Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Ebook văn hóa và con người việt nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế phần 2 NXB chính trị quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.7 MB, 208 trang )

PHẦN TH Ứ HAI

VÃN HOÁ VỚI PHÁT TRIỂN
VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI NHÌN TỪ cục DIỆN
VÃN HÓA CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẨU THẾ KỶ XXI
QUA THỰC TIỄN ĐÔNG Á

241



Chương V
CỤC D IỆN VĂN HOÁ TRONG PHÁT T R IÊN
KHU

Vực

CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

1. V ăn h o á tro n g bối c ả n h to à n cầu h o á kinh tê
Toàn cầu hoá đang ngày càng trở th àn h xu hướng
phô biến, tác động tới các quôc gia - dân tộc, các khu
vực trên th ế giới. Xu hướng toàn cầu hoá nôi bật trưốc
hết ở toàn cầu hoá kinh tê với sự phát triển của lực
lượng sản x u ấ t ngày càng rộng lớn, vượt ra khỏi phạm
vi quốc gia, th ậm chí vượt ra khỏi phạm vi khu vực để
trở th àn h lực lượng sản x u ấ t thê giới. Đà tiến như vũ
bão của cách m ạng khoa học - công nghệ từ những
thập kỷ cuối thê kỷ X X , sự bùng nổ thông tin, tiến bộ
công nghệ và x u ấ t hiện ngày càng nhiều công nghệ


ch ất lượng cao đã tác động và chi phối trực tiếp tới
nền kinh tê thê giới m à ưu thê thuộc về nền kinh tê
của các nước tư bản chủ nghĩa có trìn h độ phát triển
cao. Quốc tê hoá sản x u ấ t và sự liên kết thị trường
toàn cầu đã hôi th ú c quá trìn h phân công lao động
quôc tế, sự th am gia vào quá trìn h hội nhập kinh tê
243


quốc tế đối với các nhà nước, các chính phủ như một
đòi hỏi tấ t yếu của phát triển .
Toàn cầu hoá đặt các nước, các khu vực trên toàn
cầu vào sự p h ụ thuộc và tuỳ thuộc lẫn nhau, không
một thực thể nào có thể tồn tại độc lập, biệt lập, càng
không thể phát triển trong tính đơn tuyến, trong trạng
thái Ốc đảo, khép kín. Mở cửa và hội nhập do đó cũng
trở thành một sự lựa chọn giải pháp tấ t yếu, phổ biến
đối với tấ t cả các nước khi tiến hành cải cách, đổi mới.
Toàn cầu hoá kinh tê là một hiện thực, một thực tê
đang diễn ra và sự nhận thức về tính tấ t yếu của nó đã
trở nên hiển nhiên, rõ ràng, dù trong chính sách và ứng
xử vẫn có những khác biệt, hoặc tán thành hoặc phản
đối ở nơi này, nơi khác.
Trong những khía cạnh, phương diện khác nhau
của sự nhìn nhận và đánh giá toàn cầu hoá, vấn đê
phức tạp và rắc rối hơn cả, m à có lẽ đây là vấn đề phức
tạp và rắc rối nhất, chính là văn hóa và cục diện văn
hóa trong bôi cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Peter Geschiere và Birgit M eyer nhận xét rằng,
khái niệm toàn cầu hoá càng trở nên thông dụng thì nó

càng có vẻ gặp phải sự mơ hồ và không nhất quán. Một
trong những điêu mơ hồ đó là các xu hướng đồng nhất
văn hoá vôn có của quá trình toàn cầu hoá theo đúng
nghĩa của nó có vẻ như kéo theo một sự pha tạp diễn ra
liên tục hoặc thậm chí còn được tăng cưòng vê m ặt văn
24 4


hóa. Theo các học giả nói trên thì các chuyên gia kinh
tế, các nhà khoa học chính trị và các chuyên gia thông
tin đại chúng là những người đầu tiên công khai đê cập
tới toàn cầu hoá và cố gắng thảo ra một lý thuyết về
tính toàn cầu. Họ nh ấn m ạnh đến n h ữ n g tác độ ng đồng
nhất hoá: Thông qua sự tác động của các công nghệ giao
thông vận tải mới và thông qua việc tăng cưòng lưu
thông hàng hoá và lưu thông con người trên cấp độ toàn
cầu thì sự khác biệt về văn hoá được coi rìhư không còn
nữa. Sự đồng nh ất hoá văn hoá này, dù nhìn nhận một
cách tích cực theo quan điểm không tưởng của Mc
Luhan về "ngôi làng toàn cầu", hay tiêu cực theo quan
điểm của chủ nghĩa đê quốc phương Tây, thì cả hai đều
cùng dựa vào một giả thuyết cho rằng thê giới đ a n g
nh a n h chóng đi tới chỗ đồng nhất. Quá trình đồng nhất
văn hóa đó được nói đến với việc toàn cầu hoá một sô
phong cách tiêu thụ đã gây ấn tượng nhàm chán, đơn
điệu như của Mc Donals và Coca - Cola.
Lại có một khuynh hưống khác, thiên về nhấn
m ạnh những sự khác biệt văn hóa. Theo đó, bản thân
quá trình toàn cầu hoá tỏ ra là đi đến chỗ làm tăng
cường những sự tương phản về m ặt văn hóa hoặc thậm

chí đẻ ra những tình trạn g đôi lập mới. Như một nghịch
lý, các xu hưống đồng nh ất hoá về văn hóa của công
cuộc toàn cầu hoá lại kéo theo tính pha tạp liên tục
hoặc thậm chí được tăn g cường thêm về m ặt văn hóa.
245


Liên quan chặt chẽ đến cái nghịch lý nói trên là sự
cân bằng bấp bênh giữa "lưu thông toàn cầu" với "khép
kín về văn hóa". Với toàn cầu hoá không chỉ là sự gia
tăng nhanh về tính cơ động của con người, của hàng
hoá và của hình ảnh mà còn phải tính đến một điều là,
ỏ nhiều nơi, sự lưu thông đi kèm với một hiện tượng
khép kín các bản sắc. Tình trạn g căng thẳng giữa toàn
cầu hoá và bản sắc, giữa "lưu thông" và "khép kín" đã
dẫn tới những hậu quả quyết liệt ở nhiều nơi trên thế
giới hiện nay1, cần phải được nghiên cứu. Vậy là, trưốc
diễn tiến của toàn cầu hoá kinh tế, văn hóa sẽ biến đôi
như thê nào và theo chiều hưóng nào? Liệu có thật hay
không hiện tượng đồng nhất văn hóa? Nếu điều đó xảy
ra thì sô phận của văn hóa, của các nền văn hóa thuộc
về các dân tộc và các quôc gia - dân tộc sẽ ra sao? Đó là
sự phát triển mới của văn hóa hay sẽ là cái chết của văn
hóa, đặc biệt là văn hoá tinh thần vốn g ắ n bó máu thịt
với đời sông tinh thần của con người, của từng dân tộc?
Nói cách khác, sự phát triển trong thê giới đương
đại ngày nay đi qua dòng th ác của toàn cầu hoá kinh
tê liệu có phải thường xuyên đối m ặt với nguy cơ phản
phát triển một khi tự đánh m ất khỏi mình một bản


1. Xem: Peter Geschiere, Birgit Meyer: Toàn cầu hoá và bản

săc: Biện chứng giữa lưu thông và khép kín trong Toàn cầu hoá
với văn hoá, Viện Thông tin Khoa học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tháng 7-2000.
24 6


ch ất văn hoá đích thực, mà sự đồng nhất văn hóa
chính là sự đánh m ất ấy?
P h ải chăng, tính khép kín văn hóa như là một
th ái độ phản ứng, dù là thụ động và không có triển
vọng, nhằm chông lại những m ặt trá i của toàn cầu
hoá, của khuynh hướng sôvanh muốn áp đặt văn hóa
của một dân tộc này đối với một dân tộc khác, hoặc
của th ái độ thực dân và những hành động xâm lăng
văn hóa của chủ nghĩa đê quốc?
Nói tới văn hóa trong sự phát triển nội tại của nó
cũng như vai trò và sự hiện diện của văn hóa trong
phát triển xã hội, là nói tới một phức hợp chỉnh thê
của thống nhất trong đa dạng, của tính phong phú,
muôn vẻ những sự khác biệt, đa dạng hướng tối thống
n h ất chỉnh thể, biểu hiện ra bởi nền văn hóa của từng
dân tộc.
Không có những sự khác biệt và đa dạng trong
chỉnh thể sẽ không thê hình dung được sự sông động
của các bản thể văn hóa sẽ ra sao. Sự sống động ấy kết
tinh ở bản sắc, phát lộ ra từ bản sắc của mỗi nên văn
hóa dân tộc trong lòng mỗi quốíc gia - dân tộc, dù đó là
một quôc gia - dân tộc thuần nhất hay là một quôc gia dân tộc đa tộc người. Không thể phủ nhận bản sắc cũng

như không thể phủ nhận văn hoá. Trong tính động của
văn hóa, bản sắc ôn định và có sức bền vững mãnh liệt,
song bản sắc cũng biến đổi chứ không tĩnh tại, xơ cứng,
không bất biến một cách siêu hình và giáo điều. Rõ
24 7


ràng không có bản sắc thì không thành văn hóa và do
đó nếu không tham dự vào lối sống văn hóa muôn hình
muôn vẻ của dân tộc, khu vực, th ế giới thì bản sắc vốn
là những gì ưu tú, đặc sắc, độc đáo của tinh thần và
tâm hồn dân tộc chẳng những sẽ không thể hiện ra
được mà còn có nguy cơ bị tàn lụi, m ất giá trị, trở nên
xa lạ với đời sông văn hóa th ế giới và nhân loại. Tính
khép kín văn hóa, bất luận ở hoàn cảnh và thòi đại nào,
nhất là trong xu th ế toàn cầu hoá hiện nay đểu đẩy
nhanh văn hóa dân tộc vào ngõ cụt, m ất sức sông. Khép
kín văn hóa đồng nghĩa với sự khước từ, quay mặt lại
với giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hóa. Nó cũng
đồng nghĩa vói sự kìm hãm bản sắc, làm nghèo nàn và
m ất sinh khí của bản sắc. Sự việc này kết cục cũng dẫn
tới cùng một hậu quả như sự đồng nhất văn hóa, nó trái
tự nhiên, xa lạ với bản chất văn hóa và rốt cuộc phải
hứng chịu phản phát triển. Một sự phát triển lành
mạnh của văn hóa và của cộng đồng x ã hội phải là sự
phát triển đồng thuận và đ ồ n g h à n h với văn hóa nhân
loại, vối đòi sông thê giới nhân loại. Tính cởi mở, sự chủ
động hoà nhập vào quá trình tiếp xúc, giao lưu, đối
thoại văn hóa theo tinh th ần khoan dung văn hóa nằm
trong bản chất đích thực của mỗi nền văn hóa dân tộc.

Mỗi dân tộc trong tư cách chủ thể sáng tạo văn hóa
thường đem những bản sắc văn hoá của mình góp vào
kho tàng chung của văn hóa nhân loại, giống như mang
tấm căn cưốc, diện mạo tâm hồn, nhân cách của mình
248


đi vào đời sống văn hóa th ế giới, hiện diện cùng với các
cộng đồng dân tộc khác. Văn hoá, trong hình thức sản
phẩm của nó, hoặc vật thể hoặc phi vật thể đều do
những chủ thể xác định nào đó sáng tạo ra trong hoạt
động. Đến lượt nó, những thành quả, giá trị văn hóa
được tạo ra, không sông đời sông vị kỷ, hẹp hòi và cô độc
mà gia nhập vào đời sông vị tha, hoà hợp và khoan
dung của văn hóa nhân loại. Do đó, như một tính quy
luật của tồn tại và phát triển văn hóa, văn hóa tự biểu
hiện, tự kh ẳ n g đ ịn h mình bằng tính rộng m ờ chứ không
phải tính khép kín.
Hội nhập kinh tế để phát triển đồng thòi là hợp tác,
giao lưu, đổi thoại văn hóa, nó thúc đẩy phát triển và
hướng tới phát triển bền vững, lôgíc lịch sử tự nhiên là
như vậy trong nhận thức và ứng xử văn hóa.
Vấn đề là ở chỗ, làm th ế nào và bằng cách nào để
ph át triển văn hóa dâ n tộc trên con đường hội nhập,
trong sự đối m ặt với toàn cầu hoá chứ không phải làm
suy yếu và tự đánh m ất văn hoá, bản sắc văn hóa dân
tộc mình bằng thái độ chôi từ và hành vi khép kín, đóng
cửa. Chính là trong khung cảnh toàn cầu hoá ngày nay,
văn hóa và bản sắc văn hóa phát triển và phát huy được
vai trò, tác dụng đến đâu, điều đó tuỳ thuộc vào nhãn

quan văn hóa, bản lĩnh văn hóa của chủ thể khi lựa
chọn và cân nhắc để đưa ra quyết sách, giải pháp và thê
ứng xử phù hợp.
249


Phát triển luôn luôn là một quá trình phức tạp, bao
hàm trong nó không chỉ tính thông nhất, sự đồng thuận
mà còn cả những mâu thuẫn và xung đột, những hướng
đi lên, đồng thời không loại trừ cả những thụt lùi tạm
thời, "những sự đứt đoạn trong liên tục" như Lênin đã
từng hình dung. Ph át triển có trong từng lĩnh vực mà
cũng có thê nhận biết từ tổng thể các lĩnh vực hợp
thành đòi sống xã hội. Rõ ràng là, tăng trưởng kinh tê
là tiên đê và điều kiện không thể thiếu để thực hiện
phát triển nhưng tăng trưởng thuần tuý kinh tế, tự nó
không thê dẫn tối phát triển, không tự đồng nhất VÓI
phát triển, nếu quá trình này thiếu vắng hoặc khiếm
khuyết việc thực hiện công bằng xã hội. v ả lại, trong
phát triển theo hướng hiện đại hoá ngày nay, ngày càng
nôi lên vai trò của văn hóa với tư cách là chỉ sô tống
hợp, là thước đo xã hội của phát triển, theo nghĩa rộng
nhất của khái niệm này. Văn hoá - đó không chỉ là
nhân tô" tham dự vào các quá trình phát triển mà còn là
kêt quả, là mục tiêu và động lực của chính quá trình
phát triển. Văn hoá trong sự hài hoà giữa môi trường tự
nhiên với cuộc sống con người và hoạt động sáng tạo
lịch sử do con người tạo ra trở thành nội dung, tính chát
và mục đích của phát triển bền vững. Chung đúc lại.
văn hóa đảm bảo cho p h á t triển trở thành phát triển

bền vữ n g, làm cho hiện đại hoá xã hội thực sự thấm
nhuần các giá trị và ch ất lượng nhân văn của nó. Đủ
hiêu vì sao ngày càng có sự quan tâm nhiêu hơn tới
25 0


chiểu cạnh văn hóa trong những tiếp cận và nghiên cứu
các vấn đê đặt ra của nhân loại, của sự phát triển dân
tộc và các cộng đồng xã hội trong bôi cảnh toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá kinh tê tác động và ảnh hưởng tới đời
sống các quốc gia - dân tộc, khu vực và thê giới không
chỉ trên bình diện kinh tế, thương mại, kỹ th u ật và
công nghệ mà còn tới các vấn đề khác nhau của chính
trị - xã hội, từ thể chê nhà nước, chủ quyền và an ninh
quôc gia, vai trò của nhà nước, dân tộc đến các quan hệ
quốc tế và khu vực. Sự gia tăng các mâu th uẫn và
xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, sự bùng phát
những m ất ổn định và căng th ẳng xã hội do chủ nghĩa
phân lập và chủ nghĩa khủng bô" quôc tế gây ra những
xung đột kéo dài và các cuộc chiến tran h cục bộ từ cuôi
thê kỷ X X cho tới nay đã thường xuyên làm nôi bật
tính thời sự bức xúc của vấn đề hoà bình - ôn định và
phát triển. Trung Quổc coi đây là những chủ đê lớn,
bao trùm của thời đại. Thực tê ấy cho thấy, đấu tran h
cho một toàn cầu hoá lành m ạnh, trên quy mô thê giới
và ở tầm phô quát của nó chính là cuộc đ â u tranh giữ a
p h á t triển và p h ả n p h á t triển, g iữ a văn hóa và p h ả n
văn hóa. Tiếp xúc, giao lưu và đối thoại văn hóa, do đó
còn đồng thời là đôi thoại giữa các nền văn minh trên
thê giới hiện nav. Đây là một quá trìn h thường xuyên

và lâu dài diễn ra sự đôi tác và hiểu biết lẫn nhau giữa
các quôc gia trong thê giới hiện nay, là phương tiện
chủ yếu đê ngăn chặn xung đột giữa các quốc gia đê
251


giải quyết có kết quả những vấn đề toàn cầu đặt ra cho
loài người ở thê kỷ X XI.
Nếu con người với tính cách là "thước đo của mọi
vật" là mục đích tự thân của phát triển lịch sử thì nền
văn minh th ật sự của loài người không chỉ là nấc thang
phát triển của văn hóa, mà còn là một hệ thống các
quan hệ xã hội, có đặc thù hình thái và đồng thời liên
tục tích tụ các giá trị chung của loài ngưòi và thể hiện
sự vận động của các xã hội hiện đại theo hướng hình
thành chê độ thực sự nhân đạo1. Nhiều học giả nưốc
ngoài nhấn mạnh rằng, sự tác động lẫn nhau (và cả các
mâu thuẫn) giữa các nên văn hóa và giữa các tôn giáo
của một loạt các nền văn minh lón trong tương lai sẽ
quyết định đáng kể sự phát triển theo các đường song
song của toàn bộ th ế giới. Do đó, không có cơ sở để cho
rằng, nền văn minh phương Tây, nền văn minh Trung
Hoa, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Hồi giáo và
các nền văn minh khác sẽ đi đến sự thông nhất, sự hội
nhập nào đó. Các truyền thông, lối sống, nhận thức
hiện thực của chúng khác nhau đến mức trong tương lai
gần không thể nói bất cứ điều gì về sự hoà nhập các dân
tộc thành một nền văn minh.

1. Xem: GS, TS. T riế t học G .Sum batian: N hững vấn để


của nền văn m inh hiện đ ạ i, Tạp chí Tri thức xã h ội và nhàn
văn, (tiếng Nga), số 4-2003.
252


Q uan niệm về lịch sử như là một quá trình nhiêu
phương án có ý nghĩa lớn để hình thành th ế giói quan
lịch sử1.
Hội nhập toàn cầu, do đó là con đường duy nh ất có
thể đê loài ngưòi tiếp tục phát triển, để có tồn tại trong
hoà bình và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Cuộc hội nhập này, rõ ràn g không chỉ là hội nhập
kinh t ế quốc t ế mà. còn là đôi thoại và hợp tác giữ a các
nền văn hóa, giữ a các nền văn m inh.
Từ cảm quan văn hóa có thể nhận biết rằng, văn
hóa hoà bình, văn hóa khoan d u n g với tinh thần và thái
độ khoan d u n g văn hóa sẽ đóng vai trò tích cực và cần
thiết như thê nào để hoà bình và phát triển từ khả
năng trở thành hiện thực, đem lại những sự thụ hưởng
lợi ích hợp lý và công bằng cho các dân tộc trên trái đất.
Đồng quy vào mục đích đó, các cuộc đôi thoại giữa các
nền văn hoá mới tìm th ấy tính triển vọng của mình,
nhò đó có thể trán h được hoặc ít ra cũng làm giảm thiểu
những mâu thuẫn dân tộc, những xung đột sắc tộc và
tôn giáo, không coi sự đa dạng là mối đe doạ mà thấy ở
đó (sự đa dạng) triển vọng ph á t triển của t h ế giới.
Đối thoại văn hóa để tăng cường sự liên kết lẫn
nhau, từ đó tìm kiếm những khả năng và xây dựng
những cơ chế cho những chương trình, kế hoạch, dự án


1. Xem: GS, TS. Triết học G.Sumbatian: Những vấn đ ề của

nền văn m inh hiện đại, Tỉđd.
253


hợp tác văn hóa giữa các dân tộc thông qua các nhà
nước các chính phủ của mình. Văn hoá và đối thoại văn
hóa có thể tạo ra những xung lực mới cho phát triển
kinh tế, cho sự giảm thiểu những căng thẳng xã hội, để
phòng tránh hoặc thoát ra khỏi những xung đột chính
trị, những khủng hoảng, sự rối loạn và tình trạng bất
ôn định chính trị.
Các nhà phân tích N hật Bản thường xếp văn hóa
sau kinh tế và chỉ sau đó mới là chính tr ị1 chính là xuất
phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên của văn hóa đôi
với phát triển trong thê giới toàn cầu hoá hiện nay.
Các dân tộc tham gia vào đối thoại văn hóa có cùng
mục tiêu phát triển, đồng thời cùng nhau nỗ lực và hợp
tác đê tăng cường tính đa dạng văn hóa của mình, của các
đôi tác cũng như của thê giói. Đó là hoạt động đem đến
đồng thời là sự tiếp nhận, sự lĩnh hội. Đó là sự đóng góp
sáng tạo mà cũng là sự chọn lọc và lựa chọn rất nhiêu
lĩnh vực, quan hệ và chiều cạnh, làm giàu có vốn xã hội
của mình và làm phong phú cho văn hóa dân tộc củng
như văn hóa thê giới.
Đại thi hào Ân Độ R.Tago - người được giải thưỏng
Nobel năm 1916 và đã từng đến thăm N hật Bản có nói:
"Mỗi dân tộc đều có trách nhiệm tự thể hiện mình trước

thê giới. Nêu dân tộc đó không có gì để trao cho thê giới

1. Xem: O.Gieledơnhắc: Văn hoá N hật trong điều kiện toàn
cầu hoá, Tạp chí Những ván đ ề Viễn Đông (tiếng Nga), số 3-2003.
254


thì cần xem đó như là một tội ác dân tộc, điều đó còn tồi
tệ hơn cả cái chết và lịch sử loài người không thể th a
thứ cho nó...". Do vậy, văn hóa dân tộc, ý thức và lòng
tự trọng dân tộc đòi hỏi một nghĩa vụ đạo đức và văn
hóa đạo đức rằng, dân tộc phải hiện diện xứng đáng
trong đời sông nhân loại, đem những gì ưu tú nhất của
dân tộc mình vào sự nuôi dưỡng "cái thiên nhiên thứ
hai" như là "tác phẩm nghệ thuật" của mình và của
toàn nhân loại tạo ra theo "quy luật của cái đẹp" như
Mác nói.
N êru - nhà lãnh đạo nôi tiếng của Ân Độ cũng đã
đem vào kho tàng to lốn, kỳ vĩ những định nghĩa vê
văn hoá của thê giới bằng một luận điểm nôi tiếng:
Văn hóa, đó là khả năng hiểu biết người khác và làm
cho người khác hiểu mình. 0 luận điểm nàv, cái cốt
yếu, căn bản và tinh tê n h ất của đối thoại văn hóa đã
được làm sáng tỏ.
Nhà giáo dục và nhà văn hóa lỗi lạc Xôviết Xukhômlinxki
lại nói: Văn hoá là khả năng nhìn thấy người bên cạnh.
Đó là chiều sâu nhân bản, nhân đạo và nhân văn trong
cách nhìn văn hoá và tiếp xúc, đổi thoại văn hoá. Viện sĩ
Hàn lâm khoa học Nga D.Likhachốp còn làm sáng tỏ
thêm tinh thần dân chủ và bình đẳng trong đổi thoại văn

hóa khi ông nhấn mạnh rằng, văn hóa là biết lắng nghe\
Đó là nguvên tắc và chuẩn mực để đối thoại văn hóa trở
thành văn hóa đổi thoại, văn hóa tranh luận, cùng nhau
tìm tòi chân lý, cùng nhau tham gia giải quyết những vấn
25d


đề chung mang tính toàn cầu đặt ra trong đòi sống cộng
đồng nhân loại.
Từ những điều trên có thể thấy, nghiên cứu những
biến đổi và xu hướng phát triển của văn hóa trong bối
cảnh và điều kiện toàn cầu hoá kinh tế tư bản chủ
nghĩa là cần thiết không những đối vối nhận thức khoa
học mà còn đối với thực tiễn đổi mới để phát triển trong
việc lựa chọn giải pháp và chính sách theo tinh thần
chủ động hội nhập quốíc tế, mở rộng hợp tác song
phương và đa phương.
Dĩ nhiên, như đã nói, đây là vấn đề phức tạp và rộng
lớn, bao quát không chỉ các khía cạnh hệ tư tưởng, thê giới
quan chinh trị mà còn là các thành tô quan trọng khác của
văn hóa biểu hiện trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục,
đạo đức, lối sống, đòi sổng tinh thần, các quan hệ xã hội và
quản lý. Trong phạm vi văn hóa dân tộc cũng như trong sự
tương tác văn hoá giữa các dân tộc trong khu vực, sự nhận
biêt cục diện văn hóa, ví như cục diện vàn hóa châu Á Thái Bình Dương trong hai thập niên đầu thê kỷ XXI đòi
hỏi sự kêt hợp giữa nghiên cứu phân tích so sánh và dự báo
nhằm tìm thấy một đôi điều g ì đó về hiện trạng, đặc điểm
và xu hướng của văn hóa dân tộc và văn hóa khu vực. Thê
giới toàn cầu hoá chi phối quá trình hội nhập khu vực,
đồng thời hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu lại tác

động tôi từng quần thể, đặt ra những vain đề vừa tương
đông, vừa khác biệt trong phát triển của những quần thể
đó, ở đây là dân tộc, quốc gia - dân tộc, khu vực và thê giới.
256


c ầ n có sự khu biệt, giới hạn một quan niệm về văn hóa,
làm cơ sở cho việc nghiên cứu, để không sa vào sự dàn trải
trên tất cả các Hnh vực, các lớp nghĩa cũng như các hình
thức biểu hiện vô sô nhiều của các quan niệm khác nhau vê
văn hóa. Đòi hỏi đó thống nhất lý thuyết với phương pháp
trong tiếp cận, nghiên cứu văn hóa - cái đối tượng phức tạp
và rắc rôl nhất trong các đốỉ tượng nghiên cứu khoa học.
Do đó, xem xét văn hoá - đối thoại ván hoá và cục diện văn
hoá xuất phát từ quan niệm và hướng tiếp cận sau đây:
- Văn hoá là hoạt động sáng tạo của chủ thể người
trong môi trường hiện thực của sự tồn tại và phát triển,
thông nhất hữu cơ giữa tự nhiên và xã hội.
- V ăn hoá là g iá trị và hệ g iá trị m à g iá trị cao
n h ấ t tro n g b ả n g g iá trị văn hóa là con người.
- Văn hoá là một cấu trúc hệ thống - chỉn h th ể các
lĩnh vực hợp thành đòi sông xã hội, các lớp quan hệ xã
hội của phát triển cá nhân và cộng đồng, trong thời gian
và không gian, trong sự tiếp biến giữa truyền thông và
hiện đại.
2.

Q uan niệm về c ụ c diện v ăn h o á ch â u Á - T h ái

B ình Dương (q u a th ự c tiể n Đ ông Á) tro n g bối cả n h

và điểu k iện to à n c ầ u h o á h iện n ay
Châu Á - Thái Bình Dương với vị trí, vai trò và tiêm
năng to lớn của nó, đặc biệt là Đông Á (bao gồm Đông
Bắc Á và Đông Nam Á) đang thu hút sự chú ý của thê
giới như một vùng của tăng trưởng kinh tế, của sức hấp
25 7


dẫn các giá trị châu Á, của một khu vực ổn định, phát
triển theo định hướng hoà bình và hợp tác.
Song ở đây, trong tính phong phú, đa dạng của văn
hóa, sự thể hiện sinh động kết hợp tính phổ biến với
tính đặc thù của phát triển, nhất là trong quá trình
chuyển đổi mô hình phát triển sang kinh tế thị trường,
hội nhập quóc tế và khu vực cũng đang xu ất hiện
những vấn đề của nó, cả thời cơ lẫn thách thức.
Thành tựu phát triển kinh tê của các nước trong
khu vực, nhất là N hật Bản, Trung Quốc và "bốn con
hổ": Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Xingapo đã
từng gây ấn tượng sâu sắc trong nhận xét và đánh giá
của nhiều người, cả phương Đông lẫn phương Tây về
"một phép lạ kinh tê châu Á", về "sự thần kỳ" của hiện
tượng Nhật Bản. Sau những bưốc tiến lón vối những
thành tựu có thể gọi là ngoạn mục của Đông Á trong
nhiều thập kỷ thì cuối th ế kỷ X X vừa qua, nền kinh tê
Nhật Bản đã xu ất hiện những dấu hiệu suy thoái và
khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ vào năm 1997 ở khu vực Đông Á cũng
như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu từ
nước Mỹ và lan toả khắp các nước từ năm 2008 đến nay

đã gây những ảnh hưởng tiêu cực lớn tói các nước vê
tăng trưởng kinh tê và các vấn đề xã hội. Những cơn
bão tài chính đó làm bộc lộ nhiều vấn đề trong cơ chê và
chính sách quản lý của các nước trong khu vực và trên
thê giới nói chung, đòi hỏi phải xem xét lại các lý thuyết
258


và mô hình thực tế trong phát triển, nhất là vai trò của
Nhà nưóc đối vói việc giải quyết các vấn đề kinh tê - xã
hội trong phát triển. Tình huống có vấn đề đó trong
kinh t ế đã tác động tói chính trị, tạo nên tính bức xúc
của những cải cách thể chế, đồng thời xu ất hiện nhu
cầu nhận thức, đánh giá lại về các giá trị Đ ông A, vê vai
trò nhân tô" văn hóa trong phát triển.
Văn hóa châu Á, đặc biệt là các giá trị truyền thông
của Đông Á đã tham dự như thê nào, có tính "lưỡng
diện" - tích cực và tiêu cực ra sao - đối với việc tạo ra
phép lạ kinh tê cũng như sự kiện khủng hoảng tài
chính - tiền tệ vừa qua ở các nước và vùng lãnh thô
quan trọng này?
T rung Quốc và Việt Nam - những nước theo thể
chê xã hội chủ nghĩa, đang cải cách và đổi mới lại là
những quốc gia đ iển h ìn h m ang giá trị Đông Á, chịu
tác động trự c tiếp từ những th àn h tựu và phát triển
đột biến cũng như từ khủng hoảng và suy thoái của
khu vực, lẽ đương nhiên cũng r ấ t chú trọn g tói những
nhận thức và tự nhận thức vấn đê nêu trên.
Có không ít vấn đề được đ ặt ra một cách nghiêm
tú c, duy lý và thực tiễn m à nổi bật là những câu hỏi

sau đây:
- Phải chăng chính giá trị Đông Á là nguyên nhân
chủ yếu gây nên sự phát triển kỳ diệu của một vài quốc
gia Đông Á?
- Trong tương quan vói văn hóa phương Tây, các
25 9


giá trị Đông Á có những thê' m ạ n h và những hạ n c h ế
gì? X ét trên phương diện giá trị học, những giá trị
Đông Á nào là tích cực? Ngay tron g những giá trị gọi
là tích cực đó, liệu có những khía cạnh tiêu cực hay
không khi nó cọ sát với thực tiễn theo những yêu cầu
mới của phát triển theo hưóng hiện đại hoá?
-

Thế kỷ XXI liệu có phải là thê kỷ của các giá trị

Đông Á hay không? Có hay không sự sụp đổ của các giá
trị Đông Á sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997?
Giá trị Đông Á có ảnh hưởng tiêu cực gì đối với sự phát
triển xã hội hiện đại?
Tính thời sự của vấn đê nêu trên đã thu hút các học
giả vào cuộc đại thảo luận vê Đông và Tây đang diễn ra
trên phạm vi quốc tê xoay quanh chủ đê văn hóa và
phát triển mà trực tiếp là các giá trị Đông Á trong đối
thoại văn hóa và hội nhập quốc tê hiện nay.
Thực tê đó gợi mỏ nhiều điều bô ích cho việc
nghiên cứu, tìm hiểu cục diện văn hóa khu vực châu
A - Thái Bình Dương tron g hai th ập niên đầu th ế kỷ

X X I, xu ất phát từ thực tiễn Đông Á.
Tuy nhiên, điều nói trên chỉ là một cứ liệu trực tiếp,
có tính thòi sự.
Đê hiểu cục diện văn hóa của khu vực này cần nhìn
nhận vấn đê trong khoảng thời gian dài hơn, từ nhiều
chục năm ở nửa sau thê kỷ X X cho tới bưóc chuyển sang
thê kỷ XXI và hiện nay, nó dung nạp nhiều sự kiện
phản ánh những thành tựu mà cũng tích tụ những tình
26 0


huống, làm bộc lộ những mâu thuẫn, làm xu ất hiện
những vấn đề trong cục diện phát triển. Hơn nữa, cục
diện biến đổi văn hoá không tách rời và biệt lập khỏi
cục diện kinh tế, chính trị và xã hội của khu vực cũng
như của th ế giới nói chung.
Nó như một phân hệ của cả hệ thông chỉnh thể, vừa
p h ả n ánh vừa thăm nhập vào chỉnh thể cũng như vào
từng thực thể của chính cái chỉnh thê ấy.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có hai luận điểm quan
trọng sau đây có thể gợi ý cho chúng ta về cơ sở phương
pháp luận nghiên cứu. Ngươi nhấn mạnh:
T h ứ nhất, đòi sống có bôn lĩnh vực quan trọng
ngang nhau: kinh tê - chính trị - văn hóa - xã hội,
không được xem nhẹ một lĩnh vực nào.
ở luận điểm này, ta rú t ra một nhận xét: Nghiên
cứu văn hóa và cục diện văn hóa như một nghiên cứu
loại biệt trong hệ thông xã hội, trong tính hiện thực
của đời sống xã hội.
T h ứ hai, văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong

kinh tê và chính trị.
ở luận điểm này, cần lưu ý tới một nhận x é t khác.
Nghiên cứu văn hóa và cục diện văn hóa có t h ể và cần
p h ả i nghiên cứu như một tổng hợp, một p h ứ c hợp đê
xem xét những tá c động tạo thàn h văn hóa và cục
diện văn hóa, đồng thời nhận biết sự vận đ ộ n g của
văn hóa lẫn sự biến đôi của cục diện văn hóa ở trong
bản thăn nó cũng như trong n h ữ n g thực t h ể khác,
261


ngoài nó. Đây là sự thâm nhập và tá c động lẫn nhau
một cách biện chứng và phức tạp , động chứ không
tĩnh, ràn g buộc và ch ế ước lẫn nhau chứ không tách
biệt, độc lập.
Có những cặp quan hệ tác động lẫn nhau dẫn tối sự
chuyển hoá và sinh thành cần được nhận rõ. Đó là:
Văn hoá và kinh tê dẫn tối văn hóa kinh tế.
Văn hoá và chính trị dẫn tới văn hóa chính trị.
Văn hoá và xã hội dẫn tối văn hóa x ã hội (với nghĩa
vừa là văn hóa quản lý vừa là một năng lực xã hội, một
vốn xã hội).
Theo đó, cục diện văn hoá cần phải được mô tả để
nhận biết nó không chỉ từ n h ữ n g biến đổi trực tiếp của
các s ự kiện, hiện tượng văn hoá (ví dụ: lý luận, hệ tư
tưởng, đạo đức, lối sống, đời sông tinh th ần, các quan
hệ con người - cá nhân và cộng đồng, các liên hệ thiết
chê và mô hình gia đình - nhà trường và xã hội, các
hoạt động giáo dục, khoa học...) m à còn từ n h ữ n g cơ
sở, n h ữ n g n h â n tô hiện thực có nội d u n g kinh tế chính trị - xã hội gây tác đ ộ n g và ả n h hư ởng tới sự

hình thành n h ữ n g biến đôi của bản thăn cục diện đó
(ví dụ: kinh tê thị trường và kinh tế tri thức trong
toàn cầu hoá kinh tế, cải cách th ể chê chính trị, dân
chủ hoá chính trị và nhà nước pháp quyền dân chủ, xã
hội công dân và đời sông xã hội dân sự, môi trường tự
nhiên - sinh th ái và môi trường x ã hội - nhân văn
trong xã hội hậu công nghiệp, x ã hội thông tin, xã hội
262


học tập và xã hội tri thức với việc mở rộng không
ngừng các quyền của con người...).
Sau hết, cục diện văn hóa đã tá c động trở lại tới
những biến đổi, đ ặt ra những vấn đê đôi với bản th ân
nó, như một loại biệt, một phân thể và đối với bản
th ân xã hội, như một chỉnh thể, một cái toàn thể,
tổng th ể toàn vẹn.
Từ cơ sở phương pháp luận đó, chúng ta xem xét và
đánh giá những thực tiễn lịch sử của cục diện văn hoá
châu Á - Thái Bình Dương, lấy Đông Á làm trọng tâm .
Trong cuốn sách N h ữ n g xu hư ớng vĩ mô năm 2000,
từ năm

1982, các tác giả Johnaisbitt và Patricia

Abrđene đã phân tích thực trạng, dự báo xu hướng và
đưa ra 10 xu hướng lớn, quan trọng nhất, được gọi là
tạo khung, có ảnh hưởng tới đời sống của chúng ta khi
bước vào thập kỷ mối (tức là thập kỷ cuối của thê kỷ XX).
Những dự báo xu hướng đó, trên cái nền chung, tổng

quát của toàn cầu hoá không chỉ giúp cho nhận thức thê
giới ở những thời điểm kết thúc thê kỷ X X mà còn tiếp
tục gợi mở sự suy nghĩ của chúng ta về thê giới trong
những thập niên đầu thê kỷ XXI. Nhiều điểm trong
những nội dung dự báo đó đã thành hiện thực, đồng
thời có những vấn đề mà các tác giả đó đưa ra vẫn tiếp
tục m ang ý nghĩa dự báo nhìn từ góc độ kinh tế, chính
trị, xã hội cũng như văn hóa ở quy mô toàn cầu lẫn quy
mô khu vực.
263


Trong 10 dự báo đó, chúng ta đặc biệt chú ý tới dự báo
thứ sáu, nói về sự ra đời của ưòng cung Thái Bình Dương.
Theo các tác giả, vòng cung Thái Bình Dương có vị
trí địa lý chiến lược và xét trên bất kỳ m ặt nào, địa lý dân số hay kinh tế, châu Á - Thái Bình Dương cũng
đang là "một tồn tại toàn cầu hùng hậu". Sự phát triển
hay suy thoái của vùng này có ảnh hưởng tới sự biến
đổi, phát triển chung của thê giới toàn cầu.
Nếu như hơn 500 năm trở về trước, trun g tâm buôn
bán th ế giói bắt đầu chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại
Tây Dương thì ngày nay nó đang chuyển từ Đại Tây
Dương sang Thái Bình Dương. Những thành phố ở vòng
cung Thái Bình Dương - Lốt Angiơlét, X ítny và Tôkyô
đang vượt lên các thành phô" cũ được xây dựng quanh
Đại Tây Dương: Niu Oóc, Pari, Luân Đôn.
Diện tích vòng cung Thái Bình Dương rộng gấp hai
lần châu Âu và nước Mỹ. Trong khi châu Âu chỉ chiếm
6% dân sô trên trái đất thì châu Á đang chiếm 2/3 dân
sô thê giới. Đây còn là một thị trường 3 .0 0 0 tỷ đôla với

nhịp độ tăng hằng tuần 3 tỷ đôla. Nhịp độ này ngày nay
đang tăng lên hơn th ế nhiều.
Vòng cung Thái Bình Dương giống như một châu Mỹ
trẻ trung, năng động nhưng với quy mô lớn hơn nhiều.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Joh n M. Hay đã từng
nhận xét: Địa Trung Hải là đại dương của quá k h ứ , Đại
Tây Dương là đại dương của hiện tại, còn Thái Bình
Dương mới thực sự là đại dương của tương lai.
264


Vậy những nhân tô nào tạo nên sức trỗi dậy của
vùng địa kinh tế, địa chính trị và địa văn hoá chiên lược
này? Cần phải kể tới 5 điểm quan trọng sau đây:
1. Việc chuyển sang vòng cung này là do những
nguyên nhân kinh tê' (đó là chiến lược cải cách kinh tê
với cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ chê quản lý và
chính sách thúc đẩy tăng trưởng).
2. Văn hoá tạo ra nội lực và nguồn lực mạnh cho
phát triển và quản lý các quá trình phát triển.
3. Tuy N h ật B ản hiện đang là nước d ẫ n đ ầ u kinh
tế tron g vùng, nhưng Đ ôn g Á (Trung Quốc và "bôn
con hổ": Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo)
chắc chắn sẽ giữ vai trò chi phôi.
4. Giáo dục được coi là lĩnh vực đột p h á đê tạo ra
tiềm lực cho phát triển. Từ hai thập kỷ trưóc đây (từ
năm 1985), Hàn Quổc đã đạt tỷ lệ thanh niên học đại
học cao hơn thanh niên nưốc Anh .
5. Trong nền kinh tê toàn cầu, sự trỗi dậy của vòng
cung Thái Bình Dương không có nghĩa là sự suy thoái

của phương Tây, với điều kiện phương Tây không được
nhắm m ắt trước xu hướng này.
Chuyên biến kinh tê vùng Thái Bình Dương có thể
làm thay đôi hoàn toàn bộ m ặt thê giới. Vòng cung Thái
Bình Dương hiện đang trải qua một thòi kỳ cách mạng
công nghiệp để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá.
Vào cuôi những năm 80 thê kỷ XX, không có một
ngân hàng nào của Mỹ nằm trong số 36 ngân hàng lớn
265


×