Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HIỆU QUẢ tại Công Ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Điện lạnh Khang Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.5 KB, 3 trang )

Kế toán và phân tích tài sản cố định GVHD: Ths. Nguyễn Thị Diệu
85 SVTH: Trần Thị Tuyết Xuân
đơn vị đã thanh lý tài sản cố định nhiều hơn mua và đầu tư vào tài sản cố định
mới...
Tài sản cố định được thanh lý do hư hỏng hoặc hết thời gian sử dụng,
nguyên giá tài sản đem thanh lý lớn hơn giá trị tài sản mua vào. Do doanh thu
giảm từ năm 2006 kéo dài đến năm 2007 nên công ty không có nhiều điều kiện
để đầu tư, trang bị thêm nhiều tài sản cố định.
Tuy nhiên, tình hình trên chỉ có tính chất tạm thời, trong tương lai dự định
trong năm 2008 công ty sẽ sử dụng phần lớn lợi nhuận để trang bị thêm tài sản cố
định phục vụ kinh doanh.
Hàng năm công ty lên kế hoạch mua sắm, đầu tư mới tài sản cố định và mức
độ cần thiết đối với từng loại tài sản cố định. Trứơc khi tiến hành việc đầu tư,
mua sắm mới tài sản cố định, ban Giám đốc của công ty tiến hành thẩm định, lựa
chon phương án tối ưu nhất. Trong năm 2007, tỉ trọng đầu tư mới tài sản cố định
có xu hướng giảm đi.
4.2 Phân tích sự biến động về chi phí khấu hao
Bảng 29: Phân tích sự biến động về chi phí khấu hao
Đối tượng
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Nguyên giá Khấu hao Nguyên giá Khấu hao
Mức khấu
hao
Tỉ lệ
(%)
Nhà cửa. vật kiến
trúc

710.000.000 21.000.000 5.710.000.000 21.000.000 0 0
Máy móc thiết bị.
phương tiện vận tải 631.000.000 65.000.000 630.200.000 65.982.857 48.340.000 1,51


Tổng tài sản cố
định 1.341.000.000 86.000.000 6.340.200.000 86.982.857 48.340.000 1,14

Phương pháp khấu hao mà công ty sử dụng là phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
Qua xem xét bảng tính khấu hao TSCĐ ta có nhận xét như sau về tình hình
khấu hao tài sản qua 2 năm:
- Đối với nhà cửa vật kiến trúc: vì chi nhánh tại Bến Tre công ty chỉ có 1
văn phòng đại diện nên khấu hao đối với nhà cửa, vật kiến trúc chỉ khấu hao văn
phòng. Số khấu hao này ổn định qua các năm nên không có sự chênh lệch.
- Đối với máy móc thiết bị: năm 2007 có mức khấu hao là 65.982.857 so
với năm 2006 thì mức khấu hao là 65.000.000 tăng 1,51% chiếm tỷ lệ tăng so
www.kinhtehoc.net

Kế toán và phân tích tài sản cố định GVHD: Ths. Nguyễn Thị Diệu
86 SVTH: Trần Thị Tuyết Xuân
với năm 2006 là 1,14%. Sự tăng này là do trong năm đơn vị đã chú trọng mua
sắm tài sản cố định, số tài sản cố định thanh lý là những tài sản đã khấu hao hết,
tổng nguyên giá tài sản cố định mua sắm lớn hơn tổng nguyên giá những tài sản
cố định đem thanh lý.
Hiện nay công ty vẫn tiến hành đều đặn việc lập kế hoạch khấu hao cho năm kế
hoạch. Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý khấu hao nên
việc lập kế hoạch khấu hao được Công ty thực hiện một cách chặt chẽ nhằm thu
hồi vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Tuy nhiên, việc tính toán còn hạn chế nên mức
độ chính xác chỉ là tương đối.
Theo định kỳ, hàng năm công ty tiến hành công tác kiểm kê tài sản nói chung
và tài sản cố định nói riêng. Điều này giúp cho công ty có được những số liệu
chính xác về tình hình tài sản cố định của mình, giúp cho công ty quản lý và sử
dụng có hiệu quả hơn.




















www.kinhtehoc.net

Kế toán và phân tích tài sản cố định GVHD: Ths. Nguyễn Thị Diệu
87 SVTH: Trần Thị Tuyết Xuân
CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH CÓ HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH TMDV ĐIỆN
LẠNH KHANG THỊNH
 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm tài sản cố định
Công tác đầu tư mua sắm mới tài sản cố định là hoạt động trực tiếp ảnh
hưởng đến năng lực sản xuất của công ty. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn dài hạn, ảnh
hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Do vậy, quyết định mua sắm tài sản cố
định là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng. Trước khi ra

quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tư mới tài sản cố định là cần thiết để xác định
chính xác nhu cầu cho từng loại tài sản cố định phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh
của công ty, tạo điều kiện cho công ty chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ
cho hoạt động đó.
Tuy nhiên, do số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty phụ thuộc vào đơn đặt
hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng
từng thời kỳ. Điều này gây nên khó khăn cho việc bố trí, sử dụng tài sản cố định
một cách hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kế hoạch hoá và đầu tư mới tài sản cố
định.
Ngoài việc lên kế hoạch đầu tư tài sản cố định, Công ty cần nâng cao hiệu quả
trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng để đưa ra những
quyết định tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản cố định đầu tư
mới.
 Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng tài sản cố
định
Việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới công nghệ tài
sản cố định là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh
của công ty được liên tục, năng suất lao động sẽ được nâng cao, kéo theo giá
thành sản phẩm giảm và như vậy tạo lợi thế về chi phí để công ty có thể cạnh
tranh trên thị trường.
Tránh việc mất mát, hư hỏng tài sản cố định trước thời gian dự tính bằng việc
phân cấp quản lý chặt chẽ đến từng bộ phận, nâng cao tinh thần trách nhiệm vật
chất trong quản lý, chấp hành nội quy, trong đó quy chế sử dụng tài sản cố định
www.kinhtehoc.net

×