Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giáo án bài Lưu huỳnh Hóa học 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.33 KB, 9 trang )

Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết

:
:
: 80

BÀI 43: LƯU HUỲNH
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lý: hai dạng thù hình phổ biến, sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử
và tính chất vật lý của lưu huỳnh, ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh.
- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng; các số oxi hóa của lưu huỳnh.
Hiểu được:
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh: vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, hidro), vừa có
tính khử (tác dụng với oxi, các chất oxi hóa mạnh).
- Vì sao lưu huỳnh có nhiều mức oxi hóa?
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh…và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Viết phương trình hóa học mô tả tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Giải các bài toán: tính khối lượng lưu huỳnh và hợp chất tham gia và sản phẩm tương ứng,
các bài tập tổng hợp liên quan.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ, chính xác.
- Giáo dục bảo vệ môi trường
- Lòng yêu thích, say mê học tập môn Hóa học.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.


- Rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. Phương pháp
- Nêu vấn đề, phương tiện trực quan (trình chiếu video, thí nghiệm).
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Sách giáo khoa
- Giáo án
- Dụng cụ & hóa chất thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bột lưu
huỳnh, bột nhôm.
Học sinh: ôn lại bài cũ, đọc trước bài mới, sách giáo khoa.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Giữ trật tự, kiểm tra sĩ số. (1 phút)


2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

Nêu câu hỏi trước lớp: “So sánh tính chất hóa học của oxi và ozon”. Gọi một học sinh lên
bảng trả lời
Trả lời:
- Giống nhau: oxi và ozon đều có tính oxi hóa như tác dụng với kim loại, phi kim và hợp chất.
- Khác nhau: ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
+ Ozon oxi hóa được Ag2O ở điều kiện thường còn oxi thì không.
O3 + 2Ag  Ag2O + O2
+ Ozon oxi hóa được ion I- trong dung dịch còn oxi thì không.
O3 + 2KI + H2O  I2 + 2KOH + O2
3. Nội dung bài mới
Vào bài: Những bài học trước các em đã được tìm hiểu về nguyên tố oxi và các hợp chất của nó.
Hôm nay, cô sẽ cùng các em nghiên cứu về một nguyên tố nữa, cũng nằm trong nhóm VIA, có
ứng dụng rất lớn vào đời sống. Đó là lưu huỳnh. Ta đi vào bài học.
Hoạt động của giáo viên
(GV)


Hoạt động của học sinh
(HS)

Nội dung bài học

Hoạt động 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA LƯU HUỲNH ( 10 phút )
I. Tính chất vật lí
GV: Khi tìm hiểu về nguyên HS: Dạng thu hình là dạng tồn 1. Hai dạng thù hình của lưu huỷnh
tố oxi, các em đã biết thế tại đơn chất khác nhau của
nào là dạng thù hình. Em cùng một nguyên tố.
nào có thể nhắc lại cho cả
lớp?
GV: Vậy thì lưu huỳnh
- Có 2 dạng thu hình: S tà phương (S α) và S
cũng có hai dạng thu hình,
đơn tà (Sβ).
đó là lưu huỳnh tà phương
(Sα) và lưu huỳnh đơn tà
(Sβ). Trình chiếu các hình
ảnh đơn chất lưu huỳnh
- Hai dạng thù hình có sự khác nhau về một
GV: Các em quan sát bảng HS: Trả lời được sự khác nhau số tính chất vật lí (khối lượng riêng, nhiệt độ
trong SGK trang 168, cho về:
nóng chảy, nhiệt độ bền), nhưng có cùng tính
biết sự khác nhau về tính
- Khối lượng riêng
chất hóa học.
Nhiệt
độ

nóng
chảy
chất vật lý của 2 dạng thù
-Chúng có thể biến đổi qua lại với nhau tùy
Nhiệt
độ
bền
hình.
vào điều kiện nhiệt độ
Sα  Sβ


GV: Phát phiếu học tập số 1
GV: Biểu diễn thí nghiệm đun
nóng lưu huỳnh trong ống nghiệm
trên ngọn lửa đèn cồn.
GV: Bằng sự quan sát của mình,
kết hợp với sách giáo khoa, các
em hoàn thành phiếu học tập.

GV: bổ sung: Trong các phương
trình phản ứng hóa học, để đơn
giản, người ta dùng kí hiệu S chứ
không dùng S8.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với
cấu tạo phân tử và tính chất vật lí
HS: Quan sát thí nghiệm, nêu của lưu huỳnh
nhận xét sự thay đổi trạng thái và
màu sắc trong quá trình đun.

Nhiệt độ Trạng
HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành
Màu sắc CTPT
(C0)
thái
phiếu
Nhiệt
S8, mạch vòng
Trạn Màu CTP
<113
Rắn
Vàng
độ
Tinh thể S
g thái sắc
T
0
S8, mạch vòn
(C )
119
Lỏng Vàng
<113
linh động
S8 bị đứt gẫy
119
Quánh Nâu
187
187
liên kết thàn
nhớt

đỏ
>445
Sn
Da
Các phân t
>445
Hơi
cam nhỏ hơn S
- Dùng kí hiệu S, không dùng S8.

Hoạt động 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA LƯU HUỲNH ( 15 phút )

GV: Yêu cầu HS viết cấu hình electron của S ở trạng thái cơ bản và kích thích. Cho biết số
electron độc thân?

GV: Dựa vào đó, cho cô biết S có những mức oxi hóa nào?
GV: Trong các hợp chất của S với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn (kim loại, H…), S có số
oxi hóa -2. Trong các hợp chất với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (O, Cl…), S có số oxi hóa
+4, +6. Trong đơn chất, S có số oxi hóa 0.
GV: Để xem S tác dụng với kim loại như thế nào, các em quan sát thí nghiệm sau. Biểu diễn thí
nghiệm Al tác dụng với S.
GV: Mời một học sinh nêu hiện tượng, viết PTPƯ và xác định số oxi hóa, vai trò của S.


GV: Dựa vào hiểu biết của mình, các em có thể cho cô biết, khi bị đổ thủy ngân xuống sàn, các
em xử lý như thế nào?
GV: Lưu huỳnh tác dụng được với thủy ngân ở điều kiện thường tạo HgS.
GV: Mô tả thí nghiệm S tác dụng với H 2. Yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng,
xác định số oxi hóa và vai trò của S.
GV: Các em có nhận xét gì về số oxi hóa của S qua các phản ứng này?

GV: Như vậy, lưu huỳnh đã thể hiện tính chất gì?

GV: Lưu huỳnh có thể tác dụng với các phi kim nào?
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng giữa lưu huỳnh và oxi.
GV: Nhận xét. Số oxi hóa của lưu huỳnh tăng từ 0 lên +4 nên lưu huỳnh có tính khử. Tương tự,
S tác dụng với F2 tạo thành SF6, số oxi hóa tăng từ 0 lên +6. Vậy lưu huỳnh thể hiện tính khử.
GV: Vì sao trong cùng một nhóm mà lưu huỳnh thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa còn oxi chỉ
thể hiện tính oxi hóa?
GV: Lưu huỳnh còn phân lớp 3d trống nên có khả năng kích thích tạo 4 hay 6 electron đôc thân,
nhờ đó có thêm số oxi hóa +4, +6 thể hiện khử còn oxi không có phân lớp d.
GV: Như vậy, từ các mức oxi hóa, các phản ứng cụ thể đã tìm hiểu ở trên, các em rút ra nhận xét
gì về tinh chất hóa học chung của lưu huỳnh?

HS: S (Z = 16)
TTCB: [Ne] 3s23p4 (có 2 e độc thân).
TTKT 1: [Ne] 3s23p33d1 (có 4 e độc thân).
TTKT 2: [Ne] 3s13p33d2 (có 6 e độc thân).
HS: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là -2, 0, +4, +6.


HS: Quan sát, trả lời hiện tượng: Al tác dụng với S, cháy sáng, bắn ra các tia lửa màu vàng.
+3 -2

t0

PTPƯ:
0
0
3S + 2Al
Al2S3

Ch.OXH Ch.Kh Nhôm sunfua
HS: Có thể trả lời được hoặc không: Dùng bột lưu huỳnh rắc phủ lên thủy ngân. Để một lúc, lấy
chổi quét đi.

HS: 0
0
+1 -2
t0
S + H2
H2 S
Ch.OXH Ch. Kh hidrosunfua

HS: Số oxi hóa của lưu huỳnh giảm từ 0 xuống

-2.

HS: Lưu huỳnh đã thể hiện tính oxi hóa.

HS: Trả lời: Các phi kim như O2, F2
HS:

+4 -2
0

0

S + O2

S O2


t0


HS: có thể trả lời được hoặc không.

HS: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
II. Tính chất hóa học của lưu huỳnh
- Lưu huỳnh có các mức oxi hóa -2, 0, +4, +6
- Đơn chất lưu huỳnh, S có số oxi hóa là 0.

1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro
- Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và H2 ở nhiệt độ cao tạo muối sunfua hoặc khí hidro sunfua.


a) S tác dụng với kim loại:
t0 Al2S3
3S + 2Al
Nhôm sunfua

S + Hg

HgS
Thủy ngân sunfua

b) S tác dụng với H2
t0

S + H2

H2S

Hidrosunfua

=> Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa.

2. Tác dụng với phi kim
- Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với các phim có độ âm điện lớn như O2, F2.
t0

S + O2

SO2
Lưu huỳnh dioxit
t0

S + F2

SF6
Lưu huỳnh hexaflorua
- Tác dụng với chất oxi hóa khác: H2SO4 đặc
t0


S + 2H2SO4 đ

3SO2 + 2H2O

=> Lưu huỳnh thể hiện tính khử.

Kết luận: Lưu huỳnh vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Hoạt động 3: ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH ( 3 phút )

III. Ứng dụng của lưu
huỳnh
- Sgk

GV: Yêu cầu học sinh tìm HS: Trả lời
hiểu SGK, nêu một số ứng
dụng của lưu huỳnh?
GV: Trình chiếu hình ảnh
minh họa ứng dụng của lưu
huỳnh.

Hoạt động 4: SẢN XUẤT LƯU HUỲNH ( 4 phút )
GV: Lưu huỳnh tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất trong tự nhiên nên ta có thể khai thác trực
tiếp hoặc bằng phản ứng hóa học.
GV: Trình chiếu sơ đồ phương pháp Frasch và mô tả cơ chế sản xuất.
GV: Ngoài ra còn có thể điều chế S từ H2S và SO2.

HS: Chú ý lắng nghe.
IV. Sản xuất lưu huỳnh

1. Khai thác lưu huỳnh từ lòng đất
- Phương pháp Frasch

t0

2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất
t0


2H2S + O2

2H2S + SO2

2S + 2H2O
3S + 2H2O

4. Củng cố ( 6 phút )
- Nhắc lại trọng tâm bài học: Tính chất hóa học của lưu huỳnh, vừa có tính oxi hóa, vừa có
-

tính khử.
Phát phiếu học tập số 2.

Phiếu học tập số 2. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Ở nhiệt độ 1190C, lưu huỳnh có đặc điểm gì?
A. Dạng hơi, màu vàng.
B. Dạng lỏng, màu vàng.
C. Dạng hơi, màu da cam.
D. Dạng lỏng, màu trắng.
Câu 2. Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây ở điều kiện thường?
A. Al
B. Fe
C. Hg
D. Cu.
Câu 3. Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây? (điều kiện có đủ)
A. Na
B. H2
C. Mg
D. H2SO4 đặc.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Lưu huỳnh tà phương (Sα) bền hơn lưu huỳnh đơn tà (Sβ) ở nhiệt độ thường.

B. Trong hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hóa -2, +2, +4, +6.
C. Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với một số phi kim (F2, O2, Cl2, …)
D. Thủy ngân (Hg) có thể tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.
Câu 5. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Cl2, O2, S
B. Na, F2, S
C. S, Cl2, Br2
D. Br2, O2, Ca
Đáp án: 1B 2C
3D
4B
5C
Dặn dò ( 1 phút )
Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK trang 172.
Chuẩn bị bài mới: Hidro sunfua.
Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
5.
6.



×