Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun đũa chó ở thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên và dùng thuốc điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

PHẠM THỊ MINH THƯ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, LÂM SÀNG BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ Ở
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2010 - 2014

Thái Nguyên – 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

PHẠM THỊ MINH THƯ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, LÂM SÀNG BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ Ở
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2010 - 2014


Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Minh

Thái Nguyên – 2014


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú
y, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của Trạm Thú y Thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
bệnh lý, lâm sàng bệnh giun đũa chó ở thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái
Nguyên và dùng thuốc điều trị”.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự quan tâm của nhà
trường, Khoa Chăn nuôi Thú y, cán bộ Trạm Thú y thành phố Thái Nguyên,
bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường,
khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trạm Thú
y thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn TS. Lê Minh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp 42-TY đã quan tâm, giúp đỡ,
động viên em trong suốt quá trình thực tập, rèn luyện tại trường.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cán bộ công nhân viên
Trạm Thú y thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên công tác tốt, chúc các
bạn sinh viên mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng


Sinh viên

Phạm Thị Minh Thư

năm 2014


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng, là sự vận dụng linh hoạt giữa
lý thuyết và thực tế sản xuất. Trên giảng đường Đại học, sinh viên được cung
cấp tất cả các kiến thức về lý thuyết trong khuôn khổ chương trình giảng dạy.
Trong quá trình học tập luôn có những buổi thực hành, những đợt đi thực tập
giáo trình nhằm giúp sinh viên hoàn thiện hơn về kiến thức thực tế. Song, vẫn
còn những hạn chế.
Trong quá trình đào tạo ở nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp luôn
chiếm một vị trí rất quan trọng đối với sinh viên trước khi ra trường. Giai đoạn
thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên làm quen với kiến thức chuyên môn. Bên cạnh
đó, qua quá trình làm việc tại cơ sở, sinh viên có thể nắm bắt được cách thức
quản lý cũng như việc phân công lao động trong cơ sở mình, được tiếp xúc với
các cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân - những người thầy thực tiễn giúp cho sinh
viên tác phong làm việc sáng tạo để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thực
tiễn sau này, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, yêu cầu của cơ sở, được sự
đồng ý của Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn TS. Lê Minh, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng
bệnh giun đũa chó ở thành phố thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên và dùng
thuốc điều trị”.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác

nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Phạm Thị Minh Thư

năm 2014


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở chó tại 3 xã, phường của
thành phố Thái Nguyên ............................................................. 27

Bảng 4.2.

Thời gian trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây
nhiễm bệnh trong phân ở ngoại cảnh ......................................... 31

Bảng 4.3.

Kết quả gây nhiễm cho chó ....................................................... 34

Bảng 4.4.


Biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun đũa chó do gây nhiễm..... 36

Bảng 4.5.

Biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun đũa chó tự nhiên ........ 38

Bảng 4.6.

Bệnh tích bệnh giun đũa chó do gây nhiễm ............................... 40

Bảng 4.7.

Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể do gây nhiễm giun đũa cho chó. 41

Bảng 4.8.

So sánh số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng
huyết sắc tố của chó trước và sau khi gây bệnh giun đũa ........... 43

Bảng 4.9.

So sánh công thức bạch cầu của chó trước và sau khi gây bệnh ..... 45

Bảng 4.10. Hiệu lực của một số loại thuốc điều trị giun đũa cho chó........... 46
Bảng 4.11. Các chỉ tiêu sinh lý của chó nhiễm giun đũa .............................. 48
Bảng 4.12. Tỷ lệ chó có phản ứng sau khi dùng thuốc................................. 49


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Trứng giun Toxocara canis.................................................................. 4
Hình 1.2: Giun đũa Toxocara canis ................................................................. 4
Hình 1.3. Trứng giun Toxascaris leonina ............................................................ 5
Hình 1.4. Toxascaris leonina .............................................................................. 5
Hình 1.5. Sơ đồ vòng phát triển Toxocara canis .............................................. 6
Hình 1.6. Sơ đồ vòng phát triển của Toxascaris leonina .................................. 7
Hình 4.1. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm của chó ở các xã, phường .......................... 28
thuộc thành phố Thái Nguyên ....................................................................... 28
Hình 4.2. Biểu đồ về cường độ nhiễm tại các xã, phường .............................. 29
thuộc thành phố Thái Nguyên ....................................................................... 29


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú
y, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của Trạm Thú y Thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
bệnh lý, lâm sàng bệnh giun đũa chó ở thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái
Nguyên và dùng thuốc điều trị”.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự quan tâm của nhà
trường, Khoa Chăn nuôi Thú y, cán bộ Trạm Thú y thành phố Thái Nguyên,
bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường,
khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trạm Thú
y thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn TS. Lê Minh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp 42-TY đã quan tâm, giúp đỡ,
động viên em trong suốt quá trình thực tập, rèn luyện tại trường.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo trong khoa Chăn

nuôi Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cán bộ công nhân viên
Trạm Thú y thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên công tác tốt, chúc các
bạn sinh viên mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Phạm Thị Minh Thư

năm 2014


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa chó ...................................................... 3
2.1.2. Bệnh giun đũa chó (Toxocariosis) ......................................................... 7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 16
PHẦN 3: ÐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 18

3.1. Ðối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................. 18
3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 19
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 27
4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa chó ở một số xã, phường của thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 27
4.2. Nghiên cứu khả năng phát triển của trứng giun đũa chó ở ngoại cảnh .......... 30
4.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun đũa chó ................ 33
4.3.1. Kết quả gây nhiễm cho chó................................................................. 33
4.3.2. Biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun đũa do gây nhiễm ............... 35


4.3.3. Biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun đũa chó tự nhiên ................. 38
4.3.4. Bệnh tích bệnh giun đũa chó do gây nhiễm ........................................ 40
4.3.5. Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh và chó khỏe.... 42
4.4. Đánh giá hiệu quả của một số thuốc điều trị bệnh giun đũa chó.............. 46
4.4.1. Hiệu lực của thuốc điều trị bệnh giun đũa chó ..................................... 46
4.4.2. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun đũa chó ...................... 48
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐÊ NGHỊ ....................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................. 50
5.2. Tồn tại .................................................................................................... 51
5.3. Đề nghị ................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 54
I. Tài liệu tiếng việt ....................................................................................... 54
II. Tài liệu nước Ngoài .................................................................................. 56
III. Tài liệu Internet ....................................................................................... 56



1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con
người nâng cao thì nhu cầu về tinh thần được nhiều người quan tâm. Người ta
nuôi chó phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Nuôi chó không chỉ để làm
cảnh, trông nhà mà đối với nhiều người chó là người bạn trung thành gần gũi,
thân thiện. Chính vì vậy nhiều giống chó được nhập về Việt Nam làm phong
phú thêm chủng loại và loại chó ở nước ta.
Song, chó lại là loài vật mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Chó được
nuôi ngày một nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó càng khó kiểm soát,
không những gây thiệt hại kinh tế chó nhiều hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng
đến sức khỏe con người. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus và ký sinh
trùng đã, đang làm chết nhiều chó ở tỉnh Thái Nguyên, gây thiệt hại kinh tế
cho nhiều hộ chăn nuôi. Bệnh giun, sán là một trong những bệnh ký sinh
trùng phổ biến nhất ở chó. Các nhà khoa học nước ta đã xác định được 26 loài
giun, sán ký sinh ở chó, trong đó bệnh giun đũa chó là một bệnh khá phổ biến.
Mặt khác, ranh giới sinh học giữa các loài hiện nay đang bị phá vỡ, điển hình
như sự truyền lây giun đũa chó sang người. Trong mấy năm trở lại đây người
nhiễm ấu trùng giun đũa chó khá phổ biến với những biểu hiện bệnh lý như:
đau bụng, ho, rối loạn giấc ngủ, kém phát triển tinh thần và thể lực, ăn uống
kém, sốt, viêm hạch cổ.... Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm của bệnh ký
sinh trùng truyền lây sang người nói chung và bệnh giun đũa chó nói riêng
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, đảm bảo
sức khỏe cho đàn chó và sức khoẻ của con người, đặc biệt là người chăn nuôi
ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm bệnh
lý, lâm sàng bệnh giun đũa chó ở thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái
Nguyên và dùng thuốc điều trị”.



2

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đũa chó nuôi tại các địa phương
thuộc thành phố Thái Nguyên.
- Nghiên cứu khả năng phát triển của trứng giun đũa chó ở ngoại cảnh.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun đũa chó.
- Đánh giá hiệu quả của một số thuốc điều trị bệnh giun đũa chó.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun
đũa ở chó, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun
đũa cho chó có hiệu quả cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin
khoa học về tình hình nhiễm giun đũa ở chó, khả năng phát triển của trứng
giun đũa chó ở ngoại cảnh, biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích bệnh
giun đũa chó nuôi tại một số xã, phường của thành phố Thái Nguyên – tỉnh
Thái Nguyên.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của giun
đũa ký sinh ở chó, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa cho những hộ
chăn nuôi chó trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các địa phương khác.
Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chẩn đoán và phòng trừ bệnh
giun đũa cho chó, góp phần khống chế bệnh, bảo vệ sức khỏe của người và
vật nuôi.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa chó
2.1.1.1. Vị trí của giun đũa chó trong hệ thống phân loại động vật
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [14], hệ thống phân loại giun đũa ký
sinh ở chó như sau:
Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ: Ascaridida Skrjabin và Schulz, 1940
Phân bộ: Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ: Anisakidae Skrjabin et Karokhin, 1945
Giống: Toxocara Stiles, 1905
Loài Toxocara canis Werner, 1782
Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902
Ký chủ cuối cùng: chó
Nơi ký sinh: dạ dày, ruột non
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước, cấu tạo giun đũa chó
* Giun đũa Toxocara canis (Werner 1782)
Theo mô tả của Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9], giun đũa Toxocara
canis có đặc điểm như sau:
T.canis có kích thước lớn, màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng,
miệng có 3 môi bao quanh, trên mỗi môi đều có các răng nhỏ. Thực quản hình
trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột có đoạn phình to như dạ dày.
Giun đực dài 50 – 100 mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo,
có hai gai giao cấu bằng nhau, dài 0,75 – 0,95 mm.
Giun cái dài 90 – 180 mm, đuôi thẳng. Lỗ sinh dục cái ở khoảng 1/4
phía trước thân. Giun cái đẻ trứng, trứng hình tròn hoặc hình ovan, đường
kính 0,068 – 0,075 mm, có 4 lớp vỏ dày, trên vỏ trứng có những nếp nhăn nhỏ
mịn, tế bào phôi xếp thành khối bên trong.



4

Lê Thị Hải (2011) [5] cho biết:
Trứng giun đũa chó T. canis có hình cầu, vỏ xù xì thô nhám, có màu
vàng xám; có 3 màng, trong đó: màng ngoài cùng dầy, xù xì, có màu vàng
xám, màng trong nhẵn và mỏng, màng trong cùng bao bọc phôi bào khi chưa
phân chia là khối màu xám.
Sau khoảng 2 – 3 ngày phôi bào trong trứng bắt đầu phân bào thành
2; 3; 4… phôi bào.
Trong quá trình phôi bào biến đổi, nhân lên liên tục trong trứng thì hình
thái của trứng gần như không thay đổi. Sau đó trứng giun đũa chó tiếp tục
phát triển thành trứng có ấu trùng bên trong.
Trứng có ấu trùng A1: trứng vẫn có hình tròn, vỏ có màu xám nhạt, vỏ
mỏng hơn vỏ trứng ở trạng thái ban đầu, có thể nhìn thấy ấu trùng bên trong
nhưng ấu trùng ở giai đoạn này còn ngắn và mập, ấu trùng hầu như không vận động.
Trứng có ấu trùng A2: trứng vẫn không có sự thay đổi hình thái, vỏ màu
xám nhạt và mỏng hơn rất nhiều so với vỏ trứng ban đầu. Ấu trùng bên trong
phát triển dài hơn và thon hơn, có thể nhìn thấy các tế bào tiền cơ quan tiêu
hoá, ấu trùng hoạt động mạnh với cường độ khá cao.
Trứng có ấu trùng A3: vỏ rất mỏng, mất màu và không còn xù xì như
trước nữa. Quan sát dưới kính hiển vi thấy ấu trùng có dạng hình giun, nhìn
thấy tiền cơ quan tiêu hoá, lúc đầu chuyển động rất mạnh nhưng sau đó
chuyển động chậm dần và ngược lại.

Hình 1.1: Trứng giun Toxocara canis

Hình 1.2: Giun đũa Toxocara canis


(Nguồn: />okosokaraza [30])

(Nguồn: />2013_09_01_archive.html [31])


5

* Giun đũa Toxascaris leonina (Linstow, 1902).
Theo Lê Thị Hải, 2011 [5], giun đũa T.leonina có đặc điểm:
T.leonina có màu vàng nhạt, đầu có 3 môi, thực quản hình trụ, không
có đoạn phình to như loài T.canis.
Giun đực dài 20 – 60 mm. Lỗ sinh dục ở cuối cơ thể, hai gai giao hợp
bằng nhau.
Giun cái dài 65 – 100 mm, lỗ sinh dục cái ở phía trước thân, trứng hình
ovan, có 4 lớp vỏ dày, vỏ ngoài cùng nhẵn, tế bào phôi xếp thành khối kín
trong trứng, đường kính 0,075 – 0,085mm.

Hình 1.3. Trứng giun Toxascaris leonina

Hình 1.4. Toxascaris leonina
(Nguồn: [32])

2.1.1.3. Vòng đời của giun đũa chó
* Giun đũa Toxocara canis (Werner, 1782)
Giun cái trưởng thành ký sinh ở dạ dày, ruột non, đẻ trứng. Trứng giun
theo phân được thải ra môi trường bên ngoài, gặp điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng) thích hợp, trứng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng
vẫn nằm trong vỏ trứng. Khi xâm nhập vào trong đường tiêu hóa của chó qua
thức ăn nước uống, ấu trùng cảm nhiễm phá vỡ vỏ trứng và chui ra khỏi trứng,
bắt đầu quá trình di hành trong cơ thể ký chủ. Ấu trùng xuyên qua niêm mạc

ruột, vào máu, theo hệ thống tuần hoàn đến gan, về tim, lên phổi đến nhánh khí
quản lên hầu, theo đờm trở lại ruột non phát triển tới dạng giun trưởng thành.


6

Một số ấu trùng sau khi vào phổi tiếp tục theo hệ thống tuần hoàn về các
tổ chức cư trú làm thành kén nhưng vẫn có khả năng gây nhiễm nếu các động
vật cảm nhiễm khác ăn phải. Ấu trùng còn qua hệ tuần hoàn của chó mẹ khi có
chửa và nhiễm vào bào thai. Ở bào thai, ấu trùng cư trú chủ yếu ở gan và phổi.
Do vậy chó con sau khi được sinh ra đã mang mầm bệnh, đến 14 ngày tuổi đã
gây bệnh cho chó con và khi 30 ngày tuổi đã thành giun trưởng thành. Thời gian
hoàn thành vòng đời từ 26 - 28 ngày (Skrjabin và cs, 1963)[16].
Sơ đồ vòng đời giun T.canis được mô tả như sau:
Ký chủ cuối cùng
Giun trưởng thành
Thức

Trứng

ăn
nước
uống
Tạo kén
Trong tổ chức

Trứng gây nhiễm

Bào thai


Hình 1.5. Sơ đồ vòng phát triển Toxocara canis
Sprent quan sát thấy ấu trùng Toxacara canis ở giai đoạn hai dài 0,335 0,444 mm và ký sinh trong các mô khác nhau của chó. Các ấu trùng này lột
xác lần hai ở gan, phổi, tim hoặc trong thành dạ dày. Ở đây, chúng lột xác lần
ba và trở thành ấu trùng giai đoạn bốn và chuyển đến ruột chó. Ấu trùng giai
đoạn bốn lột xác lần thứ tư trong ruột chó dài 5,3 - 7,4 mm. Spent cho biết, ở
chó sơ sinh, ấu trùng giai đoạn ba chỉ ở phổi. Sau 3 ngày, ấu trùng này chuyển
vào ruột chó, ở đó, 23 ngày sau, chúng phát triển thành giun trưởng thành.
(Phan Địch Lân và cs, 1989) [12].


7

* Giun đũa Toxascaris leonina (Linstow, 1902)
Giun cái trưởng thành ký sinh ở ruột non của ký chủ cuối cùng. Giun
đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi, phát triển thành
trứng có ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng vẫn nằm trong trứng. Trứng lẫn vào
thức ăn, nước uống, vào đường tiêu hóa của ký chủ, ấu trùng được giải phóng
ở ruột, chúng chui qua niêm mạc ruột tới tĩnh mạch của rồi vào gan, theo hệ
tuần hoàn đến phổi, phế nang, lên yết hầu, ấu trùng cảm nhiễm theo đờm lên
miệng rồi được nuốt trở lại ruột non. Tại đây ấu trùng lột xác 3 lần rồi phát
triển thành dạng trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời từ 55 – 72 ngày
(Skrjabin và cs, 1963 [16]).
Vòng đời phát triển của Toxascaris leonina được mô tả như sau:
T.leonnina

Trứng

( ruột non chó)

Trứng có ấu

trùng có sức gây
bệnh

Chó
nuốt
Hầu

Phổi

Ấu trùng

Gan

Máu

Niêm mạc ruột

Hình 1.6. Sơ đồ vòng phát triển của Toxascaris leonina
2.1.2. Bệnh giun đũa chó (Toxocariosis)
2.1.2.1. Dịch tễ học bệnh giun đũa chó
Nghiên cứu dịch tễ học cho ta cơ sở phòng trị bệnh ký sinh trùng
có hiệu quả. Sự phát triển của ký sinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau.


8

* Động vật cảm nhiễm
Chó và hầu hết các loài thú ăn thịt họ chó (Canidae) đều nhiễm giun
đũa Toxocara canis. Các tác giả trong và ngoài nước đều có nhận xét: chó

cũng như thú ăn thịt khác bị nhiễm giun nặng ở giai đoạn còn non và nhẹ hơn
ở giai đoạn trưởng thành (Trịnh Văn Thịnh, 1963; Đoàn Văn Phúc và Phạm
Văn Khuê, 1993) (Dẫn theo Hoàng Minh Đức, 2008) [2].
* Tuổi cảm nhiễm
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả, hầu hết các tài liệu cho thấy: chó
nhiễm giun đũa chủ yếu ở giai đoạn tuổi còn non (chiếm 60%) và nhiễm nặng
hơn chó trưởng thành. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [16] cho biết: chó
80 - 90 ngày tuổi mới thấy nhiễm giun đũa Toxascaris leonina, chó 2 tháng
tuổi nhiễm nặng giun đũa Toxocara canis. Thậm chí chó 15 - 21 ngày tuổi đã
thấy nhiễm Toxocara canis do vòng đời phát triển của loại này qua bào thai.
William Heinemann (1978) [28] điều tra sự nhiễm Toxocara canis ở
các lứa tuổi khác nhau của chó, tác giả cho biết: chó dưới 1 năm tuổi tỷ lệ
nhiễm là 45%, trên 1 năm tuổi là 20%.
Chó con nhiễm giun đũa nặng vì cơ thể có sức đề kháng yếu với mầm
bệnh, dễ mẫn cảm với các loài giun. Mặt khác, giun đũa truyền cho chó non
ngay từ khi còn trong bụng mẹ (qua bào thai).
Theo Skrjabin và Petrov (1963) [16]: ở chó lớn, bệnh do Toxocara
canis thấy ít hơn so với chó con, điều đó nói lên rằng: chó trưởng thành có
sức đề kháng (miễn dịch) đối với bệnh Toxocara canis.
Tác giả cũng cho biết chó mắc bệnh sớm nhất vào tuần tuổi thứ năm,
chó trưởng thành mắc bệnh nhẹ hơn chó non. Chó trưởng thành được nuôi
dưỡng tốt, có sức đề kháng cao với giun đũa Toxocara canis. Người ta làm
thực nghiệm gây nhiễm 15.000 trứng giun đũa có sức gây bệnh cho 3 chó hai
năm tuổi, cả 3 chó đều không bị bệnh khi nuôi dưỡng tốt. Nhưng chó bị mắc


9

bệnh ngay sau khi giảm tiêu chuẩn vitamin A trong thức ăn. Chó và các loài
thú ăn thịt trưởng thành khác ít bị nhiễm Toxocara canis, điều này chứng tỏ

rằng: chó trưởng thành có sức đề kháng với bệnh và được duy trì khi được
nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.
Qua kết quả nghiên cứu thực tế của nhiều tác giả, tỷ lệ nhiễm giun đũa
qua các lứa tuổi chó khác nhau.
* Mùa vụ
Phan Địch Lân và cs (1989) [12] cho biết: chó con từ 1 - 3 tháng tuổi bị
nhiễm bệnh hầu hết các tháng trong năm. Chó con, ngoài con đường lây nhiễm
trực tiếp (do ăn phải trứng giun cảm nhiễm), còn bị lây nhiễm ấu trùng từ lúc
còn trong bào thai thông qua máu của con mẹ.
Bệnh lây nhiễm và phát sinh nhiều vào mùa hè và mùa thu, nhiệt độ
nóng, ẩm ướt và điều kiện thích hợp để trứng phát triển. Mùa đông thời tiết
lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của ấu trùng và ấu trùng có thể bị chết. Vì vậy,
mùa đông chó ít mắc bệnh giun đũa hơn.
Ở nước ta, do điều kiện nóng, ẩm gần như quanh năm nên trứng giun
có thể phát triển thành ấu trùng trong trứng, ở bất cứ tháng nào và lây nhiễm
cho chó cũng như loài ăn thịt khác. Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển
thành ấu trùng là 20 - 300C. Tuy nhiên, chó con thường bị nhiễm nặng trong
những tháng nóng ẩm từ mùa hè sang thu.
1.1.2.2. Bệnh lý lâm sàng của chó bệnh
Khi nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, các tác giả đều cho thấy: bệnh xảy
ra ở thể cấp và mãn tính. Tuỳ theo số lượng giun và sức đề kháng của chó mà
biểu hiện lâm sàng nặng hay nhẹ khác nhau.
- Thể cấp tính: thường xảy ra ở chó non, sức đề kháng yếu, chó hay nôn
mửa là do giun tròn kích thích vào niêm mạc ruột, đặc biệt chó nhiễm nhiều
giun đũa, cuộn thành từng búi trong ruột, chó nôn ra cả giun.


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng, là sự vận dụng linh hoạt giữa
lý thuyết và thực tế sản xuất. Trên giảng đường Đại học, sinh viên được cung

cấp tất cả các kiến thức về lý thuyết trong khuôn khổ chương trình giảng dạy.
Trong quá trình học tập luôn có những buổi thực hành, những đợt đi thực tập
giáo trình nhằm giúp sinh viên hoàn thiện hơn về kiến thức thực tế. Song, vẫn
còn những hạn chế.
Trong quá trình đào tạo ở nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp luôn
chiếm một vị trí rất quan trọng đối với sinh viên trước khi ra trường. Giai đoạn
thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên làm quen với kiến thức chuyên môn. Bên cạnh
đó, qua quá trình làm việc tại cơ sở, sinh viên có thể nắm bắt được cách thức
quản lý cũng như việc phân công lao động trong cơ sở mình, được tiếp xúc với
các cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân - những người thầy thực tiễn giúp cho sinh
viên tác phong làm việc sáng tạo để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thực
tiễn sau này, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, yêu cầu của cơ sở, được sự
đồng ý của Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn TS. Lê Minh, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng
bệnh giun đũa chó ở thành phố thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên và dùng
thuốc điều trị”.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác
nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Phạm Thị Minh Thư


năm 2014


11

hoặc đi táo, có khi có triệu chứng như động kinh, nôn mửa, chất chứa nôn ra
có mùi hắc như mùi bơ để lâu. Khi bội nhiễm giun đũa, chó run rẩy, thỉnh
thoảng lên cơn co giật, giẫy dụa, chảy nước dãi. Chó 3 tháng tuổi nhiễm giun
đũa có biểu hiện viêm phúc mạc, xoang bụng tích nước. Thời kỳ ấu trùng di
hành qua phổi gây viêm phổi, tắc ống dẫn mật.
Theo Kolevatova A. L. (1959): trong điều kiện được nuôi dưỡng tốt thì
sau một thời gian nhất định, chó có thể tự khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ
(dẫn theo Hoàng Minh Đức, 2008 [2]).
Khi mắc bệnh do giun đũa Toxocara canis, chó gầy còm, suy nhược do
giun chiếm đoạt chất dinh dưỡng, chó ăn kém, hay nôn mửa, chậm lớn và hầu
như không tăng trọng, bụng to làm cho người ta nhầm với với bệnh viêm gan
ở chó con và hội chứng còi xương. Độc tố của giun tác động lên hệ thần kinh
làm cho súc vật non biểu hiện run rẩy, co giật.
Phạm Sỹ Lăng và cs (1993) [10] quan sát thấy 6 chó con 45 ngày tuổi
có biểu hiện triệu chứng trên, khi được tẩy giun, bình quân mỗi chó thải ra 48
giun đũa trưởng thành.
Phạm Sỹ Lăng và cs, (1989) [11] cho biết: hội chứng viêm ruột cấp và
mãn tính cũng thấy rõ ở chó với các triệu chứng như: nôn mửa, ỉa chảy, phân
tanh khắm. Chó con 1 - 2 tháng tuổi ỉa phân trắng xám, lỏng, đau bụng, rên rỉ,
lăn lộn, có con nôn ra giun và ỉa ra giun, chó có hội chứng thần kinh như đi
lại run rẩy, loạng choạng giống như trạng thái thần kinh của bệnh care, chỉ
khác là không tăng nhiệt độ. Chó trưởng thành bị nhiễm giun chỉ thể hiện gầy
còm, thỉnh thoảng nôn khan và ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng như chó con.
Trường hợp chó nhiễm nhẹ (số lượng Toxascaris leonina ít), thường
không có biểu hiện bệnh lý. Nếu chó nhiễm nặng, số lượng giun có thể đến

vài trăm con trong ruột non chó thì bệnh lý thể hiện rõ.


12

1.1.2.3. Bệnh tích
Theo Sprent (1955), ấu trùng giun đũa Toxocara canis khi di hành
trong máu có thể làm tắc mao mạch, tắc ống dẫn mật và gây viêm nhiễm ở đó.
Giun đũa Toxascaris leonina trưởng thành với số lượng nhiều có thể gây tắc
ruột và thủng ruột non của chó (dẫn theo Hoàng Minh Đức, 2008 [2]).
Trịnh Văn Thịnh (1963) [19] nhận xét: ấu trùng giun đũa gây những
tổn thương ở phổi, phế nang khi nhanh chóng di hành.
Phạm Văn Khuê và cs (1993) [6] cho biết: viêm gan, viêm túi mật,
viêm phổi ở chó non do quá trình di hành của ấu trùng Toxocara canis,
hoặc giun đũa trưởng thành chui vào túi mật phá hoại chức năng hoạt động
của các cơ quan.
2.1.2.4. Biện pháp phòng, chống bệnh giun đũa ở chó
* Điều trị bệnh:
Ngày nay, có rất nhiều loại hóa dược đã được nghiên cứu trong và ngoài
nước được sử dụng để điều trị và phòng bệnh giun sán cho gia súc và gia cầm.
Trong số đó có nhưng loại thuốc dễ sử dụng có hiệu lực cao, an toàn và đang
được áp dụng điều trị cho động vật.
- Piperazin
Sloan (1954) dùng cho chó với liều 200mg/kg TT và mèo liều 100mg/kg
đều có hiệu lực tẩy giun đũa. Sprent và English (1958) cho rằng: Piperazin
adipate liều 200mg/kg tẩy được giun đũa trưởng thành. Chó con 1 - 2 tuần tuổi,
khi điều trị có thể ngăn ngừa sự sinh sản của giun, từ đó phòng sự phát tán của
trứng ra khỏi môi trường. Tuy nhiên, thuốc này không ngăn được chó con bị
nhiễm trước khi sinh (dẫn theo Hoàng Minh Đức, 2008 [2]).
Theo Hayes và Medaniel (1959), hợp chất Piperazin được dung nạp tốt

(dẫn theo Soulsby E.J.L, 1965 [28]).
- Mebendazol
Biệt dược của Mebendazol là Vermox, là một loại hóa dược an toàn, có
thể tẩy được nhiều loại giun tròn ở chó mèo với liều 60 - 100mg/kg TT, hiệu lực
đạt 93% (Phan Địch Lân và cs, 1989 [12]).


13

- Levamisol
Với liều 10mg/kg TT dùng 2 lần trong 14 ngày có hiệu quả tẩy trừ giun
tròn chó (Arundel H.J, 2000 [26]).
Phạm Sỹ Lăng và cs (1993) [10] sử dụng Levamisol để tẩy các loài giun
đũa, giun lươn ở động vật ăn thịt với liều 7 - 10mg/kg TT cho kết quả tốt, hiệu
lực đạt 90 - 100% đối với giun đũa và giun tóc.
- Mebenvet
Là chế phẩm chứa 10% hoạt chất Mebendazol, liều dùng 0,6 - 1 gam/kg
TT, chia thuốc thành 2 liều tẩy vào 2 buổi sáng, có tác dụng tẩy giun móc, giun
đũa, giun lươn (Trần Minh Châu và cs, 1988 [1]).
Những loại thuốc trên dùng để điều trị giun tròn cho chó, tẩy định kỳ 3 - 6
tháng một lần.
- Febendazol
Nghiên cứu ở Mỹ, Burke và cs (1982) nhận xét: thuốc Fenbendazol có
khả năng chống lại giun tròn, liều 50mg/kg TT, dùng liên tục trong 3 ngày (dẫn
theo Arundel H.J., 2000 [24]).
- Ivermectin
Là thuốc trị ký sinh trùng do Công ty cổ phần dược và vật tư Thú y
(Hanvet) sản xuất. Thuốc có nguồn gốc từ nấm, thuộc nhóm các Imidazol –
thiazol, dẫn xuất của Imidazole.
Tinh chất: thuốc có dạng bột kết tinh màu trắng, không hòa tan trong

nước. Là sản phẩm lên men của nấm mốc Streptomyces avermitilis. Thuốc dung
nạp khá tốt, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm.
Thuốc có tác động bằng cách phong bế sự dẫn truyền xung động thần
kinh của ký sinh trùng do tăng hiệu quả phóng kích thích axit gamma
aminobutyric. Chất trung gian hóa học này can thiệt chủ yếu vào các loại giun
tròn. Phổ loạt lực rộng với các loại giun tròn.


14

- Bí đỏ
Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu
bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình
dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ; vỏ nâu, vỏ vân,
vỏ sẫm màu; thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng; có loại nặng trên 100kg. Trong số đó
có khá nhiều loài lai giống.
Tác dụng: điều trị giun sán cho gia súc.
Cách dùng: Hạt bí ngô (bí đỏ) 40 g, rang cho hơi vàng, lột vỏ cho ăn
lúc sáng sớm, khi đói (Nguyễn Quang Tính, 2014 [25]).
- Hạt cau
Cây cau còn gọi là binh lang, tân lang, có tên khoa học: Arecaceae. Cau
là cây nhiệt đới có thân trụ, thẳng đứng, cao 15 – 20 m, có nhiều vòng sẹo đều
đặn của vết lá rụng. Hoa đực ở trên nhỏ, màu trắng, thơm, hoa cái to hơn ở
dưới. Quả hạch hình trứng thuôn đầu, vở quả nhẵn bóng, còn non màu lục sau
vàng, vỏ quả giữa nhiều xơ.
- Tác dụng: Theo y học cổ truyền, hạt cau vị chát, tính ôn, có tác dụng
diệt trùng, trừ giun sán, tiêu tích, hành thủy.
- Cách điều trị giun đũa chó bằng hạt cau: Hạt cau khô thái nhỏ 80g
cùng 2 bát trược, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng
sớm cho ăn 80g hạt bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt cau với nước, lây 600ml.

Uống nước sắc hạt cau sau khi ăn hạt bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để
tẩy giun ra ngoài (Nguyễn Quang Tính, 2014 [25]).
* Phòng bệnh
Để phòng chống các bệnh giun đũa cho chó, Skrjabin và Petrov (1963)
[16], Lapage (1968) [27] đã đề ra một số biện pháp phòng bệnh:
- Kiểm tra định kỳ một tháng một lần đối với chó con hoặc 3 tháng một
lần đối với chó trưởng thành.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở chó tại 3 xã, phường của
thành phố Thái Nguyên ............................................................. 27

Bảng 4.2.

Thời gian trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây
nhiễm bệnh trong phân ở ngoại cảnh ......................................... 31

Bảng 4.3.

Kết quả gây nhiễm cho chó ....................................................... 34

Bảng 4.4.

Biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun đũa chó do gây nhiễm..... 36

Bảng 4.5.


Biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun đũa chó tự nhiên ........ 38

Bảng 4.6.

Bệnh tích bệnh giun đũa chó do gây nhiễm ............................... 40

Bảng 4.7.

Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể do gây nhiễm giun đũa cho chó. 41

Bảng 4.8.

So sánh số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng
huyết sắc tố của chó trước và sau khi gây bệnh giun đũa ........... 43

Bảng 4.9.

So sánh công thức bạch cầu của chó trước và sau khi gây bệnh ..... 45

Bảng 4.10. Hiệu lực của một số loại thuốc điều trị giun đũa cho chó........... 46
Bảng 4.11. Các chỉ tiêu sinh lý của chó nhiễm giun đũa .............................. 48
Bảng 4.12. Tỷ lệ chó có phản ứng sau khi dùng thuốc................................. 49


16

ở chó với tỷ lệ nhiễm: A. caninum 72%; T. canis 20,4; T. leonine 29,4%; T.
vulpis 17,1%; Strongyloides canis 14,2%.
Ngô Huyền Thúy và cs (1994) [23] xét nghiệm mẫu phân chó ở Hải
Phòng và Hà Nội thấy nhiễm 5 loại giun tròn, tỷ lệ lần lượt là : T. canis 27,8%

và 27 %; T. leonina 17,8% và 21,9%; A. canium 67,7% và 62,3%; U.
stenocephala: 66,1% và 64,9%; T.vulpis: 3,4% và 12,4%.
Ngô Huyền Thúy (1996) [24] xét nghiệm mẫu phân chó nuôi tại Hà Nội
thấy nhiễm 12 loài thuộc 12 giống giun sán, mổ khám 516 chó thấy tỷ lệ nhiễm
giun tròn, sán dây, sán lá, lần lượt là 98,5%; 36,8% và 10,4%. Chó mắc T. canis
biểu hiện gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù rối loại tiêu hóa, ỉa
ra máu. Chó chết với tỷ lệ cao 62 - 85% do rối loạn chất điện giải, hạ huyết áp
trụy tim mạch. Chó 2 - 6 tháng tuổi nôn mửa liên tục, mồm có nhiều nước dãi,
nhiều con nôn ra cả giun đũa T. canis, có những con đau bụng vật vã, kêu rên
dãy dụa (do nhiễm nhiều giun đũa).
Võ Thị Hải Lê (2007) [13] mổ khám 324 chó ở thành phố Vinh cho biết :
tỷ lệ nhiễm T. canis là 12,34%; T. leonina 17,28%; A. canium: 67,59%. Trứng T.
leonina khi làm khô ở phòng thí nghiệm để 45 ngày vẫn không chết, khoảng 100
ngày trứng mới chết. Nhưng khi phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp của mùa hè,
với nhiệt độ 330 C thì sau 3 ngày trứng mới chết. Ở nhiệt độ lớn hơn 400C trứng
T. leonina bị tiêu diệt.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Werner (1982) lần đầu phát hiện ra giun tròn T. canis ký sinh ở ruột non
chó và chó sói. Petrov A.M (1941) và Sprent (1959) nghiên cứu phát hiện ra
vòng đời, phương thức nhiễm vào vật chủ của loài T.canis (dẫn theo Hoàng
Minh Đức, 2008 [2]).
Watkins và Havey (1942) đã tìm thấy ở ruột non chó, cáo vùng tây nam
nước Anh và vùng Shorophier loài T. canis (dẫn theo Ngô Huyền Thúy, 1996 [24]).


×