Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Khoá luận đánh giá chất lượng chương trình gameshow ca nhạc cho thiếu nhi trên sóng đài truyền hình việt nam hiện nay thông qua khảo sát chương trình đồ rê mí năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.16 KB, 45 trang )

Tên đề tài : Đánh giá chất lượng chương trình gameshow ca nhạc cho
thiếu nhi trên sóng đài truyền hình Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát
chương trình Đồ Rê Mí năm 2008.

Phần mở đầu
1.

Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Về mặt nhận thức khoa học : Cần có nhiều tài liệu hơn nữa về thể
loại trò chơi trên truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình cho thiếu nhi
nói riêng.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Truyền hình ra đời ở Mỹ và các
nước châu Âu.Thời kỳ đầu xuất hiện, truyền hình hầu như chỉ phát đi các
chương trình ca nhạc và sân khấu. Qua gần 100 năm phát triển, số lượng
các chương trình truyền hình hiện nay đã tăng lên rất nhiều, và được chia
nhỏ thành nhiều loại chương trình để phục vụ cho nhu cầu của từng nhóm
khán giả.
Ở Việt Nam vài năm trở lại đây có sự xuất hiện và bùng nổ của thể
loại trò chơi trên truyền hình,với đối tượng phục vụ phong phú, bao gồm
nhiều lứa tuổi từ các em học sinh cấp2, cấp 3 đến sinh viên, thanh niên,
trung niên, người cao tuổi…Các loại chương trình này đang được nhà Đài
sản xuất hàng loạt, đồng thời cũng chiếm được sự quan tâm, ủng hộ của rất
nhiều khán giả.Tuy nhiên, các loại tài liệu, công trình nghiên cứu về trò
chơi trên truyền hình nói chung và trò chơi trên truyền hình dành cho thiếu
nhi nói riêng vẫn còn chưa nhiều, chưa tương xứng với tốc độ phát triển
nhanh chóng của loại chương trình này.

1



1.2. Về mặt thực tế : Các chương trình trò chơi truyền hình cho thiếu
nhi càng tăng về số lượng thì đồng thời yêu cầu về chất lượng cũng phải
ngày một cao.
Có một thực tế là hiện nay tình trạng sân chơi cho thiếu nhi còn rất thiếu,
đặc biệt là các sân chơi bổ ích lành mạnh. Trong khi đó, truyền hình lại là một
phương tiện truyền thông phổ biến và có sức ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng. Do
đó việc tạo nên các sân chơi mới, bổ ích , hấp dẫn cho các em thiếu nhi là một
yêu cầu cần thiết với truyền hình hiện nay.
Trong xu hướng tăng cường giao lưu và mở cửa văn hóa, tất cả mọi
người, đặc biệt là các em thiếu nhi tiếp xúc hàng ngày với nhiều luồng
văn hóa, tư tưởng khác nhau, tốt có, xấu có. Do đó rất cần sự định hướng
chung của gia đình, xã hội. Truyền hình lúc này cần thực hiện tốt vai trò xã
hội của mình trong việc hướng dư luận nói chung và hướng các cháu thiếu
nhi nói riêng đến những tư tưởng văn hóa lành mạnh, đảm bảo hài hòa
giữa chức năng giải trí và giáo dục.
Những chương trình cho thiếu nhi trên sóng truyền hình càng cần
thiết bao nhiêu thì yêu cầu về chất lượng lại càng cao bấy nhiêu. Không
như các chương trình dành cho các đối tượng khác như : người cao tuổi,
trung niên, thanh niên… chương trình dành cho thiếu nhi có yêu cầu chặt
chẽ hơn về mọi mặt do sức ảnh hưởng của nó đến khán giả. Các em thiếu
nhi đều đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, quan điểm sống. Các em có
xu hướng bắt chước người lớn, bắt chước những hành động mà các em
thấy trên tivi, trong phim ảnh… Do đó sự tác động của các chương trình
truyền hình đến độ tuổi này là rất lớn, và có khả năng ảnh hưởng lâu dài.
Thấy được điều đó thì càng phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của các
chương trình truyền hình cho thiếu nhi. Nếu 1 chương trình có chất lượng
tốt, đảm bảo được sự hài hòa giữa hai yếu tố giải trí và giáo dục thì sẽ có

2



tác động tích cực, hướng các em đến những hành động tích cực, những lối
suy nghĩ tốt . Và ngược lại, nếu một chương trình truyền hình cho thiếu
nhi có những yếu tố bạo lực hay trái với quan điểm đạo đức thông
thường… thì sẽ tác động tiêu cực đến hành vi, cách suy nghĩ, ứng xử của
các em.
Đài truyền hình Việt Nam hiện nay có khá nhiều các chương trình
cho thiếu nhi, ngoài các chương trình phim hoạt hình hay phim cho thiếu
nhi thì phần lớn các chương trình còn lại đều nghiêng về phía giáo dục nên
hơi khô khan, khó tiếp thu.Hiện nay nhà Đài cũng đang tổ chức sản xuất
một vài chương trình có sự kết hợp giữa giải trí và giáo dục. Các chương
trình này đang được không chỉ các em mà cả các bậc phụ huynh cũng rất
quan tâm. Đồ Rê Mí cũng là một trong những chương trình như vậy. Mỗi
năm tổ chức một lần để các bé từ 5-9 tuổi thi tài ca hát, vũ đạo, Đồ Rê Mí
đang dành được sự quan tâm của các em thiếu nhi ở cả 3 miền của đất
nước. Đánh giá được đúng chất lượng chương trình này, chỉ ra được những
ưu điểm và hạn chế của nó sẽ giúp những người làm truyền hình thực hiện
tốt hơn công việc của mình, và rộng hơn, sẽ góp phần đưa ra hướng đi
chung cho các chương trình truyền hình cho thiếu nhi để đạt được chất
lượng tốt nhất.
2.

Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, đánh giá chất lượng
chương trình game show ca nhạc cho thiếu nhi nói chung và chương trình Đồ
Rê Mí nói riêng. Từ đó đi vào tìm hiểu những vấn đề có tính lí luận như :
- Chương trình truyền hình và cụ thể là chương trình truyền hình cho
trẻ em
- Game show và game show ca nhạc cho thiếu nhi

3


- Sự hài hòa giữa chức năng giáo dục và giải trí , giữa yếu tố thương
mại và chất lượng chương trình
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng 1 chương trình game show ca nhạc
cho thiếu nhi: nội dung phải có sự đảm bảo hài hòa giữa giáo dục và giải
trí ( học mà chơi, chơi mà học), hình thức phải sống động, thể hiện được
sự hồn nhiên , nhí nhảnh của trẻ em.
Trên cơ sở khảo sát chương trình Đồ Rê Mí năm 2008 – được sản xuất
bởi Phòng Trò chơi và gặp gỡ trên Truyền hình 3, Ban Thể thao- Giải trí và
Thông tin kinh tế, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá về chất lượng chương
trình, xem xét các ưu điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sở
khảo sát và phân tích các số đã phát sóng, luận văn sẽ đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình Đồ Rê Mí cũng
như của chương trình gameshow ca nhạc cho thiếu nhi nói chung.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Với vấn đề đang nghiên cứu, luận văn sẽ đóng góp thêm vào lí luận
chung về chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình
dành cho thiếu nhi nói riêng. Đồng thời bổ sung thêm những lí luận về
chương trình trò chơi trên truyền hình, và cụ thể là chương trình trò chơi
truyền hình cho thiếu nhi ( những đặc điểm, yêu cầu, tiêu chí đánh giá chất
lượng … )
Những kết quả nghiên cứu, phân tích tổng hợp cùng các giải pháp đề
xuất của luận văn sẽ giúp những người sản xuất chương trình trò chơi
truyền hình cho thiếu nhi, mà cụ thể là những người sản xuất chương trình
Đồ Rê Mí đánh giá một cách tổng quát chất lượng, hiệu quả chương trình,

nhìn ra các ưu điểm, hạn chế để từ đó có thêm những cải tiến, thay đổi để

4


nâng cao chất lượng các chương trình sẽ sản xuất trong tương lai, mà trước
mắt là Đồ Rê Mí 2009.
Khóa luận cũng giúp cung cấp một cái nhìn tổng thể về chương trình, cũng
như từng công việc thực tế của mỗi thành viên trong êkip sản xuất. Đồng
thời phân tích được những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể với một Phóng viên,
Biên tập viên làm trong các chương trình dành cho thiếu nhi.Từ đó người
viết hi vọng sẽ có hướng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như rèn
luyện các kỹ năng, phẩm chất mà mảng chương trình cụ thể này yêu cầu.
4.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trẻ em luôn luôn là đề tài được báo chí nói chung và truyền hình nói
riêng quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này nhưng chỉ
dừng chung chung ở các chương trình truyền hình cho trẻ em… Tuy nhiên
chưa có chương trình nào đề cập cụ thể đến chất lượng của game show ca
nhạc cho thiếu nhi.Hơn nữa Đồ Rê Mí cũng là một chương trình mới và hiện
đang dành được rất nhiều sự quan tâm của các em nhỏ, các bậc phụ huynh
cũng như có được sự ưu ái của nhà Đài.(Chương trình lên sóng từ năm 2007
và mỗi năm chỉ tổ chức sản xuất tập trung một lần để ghi hình khoảng 12-13
số, phát từ tháng 7 đến tháng 10 ).Cho nên có thể khẳng định “: Đánh giá
chất lượng chương trình gameshow ca nhạc cho thiếu nhi trên sóng đài truyền
hình Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát chương trình Đồ Rê Mí năm
2008” là đề tài hoàn toàn mới.
5.


Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm triết học Mac-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí .Các
vấn đề được trình bày trong luận văn đều dựa trên hệ thống lý luận chung

5


của báo chí nước ta hiện nay, cũng như các tài liệu chuyên ngành bàn sâu
về các thể loại chương trình truyền hình cho trẻ em.
Ngoài ra, luận văn còn thực hiện với phương pháp khảo sát thực tiễn :
quan sát, trao đổi trực tiếp, tổng hợp tài liệu, phân tích các chương trình đã
phát sóng… Đồng thời bằng phưong pháp phỏng vấn sâu, tác giả còn tiến
hành lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà báo trong lĩnh vực
truyền hình cho thiếu nhi, cũng như ý kiến của đạo diễn, của những người
sản xuất chương trình thiếu nhi nhiều kinh nghiệm.
6.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những lí luận về chương trình truyền hình cho
thiếu nhi, đặc biệt là các trò chơi truyền hình có đối tượng là trẻ em.
Những lí luận này sẽ được minh họa bằng thực tế một chương trình thiếu
nhi đang rất được quan tâm của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay là Đồ
Rê Mí.
Chương trình Đồ Rê Mí được lên sóng từ năm 2007. Và mỗi năm
chương trình sẽ được tổ chức một lần vào dịp hè để các bạn nhỏ có cơ hội
thể hiện năng khiếu nghệ thuật của mình. Tính đến nay là năm thứ 3

chương trình được sản xuất và format không có sự thay đổi lớn. Sở dĩ luận
văn lựa chọn khảo sát Đồ Rê Mí 2008 vì đây là năm thứ hai tổ chức,
format chương trình đã có sự ổn định tương đối, êkip làm chương trình
cũng quen với công việc hơn, chuyên nghiệp hơn, đồng thời qua năm đầu
lên sóng, chương trình cũng thu hút được nhiều đối tượng tham gia hơn
trên khắp các miền đất nước. Hơn nữa việc lựa chọn khảo sát, đánh giá Đồ
Rê Mí 2008 sẽ có ý nghĩa thiết thực, giúp những người sản xuất chương
trình Đồ Rê Mí 2009 có thể đánh giá tổng quan, rút kinh nghiệm để thực
hiện chương trình tốt hơn trong dịp hè này.

6


7.

Kết cấu của luận văn

Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : Nội dung
Chương I : Chương trình truyền hình cho thiếu nhi
1.

Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi

1.1.

Chương trình truyền hình

Khái niệm
Các loại chương trình truyền hình

1.2.

Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi

Khái niệm
Đặc điểm
2.

Chương trình trò chơi trên truyền hình dành cho thiếu nhi

2.1.

Khái niệm

2.2.

Đặc điểm

2.3.

Tiêu chí đánh giá chất lượng một chương trình trò chơi

truyền hình cho thiếu nhi.
3.

Mối quan hệ giữa các yếu tố : giải trí và giáo dục, thương

mại và chất lượng trong một chương trình trò chơi truyền hình cho
thiếu nhi
3.1.


Yếu tố thương mại trong truyền hình, đặc biệt là trong các

chương trình trò chơi truyền hình
3.2.

Mối quan hệ giữa hai chức năng giải trí và giáo dục, giữa

yếu tố thương mại và chất lượng.
7


Chương II : Đánh giá chất lượng chương trình Đồ Rê Mí
1.

Giới thiệu về chương trình Đồ Rê Mí

1.1.

Sự ra đời của chương trình

1.2.

Quá trình phát triển của chương trình Đồ Rê Mí

2.

Khảo sát, đánh giá chất lượng chương trình Đồ Rê Mí

2008

Chương III : Một số đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
chương trình
1.

Những hạn chế của chương trình

2.

Nâng cao chất lượng chương trình là yêu cầu cần thiết và

bắt buộc
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

3.

chương trình
Phần 3: Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

Phần nội dung
Chương I : Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
I.
1.

Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
Chương trình truyền hình
8



1.1.

Khái niệm

Tuy cùng phản ánh hiện thực khách quan nhưng mỗi loại hình báo chí
lại có phương thức riêng, do đó cũng có những sản phẩm báo chí mang
tính đặc thù. Báo in, báo mạng điện tử có các tin, bài, ảnh… được dàn
trang trình bày trên mặt giấy hoặc trên máy tính. Khi có sự xuất hiện của
Phát thanh, và sau này thêm Truyền hình thì cũng bắt đầu xuất hiện một
thuật ngữ mới là “chương trình”.
Theo cuốn “ Sản xuất chương trình truyền hình” của Th.S Trần Bảo
Khánh thì ta có thể tiếp cận khái niệm này từ 3 góc độ :
-

Thứ nhất : từ phương tiện kỹ thuật truyền bá thông tin thì nhiệm

vụ của chương trình là “làm sao để đưa ra được lời đáp, lời hướng dẫn cho
thực tế khi xây dựng chương trình truyền hình, quy định được nguyên tắc
phối hợp tin bài”.
-

Thứ hai : “ khuynh hướng quan tâm đến ưu thế và biểu hiện ở

hiệu quả tác động của hoạt động giao tiếp đại chúng tới hiệu lực của nó.”
Tiếp cận theo hướng này thì khái niệm chương trình truyền hình chỉ đề cập
đến quá trình giao tiếp cũng như những sự kiện ảnh hưởng đến cơ cấu xác
định và khuynh hướng của cả chương trình .
-

Thứ ba : Theo hướng tiếp cận này, có thể hiểu đơn giản chương


trình truyền hình là hình thức thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của
truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến cho công chúng.
Là hình thức vật chất hóa nên có thể nói nếu không có chương trình thì
sẽ không có sự tồn tại của truyền hình. Ở báo in hay báo mạng điện tử, sản
phẩm cuối cùng là tin, bài, ảnh… và thường được thực hiện bởi 1 đến 2 người
( phóng viên, nhiếp ảnh ) còn trong truyền hình , chương trình truyền hình
luôn là thành phẩm của cả một tập thể. Thực hiện một chương trình luôn luôn
phải có một eekip, nhỏ thì gồm biên tập, quay phim, lái xe, kĩ thuật dựng… ,
9


kíp lớn hơn thì còn có cả đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, quay phim ở nhiều vị
trí … Chương trình truyền hình là kết qủa cuối cùng của một chuỗi các hoạt
động tập thể , trong đó mỗi người là một mắt xích quan trọng.
Chương trình truyền hình cũng như các sản phẩm báo chí khác đều mang
thông điệp đến cho khán giả. Mỗi chương trình lại hướng đến một đối tượng
khán giả riêng với những nhu cầu xem hết sức cụ thể. Do đó mỗi chương trình
lại có nội dung, đề tài, cách khai thác, thể hiện… khác nhau, giọng điệu,
phong cách khác nhau. Chính điều này đã tạo nên sự phong phú và sức hấp
dẫn cho truyền hình từ khi xuất hiện cho đến ngày nay.
Theo nghĩa hẹp, chương trình truyền hình có thể là một phóng sự, một
tin, một phim tài liệu… Theo nghĩa rộng, chương trình truyền hình không chỉ
là các sản phẩm nhỏ lẻ mà còn là sự sắp xếp, sắp đặt nhiều chương trình để
tạo sự thống nhất, đảm bảo lịch phát sóng. Một chương trình lớn có thể bao
gồm nhiều series chương trình nhỏ hơn, được phát liên tục vào khung thời
gian quy định. Ví dụ những chương trình như Bài hát Việt, Điểm hẹn âm
nhạc… có những chương trình theo chủ đề phát hàng tuần/ tháng.
Chương trình là sản phẩm cuối cùng của quá trình lao động tập thể của
những người làm truyền hình nhưng chưa phải là mắt xích cuối cùng trong

chuỗi giao tiếp truyền hình. Giao tiếp truyền hình là một chu trình khép kín,
và có tính chất lặp lại từ sản xuất – phát sóng – nhận ý kiến phản hồi – thay
đổi, sửa chữa – tiếp tục sản xuất… Như vậy chương trình là hình thức vật chất
của truyền hình, là phương tiện chuyển tải thông điệp của Biên tập, Phóng
viên đến khán giả. Đồng thời, qua chương trình cụ thể, khán giả sẽ tiếp nhận
thông điệp và phản hồi lại với nhà Đài, với những người sản xuất để nâng cao
hơn nữa chất lượng chương trình.
1.2.

Phân chia các chương trình truyền hình

10


Có nhiều cách để phân chia các chương trình truyền hình.
Nếu phân chia theo khả năng kĩ thuật, ta có thể chia chương trình truyền
hình thành 3 loại chính là :
- Chương trình sản xuất bằng băng từ.
- Chương trình sản xuất bằng phim nhựa.
- Chương trình phát trực tiếp.
Các chương trình này có thể được thực hiện tại hiện trường, trong bối
cảnh thực tế hoặc thực hiện ghi hình tại trường quay, phim trường… Loại
chương trình sản xuất bằng phim nhựa do chi phí sản xuất quá lớn, yêu cầu
cao về máy móc thiết bị … nên hầu như không được sử dụng trong truyền
hình nữa. Nên về mặt kỹ thuật chỉ có hai loại chương trình truyền hình chính
là loại sản xuất bằng băng từ và loại truyền hình trực tiếp. Hiện nay Đài
Truyền hình VN đang sản xuất một số chương trình bằng đĩa……………..
nhưng chỉ với số lượng hạn chế và hiện chỉ dùng trong Ban Thanh thiếu niên
VTV6.
Loại chương trình sản xuất bằng băng từ là loại chương trình sản xuất

thường xuyên nhất, nhiều nhất, và là công việc chính mà các biên tập viên,
phóng viên TH phải thực hiện.Trong loại chương trình này, các phóng sự
ngắn có tính thời sự có thể được thực hiện ngay rồi phát luôn trong ngày,
nhưng đa số các chương trình đều đến với khán giả sau khi sự kiện đã xảy ra
được một thời gian. Đặc biệt các chương trình trò chơi, giải trí trên TH thậm
chí còn được ghi hình trước đó hàng tháng sau đó mới phát sóng. Ngay như
chương trình Đồ Rê Mí cũng chỉ thực hiện ghi hình tập trung trong khoảng 1
tháng, sau đó dựng phát dần cho 3 tháng. Các chương trình như vậy đòi hỏi
người làm tổ chức sản xuất phải có sự khái quát và phải tính trước để đến khi
chương trình phát sóng vẫn phù hợp với các yếu tố như nhu cầu khán giả, thời
tiết, sự phù hợp của thời điểm lên sóng ( các ngày lễ kỉ niệm, chào mừng… )
11


Loại chương trình phát trực tiếp không phải lúc nào cũng được thực hiện
thường xuyên do chi phí sản xuất cao, khả năng kĩ thuật nhiều khi hạn chế,
đồng thời không phải bất lỳ sự kiện nào cũng có thể tiến hành làm chương
trình trực tiếp. Chương trình phát trực tiếp chỉ được thực hiện khi có những sự
kiện lớn, ảnh hưởng đến nhiều người và có tác động sâu rộng trong công
chúng. Hiện nay để được làm chương trình phát trực tiếp không chỉ có các sự
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa… mà có nhiều chương trình giải trí cũng phát
trực tiếp. Ví dụ các show diễn ca nhạc lớn như Điểm hẹn Âm nhạc, Con
đường Âm nhạc, Bài hát Việt, các chương trình Gala gặp gỡ cuối năm, các
cuộc thi sắc đẹp, số chung kết của các trò chơi truyền hình như Đường lên
đỉnh Olympia, Rung Chuông vàng…Trước kia do sự hạn chế về phương tiện
kĩ thuật nên số lượng các chương trình được truyền hình trực tiếp không
nhiều. Nhưng hiện nay như cầu xem của khán giả nâng cao, nhà Đài cũng
chịu khó đầu tư về máy móc kĩ thuật nên càng ngày càng có nhiều chương
trình truyền hình trực tiếp. Đồ Rê Mí cũng có show chung kết được truyền
hình trực tiếp nhờ vậy mà tính hồi hộp cũng như độ hấp dẫn của chương trình

được tăng lên rất nhiều.
Nếu xét theo tiêu chí kỹ thuật sản xuất như trên đã phân tích thì chương
trình Đồ Rê Mí mà luận văn khảo sát thuộc cả hai dạng chương trình sản xuất
bằng băng từ và phát trực tiếp.
Nếu phân loại theo cách thức phản ánh của các chương trình truyền hình
thì ta có thể chia thành các nhóm như sau :
- Nhóm chương trình hội thoại :
+ Tin lời
+ Phỏng vấn

12


+ Đàm luận
+ Phát biểu
- Nhóm chương trình tạo hình:
+ Tin hình
+ Phóng sự
+ Ký sự truyền hình
+ Phim tài liệu truyền hình
- Nhóm chương trình tổng hợp:
+ Cầu truyền hình
+ Gặp gỡ trên truyền hình ( TV show )
+ Trò chơi trên truyền hình ( Game show)
Nếu theo cách phân chia này thì chương trình Đồ Rê Mí là một
chương trình Game show thuộc nhóm Chương trình tổng hợp.
2.

Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi


Hiểu một cách đơn giản thì chương trình truyền hình dành cho thiếu
nhi là các chương trình được sản xuất để phục vụ một nhóm đối tượng cụ
thể là thiếu nhi. Ở Việt Nam, giới hạn độ tuổi của nhóm đối tượng này là
từ 0 đến 16 tuổi, còn ở phương Tây thì giới hạn tuổi rộng hơn một chút từ
0 đến 18 tuổi.

13


Biên độ tuổi của nhóm đối tượng này khá lớn nên các chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi thường phân chia thành các nhóm độ tuổi
nhỏ hơn nữa, mỗi nhóm có nhu cầu xem riêng:
- Nhóm tuổi từ 0-4 tuổi
- Nhóm tuổi từ 4-11 tuổi trong đó trọng tâm là những đối tượng từ
7-11 tuổi
- Nhóm tuổi từ 11-14 tuổi . Với phương Tây thì đây là độ tuổi dậy
thì.
- Nhóm tuổi từ 14 -17 tuổi ( nhóm tuổi teen).
Không chỉ phân chia rõ ràng về các nhóm tuổi, các chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi còn phải xếp đối tượng phục vụ của mình
theo nhiều tiêu chí khác nữa . Ví dụ : đối tượng trọng tâm của chương
trình, giới tính, vùng địa lý ( nông thôn hay thành thị )… Chia nhỏ đối
tượng phục vụ để đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm nhỏ, sản xuất các
chương trình chuyên sâu, chuyên biệt cho từng khu vực đối tượng, đây là
cách làm thường thấy của truyền hình nước ngoài. Các chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi của VN hiện nay lại thường rơi vào việc
ôm đồm quá nhiều đối tượng. Ngoài các chương trình hoạt hình và phim
cho thiếu nhi không cần phân chia rõ ràng về tuổi, giới tính, khu vực
sống… thì phần lớn các chương trình cho thiếu nhi hiện nay đang ở tình
trạng “ tổng hợp”, nghĩa là một chương trình nhưng phục vụ một lúc nhiều

đối tượng khán giả khác nhau. Ví dụ chương trình Chai thủy tinh của Ban
Thanh thiếu niên dành cho một nhóm đối tượng có độ tuổi tương đối lớn
trên cả nước, không chia nông thôn và thành thị.
Các nhóm khán giả thuộc các độ tuổi như thanh niên, trung niên,
người cao tuổi thường có sự ổn đinh, không cần phải chia ra quá nhiều
nhóm tuổi để sản xuất chương trình.Một người 25 tuổi vẫn có thể ngồi

14


xem cùng một chương trình với người 35 tuổi Còn với thiếu nhi thì mỗi
nhóm tuổi như đã chia ở trên lại có nhu cầu xem khác nhau. Các nhóm tuổi
cũng được chia nhỏ hơn, trong mỗi nhóm chỉ chênh nhau 3-4 tuổi. Do đó
đặc điểm của chương trình truyền hình cho thiếu nhi phụ thuộc rất nhiều
vào từng tuổi, giới tính, tâm sinh lý…Chương trình cho bé gái sẽ phải khác
với chương trình cho bé trai, tương tự cũng rất khó để các khán giả thuộc
lứa tuổi dậy thì ( 11-14 tuổi) ngồi xem cùng một chương trình thiếu nhi
với các bé 3-4 tuổi.
Đồ Rê Mí là chương trình dành cho các bé từ 5- 10 tuổi. Theo các
khảo sát về tâm sinh lý thì ở độ tuổi này các bé gái thường thích dịu dàng
tình cảm, các bé trai thích hành động phiêu lưu, hài hước, bí hiểm, sợ
hãi… Nhìn chung nhóm tuổi này có nhu cầu thích tạo lập hội nhóm. Đồ
Rê Mí đáp ứng được khá nhiều nhu cầu của lứa tuổi này, đặc biệt là nhu
cầu của các bé gái : thích tình cảm, thích thể hiện năng khiếu nghệ thuật
của mình, các sở thích về thời trang, làm đẹp … 10 bé lọt vào còng 2 của
chương trình Đồ Rê Mí sẽ cùng ở, cùng tập luyện với nhau trong khoảng
gần 1 tháng, và các bé có xu hướng hình thành thành nhữung nhóm nhỏ
than với nhau. Chương trình cũng chia 10 bé thành 5 cặp, mỗi cặp sẽ cùng
thể hiện 1 chủ đề, 1 hoạt động ( khiêu vũ, thời trang, thể thao, nhạc cụ…. )
Việc chia cặp này vừa tạo nên các nhóm nhỏ, giúp các em dễ than nhau

hơn, đồng thời cũng kích thích sự tranh đua giữa các bé cùng nhóm.
Tuy mục đích ban đầu chương trình hướng tới là thu hút cả các bé trai
và bé gái, nhưng kết quả không đạt được như mong muốn : tỉ lệ các bé gái
tham gia luôn chiếm áp đảo so với các bé trai. Điều này thể hiện ngày càng
rõ. Năm 2008, có 74 / 95 bé tham dự là nữ ( tỉ lệ nữ chiếm 78% ).Và trong
số 10 bé lọt vào vòng 2 của chương trình thì chỉ có 1 bé trai duy nhất là
Thiện Anh. Đồ Rê Mí 2009 tỉ lệ các bé trai tham dự ngày càng ít đi, và
trong số 10 bé lọt vào vòng 2 năm nay, có 2 bé nam là Uy Vũ và Đức Anh.
15


Nguyên nhân của tình trạng này, một phần là do phong cách, cách thiết kế
thể hiện của chương trình phù hợp với bé gái hơn. Thêm nữa các bé trai ở
độ tuổi 5-10 thường có xu hướng thích hoạt động chạy nhảy hơn là ca hát.
Trong khi đó, các bé gái ở tuổi này lại có xu hướng thích hát múa, thích
biểu diễn, làm đẹp… nên rất thích các chương trình như Đồ Rê Mí .
Ngoài việc phải phù hợp với nhu cầu của từng độ tuổi, thì các chương
trình cho thiếu nhi còn có một số tiêu chí khác như :
- Phải giải thích các vấn đề một cách đơn giản, dễ hiểu và hài
hước.
- Phải đặt ra trong chương trình những câu hỏi mang tính thách
thức nhẹ nhàng. Hỏi để khơi gợi sự tò mò, để các bé cùng vui vẻ, thích thú
đi tìm câu trả lời chứ không phải những câu hỏi mang tính thách đố, ganh
đua.
-

Điều quan trọng là các chương trình cho thiếu nhi không được

nhàm chán, buồn tẻ. Một chương trình thiếu nhi thất bại là một chương
trình khiến cho các em có cảm giác khô khan và buồn chán. Cần phải tạo

nên được một bầu không khí vui vẻ, thoải mái, đầy thú vị . Một ngày trẻ
dành thời gian khá lớn ở trường nên các chương trình thiếu nhi không nên
tạo một không gian giống như ở trường nữa, mà nên mở ra những không
gian khác, thú vị hơn, mới mẻ hơn cho trẻ
-

Các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi cũng phải có sự

phù hợp với các mùa trong năm, và với tình hình thời sự. Các chương trình
sản xuất vào dịp hè,nghỉ đông, nghỉ xuân, noel sẽ phải khác với những
chương trình phát sóng vào các thời điểm bình thường trong năm. Đồ Rê
Mí được tổ chức sản xuất, ghi hình tập trung trong mùa hè và phát sóng từ
tháng 7 -9 . Khoảng thời gian này là rất hợp lý, các em đang được nghỉ hè

16


nên có thời gian tập trung tham gia tập luyện, tranh tài… Khán giả nhí
cũng có nhiều thời gian hơn để theo dõi và cổ vũ cho chương trình .
Các chương trình tuy sản xuất cho đối tượng là thiếu nhi, nhưng do nội
dung, tính chất chương trình nên có khi cả gia đình cùng ngồi xem. Trong
trường hợp này, các chương trình thiếu nhi giúp tăng sự đoàn kết gắn bó
trong gia đình, tạo cơ hội cho bố mẹ hiểu trẻ rõ hơn. Đồ Rê Mí cugnx là
một chương trình sản xuất cho thiếu nhi nhưng cả nhà có thể cùng ngồi
xem, cùng tham gia. Sự tham gia, góp sức của phụ huynh trong mỗi show
diễn của Đồ Rê Mí là rất lớn. Trong khoảng thời gian tập trung 1 tháng để
luyện tập và biểu diễn thì cha mẹ các thí sinh tham gia Đồ Rê Mí là một
phần không thể thiếu của chương trình, giúp các biên tập quản lý các cháu,
đảm bảo lịch tập múa, hát, nhớ các động tác vũ đạo… Các bậc phụ huynh
cũng luôn xuất hiện trong các phóng sự ngoài lề, phóng sự đồng hành.

Một đặc điểm khác của các chương trình cho thiếu nhi, đó là phải xác định
rõ giọng điệu chính của chương trình: nghiêm túc hay hài hước, dễ thương
hay tinh nghịch… Thường các chương trình nghiêng nhiều về phổ biến
kiến thức sẽ có giọng điệu nghiêm túc, các chương trình cho bé gái thường
nhẹ nhàng, dễ thương, trong khi chương trình cho bé trai phải có không
khí sôi nổi của những hoạt động thể chất… Giọng điệu của chương trình
thiếu nhi được quy định bởi đối tượng mà nó hướng tới,mục đích, chủ đề
chương trình, mong muốn của đạo diễn… Đồ Rê Mí là chương trình về ca
nhạc nên có giọng điệu sôi nổi, tiết tấu nhanh, bầu không khí không khác
gì các show ca nhạc của người lớn.
Bàn đến tiết tấu các chương trình cho thiếu nhi, cần thấy rằng đa phần các
chương trình cho nhóm đối tượng này thường có tiết tấu nhanh, dồn dập.
Không như người lớn, trẻ em sẽ rất nhàm chán trước các chương trình có
nhịp điệu chậm, rề rà. Chúng luôn thích những chương trình thú vị, nhiều

17


diễn biến, và luôn háo hức chờ đón xem tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào.
Nắm bắt được tâm lý ấy, ekip sản xuất của Đồ Rê Mí đã chia cuộc thi hát
trên truyền hình ra thành nhiều vòng ( vòng sơ loại – vòng 2- vòng 3chung kết ), mỗi vòng lại có một chủ đề mới, một phong cách mới ( có
show diễn thời trang, show về bong đá, nhạc cụ… ). Điều này đã khiến các
khán giả nhí luôn chờ đón xem show diễn tiếp theo các bạn nhỏ dự thi sẽ
biểu diễn cái gì, như thế nào… và cứ như thế bị cuốn hút cho đến hết
chương trình.
II. Chương trình trò chơi trên truyền hình dành cho thiếu nhi
1.

Chương trình trò chơi trên truyền hình


1.1.

Khái niệm và phân loại

Trò chơi trên truyền hình ( Game show) thuộc nhóm các chương trình
tổng hợp. Và đúng như tên gọi của nó, Trò chơi trên truyền hình có sử
dụng đan xen các thể loại chương trình thuộc nhóm hội thoại và nhóm tạo
hình. Vì thế nó mang đầy đủ đặc điểm của hai nhóm trên, như : tính chính
xác, dễ tiếp nhận, phù hợp với quá trình nhận thức…
Game show là một dạng của chương trình truyền hình, trong đó người
tham gia chơi sẽ trả lời các câu hỏi hoặc giải quyết các vấn đề chương trình
đặt ra. Có thể phân loại Game show theo lĩnh vực mà nó đề cập: trò chơi trí
tuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm...Hoặc có thể phân
chia theo cách thức tham gia của người chơi vào Game show. Có dạng Game
show tranh tài giữa những người chơi hoặc giữa các đội với nhau, ví dụ
Weakest Link của kênh NBC, tồn tại từ 2001- 2003, thu hút trung bình 12,8
triệu khán giả (trong năm 2000 - 2001). Luật chơi: Sau mỗi vòng câu hỏi các
thí sinh sẽ chọn bỏ phiếu để chọn ra “mắt xích yếu nhất” (“weakest link”),
nghĩa là người chơi có khả năng thua cuộc nhất. Hai thí sinh cuối cùng còn lại
18


sẽ thi đối đầu để giành giải thưởng bằng tiền mặt. Hoặc chương trình
Jeopardy! phát sóng trên kênh truyền hình Syndicated từ năm 1984 đến nay.
Chương trình tồn tại trong 25 năm này đã thu hút 10,7 triệu khán giả (trong
tháng 5/2005). Luật chơi: Mỗi chương trình sẽ có ba thí sinh cùng trả lời các
câu hỏi và ghi điểm. Trả lời đúng được cộng thêm còn trả lời sai bị trừ điểm.
Hay như chương trình The Price Is Right phát trên kênh CBS từ năm
1956 đến nay ( chương trình tồn tại hơn 40 năm ). Số lượng khán giả trung
bình là 5,6 triệu (trong mùa 2003-04). Luật chơi: Khán giả có mặt tại chương

trình được chọn ngẫu nhiên để tham gia những trò liên quan đến việc đoán giá
cả. Hai thí sinh còn lại cuối cùng sẽ thi đối đầu để giành trọn bộ giải thưởng ở
vòng thi chung kết mang tên Showcase Showdown.
Ở Việt Nam, các chương trình dạng này có Đấu trường 100, Ai là Triệu
phú, Ô cửa bí mật, Đối mặt, Hãy chọn giá đúng, Trò chơi âm nhạc…
Một dạng Game show khác, chương trình chỉ có những người chơi đơn
lẻ , giải quyết các vấn đề chương trình nêu ra nhằm đưa ra được giải pháp tối
ưu hoặc đạt được số điểm cao nhất và giành phần thắng. Như chương trình
The Singing Bee được phát trên kênh NBC từ tháng 7/2007 đến nay, có số
lượng khán giả là 11,3 triệu ( trong mùa hè 2007 ). Luật chơi: Các khán giả có
mặt tại chương trình sẽ được chọn ngẫu nhiên để tham gia các trò chơi liên
quan đến bài hát. Hay như Don't Forget the Lyrics! trên kênh Fox từ tháng 7 /
2007 đến nay, thu hút trung bình 8,5 triệu khan giả ( trong mùa hè 2007. Luật
chơi: Giống như “Singing Bee”, những người chơi phải nhớ lại lời bài hát để
giành giải thưởng bằng tiền mặt của chương trình. Hoặc chương trình Deal or
No Deal. Kênh truyền hình phát sóng: NBC, tồn tại từ 2005 – nay. Số lượng
khán giả trung bình: 14,8 triệu (trong năm 2006-07). Luật chơi: Những người
chơi chọn ngẫu nhiên trong số 26 vali bất kỳ (bên trong có chứa các khoản

19


tiền từ 10.000 -1 triệu USD) và cố gắng ghi điểm để giành giải thưởng trị giá
cao nhất.
Một trong những chương trình trò chơi trên truyền hình xuất hiện sớm
nhất trên thế giới là Spelling Bee, được thực hiện năm 1938.
1.2.

Đặc điểm


Ngoài các đặc điểm chung giống với nhóm chương trình hội thoại và
nhóm chương trình tạo hình, Game show còn có các đặc điểm riêng sau :
- Tính trực tiếp:
Các chương trình truyền hình khác, người xem luôn phải nhìn nhận
vấn đề qua lăng kính của biên tập viên, của người dẫn chương trình. Trong
Game show, người xem có cảm giác khác hẳn, giống như mình được trực
tiếp tham gia vào chương trình, trực tiếp trải nghiệm những tình huống,
câu hỏi, thách thức… mà chương trình đưa ra. Cách xử lý, đối đáp giữa
người chơi và MC tạo một không gian thật và gần gũi khiến người xem hết
sức hào hứng. Chính vì thế mà Game show có thể mang đến cho khán giả
những tiếng cười, những lời bông đùa, bình luận một cách rất thoải mái, tự
nhiên.
Cũng như các chương trình truyền hình khác, Game show cũng phải
tuân theo kịch bản nhưng cũng không quá gò ép. Hầu hết các Game show
chỉ cần đảm bảo format chung, còn các phần chơi được diễn ra theo rất tự
nhiên, sống động miễn là đảm bảo đúng luật chơi của chương trình. Do đó
khán giả được chứng kiến rất nhiều tình huống phát sinh hài hước, và thật
như ngoài đời sống. Giao lưu, ứng đáp giữa MC và người chơi không phải
tuân theo quy chuẩn quá ngặt nghèo, không phải dàn dựng, sắp đặt nên
khán giả cảm giác rất thú vị và có xu hướng muốn tham gia vào các

20


chương trình đó. Điều này có thể được minh chứng bằng hàng ngàn lá thư
của khán giả truyền hình đăng ký tham gia Game show trong vài năm qua.
Đồ Rê Mí là một chương trình dành cho thiếu nhi nên có thể thấy
trong chương trình rất nhiều tình huống hài hước, ngộ nghĩnh, đáng yêu
của các bé. Có khi là một câu nói hồn nhiên, một hành động lơ đễnh nào
đó ( quên lời bài hát, quên vũ đạo, đứng nhầm chỗ của bạn khác… ) khiến

khán giả thấy rất thú vị, vì con em mình cũng có lúc có hành động như thế.
Chính tính trực tiếp đã tạo nên nét hấp dẫn riêng của chương trình
Game show. Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí đơn thuần qua màn
ảnh nhỏ mà còn kích thích mong muốn trải nghiệm, tham gia trực tiếp của
khán giả.
- Yếu tố tranh đua
Là một trò chơi trên truyền hình nên trong một chương trình Game show
không thể không có yếu tố tranh đua. Dù là ở chương trình Game show nào
thì người tham gia chơi cũng phải giải quyết vấn đề chương trình đặt ra. Có
thể đó là sự tranh đua giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm, các đội nhằm đi
qua hết những thách thức mà chương trình đưa ra dưới dạng câu hỏi, tình
huống… cho đến khi một cá nhân hoặc một nhóm nào đó đạt được chiến
thắng cuối cùng. Đây là hình thức phổ biến hiện nay và được nhiều Game
show áp dụng như : Ai là Triệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông vàng,
Đường lên đỉnh Olympia. Một số Game show không diễn ra với hình thức
tranh đua giữa những người tham gia với nhau thì người chơi cũng phải vượt
qua các thử thách chương trình đặt ra, thuyết phục được Ban giám khảo/
người chấm tin theo cách giải quyết vấn đề của mình. Game show Nhà đầu tư
tài ba thuộc dạng này.

21


Các Game show được cấu tạo theo dạng “đố vui có thưởng”, chú trọng
yếu tố tranh đua, tạo kịch tính; kết hợp giữa giải trí và giáo dục. Nó phát huy
thế mạnh của hình ảnh và âm thanh và đặc biệt là sự tương tác giữa người
xem và chương trình đang diễn ra (trực tuyến), biến người xem ở thế “thụ
động” trở thành nhân vật chính của chương trình, kiểu như “Vui cùng Hugo”,
“Ai là triệu phú”, “Rồng vàng”…
Đồ Rê Mí là cuộc thi tài ca hát giữa các bé. Sự tranh đua có thể thấy rõ

ràng khi chương trình tìm ra bé giải nhất bằng cách loại dần các đối tượng dự
thi đuối hơn. Ngay vòng loại khu vực đã có sự tranh đua khá quyết liệt khi
mỗi khu vực miền Bắc, Trung, Nam có gần 100 hồ sơ được lọc ra để thi mà
chỉ lấy 2-4 cháu/ 1 khu vực. Đến vòng 2, 10 cháu được chọn sẽ cùng thi tài để
chọn ra 6 cháu lọt vào vòng 3… Qua từng vòng như vậy, tính tranh đua sẽ
càng gay gắt và quyết liệt hơn.
- Tính tương tác
Tính tương tác cao là một đặc điểm dễ nhận thấy của các chương
trình Game show. Khán giả có thể trực tiếp tham gia vào chương trình,
cùng những người chơi chính trải nghiệm các cảm giác, thử thách mà
chương trình đặt ra. Những chương trình truyền hình khác có thể không
cần khán giả vẫn có thể tiến hành ghi hình bình thường, còn với Game
show khán giả trở thành một phần không thể thiếu Với những Game show
như Trò chơi âm nhạc hay Ai là Triệu phú, Hãy chọn giá đúng… thì vai
trò của khán giả vô cùng quan trọng, họ trở thành một phần không thể
thiếu, đóng góp vào sự hấp dẫn chung của chương trình.
Với đặc trưng là tính trực tiếp, Game show lôi cuốn khán giả, tạo
được sự tương tác cao với không chỉ các khán giả tại trường quay mà cả
các khán giả xem qua truyền hình. Khán giả có thể góp ý, gửi câu hỏi,

22


cùng tham gia trả lời, tham gia dự đoán… Những việc này khiến cho
người xem theo dõi chương trình thường xuyên hơn, thích thú hơn.
Chương trình Đồ Rê Mí cũng có tính tương tác khá cao, thể hiện ở
việc khán giả cùng tham gia bình chọn cho các thí sinh, dự đoán số người
trả lời đúng để nhận phần quà của chương trình và nhà tài trợ. Ngòai ra,
Đồ Rê Mí còn có một dịch vụ gia tăng khác là Đồ Rê Mí Phone. Chương
trình này mới được lên sóng từ tháng 3/2009, 3số/ tuần vào 18h45 các

ngày thứ Hai, Tư, Sáu. Các bé sẽ gọi điện đến tổng đài để thi hát, MC của
chương trình sẽ gọi điện trực tiếp cho 2 bé hát hay nhất. Gia đình các bé sẽ
tự quay Video clip lúc các bé được gọi điện thoại và gửi về cho chương
trình. Có thể thấy trong chương trình gia tăng thêm này của Đồ Rê Mí thì
tính tương tác được phát huy triệt để.
- Tính bất ngờ
Như trên đã nói, các chương trình Game show chỉ cần đảm bảo
format chung chứ không có kịch bản chi tiết từng phần diễn ra như thế
nào. Không thể viết trước kịch bản hay dàn dựng người chơi sẽ chơi như
thế nào, vượt qua bao nhiêu thử thách, có thắng cuộc hay không… Tất cả
diễn biến của Game show đều có tính bất ngờ, mỗi sự lựa chọn của người
chơi đều sẽ đưa chương trình diễn tiến theo một hướng mới. Yếu tố bất
ngờ trong Game show tác động lên cả người tham gia và khán giả. Chính
vì không biết tiếp theo cuộc chơi sẽ diễn ra như thế nào nên khán giả luôn
luôn bị thu hút,và sẽ ngồi xem đến hết chương trình để biết được kết quả.
Đồ Rê Mí là một cuộc thi hát trên truyền hình, và khán giả, đặc biệt là
các em nhỏ và các bậc phụ huynh luôn dành sự quan tâm cho chương
trình, theo dõi từng show để xem các bé trình diễn như thế nào và hồi hộp
đợi công bố kết quả trong show cuối cùng. Trong mỗi show diễn theo từng
chủ đề, mỗi bé tham gia có sự thể hiện khác nhau nên không thể biết trước
23


được bé nào bị loại, bé nào được chọn. Mỗi số phát sóng đều khiến cho
khán giả bất ngờ, ngạc nhiên vì cách các bé biểu diễn, vì sự thay đổi trong
phong cách, trong cách thức thể hiện của chương trình …
2.

Chương trình trò chơi trên truyền hình dành cho thiếu nhi


Chương trình trò chơi trên truyền hình dành cho thiếu nhi không phải
chỉ xuất hiện trong thời gian trở lại đây. Ngay tư những năm đầu phát
triển, truyền hình đã quan tâm đến đối tượng công chúng vô cùng quan
trọng này của mình. Lịch sử các chương trình dành cho thiếu nhi gần như
tương đương với các chương trình dành cho người lớn trên các kênh
truyền hình toàn cầu.
Từ năm 1987 đến năm 1994, tại Anh Quốc có chương trình game
show Knightmare gây nhiều sự chú ý của trẻ em. Knightmare là chương
trình khám phá kỳ thú cho trẻ em được Tim Child sáng tạo và tổ chức sản
xuất. Chương trình ứng dụng các kỹ thuật hiện đại với hình ảnh không
gian số gây thú vị với trẻ. Cuộc phiêu lưu thường được bắt đầu với hầu hết
các tình huống là nhân vật bị bắt giam, trẻ sẽ giúp chúng tìm cách để thoát
khỏi nơi giam hãm đó bằng cách trả lời những câu hỏi hoặc thể hiện tài
năng suy luận hoặc phán đoán. . Ngoài việc phát sóng trên truyền hình,
chương trình này cũng đã xây dựng một website phục vụ cho việc tìm
kiếm thông tin cũng như đăng ký dự thi của thí sinh. Đồng thời, kho lưu
trữ dữ liệu của website này cũng cho phép các thí sinh nhí và người hướng
dẫn tìm kiếm các video clip thể hiện của các thí sinh từng dự thi.
Trên đài truyền hình CBS của Mỹ từ tháng 9/1982 đến tháng
9/1983 có chương trình Child's Play dành cho thí sinh người lớn đoán
ngôn ngữ của trẻ. Chương trình do công ty Mark Goodson thực hiện, Bill
Cullen làm MC. Chương trình gồm có các phần: trò chơi chính gồm 2
vòng và một vòng thưởng điểm. Các vòng chơi đều gắn với việc thí sinh sẽ
đoán xem trẻ muốn nói đến từ gì thông qua cách diễn đạt kiểu trẻ con. Từ
24


1988 đến 1991, trên truyền hình Mỹ cũng có chương trình trò chơi truyền
hình Fun Home dài 30 phút rất vui nhộn, dành cho thiếu nhi tham gia chơi
với 1 đội gồm có 2 thành viên. Phiên bản của Fun Home tại nước Anh từ

1988 đến 1999 cũng là một chương trình đình đám, thu hút sự chú ý của
khán giả nhí.
Trên đài truyền hình quốc gia Úc cũng có chương trình đố em về
nhiều lĩnh vực do Brezina thực hiện.
Hiện nay, nói đến truyền hình thiếu nhi thì kênh truyền hình Disney
gần như là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình khi họ muốn có những
chương trình hay và mang tính giải trí lẫn giáo dục dành cho trẻ. Đây cũng
là kênh truyền hình cho thiếu nhi ăn khách nhất thế giới, thu hút số lượng
khán giả nhí lớn nhất. Ăn theo kênh truyền hình Disney còn rất nhiều dịch
vụ gia tăng khác với đối tượng phục vụ chủ yếu vẫn là trẻ em. Ví dụ như :
chiếu phim, tổ chức show nhạc xuyên quốc gia, Disney land…
Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều dành thời lượng phát sóng các
chương trình dành cho thiếu nhi một cách thích đáng. Những phiên bản trò
chơi truyền hình cho thiếu nhi thường không kéo dài quá lâu để tránh gây
nhàm chán với trẻ. Nếu tồn tại lâu thì khung chương trình phải thường
xuyên thay đổi để tạo hứng thú. Những người quản lý các kênh truyền
hình tư nhân ở các nước đều chọn việc đầu tư trò chơi truyền hình cho trẻ
em như một công cụ giáo dục và giúp các em giải trí lành mạnh. Và trên
thực tế,ngoài những mục tiêu đó ra, họ cũng thu được lợi nhuận không ít
từ việc đầu tư này.
Ở Đài Truyền hình Việt Nam ,có Ban Khoa giáo VTV2 thường xuyên
sản xuất các chương trình cho thiếu nhi, thường là các chương trình coi
trọng tính giáo dục, ví dụ các chương trình giảng dạy trực tiếp về các môn
học, các môn thi tốt nghiệp, thi đại học… Ngoài ra các ban khác như Ban
25


×