Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO ĐIỆN LỰC ĐÔNG HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 113 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Luận văn thạc sỹ: Các giải
pháp sử dụng
điện HỌC
tiết kiệmĐIỆN
và hiệuLỰC
quả cho Điện lực Đông Hoà
TRƯỜNG
ĐẠI

LÊ ĐÔNG

CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM
VÀ HIỆU QUẢ CHO ĐIỆN LỰC ĐÔNG HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

HÀ NỘI 2014


TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Luận văn thạc sỹ: Các giải
pháp sử dụngĐẠI
điện tiết
kiệmĐIỆN
và hiệu LỰC
quả cho Điện lực Đông Hoà
TRƯỜNG
HỌC


LÊ ĐÔNG

CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM
VÀ HIỆU QUẢ CHO ĐIỆN LỰC ĐÔNG HÒA
Chuyên ngành: Quản lý năng lượng
Mã số: 60340416

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO TRỌNG HƯNG

HÀ NỘI 2014


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em muốn được bày tỏ lòng kính trọng sau sắc tới thầy giáo, Tiến
sỹ Đào Trọng Hưng là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo cho em trong
suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo trong và
ngoài Trường đại học Điện lực đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho em trong toàn khoá học. Những kiến thức ấy sẽ là hành trang
vững chắc cho việc nghiên cứu cũng như trong quá trình công tác.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Khoa Đào tạo Sau Đại học -Trường Đại
học Điện lực đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để em hoàn thành khoá
học, bên cạnh đó em cũng xin được cảm ơn các thầy, cô của khoa đã trang bị kiến
thức là nền tảng cho quá trình lựa chọn và nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, CBCNV Công ty Điện lực Phú
Yên, Điện lực Đông Hoà đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập,

nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 07 năm 2014
Học viên

Lê Đông


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lê Đông
Sinh ngày 05 tháng 07 năm 1975
Học viên lớp cao học khoá 2012 – 2014 Quản lý năng lượng - Trường đại
học Điện lực.
Hiện đang công tác tại Điện lực Đông Hòa – Công ty Điện lực Phú Yên.
Xin cam đoan: Đề tài Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho
Điện lực Đông Hòa do thầy giáo TS. Đào Trọng Hưng hướng dẫn là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng. Tác giả xin cam đoan tất cả những nội dung trong luận văn đúng như nội dung
trong đề cương và yêu cầu của thầy giáo hướng dẫn. Nếu có vấn đề gì trong nội
dung của luận văn thì tác giả xin hon toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của
mình.
Hà Nội, tháng 07 năm 2014
Học viên

Lê Đông


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
6. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................................3
7. Giới hạn của đề tài ...................................................................................................3
8. Ý nghĩa khoa học .....................................................................................................3
II. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .......................................................................................4
Chương 1 – Tổng quan về địa điểm nghiên cứu và Điện lực Đông Hòa ................5
I.1 vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................................5
I.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................5
I.1.2 Địa điểm kinh tế xã hội .........................................................................................6
I.1.3 Đặc điểm khí hậu ..................................................................................................7
I.1.4 Thuỷ văn ...............................................................................................................8
I.1.5 Kế hoạch phát triển kinh tế ...................................................................................9
I.2 Cơ sở lý thuyết về tổn thất điện năng và các nhân tố gây ảnh hưởng tổn thất
điện năng ....................................................................................................................10
I.2.1- Khái niệm tổn thất điện năng.............................................................................10
I.2.2- Phân loại tổn thất điện năng: ............................................................................11
I.2.2.1- Tổn thất trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện) .................................11


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

I.2.2.2- Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng ...........................11

I.2.2.3- Tổn thất ở khâu tiêu thụ ..................................................................................12
I.2.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ................................................13
I.2.3.1 Các nhân tố khách quan ................................................................................13
I.2.3.2- Các nhân tố chủ quan .....................................................................................14
I.2.4 - Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng ........................................................19
I.3 Tổng quan về Điện lực Đông Hoà ......................................................................21
I.3.1 Tổng quan về qui mô, khối lượng hệ thống điện ................................................21
I.3.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................21
I.3.3 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ...............................................................................22
I.3.4 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện .............................................................................22
I.4 Tình hình kinh doanh điện năng ở Điện lực Đông Hòa ...................................23
I.4.1 Công nghiệp, Xây dựng ......................................................................................23
I.4.2 Ánh sáng sinh hoạt ..............................................................................................23
I.4.3 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ....................................................................23
I.4.4 Kinh doanh – dịch vụ .........................................................................................24
I.4.5 Các hoạt động khác .............................................................................................25
I.5- Tình hình kinh doanh bán điện.........................................................................28
I.6- Công tác cải tạo lưới điện cao, hạ thế và phát triển mạng lưới phân phối ...29
Kết luận chương I ......................................................................................................31
Chương II: Thực trạng sử dụng điện tại Điện lực Đông Hòa ...............................32
II.1 Nguyên nhân gây thất thoát điện năng do hệ thống lưới điện cung cấp: ............32
II.2 Nguyên nhân gây thất thoát điện năng từ phía khách hàng sử dụng: ..................39
II.2.1 Phụ tải công nghiệp – Xây dựng: .....................................................................39


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

II2.2 Phụ tải ánh sáng sinh hoạt: ................................................................................47
II.2.3 Phụ tải Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản: ..................................................56
II.2.4 Kinh doanh - dịch vụ: .......................................................................................62

II.2.5 Phụ tải khác: ......................................................................................................65
Tóm tắt chương II: ...................................................................................................68
Chương III: Đề xuất các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho các
thành phần phụ tải ....................................................................................................71
III.1 Giải pháp chung: .............................................................................................71
III.1.1 Các giải pháp về mặt tổ chức, quản lý: ...........................................................71
III.1.2 Các giải pháp về mặt kỹ thuật: ........................................................................72
III.1.3 Các giải pháp kinh doanh để giảm TTĐN: .....................................................73
III.2 Chọn giải pháp cho các thành phần phụ tải .................................................74
III.2.1 Phụ tải Công Nghiệp – Xây dựng ....................................................................74
III.2.2 Phụ tải Ánh sáng sinh hoạt ...............................................................................78
III.2.2.1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện: .................................................................78
III.2.2.2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học: ...............................................................78
III.2.2.3. Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình: ................................78
III.2.3 Phụ tải Nông Nghiệp – Lâm Nghiệp- Thủy Sản ..............................................80
III.2.4 Phụ tải Kinh doanh – Dịch vụ ..........................................................................80
III.2.5 Các hoạt động khác. ........................................................................................82
III2.5.1- Giải pháp kỹ thuật: .......................................................................................82
III.2.5.2 Giải pháp hành chính, quản lý: ....................................................................84
Kết luận chương III ..................................................................................................84


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................89
1. Kết luận. .................................................................................................................. 89
2. Kiến nghị. ...............................................................................................................90


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Dân số, mật độ dân cư huyện Đông Hoà: .................................................... 7
Bảng 1.2: Bảng tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh bán điện: ........... 22
Bảng 1.3: Sản lượng điện thương phẩm của các thành phần sử dụng điện ................ 26
Bảng 1.4 : Năng lực quản lý khách hàng của Điện lực Đông Hòa ............................. 29
Bảng 1.5: Lưới điện được đầu tư cải tạo từ năm 2011- 2013: ................................... 29
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện năm 2011 ....................................................................... 32
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện năm 2012 ....................................................................... 33
Bảng 2.3: Sản lượng điện trong các quí năm 2012 ..................................................... 34
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện năm 2013 ....................................................................... 35
Bảng 2.5: Điện năng thất thoát do hệ thống lưới cung cấp ........................................ 37
Bảng 2.6: Số vụ xử lý trộm cắp điện và sản lượng điện truy thu năm 2013 ............... 39
Bảng 2.7: Sản lượng năm 2013 của các phụ tải trong KCN ....................................... 39
Bảng 2.8: Công suất ngày của các phụ tải trong KCN ............................................... 40
Bảng 2.9: Công suất tiêu thụ ngày của Công ty Bá Hải sau khi bù Cosφ = 0.95 ....... 45
Bảng 2.10: Thống kê sản lượng điện tiêu thụ các hộ thôn 2 Hòa Vinh ..................... 48
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện tính cho hộ nghèo một gia đình tại
huyện Đông Hòa. ....................................................................................................... 48
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện tính cho hộ thu nhập thấp một gia
đình tại huyện Đông Hòa. .......................................................................................... 49
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện tính cho hộ thu nhập trung bình một
gia đình tại huyện Đông Hòa. .................................................................................... 49
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện tính cho hộ thu nhập khá một gia


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

đình tại huyện Đông Hòa. .......................................................................................... 50

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện cho hộ thu nhập trung bình. ............ 51
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện cho hộ thu nhập khá. ....................... 51
Bảng 2.17: So sánh hiệu quả tiết kiệm điện. .............................................................. 55
Bảng 2.18: Công suất sử dụng ngày của các phụ tải bơm tưới. ................................. 56
Bảng 2.19: Công suất phản kháng của bơm Nam Bình khi bù hệ số công suất Cosφ
= 0.95: ........................................................................................................................ 61
Bảng 2.20: Sản lượng điện sử dụng theo hoá đơn tiền điện của các phụ tải Thương
nghiệp, khách sạn, dịch vụ: ........................................................................................ 62
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện trung bình của Công ty TNHH
Phương Bình. .............................................................................................................. 63
Bảng 2.22: Điện năng tiêu thụ của các khách hàng cơ quan hành chính sự nghiệp ... 65
Bảng 2.23: Kết quả ks mức tiêu thụ điện trung bình của UBND huyện Đông Hòa.66

DANH MUÏC CAÙC BIỂU
Biểu 1.1: Cơ cấu kinh tế năm 2010 huyện Đông Hoà .............................................. 7
Biểu 1.2 : Điện thương phẩm các thành phần phụ tải ............................................. 29
Biểu 2.1: Đồ thị biểu diễn sản lượng điện tiêu thụ trong năm 2012: ...................... 34
Biểu 2.2: Biểu đồ phụ tải ngày của Công ty Bá Hải ............................................... 42
Biểu 2.3: Biểu đồ phụ tải ngày của Công ty Hoàng Long ....................................... 43
Biểu 2.4: Biểu đồ phụ tải ngày của Công ty Thuỷ sản Phú Yên .............................. 43
Biểu 2.5: Đồ thị công suất ngày bơm Nam Bình.................................................... 58
Biểu 2.6: Đồ thị công suất ngày bơm Chuồng Trâu ............................................... 58
Biểu 2.7: Đồ thị công suất ngày bơm Đồng Phẩn .................................................. 59


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ hành chính huyện Đông................................................................. 5

Hình 2.1: Một trong những hình thức câu móc trộm điện lưới điện hạ áp nông thôn
tiếp nhận ..................................................................................................................... 38
Hình 2.2: Quạt máy ..................................................................................................... 53
Hình 2.3: Máy điều hòa. ............................................................................................. 53
Hình 2.4: Ti vi màn hình CRT .................................................................................... 53
Hình 2.5: Ti vi màn hình LCD. .................................................................................. 53

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KTNL

:

Kiểm toán năng lượng

TKNL

:

Tiết kiệm năng lượng

TTĐN

:

Tổn thất điện năng

BLĐN

:


Bán lẻ điện năng

TCTĐL

:

Tổng công ty Điện lực

EVN

:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

SCTX

:

Sữa chữa thường xuyên

AT-VSV

:


An toàn vệ sinh viên

KTAT-BHLĐ:

Kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động

TNLĐ

:

Tai nạn lao động

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

PCLB

:

Phòng chống lụt bão

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên


QLĐZ&TBA:

Quản lý đường dây và trạm biến áp


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

TNĐK

:

Thí nghiệm định kỳ

ĐLĐH

:

Điện lực Đông Hoà

ĐTXD

:

Đầu tư xây dựng


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

I. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng và đời sống người dân ngày
càng được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng
tăng cao. Sử dụng năng lượng nói chung, năng lượng điện nói riêng tiết kiệm và
hiệu quả là yêu cầu mà bất cứ quốc gia nào cũng phải quan tâm. Đây không chỉ là
vấn đề về an ninh năng lượng mà còn là cơ sở để phát triển đất nước, đặc biệt trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay.
Trước tình trạng nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo như dầu mỏ,
than, nhiệt điện…đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc nhân loại phải
vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên những nguồn năng lượng
mới thay thế này chưa nhiều, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng. Do
đó nhân loại cần chung tay tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng
đang khai thác.
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng việc sử dụng điện cho sinh
hoạt cũng như sản xuất… phát triển không ngừng, nhưng hiện nay tình trạng mất
điện vẫn còn diễn ra, việc mất điện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh
hoạt hàng ngày của người dân cũng như các hoat động sản xuất. Vì vậy tiết kiệm
điện trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không những giảm chi phí,
tăng lợi nhuận cho khách hàng sử dụng mà còn giảm bớt chi phí đầu tư cho các
công trình cung cấp năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao
hơn cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ tài
nguyên môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện
phát triển kinh tế xã hội bền vững. Chính vì vậy đề tài “ Các giải pháp sử dụng
điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hòa ” được thực hiện nhằm mục
đích phân tích thực trạng sử dụng điện của các thành phần phụ tải để quản lý phụ tải
tốt hơn. Đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp giúp các hộ phụ tải sử dụng điện tiết
kiệm và hiệu quả nhất.
1



Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích thực trạng tiêu thụ điện của các thành phần phụ tải và đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng điện của các thành phần phụ tải.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài gồm những nhiệm vụ chính sau:
Chương I: Tổng quan về địa điểm nghiên cứu và Điện lực Đông Hòa
Chương II: Thực trạng sử dụng điện tại Điện lực Đông Hòa
Chương III: Đề xuất các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho các
thành phần phụ tải.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng đặc trưng sử dụng điện của Điện lực
Đông Hòa được chia theo năm thành phần phụ tải theo qui định của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam.
4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Các khách hàng đặc trưng của các thành phần phụ tải của Điện lực Đông
Hòa cụ thể:
- Công Nghiệp – Xây dựng (nghiên cứu khảo sát một số nhà máy sản xuất
trong KCN Hòa Hiệp).
- Ánh sáng sinh hoạt (các hộ ánh sáng sinh hoạt tại thôn 2 xã Hòa Vinh
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).
- Nông Nghiệp – Lâm Nghiệp- Thủy Sản (Chọn các khách hàng bơm tưới
nông nghiệp có TBA chuyên dùng).
- Kinh doanh – Dịch vụ (5 khách hàng kinh doanh dịch vụ Nhà nghỉ, khách
sạn ).

2



Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

- Các hoạt động khác (Các cơ quan hành chính: UBND huyện, Chi cục thuế
huyện, Ngân hàng nông nghiệp, BCH Quân sự huyện, UBMT Tổ Quốc huyện).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trên cơ sở thu thập thông tin, tài liệu hoặc dựa vào các kết quả có sẵn trên
sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng cùng với việc phân tích khảo sát,
đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng điện ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó lựa
chọn các giải pháp thích hợp và khả thi cho việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu sản lượng điện tiêu thụ của các thành phần phụ tải, chọn hộ
phụ tải đặc trưng để nghiên cứu, lập phiếu điều tra, thu thập số liệu từ hóa đơn tiền
điện của các hộ phụ tải đặc trưng.
 Phương pháp tính toán, phân tích số liệu
Xử lý số liệu, phân tích, tính toán kết hợp tìm hiểu những đặc điểm kinh tế –
xã hội của huyện Đông Hoà, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sử dụng điện tiết
kiệm và hiệu quả cho từng thành phần phụ tải.
6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
-

Từ ngày 30/06/2013 đến ngày 20/07/2013.
Hoàn thành đề cương luận văn

-

Từ ngày 20/07/2013 đến ngày 20/03/2014
Thu thập số liệu tính toán và hoàn thành nội dung các chương


-

Từ ngày 20/03/2014 đến ngày 30/07/2014
Chỉnh sửa và hoàn thiện luân văn

7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Chỉ nghiên cứu một số khách hàng đặc trưng cho từng thành phần phụ tải.
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC

3


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

Đánh giá được tỷ trọng sản lượng tham gia vào hệ thống điện khu vực của
các thành phần phụ tải. Từ biểu đồ xây dựng đặc trưng của các thành phần phụ tải
tham gia vào biểu đồ phụ tải chung lưới phân phối khu vực để phục vụ công tác qui
hoạch phát triển mạng lưới điện khu vực trong tương lai. Giúp các khách hàng sử
dụng điện nhìn nhận được thực trạng sử dụng điện lãng phí và chưa hiệu quả, định
hướng các phương pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho các thành phần phụ
tải mang lại lợi ích kinh tế chung cho toàn xã hội.
II. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về địa điểm nghiên cứu và Điện lực Đông Hòa
Chương II: Thực trạng sử dụng điện tại Điện lực Đông Hòa
Chương III: Đề xuất các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho các
thành phần phụ tải.

4



Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

Chương I:

Tổng quan về địa điểm nghiên cứu và Điện lực Đông Hòa
I.1/ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đông Hoà:
I.1.1 Vị trí địa lý:
Huyện Đông Hòa là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Phú Yên, Việt
Nam. Huyện nằm về ở phía nam Phú Yên; phía bắc giáp thành phố Tuy Hòa và
huyện Phú Hòa; phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa và biển Đông; Tây giáp huyện Tây
Hòa; Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển gần 50 km kéo dài từ Đông
Tác đến đảo Hòn Nưa.
Huyện được thành lập năm 2005, trên cơ sở phần phía đông của huyện Tuy
Hòa cũ. Phần còn lại phía tây của huyện Tuy Hòa thành lập nên huyện Tây Hòa.
Vào thời điểm thành lập, diện tích huyện Đông Hòa là 26.959 ha với dân số
115.246 người.

Hình 1.1: Sơ đồ hành chính huyện
Đông Hòa

5


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

Huyện Đông Hoà có quốc lộ 1A là tuyến đường xuyên Việt, Quốc lộ 29 từ
cảng Vũng Rô đi Tây nguyên, tuyến đường sắt Bắc Nam và cảng Vũng Rô ra biển
Đông, đặc biệt phía Đông giáp biển Đông, đã tạo cho huyện một vị trí thuận lợi

trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh lân cận và phát triển kinh tế
biển.
Nhận xét: Với vị trí địa lý như trên nên việc cung cấp điện trên địa bàn cũng
có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Thuận lợi: Đông Hoà là huyện tiếp giáp với TP. Tuy Hoà và huyện Tây Hoà.
Đây là 03 đơn vị hành chính đều có trạm biến áp 110kV (110kV Tuy Hoà và 110kV
Tuy Hoà 2 và 110kV Hoà Hiệp ) nên lưới điện của huyện Đông Hoà được khép
vòng bởi 03 nguồn 110kV này vì thế việc cung cấp điện phục vụ cho phát triển kinh
tế xã hội và các nhu cầu thiết yếu của người dân được thuận lợi hơn.
Khó khăn: Đông Hoà là huyện thuộc miền duyên hải nam trung bộ nên hệ
thống điện sẽ chịu ảnh hưởng của sương muối, nhiễm mặn. Mặt khác lưới điện đi
qua địa hình phức tạp: Đồi, núi (Vũng rô, Đèo Cả...) nên mật độ giông sét nhiều.
Đây là các nhân tố khách quan gây nên sự cố cho hệ thống điện rất lớn làm giảm độ
tin cậy cung cấp điện. Đồng thời với chiều dài hơn 50km nên bán kính cấp điện của
đường dây truyền tải lớn dẫn đến thất thoát điện năng trên lưới cao.
I.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 16,73%/năm (giai đoạn 2006 - 2010).
- Thu nhập bình quân: 17,38 triệu đồng/người vào năm 2010.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,63% (tiêu chí mới).
- 08/10 trường trung học cơ sở và 11/18 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Giải quyết việc làm cho 2,12 vạn lao động.

6


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

Biểu 1. 1:Cơ cấu kinh tế năm 2010 huyện Đông Hoà


Nguồn: Huyện ủy Đông Hòa

Bảng 1.1: Dân số, mật độ dân cư huyện Đông Hoà:
Năm

2005

2009

2012

Diện tích (km2)

268

268

268

Dân số (người)

115.246

114.200

116.133

430

426


433

Mật độ (người/km2)

Nguồn: Niên giám thống kê cục thống kê tỉnh Phú Yên

Nhận xét: Với dặc điểm kinh tế xã hội theo như số liệu trên, huyện Đông Hoà
là một đơn vị rất có tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội. Đây sẽ là một khu vực
tiêu thụ điện rất lớn. Tuy nhiên hiện tại thu nhập của người dân còn thấp, mật độ
dân số thưa và không tập trung nên việc cấp điện sẽ khó khăn do vốn đầu tư lớn.
I.1.3 Đặc điểm khí hậu:
Huyện Đông Hoà nằm trong vùng khí hậu duyên hải Miền trung, khí hậu chia làm
2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa;

7


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không
đều qua các tháng trong năm, mưa tập trung lớn vào tháng 10, 11, lượng mưa mùa
này chiếm từ 70 - 80% lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm 30%.
+ Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa các tháng mùa khô chiếm 20 - 30%
tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm 50% nhưng cường độ mưa nhỏ, thường từ
1 - 10 mm.
Nhìn chung thời tiết nóng ấm khá ổn định, thường kéo dài 9 tháng trong năm,
từ tháng 3 đến tháng 11. Rõ ràng chế độ nhiệt ở huyện Đông Hoà thể hiện một mùa
đông ngắn, không lạnh và mùa hè kéo dài, nắng nóng khá thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp.

Nhận xét: Với đặc điểm khí hậu 02 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 9 tháng nên
thuận lợi cho việc quản lý vận hành lưới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên
tục. Tuy nhiên mặc dù mùa mưa ngắn nhưng lưu lượng mưa lớn, mặt khác do vị trí
địa lý nằm ven biển nên vào mùa này cũng thường hay xảy ra bão, lũ ảnh hưởng
trực tiếp đến lưới điện gây khó khăn và thiệt hại trong việc cung cấp điện cũng như
thiệt hại của các hộ kinh doanh sản xuất do mất điện gây ra.
I.1.4 Thuỷ văn:
Huyện Đông Hoà có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đà Rằng và sông
Bàn Thạch, sông Bàn Thạch là một trong 3 con sông lớn nhất tỉnh Phú Yên. Sông
Bàn Thạch xuất phát từ núi cao ở phía Nam và Tây Nam huyện Tây Hoà trên độ cao
1000 - 1500m. Sông Bàn Thạch có tổng chiều dài 58km, diện tích lưu vực 600 km2,
dòng chảy theo hướng Tây Đông, lưu lượng trung bình 12 - 15m3/s, ở thượng nguồn
có độ dốc 7,5%, chảy qua khu vực có độ dốc 0,2%. Sông Đà Rằng là con sông dài
nhất vùng duyên hải miền Trung, bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum trên độ cao 2000 m,
chảy qua huyện theo hướng Tây Đông, có lưu vực nằm trong khu vực có lượng mưa
lớn nhất tỉnh, lưu lượng nước trung bình 280 m3/s nên thường gây lũ lụt vùng phía
Nam huyện Đông Hoà.

8


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

Nhận xét: Huyện Đông Hoà có 02 dòng sông lớn chảy qua, đây là tiềm năng rất
lớn để phát triển các thuỷ điện nhỏ đảm bảo cho việc cấp điện trên hệ thống lưới điện
địa phương nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm bán kính cấp điện của các
đường dây truyền tải nên giảm được điện năng bị thất thoát. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn
rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn cung cấp điện do gây ngập lụt cục bộ các khu vực
hạ lưu vào mùa mưa bão.
I.1.5 Kế hoạch phát triển kinh tế:

UBND tỉnh Phú Yên quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội huyện Đông Hòa đến năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020, xây dựng huyện
Đông Hòa trở thành thị xã công nghiệp, trung tâm giao thương quốc tế, cảng biển lớn
của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 20062020 đạt 19,5%/năm, đến năm 2020, chiếm 38,6% nền kinh tế tỉnh; GDP bình quân
đầu người đạt 8.059USD, gấp 2,7 lần so với trung bình chung cả tỉnh; trong cơ cấu
kinh tế của huyện, nông - lâm - thủy sản chiếm 3,89%, công nghiệp - xây dựng
chiếm 70,88% và dịch vụ chiếm 25,13%; thu ngân sách địa phương trên GDP đạt
18%; cơ bản không còn hộ nghèo; có trên 80% số trường tiểu học và THCS đạt
chuẩn quốc gia; tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 70%; giảm tỉ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 5%; đảm bảo 95% số hộ gia đình được sử dụng
nước sạch; tỉ lệ che phủ rừng đạt 35%.
Để thực hiện đạt mục tiêu trên, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2006-2020 ước khoảng 128.900 tỉ đồng, trong
đó vốn ngân sách chiếm khoảng từ 3,5 - 3,8%. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc; áp dụng rộng rãi
khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và
tăng cường mối liên kết, hợp tác phát triển với các địa phương lân cận.
Nhận xét: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Hoà đến năm 2020
chiếm 38,6% nền kinh tế Tỉnh. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển rất mạnh, để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì ngành điện phải đi trước

9


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

một bước. Việc đầu tư nguồn, lưới đã được tính đến cụ thể: Năm 2014, ngành điện
đã lập phương án đầu tư trạm 02 TBA 110KV (khu vực xã Hoà Tâm và Đèo cả Hoà Xuân Nam) cấp điện cho hầm đường bộ Đèo cả và Nhà máy lọc dầu Hoà Tâm.
Đồng thời xây dựng một số tuyến đường dây 22kV mới, nâng cấp lưới điện cũ hiện
có. Đây sẽ là một trong những huyện tiêu thụ điện lớn nhất của tỉnh Phú Yên.

I.2 Cơ sở lý thuyết vể tổn thất điện năng và các nhân tố gây ảnh hưởng
tổn thất điện năng.
I.2.1- Khái niệm tổn thất điện năng
Hiệu số giữa tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với tổng
lượng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời gian
được xem là mất mát (tổn thất ) điện năng trong hệ thống truyền tải.
Lượng tổn thất được tính bằng công thức:
 Q =Q SL - QHTD
Trong đó:
 Q : Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn
phát đến các hộ tiêu thụ (đơn vị: KWh).
QSL

: Sản lượng điện đầu nguồn (đơn vị: KWh).

QHTD : Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ tiêu dùng
(đơn vị: KWh).
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn
thất về mặt hiện vật nhân với giá điện bình quân của một KWh điện trong
khoảng thời gian đó:
GH =Ptb* Q
Trong đó:
GH : giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,… )
 Q: lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị : KWh )

10


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà


Ptb : giá điện bình quân 1 KWh (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,… )
Tổn thất điện năng, như đã trình bày, là lượng tổn thất trong tất cả các
khâu từ khâu sản xuất (phát điện) truyền tải phân phối điện (quá trình lưu
thông) đến khâu tiêu thụ.
I.2.2- Phân loại tổn thất điện năng:
Tổn thất điện năng nói chung bao gồm:
* Tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện).
* Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng.
* Tổn thất điện năng trong quá trình tiêu thụ.
I.2.2.1- Tổn thất trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện)
Trong quá trình sản xuất điện, phải sử dụng các máy phát điện. Do không
sử dụng đồng bộ hệ thống máy phát điện nên không phát huy được hết công
suất của máy móc và hiệu quả kinh tế không cao. Do máy phát không phát huy
được hết công suất nên một lượng điện cũng đã bị tổn thất.
I.2.2.2- Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, người ta chia tổn thất
thành 02 loại: Tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
a/ Tổn thất kỹ thuật.
Tổn thất kỹ thuật là số lượng điện năng bị mất mát, hao hụt dọc đường
dây trong quá trình truyền tải điện từ nguồn điện đến hộ tiêu thụ, bao gồm tổn
hao trên đường dây, tổn hao trong máy biến áp ( cả tăng và giảm áp ), tổn hao
trong các đường cấp và tổn hao trong các cuộn của đồng hồ đo đếm.
Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền
tải điện. Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản suất hay
kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt thì có thể tránh được tình trạng hao phí
thất thoát. Nhưng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng thì đây là một
tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng
11



Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

phục vụ cho công nghệ truyền tải điện. Chúng ta có thể giảm lượng tổn thất này
bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật nhưng không thể giảm tới 0. Ở mỗi trình
độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất này có thể giảm tới một lượng tối thiểu để
đảm bảo công nghệ truyền tải.
Thông thường, trong tổng điện năng tiêu thụ để phục vụ công nghệ truyền
tải gồm khoản 65% tiêu tốn trên đường dây, 30% trong máy biến áp, còn trong
các phần tử khác của mạng ( cuộn điện kháng, thiết bị bù, thiết bị đo lường,…)
chiếm khoảng 5%.
Bắt nguồn từ sai sót trong tổ chức quản lý kinh doanh điện, dẫn tới sai sót
trong đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện. Tổn thất kỹ thuật xảy ra ở trên các
đường dây, trong máy biến áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường dây
và máy.
Chúng ta có thể tham khảo về tỉ lệ tổn thất kỹ thuật ở một số nước: Các nước
phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến: Mỹ, Singapoer,…thì tỷ lệ này là
4%. Các nước trong khối ASEAN tỷ lệ tổn thất là 6,7%, các nước chậm phát triển
thì tỷ lệ này là 20-30%.
b/ Tổn thất thương mại
Là lượng điện tổn thất trong quá trình phân phối điện đến người tiêu
dùng do sự vi phạm quy chế sử dụng điện. Đó là lượng điện bị tổn hao do tình
trạng các tập thể, xí nghiệp, hộ tiêu thụ lấy cắp điện, khách hàng bị bỏ sót, đội
ngũ cán bộ quản lý yếu kém hoặc cố ý móc ngoặc thông đồng với khách hàng,
việc ghi sai số công tơ, thu tiền điện không đúng kỳ hạn, giá điện không phù
hợp với loại điện sử dụng.
I.2.2.3- Tổn thất ở khâu tiêu thụ
Mức độ tổn thất ở khả năng này phụ thuộc vào khả năng sử dụng, điều
kiện trang bị các thiết bị phụ tải ở các hộ dùng điện. Nguyên nhân gây nên tổn
thất ở khâu này là việc sử dụng điện không hợp lý của các đối tượng sử dụng
điện.

12


Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho Điện lực Đông Hoà

Ví dụ: Trong các hộ sử dụng điện, nếu sử dụng dây dẫn không đủ lớn so
với phụ tải, cách điện không tốt trên các phần cách điện thì sẽ dẫn đến mất mát
điện năng.
Tất cả mọi tổn thất đều diễn ra phía sau đồng hồ đo đếm điện của cơ sở
kinh doanh điện, nên các thành phần, đối tượng sử dụng điện cần biết rõ
nguyên nhân để giảm tổn thất cho chính mình bằng cách chọn phương thức sử
dụng hợp lý, tiết kiệm nhưng lại có hiệu quả nhất. Đối với ngành điện, để giảm
tỷ lệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân gây nên tổn thất điện
năng, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất.
I.2.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng
Từ khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ, điện năng bị tổn
thất một lượng không nhỏ. Điện năng bị hao tổn do ảnh hưởng của rất nhiều
nhân tố. Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ xin đề cập đến nguyên nhân dẫn
đến tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng.
I.2.3.1 Các nhân tố khách quan
Để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường, các nhà máy điện
thường được xây dựng tại nơi có nguồn năng lượng: cơ năng của dòng nước,
nhiệt năng của than đá, dầu mỏ,…Do đó, phải truyền tải điện từ nhà máy điện
đến các nơi tiêu thụ. Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ hệ thống điện. Hệ thống
điện là tập hợp các Nhà máy điện, đường dây truyền tải điện, mạng phân phối
và các hộ dùng điện, nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối
và sử dụng điện năng một cách tin cậy, kinh tế và chất lượng đảm bảo.
Sơ đồ hệ thống điện:
1


Nhà máy điện

2

Trạm tăng

3

4

Đường dây
tải điện

13

Trạm hạ áp

5

Nơi tiêu thụ


×