Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học hoạt động kinh tế báo chí của đài phát thanh truyền hình vĩnh long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ
CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
VĨNH LONG HIỆN NAY
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Hoạt động kinh tế báo chí của
Đài Phát thanh & Truyền hình Vĩnh Long hiện nay” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, . Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các thông
tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 8 năm 2015
Người cam đoan


LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN -THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VÀ
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ

1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
1.2. Hoạt động kinh tế báo chí tại các Đài Phát thanh & Truyền hình
1.3. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh tế báo chí tại các Đài Phát thanh & Truyền hình
1.4. Kinh nghiệm hoạt động kinh tế báo chí của một số đơn vị tiêu biểu

12
15
25
32
35

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA

ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

2.1. Tổng quan về Đài Phát thanh & Truyền hình Vĩnh Long
2.2. Nội dung hoạt động kinh tế báo chí tại Đài Phát thanh & Truyền
hình Vĩnh Long
2.3. Đánh giá về hoạt động kinh tế báo chí của Đài Phát thanh &
Truyền hình Vĩnh Long

36
41
55
69

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ BÁO CHÍ CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2015-2020

3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện hoạt động kinh tế báo
chí ở nước ta hiện nay.
3.2. Những thách thức của Đài Phát thanh & truyền hình Vĩnh Long
trong giai đoạn 2015-2020
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí của Đài
Phát thanh & Truyền hình Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

71
79
81
98

99
101


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng chương trình phát sóng của kênh THVL1
Biểu đồ 2.2: Top 10 kênh truyền hình có rating trung bình cao nhất
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 2.7:
Sơ đồ 2.1:

năm 2014
Top 10 kênh truyền hình có rating cao nhất năm 2014
Top 10 kênh truyền hình có thị phần cao nhất năm 2014
Top 10 phim có rating cao nhất năm 2014
Doanh thu từ năm 2002-2014
Nộp ngân sách từ năm 2002-2014
Quy trình sản xuất chương trình của Đài PT&TH Vĩnh Long

Trang
48
68
69
60
61
62

63
51


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế -xã hội của đất
nước, các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông nói chung
và truyền hình nói riêng của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Khi nền kinh tế đất nước vận hành trong cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề kinh tế báo chí - truyền thông được đặt ra.
Trong điều kiện Nhà nước đang xóa dần bao cấp cho các cơ quan báo chí, đài
phát thanh - truyền hình; khuyến khích tự chủ về tài chính thì các cơ quan
báo, đài cần chủ động tìm hướng đi thích hợp cho mình để vừa làm tốt vai trò
nhiệm vụ của mình, vừa có điều kiện để phát triển hơn nữa.
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ - CP, quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay, đã có
khá nhiều cơ quan báo chí thực hiện theo cơ chế này, không chỉ tự đảm bảo
nguồn lực kinh tế mà còn mở rộng quy mô hoạt động. Thực tế này cũng đòi
hỏi các cơ quan báo chí phải được tổ chức và quản lý chuyên nghiệp, bài
bản hơn.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, không như những đơn vị làm kinh tế thuần
tuý, với đặc thù của các cơ quan báo chí ở Việt Nam, các Đài PT&TH là cơ
quan ngôn luận, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nên trong hoạt động của mình, các đơn vị cần phải
làm sao cân bằng được giữa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế. Nghĩa là,
khi tham gia làm kinh tế, các cơ quan báo chí, Đài PT&TH cần giải quyết tốt
mối quan hệ giữa việc giữ vững tôn chỉ mục đích với việc tổ chức các hoạt

động kinh tế; đặc biệt phải giữ vững vai trò của báo chí Cách mạng để bảo
đảm đứng vững trong cơ chế thị trường.


2
Vào năm 2002, trong khi hầu hết các Đài PT&TH địa phương còn lạ
lẫm với vấn đề tự chủ tài chính, thì Đài PH&TH Vĩnh Long đã dần thoát ra
khỏi cơ chế bao cấp và bắt đầu thực hiện chức năng kinh tế báo chí. Đài đã tự
chủ hoàn toàn về tài chính, tự bảo đảm được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho
các hoạt động nghiệp vụ, tăng khả năng mở rộng quy mô sản phẩm, nâng tầm
ảnh hưởng của mình trong thị trường truyền thông của cả nước, mang đến cho
Đài nhiều hiệu quả thiết thực. Năm 2014, doanh thu của Đài PT&TH Vĩnh
Long đạt 1.600 tỷ đồng, xếp thứ 3 trong hệ thống các Đài PT&TH trong cả
nước về doanh thu quảng cáo, sau Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài
Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV).
Vấn đề đặt ra là một đơn vị Đài tỉnh như Đài PT&TH Vĩnh Long, một
tỉnh thuần nông, dân số trên địa bàn khoảng hơn 1 triện dân, làm thế nào để
hoạt động kinh tế đúng hướng và có hiệu quả ?
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế báo chí truyền thông nhằm nâng cao vị
thế, tạo năng lực tài chính và tính chủ động để tiếp tục đầu tư phát triển sản
phẩm báo chí mà không phải dựa vào “bầu sữa” ngân sách, có thể nói, đó là
khát vọng của phần lớn các cơ quan báo chí. Mặc khác, theo xu hướng phát
triển của báo chí truyền thông thế giới và Việt Nam, kinh tế báo chí - truyền
thông là xu hướng tất yếu. Do đó, vấn đề kinh tế báo chí truyền thông, bài học
về tự chủ tài chính đối với cơ quan báo chí, nhất là trong lĩnh vực phát thanh
truyền hình đang là câu chuyện thời sự trong nghề. Giải quyết tốt bài toán về
kinh tế báo chí sẽ tạo động lực cho cơ quan báo chí phát triển, đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của báo chí nước ta trong bối cảnh xã hội Việt
Nam hiện nay.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, kinh tế báo chí được xem là một ngành

kinh tế, thậm chí là một ngành kinh tế mũi nhọn, siêu lợi nhuận. Tuy nhiên,
sự khác biệt về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội khiến chúng ta không
thể đưa nguyên văn các lý thuyết của thế giới để áp dụng vào việc điều hành,


3
tổ chức, quản lý hoạt động kinh - tế báo chí ở Việt Nam. Trong khi đó, đối
với nước ta, mặc dù vấn đề kinh tế báo chí đã được đề cập đến nhưng chưa có
nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này tại các cơ quan báo chí, đặc biệt
tại các Đài PT&TH. Việc nhận diện, khai thác chức năng kinh tế báo chí vẫn
còn là khoảng trống trong hệ thống lý luận báo chí nước ta. Chính từ sự thiếu
hụt về mặt lý luận ấy, dẫn đến thực tiễn hoạt động kinh tế báo chí của các cơ
quan báo chí gặp vướng mắc, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Xuất phát từ yêu cầu về lý luận, thực tiễn, nhiệm vụ phát triển báo chí
trong điều kiện nước ta hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Hoạt động kinh tế báo
chí của Đài Phát thanh & Truyền hình Vĩnh Long hiện nay” làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học. Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động
kinh tế báo chí tại Đài PT&TH Vĩnh Long, một trong những Đài PT&TH địa
phương thực hiện thành công tự chủ tài chính hơn 10 năm qua, tác giả hy
vọng sẽ đúc kết được những nội dung cơ bản về vấn đề kinh tế báo chí đáp
ứng yêu cầu về lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh tế báo chí tại các cơ
quan báo chí, đặc biệt các Đài PT&TH nói chung và Đài PT&TH Vĩnh Long
nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế báo chí - truyền
thông trên thế giới
Đối với nhiều quốc gia, truyền thông không chỉ phục vụ nhu cầu thông
tin, giải trí của công chúng mà còn được coi là một ngành kinh tế, thậm chí là
một ngành kinh tế mũi nhọn. Kinh tế học truyền thông đã được xem như một
môn học trong các chương trình đào tạo.

Theo đó, sản phẩm báo chí được xem là một loại hàng hóa và phải chịu
tác động bởi nhiều yếu tố của luật kinh tế như cung, cầu, giá cả, thị trường và
tính cạnh tranh. Kinh tế báo chí đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia, chủ yếu


4
qua các loại thuế. Các tờ báo, đài truyền hình, phát thanh và các loại hình
truyền thông khác muốn tồn tại được phải nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm giá thành và đáp ứng được các yếu tố khác của thị trường.
Với sự phát triển của kinh tế báo chí - truyền thông, công chúng được
phục vụ tốt hơn, có được nhiều sự lựa chọn hơn. Độc giả có thể chọn cho
mình những tờ báo với nội dung thông tin tốt, phân tích, bình luận sâu và giá
cả hợp lý; Khán giả có thể chọn lựa kênh, đài truyền hình mình yêu thích…
với chất lượng phục vụ tốt và giá cả phải chăng. Có thể điểm một số tài liệu
cụ thể như sau:
Trong quyển sách của Mark Tungate “Bí quyết thành công của các
thương hiệu truyền thông hàng đầu thế giới”, Trung An biên dịch, Nxb Trẻ,
Tp.Hồ Chí Minh (năm 2007), tác giả đã đề cập đến bí quyết thành công của
các thương hiệu truyền thông nổi tiếng trên thế giới như: CNN, BBC, MTV,
The Times, Reuters…Tác giả quyển sách cũng là một nhà báo, ông đi tìm
hiểu xem những nhà báo khác - những người trong giới truyền thông vận
dụng bí quyết, chiến thuật nào để giới thiệu và bán sản phẩm ra công chúng,
phát thảo chân dung của các nhà điều hành, giám đốc tiếp thị - những nhân
vật có tác động đáng kể đến sự phát triển của thương hiệu. Điểm chung nhất
đi đến thành công của các thương hiệu này là việc điều hành, xây dựng phát
triển cơ quan báo chí như một doanh nghiệp, tập đoàn.
Tác giả Jacques Locquin có quyển “Truyền thông đại chúng từ thông
tin đến quảng cáo”, Nguyễn Ngọc Kha biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội
(năn 2004), Quyển sách đề cập đến mối quan hệ giữa quảng cáo và truyền
thông đại chúng. Quảng cáo đóng vai trò cơ bản trong việc tạo nguồn thu của

các cơ quan truyền thông và dự báo tiềm năng to lớn của quảng cáo “trong
vòng chưa đầy một nửa thế kỷ nữa, sẽ không còn là một xã hội sản xuất, mà
là xã hội của tiêu dùng và mọi hoạt động của xã hội này sẽ chịu sự chi phối
của quảng cáo”.


5
Vì tầm quan trọng và lợi ích của báo chí nên thế giới có nhiều sách,
báo, công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề kinh tế báo chí. Song, sự khác
biệt về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội khiến chúng ta không thể đưa
nguyên văn các lý thuyết của thế giới để áp dụng vào việc điều hành, tổ chức
hoạt động kinh - tế báo chí ở Việt Nam, mà chỉ tham khảo, nghiên cứu, kế
thừa có chọn lọc về mặt phương pháp khi phân tích các hệ thống lý thuyết.Từ
đó, luận văn sẽ kế thừa về mặt phương pháp khi khảo sát và phân tích các sản
phẩm, dịch vụ báo chí, cụ thể là sản phẩm báo chí của các Đài PT&TH.
2.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế báo chí - truyền
thông trong nước
Theo tiến trình chung của quá trình đổi mới đất nước, phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế báo chí đã được
đề cập đến ở nước ta. Việc thực hiện tự chủ tài chính cho các đơn vị sự
nghiệp có thu theo Nghị Định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính
Phủ chính là cơ chế cho phép các cơ quan báo chí chủ động thực hiện hoạt
động kinh tế báo chí. Song đây là vấn đề còn mới mẻ nên nhiều cơ quan báo
chí vẫn còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Đối với các Đài PT&TH địa
phương, do nguồn thu từ quảng cáo trên truyền hình chiếm ưu thế nên nhiều
Đài đã chuyển sang thực hiện tự chủ một phần hoặc tự chủ hoàn toàn. Tuy
nhiên, cách vận dụng cơ chế tự chủ tài chính và việc nắm bắt, vận dụng xu thế
phát triển kinh tế báo chí thế giới và Việt Nam để tạo nguồn thu vẫn chưa
được thực hiện một cách bài bản, phần lớn vẫn là hoạt động mang tính tự
phát, hiệu quả chưa cao do hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu

một cách hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn. Tác giả xin lược khảo một số
công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu sau đây rất có ý nghĩa cho lĩnh vực
báo chí - truyền thông hiện nay và đây cũng là những công trình để tác giả
nghiên cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn.


6
- Thống kê các công trình nghiên cứu tại Thư viện Quốc gia, tác giả ghi
nhận được bốn luận án nghiên cứu về truyền hình và kinh tế truyền hình.
Luận án “Mở rộng mạng lưới truyền hình Quốc gia cho phù hợp với cung
cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Thái Minh Tần (năm
1993); Luận án “Hoàn thiện phương thức quản lý kinh tế cho ngành truyền
hình trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của
Phan Thị Loan (năm 1996); Luận án “Những phương hướng và biện pháp
chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về
truyền hình ở Việt Nam hiện nay” của Đinh Quang Hưng (năm1996). Các
luận án này đều tập trung vào các vấn đề quản lý mạng lưới truyền hình,
phương thức quản lý kinh tế của Đài truyền hình khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, các luận án chỉ giới
hạn ở việc nghiên cứu kinh tế truyền hình như một lĩnh vực hoạt động Nhà
nước, chỉ do các cơ quan Nhà nước thực hiện, chưa bàn đến xu hướng phát
triển kinh tế báo chí, cách tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế báo chí ở các
Đài truyền hình theo phương thức có sự tham gia của các đối tác trong toàn xã
hội như hiện nay.
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ
góc độ kinh tế học truyền thông” của tác giả Bùi Chí Trung (năm 2011) Luận
án đã bước đầu làm rõ một số nội dung sau: Hệ thống hóa các học thuyết về
kinh tế học truyền thông, kinh tế học truyền hình đang phổ cập trên thế giới,
phân tích so sánh và đưa ra nhận thức mới trong môi trường truyền thông Việt
Nam; Phân tích thực trạng hoạt động kinh tế truyền hình tại Việt Nam trong

những năm qua, đưa xu hướng phát triển chính yếu, những kinh nghiệm và
giải pháp phát triển hoạt động kinh tế truyền hình Việt Nam hiện nay và trong
tương lai…
- Luận văn “Vấn đề tự chủ tài chính ở các tạp chí kinh tế” của Nguyễn
Hữu Trung, (năm 2014), đã hệ thống được các văn bản quy phạm pháp luật về


7
tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, chỉ ra những hạn chế về cơ chế tài
chính đối với các cơ quan báo chí, điển hình như chưa có quy định riêng về
cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí. Đồng thời làm rõ sản phẩm của
đơn vị sự nghiệp công lập là phục vụ cộng đồng.
- Đề tài khoa học cấp thành phố của Nguyễn Gia Quý và Hội Nhà báo
Thành phố Hà Nội (năm 2009) “Phát triển kinh tế báo chí Hà Nội trong điều
kiện kinh tế thị trường”. Đề tài đã đặt ra những vấn đề phát triển báo chí Hà
Nội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các giải pháp
về cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát
triển kinh tế báo chí Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Tổ chức chương trình trong
điều kiện tự chủ về tài chính ở Đài PTTH Kiên Giang (2007-2010)” của Trần
Thị Thu Thuỷ (năm 2011)
Luận văn làm rõ những vấn đề chủ yếu liên quan đến kinh tế báo chí,
đến công tác truyền thông trong điều kiện tự chủ tài chính của Đài PT&TH
Kiên Giang, đưa ra các kinh nghiệm và giải pháp cơ bản nhằm tổ chức
chương trình, nâng cao hiệu quả truyền thông và tăng nguồn thu cho cơ quan
báo chí, cụ thể các Đài PT&TH ở Việt Nam. Cũng với mục tiêu tương tự,
Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt động xã hội hoá lĩnh
vực truyền hình ở Đài Truyền hình Việt Nam” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung
(năm 2011). Ngoài ra, có thể kể đến một số tác phẩm báo chí có tính chất
nghiên cứu sâu trên các trang báo mạng điện tử, các tạp chí chuyên ngành

như: “Kinh tế truyền thông - sự phát triển tất yếu”; “Kinh tế truyền thông,
cần một tư duy mới!” trên trang TuanVietnam.net; “Truyền hình - những lát
cắt ra tiền” của Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 5/8/2010.
Như vậy, đề tài tác giả đề cập là nghiên cứu một mô hình tổ chức hoạt
động kinh tế báo chí tại một cơ quan báo chí, cụ thể là Đài PT&TH Vĩnh
Long, đề tài không trùng lặp với các các nội dung đã nghiên cứu nêu trên.


8
Đây là hướng nghiên cứu mới, độc lập, trên cơ sở có kế thừa các nghiên cứu
nêu trên đã được tác giả lược khảo. Việc nghiên cứu hoạt động kinh tế báo chí
của Đài PT&TH Vĩnh Long, một trong số ít Đài PT&TH địa phương đi tiên
phong và thực hiện thành công cơ chế tự chủ tài chính hơn 10 năm qua là điều
cần thiết giúp các cơ quan báo chí, các Đài PT&TH tại Việt Nam có cơ sở lý
luận và thực tiễn để vận dụng trong hoạt động kinh tế báo chí của mình, đồng
thời tìm ra một phần giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí
tại Đài PT&TH Vĩnh Long.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế báo
chí tại Đài PT&TH Vĩnh Long, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí của Đài PT&TH Vĩnh Long giai đoạn
2015-2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí và kinh tế báo chí nói
chung, kinh tế báo chí tại các Đài PT&TH nói riêng.
- Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt
động kinh tế báo chí tại Đài PT&TH Vĩnh Long, đặc biệt làm nổi bật những

nội dung hoạt động kinh tế báo chí tại Đài PT&TH Vĩnh Long, tìm hiểu
những cách thức tổ chức hoạt động kinh tế báo chí cụ thể, làm thế nào để một
đơn vị Đài tỉnh, không có những thuận lợi cơ bản lại có thể đạt được những
thành công đột phá trong hoạt động kinh tế báo chí; đồng thời đi tìm những
nguyên nhân đạt được để các Đài PT&TH địa phương có thể tham khảo học
tập kinh nghiệm từ một mô hình tổ chức hoạt động kinh tế báo chí có hiệu
quả như Đài PT&TH Vĩnh Long.


9
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh tế báo chí tại các Đài PT&TH địa phương nói chung và Đài PT&TH
Vĩnh Long nói riêng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thực hiện hoạt động kinh
tế báo chí trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại Đài PT&TH Vĩnh Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát việc thực hiện hoạt động kinh tế báo chí tại Đài
PT&TH Vĩnh Long năm 2014
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
báo chí truyền thông và kinh tế, nhất là kinh tế báo chí truyền thông,... Ngoài
ra, luận văn còn dựa trên cơ sở nhận thức các vấn đề lý luận của các ngành
khoa học liên quan như: kinh tế học, triết học, xã hội học, tâm lý học, quan hệ
công chúng và quảng cáo,…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tập hợp, đọc, lập phiếu để
tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài; phân tích các luận điểm, quan niệm
của các nhà nghiên cứu, từ đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận. Đây là cơ sở
để tác giả hình thành nội dung chương 1 của luận văn.
- Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân tích, diễn
giải, quy nạp: Tác giả lập phiếu khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân
tích, diễn giải quy nạp trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh tế
báo chí tại Đài PT&TH Vĩnh Long dựa trên các tiêu chí lý thuyết đặt ra để có


10
được các kết quả phân tích trong luận văn. Các kết quả khảo sát là cơ sở để
đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế báo chí ở chương 2 và đưa ra các giải
pháp, kiến nghị tại chương 3 của luận văn.
- Phương pháp điều tra xã hội học (bằng bảng hỏi an két): Tác giả xác
định mục đích, đối tượng, phạm vi, nội dung điều tra; tiến hành gửi mẫu bảng
hỏi liên quan đến vấn đề thực trạng, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện
kinh tế báo chí tại một số Đài PT&TH khu vực miền Tây Nam Bộ để có được
kết quả định tính, định lượng về vấn đề thực hiện kinh tế báo chí tại các Đài
PT&TH.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả xác định rõ nội dung, mục đích,
đối tượng phỏng vấn; đưa ra các câu hỏi, địa điểm, thời gian thực hiện cuộc
phỏng vấn nhằm lấy ý kiến từ lãnh đạo địa phương, đơn vị chủ quản của Đài
PT&TH Vĩnh Long, nhà quản lý từ Đài PT&TH Vĩnh Long và các Đài
PT&TH được khảo sát.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Tác giả đưa ra chủ đề thảo luận, lựa
chọn đối tượng, thời gian, địa điểm thảo luận nhóm với mục đích làm sáng tỏ
các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đóng góp một phần về mặt lý luận trong việc nhận diện chức
năng kinh tế dịch vụ của báo chí, đưa ra các tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh tế báo chí đối với các Đài PT&TH, mối quan hệ
giữa việc thực hiện tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí với việc thực hiện
chức năng kinh tế của báo chí. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo phục vụ
công tác nghiên cứu, đào tạo về báo chí và truyền thông, nhất là về vấn đề
kinh tế báo chí - truyền thông của các Đài PT&TH tại Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.


11
6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài
Từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động kinh tế báo chí tại một cơ quan báo
chí cụ thể đã thực hiện thành công tự chủ tài chính hơn 10 năm qua, luận văn
là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí đã, đang và sẽ thực hiện hoạt
động kinh tế báo chí. Các nội dung tham khảo bao gồm: những nội dung hoạt
động kinh tế báo chí, một số kinh nghiệm và giải pháp thực hiện hoạt động
kinh tế báo chí. Từ đó, giúp các cơ quan báo chí có thể vận dụng, tổ chức thực
hiện có hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí tại đơn vị mình.
7. Điểm mới của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh
tế báo chí, chức năng kinh tế dịch vụ của báo chí, việc vận dụng, áp dụng các xu
thế phát triển kinh tế báo chí để tạo nguồn thu tại các Đài PT&TH địa phương
nói chung, Đài PT&TH Vĩnh Long nói riêng, góp phần khẳng định vai trò của
hoạt động kinh tế báo chí đối với sự phát triển của báo chí Cách mạng Việt Nam.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và Mục lục,
nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về báo chí và hoạt động kinh tế
báo chí.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của Đài Phát thanh &
Truyền hình Vĩnh Long
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí của
Đài Phát thanh & Truyền hình Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020


12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN
VỀ BÁO CHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm báo chí
Theo cách gọi truyền thống, báo chí xuất phát từ 2 từ chữ Hán là "báo"
(thông báo) và "chí" hay “chỉ” (giấy), đầu tiên dùng để chỉ báo in. Theo từ
điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, thì báo chí là
“báo và tạp chí xuất bản định kỳ; xuất bản phẩm định kỳ”. [37, vần B].
Theo Luật Báo chí: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là
cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là
diễn đàn của nhân dân”.
Báo chí hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình,
báo mạng điện tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí
theo nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự. Các loại hình báo
chí ở nước ta hiện nay gồm: Báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Dững trong cuốn cơ sở lý luận báo chí, tiếp
cận khái niệm báo chí từ quan điểm hệ thống:
Báo chí là hiện tượng xã hội luôn tồn tại và phát triển trong những
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể dưới sự tác động và chi phối trực tiếp
của thiết chế chính trị, quyền lực chính trị; [16, tr.63]
Theo quyển Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản (tập 2),


của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông
(thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), thì:


13
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự

kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan
một cách nhanh chóng, chỉnh xác và trung thực đến đông đảo công
chúng nhằm tích cực hoá đời sống thực tiễn [Error: Reference source
not found, tr.36].
Báo chí là thông tin, nhưng không phải thông tin nào cũng có thể trở
thành báo chí. Thông tin là chức năng sơ khai và là chức năng quan trọng
hàng đầu của báo chí. Báo chí ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên nhu cầu
thông tin giao tiếp của con người. Thực hiện chức năng thông tin, báo chí
cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội,
đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội.
Thông tin báo chí phải là thông tin đại chúng, tức là nó hướng tới các
tầng lớp công chúng rộng rãi, có mục đích và có ý nghĩa chính trị xã hội nhất
định. Trong một thế giới chứa đầy thông tin, báo chí có cách riêng của mình
để phản ánh hiện thực, mục đích nhằm tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với
những mối quan tâm, nhu cầu và sở thích khác nhau. Chính điều đó đã khiến
cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng
động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của thông
tin báo chí. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri
thức giúp cho công tác chỉ đạo điều hành đất nước mà còn là nơi để người dân
có thể phản hồi lại những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, qua
đó có cái nhìn tốt hơn và hướng chỉ đạo hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy xã

hội phát triển.
Khi xã hội phát triển, đời sống của người dân cũng được nâng lên, chính
vì thế, nhu cầu về thông tin giao tiếp ngày càng cao hơn. Giá trị của thông tin
là ở chỗ nó cung cấp tri thức cho công chúng, giúp công chúng hiểu biết rõ
các hiện tượng xã hội cơ bản cần thiết cho việc định hướng và tạo dư luận xã
hội lành mạnh, nhằm ủng hộ các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Chính vì thế, không phải thông tin nào cũng là thông tin báo chí, mà thông tin


14
báo chí là những thông tin được chắt lọc, có tác dụng định hướng cho công
chúng và có ý nghĩa chính trị xã hội nhằm hướng đến các mục tiêu và các giá
trị xã hội tiến bộ.
1.1.2. Khái niệm kinh tế, hoạt động kinh tế báo chí
Theo tiếng Hy Lạp (oikonomike) kinh tế có nghĩa là nghệ thuật quản lý
tài sản, nữ công [48, tr.18].
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở, kinh tế là tổng hòa các mối quan
hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với
nguồn lực có giới hạn. Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện
sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất
xã hội.
Theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh tế là tổng hòa các
quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo
thành cơ sở kinh tế của một chế độ nhất định.
Trong cuốn “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt
Nam”, (2012), GS.TS. Dương Xuân Ngọc viết “Kinh tế là toàn bộ phương
thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là nguồn gốc của mọi biến
đổi xã hội và những đảo lộn chính trị” [35].

Theo Nguyễn Gia Quý (năm 2009): “Thuật ngữ “kinh tế báo chí” cần
được hiểu theo nghĩa rộng. Trước hết, “Kinh tế báo chí” là cách người ta tổ
chức hoạt động báo chí nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đem lại lợi nhuận
của cơ quan báo chí, bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của tờ báo, nâng cao
đời sống người làm báo; đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế -xã hội
của đất nước [42].
“Kinh tế báo chí”, hiểu theo cách thứ hai, là báo chí tham gia làm kinh
tế trong khuôn khổ pháp luật quy định.”


15
Như vậy, nếu xét ở phạm trù khái niệm, thì thuật ngữ “kinh tế” mang ý nghĩa
rất rộng tuỳ thuộc vào góc độ, quan điểm lập trường của chủ thể khởi xướng.
Từ những phân tích trên, theo tác giả, thuật ngữ kinh tế còn được hiểu
theo 2 nghĩa:
Thứ nhất, là toàn bộ các lĩnh vực, các ngành khác nhau của một nền sản
xuất quốc dân mà cơ sở của nó là các quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan
hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối những sản phẩm làm ra
trên nền tảng của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Thứ hai, là một ngành kinh tế cụ thể của nền kinh tế quốc dân
Nếu đặt từ kinh tế trong thuật ngữ “Kinh tế báo chí” thì đây là thuật
ngữ để chỉ một ngành kinh tế cụ thể.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh
tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ” [36].
Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg, ngày 23/01/2007, của Thủ
tướng Chính phủ, hệ thống ngành kinh tế ở nước ta gồm có 21 nhóm ngành,
642 hoạt động kinh tế cụ thể, trong đó báo chí thuộc nhóm ngành Thông tin
và Truyền thông.
Như vậy,“Hoạt động kinh tế báo chí” là thuật ngữ để chỉ một ngành
kinh tế cụ thể trong một nền kinh tế. Trong hoạt động kinh tế báo chí, các cơ

quan báo chí sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ và thực hiện những hoạt
động kinh tế khác trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm duy trì và phát triển
sự nghiệp của đơn vị mình.
1.2. Hoạt động kinh tế báo chí tại các Đài Phát thanh & Truyền hình
1.2.1. Quá trình hình thành kinh tế báo chí ở nước ta
Từ giữa những năm 80 trở về trước của thế kỷ XX, báo chí Cách mạng
Việt Nam chủ yếu hoạt động theo cơ chế bao cấp. Trong suốt giai đoạn này,
Nhà nước hầu như bao cấp toàn bộ cho các cơ quan báo chí, từ trụ sở, phương


16
tiện làm việc đến lương bổng, in ấn, phát hành, xuất bản,…Sản phẩm báo chí
không được xem là sản phẩm hàng hóa mà chỉ đơn thuần là sản phẩm tuyên
truyền. Do đó, dù báo chí nước ta vẫn hoạt động và phát triển nhưng kém
năng động và có xu hướng tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Kể từ khi Đảng ta chính thức khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi
mới đất nước (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - năm 1986) đến nay, bắt
đầu từ đổi mới về kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đất nước ta ngày càng đổi mới toàn diện. Trong thời kỳ đổi mới, báo
chí - truyền thông nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước, tiếp tục thực hiện tốt các chức năng xã hội cơ bản. Cơ quan báo chí truyền thông là công cụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và
nhân dân ở các địa phương.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để
có thể thực hiện tốt các chức năng xã hội cơ bản của mình, để có thể phát
triển và hoà nhập với xu thế hội nhập quốc tế, một yêu cầu lớn đang được đặt
ra đối với các cơ quan báo chí-truyền thông nước ta là cần phải thoát khỏi sự
bao cấp của nhà nước, vươn lên thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính. Nói cách
khác, ngoài thực hiện tốt các chức năng xã hội cơ bản, báo chí nước ta còn phải

thực hiện tốt chức năng kinh tế. Thực hiện tốt chức năng kinh tế là cách duy nhất
để cơ quan báo chí tiến hành hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính.
Sau gần 30 năm đổi mới, đến nay cả nước ta đã có hàng trăm cơ quan
báo chí tự chủ tài chính và đã khẳng định được vị thế, thương hiệu của mình.
Điển hình, trong những năm gần đây, doanh thu của nhiều cơ quan báo chí đã
đạt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Việc tham gia làm kinh
tế đã không còn bị xem là hoạt động phụ trợ nữa mà đã thực sự trở thành một
hoạt động quan trọng giúp các cơ quan báo chí có tính chủ động trong hoạt


17
động và phát triển của mình như một doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan báo chí phát triển sự nghiệp của mình. Có thể nói,
nước ta đang trong quá trình hình thành, phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế
báo chí - truyền thông.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế báo chí - truyền thông
Kinh tế báo chí - truyền thông là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh
vực sản xuất hàng hóa tinh thần, vật chất phục vụ nhu cầu nâng cao nhận
thức, giải trí của con người. Ngành báo chí truyền thông chỉ trở thành một
ngành công nghiệp khi nó thực sự là một hoạt động kinh tế sản xuất quy mô
lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các cơ chế chính sách và các tiến
bộ công nghệ, khoa học - kỹ thuật.
Hai yếu tố quyết định cho phát triển kinh tế báo chí là sản phẩm hàng
hóa báo chí và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Xã hội
càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về
sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Thông tin trở thành một trong
những “nhu yếu phẩm” không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Người ta cần
nhiều thông tin: thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giải trí,…và sẵn
sàng bỏ tiền để được đáp ứng nhu cầu này. Một khi đã là sản phẩm hàng hóa
thì sản phẩm báo chí và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông

cũng phải chịu sự tác động của những quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật giá trị…
Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về
thông tin, quảng cáo về sản phẩm, đơn vị nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến
người tiêu dùng. Sản phẩm dịch vụ mà báo chí cung cấp cho các nhà quảng
cáo, doanh nghiệp là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công chúng. Vì lẽ
đó, thị trường quảng cáo cũng là một trong những đặc điểm cơ bản của kinh
tế báo chí - truyền thông, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ ngành hoạt động
này. Truyền hình là một trong những lĩnh vực chiếm thị phần quảng cáo cao


18
nhất kể cả thời điểm kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng. Giá quảng cáo
trong một chương trình có nhiều khán giả sẽ có giá trị cao hơn nhiều so với
giá quảng cáo trong một chương trình bình thường. Hiện nay, giá quảng cáo
cao nhất có thể lên đến 180 triệu cho 1 TVC (Đoạn băng quảng cáo 30 giây).
Ngoài ra, điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạt động kinh tế báo chí đó
là cơ quan báo chí đó phải thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Chỉ có việc tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính,
cơ quan báo chí mới có đủ điều kiện chuyển đổi từ một đơn vị sự nghiệp có
thu được Nhà nước bao cấp hoàn toàn hoặc bao cấp một phần sang đơn vị
hạch toán độc lập về tài chính, tạo thế chủ động của một doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế báo chí còn dẫn đến sự tác động có tính
hai mặt vào đời sống báo chí truyền thông.
Mặt thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, bảo đảm
cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật
công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, cũng như công tác
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người
làm báo. Nghĩa là kinh tế báo chí trở thành động lực phát triển sự nghiệp cho
cơ quan báo chí.

Mặt thứ hai, sự phát triển kinh tế báo chí dễ dẫn tới hiện tượng thương
mại hóa báo chí, hay là sự xuất hiện những sản phẩm báo chí thuần túy hàng
hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan tâm đến chức năng thông tin
tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin, tuyên truyền như vỏ bọc cho hoạt
động kinh tế.
Một vấn đề nữa đáng quan tâm đó là vấn đề hình thành các tập đoàn
báo chí, một dạng của sự phát triển kinh tế báo chí hay thương mại hóa báo
chí trong nền kinh tế thị trường hay còn gọi là tập đoàn truyền thông. Ở các
nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn báo chí hình thành trên cơ sở tích tụ tư


19
bản, cá lớn nuốt cá bé hay các công ty truyền thông tự nguyện liên kết lại
bằng hình thức mua bán hoặc hợp nhất với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra
sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Cũng có thể, các
quá trình trên diễn ra giữa những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại,
dịch vụ với cơ quan hoặc các công ty báo chí nhằm mở rộng lĩnh vực kinh
doanh, tạo ra lợi thế xã hội trong cạnh tranh và phát triển. Vì thế, thực chất
của việc hình thành các tập đoàn báo chí là một quá trình thuần túy kinh tế,
nhằm mục đích kinh tế. Những yếu tố liên quan đến khuynh hướng, tác động
chính trị của chúng, thực ra cũng là nhằm tìm đến lợi nhuận và bị lợi nhuận
chi phối.
Tại một số nước như Trung Quốc, Malaysia,...đảng chính trị cầm quyền
và nhà nước chủ động tạo ra các nguồn lực và điều kiện kinh tế - xã hội - kỹ
thuật - công nghệ để xây dựng các tập đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức
mạnh truyền thông chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho các yêu cầu, nhiệm
vụ chính trị. Tuy nhiên, khi đã trưởng thành, các tập đoàn báo chí đó không
chỉ trở thành thế lực truyền thông chính trị, mà còn trở thành thế lực kinh tế
và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế trong quá trình tồn tại và
phát triển.

Ở nước ta, Chỉ thị 08/CT-TƯ ngày 31/3/1992 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng, lần đầu đề cập đến khuynh hướng thương mại hóa báo chí, theo
hướng báo chí chạy theo lợi nhuận đơn thuần khá nặng nề, dẫn tới đua nhau
đăng và phát những tin, bài, hình ảnh giật gân, câu khách.
Trong thời gian qua, báo chí đã tốn nhiều giấy mực để phê phán những
biểu hiện của thương mại hóa báo chí với mục đích tạo nguồn thu hơn là tạo
uy tín bằng những bài viết giật gân, câu khách, chuyện phòng the, tiền - tình tù - tội…
Riêng lĩnh vực truyền hình, biểu hiện thương mại hóa báo chí thường
gặp ở các chương trình liên kết. Các Đài Truyền hình liên kết với các doanh


20
nghiệp truyền thông để sản xuất chương trình theo hình thức xã hội hoá. Theo
đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động động phát thanh,
truyền hình trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014 “có nhiều chương trình liên
kết có nội dung dễ dãi, hời hợt, đáp ứng thị hiếu tầm thường, gây phản cảm
trong xã hội, thậm chí thiếu tính định hướng, tính giáo dục, nhất là đối với
lớp trẻ”
Xã hội hóa truyền hình là điều cần thiết để huy động được nhiều nguồn
lực xã hội vào việc sản xuất chương trình. Tuy nhiên, hoạt động này nếu
không được quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng “thương mại hoá”
theo nghĩa tiêu cực trong lĩnh vực truyền hình, vì nếu chỉ chú trọng làm kinh
tế, các Đài sẽ dễ rơi vào tình trạng thực hiện hoạt động sản xuất chương trình
của mình theo ý đồ của doanh nghiệp liên kết.
Tóm lại, khi làm kinh tế, các cơ quan báo chí không nên nhầm lẫn làm
kinh tế báo chí với thương mại hóa báo chí để rồi hoạt động kinh tế báo chí
của mình chỉ biết chạy theo lợi nhuận thuần túy. Báo chí nước ta là báo chí
cách mạng, là tiếng nói của Đảng, tổ chức chính trị xã hội, không có báo chí
tư nhân. Trong điều kiện tự chủ tài chính, cơ quan báo chí phải biết giữ vững
tôn chỉ mục đích khi tham gia làm kinh tế, xử lý được mối quan hệ giữa kinh

tế và chính trị để giải quyết vấn đề thương mại hoá báo chí.
Những thuận lợi - khó khăn của các Đài PT&TH thực hiện kinh tế
báo chí:
Hầu hết các Đài PT&TH ở nước ta ra đời từ những năm đầu của thập
niên 90, vì vậy, các đơn vị này đã có bề dày phát triển…Thuận lợi của các
Đài PT&TH địa phương so với các cơ quan báo chí khác khi thực hiện kinh tế
báo chí là họ đã có sẵn thực lực được nhà nước đầu tư như cơ sở vật chất,
trang thiết bị kỹ thuật, con người…có kinh nghiệm trong quá trình tổ chức sản
xuất chương trình. Được sự lãnh đạo trực tiếp của cơ quan chủ quản - một


×