Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 61 trang )

Ủy ban Dân tộc

UNDP

DỰ ÁN VIE02/001 – SEDEMA & EMPCD
“Tăng cường Năng lực cho Ủy ban Dân tộc Xây dựng Thực
hiện và Giám sát Chính sách Dân tộc”

“Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực
vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và đề xuất
các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
vùng DT& MN”

Nhóm nghiên cứu: Trần Thị Hạnh
Phạm Văn Hùng
Nguyễn Cao Thịnh
Hà Quang Khuê
Lò Giàng Páo
Đặng Văn Thuận
Trần Trung Hiếu

Hà Nội, tháng 11/ 2010


I. Lời mở đầu .............................................................................................. 5
II. Bối cảnh chung và sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng nguồn
nhân lực vùng dân tộc và miền núi ............................................................. 6
III. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 8
4.1. Cách tiếp cận .................................................................................................................. 8
4.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 9


5.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực ................................................................................ 10
5.2.1. Số lượng nguồn nhân lực vùng DT& MN: ............................................................. 10
5.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ................................................. 12
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi .......................................................................... 12
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới ............................................................................... 12
- Cơ cấu nguồn nhân lực (lao động) theo các ngành nghề sản xuất ............................. 12
5.3.1. Thực trạng về thể lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ................... 13
5.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thể lực nguồn nhân lực DTTS ................................. 15
- Tỷ lệ nghèo đói cao: .................................................................................................. 15
- Phụ nữ ít được quan tâm, kể cả trong thời kỳ mang thai: .......................................... 15
- Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: .................................................. 15
- Tập quán của một số nhóm DTTS ............................................................................. 16
- Nước sạch và vệ sinh môi trường: ............................................................................. 17
5.4. Thực trạng về trí lực ..................................................................................................... 17
5.4.1. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ............................. 17
- Về trình độ học vấn: .................................................................................................. 18
- Thực trạng chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực vùng DT& MN: .................... 21
5.4.2. Một số yếu tố chính có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng DT& MN
......................................................................................................................................... 21
- Tỷ lệ nghèo đói cao: .................................................................................................. 21
- Rào cản về ngôn ngữ: ................................................................................................ 21
- Phương pháp giảng dạy chưa lấy học sinh làm trung tâm: ........................................ 22
- Chương trình học chưa thực sự phù hợp với học sinh nhiều nhóm DTTS: ............... 23
- Quan hệ giữa giáo viên và học sinh: .......................................................................... 23
- Điều kiện đi lại và cơ sở vật chất của nhà trường:..................................................... 24
5.5. Tâm lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ............................................... 25
5.5.1. Thực trạng về tâm lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi .................. 25
- Về nhận thức, hiểu biết xã hội và kỹ năng sống: ....................................................... 25
- Tính năng động và thích ứng trong môi trường làm việc mới: .................................. 25



- Tác phong và kỷ luật lao động:................................................................................. 25
5.5.2. Hoạt động nâng cao tâm lực cho nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ........ 26
- Về các hoạt động văn hóa: ......................................................................................... 26
- Hoạt động thể thao phong trào và giáo dục thể chất, kỹ năng sống: ......................... 26

VI. Phân tích và đánh giá các chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng
DTMN hiện nay ........................................................................................ 26
6.1. Các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân cho vùng dân tộc và miền núi ............... 26
6.1.1. Phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ
nhân dân: ......................................................................................................................... 27
6.1.2. Bảo hiểm y tế dành cho các hộ nghèo, hộ DTTS: .................................................. 27
6.1.3. Chính sách phòng chống các bệnh phổ biến và tiêm chủng mở rộng: .................. 29
- Chương trình phòng chống sốt rét: ............................................................................ 29
- Chương trình phòng, chống bướu cổ ......................................................................... 30
- Chương trình tiêm chủng mở rộng ............................................................................ 30
- Chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em .................................................... 31
6.1.4. Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường: ............................ 31
6.2. Các chính sách giáo dục, đào tạo ................................................................................. 32
6.2.1. Tăng cường cơ hội học tập cho học sinh DTTS vùng DT& MN thông qua hệ thống
các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và các điểm trường ................................. 32
6.2.2. Chính sách cử tuyển cho học sinh DTTS họăc ưu tiên điểm theo vùng ................. 35
6.2.3.Chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn ............. 37
6.3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS thông qua chính sách ưu tiên
dạy và học bằng tiếng dân tộc: ........................................................................................ 38
6.3.5. Chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc và giáo viên vùng núi, hải đảo, vùng
khó khăn, xa xôi, hẻo lánh ............................................................................................... 39
6.3.6. Chính sách đào tạo nghề........................................................................................ 39
6.4.


Các chính sách liên quan đến phát triển tâm lực..................................................... 41

6.5.
MN

Một số chính sách có liên quan gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực vùng DT&
42

6.5.1.

Các chính sách giảm nghèo: ............................................................................ 42

6.5.2.

Chính sách phát triển vùng .............................................................................. 43

6.6. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống chính sách phát triển NNL vùng DT& MN
hiện nay ................................................................................................................................ 44

VII. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực DTMN giai đoạn 2011- 2015 và
đến năm 2020............................................................................................ 45
7.1 Quan điểm phát triển KTXH đến năm 2020 .................................................................. 45
7.2 Mục tiêu phát triển KTXH 2011- 2015 .......................................................................... 45


7.3 Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN giai đoạn 2011- 2015 và đến năm
2020 ..................................................................................................................................... 46
7.3.1. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN có tay nghề cao .................................. 46
7.3.2. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN biết ngoại ngữ và có kiến thức về công
nghệ thông tin .................................................................................................................. 47

7.3.3. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN nhanh nhạy, linh hoạt, dễ dàng chuyển
đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường........................................................................... 47
7.3.4. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN có sức khoẻ tốt.................................... 48

VIII. Một số giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc
thiếu số giai đoạn 2011 – 2020. ................................................................ 49
8.1. Các chính sách còn hiệu lực cần điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi .................................... 49
8.1.1. Các chính sách dân số và y tế: ............................................................................... 49
8.1.2.

Các chính sách giáo dục và đào tạo ................................................................ 49

8.1.3.

Các chính sách cán bộ ..................................................................................... 50

8.1.4.
thôn

Các chính sách cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông
......................................................................................................................... 50

8.2. Xây dựng các chính sách mới (đặc thù) ........................................................................ 51
8.2.1. Xây dựng chương trình cải thiện và nâng cao tầm vóc, thể trạng cho người dân
vùng dân tộc và miền núi, trong đó ưu tiên các đối tượng là dân tộc thiểu số, bao gồm:51
8.2.2.
Xây dựng chương trình tuyên truyền vận động thực hiện chính sách, thay đổi
một số tập quán không phù hợp với cuộc sống hiện đại, bao gồm: ................................. 51
8.2.3.


Một số chính sách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: ........................ 52

8.2.4.

Các chính sách cán bộ ..................................................................................... 53

8.2.5.
thôn

Các chính sách cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông
......................................................................................................................... 53

IX. Phụ lục và số liệu liên quan ................................................................ 54


CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Bộ GD-ĐT

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam)
Bộ KH-ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam)

Bộ NNPTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ TC

Bộ Tài chính

CIEM

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Việt Nam)

CPRGS

Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo

CT 30a

Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện
nghèo nhất trên toàn quốc để thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ, ban hành ngày 27/12/2008

CTMTQG-GN Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo
DTTS

Dân tộc thiểu số

JICA

Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản


MDGs

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NGO

Tổ chức phi Chính phủ

NHTG

Ngân hàng Thế Giới

P134

Hỗ trợ tiếp cận với đất đai, nhà ở và nước sạch (CT134) (Quyết định số
134/2004/QĐ-TTG ngày 20/7/2004)

P135-II

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi (CT135-II) (Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày
10/1/2006)

PTKTXH

Phát triển Kinh tế - Xã hội

SIDA

Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển


Sở NNPTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TCTK

Tổng cục Thống kê

UBDT

Ủy ban Dân tộc

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc

UNFPA

Tổ chức Dân số và Gia đình Liên hiệp quốc

UNICEF

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

VBARD

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

VBSP


Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

VHLSS

Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


Báo cáo 3
“Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi
(DTMN) và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng DTMN”

I. Lời mở đầu
Dự án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực hiện và giám sát các chính
sách DTTS” (VIE02/001 – SEDEMA & EMPCD) do Chương trình phát triển Liên
Hợp quốc (UNDP) tài trợ cho UBDT thực hiện trong giai đoạn 2008-2012 nhằm nâng
cao năng lực cho UBDT và Ban Dân tộc của ba tỉnh Lai Châu, Quảng Nam và Bình
Phước, trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách dân tộc. Dự án tập
trung vào ba mảng vấn đề liên quan đến năng lực là phát triển thể chế, tăng cường
năng lực lãnh đạo và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ. Dự án hỗ trợ UBDT trong
việc tăng cường năng lực lập chính sách dân tộc thiểu số với các công cụ hoạch định
chính sách dựa trên các nghiên cứu và bằng chứng.
Mục tiêu của Báo cáo “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền
núi và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi”
nhằm phân tích thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi
và các chính sách đang thực hiện của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực vùng

Dân tộc và miền núi. Những phát hiện và kiến nghị của báo cáo nghiên cứu này dự
kiến sẽ hỗ trợ UBDT “Nghiên cứu và xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng
dân tộc và miền núi đến năm 2015 định hướng đến năm 2020”.
TS. Trần Thị Hạnh là trưởng nhóm tư vấn cùng các thành viên khác trong nhóm như
TS. Phạm Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Cao Thịnh, ThS. Hà Quang Khuê, TS. Lò Giàng
Páo, TS. Đặng Văn Thuận và ThS. Trần Trung Hiếu đã thực hiện “Nghiên cứu thực
trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và đề xuất các giải pháp phát
triển nguồn nhân lực vùng DT& MN”. Nhóm nghiên cứu đã nhận được sự chỉ đạo của
Vụ Chính sách Dân tộc, các thành viên của Hội đồng Dân tộc và đặc biệt là Ông
Trịnh Công Khanh, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu
cũng nhận được sự hỗ trợ của Bà Võ Hoàng Nga và ông Peter Chauldry đại diện
UNDP, Ông Trần Văn Đoài, Bà Trần Đông Phương, các ôngLê Minh Tuấn, Lã
Quang Trung, Peter Chauldry đại diện của Ban Quản lý dự án SEDEMA & EMPCD.
Nhóm tư vấn xin gửi lời cảm ơn đến UNDP, Uỷ ban Dân tộc, Uỷ Ban Nhân Dân và
Ban Dân tộc các tỉnh, Uỷ Ban nhân Dân các huyện và xã, các sở ban ngành tại các cấp
tỉnh và huyện đã có những đóng góp tích cực cho nghiên cứu đánh giá này.


II. Bối cảnh chung và sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực
vùng dân tộc và miền núi
Trong thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích cả trong tăng trưởng kinh tế
và xoá đói giảm nghèo. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000- 2010 là 7,2%,
mặc dù trong 2 năm 2008, 2009, tăng trưởng kinh tế có bị giảm mạnh do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ USD 402
năm 2000 lên USD 1064 năm 2009. Việt Nam đang chuẩn bị bước sang giai đoạn là
một nước có thu nhập trung bình.1
Thành tích giảm nghèo cũng rất ấn tượng, với tốc độ giảm nghèo từ 58,1% năm 1993
xuống còn 28,9% vào năm 2002, và 14,5% năm 20082. Trong cùng thời gian này tỷ lệ
đói nghèo lương thực giảm từ 24% xuống còn 6,9%. Mức chênh lệch đói nghèo giữa
các nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất giảm từ 18,4% xuống còn 3,5%.3 Tỷ lệ

người có mức sống dưới 1 đô la Mỹ giảm từ mức 39,9% năm 1993 xuống còn dưới
5% năm 2006 và 4,1% năm 2008. Theo tiêu chí của Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,2% năm 2005 xuống còn 9,5% ước tính sẽ đạt được
vào năm 20104. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo của nhóm DTTS thấp hơn nhiều so với
của dân tộc Kinh và Hoa kiều (từ 86,4% năm 1993 xuống còn 50,3% năm 2008 so
với 53,9% năm 1993 xuống còn 8,9% năm 2008). Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã rất
nỗ lực và quyết tâm giảm nghèo ở các vùng DT& MN và hỗ trợ các nhóm DTTS
thông qua các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG), như CTMTQG về Giảm
nghèo, CTMTQG 135, các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo cho 62 huyện khó khăn nhất
theo Nghị quyết 30a…, tỷ lệ nghèo của các nhóm DTTS vẫn còn cao (53,9% năm
2008) và chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo trong các nhóm DTTS và các nhóm dân tộc
Kinh và Hoa kiều còn lớn (gần gấp 6 lần).
Mặc dù chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo trong các nhóm DTTS và các nhóm dân tộc Kinh
và Hoa kiều còn lớn và giảm chậm nhưng tốc độ tăng mức chi tiêu bình quân của cả
hai nhóm lại khá đồng đều (đều khoảng 2 lần trong giai đoạn 1993- 2008) và chênh
lệch về mức chi tiêu bình quân giữa hai nhóm là khoảng 2 lần.5
Chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt giữa vùng khó khăn
và vùng thuận lợi là khá cao. Giữa nông thôn và thành thị tỷ lệ nghèo là gần gấp 6 lần
vào năm 2008, còn giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Nam bộ là gần 15 lần. Đặc biệt,
Chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa các vùng ngày lớn. Nếu năm 1993 chênh lệch về tỷ lệ
nghèo giữa thành thị và nông thôn và giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Nam bộ là
khoảng hơn 2 lần và gần 2 lần, thì đến năm 2008, các con số này là 6 và 15 lần. Trong
khi đó phần lớn đồng bào DTTS sống ở vùng nông thôn và núi cao và tỷ lệ người
DTTS ở vùng Tây Bắc là cao nhất trong cả nước. Điều này cho thấy những cải thiện

1

Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch 2006- 2010, Bộ KHĐT, 2010
TCTK, 2010, Kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình 2008
3

Báo cáo Thiên niên kỷ 2010, Bộ KHĐT
4
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 2006- 2010 của Bộ LĐ-TB-XH, Dự thảo Kế hoạch 2011- 2015,
7/2010
5
Báo cáo Thiên niên kỷ 2010, Bộ KHĐT
2


về điều kiện sống và giảm nghèo ở những vùng nông thôn và vùng khó khăn nhất sẽ
giúp cải thiện về điều kiện sống và giảm nghèo cho đồng bào DTTS.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia “nguyên nhân đói nghèo của đồng
bào DTTS không thể chỉ giải thích bằng các yếu tố địa lý”6, mà cả các khía cạnh khác
nữa như nguồn nhân lực. Điều này thể hiện khá rõ thông qua sự chênh lệch về mức độ
nghèo đói giữa các nhóm DTTS ở một số vùng khó khăn nhất, như Tây Bắc và Tây
Nguyên. Chẳng hạn, ở Hà Giang tỷ lệ nghèo trong nhóm người H’Mông là 42% trong
khi đó người Tày là 19%. Còn ở Tây Nguyên tỷ lệ nghèo trong nhóm người Ê đê, Gia
ra, Banar cao hơn trong số các nhóm DTTS khác (Bault, Pham, và Reilly, 2008b).
Chỉ tính riêng vấn đề năng lực sử dụng ngôn ngữ phổ thông cũng cho thấy vai trò của
nguồn nhân lực đối với việc nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS. Theo Bob Bault
và nhóm đồng tác giả (Bob Bault và các tác giả, 2009) các hộ gia đình DTTS ở nông
thôn không nói được tiếng Việt (phải qua phiên dịch) có khả năng nghèo hơn 1,9 lần
so với các hộ biết tiếng Việt và 7,9 lần so với các hộ người Kinh và người Hoa sống ở
nông thôn.7
Phát triển nguồn nhân lực DTTS sẽ là một trong những định hướng chính sách đúng
đắn nhằm giúp cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS. Với vai trò là cơ quan tư vấn
cho Chính phủ trong việc xây dựng, thực hiện và theo dõi- đánh giá thực hiện các
chính sách liên quan đến DTTS, Uỷ ban Dân tộc đã được UNDP hỗ trợ thực hiện Dự
án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách
DTTS”. Trong khuôn khổ dự án này, “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng

dân tộc thiểu số (DTTS) và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng
DT& MN” đã được thực hiện nhằm giúp UBDT xây dựng Đề án phát triển nguồn
nhân lực vùng DT& MN” với các đề xuất chính sách liên quan đến DTTS trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
III. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là:
-

Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện nay vùng dân tộc và miền núi

-

Xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi đến năm
2015 và 2020

-

Đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Phạm vi của nghiên cứu là toàn vùng dân tộc và miền núi, gồm 51/63 tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương (gồm các tỉnh miền núi và các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống), có tính đến việc xem xét, nghiên cứu theo các vùng kinh tế xã hội của cả
nước.

6
7

Ethnics and Development in Vietnam”, Báo cáo Phân tích quốc gia của NHTG, 2009
Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam



Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực hay chính là yếu tố con người của vùng dân
tộc và miền núi, trong đó chủ yếu tập trung ưu tiên vào đối tượng nguồn nhân lực dân
tộc thiểu số trong cả nước.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Để đạt mục tiêu đặt ra nhóm tư vấn đã tiến hành đánh giá thực trạng nguồn nhân lực
dân tộc thiểu số trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố quốc tế, trong nước và địa
phương có liên quan. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố văn hóa, kinh tế, địa lý và
dân số- xã hội (xem Hình 1).
Hình 1: Khung khái niệm về nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

Áp dụng định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực nêu trên, các hoạt động phát triển
nguồn nhân lực đã được xem xét như một chuỗi các quá trình tạo ra nguồn lao động
khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần, đạt trình độ giáo dục cao, được đào tạo nghề
nghiệp, có lối sống và tác phong phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn mới. Do đó, trong phạm vi Nghiên cứu này, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số
đã được đánh giá, phân tích từ các góc độ có liên quan mật thiết với nhau, như sau:
-

Số lượng nguồn nhân lực: bao gồm việc nghiên cứu quy mô dân số, cơ cấu dân số,
phân bổ dân số theo vùng, xu hướng di cư, sở thích của người dân vùng DT& MN
về môi trường sinh sống và các chính sách có ảnh hưởng, như chính sách dân số,
chính sách phát triển miền núi và vùng dân tộc thiểu số…

-

Thực trạng thể chất và các chính sách giúp phát triển thể chất: bao gồm việc đánh
giá tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ và các yếu tố có ảnh hưởng đến tình
trạng thể chất như tỷ lệ đói nghèo, khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, nước

sạch, môi trường, giao thông, truyền thông…, các chính sách và hoạt động can
thiệp của nhà nước về dân số, y tế, giáo dục, truyền thông và phát triển nông thôn
nói chung.

-

Thực trạng về tinh thần, lối sống, tác phong làm việc…


-

Trình độ học vấn và chuyên môn, nghề nghiệp: bao gồm việc đánh giá thực trạng
về trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng đáp ứng yêu cầu làm việc
trong một môi trường công nghiệp và các chính sách có tác động nhằm nâng cao
khả năng làm việc, như các chính sách quốc gia và địa phương về giáo dục, đào
tạo, tuyên truyền, chính sách lao động và việc làm…

Để có được các minh chứng về thực trạng nguồn nhân lực DTTS, tác dụng của các
chính sách DTTS đã ban hành và mong muốn của người dân cũng như cán bộ chính
quyền vùng DT& MN, nhóm nghiên cứu đã đi thực tế tại 6 tỉnh (ở cả 3 cấp tỉnh,
huyện và xã), ở mỗi tỉnh đánh giá 2 xã – là các địa phương thuộc vùng DT& MN, bao
gồm các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Nam, ĐắkLắk và An Giang.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm nghiên cứu đã áp dụng một số
phương pháp nghiên cứu như sau:
 Rà soát, tổng hợp các tài liệu hiện có, bao gồm:
-

Các báo cáo nghiên cứu, đánh giá về năng lực, báo cáo tiến độ được soạn thảo
trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực

hiện và giám sát các chính sách DTTS”.

-

Các báo cáo nghiên cứu trong và ngoài nước

-

Báo cáo kết quả điều tra dân số 2009 và điều tra mức sống hộ gia đình 2008;

-

Các báo cáo đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ việc thực hiện các Chương trình, dự án
lớn có liên quan;

-

Các tài liệu của Nhà nước và chính quyền các cấp có liên quan đến chiến lược,
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho các vùng DT& MN;

 Điều tra và khảo sát thực địa tại 6 tỉnh là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam,
Nghệ An, Đăk Lăk và An Giang.
 Hội thảo tham vấn và/hoặc các cuộc họp với các cán bộ UBND, HĐND và đại
diện một số tổ chức quần chúng cấp xã, huyện và cấp tỉnh đã được tổ chức
trong quá trình đi nghiên cứu thực tế tại 6 tình.
 Phỏng vấn có định hướng (Guided interview): nhóm nghiên cứu đã thảo luận
với các cán bộ của một số các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền trung ương
và địa phương, các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ … và đã thu
nhận được nhiều ý kiến đánh giá và phản hồi.
V. Thực trạng nguồn nhân lực vùng DTMN

5.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và
miền núi


5.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân đảm
bảo nguồn sáng tạo, cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu
của tổ chức (Milkovich T. George và Boudreau John, 1996). Nguồn nhân lực còn có
thể được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả
năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). Ở đây cần
phân biệt khái niệm nguồn nhân lực và lực lượng lao động. Lực lượng lao động được
xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu
nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Nguồn nhân lực là những người đã,
đang và sẽ bổ sung vào lực lượng lao động.
Khi nói đến nguồn nhân lực, tức là nói đến vốn con người. Các yếu tố phản ánh nguồn
nhân lực được thể hiện gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó số lượng thể
hiện ở quy mô; chất lượng thể hiện ở sức khoẻ, thể lực, trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết,
đạo đức, kỹ năng, thẩm mỹ... và thể lực, trí lực, tâm lực là ba yếu tố quan trọng nhất.
5.1.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
Từ khái niệm về nguồn nhân lực nói chung, chúng ta có thể hiểu nguồn nhân lực vùng
dân tộc và miền núi bao gồm nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và nguồn nhân lực dân
tộc đa số (dân tộc Kinh) hiện đang có tại vùng dân tộc và miền núi nước ta (gồm 51
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Theo định nghĩa của Ủy ban Dân tộc “Phát triền nguồn nhân lực là quá trình tạo ra
nguồn lao động khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần, đạt trình độ giáo dục cao,
được đào tạo nghề nghiệp, có lối sống và tác phong phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội trong giai đoạn mới (hội nhập quốc tế, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa) (UBDT, 2009).” Phát triền nguồn nhân lực đòi hỏi phải có sự phối
hợp liên ngành vì đó là quá trình kết hợp giữa giáo dục và đào tạo trong một bối cảnh
có các chính sách y tế và lao động đầy đủ và phù hợp, đảm bảo liên tục hoàn thiện và

phát triển nguồn lực của cá nhân, tổ chức và quốc gia.
5.2. Số lượng, cơ cấu và sự phân bổ nguồn nhân lực của toàn vùng dân tộc và
miền núi
5.2.1. Số lượng nguồn nhân lực vùng DT& MN:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009 cả nước có 51 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có dân tộc và miền núi với tổng số 68.194.369 người sinh sống,
chiếm tỷ lệ 79,43% so với tổng dân số cả nước, trong đó số dân là DTTS chiếm
17,96% (xem Bảng 1- Phần Phụ lục). Hiện tại, có 53 thành phân dân tộc thiểu số sinh
sống trên địa bàn cả nước. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tổng
số dân tộc thiểu số là 12.251.436 người, chiếm tỷ lệ 14,27% dân số cả nước và chiếm
gần 18% dân số các tỉnh có dân tộc và miền núi.
Gần một nửa dân số DTTS (48,6%) sống tại vùng trung du miền núi phía Bắc.
Khoảng 30% (29,3%) sống tại các vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung và Tây
Nguyên. Như vậy, có đến gần 80% dân số DTTS sống tại 3 vùng khó khăn nhất trong


cả nước. Hầu hết các tỉnh trong ba vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và
Duyên hải miền trung và Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hơn (núi non
hiểm trở, xa xôi hẻo lánh, hoặc là vùng chịu nhiều thiên tai như bão, lũ). Các điều
kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh như đường xá, các công t nh thuỷ lợi, điện, cấp
nước sạch... cũng kém hơn ở các tỉnh hai vùng đồng bằng và vùng Đông Nam bộ. Ví
dụ như ở Lai Châu, chỉ có 53% hộ gia đình sử dụng điện nối mạng quốc gia, trong khi
tỷ lệ này lên đến 100% ở một số tỉnh, như Vĩnh Phúc, Hải Phòng8... Cơ sở hạ tầng
kém, điều kiện sinh hoạt khó khăn và địa hình hiểm trở đã làm hạn chế điều kiện và
khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức
khoẻ và môi trường... của người dân vùng DT& MN. Điều này không chỉ ảnh hưởng
đến chất lượng, mà cả số lượng dân số vùng DT& MN.
Mười tỉnh có tỷ lệ dân số là DTTS cao nhất nước là Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn,
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, đều thuộc vùng
trung du miền núi phía Bắc. Mười hai tỉnh có trên 50% dân số là DTTS. Hầu hết các

tỉnh có tỷ trọng cao về dân số là DTTS đều là các tỉnh nghèo.
Năm nhóm dân tộc thiểu số có số dân khá lớn (trên 1 triệu người) là Tày, Thái,
Mường, Khmer và H’Mông (xem bảng 2- Phần Phụ lục). Các nhóm dân tộc này đều
có chữ viết riêng. Nhóm người Tày, Thái, Mường có mức sống, trình độ văn hoá...
không thua kém so với mức trung bình trong cả nước. Mặc dù người Hoa chỉ chiếm
chưa đến 1% dân số, nhưng trong số liệu thống kê về thu nhập bình quân đầu người,
tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ tiếp cận các điều kiện dịch vụ xã hội... nhóm người Hoa và
người Kinh được xếp chung vào một nhóm lớn vì có mức thu nhập và trình độ phát
triển tương đồng với người Kinh, còn lại 52 nhóm DTTS khác được gộp vào một
nhóm lớn.
Năm nhóm dân tộc (Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu, Brâu) có số dân rất ít (dưới 1.000
người) đã được đưa vào danh sách cần quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn 2006- 2010
Chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số Si La, Pu
Peo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu bên cạnh các chương trình hỗ trợ giảm nghèo toàn quốc
khác.
Sáu nhóm dân tộc (Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Ngái) có số dân từ 1.000 đến
dưới 5.000 người tuy chưa được quan tâm đặc biệt như năm nhóm dân tộc ít người
nhất, nhưng cũng rất đáng lo lắng bởi tốc độ tăng dân số của các nhóm này có xu
hướng chậm hơn, cá biệt một số dân tộc có dân số trong tình trạng tăng rất chậm như:
Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y.... Số dân thuộc một số nhóm dân tộc rất ít người đã giảm
đi đáng kể trong 10 năm qua, như nhóm dân tộc Pu péo (18 người hay gần 3% tổng số
dân Pu Péo) và nhóm dân tộc Si La (131 người hay 18,5%) .

8

Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, TCTK, 2008


5.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Giống như cơ cấu nguồn nhân lực của cả nước nói chung, nguồn nhân lực toàn vùng
DT& MN và miền núi cũng đang ở trong giai đọan “cơ cấu dân số vàng” (xem Bảng
3- Phần Phụ lục) với 31,03% dân số ở độ tuổi từ 15 trở xuống, trong đó 25,38% dân
số có độ tuổi từ 12 đến 15 (độ tuổi đi học trung học cơ sở). Trong số 8.452.266 người
từ 15 tuổi trở lên gần 10% (4.305.552 người) ở độ tuổi đi học trung học phổ thông
(16-18 tuổi).9
Đối với nguồn nhân lực DTTS, cơ cấu này có khác đôi chút, với 25,55% dân số ở độ
tuổi từ 15 trở xuống, trong đó 28,84% dân số có độ tuổi từ 12 đến 15 (độ tuổi đi học
trung học cơ sở). Trong số 50.769.895 người từ 15 tuổi trở lên (74,45% tổng dân số)
gần 10% ở độ tuổi đi học trung học phổ thông (16-18 tuổi). Cơ cấu này cho thấy
không nằm trong thực trạng “Cơ cấu dân số vàng” như của vùng dân tộc và miền núi
cũng như của cả nước.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới
Nguồn nhân lực dân tộc thiểu số có cơ cấu mất cân bằng về giới, với tỷ lệ nam giới rất
thấp, chỉ chiếm 42,8%, trong khi đó tỷ lệ nữ chiếm 57,2%. Kết quả này cho thấy cơ
cấu giữa nữ - nam trong dân tộc thiểu số chênh lệch rất lớn (14,4%) so với chênh lệch
chung giữa nữ - nam của cả nước (1,18%) và của các tỉnh vùng dân tộc và miền núi
(0,7%). Một số dân tộc có độ chênh lệch giữa nam và nữ cao và rất cao như: Xtiêng
16,88%, Mnông 16,42%, Chu Ru, Tà Ôi, Lô Lô trên 16%, Khmer - 15,88%, Raglay
- 15,72%.10 Một số dân tộc có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, như: Ơ Đu (nam 58,2%, nữ - 41,8%), Si La (nam - 52,3%, nữ - 47,7%) ... Điều này đã và đang tác
động không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số hiện nay. Nguyên
nhân mất cân bằng về giới trong các nhóm DTTS là do đàn ông của các nhóm DTTS,
đặc biệt là các nhóm theo chế độ mẫu hệ ít phải làm nương rẫy và việc nhà. Cơ hội để
họ được làm việc và giao tiếp xã hội thấp dẫn đến tình trạng tinh thần trì trệ, dễ mắc
bệnh nghiện rượu đối với đàn ông trong các nhóm DTTS.
- Cơ cấu nguồn nhân lực (lao động) theo các ngành nghề sản xuất
Lao động trong vùng dân tộc và miền núi chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông
nghiệp, đặc biệt là 2 vùng có số lượng và tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhất cả nước là
Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với trên 70% lao động nông nghiệp,
trong khi trên cả nước là 51,9% (Bảng 4- Phần Phụ lục).

Chỉ riêng đối với đội ngũ cán bộ (lao động làmcông tác lãnh đạo, quản lý) tỷ lệ này ở
vùng dân tộc và miền núi chiếm tỷ lệ không thấp hơn so với các vùng khác (0,92% so
với 0,92% trong cả nước) phần nào nhờ chính sách ưu tiên DTTS trong công tác cán
bộ. Các tỉnh đông người dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lao động

9

TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

10


làm công tác lãnh đạo, quản lý thấp nhất (tỷ lệ 0,56%), tiếp đến là các tỉnh vùng Tây
Nguyên (tỷ lệ 0,76%) và trung du và miền núi phía Bắc (tỷ lệ 0,85%).
Chính sách ưu tiên DTTS cũng được thực hiện trong việc tuyên truyền bầu cử đại
biểu quốc hội và HĐND các cấp. Trong tổng số các đại biểu Quốc hội khóa XII (493
người), có 87 đại biểu là người dân tộc thiểu số (tỷ lệ 17,7%), thuộc 32/53 thành phần
dân tộc. Ở cấp địa phương, tỷ lệ dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân các cấp
còn cao hơn. Tại nhiệm kỳ 2004 - 2009 tỷ lệ này là 20,53% ở cấp tỉnh, 20,18% ở cấp
huyện và 24,4% ở cấp xã.
Tỷ lệ thành viên ủy ban nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số thấp hơn, tương
ứng bằng: 10,9% (cấp tỉnh), 11,32% (cấp huyện), 17,9% (cấp xã). Điển hình có tỉnh
như Cao Bằng tỷ lệ thành viên là dân tộc thiểu số tham gia ủy ban nhân nhân đạt gần
100%. Thực tế này cho thấy tỷ lệ người dân tộc tham gia hội đồng nhân dân các cấp
(tính cơ cấu được ưu tiên) cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào ủy ban
nhân dân (trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý được ưu tiên).
Hình 2: Cơ cấu ngành nghề làm việc theo vùng

5.3. Thể lực nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

5.3.1. Thực trạng về thể lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi
Thể lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi được đánh giá dựa vào một số
chỉ báo chính như tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ suất chết trẻ em, tình trạng bệnh tật và tuổi
thọ bình quân. Về tỷ lệ suy dinh dưỡng, khi xem xét ở 3 tiêu thức đo lường là suy
dinh dưỡng cân nặng/độ tuổi, suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi và suy dinh dưỡng cân
nặng/chiều cao thì tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em vùng dân tộc và miền núi hàng
năm có giảm đi nhưng vẫn cao so với mức trung bình trong cả nước (Bảng 5- Phần
Phụ lục).
Đối với một số nhóm dân tộc thiểu số rất ít người tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao
hơn rất nhiều như dân tộc Mảng- 40,03%, La Hủ- 44%, Cờ Lao- 47,37%... Tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 24 tháng trong các nhóm DTTS có giảm đôi


chút, từ 35% năm 1998 xuống còn 33% năm 2006, nhưng lại tăng lên đối với nhóm
trẻ em từ 24 tháng trở lên, từ 54% năm 1998 lên 57% năm 2006. Ngược lại, tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ em dưới 24 tháng trong các nhóm DTTS tăng lên, từ
13% năm 1998 lên 18% năm 2006, và giảm đi đối với nhóm trẻ em từ 24 tháng trở
lên, từ 11% năm 1998 xuống còn 10% năm 2006.11 Các tỷ lệ này cao hơn khá nhiều
so với tỷ lệ của trẻ em người Kinh và Hoa, cao nhất là tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp
còi của trẻ em dưới 24 tháng năm 1998 với mức chênh là 6% . Đây là một trong
những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ… của
nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi và của dân tộc thiểu số rất ít người.
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cũng ở mức cao, trong đó một số tỉnh tại 2 vùng miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cao hơn gấp đôi, thậm
chí gần gấp ba mức trung bình trong cả nước, như Lai Châu (47,7%), Điện Biên
(39,7%), Hà Giang (37,5%), Kon Tum (38,2%)… (Bảng 5- Phần Phụ lục)
Tuổi thọ của người DTTS cũng thấp hơn so với tuổi thọ bình quân chung cả nước.
Mức độ chênh lệch giữa tuổi thọ của nam giới và nữ giới cũng cao hơn so với mặt
bằng chung. Nhiều địa phương đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có tuổi thọ
bình quân rất thấp như: Lai Châu - 63,8 tuổi, Lào Cai - 65,8 tuổi, Hà Giang - 66,3

tuổi,… Đối với một số dân tộc ít người, đang cư trú trong các địa bàn khó khăn như
Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, Pu Péo, Rơmăm, Ơ Đu… tuổi thọ bình quân thấp tới
mức báo động (thường chỉ khoảng 50 - 55 tuổi, trong đó tuổi thọ của nam giới thấp
hơn nữ giới rất nhiều).12
Tuổi thọ của dân tộc thiểu số thấp, trong khi tình trạng sinh đẻ chưa được kiểm soát là
một trong những nguyên nhân làm cho cơ cấu dân số ở độ tuổi dưới 15 cao và trên 15
tuổi thấp hơn so với cả nước như đã nêu trong mục 5.2.2.
Mô hình bệnh tật phổ biến của vùng dân tộc và miền núi bao gồm các loại bệnh như
lao, sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun ký sinh, trùng
đường ruột, bướu cổ, phong, phụ khoa, bệnh dạ dày, viêm ruột thừa, ngộ độc (thức ăn,
thuốc trừ sâu, củ ấu tầu...), uốn ván, suy dinh dưỡng... Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc
bệnh ở những vùng DT& MN cao hơn so với các vùng khác là: do nhà ở chật trội, tạm
bợ, ẩm thấp, những hạn chế về điều kiện vệ sinh môi trường và tiếp cận nước sạch, tệ
nạn nghiện hút, uống rượu, ngại sử dụng dịch vụ y tế hiện đại… Hơn nữa, phần lớn
các hộ gia đình DTTS là hộ nghèo, thẻ bảo hiểm y tế không đủ trang trải mọi chi phí
cho người bệnh khi phải vào bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện cấp cao. Theo thống kê
của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa ốm không được khám chữa
bệnh cao gấp 4-5 lần miền xuôi13. Ngoài các bệnh nói trên, gần đây, tại các vùng
DT& MN đã xuất hiện mô hình bệnh tật của các nước phát triển như suy tim, cao
huyết áp, phù phế quản, tắc nghẽn phế quản, đái tháo đường, nhiễm HIV...
Chiều cao trung bình của thanh niên độ tuổi 18-22 ở các vùng miền núi và DTTS
cũng thấp hơn ở một số vùng khác. Ví dụ như theo thống kê về chiều cao năm 2003,
11

Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam
TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
13
Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan ngành y tế
12



chiều cao trung bình của thanh niên độ tuổi 18-22 ở đồng bằng sông Hồng là 164,3
cm (nam) và 153,2 cm (nữ), trong khi đó ở vùng Tây Bắc chiều cao trung bình của
nam thanh niên là 161,8 cm và của nữ thanh niên ở vùng Đông Bắc là 151,7 cm. Theo
Giáo sư tiến sĩ khoa học Hà Huy Khôi, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng VN, yếu tố môi
trường (vệ sinh, dinh dưỡng), chứ không phải yếu tố di truyền ảnh hưởng nhiều đến
sự cải thiện của chiều cao.14
5.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thể lực nguồn nhân lực DTTS
- Tỷ lệ nghèo đói cao:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ em DTTS suy dinh dưỡng và tỷ suất
chết trẻ em dưới 1 và 5 tuổi cao, tuổi thọ trung bình thấp... là do nghèo đói. Mặc dù
Việt Nam đã đạt được thành tích giảm nghèo gây ấn tượng đối với thế giới và tỷ lệ
nghèo đói, kể cả trong các nhóm DTTS, đã giảm mạnh trong gần hai thập kỷ qua, trên
50% dân số thuộc các nhóm DTTS vẫn sống dưới ngưỡng nghèo đói15. Nghèo đói làm
cho nhiều trẻ em không được chăm sóc đầy đủ ngay từ khi còn là thai nhi. Nghèo đói
làm cho người dân, kể cả trẻ em không được ăn uống đầy đủ, thiếu dưỡng chất, vì
vậy, nhiều người DTTS gầy, yếu, rất dễ mắc các bệnh do sức đề kháng kém. Nghèo
đói dẫn đến bệnh nặng hơn, khó cứu chữa, do không được phòng bệnh và chữa bệnh
kịp thời, đầy đủ. Sức khoẻ kém do nghèo đói càng làm cho người dân trở nên nghèo
đói hơn do không có sức lao động tốt và tốn chi phí cho khám chữa bệnh.
- Phụ nữ ít được quan tâm, kể cả trong thời kỳ mang thai:
Ngoài nguyên nhân nghèo đói các chỉ số dinh dưỡng thấp đối với trẻ dân tộc thiểu số
có thể xuất phát một số yếu tố khác như chiều cao của bố mẹ, tình trạng dinh dưỡng
của người mẹ khi mang thai và suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, trình độ học vấn của
người mẹ, môi trường sống,... Nhiều bà mẹ DTTS không được chăm sóc, ăn uống đầy
đủ và phải làm các công việc nặng nề. Mới có khoảng 53% bà mẹ có đi khám thai
trong quá trình mang thai16. Một số nhóm DTTS theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ
phải cáng đáng hầu hết các công việc nội trợ gia đình và làm nương. Do phải đi làm
nương xa, nhiều phụ nữ mang thai không có thời gian để đi khám thai.
- Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ:

Mặc dù ở hầu hết cả xã vùng DT& MN, kể cả các xã vùng cao, hiểm trở đều đã có
trạm xá xã, người dân trong vùng DT& MN, đặc biệt là sống ở trên núi cao, ít có điều
kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Đường xá xa xôi gây trở ngại lớn cho người
DTTS đi khám, chữa bệnh tại trạm xá xã, nhất là đi chữa bệnh tại các bệnh viện
huyện, tỉnh và trung ương. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của trạm
xá xã cũng còn hạn chế, mặc dù Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ tăng cường chất lượng
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ sở thông qua chính sách bố trí bác sỹ về làm việc tại
các trạm xá xã. Tuy nhiên, nhiều xã vùng cao vẫn chưa có bác sỹ vì khó thu hút được
cán bộ y tế từ miền xuôi lên. Chính sách cử tuyển cũng giúp các địa phương vùng
14

Điều tra y tế quốc gia 2003 - Bộ Y tế

15

TCTK, 2010, Báo cáo Điều tra Mức sống hộ gia đình
Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan ngành y tế

16


DT& MN giải quyết một số khó khăn về thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ đạt
chuẩn làm việc cho cấp xã, nhưng vẫn chưa đủ hiệu lực vì một số sinh viên cử tuyển
sau khi tốt nghiệp không muốn về làm việc ở cấp xã.
- Tập quán của một số nhóm DTTS
Nghèo đói cùng với điều kiện tự nhiên khó khăn (xa xôi, đường xá đi lại khó khăn)
càng làm cho nhiều nhóm DTTS duy trì tập quán chữa bệnh không sử dụng dịch vụ y
tế hiện đại. Khoảng gần 40% đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và
khoảng 20% đồng bào các tỉnh Tây Nguyên tự chữa bệnh, mà không đến cơ sở y tế17.
Tình trạng tự sinh con tại nhà thiếu sự giúp đỡ của các nhân viên y tế vẫn xảy ra, đặc

biệt vùng sâu, vùng xa và một số dân tộc thiểu số, ví dụ như người Mơ Nông, Cờ Ho
ở Quảng Nam. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ suất chết trẻ dưới 1
tuổi và tỷ suất chết mẹ cao trong các nhóm DTTS. Khoảng cách đến trạm y tế xã xa
chỉ là nguyên nhân thứ yếu, mà chủ yếu do phong tục tập quán. Ở Tahbin hay Cà Di,
huyện Nam Giang, Quảng Nam, nhiều phụ nữ sinh con tại nhà mặc dù nhà chỉ cách
trạm xá xã 1-2 km.
Tình trạng tảo hôn chưa được kiểm soát thể hiện ở tỷ lệ kết hôn trước 19 tuổi còn cao:
15% đối với nam, 36,8% đối với nữ ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và 10%
đối với nam, 31,8% đối với nữ ở Tây Nguyên...18 Có một số trường hợp kết hôn ở độ
tuổi 13-14 (Hộp 1). Tình trạng tảo hôn tồn tại là do nhiều nhóm dân tộc thiểu số có
tập tục bắt vợ từ sớm và do nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn
chế…. Vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp hôn nhân cận huyết thống trong một số
nhóm dân nhóm rất ít người (dưới 10 nghìn người như Mảng, La Hủ, Cờ Lao, Kháng,
Mông, Dao, Xinh Mun Gia Rai, Ê Đê, Lô Lô…) dẫn đến tình trạng giảm dân số của
các nhóm DTTS này.
Hộp 1: Tảo hôn ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu)
Bản Hua Bon, xã Phúc Khoa, tỉnh Lai Châu là nơi có 100% người Mông sinh sống.
Hầu hết phụ nữ đã kết hôn trước 16 tuổi, có trường hợp kết hôn từ năm 13 tuổi. Số
con bình quân của một phụ nữ ở bản là 5 đến 6 con. Ở xã Hố Mít, huyện Tân Uyên,
nơi đồng bào dân tộc Mông sinh sống tình trạng tảo hôn cũng xảy ra phổ biến, hầu
hết nữ giới kết hôn trước 16 tuổi, thậm chí con của các đồng chí lãnh đạo cũng tảo
hôn. Trên địa bàn vùng cao, đồng bào dân tộc không làm giấy khai sinh, vì thế
chính quyền không có cơ sở để xử lý các cặp vợ chồng tảo hôn.
(Nguồn: Phỏng vấn các cán bộ huyện Tân Uyên)
Đông con cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nghèo đói, tăng tỷ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em. Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc quy mô bình quân một

17

TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Kết quả thực hiện chiến lược xây dựng gia đình
Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
18


hộ là 4 người, với 31,4 % số hộ có từ 5 con trở lên, còn ở Tây Nguyên quy mô bình
quân một hộ là 4,1 người, với 35,9 % số hộ có từ 5 con trở lên.19 Phần lớn thanh niên
vùng dân tộc và miền núi nhất là vùng sâu vùng xa, khó khăn về hạ tầng cở sở chưa
được tiếp cận các kiến thức trước hôn nhân, nhất là kiến thức về sức khỏe sinh sản và
kỹ năng làm mẹ cho nữ thanh niên chưa lập gia đình. Học sinh trong các trường phổ
thông cũng ít được giáo dục về sức khỏe sinh sản và các kiến thức có liên quan.
Ở một số nơi, các tệ nạn nghiện hút, nghiện rượu vẫn tái diễn làm huỷ hoại sức khoẻ
của nhiều người, đặc biệt làm nam giới DTTS. Đàn ông trong một số dân tộc theo
truyền thống mẫu hệ rất ngại làm nương và việc nhà, vì theo truyền thống họ phải
chịu trách nhiệm đi săn, đi rừng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn diện tích rừng đã được
giao khoán trực tiếp và ngày càng bị thu hẹp làm cho họ trở nên thất nghiệp. Một số
cùng vợ đi làm nương, một số ngồi nhà chờ được thuê việc. Vì vậy, rất nhiều người
trong số họ đã lấy rượu giải khuây. Đây cũng là một trong những nguyên dẫn đến
chênh lệch lớn về tuổi thọ bình quân giữa nam và nữ DTTS và tỷ lệ nam giới trong
tổng dân số DTTS thấp hơn nữ giới nhiều.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường:
Tình trạng ăn ở và thói quen sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, cùng với tình trạng thiếu
nước sạch đã dẫn đến các loại bệnh như lao, sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất
huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun ký sinh, trùng đường ruột, bướu cổ, phong, phụ khoa,
bệnh dạ dày, viêm ruột thừa, ngộ độc, uốn ván, suy dinh dưỡng... trở thành mô hình
bệnh tật phổ biến của vùng dân tộc và miền núi. Tại các vùng miền núi cao, vùng sâu
vùng xa, trung bình mỗi hộ thiếu nước 2 tháng/năm. Phần lớn các hộ gia đình sử dụng
nước mưa và nước suối cho ăn uống sinh hoạt. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước hợp
vệ sinh và tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh là rất thấp so với tỷ lệ hộ có nguồn
nước hợp vệ sinh (86,7%) và tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh (54%) bình quân toàn quốc,

ví dụ như ở tỉnh Lai Châu tương ứng là 17,2% và 14,3%; ở tỉnh Điện Biên là 29,9%
và 17,8%; Sơn La là 29,7% và 22,1%; Hà Giang là 32,2% và 22,0%....20 Về mùa khô
nhiều bản làng ở vùng cao phải đi xa từ 5 đến 10 km mới lấy được nước sinh hoạt.
Hầu như tất cả các bản làng vùng cao, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống
không gia đình nào có công trình vệ sinh. Vừa qua Chương trình 135 đã hỗ trợ mỗi hộ
gia đình 1 triệu đồng, để làm nhà vệ sinh, nhưng phần lớn các hộ dân nghèo nên
không có tiền góp thêm.
5.4. Thực trạng về trí lực
5.4.1. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Trí lực là thành tố quan trọng trong việc hình thành và quyết định chất lượng nguồn
nhân lực. Để đánh giá về trí lực, cần xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó vấn đề trình
độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật được xem như là 2 tiêu chí cơ bản để nghiên cứu,
phân tích.

19
20

TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009


- Về trình độ học vấn:
Việt Nam đã đạt thành tích to lớn trong việc giải quyết nạn mù chữ. Tỷ lệ biết chữ của
số dân từ 15 tuổi trở lên tăng liên tục qua 3 cuộc tổng điều tra (năm 1989 là 88%, năm
1999 là 90%, và 93,5% vào năm 2009, trong đó vùng nông thôn là 92,0%). Tỷ lệ biết
chữ theo nhóm tuổi đã được cải thiện một cách đáng kể. Tỷ lệ biết chữ của nhóm 50
tuổi vào năm 2009 trở lên là 87,2%, trong khi đó tỷ lệ biết chữ của nhóm tuổi từ 15 –
17 tuổi là 98% đối với cả nam và nữ. Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của nông thôn và
thành thị cũng không cao (97% ở thành thị và 92% ở nông thôn)21.
Mặc dù có những thành tích như vậy trên toàn quốc, tỷ lệ dân số không biết chữ tại

các vùng DT& MN vẫn còn khá cao. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, với tỷ lệ
dân số là DTTS cao nhất, cũng là vùng đứng đầu về tỷ lệ dân số trên 15 tuổi không
biết chữ (12,7%). Vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ ba
và thứ tư trong cả nước về tỷ lệ dân số là người DTTS, nhưng có tỷ lệ dân số không
biết chữ cao thứ hai và thứ ba, tương ứng là 11,73% và 8,4%. Đối tượng không biết
chữ chủ yếu rơi vào những người có độ tuổi cao (trên 40 tuổi), một số địa phương có
tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (từ 15 trở lên) không biết chữ cao như: Lai Châu42,6%, Hà Giang- 34,5%, Điện Biên- 32,4%, ... (Bảng 6- Phần Phụ lục).
Tỷ lệ không biết chữ ở các vùng DT& MN cao chủ yếu là do nhiều người trong các
nhóm DTTS không đi học, hoặc có đi học, nhưng thời gian đi học ít và chất lượng học
tập không cao do những khó khăn về ngôn ngữ, điều kiện học tập (trường lớp tồi tàn,
thiếu đồ dùng học tập), điều kiện sống (đường xá xa xôi, cách trở, nghèo đói) và cách
truyền đạt của thày cô giáo và chương trình học chưa phù hợp.
Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên
chưa từng đi học trong một số nhóm DTTS cao, như H’Mông (61,4%), Khmer
(23,9%) và một số dân tộc khác (23,3%).22 Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình
trạng biết chữ của các nhóm DTTS này. Nếu tính theo vùng, vùng Trung du và miền
núi phía Bắc, Vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng chiếm vị trí
nhất, nhì, ba về tỷ lệ dân số trên 15 tuổi chưa đi học tại thời điểm điều tra dân số
2009. Tỷ lệ không biết chữ cao tại ba vùng này vào năm 2009 chủ yếu là do tỷ lệ
không đi học cao của nhiều năm trước đây. Chẳng hạn như, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở
lên chưa từng đi học năm 1999 của dân tộc La Hủ là 90,5%, Mảng: 71%, H’Mông:
69%, Hà Nhì: 67%, Lô lô: 66,3%. Điều này có nghĩa là gần như hầu hết người La Hủ
không đến trường. Một điều rất đáng suy nghĩ là bốn trong số 5 nhóm dân tộc ít người
nhất là Sila, Ơ đu, Pu péo và Rơ Măm có tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi
học vào năm 1999 không hề cao, thậm chí tỷ lệ này của người Ơ đu cao hơn không
nhiều so với mức bình quân trong cả nước (14% so với 9,8%)23.
Tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số vùng
DT& MN, như vùng trung du miền núi phía bắc, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng

21


TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
23
TCTK, 2000, Tổng điều tra dân số 1999
22


bằng sông Cửu long, thấp hơn mức trung bình trong cả nước. Chênh lệch giữa ba
vùng này với mức bình quân cả nước về tỷ lệ trẻ em đi học tăng dần từ cấp tiểu học,
lên THCS và THPT. Tỷ lệ trẻ em đi học cấp tiểu học của ba vùng này tương ứng là
92%, 93% và 93% so với mức bình quân trên cả nước là 94%. Mức chênh lệch so với
tỷ lệ trung bình cả nước đối với cấp tiểu học tăng từ 1-2% tăng lên 4% (vùng Tây
Nguyên) và gần 14% (vùng Đồng bằng sông Cửu long) đối với cấp THCS và gần 9%
(vùng trung du miền núi phía bắc), 12,4% (vùng Tây Nguyên) và gần 19% (vùng
Đồng bằng sông Cửu long) đối với cấp THPT. Qua hình 3 có thể thấy mức chênh lệch
giữa tỷ lệ đi học cấp tiểu học với cấp THPT cao nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, còn nếu tính theo tỉnh thì cao nhất là ở Lạng Sơn và Hà Giang.
Hình 3: Tỷ lệ đi học các cấp phổ thông, theo vùng, năm 2009

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010
Mức chênh lệch so với tỷ lệ đi học trung bình toàn quốc tăng dần theo cấp học cùng
đồng hành với mức chênh lệch về tỷ lệ bỏ học, không hoàn thành cấp học ở các vùng
dân tộc và miền núi so với tỷ lệ trung bình toàn quốc. Theo Bob Baulch phần lớn học
sinh từ nhóm dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc bỏ học trong giai đoạn giữa lớp 2 và
3, tức là vào độ tuổi mà trẻ phải di chuyển từ lớp học ở làng (lớp cắm bản) sang trụ sở
chính của trường tiểu học. Ở vùng núi phía Bắc, do địa hình hiểm trở và xa xôi, trẻ em
học ở trường tiểu học thường phải đi bộ khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để đến trường.
Đối với học sinh từ Nhóm Tây Nguyên, tỉ lệ bỏ học cao nhất là từ lớp 6 lên lớp 7, đặc
biệt là nữ. Ở nhóm Khmer-Chăm bỏ học nhiều nhất là giữa lớp 4 và lớp 6. Do đã bỏ

học nhiều ở lớp dưới, tỷ lệ bỏ học ở cấp THPT của học sinh người Khmer và Chăm
trở nên khá thấp.24
Một điều thú vị là, tỷ lệ bỏ học cao không phải ở các tỉnh có điều kiện tự nhiên khó
khăn, hiểm trở, như Hà Giang, Sơn La, Lai Châu (tất nhiên là có cao hơn mức bình
quân toàn quốc- xem Bảng 8, Phần phụ lục), mặc dù cho đến nay đường xa thường

24

Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam


được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ em
tiểu học. Rõ ràng các lớp cắm bản phát triển tại các tỉnh miền núi phía Bắc rất khó
khăn này nhằm tạo điều kiện cho học sinh bớt phải đi học xa đã có tác dụng giảm tỷ lệ
bỏ học cấp tiểu học ở những tỉnh miền núi cao này. Hiện tại (2009), tỷ lệ bỏ học ở cấp
tiểu học cao nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, như Sóc Trăng (15,4%), Cà
Mau (7%), Kiên Giang (5,7%) và Bạc Liêu (5,5%) và Tây Nguyên như Đắc Nông
(6,1%) và các vùng khác, như Tây Ninh (6,6%). Chuyển sang cấp THCS, tỷ lệ bỏ học
tăng cao, nhất là ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, như Sóc Trăng (28,3%),
Cà Mau (23%), Trà Vinh (18,5%), Bạc Liêu (17,2%), An Giang (16,3), Kiên Giang
(16,1%)... Tỷ lệ bỏ học cao và có tỷ lệ người Khmer sinh sống đông ở vùng Sóc
Trăng, Trà Vinh cho thấy có thể chương trình học chưa phù hợp với văn hoá và tập
quán của học sinh Khmer.
Tỷ lệ đi học các cấp thấp ở một số vùng dân tộc và miền núi đã dẫn đến tỷ lệ dân số từ
5 tuổi trở lên tốt nghiệp các cấp học thấp. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học vùng dân
tộc thiểu số thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước. Năm học 2005-2006, ở các vùng Tây
Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ hoàn thành cấp THCS chỉ đạt
khoảng 58%, trong khi mức bình quân cả nước là 78%. Số năm trung bình để hoàn
thành một cấp học của học sinh dân tộc thiểu số cao hơn mức chung của cả nước, ví
dụ như số năm trung bình để hoàn thành cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

bình quân cả nước tương ứng là 4,92 và 3,71 năm, trong khi đó ở vùng Tây Bắc là
6,57 và 4,12 năm, Tây Nguyên là 7,1 và 4,1 năm, Đồng bằng sông Cửu Long là 6,6 và
4,9 năm.25
Mặc dù tỷ lệ đi học cấp tiểu học ở hầu hết các tỉnh, kể cả tỉnh đông người DTTS liên
tục tăng và đã đạt mức khá cao, chất lượng giáo dục ở một số vùng dân tộc và miền
núi vẫn kém hơn so với mức bình quân cả nước. Kết quả khảo sát cuối năm học 2006
- 2007 ở 6 tỉnh có đông học sinh dân tộc là Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum,
Đăk Nông, Trà Vinh cho thấy: môn Toán đạt chuẩn 56,54% (cả nước 70,80%), dưới
chuẩn 25,1% (cả nước 14,25%); môn Tiếng Việt đạt chuẩn 53,68% (cả nước 71,07%),
dưới chuẩn 28,57% (cả nước 18,03%).26
Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học - Chống mù chữ (PCGDTH - CMC) được triển
khai rộng khắp trên cả địa bàn vùng dân tộc và miền núi, kết quả của chương trình
đem lại là rất khả quan. Tính đến thời điểm năm 2009 có 71% xã đặc biệt khó khăn đã
hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Trong khi tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT trong cả nước tương ứng là 28,9% và
12,1%, thì tỷ lệ này ở ba vùng DT& MN (là vùng trung du miền núi phía bắc, vùng
Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu long) tương ứng là 28,7%; 27,6%; 17,4%
và 9,5%; 8,4% và 6,4%. Các tỷ lệ này của một số nhóm DTTS, ví dụ như H’Mông,
KhMer, Thái và các nhóm DTTS khác thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong cả
nước (Bảng 9). Trình độ học vấn tốt nghiệp THCS và THPT chính là nền tảng để tiếp
25

Ủy ban Dân tộc, 2010, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và
chính sách đại đoàn kết dân tộc
26

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008, Báo cáo đánh giá kết quả tiểu học


tục vào học các trường kỹ thuật nghề, cao đẳng và đại học. Như vậy, cơ hội để theo

học các trường kỹ thuật nghề, cao đẳng và đại học của nhiều nhóm dân tộc, đặc biệt là
các nhóm DTTS trong ba vùng nói trên bị hạn chế hơn ở các vùng khác.
- Thực trạng chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực vùng DT& MN:
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong độ tuổi ở một số vùng DT& MN
cũng đáng lo ngại. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo ở các vùng
DT& MN cao hơn nhiều so với mức trung bình. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
Tây Nguyên là 2 vùng có tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa qua đào tạo cao nhất trong
cả nước (trên 90%), trong đó 17 tỉnh có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lên đến trên
90%, thậm chí trên 94% như Trà Vinh, Sóc Trăng ... (Bảng 10). Tỷ lệ lao động chưa
qua đào tạo ở một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng rất cao là hoàn toàn nhất quán với
thực trạng tỷ lệ bỏ học cao ở cấp tiểu học và THCS tại các tỉnh này cao. Tỷ trọng dân
số đã qua đào tạo của các nhóm DTTS ở các bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại
học thấp, trong đó tốt nghiệp cao đẳng, đại học rất thấp: Thái - 1,6%; Mường 2,0%,
Khmer 1,0%; Mông - 0,3%, các dân tộc thiểu số khác cũng chỉ đạt 1,5%.
5.4.2. Một số yếu tố chính có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng
DT& MN
- Tỷ lệ nghèo đói cao:
Giống như phần thể lực, tỷ lệ đói nghèo cao trong nhiều nhóm DTTS và trong một số
vùng DT& MN là một trong những nguyên nhân đã dẫn đến những khó khăn cho việc
học tập của trẻ em DTTS. Nghèo đói được coi là một trong 5 nhóm nguyên nhân
chính dẫn đến bỏ học, nhất là đối với học sinh nữ, thậm chí còn là nguyên nhân hàng
đầu theo các học sinh H’Mông, J’rai và Khmer trả lời phỏng vấn.27 Đối với các em
gái người dân tộc H’Mông, J’rai và Khmer thì bỏ học để ở nhà làm việc giúp đỡ gia
đình là nguyên nhân quan trọng thứ hai28.
Nghèo đói có thể dẫn đến sức khoẻ kém, hạn chế khả năng tiếp thu bài giảng của các
học sinh vùng DT& MN. Cảm giác đói bụng và sự lo lắng cho gia đình có thể làm cho
một số học sinh, nhất là các học sinh lớp lớn mất tập trung tư tưởng khi nghe giảng,
làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
- Rào cản về ngôn ngữ:
Phần lớn học sinh DTTS gặp khó khăn về ngôn ngữ khi tới lớp. Đánh giá xã hội quốc

gia (CSA) cho thấy phần lớn con em đồng bào dân tộc thiểu số nói tiếng dân tộc mình
ở nhà và chứng tỏ rằng “Nhiều trẻ em dân tộc thiểu số từ ngày đầu tiên đi học đã
không được dạy bằng tiếng Việt”.29 Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn
về ngôn ngữ trước khi đi học mà nhiều học sinh DTTS gặp phải là do các em thiếu
được chuẩn bị trong giai đoạn ở lứa tuổi mầm non. Trong thời gian vừa qua giáo dục

27

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS
29
Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam
28


mầm non chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ phòng học mầm non kiên cố chỉ đạt
30,30%, còn lại là phòng học bán kiên cố (52,57%) và phòng học tạm (11,87%).
Thậm chí 17,13% tổng số các phòng học cho giáo dục mầm non là đi mượn của các
cấp học khác, hoặc sử dụng tạm nhà kho HTX cũ, hoặc phòng của trụ sở UBND xã.
Vùng có phòng học tạm nhiều nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ 26,41%
phòng học tạm, đặc biệt là Điện Biên - 53,35%, Sơn La - 46,55%, Lai Châu - 46,36%
and Hà Giang - 23,68%.30
Đội ngũ giáo viên mầm non vùng DT& MN thiếu cả về số lượng và chất lượng. Theo
đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009 hiện còn thiếu có 12.279 giáo viên
mầm non so với nhu cầu của các địa phương. Về trình độ chuyên môn, vẫn còn 8.210
giáo viên chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 5,7%. Tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn cao nhất
là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (9,2%), tiếp đến Tây Nguyên (gần 8%), rồi đến
vùng miền núi phía Bắc là (7,5%)... Với những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên và điều kiện kinh tế của các gia đình, tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo, đặc biệt
là trẻ các nhóm từ 3 đến 5 tuổi, chưa cao.

- Phương pháp giảng dạy chưa lấy học sinh làm trung tâm:
Mặc dù phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm đã được tuyên
truyền áp dụng, nhất là trong 5 năm qua khi 14 tỉnh miền núi phía Bắc được hỗ trợ thí
điểm áp dụng cách tiếp cận này trong khuôn khổ dự án “Đào tạo giáo viên Việt- Bỉ”
vừa mới kết thúc năm 2010, ở phần lớn các trường, phương pháp dạy học chính vẫn là
đọc chép. Do thời gian trên lớp ngắn, chương trình học nặng, các giáo viên thường ít
dành thời gian cho các học sinh chậm tiếp thu, nhút nhát. Trong khi đó, do rào cản về
ngôn ngữ, khi mới đến trường, hầu hết các học sinh dân tộc đều gặp khó khăn về tiếp
thu bài mới và vì vậy, thường nhút nhát, ít dám phát biểu trên lớp. “Chỉ một số học
sinh ngồi các bàn đầu được thày cô giáo hỏi bài, còn lại gần 2/3 lớp không được tham
gia trong suốt tiết học”.31 Điều đó đã làm giảm cơ hội tham gia trên lớp của các học
sinh DTTS, nhất là học sinh kém. Khó khăn trong tiếp thu bài vào những năm đầu đi
học lại tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em trong những năm tiếp
theo. Với cách dạy học không lấy học sinh làm trung tâm, các học sinh học kém luôn
luôn ít có cơ hội tham gia để hiểu bài, và lỗ hổng kiến thức ngày một rộng.
Để áp dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi đội ngũ giáo
viên phải được đào tạo về phương pháp này và dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị
bài giảng. Vì vậy, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và tâm
huyết với học sinh. Hiện tại, vẫn còn tỷ lệ khá cao giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn
(phải được đào tạo thấp nhất là theo hệ Cao đẳng). Ở các điểm trường chính tỷ lệ giáo
viên có trình độ 9 + 3 hoặc thấp hơn là 37%, còn các điểm trường lẻ tỷ lệ này là 78%.
Tại nhiều tỉnh tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo dưới chuẩn còn cao: Kon Tum
15,72%, Đăk Lăk 13,98%, Đăk Nông 7,37%, Trà Vinh 7,23%... Tỷ lệ giáo viên đạt
yêu cầu về năng lực chuyên môn ở cấp trung học cơ sở là 66,48% và trung học phổ

30

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Báo cáo tình hình cơ sở vật chất trong giáo dục

31


Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS


thông là 59,80%; và yêu cầu về năng lực sư phạm là gần 90% đối với trung học cơ sở
và 85% đối với trung học phổ thông.32
- Chương trình học chưa thực sự phù hợp với học sinh nhiều nhóm DTTS:
Cho đến nay, một chương trình học khung duy nhất vẫn được áp dụng cho toàn quốc,
không phân biệt thành thị, nông thôn, học sinh là người Kinh hay DTTS. Mặc dù gần
đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành 30% chương trình học phổ thông cho phép các
địa phương điều chỉnh chương trình cho phù hợp với nhu cầu và ðiều kiện thực tế của
ðịa phýõng, chýõng trình học vẫn chưa thực sự phù hợp với học sinh nhiều nhóm
DTTS. Một số môn học khó tiếp thu, nhưng lại không thực sự hữu ích cho học sinh
nông thôn vùng núi cao, vì vậy, dễ gây chán nản cho học sinh.
Đối với một số nhóm DTTS có chữ viết, sống tách biệt với người Kinh, dạy học bằng
tiếng dân tộc có thể thuận lợi hơn đối với trẻ em DTTS để tiếp thu bài giảng.
Bài giảng về hướng nghiệp đã được đưa vào chương trình học từ lớp 9 (cấp THCS)
với một tiết trong cả tháng và ở cấp THPT, cũng với một tiết trong cả tháng. Bài
giảng về hướng nghiệp thường do hiệu trưởng hoặc một giáo viên bất kỳ theo sự phân
công của Lãnh đạo nhà trường thực hiện. Các giáo viên này hầu như không được đào
tạo về hướng nghiệp, trừ các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Phòng GD-ĐT huyện tổ
chức để giới thiệu về định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong huyện, trong tỉnh. Vì
vậy, học sinh phổ thông hầu như chưa được hướng nghiệp thực sự. Hầu hết các em tốt
nghiệp THCS, nếu muốn tiếp tục học, thì chỉ biết một con đường là học THPT, còn
đối với các em tốt nghiệp THPT- là phải thi đại học hoặc đi học cử tuyển. Do vậy,
một số học sinh không đủ năng lực vẫn thi đại học gây tốn kém sức lực và tiền của
cho bản thân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao
đẳng của các tỉnh miền núi rất thấp. Theo báo cáo của tỉnh Lai Châu, năm học 2009 2010 cả tỉnh chỉ có 6 em thi đỗ vào các trường đại học.
- Quan hệ giữa giáo viên và học sinh:
Mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán và văn hoá riêng làm cho các thày cô giáo có

thể không hiểu được học sinh thuộc nhóm DTTS khác của mình. Tại 6 tỉnh khảo sát là
Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Lắc và An Giang, khoảng 50% giáo
viên không phải người dân tộc. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều tại Hà Giang và Lai Châu,
với 85,7% và 61,1% giáo viên tại các trường trong xã là người Kinh. “Một số học sinh
DTTS cho biết không muốn đi học vì ngại thày cô mắng khi không hiểu bài”33. Ngay
cả khi giáo viên là người DTTS, học sinh thuộc một số nhóm DTTS vẫn gặp khó khăn
khi giao tiếp với thày, cô vì thông thường trong một lớp ở vùng DT& MN có vài đến
nhiều nhóm DTTS cùng học.
Trong 5 năm gần đây, đội ngũ giáo viên tiểu học vùng dân tộc và miền núi từng bước
được chuẩn hoá và ổn định. Theo báo cáo đầu năm học 2007-2008, đội ngũ giáo viên

32

Ủy ban Dân tộc, 2010, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và
chính sách đại đoàn kết dân tộc”
33
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS


tiểu học là người dân tộc thiểu số có 39.865 người (năm 2008 là 38.763 người), chiếm
tỷ lệ 10,86% so với tổng số giáo viên tiểu học cả nước. Đối với đội ngũ giáo viên là
người dân tộc thiểu số, năm 2009 có 29.631 người, chiếm tỷ lệ 6,48% giáo viên trung
học của cả nước năm 2009, trong đó giáo viên trung học cơ sở là 22.852 người, chiếm
tỷ lệ 7,2% và giáo viên trung học phổ thông là 6.779 người, chiếm tỷ lệ 4,84% so với
tổng số giáo viên cùng cấp của cả nước. Như vậy, có thể thấy rằng so với cả nước,
đội ngũ giáo viên vùng dân tộc và miền núi nói chung và giáo viên dân tộc thiểu số
nói riêng còn ít về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn.
- Điều kiện đi lại và cơ sở vật chất của nhà trường:
Đi học xa là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở học sinh vùng DT&
MN đến trường. Mặc dù hiện nay ở cấp tiểu học, nhiều xã xa xôi, hẻo lánh đã thành

lập các điểm trường lẻ tại các thôn bản để giúp các em đi học dễ dàng hơn, tỷ lệ bỏ
học ở cấp tiểu học ở một số tỉnh đông DTTS vẫn cao như phân tích ở phần 5.4.1.
Đối với cấp THCS và THPT, hiện nay, hầu hết các xã đã có trường trung học cơ sở
hoàn chỉnh, các huyện đã có trường trung học phổ thông, nhiều huyện có thêm trường
trung học phổ thông cụm xã... Ngoài ra, hệ thống giáo dục chuyên biệt (dành cho đối
tượng con em của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn) đã
được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ, góp phần đắc lực cho việc phát
triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi trong nhiều năm qua. Số lượng các
trường chuyên biệt (trường nội trú, bán trú) đã tăng nhanh, từ 81 vào năm 1989 –
1990, lên 284 trường phổ thông dân tộc nội trú năm 2009-2010. Hầu hết các trường
đều được đầu tư, xây dựng kiên cố, bán kiên cố, trang bị phương tiện dạy, học và ở
nội trú, cơ bản đáp ứng yêu cầu cho giáo viên và học sinh 2 cấp: trung học cơ sở và
trung học phổ thông. Tuy nhiên, do nhu cầu học tập ngày càng tăng tại các địa
phương có đông người dân tộc thiểu số sinh sống; do nhiều trường DTNT tuyển sinh
vượt quy mô... đã dẫn đến hiện tượng quá tải ở một số trường DTNT (thiếu cơ sở vật
chất, giáo viên, công trình phụ trợ...). Một số địa phương (Bạc Liêu, Cà Mau) do tỷ lệ
người dân tộc thiểu số ít, chỉ có 1 trường PTDTNT, nên đa số học sinh phải đi học rất
xa, do vậy không thu hút được học sinh trong diện đối tượng ưu tiên.
Để khắc phục tình trạng quá tải của các trường dân tộc nội trú, các tỉnh vùng DT&
MN đã áp dụng mô hình trường “bán trú dân nuôi”. Tuy nhiên, mô hình này đang gặp
một số khó khăn như: nơi ăn, ở của học sinh bán trú còn thiếu thốn, chưa đảm bảo an
toàn. 82,81% trường chưa có giường chắc chắn cho học sinh bán trú; 92,19% trường
chưa có chỗ ở bán trú đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu; nhiều khu bán trú
không có hoặc thiếu nhà vệ sinh, nhà tắm, 16,92% trường chưa có nhà vệ sinh;
84,38% trường chưa có nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, do tỷ lệ hộ nghèo
ở vùng dân tộc và miền núi hiện nay còn cao nên khả năng cung cấp lương thực của
gia đình cho con em thường không liên tục, khiến các em có thể bị đứt bữa, đặc biệt
vào những kì giáp hạt. Sự quyên góp, ủng hộ của cộng đồng và các tổ chức xã hội cho
học sinh bán trú chưa thường xuyên.



×