BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: 83.11.RD
BÁO CÁO TỔNG HỢP
NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT, TÌM HIỂU XU HƯỚNG TIÊU DÙNG
THÔNG QUA CÁC WEBSITE BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI; ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾP CẬN TRỰC TIẾP THỊ TRƯỜNG HÀNG
HÓA TIÊU DÙNG THẾ GIỚI
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: BỘ CÔNG THƯƠNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: TRUNG TÂM THÔNG TIN CN&TM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: KS cơ khí – CN KT Đỗ Văn Chiến
CÁN BỘ THAM GIA: ThS. Ngô Hoàng Thắng
CN. Hoàng Ngọc Oanh
CN. Bùi Hương Giang
9135
Hà Nội, tháng 12/2011
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: 83.11.RD
BÁO CÁO TỔNG HỢP
NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT, TÌM HIỂU XU HƯỚNG TIÊU DÙNGTHÔNG
QUA CÁC WEBSITE BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI; ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP TIẾP CẬN TRỰC TIẾP THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
TIÊU DÙNG THẾ GIỚI
Hà Nội, tháng 12/2011
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TMĐT Thương mại điện tử
UNCITRAL Luật Thương mại quốc tế
EDI Trao đổi dữ liệu điện tử
EFT Chuyển tiền điện tử
ATM Máy rút tiền tự động
ERP Hệ thống quy hoạch tài nguyên của các doanh nghiệp
WEO Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới
IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
B2B Doanh nghiệ
p với doanh nghiệp
B2C Doanh nghiệp với người tiêu dùng
C2C Người tiêu dùng với người tiêu dùng
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
113
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA THÔNG
QUA CÁC WEBSITE BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI 5
1. Website bán lẻ và xu hướng phát triển thương mại điện tử 5
1.1. Phát triển thương mại điện tử và website bán lẻ 5
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử 5
1.1.2. Website bán lẻ 7
1.1.3. Sự phát triển của TMĐT và website bán lẻ 8
1.2. Phát triển xu hướng mua, bán trên website bán lẻ. 12
1.3. Vai trò và vị trí của website bán lẻ trong thương mại 14
2. Tổng quan tình hình tiêu thụ hàng hóa trên thế giới qua các website bán lẻ hàng đầu
năm 2011 15
2.1. Cung – c
ầu hàng hóa 15
2.2. Những nhân tố tác động đến tiêu thụ hàng hóa qua các website bán lẻ. 18
2.2.1. Sự phục hồi của kinh tế thế giới 18
2.2.2. Thu nhập dân cư và sức mua 20
2.2.3. Thói quen và xu hướng tiêu dùng của người dân 22
3. Đánh giá chung về hệ thống bán lẻ của các thị trường lớn 24
3.1. Hệ thống bán lẻ hàng đầu trên thế giới hiện nay tại Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật
Bản 24
3.2. Vai trò của các website bán lẻ
trong hệ thống phân phối và mua bán hàng hóa trên thế
giới 25
3.3. Các hình thức kinh doanh qua các website bán lẻ 27
3.4. Khả năng tiếp cận thông tin từ các website bán lẻ và các thông tin có thể khai thác. 28
4. Sự phát triển của các website bán lẻ trên thế giới trong thời gian tới 28
4.1. Sự hình thành và phát triển của các website bán lẻ trên thế giới thời gian qua 28
4.2. Triển vọng phát triển của các website bán lẻ trong những năm tới 29
5. Nhận định về xu hướng tiêu dùng các loại hàng hóa thông qua nghiên cứu, kh
ảo sát các
kênh bán lẻ thế giới 30
5.1. Khảo sát, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng tại các thị trường qua các website bán lẻ hàng
đầu trên thế giới 30
5.2. Sự dịch chuyển trong xu hướng tiêu dùng trên thị trường thế giới những năm tới 34
114
CHƯƠNG 2: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
THÔNG QUA CÁC WEBSITE BÁN LẺ THẾ GIỚI 37
1. Đặc điểm, thị phần hàng tiêu dùng của Việt Nam trong các kênh bán lẻ trên thế giới so
với các nước khác. 37
1.1. Thị phần và tình hình phân phối của hàng hóa được ghi nhận là sản xuất tại Việt Nam
trên các website bản lẻ trên thế giới hiện nay. 39
1.2. Khả năng tiếp cận thị trường bán lẻ của hàng hóa Việt Nam qua các website bản lẻ
hàng đầu thế giới trong thời gian qua 48
2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam thông qua các website trong th
ời gian qua. .54
2.1. Những mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có tiềm năng được tiêu thụ trên website bản lẻ .55
2.2 Đặc điểm bán lẻ hàng hoá của các website bản lẻ phân phối hàng hoá Việt Nam 59
2.3. Những vấn đề tồn tại trong việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua các mạng bán lẻ 61
2.4. Những website bán lẻ tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 62
3. Đánh giá những tác động đến khả
năng xuất khẩu hàng hóa của Việt nam thông qua
các website bán lẻ hàng đầu trong thời gian tới. 63
3.1. Các yếu tố tác động trực tiếp đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua website bán lẻ 63
3.2. Các yếu tố tác động gián tiếp 70
4. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt nam thông qua các website bán lẻ hàng đầu
trên thế giới trong thời gian tới 73
4.1. Một số đánh giá về khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam đối vớ
i các hàng hóa
các nước khác trên các website bán lẻ 73
4.2. Sự tham gia của các nhà bán lẻ hàng đầu ứng dụng website bán lẻ đến Việt Nam 74
4.3. Nhận định về khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thông qua các website bán lẻ
trên thế giới. 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA THẾ GIỚI CỦA HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC WEBSITE BÁN LẺ 79
1. Quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu 79
1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế 79
1.1.1. Bối cảnh trong nước 79
1.1.2. Bối cảnh quốc tế 81
1.2. Quan điểm và định hướng xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2020 82
1.2.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu 82
1.2.2. Định hướng phát triển xuất khẩu 89
115
2. Một số giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận thị trường bán lẻ hàng hóa thế giới của
hàng hóa xuất khẩu Việt Nam 90
2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt Nam 90
2.1.1. Nhóm giải pháp đối với nhà nước 90
2.1.2. Các giải pháp đối với người sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu 97
2.2. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việ
t Nam 99
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 104
116
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân nhóm nguồn gốc hàng hóa trên các website 37
Bảng 2: Thị phần một số hàng hóa Việt Nam trên Amazon.com 40
Bảng 3: So sánh tỷ trọng hàng hóa Việt Nam với một số nước 41
Bảng 4: Thống kê sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam trên buy.com và thị phần so
các hàng hóa khác 43
Bảng 5: Loại và số lượng sản phẩm hiển thị trên Overstock.com 46
Bảng 6: Sự phát triển của các công cụ hỗ trợ kinh doanh điện tử 52
Bảng 7: Tổng hợp danh mục các mặt hàng được chào bán trên các mạng bán lẻ
tổng hợp 55
Bảng 8: Tham khảo sự chênh lệch giá giữa giá chào bán trên các web bán lẻ tổng
hợp và giá trên hợp đồng ngoại thương truyền thống 60
Bảng 9: Doanh thu bán lẻ của các website hàng đầu thế giới năm 2011 61
Bảng 10: Các website bán lẻ có tiềm năng đối với Việt Nam 62
117
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: dự báo doanh thu bán lẻ trực tuyến của Hoa Kỳ đến năm 2014 17
Biểu đồ 2: Diễn biến doanh thu bán lẻ của EU năm 2009 23
Biểu đồ 3: Tỷ lệ các loại website bán lẻ trên thế giới 39
Biểu 4: Thị phần đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ so với tổng hàng hóa của Việt
Nam trên Overstock.com) 47
Biểu 5: Tỷ trọng các nhóm sản phẩm trong phân ngành đồ dùng trong nhà và sân
vườn 56
Biểu 6: Tỷ trọng các loại nội thất trong phân ngành đồ nội thất 56
Biểu 7: Tỷ trọng các sản phẩm trong phân ngành quần áo, giầy dép, phụ kiện 57
Biểu 8: Tỷ trọng các web chuyên doanh theo từng loại sản phẩm 58
Biểu 10: Diễn biến giá hàng dệt len toàn cầu năm 2010 64
Biểu 11: Sự phục hồi giá bán lẻ các loại sản phẩm dệt may tại các thị trường 64
1
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong quá trình phục hồi với tốc độ chậm
sau khủng hoảng. Những thông tin về tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, giảm lợi
nhuận… vẫn thường xuyên được đề cập ở các quốc gia bất kể phát triển hay
đang phát triển. Nguy cơ khủng hoảng nợ công tại các nước châu Âu làm cho
Chính phủ các nước đều có kế hoạch “thắt lưng buộ
c bụng” nhằm hạn chế rủi ro
vỡ nợ và giảm thâm hụt cán cân thanh toán. Người dân ở hầu khắp các nước đã
và đang trong giai đoạn “thắt chặt hầu bao” tiêu dùng, đặc biệt với tiêu dùng cá
nhân không thiết yếu. Thị trường thế giới với giá cả hàng hóa biến động, lên
xuống thất thường; sự cạnh tranh từ các nước ngày càng gia tăng… Những yếu
tố này đã làm ảnh hưở
ng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt với khâu
tiếp cận, tìm kiếm các thị trường mới cho Việt Nam.
Với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011- 2015 là: Phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại
nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm
phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc
tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ
vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành n
ước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong 2-3 năm
đầu kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu
lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm
hoàn thành cơ bản cơ cấu l
ại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài
hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Trước tình hình chung đó, điểm sáng đáng khích lệ cho nền kinh tế các
nước nói chung và Việt Nam nói riêng là hoạt động bán lẻ hàng hóa qua mạng
toàn cầu (world wide web) vẫn không ngừng tăng trưởng với mức tăng bình
quân 20 – 22%/năm. Doanh thu bán lẻ hàng hóa qua các website lớn đạt trung
bình 2 - 4 tỷ USD / website. Không những thế, giá cả hàng hóa trên các mạng
bán l
ẻ luôn ở mức cao, hàng hóa đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng;
khách hàng đến từ hầu khắp các quốc gia… Đây là những lợi thế không thể bỏ
qua trong quá trình tiếp cận, mở rộng thị trường kinh doanh.
2
Mới chỉ tham gia vào hoạt động Thương mại điện tử trong thời gian ngắn
(khoảng 10 năm) nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến
đáng khích lệ cả về quy mô lẫn phạm vi ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, việc khai thác thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ
hàng hóa qua các mạng bán lẻ toàn cầu vẫn còn rất hạn chế dù đây là m
ột kênh
bán hàng hiệu quả, mang lại nhiều giá trị bền vững. Nghiên cứu và tìm hiểu về
thực tế hoạt động kinh doanh hàng hóa, mua bán hàng hóa qua mạng bán lẻ toàn
cầu cũng như xác định các hướng tiếp cận đến các thị trường mới qua mạng bán
lẻ toàn cầu là việc làm hết sức cần thiết để doanh nghiệp Việt Nam có thêm công
cụ hỗ trợ, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuấ
t khẩu.
Xuất phát từ những luận điểm trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề đài:
“Nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng thông qua các website bản
lẻ hàng đầu trên thế giới; đề xuất các giải pháp tiếp cận trực tiếp thị trường
hàng hóa tiêu dùng thế giới”.
Mục tiêu của Đề tài:
Hệ thống lại và đưa ra cái nhìn tổng quan về cơ cấu các website bán lẻ.
Vai trò, vị trí, xu hướ
ng phát triển của hệ thống website bán lẻ hàng đầu trên thế
giới.
Đánh giá được khả năng xuất khẩu của các mặt hàng tiềm năng của Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2015 trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu thị hiếu và xu
hướng tiêu dùng của người dân tại các thị trường xuất khẩu, thông qua các
website bán lẻ lớn trên thế giới. Từ đó, đưa ra được các đề xuất, kiến nghị v
ề xu
hướng chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu qua mạng bán lẻ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động kinh doanh, phân phối hàng
hóa qua các mạng bán lẻ lớn trên thế giới và phân tích triển vọng xuất khẩu của
hàng hóa Việt Nam qua các mạng bán lẻ này.
Phạm vị nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu về các mạng bán lẻ trên thế giới, tập trung
vào các mạng có th
ị phần lớn, chủ yếu tập trung vào Hoa Kỳ, EU và một số
nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan
- Về thời gian: Các nghiên cứu chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2010 –
2011, đặc biệt nghiên cứu sự chuyển biến trong nhu cầu, thị hiếu từ nửa cuối
năm 2010 do đặc thù buôn bán hàng hóa qua mạng bán lẻ luôn biến động.
3
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tại các thị trường tiêu dùng lớn trên thế giới, các website bán lẻ hàng hóa
ngày càng đóng vai trò quan trọng, do sự phát triển của thương mại điện tử, hình
thức phân phối và mua bán hàng hóa đang có sự thay đổi và thay thế dần những
hình thức mua bán truyền thống. Ngày càng có nhiều loại hàng hóa được phân
phối qua hình thức này và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hình thức mua
hàng qua website. Để nắm bắt mộ
t cách kịp thời xu hướng mới này, nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu, đã tập trung
nghiên cứu, khảo sát và thực hiện các báo cáo liên quan đến xu hướng, sự dịch
chuyển trong tiêu dùng các nước trên thế giới thông qua các website này nhằm
thúc đẩy hoạt động thương mại của họ. Ví dụ, Các báo cáo tổng hợp trên
“Euromonitor International” về xu hướng tiêu dùng và thị trường bán lẻ các
nước nh
ư: thị trường bán lẻ Trung Quốc (Retailing in China); Hoa Kỳ (Retailing
in the US); Bồ Đào Nha (Retailing in Portugal) ; Xu hướng và triển vọng tại
thị trường các nước thuộc nhóm BRIC (Progress and Prospects in the BRIC
Markets); Người tiêu dùng Hoa Kỳ năm 2011 (consumer in the USA 2011)
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thị hiếu và xu hướng
tiêu dùng hàng hóa tại các thị trường lớn, phục vụ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu
và gia tăng thị phần hàng hóa Việt nam tại các th
ị trường đó, như:
+ Đề án “Cung cấp thông tin định kỳ, với tần suất cao về các mặt hàng và
thị trường xuất khẩu chính” (Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại);
+ Chùm báo cáo về “Xu hướng chuyển dịch của các nền kinh tế và sự
dịch chuyển trong sản xuất, tiêu dùng của các nền kinh tế và thị trường lớn thời
kỳ 2011-2015” (Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại );
+ Thực trạng thị trườ
ng bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt
Nam, 2010 (Trường Đại học Ngoại thương);
+ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO;
+ Bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet tại Việt Nam – thực trạng và
giải pháp (Khóa luận tốt nghiệp trường đại học Ngoại Thương);
+ Đề tài nghiên c
ứu khoa học cấp Bộ: Giải pháp phát triển hệ thống kinh
doanh bán lẻ trên mạng (Ths. Nguyễn Thị Thanh Hà – Viện NCTM).
4
Tuy nhiên, đối với việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng
thông qua các website bản lẻ hàng đầu trên thế giới, hiện nay chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện vấn đề này, các công trình đã và
đang nghiên cứu chỉ mới tập trung vào các nội dung liên quan về thị hiếu và xu
hướng tiêu dùng hàng hóa tại các thị trường lớn.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu.
- Phương pháp tổng hợp nghiên c
ứu liên quan đển chủ đề nghiên cứu và
kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn, trực tếp qua các mạng bán lẻ.
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học.
Nội dung của Đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương cụ thể
như sau:
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA
THÔNG QUA CÁC WEBSITE BÁN LẺ HÀNG
ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI
CHƯƠNG 2: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT
NAM THÔNG QUA CÁC WEBSITE BÁN LẺ THẾ GIỚI
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA THẾ GIỚI CỦA
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU VIỆT NAM
5
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA THÔNG QUA
CÁC WEBSITE BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI
1. Website bán lẻ và xu hướng phát triển thương mại điện tử.
1.1. Phát triển thương mại điện tử và website bán lẻ.
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán
hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc
biệt là qua máy tính và mạ
ng Internet. Thương mại điện tử, một yếu tố hợp
thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các
phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các
phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong
bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại
không có giấy tờ").
Phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu
như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa
và dịch vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực
áp dụng của thương mại điện tử. Thương mại điện tử chủ yếu bao hàm các hoạt
động marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán có ứng dụng các phương
tiện đi
ện tử và mạng viễn thông trong giao dịch.
Đinh nghĩa thương mại điện tử (TMĐT)
Hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về TMĐT, mỗi định nghĩa đều
phản ánh hay nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của TMĐT. Nó phản ánh thực tế
là TMĐT đang trong quá trình phát triển, và là vấn đề mở. Có hai định nghĩa
khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt độ
ng của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại
(commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát
sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.
Các quan h
ệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao
gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại,
ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công
trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng;
6
bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về
hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách
bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện
tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động
mua bán hàng hóa và dịch v
ụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện
tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện
hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và
truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định ngh
ĩa này gồm nhiều hành vi trong đó:
hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên
mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá
thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị
trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thươ
ng mại
hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ
(như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động
truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu
thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong
"thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo
cách hiểu thông thường, mà bao quát m
ột phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó
việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết
nền kinh tế. Đến nay, ước tính thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng
dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt củ
a thương mại điện tử so với các kênh phân phối
truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn
vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác như phí tổn điện thoại và đi
lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm
xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ th
ể, khoảng cách không gian
vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp
nhất định.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất
cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua
các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức
7
được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin
được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn
phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh
doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh
doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Để làm được điều này đòi hỏi phải
tích hợp rộng lớ
n các các tính năng kinh doanh.
1.1.2. Website bán lẻ
- Website là một “show-room” trên mạng Internet, nơi trưng bầy và giới
thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp (hay giới thiệu bất cứ thông tin gì), khách hàng có thể truy cập ở bất kỳ
nơi đâu, bất cứ lúc nào. Website là tập hợp nhiều web page.
Các mô hình website điển hình:
Cửa hàng, siêu thị điện tử: Nổi tiếng nhất ở d
ạng này là website
www.amazon.com bán lẻ sách báo, CD, ứng dụng phần mềm, đồ chơi
… qua internet. Mô hình này hoạt động tương tự một siêu thị hay của
hàng truyển thống, cho phép người mua chọn lựa hàng hóa, thay đổi số
lượng món hàng, tính tiền thanh toán và nhận hàng.
Đấu giá trực tuyến (online aution): Không thể không nói đến
www.ebay.com mô phỏng quy trình bán đấu giá vật dụng, tức là người
bán đưa ra giá sàn (giá thấp nhất ban đầu), sau đó người mua lần lượt
trả cao hơn.
Đến thời điểm nhất định ai trả cao hơn sẽ là người có
quyền mua món hàng.
Sàn giao dịch B2B: www.alibaba.com là một sàn giao dịch điển hình,
nơi các doanh nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải yêu cầu
mua, bán, tìm đối tác. Sàn giao dịch này không phục vụ bán lẻ và
thanh toán qua mạng vì không cần thiết.
Sàn giao dịch B2C, C2C.
Mô hình giá động (dynamic pricing models) với những website này
người mua có thể trả giá theo ý mình (tùy người bán có đồng ý bán hay
không).
Cổ
ng thông tin.
Quảng cáo trực tuyến.
- Bán lẻ trên mạng là một hình thức bán hàng không qua cửa hàng mà qua
mạng Internet. Với mạng Internet, khách hàng cũng sẽ cảm nhận được việc bán
8
lẻ trên mạng gần giống như bán lẻ truyền thống, với việc truy cập vào các
webstore: “cửa hàng ảo”, “ siêu thị ảo”, “chợ ảo”, “gian hàng ảo”… để tìm hàng
và xem hàng, so sánh tính năng, giá cả và mua hàng một cách nhanh chóng,
vượt cả không gian và thời gian.
Như vậy có thể hiểu bán lẻ trên mạng hay bán lẻ trực tuyến là việc các
doanh nghiệp sử dụng Internet phục vụ cho việc phân phối trực tiếp đến khách
hàng có nhu cầu mà không thông qua khâu phân phối trung gian. Khác v
ới bán
lẻ truyền thống, việc tổ chức bán lẻ sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân lực,
bán lẻ trực tuyến có thể được hình thành một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi
phí rất nhiều.
1.1.3. Sự phát triển của TMĐT và website bán lẻ
Ngay từ năm 1970, TMĐT đã được xác định là tạo điều kiện cho các giao
dịch thương mại điện tử, sử dụ
ng công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và
chuyển tiền điện tử (EFT), cho phép các doanh nghiệp gửi tài liệu thương mại
như các đơn đặt hàng hoặc các hóa đơn điện tử. Những năm 80, sự phát triển và
công nhận thẻ tín dụng, các máy rút tiền tự động (ATM), ngân hàng điện thoại
cũng được coi là một hình thức của thương mại điện tử. M
ột hình thức khác của
TMĐT thời kỳ đó là hệ thống đặt chỗ trước của các hãng hàng không, điển hình
là hai hãng Sabre của Mỹ và Travicom của Anh.
Từ những năm 1990 trở đi, TMĐT bao gồm thêm những hình thức như hệ
thống quy hoạch tài nguyên của các doanh nghiệp (ERP), khai thác dữ liệu và
lưu trữ dữ liệu.
Thương mại điện tử được coi là một “sự cân bằ
ng”. Nó cho phép các công
ty mới thành lập và các công ty vừa và nhỏ với tới thị trường toàn cầu.
Vào năm 1990, Tim Berners-Lee đã sáng lập ra web đầu tiên có tên là
World Wide Web và chuyển đổi một mạng lưới viễn thông mang tính lý thuyết
thành một hệ thồng thông tin mà mọi người trên toàn thế giới có thể truy cập
hàng ngày, và gọi là Internet/www. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương mại
tham gia Internet đã bị NSF ngăn chặn mãi đến năm 1995. mặc dù Internet đã
trở thành phổ biến trên khắp thế giớ
i từ năm 1994, với việc thông qua trình
duyệt web Mosaic, nó mất khoảng năm năm để giới thiệu giao thức bảo mật và
DSL cho phép kết nối liên tục với Internet. Đến cuối năm 2000, nhiều công ty
kinh doanh châu Âu và Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ của họ thông qua World Wide
Web. Kể từ đó người ta bắt đầu liên kết một từ "thương mại điện tử" với khả
9
năng mua các hàng hóa khác nhau thông qua Internet bằng cách sử dụng giao
thức an toàn và các dịch vụ thanh toán điện tử.
Những mốc thời gian cụ thể:
- 1979: Michael Aldrich đã phát minh ra mua sắm trực tuyến.
- 1981: Thomson Holidays, người Anh, là người đầu tiên sáng lập ra mua
sắm trực tuyến theo hình thức B2B.
- 1982: Hãng viễn thông Pháp đã đưa ra web Minitel- được sử dụng để đặt
hàng trực tuyến, và được giới thiệu rộng rãi tại Pháp.
- 1984: Gateshead SIS/Tesco đã sáng lập ra mua sắm trự
c tuyến theo hình
thức B2C.
- 1985: Hãng Nissan –Anh đã bán ô tô và kiểm tra sự tin cậy về tài chính
của các khách hàng trực tuyến thông qua các đại lý của họ.
- 1987: Swreg bắt đầu cung cấp phần mềm để bán sản phẩm của họ trực
tuyến thông qua tài khoản buôn bán điện tử.
- 1990: Tim Berners-Lee đã viết trình duyệt web đầu tiên có tên là World
Wide Web.
- 1994: Netscape phát hành trình duyệt Navigator vào tháng 10, dưới tên
mã là Mozilla. Hãng Pizza Hut đề nghị đặt hàng trực tuyến thông qua trang web
này. Ngân hàng trực tuyến đầu tiên sẽ được m
ở ra, nhằm cố gắng cung cấp và
giao dịch trực tuyến các mặt hàng như hoa và tạp chí.
- 1995: Jeff Bezos ra mắt Amazon.com và đây là web thương mại đầu tiên
truy cập tự do trong 24 giờ. Dell và Cisco bắt đầu tích cực sử dụng Internet cho
các giao dịch thương mại. eBay được thành lập bởi lập trình viên máy tính tên là
Pierre Omidyar, và nó như là trang web bán đấu giá.
- 1998: Tập đoàn Alibaba Group được thành lập ở Trung Quốc. Và nó tận
dụng các dịch vụ có hình thức B2B, C2C, B2C của thị trường Trung Qu
ốc, bởi
hệ thống xác thực của nó.
- 2001: web Alibaba.com đạt được lợi nhuận trong tháng 12/2001.
- 2002: eBay mua lại PayPal với giá 1,5 tỷ USD.
- 2004: DHgate.com, web giao dịch trực tuyến theo hình thức B2B đầu
tiên của Trung Quốc được thành lập.
- 2007: Business.com được mua lại bởi RH Donnelley với giá 345 triệu
USD.
- 2009: Amazon.com đã mua lại Zappos.com với giá 928 triệu USD.
10
- 2010: Groupon đã từ chối một lời đề nghị hợp nhất trị giá 6 tỷ USD từ
Google. Thay vào đó, các nhóm mua các trang web có kế hoạch đi trước với một
IPO vào giữa năm 2011.
- 2011: Doanh số bán lẻ trực tuyến và Thương mại điện tử của Hoa Kỳ dự
kiến đạt 197 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2010. Quidsi.com, công ty mẹ của
Diapers.com, đã được Amazon.com mua lại với giá 500 triệu USD tiền mặ
t,
cộng thêm 45 triệu USD tiền nợ và một số nghĩa vụ khác. GSI Commerce, một
công ty chuyên trong việc tạo ra, phát triển và chạy các trang web mua sắm trực
tuyến cho các doanh nghiệp kinh doanh gạch và vữa, đã được eBay mua lại với
giá 2,4 tỷ USD.
Tình hình phát triển TMĐT hiện nay
Hiện nay, Hoa Kỳ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung
lượng này sẽ giảm dần, song Hoa Kỳ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tớ
i
trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu
Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất
hiệu quả, nhưng thương mại điện tử tại các nước khác ở châu lục này đều còn
phát triển chậm.
Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp
bách trên các lĩnh vực như h
ệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và
phương án an toàn thông tin , mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những
hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không
thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay).
Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước
đều hết sức chú trọ
ng vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch
hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm
nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi
trong xã hội thông tin tương lai.
Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và
đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị
giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu
Âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế
nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mạ
i điện tử toàn cầu. Trong
phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù
chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm
11
giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán
lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được
nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.
* Xu hướng thương mại điện tử toàn cầu
Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng
buôn bán trên phạm vi toàn cầu, và thươ
ng mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh
nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
- Thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh
Hiện nay, bán hàng ra toàn thế giới còn chậm. Nhưng theo xu hướng phát
triển tất yếu, con số này đang có chiều hướng gia tăng và dự báo sẽ tăng mạnh
trong những năm tới. Doanh thu mua bán hàng trên mạng Internet tại các khu
vự
c sẽ tăng lên rất nhiều. Các công ty lớn với nguồn hàng ổn định luôn mong
muốn mở rộng thị trường, rất tích cực trong việc triển khai thương mại điện tử,
tăng cường việc bán hàng ra toàn cầu, đồng thời triển khai việc mua hàng hóa và
dịch vụ từ nguồn bên ngoài.
- Doanh thu từ bán hàng qua mạng sẽ chiếm một phần lớn.
Bán hàng qua mạng Internet không mất nhiều thời gian, đã tr
ở nên phổ
biến giữa khách hàng và các nhà kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt
là trong những năm tới. Thực tế cho thấy, doanh thu bán hàng từ thương mại
điện tử đã chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu tại hầu hết các công
ty trên thế giới. Ngày nay, tổng số người sử dụng Internet tăng lên nhanh chóng
trong vòng 5 năm qua, trong số đó có một lượng lớn người đã tiến hành các thủ
tục giao dịch, mua hàng qua mạng.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, doanh thu từ bán
hàng qua mạng Internet sẽ tiếp tục tăng trong năm tới và sẽ giữ mức ổn định
trong vài năm tiếp theo.
- Thách thức từ thương mại điện tử
Mặc dù bán hàng qua mạng Internet đang phát triển một cách nhanh
chóng nhưng cũng phải cần có thời gian để có thể đạt được doanh thu cao. Đã có
những lo ngại về s
ự cạnh tranh với thương mại điện tử của các đối thủ trong thế
giới kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, tùy từng ngành khác nhau sẽ phải đối
đầu với những thách thức khác nhau.
* Lợi ích của TMĐT đối với doanh nghiệp
- TMĐT giúp doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú hơn về thị
trường các đối tác mà không bị giới hạn bởi địa lý và thời gian, từ đó doanh
12
nghiệp có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn hàng và tiến hành giao
dịch.Mặt khác, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận và giới thiệu mình với thế
giới thông qua việc xây dựng cho mình một trang web riêng và giao dịch qua
Internet.
- TMĐT giúp doanh nghiệp thuận tiện nhất trong việc tạo dựng và củng
cố quan hệ bán hàng, đối tác. Thay vì phải gặp nhau trực tiếp, các đối tác có thể
trao đổi qua TMĐT một cách tr
ực tiếp và nhanh chóng.
- TMĐT giúp doanh nghiệp rút ngắn quy trình sản xuất, nhanh chóng tạo
ra nhiều sản phẩm mới. Bằng Internet, một nhân viên giao dịch có thể giao dịch
với nhiều khách hàng cùng một thời điểm, các Cataloge điện tử trên trang web
phong phú hơn và được cập nhật thường xuyên hơn so với các phương thức
truyền thống.
- TMĐT giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương
trường, ứng d
ụng TMĐT giúp doanh nghiệp giảm các loại chi phí văn phòng,
bán hàng và giao dịch nhiều lần qua điện thoại và fax, qua đó giúp giảm giá
thành sản phẩm. Tham gia vào TMĐT các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt
được thị hiếu, nhu cầu của thị trường, đồng thời với nhiều lợi thế kể trên, giúp
doanh nghiệp có điều kiện giảm giá thành dịch vụ hàng hóa để tăng khả năng
cạnh tranh.
Lợi ích của TM
ĐT đối với Chính phủ
TMĐT góp phần làm giảm chi phí hành chính và các chi phí liên quan,
các số liệu và báo cáo có tính chính xác cao trong cơ quan chính phủ. Đồng thời
giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp thông
qua việc giảm bớt thời gian phổ biến chính sách từ Chính phủ tới các doanh
nghiệp và thông tin phản hỏi từ doanh nghiệp.
1.2. Phát triển xu hướng mua, bán trên website bán lẻ.
Không khó để có thể nhận ra một trào lưu đang ngày càng trở nên phổ
biế
n, đó là việc người tiêu dùng và nhà sản xuất “xích lại gần nhau” thông qua
kênh truyền thông Internet, thay vì giao tiếp gián tiếp qua các hãng bán lẻ. Thay
vì mất thời gian đi khắp các cửa hàng để tìm sản phẩm mình cần, rất nhiều
người đã chọn giải pháp truy cập đến thẳng các website của nhà sản xuất để đặt
hàng thông qua mạng Internet.
Theo hãng nghiên cứu về thương mại điện tử Vertical Web Media, năm
2009, lĩnh vực bán hàng trực tiếp (t
ừ nhà sản xuất đến người tiêu dùng) phát
13
triển với tốc độ 13% với doanh thu đạt khoảng 487,6 tỷ USD. Điều này cho thấy
đây là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành
bán lẻ trực tuyến.
Hơn nữa, thông qua kênh tiêu thụ sản phẩm là website, doanh nghiệp còn
tận dụng được một cơ hội tốt để củng cố, phát triển thương hiệu của mình.
Không chỉ làm nhiệm vụ bán hàng, website còn là cổng giao ti
ếp trực tiếp giữa
nhà sản xuất và người tiêu dùng, qua đó, doanh nghiệp sẽ nhận được sự phản hồi
nhanh nhất từ thị trường.
Một lý do khác để bán lẻ trực tuyến tăng nhanh trong thời gian qua là do
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Mạng Internet là nơi lý tưởng để người
tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và lựa chọn cho mình sản phẩm vừa ý và tiết kiệm
nhất. Điề
u này sẽ giúp cho việc “thắt chặt hầu bao” của người tiêu dùng trở nên
dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mặc dù bán lẻ trực tuyến đang phát triển nhanh khắp thế giới, nhưng
nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ đe dọa ngành bán lẻ chưa thật sự đủ lớn.
Theo chuyên gia Brown của In-Depth Research, chủng loại hàng hóa trên các
website không thể nào đa dạng và phong phú như tại các siêu thị, mặt khác, nếu
muốn bán lẻ trực ti
ếp, các hãng sản xuất phải có một hệ thống kho bãi, vận
chuyển và bán hàng cực khổng lồ.
Tuy nhiên, sự ra đời liên tục các website niêm yết và bán hàng trực tiếp
của nhiều nhà sản xuất đang là hồi chuông cảnh báo để những hãng bán lẻ nên
nghĩ tới giải pháp đối phó và “vực dậy” tiềm lực của mình. Với nhiều ưu thế như
cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí
đến tận tay người tiêu dùng và giải pháp
thương mại điện tử cùng với giải pháp giao vận, quản lý kho bãi hiệu quả , bán
lẻ trực tuyến đang dần thể hiện được sức cuốn hút của mình và dĩ nhiên, khách
hàng cũng nhiệt tình ủng hộ xu hướng này.
Khi quyết định đầu tư kênh bán lẻ trực tuyến, các nhà đầu tư quan tâm lớn
nhất là thói quen tiêu dùng, vì sự chấp nhận của người tiêu dùng
đối với loại
hình này vẫn chưa cao và hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động thanh toán, bảo mật
vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Ngược lại, từ phía người tiêu dùng thì việc
hình thành thói quen mua bán trên mạng còn gặp khó khăn, phần lớn là do yếu
tố niềm tin. Khi giao dịch trực tuyến, người tiêu dùng lo lắng không biết chất
lượng món hàng có tốt không (vì không được thấy tận mắt, sờ tận tay), hàng có
bị giao tr
ễ hay không… và chỉ khi những khúc mắc này được gỡ bỏ thì thói quen
mua sắm trực tuyến mới khởi sắc và phát triển.
14
1.3. Vai trò và vị trí của website bán lẻ trong thương mại.
Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, truyền
thông nói chung và internet nói riêng, ngày nay website đóng một vai trò thiết
yếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó mang lại những lợi
ích to lớn mà doanh nghiệp không thể phủ nhận. Trong bán lẻ trực tuyến,
website bán hàng thể hiện đầy đủ chi tiết những loại hàng hóa hiện có và có thể
coi đây là một hình thức kinh doanh hiệu quả cho hệ
thống bán lẻ, website bán
lẻ là hình thức bán hàng trên mạng của hoạt động TMĐT. Nó có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của thương mại:
- Duy trì và phát huy vai trò của thương mại điện tử. website bán lẻ là
một phần của TMĐT, hiện nay tỷ trọng bán lẻ trên mạng ngày càng cao trong
các ứng dụng của TMĐT. Bán hàng trên mạng là ứng dụng đầu tiên mà các cá
nhân, doanh nghiệp muốn tham gia TMĐT. Bán hàng trên mạng được ưu tiên
phát triển, h
ỗ trợ từ phần mềm ứng dụng, thanh toán đến các điều luật chi phối
và bảo vệ người tham gia; giúp cho mọi người thấy được những lợi ích khi tham
gia TMĐT. Qua đó, khẳng định vai trò ngày càng tăng cao của TMĐT trong đời
sống xã hội.
- Phục vụ tốt cho nhu cầu của người tiêu dùng. Xã hội càng phát triển thì
hình thức mua bán càng hiện đại hơn, thuận lợi hơn rất nhiề
u. Ngày nay, các
hoạt động mua bán không chỉ đơn thuần diễn ra tại các chợ, siêu thị mà còn phát
triển với hình thái khác rất mới mẻ và tiện lợi, đó là mua bán trên mạng thông
qua các website. Mua bán trên mạng không chỉ giúp cho các tập đoàn lớn,
những công ty lớn mua bán sản phẩm với số lượng lớn, mà còn giúp cho các cá
nhân, doanh nghiệp muốn làm giàu hoặc đơn giản chỉ là mua bán những vật
phẩm tiêu dùng cần thiết. Internet là phương tiện hữu hiệu nhất
để doanh nghiệp
xây dựng một phương thức mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Khách hàng có thể tìm thấy thông tin, đặt hàng và mua hàng 24/24 giờ. Những
thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ sẽ được cung cấp đến khách hàng
ngay lập tức, không phụ thuộc vào nhân viên bán hàng, địa lý. Khách hàng ở
mọi nơi có thể tìm ngay được những gì họ cần thông qua việc sử dụng mạng
Internet.
- Tối ưu hóa các cơ hội, t
ăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường.
Khi tham gia bán hàng trên mạng, các doanh nghiệp có thể chủ động về mặt thời
gian không gian. Các doanh nghiệp có thể tận dụng Internet để trao đổi thông
15
tin, nhu cầu với nhau, như việc đặt hàng với các đối tác kinh doanh, tiết kiệm
được chi phí hoạt động và quản lý thông tin tốt hơn, hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có thêm một kênh quản cáo trên
mạng với nhiều tiện ích đặc trưng (chi phí thấp, không giới hạn thông tin và thời
gian…). Có thể tương tác, trưng cầu ý kiến khách hàng thông qua mạng internet.
Các website bán lẻ cung cấp thông tin, kiến thức cho phép người xem chia
sẻ kiến thức vớ
i nhau, chia sẻ nhu cầu mua bán, tìm kiếm loại hàng hóa mình
cần…
- Tham gia vào các giao dịch toàn cầu với chi phí thấp. website bán lẻ
tham gia vào bán hàng trên mạng đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho sản
phẩm của doanh nghiệp và sự lựa chọn tối ưu cho khách hàng. Nhờ Internet mà
doanh nghiệp đã tiếp cận gần với khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc tăng
chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Vì các website bán hàng trên mạ
ng
được thực hiện nhờ Internet nên không ảnh hưởng đến khoảng cách địa lý, do đó
dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản
phẩm; khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Khi tham gia bán lẻ trên mạng, cả doanh nghiệp và các nhân đểu có thể
chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần phải thuê thêm nhân công,
cửa hàng, không phải chi tiêu thêm tiền vào việc bồi thường cũ
ng như bảo hiểm
mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ…Những chi phí văn phòng
đã được giảm thiểu một cách tối đa, không còn những chi phí lớn cho việc in ấn,
gửi thư…
2. Tổng quan tình hình tiêu thụ hàng hóa trên thế giới qua các
website bán lẻ hàng đầu năm 2011.
2.1. Cung – cầu hàng hóa
Dư âm và tác động của cuộc khủng hoảng vẫn còn, nhưng nhìn chung
kinh tế thế giới đang dần ổn định trở
lại và có xu hướng bị chi phối bởi các nền
kinh tế đang nổi lên, cũng như nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ tại các thị
trường này. Theo điều tra khảo sát của Bain & Company, tốc độ tiêu dùng thế
giới năm 2011 sẽ tiếp tục tăng 2,4%/năm. Gia tăng về giá trị vẫn thuộc về ngành
giầy dép thời trang, trong đó phân đoạn hàng tốt tăng 3% và phân đoạn hàng xa
xỉ tă
ng 6%. Các quốc gia thuộc châu Á, Trung Đông, Brazil, Nga và Đông Âu sẽ
là những khu vực phát triển nhanh, và thậm chí có thể đuổi kịp tốc độ phát triển
của các nước phương Tây.
16
Theo Forrester Research, hãng nghiên cứu thị trường, doanh số của ngành
bán lẻ trực tuyến sẽ chiếm khoảng 12% tổng thị trường bán lẻ toàn cầu vào năm
2012, gấp đôi so với mức hiện nay. Điều này cho thấy internet đang có khả năng
sẽ thống trị ngành bán lẻ. (tham khảo phụ lục 1)
- Tác động của kinh tế thế giới đến thị trường hàng hóa thế giới
Năm 2011, giá cả hàng hóa trên th
ị trường thế giới tăng cao do nguồn
cung bị thu hẹp. Theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 chỉ
đạt 4% so với 5,1% năm 2010. Thương mại toàn cầu cũng chỉ tăng 7,1% so với
12,8% của năm 2010.
Hiện nay, những bất ổn của kinh tế thế giới đã giảm dần, tạo nên sự ổn
định của các đồng tiền và sự tăng trưởng kinh t
ế, tăng việc làm, giảm thất nghiệp
đặc biệt là tại các khu vực tư nhân, tại nhiều nền kinh tế trên thế giới. Các chỉ số
kinh tế tích cực sẽ giúp người tiêu dùng tăng niềm tin tiêu dùng và sẽ hỗ trợ cho
tăng khả năng chi tiêu. Trước đây, thói quen tiêu dùng bị những yếu tố tác động
làm thay đổi như giá nhà giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng chi phí của nhiều
loạ
i dịch vụ.
Để đối phó với hiện trạng thực tại của thị trường, các nhà bán lẻ đã sử
dụng một số chiến thuật để đối phó như phát triển rộng sang các thị trường mới
khác, cắt giảm những mẫu hàng hóa không được tiêu thụ mạnh. Các phân loại
mới của hàng hóa được giới thiệu, các sáng kiến đa kênh được hồi sinh và đầu tư
được thự
c hiện trong các doanh nghiệp dường như không liên quan đến bán lẻ.
Sự khó khăn của kinh tế đã gây khó khăn cho sự phát triển của các nhà
bán lẻ trong thời gian qua, buộc họ phải tìm ra nhiểu cách để hoạt động trong
bối cảnh chung. Môi trường kinh tế vĩ mô đã tác động đến chiến lược của các
nhà bán lẻ, sự chuyển dịch từ nhu cầu tăng trưởng chậm và sự gia tăng chi phí.
Giám đốc mộ
t hãng bán lẻ đã nhận định rằng “Các nhà bán lẻ cần phải quyết
định liệu có vượt qua được yếu tố giá hoặc chấp nhận lợi nhuận thấp hơn, mà có
thể ảnh hưởng đến cách họ hoạt động cửa hàng của họ.
* Tại Hoa Kỳ
Các website thương mại điện tử của Hoa Kỳ hiện được quy về một vài
domain chủ rất dễ nh
ớ. Nhờ vậy, chỉ cần có vài URL, người dân có thể mua bất
kỳ sản phẩm giảm giá nào có mặt trên thị trường chứ không cần tìm kiếm ở
nhiều website khác nhau.
Với sự đồng bộ về chất lượng của hệ thống internet, phương tiện thanh
toán (credit card, paypal), phương tiện vận chuyển, và các công nghệ xử lý và
17
bảo mật thông tin mạng, mua hàng trên mạng trở nên hết sức phổ biến và tiện
dụng đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Nếu như mua hàng ở cửa hàng có lợi thế là được nhìn tận mắt và sờ tận
tay sản phẩm thì mua hàng trên mạng lại có lợi thế là cho phép người tiêu dùng
tìm kiếm, so sánh và tìm ra giá thấp nhất đang được chào bán của một sản phẩm.
Ở Hoa Kỳ, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua máy tính Dell từ m
ạng
của Dell hoặc từ trang web của các công ty bán lẻ khác như Best Buy, Compusa
hay Circuitcity; vé máy bay có thể mua trực tiếp từ website của các hãng hàng
không American Airlines, United Airlines hoặc có thể mua từ website của công
ty dịch vụ du lịch trên mạng như Travelocity.com hay Cheapticket.com ; sách
báo, băng đĩa nhạc có thể mua trên Amazon.com, hoa có thể mua trên 1-800-
Flowers.com Ngay cả những thứ hàng hóa cồng kềnh như đồ gỗ cũng có thể
đặt mua trên mạng. Hiện Hoa Kỳ đang nhập khẩu khoảng 15.000 loại sản phẩm
hàng hóa tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới. Thời gian tới, nếu các nhà sản xuất
không chú ý đến những quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng mới của Hoa
Kỳ, thì sẽ có nguy cơ không được chấp nhận đưa vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, website mua sắm thông dụng như eBay, Craiglist và
Amazon, website bán hàng trực tuyến Shop.org, trực thuộc Hiệp hội Các nhà
Bán lẻ Hoa Kỳ. Trong đó, 2 website bán lẻ Amazon và Ebay cung cấp một hệ
thống đánh giá khá t
ốt.
Biểu đồ 1: dự báo doanh thu bán lẻ trực tuyến của Hoa Kỳ đến năm 2014
ĐVT: tỷ USD
Nguồn: Forrester Forecast
Theo báo cáo năng lực bán lẻ toàn cầu 2011 của Deloitte Touche
Tohmatsu Limited, trong năm tài khóa 2009, trong 250 nhà bán lẻ lớn nhất thế
giới, có hơn 1/3 các nhà bán lẻ bị giảm doanh số bán hàng, do cuộc suy thoái