công thức lí tưởng chính trị mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu
khoa học, đi tới phản ánh sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng và rút
ra những khái quát lí luận và tìm ra chân lí. Tính đảng dựa vào hệ tư tưởng,
lí tưởng, mục đích của một giai cấp trong xã hội, đối với những nhà khoa
học mác xít, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa là cơ sở tư tưởng cho nghiên cứu
khoa học. Vì vậy, phải chú trọng đến tính khoa học để có cơ sở vững chắc
9

V. I. Lênin, Toàn tập, T4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr 232


cho việc nhận thức và thực hiện lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng thời phải
nắm vững tính đảng thì mới đạt đến khoa học thực sự.
Để đạt được tính khoa học trong quá trình nghiên cứu, phải có ba yếu
tố: sự kiện là cơ sở phản ánh hiện thực khách quan; kết luận khoa học được
rút ra từ nghiên cứu sự kiện cụ thể và cuối cùng là việc vận dụng kết quả
nghiên cứu phục vụ cho việc đấu tranh thực hiện lí tưởng của giai cấp mình.
Như vậy, nhất định phải dựa trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận
đúng đắn, trong đó triết học Mác - Lênin không chỉ thể hiện lí tưởng, ngọn
cờ chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn là cơ sở
phương pháp luận cho các khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, trong đó có
khoa học lịch sử.
1.3.1.2.Tính đảng trong khoa học lịch sử
Trong xã hội có giai cấp, bất cứ nội dung của một khoa học nào đều

cũng chịu ảnh hưởng thế giới quan, quan điểm và lợi ích của giai cấp mà nó
phụ thuộc. Nhà khoa học thuộc giai cấp nào thường phục vụ lợi ích cho giai
cấp ấy. V.I. Lênin đã từng chỉ rõ: “ Không có một người nào đang sống mà
lại có thể không đứng về phía giai cấp này hay giai cấp nọ ( một khi họ đã
hiểu được những quan hệ giữa các giai cấp đó), mà lại có thể không vui
sướng về thắng lợi của giai cấp ấy, đau buồn về những thất bại của nó, tức
giận đối với kẻ thù của nó, đối với những kẻ đã lấy những sự truyền bá
những quan điểm lạc hậu mà làm trở ngại sự phát triển của nó”10
Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã nhấn mạnh rằng ngoài tính chất phong
phú, đa dạng của đời sống tinh thần xã hội ra, trong mỗi thời đại của lịch sử,
tất cả các hình thái của ý thức xã hội đều liên hệ mật thiết với quan hệ kinh
tế và giai cấp thống trị lúc bấy giờ và chịu ảnh hưởng của nó. Vì vậy, trong
xã hội có giai cấp, những nhà khoa học đứng trên lập trường của giai cấp
10

V.I. Lênin, Toàn tập, T1, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1982, tr312


×