Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương KCN tiên sơn thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.29 KB, 22 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn là một tổ chức
kinh doanh tiền tệ thuộc hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam
nằm trên địa bàn khu công nghiệp Tiên Sơn - Thành phố Bắc Ninh. So
với nhiều Ngân hàng khác cùng hoạt động trên địa bàn về tuổi đời thì
Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn còn rất non trẻ. Đi lên từ một
Phòng giao dịch với sự nỗ lực phấn đấu, Chi nhánh Ngân hàng Công
thương KCN Tiên Sơn nay đã trở thành Chi nhánh cấp 1. Với những
thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được từ khi thành lập không phải là nhỏ.
Chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn bước đầu, đứng vững và
phát triển trong cơ chế mới, từng bước vươn lên khẳng định được vị trí,
vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, tiến tới sẽ trở thành một
trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong số những Ngân hàng đang
hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học QL & KD
Hà Nội và thời gian thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN
Tiên Sơn với mục đích tiếp cận hoạt động thực tế của Ngân hàng nhằm
bổ xung kiến thức đã học tại trường. Được sự hướng dẫn tận tình của
Thầy giáo - Tiến sỹ Đỗ Quế Lượng cùng các cô, chú và anh chị tại Chi
nhánh, em đã tiếp cận được với những kiến thức thực tế để hoàn thành
bản báo cáo này.
Nội dung báo cáo gồm các phần sau:
Chương I: Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN
Tiên Sơn.
Chương II: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân
hàng Công thương KCN Tiên Sơn - Thành phố Bắc Ninh.
Chương III: Thẻ thanh toán và tình hình kinh doanh thẻ tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn.
Chương IV: Nhận xét và kiến nghị.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bản báo cáo này, do thời
lượng và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi


những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp,
phê bình của các thầy cô để bổ xung kiến thức hoàn thành tốt hơn bài
viết khoá luận trong thời gian tới.
1


Bắc Ninh, ngày 05 tháng 8 năm 2006
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Thuỷ Hằng
Chương I
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN - BẮC NINH
1. Giới thiệu chung:
Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn là một Chi
nhánh thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam - tiền thân là Chi nhánh
Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn trực thuộc Ngân hàng Công
thương tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào Quyết định số 388/QĐ-HĐQT-NHCT1
ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt
Nam về việc chuyển Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn
thành Chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn có trụ sở tại
Khu công nghiệp Tiên Sơn - Thành phố Bắc Ninh, là đơn vị có con dấu
riêng, một thành viên hạch toán kế toán của Ngân hàng Công thương
Việt Nam, là đại diện của Ngân hàng Công thương Việt Nam có quyền
tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng Công thương Việt Nam,
chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
2. Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn có 21

cán bộ có trình độ chuyên ngành Ngân hàng. Trong đó có 1 cán bộ có
học vị Thạc sỹ, 11 cán bộ có trình độ Đại học và 9 cán bộ có trình độ
Cao đẳng, Trung cấp.

2


Sau khi chia tách, bổ xung và chuyển mới, mô hình tổ chức của Chi
nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn gồm 7 phòng ban nghiệp
vụ, 2 quỹ tiết kiệm cơ sở. Các phòng ban hoạt động theo chức năng riêng
và đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của 1 Giám đốc, 1 Phó
Giám đốc.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Căn cứ vào Quyết định số 704/QĐ-NHCT1 ngày 06 tháng 4 năm
2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc
"Ban hành chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Chi nhánh Ngân
hàng Công thương". Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
3.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp (Bao gồm công tác tổng
hợp):
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp
với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương
Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm
dịch vụ của Ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh, dự kiến kế hoạch
kinh doanh tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,
thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.

3



SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KCN TIÊN SƠN

GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KHÁCH
HÀNH
DOANH
NGHIỆP

PHÒNG
KHÁCH
HÀNG CÁ
NHÂN

PHÒNG
QUẢN LÝ
RỦI RO

PHÒNG TIỀN
TỆ KHO QUỸ


4

PHÒNG KẾ
TOÁN GIAO
DICH

PHÒNG
THANH
TOÁN
XC- N
KHẨU


5


3.2. Phòng khách hàng cá nhân:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá
nhân khai thác và huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù
hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công
thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các
sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng cá nhân.
3.3. Phòng quản lý rủi ro (Bao gồm quản lý nợ có vấn đề):
Là phòng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý
rủi ro của Chi nhánh, quản lý, giám sát thực hiện các mục cho vay, đầu
tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm
định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín
dụng. Thực hiện các chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ các

hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt
Nam.
Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ, các khoản
nợ có vấn đề (Bao gồm các khoản nợ; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ
quá hạn, nợ xấu). Quản lý, khai thác và xử lý tài sản, đảm bảo nợ vay
theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền
lãi vay. Quản lý và theo dõi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
3.4. Phòng kế toán giao dịch:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách
hàng, các nghiệp vụ và các công việc có liên quan đến công tác quản lý
tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng
liên quan đến nghiệp vụ hạch toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản
lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ
tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và
Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho
khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại
Chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động
của hệ thống mát tính trong toàn bộ Chi nhánh.
6


3.5. Phòng thanh toán xuất - nhập khẩu:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán
xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của
Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ mua bán
ngoại tệ. Hỗ trợ phòng kế toán chuyển tiền ra nước ngoài (nếu cần). Phối
hợp với Phòng khách hàng thực hiện các công tác tiếp thị để khai thác
nguồn ngoại tệ. Tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ thương mại
thanh toán xuất - nhập khẩu.

3.6. Phòng tiền tệ kho quỹ:
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền
mặt theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công
thương Việt Nam. Ứng và thu tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm
giao dịch trong và ngoài quầy. Thu, chi tiền mặt cho các doanh nghiệp
có thu, chi tiền mặt lớn. Phối hợp cùng Phòng kế toán - Tổ chức Hành
chính, tổ chức thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ Chi
nhánh với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Công thương Việt
Nam trên địa bàn...
3.7. Phòng tổ chức Hành chính:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các công tác tổ chức và đào tạo cán
bộ tại Chi nhánh theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước và
quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện các công tác
quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực
hiện công tác bảo vệ an ninh và an toàn Chi nhánh.

7


Chương II
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
NHCT KCN TIÊN SƠN - BẮC NINH TRONG 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2005 - 2006
Để tạo dựng niềm tin và giá trị cho khách hàng, Ngân hàng Công
thương KCN Tiên Sơn đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp
ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục
tiêu theo những phân khúc mà Ngân hàng Công thương hướng tới tại
từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện. Tập trung
phát triển khu vực kinh tế sản xuất tiêu dùng, đóng góp vào quá trình

phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
1. Hoạt động huy động vốn:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn của nền
kinh tế ngày càng tăng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vốn luôn được
ưu tiên đóng vai trò số 1. Cũng vậy, các Ngân hàng thương mại hiện nay đã
và đang nỗ lực tìm các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Trong hệ thống
Ngân hàng nói chung và trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh nói riêng, các
Ngân hàng đang cạnh tranh nhau gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất
hấp dẫn, dịch vụ khách hàng thuận tiện. Ngân hàng Công thương KCN
8


Tiên Sơn bằng nỗ lực của bản thân đã tạo dựng uy tín và không ngừng tích
luỹ giá trị niềm tin để có được thị phần trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
Bảng 1: Tình hình và kết quả huy động vốn của Chi nhánh
Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tổng nguồn
vốn huy
động
1. Phân theo
đơn vị tiền tệ
Tiền gửi
VNĐ
Ngoại tệ quy
VNĐ
2. Phân theo

khách hàng
Tiền gửi tổ
chức kinh tế
Tiền gửi dân


30/6/2005
Tỷ
Số
trọn
tiền
g
(%)

30/6/2006
Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)

So sánh 2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ
(+)

(-)

(+)


29522

100

7938
4

100 49862

168,9

28302

95,8
7

7300
91,96 44701
3

157,9

1250

4,23

6381

410,5


75,8
7
24,1
3

5663
71,34 34235
4
2275
28,66 15627
0

22399
7123

8,04

5131

(-)

152,8
219,4

(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Chi nhánh NHCT - KCN Tiên
Sơn)
Các thông số ở Bảng 1 trên đây cho thấy ngoài huy động vốn bằng
đồng nội tệ, Chi nhánh còn huy động các loại đồng ngoại tệ mạnh nhằm
phục vụ công tác thanh toán quốc tế. Chỉ riêng tiền gửi bằng USD trong
6 tháng đầu năm 2006 là 6381 triệu (quy VNĐ) chiếm tỷ trọng trong

tổng dư nợ là 8,04% và tăng nhanh so với cùng thời điểm năm 2005 là
410,5% - một tỷ lệ tăng rất lớn.
9


Sáu tháng đầu năm 2006 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh
đạt 79384 triệu đồng, tăng 168,9% so với cùng thời điểm năm 2005.
Trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế 6 tháng đầu năm 2006 là 56634
triệu đồng, tăng 152,8% so với cùng kỳ năm 2005. Tiền gửi các tổ kinh tế
tăng mạnh như vậy, còn tiền gửi dân cư thì sao? 219,4% cũng là một con
số đáng nể so với 6 tháng đầu năm 2005. Điều này cho thấy công tác huy
động vốn của Chi nhánh ngày càng tăng mạnh, phản ánh chính sách quản
lý và hoạt động của Chi nhánh là phù hợp và hoạt động có hiệu quả.
2. Hoạt động tín dụng:
Chiến lược "Bắc Ninh lựa chọn khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế
là đầu tư, phát triển các Khu công nghiệp tập trung, các Cụm công nghiệp
đa nghề và các Khu công nghiệp làng nghề". Theo đó mục tiêu cụ thể từ
năm 2006 - 2010 của Thành phố đề ra đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân tăng từ 13,5% - 14,0%/năm.
Như vậy, với sự phát triển hết sức năng động của Bắc Ninh hiện nay,
mà khi nền kinh tế phát triển đòi hỏi các ngành dịch vụ nói chung và
ngành dịch vụ Ngân hàng, Tài chính cũng phải phát triển theo để đáp ứng
kịp thời nhu cầu khách hàng. Đó chính là nhu cầu về bổ xung vốn kinh
doanh, nhu cầu về đầu tư mới mở rộng và phát triển sản xuất. Kèm theo
đó là các nhu cầu về tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán quốc tế, ... ngày
càng cao và đòi hỏi các tổ chức Tài chính tín dụng phải nhanh chóng đáp
ứng kịp thời nhu cầu của họ. Hiểu rõ đặc điểm này Chi nhánh luôn nâng
cao và đặt công tác tín dụng lên hàng đầu.
Tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2006 là 252412 triệu đồng tăng
13,55% so với 6 tháng đầu năm 2005. Dư nợ ngắn hạn và dài hạn giảm đi

nhiều so với năm 2005, nhưng dư nợ trung hạn lại tăng 266,7%. Riêng 6
tháng đầu năm 2006 dư nợ ngoại tệ 52184 triệu đồng (quy VNĐ) chiếm
20,7% trong tổng dư nợ và tăng 170% so với năm 2005 (Được thể hiện ở
bảng 2 dưới đây).

10


Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHCT - KCN Tiên
Sơn
Đơn vị: triệu đồng
30/6/2005
Chỉ tiêu

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

30/6/2006
Số
tiền

Tỷ
trọn
g
(%)


So sánh 2006/2005
Số tiền
(+)

(-)

(+)

100

25241
2

100

80856 36,37

80369

31,8

13397

6,03

49229

19,5

Dư nợ dài hạn 128046


57,6

12281
4

48,7

65,6 171361

67,9

2552
8

17,5

34,4

32,1

4585

6,0

Tổng dư nợ
1. Theo kỳ
hạn
Dư nợ ngắn
hạn

Dư nợ trung
hạn

222299

3011
3

Tỷ lệ

13,5
5

0,7
2

586
3573
2

266,
7
5409 4,22

2. Theo thành
phần kinh tế
Quốc doanh
Ngoài quốc
doanh
3. Theo loại


145833
76466

81051

11

(-)


tiền
Dư nợ VNĐ
Dư nợ ngoại tệ
(quy VNĐ)

202971

91,3 200228

19328

8,7

52184

79,3

2743


20,7

3285
3

1,3
5
170

(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Chi nhánh NHCT - KCN
Tiên Sơn)
Nhìn chung công tác tín dụng 6 tháng đầu năm 2006 của Chi nhánh
cũng thực sự thay đổi diện mạo với tốc độ tăng trưởng khá cao. Bên cạnh
việc thực thi có hiệu quả công tác khách hàng, Chi nhánh đã đáp ứng được
nhu cầu vốn lưu động cho khách hàng, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp
hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
3. Công tác kế toán và thanh toán:
Công tác kế toán thanh toán là một trong những hoạt động quan
trọng của Ngân hàng thương mại. Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện
phong cách, lề lối làm việc, triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng
công nghệ Ngân hàng hiện đại vào trong các hoạt động của mình. Thực
hiện chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, công tác kế toán được tổ chức
chuyên môn hoá gồm 5 teller giao dịch 1 cửa đã được ổn định, đảm bảo
giao dịch thuận tiện, nhanh chóng hoạt động thanh toán đảm bảo kịp thời,
chính xác và an toàn cho khách hàng. Trong năm qua Chi nhánh đã mở
thêm được 70 tài khoản tiền gửi đưa tổng số tài khoản tiền gửi là 186.
Doanh số thanh toán là 519423 triệu đồng.
4. Kết quả tài chính:
- Tổng thu nhập đạt 13157 triệu đồng.
- Tổng chi phí chiếm 12251 triệu đồng.

- Lợi nhuận thu được 906 triệu đồng (Chưa trích lập quỹ dự phòng
rủi ro).
5. Các công tác khác:
Để thích ứng hơn nữa với cơ chế thị trường đáp ứng nhu cầu đa dạng
và phong phú của khách hàng, bên cạnh các hoạt động kinh doanh chính
12


Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn còn mở rộng thêm các hoạt động
khác một mặt tạo thêm nguồn thu nhập cho Ngân hàng, mặt khác giúp
Ngân hàng có thể phân tán rủi ro. Về công tác tài trợ thương mại, tổng
doanh số bảo lãnh đạt 45 tỷ bằng 70% so với cùng kỳ năm 2005, tổng thu
về cho dịch vụ đến tháng 6/2006 đạt 589 triệu đồng. Năm 2006 công tác
tổ chức cán bộ tiếp tục được hoàn thiện. Việc bổ nhiệm, luân chuyển,
phân loại cán bộ theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt
Nam.

Chương III
THẺ THANH TOÁN VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH THẺ TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KCN TIÊN SƠN
I. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN
1. Khái niệm về thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do
Ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền
13


hàng hoá, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động ATM
(Automated Teller Machine) hay các Ngân hàng đại lý trong phạm vi số
dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa Ngân

hàng phát triển thẻ và chủ thẻ. Phương thức thanh toán này ra đời từ việc
mua chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công
nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng.
Căn cứ vào đặc thù của từng loại, người ta chia thẻ thành các loại
sau:
1.1. Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất:
1.1.1. Thẻ khắc chữ nổi:
Là loại thẻ mà trên bề mặt được khắc nổi các thông tin cần thiết.
Ngày nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật của nó
quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả mà kết hợp với những kỹ thuật mới
như băng từ và chíp thông minh.
1.1.2. Thẻ băng từ:
Thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ
thẻ đã được mã hoá trên băng từ và mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử
dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng có thẻ bị lợi dụng để
lấy cắp tiền do một số nhược điểm sau: Thông tin ghi lại trong thẻ hẹp và
mang tính cố định không thể áp dụng kỹ thuật mã hoá an toàn, có thể đọc
được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy vi tính.
1.1.3. Thẻ thông minh (Smarteard):
Đây là hệ thống mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ thuật xử lý tin học,
gán vào thẻ một "chíp" điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn
hảo. Thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy, do là một công nghệ
mới có nhiều ưu điểm như vậy nên giá thành còn cao, hệ thống máy móc
chấp nhận thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ.
Việc phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở
các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn đang khuyến khích các
Ngân hàng thành viên đầu tư để phát hành và chấp nhận thẻ này nhằm
làm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.
1.2. Theo chủ thể phát hành:
1.2.1. Thẻ do Ngân hàng phát hành:

14


Là loại thẻ do Ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng
linh động tài sản của mình tại Ngân hàng hoặc sử dụng số tiền do Ngân
hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay,
không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Ví
dụ như: Visa, MasterCard, JCB, ...
1.2.2. Thẻ do các tổ chức phi Ngân hàng phát hành:
Đó có thể là loại thẻ du lịch giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn
hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát
hành. Ví dụ như: thẻ Dinner'sclub, Amex, ...
1.3. Theo tính chất thanh toán của thẻ:
1.3.1. Thẻ tín dụng (Creditcard):
Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được
sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ
tại các cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng - Creditcard thường do
Ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức tín dụng
nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ
thẻ chỉ được phép chi tiêu trong hạn mức tín dụng đã thoả thuận. Chủ thẻ
phải thanh toán cả gốc và lãi cho Ngân hàng phát hành thẻ theo định kỳ
hạn tháng. Lãi suất tín dụng tuỳ thuộc vào quy định của mỗi Ngân hàng
phát hành.
Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng
trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán
sau một kỳ hạn nhất định. Thẻ tín dụng được coi là công cụ tín dụng trong
lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
1.3.2. Thẻ ghi nợ (Debitcard):
Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ dựa
trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán của mình

tại Ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng
vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản: Thẻ Online, Thẻ Offline.
Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, còn một
số loại thẻ cũng được đưa vào sử dụng rộng rãi cho một số mục địch nhất
định như: thẻ rút tiền mặt, thẻ lưu giữ giá trị.
1.4. Theo phạm vi lãnh thổ:
15


1.4.1. Thẻ nội địa:
Là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia. Do vậy
đồng tiền giao dịch phải là đồng tiền bản địa nước đó. Thẻ chỉ do một
Ngân hàng hoặc tổ chức điều hành từ việc phát hành, xử lý trung gian cho
đến thanh toán. Thẻ có nhược điểm là việc sử dụng chỉ giới hạn trong
phạm vi một quốc gia. Vì vậy, việc kinh doanh sẽ không hiệu quả nếu cơ
sở chấp nhận thẻ ít.
1.4.2. Thẻ quốc tế:
Thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận
trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ quản lý trên toàn thế giới bởi các
tổ chức tài chính lớn như thẻ Mastercard, Visa, ... hoạt động thống nhất
đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn tiện lợi của nó.
1.5. Theo mục đích và đối thượng sử dụng:
1.5.1. Thẻ kinh doanh (Bussinesscard):
Là loại thẻ phát hành cho nhân viên của công ty sử dụng, nhằm giúp
các công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của các nhân viên vì mục đích
chung của công ty trong kinh doanh.
1.5.2. Thẻ du lịch và giải trí:
Là loại thẻ phát hành phục vụ cho ngành du lịch và giải trí.
1.6. Theo hạn mức của thẻ:

1.6.1. Thẻ vàng (Gold card):
Thẻ được phát hành cho những đối tượng có uy tín, có khả năng tài
chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn. Điểm khác biệt của thẻ vàng so
với thẻ thường là hạn mức tín dụng lớn.
1.6.2. Thẻ thường (Standard card):
Là loại thẻ tín dụng nhưng mang tính phổ thông, phổ biến, được sử
dụng rộng rãi trên thế giới, có hạn mức tín dụng thấp hơn thẻ vàng.
2. Vai trò của thanh toán thẻ:
2.1. Đối với nền kinh tế:
Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần hiện đại hoá hệ
thống thanh toán, tăng nhanh khối lượng chu chuyển thanh toán trong nền
kinh tế. Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô, biện pháp kích cầu của Nhà
nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện môi trường văn minh thương
16


mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài đem lại lợi ích lớn cho xã
hội, thẻ ngày càng được sử dụng rộng tãi cũng là nhờ các tiện ích thiết
thực mà nó mang lại cho đối tượng liên quan trực tiếp như: chủ thẻ, cơ sở
chấp nhận thẻ, Ngân hàng.
2.2. Đối với người sử dụng thẻ:
Sự linh hoạt trong thanh toán ở trong và ngoài nước, tiết kiệm thời
gian mua, giá trị thanh toán cao hơn. Cung cấp một khoản tín dụng tự
động tức thời (đối với thẻ tín dụng). An toàn, tiện lợi đối với người tiêu
dùng.
2.3. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:
Đảm bảo chi trả, tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút
thêm khách hàng. Nhanh chóng thu hồi vốn, an toàn đảm bảo, nhanh
chóng giao dịch với khách hàng, giảm chi phí bán hàng.
2.4. Đối với Ngân hàng:

Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho Ngân hàng phát hành và thanh
toán thẻ là lợi nhuận. Thu nhập từ thẻ mà Ngân hàng có được là phí cơ sở
chấp nhận thẻ, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín
dụng mà chủ thẻ chậm thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ dịch vụ
Ngân hàng và đầu tư kèm theo. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ
toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho Ngân hàng. Tiếp đến là tạo hiệu quả cao
trong thanh toán. Thẻ thanh toán ra đời làm phong phú thêm các dịch vụ
Ngân hàng, mang đến cho Ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện
ích, thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Thẻ giúp hiện đại hoá công
nghệ Ngân hàng. Nhờ thanh toán bằng thẻ, số lượng tiền gửi của khách
hàng để thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các cơ sở chấp nhận thẻ
cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản này sẽ
tạo ra cho Ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng có thể coi là
nguồn sinh lợi cho Ngân hàng.
3. Các thành phần tham gia thanh toán thẻ:
- Ngân hàng phát hành thẻ: Là Ngân hàng được phép thực hiện
nghiệp vụ phát hành thẻ, chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử
lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ. Đồng thời thực hiện việc
thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.
- Ngân hàng thanh toán: Là Ngân hàng được Ngân hàng phát hành
thẻ uỷ quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng, có thể là
17


thành viên chính thức hoặc là thành viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc
tế, thực hiện dịch vụ thanh toán theo thoả ước với tổ chức đó. Ngân hàng
thanh toán thẻ ký hợp đồng trực tiếp với cơ sở chấp nhận thẻ để tiếp nhận
và xử lý các giao dịch thẻ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn cho cơ sở
chấp nhận thẻ.
- Cơ sở chấp nhận thẻ: Là tổ chức hay cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ

có ký kết với Ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ. Các
đơn vị này được trang bị máy móc, kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán
tiền hàng hoá, dịch vụ trả thay cho tiền mặt.
- Chủ thẻ: Là cá nhân hoặc tổ chức Ngân hàng phát hành thẻ cung
cấp thẻ để sử dụng bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
Ở nước ta hiện nay có 15 Ngân hàng tham gia phát hành và thanh
toán thẻ với đủ mọi thành phần: Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân
hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng nước ngoài. Đối với các Ngân
hàng thương mại quốc doanh, phát triểm dịch vụ thì không chỉ thuần tuý
là vấn đề lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt thương hiệu và
vị thế của các Ngân hàng trên thị trường. Chính vì vậy, dịch vụ thẻ đã và
đang được Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh
Ngân hàng KCN Tiên Sơn nói riêng nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh
hết sức quan trọng trong cuộc đua nhằm tới thị trường bán lẻ nên công tác
này hêt sức được coi trọng và phát triển. Đầu năm 2002, Ngân hàng Công
thương Việt Nam chính thức triển khai hệ thống ATM tại các chi nhánh
trong hệ thống, phát hành các loại thẻ ATM.
Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn, hoạt động về
thanh toán dịch vụ thẻ trong năm qua bước đầu cũng thu được kết quả
đáng kể.
* C - card: Thẻ chuẩn, dùng cho đối tượngcó nguồn thu nhập ổn
định (thường là cán bộ công nhân viên). Nhìn trên bảng ta thấy thẻ này
chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng tăng số lượng lớn trong tổng số thẻ ATM
mà Chi nhánh phát hành ra.
* S - card (hay còn gọi là Smart card, Student card, ...): Đây là loại
thẻ dùng cho giới trẻ là học sinh, sinh viên. Loại thẻ này tính từ ngày
30/6/2005 đến ngày 30/6/2006 tăng đột biến (1100,3%). Chứng tỏ giới trẻ
18



hiện nay rất quan tâm tới loại hình thanh toán đơn giản, an toàn, hiệu quả
này.
* G - card: Thẻ vàng hay còn gọi là thẻ VIP dùng cho đối tượng là
những người có thu nhập cao, chủ yếu là các doanh nhân.
Những con số trên bảng dưới đây đã cho thấy tính đến thời điểm
30/6/2006 số lượng thẻ ATM 3 loại C, S, G tăng nhanh: 6507 đạt 160% so
với kế hoạch dự kiến tăng 283,6% so với năm 2005. Số dư bình quân tại
tài khoản tiền gửi thường xuyên là 1 tỷ đồng. Phát triển thẻ ATM góp
phần đưa doanh thu dịch vụ thẻ tăng hơn so với cùng thời điểm 2005.
Bảng 3: Tình hình hoạt động thẻ ATM tại Chi nhánh
Đơn vị: Chiếc
So sánh 2006/2005
Loại thẻ

30/6/200
5

30/6/200
6

Số thẻ
(+)

Tỷ lệ (%)
(-)

(+)


C. Card

1982

2888

906

45,7

S. Card

300

3601

3301

1100,3

G. Card

12

18

6

50


2294

6507

4213

183,6

Tổng
cộng

(-)

Việc tăng trưởng dịch vụ thẻ ATM không chỉ bù đắp chi phí mà còn
góp phần tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập, nâng cao hiệu quả và
uy tín của Ngân hàng Công thương. Tuy nhiên trên địa bàn Chi nhánh
hiện nay mới có 2 máy ATM.
Tại Chi nhánh, dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế cũng đã bắt đầu được
triển khai thực hiện, các bộ phận liên quan cũng đã nhanh chóng nắm bắt
quy trình nghiệp vụ mới để thực hiện. Chi nhánh đã tổ chức cho cán bộ đi
tập huấn về dịch vụ thẻ để trang bị kiến thức khi thực hiện giao dịch,
marketing và tư vấn tới khách hàng. Tuy nhiên kết quả về phát hành thẻ
tín dụng quốc tế của Chi nhánh hiện nay còn rất hạn chế. Số lượng thẻ
Visa - Marter card được phát hành tại Chi nhánh chỉ với số lượng là 5 thẻ,
một con số quá nhỏ.
Chương IV
19


NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt các Ngân hàng
thương mại cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Họ luôn tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra chính sách hoạt động mang lại hiệu
quả tốt nhất. Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn cũng vậy. Để hoạt
động Ngân hàng có hiệu quả, Chi nhánh luôn cố gắng phục vụ khách hàng
một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Chi nhánh luôn chú trọng việc hoàn
thiện áp dụng conog nghệ mới. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng những
kết quả mà Chi nhánh đạt được vẫn chưa tương xứng với tầm vóc của một
Chi nhánh Ngân hàng nằm trên địa bàn Khu công nghịêp lớn, tập trung
Cụm công nghiệp đa ngành nghề, các Khu công nghiệp làng nghề, các
nhà máy, các doanh nghiệp lớn. Vì vậy để có thể hoàn thành những mục
tiêu phát triển đề ra trong năm 2007, Chi nhánh cần có những chính sách
hoạt động phù hợp hơn nữa để ổn định sự tăng trưởng nhất là trên những
mặt sau:
- Quan tâm và chủ động hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh khai thác tăng
trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất đầu vào
thấp. Mở rộng mạng lưới huy động một cách hợp lý, nhanh chóng hoàn
thành và phát triển các điểm giao dịch mẫu. Triển khai thực hiện tốt đa
dạng hoá các hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh cao, xử lý linh
hoạt việc áp dụng lãi suất, làm tốt công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng,
nâng cấp cơ sở vật chất, năng lực trình độ và tác phong làm việc của cán
bộ giao dịch tại các điểm huy động vốn.
- Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích, đánh giá
thị trường, từng ngành kinh tế, từng địa bàn hoạt động theo từng nhóm
khách hàng để định hướng đầu tư tín dụng thích hợp với hiện tại cũng như
lâu dài đảm bảo an toàn hiệu quả. Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng
có nămg lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án
kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao, nguồn hoàn toàn trả vốn vay để
xem xét chắc chắn cho vay. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng theo tiêu
chuẩn quy định, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ. quan tâm
phát triển dịch vụ Ngân hàng tới quỹ tiết kiệm để nâng cao sức cạnh tranh.
Đối với khách hàng có quan hệ vay vốn cần khuyến khích thực hiện các
dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh.
20


- Về kinh doanh thẻ: Chi nhánh nên các biện pháp sau đây để phát
triển mạng lưới thẻ của mình:
+ Phát triển hệ thống mạng lưới ATM và mạng lưới các đơn vị chấp
nhận thẻ, tạo ra nhiều kênh phân phối nhất là đối với một số nhà máy,
công ty có số lượng công nhân rất lớn, các trường Cao đẳng, Trung cấp
trên địa bàn Thành phố, đó có thể là những khách hàng tiềm năng của Chi
nhánh trong tương lai. Mở thêm điểm giao dịch, đặt thêm máy ATM.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thanh toán thẻ có khả năng thích ứng đồng
bộ với các Ngân hàng thương mại khác để trở thành mạng lưới thẻ liên
ngành Ngân hàng.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thẻ một cách bài bản để họ nắm
chắc được nghiệp vụ đồng thời nắm được những thay đổi trong quá trình
thanh toán thẻ. Nỗ lực hoàn thiện cả về tổ chức lẫn chuyện môn, đáp ứng
diễn biến thị trường. Chi nhánh cần bổ xung kịp thời những cán bộ trẻ, có
năng lực, có nhiệt huyết với công việc, đồng thời phát hiện đào tạo một
cách hệ thống những cán bộ có năng lực, tâm huyết với nghề để làm nòng
cốt cho tổ chức nhân sự ở bộ phận thẻ nói riêng và của toàn Ngân hàng
nói chung.
+ Công tác Marketing, tuyên truyền, quảng cáo cho thẻ chưa thực sự
tới được người dân. Chi nhánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ ra chi phí
để tiếp thị sản phẩm thẻ, số loại thẻ phát hành còn hạn chế. Nghiên cứu,
tìm ra những loại thẻ mới phù hợp với nhiều loại khách hàng hơn.
Sau 2 tháng thực tập tại Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn, tuy

không phải là thời gian dài nhưng cũng phần nào giúp em có những hiểu
biết nhất định về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động của
một Ngân hàng Thương mại nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Qua
đó em cũng đã có điều kiện để vận dụng một số kiến thức đã học ở trường
và bổ xung thêm cho minh những kiến thức mới về nghiệp vụ ngân hàng.
Đó là điều bổ ích và rất cần thiết đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp như
em.
Thanh toán thẻ tuy là một loại hình dịch vụ mới ở nước ta nhưng nó
hứa hẹn sẽ là một loại hình thanh toán phổ biến và chủ yếu trong thời gian
tới, nhất là đối với nước ta với hơn 80 triệu dân thì tiềm năng thị trường
thẻ là vô cùng lớn, đó cũng là cơ hội và thách thức lớn đối với nền kinh tế
nói chung và của các Ngân hàng thương mại nói riêng trong quá trình hội
nhập kinh tế, quốc tế.
21


Qua đây em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện hơn về chính sách hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương KCN Tiên Sơn. Em mong rằng những kiến nghị và giải pháp đó
được quan tâm xem xét.
Trong quá trình nghiên cứu và viết bản báo cáo này, vì thời gian có
hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi sai sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các thầy, cô trong Khoa có
thể rút ra kinh nghiệm bổ xung kiến thức cho em để em hoàn thành tốt
hơn bài viết khoá luận trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - Tiến sỹ Đỗ Quế Lượng đã
tận tình hướng dẫn, em xin cảm ơn Ban giám đốc, các cô, chú, anh, chị
trong Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành bản báo cáo này.


22



×