Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn móng cái, landrace và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại trạm truyền giống gia súc xã hóa thượng huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.9 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG KIM CÚC

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA HAI
GIỐNG LỢN MÓNG CÁI, LANDRACE VÀ ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP Ở LỢN ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG
GIA SÚC XÃ HÓA THƯỢNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Chăn nuôi thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp
ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân để xây dựng và
hoàn thiện khoá luận này.


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy
cô giáo khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt
là cô giáo ThS. Đặng Thị Mai Lan đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn
chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn bộ cán bộ công nhân viên Trạm
Truyền giống gia súc, Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Hoàng Kim Cúc


LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kĩ sư, bác sỹ giỏi được xã hội công nhận, mỗi sinh
viên khi ra trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn
vững vàng và hiểu biết xã hội. Do vậy thực tập trước khi ra trường là một việc
hết sức quan trọng đối với sinh viên nhằm giúp sinh viên củng cố lại những
kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
vận dụng lý thuyết và thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc.
Qua đây sinh viên nâng cao trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc khoa học,
tính sáng tạo để ra trường phải là một cán bộ vững vàng về lý thuyết giỏi về
tay nghề, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần
vào sự phát triển của đất nước.
Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y,
cô giáo hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã tiến hành thực tập

tại Trạm Truyền giống gia súc,Trung Tâm giống vật nuôi Thái Nguyên với đề
tài “Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Móng
Cái, Landrace và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại
Trạm truyền giống gia súc - xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên”.
Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc
nên tôi đã hoàn thành khoá luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước
đầu còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khoá luận của tôi không tránh
khỏi những sai sót và hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp
của thầy cô giáo để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đvt

: Đơn vị tính

NXB

: Nhà xuất bản

P

: Khối lượng

Kg

: Kilogam



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 1.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ ............. 2
Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 13
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng ................................. 33
Bảng 2.2. Độ vẩn, màu sắc, mùi tinh dịch ...................................................... 37
Bảng 2.3. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng tinh dịch............................................ 38
Bảng 2.4. Thể tích tinh dịch (V) ..................................................................... 40
Bảng 2.5. Hoạt lực tinh trùng (A) ................................................................... 40
Bảng 2.6. Nồng độ tinh trùng (C) ................................................................... 41
Bảng 2.7: Sức kháng của tinh trùng (R).......................................................... 42
Bảng 2.8. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)............................................................ 43
Bảng 2.9. Chỉ tiêu tổng hợp V.A.C ................................................................. 43
Bảng 2.10. Độ pH............................................................................................ 44
Bảng 2.11. Tình hình mắc bệnh ở lợn đực giống............................................ 45
Bảng 2.12. Kết quả điều trị một số bệnh......................................................... 47


MỤC LỤC
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT.................................................. 1
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................... 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.......................................................... 3
1.1.3. Tình hình sản xuất ................................................................................... 5
1.1.4. Đánh giá chung ....................................................................................... 6
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất ............................... 7
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ...................................................................... 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 7
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ........................................................................ 8

1.3. Kết luận và đề nghị .................................................................................. 13
1.3.1. Kết luận ................................................................................................. 13
1.3.2. Đề nghị .................................................................................................. 14
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................... 15
2.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 15
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 16
2.1.2. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 16
2.2. Tổng quan tài liệu..................................................................................... 16
2.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................ 30
2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu ................... 31
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 31
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 32
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...................................... 32
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 32


2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................................. 37
2.4.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu tinh dịch theo độ vẩn, màu sắc, mùi tinh
dịch của hai giống lợn Móng Cái, Landrace (theo cảm quan) ........................ 37
2.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch............................................ 38
2.4.3. Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Móng Cái, Landrace .................. 40
2.4.4. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng ..................................................... 40
2.4.5. Kết quả kiểm tra nồng độ tinh trùng (C) ............................................... 41
2.4.6.Kết quả kiểm tra chỉ tiêu sức kháng của tinh trùng (R) ......................... 42
2.4.7. Kết quả kiểm tra tỷ lệ tinh trùng kỳ hình .............................................. 43
2.4.8. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu tổng hợp V.A.C (Tỷ) .................................... 43
2.4.9. Kết quả kiểm tra độ pH ......................................................................... 44
2.4.10. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh ở lợn đực giống......................... 45
2.4.11. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống ................. 46

2.5. Kết luận và kiến nghị .............................................................................. 48
2.5.1. Kết luận ................................................................................................. 48
2.5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50


1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trạm truyền giống gia súc là một đơn vị trực thuộc Trung tâm giống
vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, đóng trên địa bàn của xóm Tân Thái - xã Hoá
Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Trại cách thị trấn Chùa Hang 2 km về phía Bắc, trên trục đường từ thị
trấn đi xã Khe Mo. Nhìn chung, đây là một vị trí khá thuận lợi để một trại
chăn nuôi lợn phát triển do cách xa khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện,
trường học và đường giao thông chính nhưng vẫn thuận tiện cho việc giao
thông vận tải và thông thương.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của lợn. Theo Trần
Cừ và cs (1975) [ ] thì nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi khi lợn có khối lượng 30kg
là 26ºc, lợn có khối lượng 50kg là 19ºc, lợn có khối lượng >50kg thì nhiệt độ
<19ºc. Chuồng trại, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới
sinh trưởng và phát triển của lợn ở bất ký giai đoạn nào.
- Khí hậu: Theo phân vùng của Nha khí hậu thuỷ văn thành phố Trạm
truyền giống gia súc nằm trong khu vực có khí hậu đặc trưng của khu vực
Trung du miền núi phía Bắc, đó là nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của

gió mùa Đông Bắc.
+ Mùa mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9)
Nhiệt độ trung bình: 270C
Ẩm độ trung bình: 83%
Tổng lượng mưa: 1726mm
+ Mùa khô: Thời tiết khô, rét, ít mưa (từ tháng 10 năm trước tới tháng 3
năm sau)
Nhiệt độ trung bình: 190C
Ẩm độ trung bình: 80,8%


2

Tổng lượng mưa: 299,2mm
- Thuỷ văn: Trạm truyền giống gia súc có nguồn nước mặt và nguồn
nước ngầm tương đối phong phú.
Nguồn nước dùng trong chăn nuôi được lấy từ hệ thống nước sạch của
nhà máy nước sạch thành phố Thái Nguyên.
Nguồn nước dùng cho mục đích khác (rửa chuồng,trồng trọt) được lấy
từ hệ thống giếng khoan của trại.
Với điều kiện khí hậu, thuỷ văn như vậy nhìn chung là thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có
những giai đoạn điều kiện khí hậu thay đổi thất thường như hạn hán, lũ lụt,
mùa Hè có ngày nhiệt độ rất cao (380C - 390C), mùa Đông có ngày nhiệt độ
rất thấp (dưới 100C) đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ
Yếu tố
Nhiệt độ
Lượng
Âm độ

khí hậu
o
không khí ( C)
mưa (mm) không khí (%)
Tháng
1
14,5
22,0
80
2
15,8
35,0
82
3
18,8
35,3
85
4
22,5
117,6
86
5
27,1
234,0
82
6
28,3
354,5
83
7

28,5
392,2
83
8
27,9
390,3
86
9
26,9
237,5
83
10
24,3
118,0
81
11
20,6
43,4
79
12
17,3
23,5
78
Trung bình
22,71
116,94
82
(Nguồn trích: Nha khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)



3

1.1.1.3. Đất đai
Trạm truyền giống gia súc nằm trên địa bàn của khu vực trung du miền
núi nhưng trại có địa bàn khá bằng phẳng với tổng diện tích là 50.198 m2 . Tất
cả diện tích trên chủ yếu sử dụng để xây dựng chuồng trại, hệ thống quy
hoạch khu vực chăn nuôi riêng biệt.
1.1.1.4. Giao thông, thuỷ lợi
- Giao thông: Đồng Hỷ có hệ thống giao thông khá tốt, hầu hết các
đường giao thông đều được rải nhựa và bê tông hoá Trạm truyền giống gia
súc ở vị trí khá thuận lợi về giao thông, nằm gần đường quốc lộ và đường
quân sự 267. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, thuốc thú y
cũng như tiêu thụ sản phẩm.
- Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi tương đối rộng khắp và phần lớn đã được
kiên cố hoá hệ thống kênh mương dẫn nước nội đồng vì vậy rất thuận lợi cho
việc canh tác nông nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
1.1.2.1. Tổ chức và quản lý cơ sở
Trong những năm qua Trạm đã cùng Trung tâm đã thực hiện:
- Sản xuất tinh lợn, bò cung cấp cho đàn lợn, bò trong tỉnh và một số
tỉnh lân cận.
- Cung cấp các giống gà cao sản chuyên thịt và trứng.
- Tiến hành lai tạo và Sind hoá đàn bò địa phương.
- Cung cấp lợn nái giống và lợn thương phẩm.
1.1.2.2. Phương hướng của Trạm
Xây dựng trạm giống với quy mô đàn gia súc lớn hơn, trang thiết bị
hiện đại, áp dụng nhiều khoa học vào thực tế sản xuất, nâng cao chất lượng
con giống, chất lượng tinh dịch, phẩm chất con giống khi đưa ra thị trường.
Cung cấp đủ số lượng và chất lượng con giống cho bà con nông dân
trong tỉnh và mở rộng ra các tinh lân cận.

Tăng cường mua sắm thêm các trang thiết bị hiện đại, mở thêm nhiều
lớp bổ trợ, nâng cao kiến thức kỹ thuật tay nghề cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.


4

Nhập nội và thử nghiệm một số gia súc quý để thực hiện công tác lai
tạo và đưa vào nuôi ở địa phương.
Trạm truyền giống gia súc thuộc Trung tâm giống vật nuôi Thái
Nguyên nằm trên địa bàn xã Hoá Thượng là một xã nông nghiệp của huyện
Đồng Hỷ. Cho nên, dân cư xung quanh Trạm chủ yếu làm nông nghiệp.
Ngoài ra, còn một phần ít dân cư sống bằng nghề thủ công buôn bán nhỏ và
một số gia đình viên chức nhà nước.
Với tình hình dân cư, dân trí như vậy rất thuận lợi để tuyên truyền,
khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn để cải
thiện thêm mức thu nhập của người dân nơi đây và cũng phát huy hơn nữa vai
trò cung cấp các giống lợn có năng suất và chất lượng của Trạm truyền giống
gia súc.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trạm
Trạm có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế,
có ban lãnh đạo năng động, nhiệt tình và giàu năng lực. Hơn nữa, trại có một đội
ngũ công nhân giỏi, yêu nghề và đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
Trạm gồm 7 cán bộ, trong đó có 4 cán bộ là Đảng viên
- Lao động gián tiếp:
+ 1 Trạm trưởng: là thạc sỹ Thú y chịu trách nhiệm trong quản lý tình
hình chung và chịu trách nhiệm chính trước Ban giám đốc Trung tâm giống
vật nuôi tỉnh Thái Nguyên.
+ 2 Trạm phó: Là kỹ sư chăn nuôi.
- Lao động trực tiếp:

+ Tổ chăn nuôi gồm 2 người: là công nhân phụ trách chăn nuôi với
kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
+ Tổ sản xuất gồm 3 người: 1 người là thạc sỹ, 1 người là kỹ sư chăn
nuôi, 1 người là nhân viên làm việc lâu năm trong Trạm.
1.1.2.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nước.
Được bố trí tách biệt với khu hành chính và xây theo hướng Đông Nam - Tây
Bắc, đảm bảo mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông. Khu chuồng dành cho chăn


LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kĩ sư, bác sỹ giỏi được xã hội công nhận, mỗi sinh
viên khi ra trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn
vững vàng và hiểu biết xã hội. Do vậy thực tập trước khi ra trường là một việc
hết sức quan trọng đối với sinh viên nhằm giúp sinh viên củng cố lại những
kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
vận dụng lý thuyết và thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc.
Qua đây sinh viên nâng cao trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc khoa học,
tính sáng tạo để ra trường phải là một cán bộ vững vàng về lý thuyết giỏi về
tay nghề, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần
vào sự phát triển của đất nước.
Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y,
cô giáo hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã tiến hành thực tập
tại Trạm Truyền giống gia súc,Trung Tâm giống vật nuôi Thái Nguyên với đề
tài “Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Móng
Cái, Landrace và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại
Trạm truyền giống gia súc - xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên”.

Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc
nên tôi đã hoàn thành khoá luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước
đầu còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khoá luận của tôi không tránh
khỏi những sai sót và hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp
của thầy cô giáo để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


6

Với chức năng và nhiệm vụ trên, đánh giá được những khó khăn và
thuận lợi của Trạm, cho nên trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi, khai
thác và bảo tồn tinh dịch lợn của Trạm có những bước phát triển đáng kể.
Được sự tin tưởng của bạn hàng cộng với uy tín và chất lượng của sản phẩm
trên thị trường số lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều đây là một sự khích lệ
to lớn đối với cán bộ công nhân viên của Trạm củng cố thêm niềm tin và tình
yêu nghề của cám bộ, công nhân của Trạm.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Tiếp tục xây dựng các mô hình cây ăn quả kết hợp tạo bóng râm cho
khu vực chuồng nuôi và xung quanh khu hành chính. Các cây được trồng chủ
yếu là giống lâu năm như: Mít, bưởi, xoài, ổi.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ của các ngành,
các cấp có liên quan như: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Trung tâm
khuyến nông, Chi cục thú y, Công ty vật tư nông nghiệp. Nên nhiều tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất và phục vụ sản xuất được áp dụng trong thực
tiễn.
Ban lãnh đạo có năng lực, nhiệt tình, đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đội
ngũ công nhân nhiệt tình có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Toàn bộ công

nhân viên của Trạm là một tập thể đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao và có
lòng yêu nghề.
Trạm được nhà nước quan tâm, đầu tư kinh phí để xây dựng thêm hệ
thống chuồng trại hiện đại phù hợp theo hướng chăn nuôi công nghiệp, tạo
điều kiện cho Trạm mở rộng quy mô.
1.1.4.2. Khó khăn
Kinh phí đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp, trang thiết bị thú y còn thiếu
và chưa đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
Do là một cơ quan nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường cho nên
sản xuất của trại cũng gặp không ít khó khăn. Một mặt phải đảm bảo chức
năng chuyển giao khoa học kỹ thuật tới tay người dân, mặt khác phải tự hạch
toán kinh doanh sao cho có lãi để đứng vững và phát triển.


7

Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao trong mùa mưa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn đến vật nuôi dễ bị mắc bệnh
đường hô hấp và bệnh tiêu chảy với tỷ lệ nhiễm rất cao.
Do đặc thù công việc đó là khai thác, bảo quản, vận chuyển và phân
phối tinh dịch nên mùa Hè thường thì 21-22 giờ đêm cán bộ kỹ thuật và công
nhân của Trạm mới được nghỉ cho nên ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cán
bộ và công nhân của Trạm.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
Tham gia vào chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn đực giống trong trạm
như: Lan drace, DU75, Móng Cái, PI, Duroc, Yorkshire, Pietrain...
1.2.1.2. Công tác thú y
- Phòng bệnh cho đàn lợn của trạm bằng vaccine

- Chẩn đoán và điều trị bệnh.
+ Một số bệnh mà đàn lợn mắc phải như: Bệnh đường hô hấp, hội chứng
tiêu chảy, viêm khớp, ghẻ, viêm da, viêm kết mạc mắt, loét da thối thịt, vỡ móng..
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho
đàn lợn.
1.2.1.3.Tham gia các công tác khác
- Huấn luyện lợn đực hậu bị và khai thác tinh dịch.
- Pha chế và bảo tồn tinh dịch.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất một
cách hợp lý. Đề ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thu
được kết quả tốt nhất.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Khiêm tốn học hỏi cán bộ, công nhân cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, tham
khảo các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn, biện pháp quản lý và biện
pháp xử lý các tình huống xảy ra trong thực tiễn sản xuất.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến của về
chuyên môn và nhiều lĩnh vực khác.


8

- Tuân thủ nội quy của nhà trường, của khoa, của Trạm và yêu cầu của
giảng viên hướng dẫn.
- Xây dựng đề cương chi tiết cho đợt thực tập.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn đực giống
Trạm truyền giống nhân tạo hiện có các giống lợn chủ yếu là Landrace,
DU75, Móng Cái và Maxter..... Khả năng thích nghi của các giống khác nhau

nên đòi hỏi chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau. Chế độ chăm sóc ảnh
hưởng lớn tới năng lực phối giống và phẩm chất tinh dịch cũng như thời gian
khai thác của đực giống.
Trong thời gian thực tập tôi đã cùng phối hợp với công nhân và đội ngũ
kỹ thuật thường xuyên theo dõi tình hình sức khoẻ, theo dõi khẩu phần ăn,
thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, định kỳ phun thuốc sát trùng, lên
lịch khai thác…nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như thể trạng tốt cho con vật.
1.2.2.2. Kết quả công tác thú y
* Phòng bệnh
- Vệ sinh thú y
+ Thu dọn phân, nước tiểu hàng ngày (phân và các vật chất khác
được đóng vào bao hoặc cho xuống bể biogas) để đảm bảo cho chuồng nuôi
luôn khô ráo, sạch sẽ.
+ Khử trùng dụng cụ chăn nuôi.
+ Phun thuốc sát trùng chuồng trại.
+ Diệt trừ côn trùng, ruồi, muỗi… là những động vật trung gian
truyền bệnh.
- Tiêm phòng vaccine
+ Dịch tả lợn.
+ Sẩy thai truyền nhiễm (Farrowsure B).
+ Suyễn (Respisure).
* Chẩn đoán và điều trị bệnh
Công việc theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời gia súc ốm là một
trong những việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho đàn gia súc,


9

ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, giúp gia súc mau hồi phục sức khoẻ, giảm thiệt
hại kinh tế.

Trong thời gian thực tập tại Trạm tôi đã cùng cán bộ trong Trạm phát
hiện và điều trị một số bệnh cho lợn đực giống như sau:
- Bệnh suyễn lợn
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Bệnh thường xảy ra
ở lợn hậu bị. Bệnh thường lây qua đường hô hấp, sau khi xâm nhập vào phổi
vi khuẩn sẽ tạo trạng thái cân bằng nếu cơ thể khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt.
Khi cơ thể lợn gặp điều kiện bất lợi về chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng
trại, thời tiết thay đổi đột ngột… dẫn tới trạng thái cân bằng mất, vi khuẩn trỗi
dậy và gây bệnh.
+ Triệu chứng: Triệu chứng thường xảy ra ở 3 thể:
Thể cấp tính: Lợn ốm, sốt 39,5 - 410C. Lợn thường nằm ở góc chuồng,
mệt mỏi, ít ăn hoặc không ăn, da xanh nhợt, hắt hơi từng hồi dài, ho sau khi
vận động, tần số hô hấp tăng, thở khò khè.
Thể á cấp tính: Lợn bỏ ăn, sốt 39 - 400C. Ho chủ yếu vào ban đêm. Ho
khan, tần số hô hấp ít, sau tăng lên thành từng cơn kéo dài, lợn thở khò khè.
Thể mãn tính: Lợn ho khò khè, ho thành từng tiếng, từng hồi, ho từng
tuần, sau giảm hoặc ho liên miên, thở khò khè. Lợn đi táo sau đó ỉa chảy. Lợn
còi cọc, chậm lớn, gây thiệt hại về kinh tế.
+ Điều trị: Thường dùng một trong các loại kháng sinh sau:
Hanocyclin 1- 2 ml/20 kg P (thể trọng)
Genta- tylosin tiêm bắp 1- 2ml/20kg P
Tiêm bắp liên tục trong 4- 5 ngày
Analgine C tiêm bắp 2ml/20kg P
- Bệnh viêm khớp
+ Nguyên nhân:
Do vi khuẩn, hoặc do thiếu khoáng chất, ít vận động.
Do điều kiện ngoại cảnh nóng lạnh thất thường, chuồng trại ẩm thấp.
Do tích tụ canxi trong khớp, tổ chức sụn tăng sinh, khớp sẽ cứng, lợn
không còn khả năng vận động.



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đvt

: Đơn vị tính

NXB

: Nhà xuất bản

P

: Khối lượng

Kg

: Kilogam


11

Do lợn cắn nhau gây thương tích.
Do vi khuẩn yếm khí hoại tử da thịt gây ra.
Bị nhiễm tạp khuẩn Streptococcus, Spherophorus.
Do chuồng trại có nhiều vật cứng nhọn gây sây sát cho lợn.
+ Triệu chứng: Nơi bị viêm thường hơi nhạt màu, ứ máu mềm, xuất
hiện các ung mụn nhỏ ở những nơi như mông, đùi, má, lưng, vai… Ung mụn
đầu tiên nhỏ sau to dần và lan rộng ra xung quanh. Màu sắc chỗ bị viên ban
đầu nhợt nhạt sau chuyển sang đỏ tấy và vỡ ra tạo màu mủ đặc quánh. Con
vật ăn uống bình thường, khoẻ mạnh, ít sốt.

Sau 5 - 7 ngày ung vỏ loét, miệng to, rộng, hình thành lỗ hổng sâu, thịt
bị thối loét màu nâu sạm hay đen, phủ chất bã đậu, chảy ra dịch màu nâu. Mùi
hôi thối khó chịu, không điều trị kịp thời có thể bị đục khoét mất mông, má,
vai, bắp thịt cổ…
+ Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ dùng thủ thuật
để xử lý vết loét kết hợp với dùng kháng sinh.
- Bệnh ghẻ:
+ Nguyên nhân: Do ghẻ ngầm gây ra, chúng ký sinh dưới da của lợn.
Đây là bệnh không gây chết gia súc nhưng chúng làm cho gia súc ngứa ngáy
khó chịu, giảm ăn không ngủ được dẫn đến bị Stress. Tất cả các nguyên nhân
trên dẫn tới lợn chậm lớn, ngoài ra còn làm viêm da, rụng lông tạo điều kiện
cho mầm bệnh từ môi trường xâm nhập vào cơ thể gây bệnh kế phát.
+ Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện ở vùng da mỏng như mõm, gốc tai,
tứ chi, sau mới lan dần khắp cơ thể. Khi lợn bị ghẻ, lợn thường có biểu hiện ngứa.
Trên da xuất hiện các mụn ghẻ màu đỏ, sau đó lại tróc da thành các vảy
màu nâu xám, lợn gầy dần, rụng lông, lở loét.
+ Điều trị: Với bệnh ghẻ trước khi điều trị phải cạo các vết ghẻ sau đó
cho lợn tắm bằng nước xà phòng rồi mới phun hoặc bôi thuốc .
Điều trị 5 – 7 liên tục kết hợp với việc tẩy uế chuồng trại thì hiệu quả
mới cao.
Dùng Hantox để xịt, hoặc tiêm Hamectin 2.5% 1ml/12 - 15 kg P.
Dùng Sebacil pioron đổ dọc sống lưng lợn. Liều dùng 2 – 4 ml/kg P.


12

1.2.2.3. Kết quả công tác khác
Ngoài công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn đực
giống tôi còn tham gia vào làm các công việc khác như: Huấn luyện lợn đực hậu bị,
Khai thác tinh, dán nhãn đóng lọ, trồng cây ăn quả dịp tết trồng cây...

* Huấn luyện lợn đực hậu bị và khai thác tinh dịch
Loại thải lợn đực giống già, huấn luyện lợn đực hậu bị để đảm bảo số
lượng tinh dịch phục vụ sản xuất là công việc thường xuyên của Trạm. Trong
thời gian thực tập tôi đã cùng với cán bộ kỹ thuật của Trạm huấn luyện 11 con
lợn đực hậu bị và huấn luyện thành công 9 lợn đực hậu bị bước đầu đưa vào
khai thác.
Trong quá trình huấn luyện có một số con có tính hăng kém, vì vậy
phải kết hợp chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt, sử dụng các biện pháp cơ
học, hoá học và bổ sung thêm vào khẩu phần ăn như trứng gà, thóc mầm
nhằm kích thích tính hăng cho lợn đực nhảy giá. Bên cạnh đó, hàng ngày tôi
cùng với cán bộ kỹ thuật của trạm tiến hành khai thác tinh dịch lợn đực giống
phục vụ sản xuất.
* Pha chế và bảo tồn tinh dịch
Pha chế, bảo tồn nhằm mục đích tăng thể tích tinh dịch, kéo dài thời
gian sống ngoài môi trường của tinh trùng. Do đó, có thể nâng cao năng suất,
chất lượng của lợn đực giống.
Trong khi pha loãng và bảo tồn tinh dịch chúng tôi luôn tuân thủ đúng
nguyên tắc về áp lực thẩm thấu, độ pH, năng lực đệm của môi trường, tỷ lệ
giữa chất điện giải và chất không điện giải, môi trường có đặc điểm vật lý phù
hợp với tinh trùng, thoả mãn tính kinh tế và đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Môi trường dùng để bảo tồn tinh dịch theo công thức của L-VCNY
Natri Xitrat: 2.00g
Natri Bicacrbonat: 0.21 g
Kaly Chlorua: 0.04g
Glucoze: 0.30g
Sulfanilamid: 0.30 g
Lòng đỏ trứng: 10.00ml
Penicilin UI/ml: 1000



13

Nước cất: 100.00ml
Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Kết quả
Số
Số
Nội dung
lượng
Tỷ lệ
STT
lượng
(con)
(%)
(con)
I
Tiêm vaccine phòng bệnh
An toàn
1
Suyễn (Respisure)
84
82
97,6
2
Sảy thai truyền nhiễm (Farrowsure)
84
84
100
3
Dịch tả lợn

84
84
100
II Điều trị bệnh
Khỏi
1
Suyễn
13
9
69.2
2
Bệnh vỡ móng, viêm móng
22
16
72.2
3
Bệnh ghẻ
5
3
60
4
Bệnh loét da thối thịt
13
12
92.3
5
Bệnh khớp
18
12
66.6

III Công tác khác
An toàn/ đạt
1
Huấn luyện lợn đực hậu bị nhảy giá
11
9
81.8
2
Khai thác tinh (75 buổi/5 tháng)
450 lần/84 con
3
Đóng lọ tinh, dán mác
16.150
4
Phun thuốc sát trùng
10
5
Vệ sinh hố sát trùng
5
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Sau 5 tháng thực tập tại Trạm truyền giống Gia súc thuộc Trung tâm
Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa chăn nuôi thú y, giảng viên hướng dẫn Ths.Đặng Thị Mai Lan cùng các
cô chú anh chị em công nhân của Trạm tôi đã hoàn thành tốt kế hoạch thực
tập của mình. Thời gian thực tập vừa qua đã giúp tôi:
- Nắm được các kiến thức về chọn lọc đực giống, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng đực giống, các quy trình khai thác, pha chế, bảo tồn tinh dịch lợn, huấn
luyện lợn đực nhảy giá.



14

- Biết cách chẩn đoán một số bệnh thông thường xảy ra ở lợn ngoại và
biện pháp phòng trị.
- Biết cách dùng một số loại thuốc và vaccine phòng, trị bệnh.
- Củng cố một cách rõ rệt về tay nghề và chuyên môn.
Bên cạnh đó, qua thực tế sản xuất còn giúp tôi trưởng thành hơn, yêu
ngành, yêu nghề hơn đợt thực tập đã giúp tôi vững vàng hơn trong quá trình
công tác sau này.
1.3.2. Đề nghị
Các trang thiết bị dùng để nghiên cứu, khai thác, pha chế và bảo quản
tinh dịch chưa đầy đủ nên ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch vì vậy trạm nên
đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng tinh trùng.
Chưa có chuồng trại cách ly lợn bệnh, lợn hậu bị mới bắt về vậy nên
cần có chuồng cách ly cách xa khu vực chăn nuôi dành cho lợn đực hậu bị
mới bắt về.
Cần chú ý tới khâu chuồng trại, sửa chữa những hạng mục đã xuống cấp.
Đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng tinh trùng.


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 1.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ ............. 2
Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 13
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng ................................. 33
Bảng 2.2. Độ vẩn, màu sắc, mùi tinh dịch ...................................................... 37
Bảng 2.3. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng tinh dịch............................................ 38
Bảng 2.4. Thể tích tinh dịch (V) ..................................................................... 40
Bảng 2.5. Hoạt lực tinh trùng (A) ................................................................... 40

Bảng 2.6. Nồng độ tinh trùng (C) ................................................................... 41
Bảng 2.7: Sức kháng của tinh trùng (R).......................................................... 42
Bảng 2.8. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)............................................................ 43
Bảng 2.9. Chỉ tiêu tổng hợp V.A.C ................................................................. 43
Bảng 2.10. Độ pH............................................................................................ 44
Bảng 2.11. Tình hình mắc bệnh ở lợn đực giống............................................ 45
Bảng 2.12. Kết quả điều trị một số bệnh......................................................... 47


16

Do vậy để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn đang
được nuôi tại các trung tâm thụ tinh nhân tạo thì việc kiểm tra số lượng và
chất lượng tinh dịch giữa các giống lợn thông qua một số chỉ tiêu cũng là
khâu rất quan trọng trong quy trình sử dụng lợn đực giống
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá một số
chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Móng cái, Landrace và điều
tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia
súc xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái nguyên’’.
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được phẩm chất tinh dịch của hai giống lợn Móng Cái, Landrace.
- Phát hiện và điều trị được một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống.
- Đề ra được các phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
2.1.2. Ý nghĩa của đề tài
- Biết được sức sản xuất của 2 giống lợn đực ngoại Landrace và Móng Cái.
- Biết được các phương pháp phòng và điều trị thường mắc ở lợn đực giống.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục lợn đực
Cơ quan sinh dục lợn bao gồm: Dịch hoàn, bao dịch hoàn, dịch hoàn

phụ, các tuyến sinh dục phụ, dương vật và bao dương vật.
- Dịch hoàn: Nằm trong bao dịch hoàn, có hai chức năng nội tiết (tiết ra
hocmon sinh dục) và ngoại tiết (sản xuất ra tinh trùng). Dịch hoàn có hình
trứng, có khối lượng khi trưởng thành từ 300 - 800 g. Tất cả các giai đoạn
phát triển của tế bào sinh dục đều diễn ra ở dịch hoàn.
- Bao dịch hoàn: Là phần bao phủ bên ngoài dịch hoàn tạo thành một
khối lồi hình bán cầu và chia thành 2 thuỳ không rõ ràng. Bao dịch hoàn nằm
sau vùng bẹn, dưới hậu môn. Bao dịch hoàn có chức năng chứa và bảo vệ
dịch hoàn.
- Dịch hoàn phụ (thượng dịch hoàn): Là một thể kéo dài hình ngoằn ngoèo,
gồm 3 phần: Đầu, thân, đuôi. Dịch hoàn là nơi xuất phát các ống dẫn tinh.
- Ống dẫn tinh: Làm nhiệm vụ chính đưa tinh trùng ra ngoài. Vách ống
dẫn tinh là một loại cơ trơn hoạt động rất mạnh, khi cơ trơn co bóp thì tinh
trùng được đẩy ra ngoài.


17

- Các tuyến sinh dục phụ: Bao gồm tuyến tinh nang, tuyến tiền liệt và
niệu đạo, tuyến cowper. Tuyến sinh dục phụ có chức năng bài tiết các chất đi
vào thành phần của tinh dịch và có vai trò trong hoạt động sinh dục.
- Dương vật và bao dương vật: Dương vật có hình dạng mũi khoan gồm
2 phần:
+ Phần gốc hay còn gọi là phần cố định, nằm trong vùng đáy chậu giữa
khum ngồi và bao dịch hoàn, được bao bọc bởi mạng lưới mao mạch thần
kinh và mô liên kết.
+ Phần thân hay còn gọi là phần tự do thò ra ngoài khi dương vật cương
cứng và đưa vào đường sinh dục cái khi giao phối. Trong tình trạng không hoạt
động thì phần tự do nằm trong bao dương vật.
Dương vật được hình thành từ niệu quản dương vật, các thể xốp, thể

hổng, các tổ chức liên kết huyết quản và các sợi chun. Khi con vật chuẩn bị
giao phối, máu từ các đám rối tĩnh mạch trong kế vách ngăn dồn đẩy vào các
xoang của thể hổng, thể xốp gây nên hiện tượng cương cứng dương vật. Đầu
dương vật hình mũi khoan, khi giao phối hoặc lấy tinh dương vật thò ra ngoài
từ 20- 40 cm tuỳ theo giống, lứa tuổi, và khối lượng cơ thể.
2.2.1.2. Sinh lý bài tiết tinh dịch
Khi lợn thành thục về tính (8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 80 - 100 kg
đối với lợn ngoại) thì có thể giao phối hoặc lấy tinh.
Hoạt động sinh dục của lợn đực là tập hợp hàng loạt các phản xạ không
điều kiện phức tạp bao gồm:
- Phản xạ hưng phấn: Thần kinh con vật bị kích thích, nhịp tim tăng,
lưu lượng máu vận chuyển nhiều, các dây thần kinh cảm thụ hưng phấn sẵn
sàng đón nhận sự tiếp xúc va chạm.
- Phản xạ cương cứng: Dương vật cứng lên, do phần thể hổng của
dương vật bị xung huyết.
- Phản xạ nhảy: Con vật nhảy lên mình con cái hoặc nhảy lên ôm giá.
- Phản xạ giao phối: Xuất hiện đồng thời với phản xạ nhảy. Con vật thực
hiện phản xạ nhảy, đồng thời đưa dương vật vào âm đạo của con cái. Mông con
đực co giật liên tục, nhờ đó mà dương vật và âm đạo được cọ xát với nhau.


18

- Phản xạ bắn tinh: Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [16] có thể quan
sát thấy 3 giai đoạn xuất tinh của lợn đực như sau:
+ Giai đoạn đầu tiết ra 10 - 20 ml dịch trong suốt không có tinh trùng,
chất này có tác dụng rửa đường niệu đạo chuẩn bị cho tinh trùng di chuyển.
+ Giai đoạn giữa kéo dài 1 - 2 phút tiết ra khoảng 100 - 120 ml chất
dịch gồm tinh trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục phụ như: tiền
liệt, tinh nang, cowper…

+ Giai đoạn cuối là sự bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ,
giai đoạn này tiết ra khoảng 150 - 200 ml, số lượng tinh trùng giai đoạn
2.2.1.3. Hình thái, cấu tạo của tinh trùng
* Hình thái và kích thước
Tinh trùng lợn là một tế bào sinh dục nhỏ và có ý nghĩa sinh học quan
trọng nhất trong tinh dịch. Tinh trùng lợn gồm 3 phần: Đầu, cổ thân và đuôi.
Phần đầu dài khoảng 9 - 10µ, phần cổ thân dài 10 - 12µ, còn phần đuôi dài 30
- 32µ. Theo Nguyễn Tấn Anh (1993) [2].
* Cấu tạo
Tinh trùng lợn cấu tạo gồm 3 phần chính: Đầu, cổ thân và đuôi
- Đầu tinh trùng: gồm nhân và thể Acrosome (thể đỉnh).
+ Nhân: Ngoài cùng của nhân là màng nhân, phía trước gắn với thể
Acrosome thành mũ chóp trước, phía sau gắn với màng ngoài của tinh trùng.
Thành phần của nhân chủ yếu là chromatine đặc, đồng nhất với nó bao gồm
AND và các protit thuộc nhóm protamin.
+ Thể Acrosome: Nằm bên trong màng sinh chất và ở phía đỉnh đầu
tinh trùng, vì vậy người ta còn gọi là thể đỉnh. Màng trước của acrosome dính
sát với màng ngoài của tinh trùng và màng sau dính với màng nhân làm thành
mũ chóp trước của tinh trùng. Dịch chứa trong thể acrosome là một thể dịch
đặc, đồng nhất, trong thành phần của nó có các enzyme cần thiết cho quá trình
thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Phần phía trên của thể acrosome chứa
enzyme hyaluronidase có tác dụng phá huỷ vành phóng xạ của tế bào trứng,
trong khi đó phần sau của thể acrosome chứa enzyme acrosine có vai trò trong
việc chọc thủng vùng trong suốt của tế bào trứng. Ngoài ra, thể acrosome còn
chứa các enzyme photphatase axit, esterase, hydrolase axit.


×