MỤC LỤC
TRANG
2
A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài
3
4.Giới hạn nghiên cứu
3
5.Phương pháp nghiên cứu
3
6.Tài liệu tham khảo
4
B. NỘI DUNG
5
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
5
I.Cơ sở lí luận
5
II.Quan điểm chung
5
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
6
I. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn học vần trong chương trình
tiếng việt tiểu học
II. Thực trạng phân môn học vần ở tiểu học hiện nay
6
CHƯƠNG III:MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
7
I.Giúp các em khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về
mặt tâm lý khi mới vào lớp 1
II.Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kỹ năng soạn
giảng
CHƯƠNG IV:DẠY THỰC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT PHÂN
MÔN HỌC VẦN
TUẦN 4: BÀI 17: U – Ư
7
6
8
12
12
KIỂM TRA LẤY KẾT QUẢ THỤC GIẢNG
15
C. PHẦN KẾT LUẬN
16
I. Kết luận chung
16
II. Kiến nghị đề xuất
16
LỜI CẢM ƠN
17
1
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, góp phần đưa đất
nước hội nhập với các nước phát triển. Trên những trạng đường thử thách. Hiện
nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp đổi mới dạy và
học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn
là phải biết dạy “cách” học, “cách” nghiên cứu, kích thích người học chủ động,
sang tạo, tích cực trong hoạt động học tập.
Môn học tiếng việt ở bậc tiểu học có đặc trưng cơ bản vừa là môn học cung cấp
một khối lượng lớn kiến thức cơ bản, mà vừa là công cụ để học tập tất cả các môn
học khác cho học sinh. Trẻ em muốn nắm vững nội dung học tập, hình thành kĩ
năng học tập cũng như các phẩm chất nhân cách, trước hết cần học tập và nắm
vững tiếng mẹ đẻ - chìa khóa của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ
đúng đắn.
Vốn Tiếng Việt cần thiết cho mọi trẻ em bước vào cuộc sống, điều đó chứng minh
vai trò trung tâm của môn Tiếng Việt trong chương trình dạy học Tiểu học.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia ra thành các phân môn khác nhau
như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm
văn. Các phân môn tuy được chia tách song vẫn có mối quan hệ chặt chẽ,ràng buộc
lẫn nhau. Học vần là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình
Tiếng Việt của bậc Tiểu học. Phân môn này đảm nhận việc hình thành và phát triển
cho học sinh các kĩ năng ngôn ngữ. Vì lẽ đó, công việc đầu tiên của học sinh khi
đến trường là phải học Học vần để đọc được Tiếng Việt và sau đó đọc để học.
Vả lại, Học vần là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh, một công cụ
mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Do vậy môn học vần chiếm một vị trí
quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng việt ở bậc Tiểu
học.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, mỗi học sinh có trình độ nhận thức
không giống nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng đều. Đối với bất kì
lớp học nào thì việc có nhiều đối tượng học sinh như: giỏi, khá, trung bình, yếu
vẫn là chuyện bình thường.
Vì vậy đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải quan tâm, phải thiết kế kế hoạch bài
học và giờ dạy có kỹ năng, có trình độ chuyên nghiệp, sang tạo hơn. Cần đổi mới
tư duy vào việc làm trong công tác kỹ năng soạn giảng của mình đem lại hiệu quả
thiết thực phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh nhằm từng bước nâng cao
hiệu quả giáo dục. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài “TÌM HIỂU KĨ NĂNG
SOẠN GIẢNG PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 TRONG BÀI 17: U - Ư”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu và khảo sát tình hình thực tế của việc dạy Học vần
cho học sinh lớp 1, rút ra những nhận xét kết luận về vị trí, vai trò quan trọng của p
hâ môn. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những biện pháp dạy Học vần lớp 1, góp
2
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
phần nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp dạy học Tiếng Việt
nói chung cũng như dạy Học vần ở lớp 1 nói riêng.
- Xác định một số biện pháp nâng cao chất lượng cho học sinh qua việc
dạy phân môn Học vần ở lớp 1.
- Xây dựng các bài soạn giáo án môn Học vần lớp 1 theo hướng tích cực,
đồng thời có kế hoạch dạy thực nghiệm để kiểm tra đánh giá kết quả
nghiên cứu.
Do thời gian cũng như năng lực cá nhân có hạn nên đề tài chỉ mới đi vào nghi
ên cứu các vấn đề trọng tâm nhất có liên quan chứ chưa phát triển lên
ở cấp độ mang tính khái quát cao, chưa có sự so sánh đối chiếu rộng với các
hướng dạy học Học vần trong lớp 1.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình rèn kỹ năng soạn giảng phân môn Học vần
trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và phân
môn Học vần lớp 1 nói riêng.
4. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu lí luận, tìm hiểu thực trạng và lên kế
hoạch thực nghiệm sư phạm ở lớp 1A thuộc Trường Tiểu học Tụ Nhân xã Tụ
Nhân huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.
Bắt đầu từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tiên của đề tài, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
phương pháp nghiên cứu về lí thuyết. Đọc và phân tích những tài liệu
lí luận về các cơ sở phương pháp luận, tâm lí học, giáo dục học…có liên quan
đến đề tài, đồng thời chúng tôi tiến hành phân tích tài liệu SGK
Sách giáo viên Tiếng Việt1 để thấy những ưu điểm và hạn chế củachương trìn
h
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học
Qua những giờ dạy cho học sinh, giáo viên tìm hiểu những lỗi mà học
sinh thường mắc phải, từ đó giáo viên thống kê và đề xuất những biện pháp
khắc phục cần thiết. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã trao
đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy khối lớp 1 ở Trường Tiểu học Tụ Nhân
cùng một số giáo viên khác ở các trường tiểu học trong xã và từ thực tế
giảng dạy của mình để rút ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng
3
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
dạy phân môn Học vần lớp 1.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Thông qua những tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch, từ đó giáo vi
ên xác định và đánh giá kết quả của những tác động nhằm tìm chân lí của vấn đề. S
au đó, giáo viên tiến hành dựng lí luận để phân tích kết quả, xác định nguyên nhân
và khái quát hóa những vấn đề đạt được qua kiểm tra kết quả của học
sinh, để từ đó đối chứng phương pháp dạy truyền thống với phương pháp
dạy học mới hiện đại.
6. Tài liệu tham khảo:
- QUY ĐỊNH CẤU TRÚC ĐỀ CƯƠNG, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
-Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 1 tập 1
-Sách giáo viên
- Các tài kiệu kiên quan khác trên internet và nhà trường.
4
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
I.
Cơ sở lí luận
Đối với mỗi môn học, học sinh được học theo chương trình chuẩn kiến thức,
kĩ năng, nhưng đối với môn Tiếng Việt lại yêu cầu cao hơn về nội dung và mục tiêu
rèn các kĩ năng cơ bản ở tất cả các môn học nói chung và ở lớp 1 nói riêng. Đồng
thời phải vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và việc
tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tốt năng lực học tập của học sinh.
Học Tiếng Việt là nền tảng để học sinh học tốt các môn học khác. Khi đủ tuổi vào
lớp 1 các em đã phát âm được một số âm, một số em đã được học qua mẫu giáo thì
nhận diện được chữ cái, biết gọi tên các chữ cái nhưng chưa biết dùng kí hiệu để
ghi lại từng âm vị. Lúc đó chính là nền tảng cho sự ra đời của các phân môn trong
Tiếng việt như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện,
Tập làm văn, mà trong đó Học vần là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm
lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Đó là chữ viết. Tầm
quan trọng của học vần chịu sự quy định bởi tầm quan trọng của chữ viết trong hệ
thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì
học vần có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn tiếng
Việt ở bậc tiểu học. Giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ học để giao tiếp
bằng ngôn ngữ, học để cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và
phần nào hiểu được những vấn đề vế cuộc sống xung quanh các em. Như vậy phân
môn Học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để mở cửa kho
tàng kiến thức, giúp các em học tập tốt và thực hành được các kĩ năng cơ bản như :
nghe, nói, đọc và viết ; là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Đối với HS lớp 1
yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học tiếng việt là đọc thông, viết thạo,
đồng thời rèn cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết giúp học sinh rèn được
tính cẩn thận, tính kiên trì nhẫn nại,.. óc thẩm mĩ, bước đầu có tình yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào và yêu Tiếng Việt.
II. Quan điểm chung
Nhìn chung, nền giáo dục nước ta đang trong đà phát triển, mặc dù xác định tầm
quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, bộ phận chuyên môn của trường đã
có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, từng bước thực hành rèn kỹ năng soạn
giảng phân môn học vần nhằm nâng cao chất lượng dạy-học của phân môn này,
nhưng vẫn tồn tại hai mặt thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi :
- Giáo viên : Được học tập và bồi dưỡng việc giảng dạy chương trình chuẩn
kiến thức, kỹ năng. Giáo viên nhiệt tình công tác, mạnh dạn, vận dụng phương
pháp dạy học tích cực, thường xuyên học tập, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ
….
- Học sinh : Đa số được học qua lớp mẫu giáo, cùng ở trên một địa bàn, đồ
dùng học tập đầy đủ.
b) Khó khăn :
5
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
- một số giáo viên chưa thực sự biết cách soạn giảng về phân môn học vần,
còn nhiều lúng túng trong giờ dạy.
- Trình độ tiếp thu của HS không đồng đều. Hoàn cảnh một số em còn gặp
nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập các em.
- Do điều kiện khách quan khác như vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của các em.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
I. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn học vần trong chương trình tiếng việt tiểu
học
1. Vị trí môn học vần lớp 1 :
- Học vần là môn học khởi đầu giúp cho HS chiếm lĩnh một công cụ mới để sử
dụng trong học tập và giao tiếp. Đó là chữ viết. Tầm quan trọng của học vần
chịu sự quy định bởi tầm quan trọng của chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ.
Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì học vần
có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn tiếng Việt
ở bậc tiểu học.
2. Nhiệm vụ
- Cùng với tập viết, học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa
khoá để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc biết viết các em có điều
kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng SGK, sách tham khảo… từ đó có
điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình.
3. Nội dung chương trình môn học vần lớp 1 :
a. Chương trình học vần lớp 1 gồm 103 bài ( 83 bài thuộc tập I và 20 bài
thuộc tập II ). Mỗi bài dạy trong 2 tiết . Mỗi tuần có 5 bài được dạy trong 10 tiết.
- Các bài của phần học vần có 3 dạng cơ bản là :
+ Làm quen với âm và chữ.
+ Dạy học âm vần mới.
+ Ôn tập âm vần mới.
b. Nội dung chương trình các từ ngữ gần gũi quen thuộc với cuộc sống thực
của học sinh, các tranh, ảnh để dạy từ ngữ, câu ứng dụng, phần luyện nói
phong phú đa dạng. Học sinh dễ hiểu.
II. Thực trạng phân môn học vần ở tiểu học hiện nay
Cuối mỗi năm học, đa số học sinh lớp 1 nói chung đều đạt được mục tiêu, đặc biệt
là bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết, quan trọng mà môn học đề ra. Sau giai đoạn học
vần, về cơ bản các em đều đã đọc đúng các âm, vần, tiếng của Tiếng Việt (trừ các
vần khó, ít sử dụng ). Đọc trơn được các câu ngắn, các đoạn có độ dài khoảng 20
tiếng, có nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Các em cũng viết đúng khá đúng
quy trình, đúng mẫu các chữ cái ghi âm, vần, tiếng, từ ngữ vừa học, viết đúng dấu
thanh, chữ viết cỡ vừa rõ ràng, đúng nét,rõ khoảng cách và thẳng hàng. Tỷ lệ chất
lượng môn Tiếng việt hàng năm đều tăng.
6
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
Tuy nhiên, so với những mặt chung thì về chất lượng môn học còn nhiều hạn
chế. Vẫn càn tồn tại một số học sinh đến cuối năm vẫn còn tình trạng: đọc chưa
thông, viết chưa thạo; việc nhận diện, ghép vần, tiếng, kỹ năng đánh vần đọc trơn,
… còn hạn chế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, song yếu tố bất cập trong giảng dạy
của giáo viên là vấn đề đáng quan tâm. Một trong những hạn chế nổi bật là kỹ năng
vận dụng, phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp. Nhiều
giáo viên còn rất lúng túng trong khâu lựa chọn, vận dụng phương pháp, biện pháp
dạy học trong từng hoạt động. Đa số giáo viên đứng lớp có vận dụng đổi mới
phương pháp nhưng chưa đạt hiệu quả, giáo viên còn phần nào ảnh hưởng thói
quen nói nhiều hay lặp lại câu trả lời của học sinh; nhận xét thay cho học sinh.
Chính vì thế mà còn hạn chế khả năng phát triển của học sinh.
Tổ chức phụ đạo chung chung không có biện pháp cụ thể cho từng đối tượng
học sinh nên chưa hạn chế tối đa số lượng học sinh yếu phân môn học vần.
Một số phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn,nhà xa trường … không chịu
khó dành thời gian quan tâm, dạy con học hành dần dần các em học yếu. Đa số cha
mẹ các em làm nghề nông ít có thời gian quan tâm các con. Bên cạnh đó đa số phụ
huynh không nắm được nội dung chương trình SGK mới, đặc biệt phương pháp
hướng dẫn các em học.
Lứa tuổi của các em còn ham chơi hơn ham học, chưa hiểu được tâm quan
trọng của việc học. Điều quan trọng hơn là các em không được làm quen với chữ
cái ở mầm non… Chỉ việc cầm phấn, cầm bút chì, bảng con cũng mất không ít thời
gian. Các em đang ở độ tuổi hiếu động khả năng tậm chung không được lâu.
Bên cạnh đó còn một số em hay quên, dạy trước quên sau,còn chủ yếu học vẹt
không chịu khó dẫn đến tình trạng đọc sai, viết sai. Nếu giáo viên không phat hiện
thì sau một thời gian thì các em sẽ bi hỏng kiến thức.
Một số em do nghỉ học vài ngày nên không có kiến thức. Một số em hay lơ là
thiếu tập trung thường nhận dạng, phát âm lẫn lộn các âm, vần,… Có các đặc điểm
gần giống nhau về cách đọc, cách viết.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Giúp các em khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lý
khi mới vào lớp 1.
Sự chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo lứa tuổi mầm non
sang hoạt động học chủ đạo của học sinh Tiểu học, làm cho các em gặp kho khăn
về mặt tâm lý. Khi đến tuổi đi học trẻ thường háo hức, chờ đợi, thích được làm học
sinh, thích đến trường, đến lớp. Tuy nhiên tâm lý này chưa được bền vững khi gặp
phải khó khăn trong học tập, các em dễ chuyển sang chán học,…Vì vậy giúp các
em khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về tâm lý ở lớp 1 sẽ tạo điều kiện
cho các em vượn lên đạt kết quả trong học tập.
Để làm tốt điều đó, phải luôn gần gũi, chăm sóc uốn nắn các em,tạo cho các
em cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì lứa tuổi các em là hiếu
động, khả năng tập chung chú ý chưa cao. Thật là một cực hình nếu các em ngồi
7
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
im không nói, chẳng cựa quậy, cấm động đậy. Vì vậy, chúng ta cần hướng tính
năng động của các em vào hoạt động có mục đích để giờ học đạt hiệu quả.
Thay vì đặt câu hỏi cho từng học sinh trả lời thì chúng ta có thể hình thành bảng
phụ rồi cho học sinh luyện đọc...
Thường xuyên tổ chức trò chơi mang nội dung bài học, các em không chỉ nắm
vững được kiến thức mà còn tạo được giờ học sôi nổi hứng thú trong giờ học.
Để khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu ý kiến ngoài việc khen ngợi tuyên
dương những ý đúng , ý kiến sáng tạo, chúng ta cũng không nên bát bỏ những ý
kiến chưa hợp lý của các em một cách thô bạo mà phải luôn nhẹ nhàng, hóm hỉnh
dẫn dắt các em phát biểu vào trọng tâm vấn đề. Giáo viên nên khen ngợi kip thời
khi các em hoàn thành nhiệm vụ đồng thời động viên các em chưa hoàn thành
nhiệm vụ. Tránh việc đơn thuần chỉ dùng điểm để thưởng hay phạt các em mà cần
động viên khuyến khích là chính.
Việc tạo cho các em không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái, cho các em
cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui với nhiều trò chơi học tập. Điều đó
góp phần quan trọng giúp các em khắc phục vượt qua các khó khăn trở ngại về mặt
tâm lý khi mới bước vào lớp 1.
II. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kỹ năng soạn giảng.
Để dạy phân môn học vần người giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh 4
kĩ năng cơ bản : nghe, nói, đọc và viết, riêng đối với tiết học vần chúng ta cần tập
trung rèn kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho các em.
1. Rèn kĩ năng đọc
- Ở học sinh lớp 1 phần kiến thức mới rất khó với các em, muốn nắm được
kiến thức đó, học sinh chỉ dựa vào sự truyền đạt của GV qua các hình thức tổ chức
học tập của từng tiết dạy. Hình thành kiến thức mới như thế nào ? ra sao ? còn đòi
hỏi kiến thức và kỉ năng sư phạm của người giáo viên.
- GV phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, GV lên lớp phải có kế
hoạch bài học, việc lập kế hoạch bài học phải thể hiện rõ nội dung và các hình thức
dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS và phải bám sát mục tiêu yêu cầu của
từng bài học.
- GV cần phải phát âm chuẩn xác, chú ý chỉnh sửa rèn cách phát âm cho HS.
VD : bài 19 u - ư
+ Khi phát âm u phải tròn môi hoặc ư khi phát âm hai hàm răng chạm
vào nhau. HS cần đọc đúng tiếng u, nụ, ư, thư….
- Sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học phải thành thạo, đúng lúc, đúng chỗ
mới đạt hiệu quả cao.
- Tùy từng nội dung bài học mà GV linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức
dạy học cho phù hợp để giúp các em lĩnh hội tốt kiến thức và vận dụng tốt vào
thực hành.
- Trong giờ dạy GV cần tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều lần, với
nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt chú ý những đối tượng HS yếu kém hoặc bị
ngọng.
8
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
- GV cần tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở động viên khen ngợi kịp
thời nhằm kích thích sự hứng thú và đam mê học tập của các em.
2. Rèn kĩ năng viết :
- Trong giờ học vần ngoài việc rèn kĩ năng đọc, cần phải rèn tốt kĩ năng viết
cho HS. Bằng cách GV viết phải đúng mẫu chữ hiện hành, thật chính xác đúng qui
trình để HS quan sát và thực hành theo. (từ cấu tạo của con chữ đến cách đặt bút,
cách viết, cách nối nét, khoảng cách và cách bỏ dấu …), chú ý vị trí đứng của GV
và tư thế ngồi viết và cầm viết của HS.
- GV cần quan sát thật kĩ bài viết của HS để uốn nắn sửa sai kịp thời và dành
khoảng thời gian thích hợp cho việc luyện viết bảng con ở tiết 1 và viết vào vở ở
tiết 2.
Trong quá trình dạy học vần tôi nhận thấy đây là phân môn có đặc trưng rèn
luyện thực hành, vì vậy phải thường xuyên luyện tập hàng ngày, bằng nhiều hình
thức hoạt động khác nhau như : cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn v.v... nhằm để phát
huy tính tích cực chủ động và tự giác trong học tập của HS góp phần phát triển
nhân cách cho các em, rèn cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như : tính cẩn
thận, kiên trì, tinh thần kỉ luật trong học tập, ham thích học tập … Đồng thời người
GV phối hợp và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, có sáng
tạo trong giảng dạy và một điều không thể thiếu đối với mỗi GV là phải gần gũi,
thương yêu HS, kiên trì, cẩn thận chịu cực, chịu khó và luôn yêu nghề mến trẻ “Tất
cả vì học sinh thân yêu”.
3. Đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học được coi là yếu tố vô cùng quan trọng mà giáo
viên phải hết sức quan tâm khi dạy phân môn học vần. Cụ thể khi dạy phân môn
học vần giáo viên cần chú ý:
a)Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm
phát huy tích cực, chủ động học tập của học sinh là một trong những đặc điểm
lớn nhất của phương pháp dạy học nói chung. Đổi mới phương pháp dạy học
phân môn học vần là ở chỗ biết kết hợp sử dụng đung lúc, đúng chỗ các hình
thức tổ chức lớp học và các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các
hoạt động của học sinh.
b) Những phương pháp cần chú ý khi dạy học vần là: phương pháp dùng lời, hỏi
– đáp, quan sát, miêu tả, dùng đồ dùng trực quan, bộ chữ rời, bảng cài, luyện
tập theo mẫu, thực hành giao tiếp trò chơi,…
c) Khi vận dụng từng phương pháp, phải chú ý nhiều hơn đến cách thức hoạt
động của học sinh để tiếp nhận các tri thức tiếng Việt, cũng như việc hình
thành và phát triển các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
d) Việc tổ chức hoạt động có thể dưới nhiều hình thức linh hoạt như: cá nhâ,
từng đôi một, nhóm nhỏ, cả lớp, đặc biệt chú ý đến hình thuewcs tổ chức dạy
học theo nhóm.
e) Chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh.
f) Xác định các cơ sở quan trọng khi lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình
thức tổ chức dạy học một bài học vần:
9
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
- Đối tượng học sinh để có các biện pháp cá thể hóa trong dạy học.
- Mục tiêu bài dạy theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhẳm đảm bảo
yêu cầu cần đạt đối với mọi đối tượng hóc sinh.
- Khả năng của chính giáo viên, để cân nhắc các phương pháp, biện pháp các
hình thức tổ chức dạy học mà mình sẽ chọn nhằm vận dụng, kết hợp có hiệu quả.
- Điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, các phương tiện hỗ
trợ…)để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
g) Gợi ý một số biện pháp tổ chức từng hoạt đọng trọng tâm của một nài dạy học
vần:
g.1 Hoạt động nhận dạng, tập phát âm hoặc đánh vần mới:
- Giáo viên viết chữ ghi âm lên bảng lớn, chỉ bản giới thiệu và đọc mẫu.
- Yêu cầu học sinh dùng bộ chữ rời để cài chữ ghi aamhoaawcj ghép vần
mới trên bảng cài, hỏi học sinh có bạn nào đọc được âm, vần mới không, nếu
đọc được yêu cầu các em đọc (nếu không đọc được giáo viên hướng dẫn).
Sau đó yêu cầu học sinh nhìn vào bảng cài của mình và đọc cá nhân (những
em khá, giỏi đoc trước, tiếp theo là những em học sinh yếu – chú ý học sinh
đọc yếu).
- Có thể cho học sinh so sánh âm với những đồ vật, sự vật gần gũi trong thực
tế; hoặc học sinh nhận biết vần mới gồm những âm nào? Âm nào đứng trước,
âm nào đứng sau? Không nhất thiết phải dùng câu lệnh yêu cầu học sinh phân
tích vần. Tùy theo đối tượng học sinh, có thể cho các em so sánh điểm giống
và khác nhaucuar một vần trước đó hoặc một vần thứ hai vừa học.
- Học sinh đọc trơn và đánh vần vần mới (cho học sinh đọc theo nhóm dưới
sự giám sát của hcj sinh khá, giỏi hoặc giáo viên), chú ý chỉnh sử phát âm
của học sinh.
g.2. Hoạt động hướng dẫn học sinh ghép, đánh vần, đọc trơn tiếng mới (tiếng
khóa), tư mới (từ khóa) và từ ứng dụng.
- Đối với tiengs khóa: yêu cầu học sinh tìm tiếp trong bộ chữ rời ghép với vần
mới đã tạo trước đó trên bảng cài để được tiengs khóa, viết tiếng khóa lên bảng và
yêu cầu các em phân tích cấu tạo của tiếng khóa (tương tự như phần phân tích vần
nêu trên) sau đó yêu cầu các em đánh vần, đọc trơn (đối với học sinh khá, giỏi) nếu
không đọc được thì giáo viên hướng dẫn.
- Đối với từ khóa: có thể dung tranh, vật thật gúp học sinh nêu được từ mới, ghi
bảng, yêu cầu học sinh phát hiện tiếng chứa chữ ghi âm hoặc vần mới học, cho học
sinh luyện đọc (có thể kết hợp tiếng chưa vần mới học). Sau đó chỉ bảng yêu cầu
học sinh đọc vần – tiếng – từ (đọc xuôi, ngược).
- Đối với từ ứng dụng: Găn các thanh chữ mẫu hoặc viết bảng. Yêu cầu học
sinh đọc thầm, sau đó phat huy những học sinh khá giỏi đọc to từ này. Tổ chức học
sinh thi đua phát hiện , phân tích nhanh những tiếng chứa vần mới (học sinh dùng
bút chì gạch chân các tiếng này trong SGK).
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc trơn (đọc đồng thanh, cá nhân theo nhóm để
tất cả học sinh đều được đọc và đọc được) các từ ứng dụng, chú ý chỉnh sửa phat
âm cho học sinh.
- Kết hợp giải nghĩa một số từ thông qua tranh, ảnh, mô hình, vật thật.
10
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
Chú ý
- Khi học sinh dùng bộ chũ ghép vần, giáo viên cần chú ý theo doi để phát
hiện những trường hợp học sinh ghép được mà không đọc được, đọc được nhưng
không ghép được để có biện pháp giúp đỡ kịp thời (có thể yêu cầu học sinh khá,
giỏi trong nhóm hỗ trợ).
- Cần dành nhiều thời gian cho phần luyện đọc, không đi sâu vào phần phân
tích vần và so sánh vần.
- Giáo viên phát âm mẫu cần đúng và rõ ràng.
- Việc hướng dẫn học sinh luyện đọc có thể tổ chức theo trình tự: Vần –
tiếng – từ khóa hoặc ngược lại. cần phat huy việc luyện đọc mẫu, sau đó yêu cầu
học sinh đọc nối tiếp nhau trong nhóm. Giáo viên cần chú ý lắng nghe các em đọc
để phát hiện năng lực đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn luyện đối với từng em.
Cần có những lời lẽ nhẹ nhàng, động viên, khuyến khích đặc biệt đối với đối tượng
học sinh yếu.
- Đối với trường hợp cá biệt (học sinh có giọng đọc khuyết), giao viên cần
dành nhiều thời gian hơn hoặc phân công học sinh khá, giỏi giups đỡ (ngay trong
tiết học hoặc giờ chơi) để luyện phát âm thêm cho các ban.
- Thường xuyên thay đổi không khí lớp học bằng một bài hát, múa, một trò
chơi, một câu chuyện, đọc thơ… có tác dụng giúp tiết học nhẹ nhàng, học sinh có
hứng thú học bài và giúp học sinh củng cố bài học tốt hơn.
4. Sử dụng đồ dùng trực quan rèn kỹ năng soạn giảng.
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học khả năng tư duy trừu tượng kém, phần lớn các em
phải dựa trên mô hình thật, tranh ảnh, do vậy trong các giờ học việc yêu cầu giáo
viên sử dụng các đồ dùng dạy học là không thể thiếu kể cả đồ dùng do giáo viên tự
làm.
- Đồ dùng dạy học là phương tiện truyền tải thông tin và là nội dung truyền thụ
kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành. Có tác dụng điều khiển tư
duy học sinh từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú
học tập. Vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rát lớn trong việc giảng dạy môn
Tiếng Việt - phân môn học vần, nhất là học sinh học chậm.
Ví dụ: bài học vần số 17 (SGK – Tiếng Việt 1 – Trang 36 Tập 1): dùng tranh
vẽ(hoặc vật thật) bông hoa, bức thư. Tranh bông hoa( nụ hoa), bức thư để học sinh
quan sát và tìm ra từ khóa sau khi ác em đã nhận diện chữ u hay ư ở phần đầu tiết
học.
Ngoài ra dùng đồ dùng trực quan (tranh, ảnh,…) có vai trò rất lớn trong việc rèn
kỹ năng cho học sinh nghe - nói - đọc - viết.
* Lưu ý: Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình như mồ côi, cha mẹ bất hòa,
cuộc sống khó khăn.
- Nguyên nhân này cũng là yếu tố làm giảm chất lượng học sinh, trong tìm hiểu
thực tế nhiều em đến lớp không viết bài, ngồi ngơ ngác có khi còn ngủ gật, không
chú,… Đối tượng học sinh này cần quan tâm nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Để tạo điều kiện tốt cho các em học tập, tôi đẫ tạo quỹ lớp và trích một khoản
nhỏ giúp đỡ các em về vật chất như: sách, vở, bút chì, bảng,…
11
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
- Cần động viên các em trong mọi hoạt độngnhất là những em mồ côi, gần gũi
quan tâm các em khi các em bệnh, ốm, tạo không khí thoải mái, để các em không
cảm thấy cô đơn khi đến trường.
CHƯƠNG IV:
DẠY THỰC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN HỌC VẦN
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở khối lớp 1 của mình. Sau đây là bài học vần
mà tôi xin trình bày giáo án đó là bài học vần số 17: “u - ư” khi dạy bài này tôi đã
áp dụng được một số biện pháp nêu trên để rèn kỹ năng soạn giảng cho thầy và trò
đạt kết quả tốt.
Dưới đây là nội dung bài giáo án đó.
TUẦN 4:
BÀI 17: U - Ư
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Học sinh đọc và viết được: u; ư; nụ; thư.
- Đọc được câu ứng dụng: Thứ tư, bé Hà thi vẽ.
- Luyện nói theo chủ đề: Thủ đô.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Tranh minh họa, từ câu ứng dụng, chủ đề luyện nói, hình ảnh trong SGK...
HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn, vở tập viết, bút chì,…
III.CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY – HỌC:
Tiết 1(35’)
1, Ổn định: lớp hát một bài.
2, Kiểm tra bài cũ.
- GV viết từ khóa, từ ứng dụng lên bảng (bài 16), gọi 4-5 HS đọc.
- 2-3 em đọc câu ứng dụng trong SGK (bài 16).
- Cả lớp viết bảng con và nhác lại các thanh dấu
- GV nhận xét, đánh giá.
3, Dạy – học bài mới
12
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
T.gian
dự
kiến
1’
3’
12’
7’
Hoạt động của giáo viên
A, Bài mới
1, Giới thiệu bài:
Trong tiết học ngày hôm nay các em
sẽ được học về tiết học vần chữ:
u;ư;nụ;thư.
2, Dạy chữ ghi âm:
a, Nhận biết chữ u:
- HS đọc bài
- GV nhận xét
- HS viết bảng con
GV giới thiệu vần mới u – ư
*u
GV: Chữ u gồm một nét hất và hai nét
móc ngược phải. Nét móc đầu rộng hơn
nét móc hai.
GV vừ viết vừa giới thiệu
b, phát âm và đánh vần:
u
ư
nụ
thư
- GV gọi học sinh phát âm và đánh
vần
Hoạt động của học sinh
HS lắng nghe
- 3 HS đọc
- HS lắng nghe
- Cả lớp viết bảng
con
HS lắng nghe
HS quan sát
HS phát âm và đánh vần:
u
ư
nụ
thư
- HS phát âm và đánh
vần
- GV nhận xét, đánh giá
7’
c, Viết bảng con: u – nụ; ư – thư
GV theo dõi hướng dẫn HS viết bảng
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS
d, Đọc từ ứng dụng:
cá thu
thứ tự
đu đủ
cử tạ
GV gọi HS đọc
- HS lắng nghe
HS cả lớp viết bảng con
2-3 HS đọc
Cả lớp đọc
GV nhận xét, đánh giá.
3, Luyện tập:
a, Luyện đọc, SGK
GV gọi HS đọc
HS đọc
13
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
7’
5’
7’
5’
GV nhận xét, đánh giá.
HS lắng nghe
b, Luyện viết vở tập viết.
GV quan sát, sửa lỗi cho HS
GV cho HS so sánh u với đồ vật khác
GV treo tranh hình 1 SGK (tiếng nụ)
GV phát âm mẫu
HS viết vở
HS đổi chéo kiểm tra lỗi
HS so sánh
HS quan sát
HS lắng nghe
HS phát âm:
Phát âm u- ghép âm u
-ghép tiếng nụ –đánh vần
– phân tích – đọc trơn.
*ư
GV: Chữ ư gồm một nét hất và hai nét
móc ngược phải. Nét móc đầu rộng hơn
nét móc hai, thêm một dấu râu trên đầu.
GV vừa viết vừa giới thiệu
GV: So sánh ư - u (quy trình dạy tương
tự)
- GV viết mẫu lên bảng nêu rõ quy
trình viết.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
Đọc từ ứng dụng
GV nhận xét nội dung tranh
Cho HS đọc
2’
HS quát sát
HS so sánh ư - u
HS viết bảng con:ư - thư
4 HS đọc từ ứng dụng
HS lắng nghe và đọc:
Đọc nhóm – cá nhân –
lớp.
HS đọc bài trên bảng –
thảo luận tranh SGK câu
ứng dụng
- GV giải nghĩa từ
8’
HS lắng nghe
c, Luyện nói theo chủ đề:Thủ đô
4, Củng cố - dặn dò:
a, Củng cố:
Quan sát, uốn nắn
Đặt câu hỏi gợi ý
HS đọc bài SGK – cá
nhân – nhóm – lớp.
HS luyện nói theo chủ
đề:
Thủ đô
Viết bài vào vở tập viết
Đọc tên chủ đề, quan sát
14
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
Chốt lại nội dung bài
Nhận xét, đánh giá giờ học
b, Dặn dò:
- HS về nhà tập viết, phát âm và
đánh vần chữ:u - ư; nụ - thư với
các từ ngữ ứng dụng.
- Chuẩn bị bài mới bài học vần 18: x
- ch.
tranh
Luyện nói theo nội dung
tranh
Nhắc lại tên bài – đọc bài
Rút kinh nghiệm tiết dạy: Qua 2 tiết dạy tôi đã rút ra được nhiều bài học và kinh
nghiệm giảng dạy cũng nhữ kỹ năng soạn giảng cho bản thân một tốt hơn. Để có
thể soạn giảng ngày một tốt hơn, tôi cần không ngừng học hỏi đúc kết kinh nghiệm
trong quá trình lên lớp cũng như hoạt động ngoại khóa. Từ tâm lý của từng học
sinh tôi đã có phương hướng truyền thụ kiến thức kỹ năng cho các em một cách tốt
nhất…Từ đó để tôi có thể hoàn thiện kỹ năng soạn giảng của bản thân hơn.
* Kiểm tra lấy kết quả thực giảng
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm với bài giáo án trên ở lớp 1A trường Tiểu
học Tụ Nhân. Tôi tiến hành kiểm tra miệng (gọi học sinh nhận diện vần và đọc từ
ứng dụng) tôi nhận thấy rằng học sinh có tiến bộ về mặt nhận thức, các em học
sinh nắm vững được kiến thức hơn so với trước khi thực hiện….
Điển hình ở một số em như sau: Vương Thế Ngọc, Lù Tú Ân, Vương Lục Diệp
Nhi, Hoàng Đức Ngĩa…và một số em nữa.
Bên cạnh đó có 2 trường hợp tôi nhận thấy rằng trong giờ học các em không hang
say chú ý mà luôn để ý ra ngoài. Hỏi về kiến thức thì có em Lù Thị Sen là có biết
nhưng so với những bạn khác thì vẫn còn nhiều thiếu sót, còn về em Thèn Thị Nga
thì hoàn toàn không biết gì…qua tìm hiểu thì tôi được biết 2 em học sinh trên
thuộc đối tượng tiếp thu chậm và nhà thuộc hộ gia đình khó khăn. Đặc biệt là em
Thèn Thị Nga có chứng trí nhớ không được tốt ( theo lời Ban Giám Hiệu).
kết quả thu được như sau:
Trước và
sau khi
thực hiện
nghiên
cứu
Trước lúc
dạy
Lớp
1A
Số học sinh nhận diện vần
đúng, đọc từ ứng dụng
đúng
(%)
Số học sinh nhận diện vần
chậm, đọc từ ứng dụng chậm
(%)
91%
9%
15
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
Sau khi
dạy
1A
98%
2%
Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện
pháp ở trên vào việc rèn kỹ năng giảng dạy phân môn học vần đúng thực sự nâng
cao hiệu quả, phát huy được tính chủ động sáng tạo và tạo được hứng thú say mê
cho học sinh.Tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất cho học sinh phát triển được khả năng
của bản thân. Giúp học sinh không ngừng học hỏi, sáng tạo, kiên trì và tạo dựng
đam mê học tập cho học sinh.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận chung
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu về dạy học phân môn Học vần trong
chương trình Tiếng việt lớp Tiểu học em nhận thấy rằng: nhờ việc đổi mới chương
trình sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học mới. Dạy cách học cho người
học và lấy người học làm trung tâm đã thu được rất nhiều kết quả khả quan.
Bên cạnh đó giáo viên cần nắm được chất lượng của từng học sinh trong lớp
mình phụ tránh. Từ đó, rút ra được những biện pháp thiết thực nhất để kèm cặp các
em nhất là học sinh trung bình và yếu, dần nâng cao chất lượng học tập cho học
sinh. Bài học sẽ gây nhiều hứng thú. Học sinh sẽ hiểu được nhiều từ ngữ và ý
nghĩa của từ. Cũng từ đây học sinh mới phát huy trí tuệ một cách toàn diện và vô
cùng phong phú. Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán
được một số tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp
để giải tình huống.Chuẩn bị đồ dùng trực quan trong giờ dạy học đầy đủ. Giáo viên
luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ
chức hướng dẫn học sinh thực hiện.
Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến
thức sư phạm, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy – học.
Ngoài ra một một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề
nghiệp, đức tính chịu khó kiên trì, với đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài
liệu phục vụ công tác giảng dạy cho mỗi giáo viên.
II. Kiến nghị đề xuất
- Nhận thức sâu sắc việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay được thực hiện
theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm.Vì vậy, muốn để tất cả học
sinh đều được học và học được, trong giờ dạy giáo viên chỉ giữ vai trò là người
điều hành, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động để học sinh đều tích cực, chủ động,
sáng tạo, tự lực khám phá chiếm lĩnh tri thức.
- Có thái độ gần gũi, yêu thương, tôn trọng ý kiến học sinh, nhẹ nhàng trong việc
uốn nắng, sửa sai cho các em từ cách đọc, cách viết, cách cầm bút, tư thế ngồi, …
- Luôn luôn tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường
xuyên dự giờ, thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp.
- Tận dụng tối đa thiết bị dạy học sẵn có ở trường, tự sưu tầm các vật thật xung
quanh, làm thêm đồ dùng dạy học.
16
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
- Tạo mối quan hệ thường xuyên giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để nắm
chặc được chuyển biến tâm lý và tình hình học tập của học sinh.
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thu Huyền đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài này.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cô giáo và các em học sinh
trong trường Tiểu học Tụ Nhân – Hoàng Su Phì – Hà Giang đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp tôi trong việc thu thập tài liệu hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đây là bước đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên
không thể tránh khỏi sự thiếu xót. Vậy nên tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý của
các quý thầy cô để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin kính chúc các quý thầy cô luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh
phúc.
Xin chân thành cảm ơn..!
Tôi xin cam đoan đây là đề tài khoa học của
tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tụ Nhân, ngày 02 tháng 05 năm 2016
Người thực hiện
Vương Văn Sáo
17
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…................................................................................................................
.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
18
Người thực hiện – Vương Văn Sáo – Lớp CP3B