Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Luan văn ẢNH HƯỞNG của BIỆN PHÁP TRỒNG XEN và CHE PHỦ đến SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN và NĂNG SUẤT của GIỐNG NGÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.21 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐẶNG VĂN CÔNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP TRỒNG XEN VÀ CHE PHỦ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ
LVN145 TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Ảnh hưởng của biện pháp trồng
xen và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô
LVN145 tại Mộc Châu - Sơn La” là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chính xác.
Luận văn sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các
thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn.
Hà Nội, ngày....tháng....năm 2012.
Tác giả Luận văn

Đặng Văn Công


i


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp của mình ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá
nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng
dẫn, PGS. TS Nguyễn Thế Hùng đã chỉ dẫn tận tình và dành nhiều thời gian
quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô trong Bộ môn Cây lương
thực Khoa Nông học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong các bước tiến hành luận
văn, đóng góp ý kiến rất bổ ích cho sự thành công của luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đã
động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày .....tháng ....năm 2012.
Tác giả luận văn

Đặng Văn Công

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

Error: Reference source not found


Lời cảm ơn

Error: Reference source not found

Mục lục

Error: Reference source not found

Danh mục các từ viết tắt

Error: Reference source not found

Danh mục bảng
Error: Reference source not found
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT...........................................................................v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................vi
1: MỞĐẦU............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..........................................................3
2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
3
2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam và tỉnh Sơn La
5
2.2.1. Tình hình sản xuât ngô của Việt Nam............................................5

2.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ ngô ở Sơn La.......................................7
2.3. Những hạn chế và tiềm năng của đất dốc
9
2.3.1. Hạn chế..............................................................................................9
2.3.2. Tiềm năng........................................................................................10
2.4. Vai trò của vật liệu che phủ và ưu nhược điểm của một số loại vật liệu
sử dụng che phủ
11
2.4.1. Vai trò của vật liệu che phủ, cây trồng xen....................................12
2.4.2.Ưu và nhược điểm của một số loại vật liệu che phủ, cây trồng xen
....................................................................................................................13
2.5. Tình hình sử dụng vật liệu che phủ và trồng xen với ngô trên đất dốc
ở một số nước trên thế giới
15
2.6. Tình hình sử dụng vật liệu che phủ và trồng xen với ngô trên đất dốc
ở Việt Nam
18
2.7. Những công trình nghiên cứu, dự án nghiên cứu sử dụng vật liệu che
phủ và trồng xen với ngô trên đất dốc ở Việt Nam
20
2.8. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La
22
3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................23
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
23
iii


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................23
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................24

3.1.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................24
3.2. Nội dung nghiên cứu
24
3.3. Phương pháp nghiên cứu
24
3.3.1. Nội dung công thức.........................................................................24
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................25
3.3.3. Quy trình kỹ thuật canh tác............................................................35
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................36
4: KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN............................................................................36
4.1. Đặc điểm khí hậu tại huyện Mộc Châu, Sơn La từ tháng 5 đến tháng
10 năm 2012
36
4.1.1. Nhiệt độ...........................................................................................37
4.1.2. Lượng mưa......................................................................................39
4.1.3. Độ ẩm không khí.............................................................................41
4.1.4. Số giờ nắng.......................................................................................42
4.2. Kết quả thí nghiệm
43
4.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của ngô................................................43
4.2.2. Các chỉ tiêu về chống chịu và sâu bệnh hại...................................54
4.2.3. Các chỉ tiêu về xói mòn và dinh dưỡng trong đất..........................57
4.2.4. Các chỉ tiêu về năng suất ngô.........................................................61
4.2.5. Các chỉ tiêu về cây trồng xen..........................................................65
4.2.6. Hiệu quả kinh tế..............................................................................73
5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................76
5.1. Kết luận
76
5.2. Đề nghị
78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................78

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
IPRI
FAOSTAT
CIMMYT
CIRAD
NOMAFSI
ACIAR
CHDCND
QCVN
BNNPTNT
LAI
NSLT
NSTT
NS
N, KP
N, P
NL, KP
NL, P
NĐT, KP
NĐT, P

A0
RAVC
GR

TVC
CC

CT
TLNM
TGST
ĐC
CS
NXB

Tên gọi đầy đủ
Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
Cơ sở giữ liệu thống kê của Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên hợp quốc
Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế về Nghiên Cứu Nông Học
cho Phát Triển
Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Quy chuẩn Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ số diện tích lá
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Năng suất
Ngô, không phủ
Ngô, phủ
Ngô, lạc, không phủ
Ngô, lạc, phủ

Ngô, đậu tương, không phủ
Ngô, đậu tương, phủ
Giai đoạn
Độ ẩm
Hiệu quả kinh tế
Tổng thu
Tổng chi
Chiều cao
Biến động
Công thức
Tỷ lệ nảy mầm
Thời gian sinh trưởng
Đối chứng
Cộng sự
Nhà xuất bản

v


DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020......................................
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới.........................
giai đoạn (2001 - 2010).......................................................................................
Bảng 2.3. Một số nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới năm
2010......................................................................................................................
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011............
Bảng 2.6: Hiệu quả của vật liệu che phủ đến dòng chảy bề mặt....................

Bảng 2.6: Ưu điểm và nhược điểm của một số loại vật liệu che phủ cho
ngô trên đất dốc..................................................................................................
Bảng 2.7: Ưu, nhược điểm của một số loại cây trồng.......................................
xen với ngô trên đất dốc....................................................................................
Bảng 2.8: Diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho ngô trên thế giới..............
Bảng 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu trong thời gian thí nghiệm...................
tại Mộc Châu, Sơn La........................................................................................
Bảng 4.2: Tỷ lệ nảy mầm của ngô trên các công thức thí nghiệm tại
Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu 2012....................................................................
Công thức............................................................................................................
Thời gian từ khi trồng đến khi...(ngày).............................................................
Chín sinh lý........................................................................................................
Đất bằng..............................................................................................................
Đất dốc 250.........................................................................................................
tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012.....................................................
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng số lá của giống ngô thí nghiệm..................
tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012.....................................................
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá của giống ngô thí nghiệm................................
tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012......................................................
Bảng 4.8: Tỷ lệ đổ, trạng thái cây và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của
giống ngô thí nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012.................
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô thí nghiệm
tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012......................................................
Bảng 4.12: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô
thí nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012..................................
vi


Bảng 4.13: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây lạc trong điều kiện
trồng xen với ngô tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012........................

Bảng 4.14: Các chỉ tiêu về năng suất của cây lạc trong điều kiện trồng
xen với ngô tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012.................................
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây đậu tương trong điều
kiện trồng xen với ngô tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012................
Bảng 4.16: Các chỉ tiêu về năng suất của cây đậu tương trong điều
kiện trồng xen với ngô tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012................
Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm...........................
tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012......................................................

vii


1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba loại cây lương thực chủ yếu của
thế giới (lúa mì, lúa nước, ngô), đã được con người thuần hoá và trồng cách
đây khoảng 5000 năm. Hiện nay, ngô được gieo trồng rộng khắp thế giới với
sản lượng hàng năm cao hơn bất kỳ cây lương thực nào. Ở Việt Nam ngô là
cây lương thực quan trọng sau lúa, là cây màu quan trọng ở cả đồng bằng,
trung du và miền núi.
Trong ngô hạt có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là tinh
bột và protein, ngoài ra còn chứa nhiều chất khoáng quan trọng như: Ca, Na, P,
Fe... Chính vì vậy mà nhiều nước trên thế giới và nhiều vùng trên thế giới dùng
ngô làm cây lương thực chính. Nhân dân các nước khu vực Trung và Nam Mỹ
dùng tới 50 – 60 % ngô làm lương thực. Ở nước ta trước đây nhân dân các dân
tộc vùng Tây Bắc và Đông Bắc sử dụng 50 % – 60 % ngô trong các bữa ăn hàng
ngày, có một số nơi người dân ăn ngô từ 5 – 6 tháng liền [21].
Ngô là cây thức ăn gia súc quý, ngoài tinh bột ngô sử dụng để chế biến
thức ăn chăn nuôi thì thân lá ngô được sử dụng làm thức ăn xanh cho gia súc
dưới dạng ăn tươi hay ủ chua. Tại các nước phát triển ở Châu Âu và Bắc Mĩ

gần 90% ngô được dùng trong chăn nuôi. Trên thế giới 70 % sản lượng ngô
dùng làm thức ăn gia súc. Ở nước ta phát triển ngô ở những vùng có điều kiện
tự nhiên phù hợp là động lực cho việc xây dụng các nhà máy chế biến thức ăn
gia súc, gia cầm để đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.
Ngoài ra ngô còn là nguyên liệu cho công nghệ phẩm. Ở Việt Nam,
đồng bào H'mông đã dùng ngô nấu rượu từ rất lâu đời và chất lượng rượu ngô
thơm ngon không kém rượu nấu bằng gạo. Tại Mỹ công nghệ ép thân ngô làm
đường siro dùng trong công nghiệp bánh kẹo đã được nghiên cứu thành công
và rất phát triển. Tinh bột ngô được sử dụng để chế biến nhiều loại hoá chất
1


như: cồn, axit, hydrat cacbon...Hiện nay, có khoảng 670 mặt hàng được chế
biến từ ngô [6].
Hiện nay tại khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng nhu cầu
ngô hạt đang tăng nhanh, vì thế mà diện tích trồng ngô có xu hướng ngày một
mở rộng thêm. Tuy nhiên, do diện tích canh tác trên đất bằng có hạn, chủ yếu
là canh tác trên đất dốc theo phương pháp truyển thống, một số nơi người dân
canh tác ngô trên đất có độ dốc rất cao, độ dốc có thể lớn hơn 25 độ mà không
áp dụng các biện pháp chống xói mòn nên dẫn đến tình trạng xói mòn, rửa
trôi rất mạnh, đặc biệt vào đầu mùa mưa. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên,
để góp phần giải quyết những khó khăn trong việc canh tác ngô bền vững và
nâng cao năng suất ngô trên đất dốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen và che phủ đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống ngô LVN145 tại Mộc Châu - Sơn La”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của trồng xen và che phủ đến khả năng sinh
trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế
của giống ngô LVN145 .
- Lựa chọn được kỹ thuật che phủ đất và trồng xen có tác dụng hạn chế

xói mòn hiệu quả nhất.

2


2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Nghề trồng ngô trên thế giới vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã có
những bước tiến nhảy vọt nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai trong chọn
tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới,
vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng
làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu
cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lương thực
nhưng ở các nước đang phát triển sử dụng 22% ngô làm lương thực. Đến năm
2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng
cao ở các nước đang phát triển (72%), riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70%
so với năm 1997, sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng, thu
nhập bình quân đầu người tăng nên nhu cầu thịt, trứng, sữa tăng mạnh dẫn
đến đòi hỏi lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng [15].
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng
Thế giới
Các nước đang phát triển
Đông á
Nam á
Cận Sahara - Châu Phi
Mỹ LaTinh
Tây và Bắc Phi


1997 (triệu tấn)
586
295
136
14
29
75
18

2020 (triệu tấn)
852
508
252
19
52
118
28

% thay đổi
45
72
85
36
79
57
56

Nguồn: IPRI (2003).
Tình hình sản xuất ngô thế giới không ngừng tăng về diện tích đặc biệt
là năng suất đã đem lại sản lượng lớn. Số liệu bảng 2.2 cho thấy: Trong năm

2001 diện tích ngô trên thế giới đạt 139,12 triệu ha, năng suất là 4,42 tấn/ha
và sản lượng đạt 614,98 triệu tấn. Nhưng đến năm 2010 tổng sản lượng ngô

3


đạt cao nhất từ trước đến nay 840,3 triệu tấn với diện tích là 161,76 triệu ha
và năng suất đạt 5,19 tấn/ha.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới
giai đoạn (2001 - 2010)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Diện tích (triệu ha)
139,12
138,63
143,91
147,26
147,58
148,60
157,0

161,16
158,81
161,76

Năng suất (tấn/ha)
4,42
4,35
4,47
4,92
4,75
4,70
4,90
5,13
5,15
5,19

Sản lượng (triệu tấn)
614,98
604,25
644,22
724,59
701,67
704,20
766,20
826,80
819,21
840,30

Nguồn: FAOSTAT, 2012
Hiện nay, Mỹ vẫn là nước giữ vị trí dẫn đầu thế giới về diện tích trồng

ngô cũng như năng suất và sản lượng, đứng thứ 2 là Trung Quốc, sau đó đến
Brazil, Mexicô (Bảng 2.3). Đứng đầu về năng suất là Israel với 28,39 tấn/ha,
sau đó là Mỹ (9,59 tấn/ha), đứng thứ 3 là Italia. Năng suất ngô thấp nhất là Ấn
Độ (chưa đạt 2 tấn/ha).
Bảng 2.3. Một số nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới năm 2010
Nước
Mỹ

Diện tích (triệu ha)
32,96

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)
316,165

Trung Quốc

32,51

9,59
5,45

Brazil

12,68

4,36

55,394


Mêxico

3,25

23,301

Ấn Độ

7,14
7,180

1,95

14,06

Israel

0,002

0,88

Đức

0,46

28,39
8,78

Italia


0,92

9,53

8,82

Hy Lạp

0,28

6,03

1,71

177,540

4,07

Nguồn: FAOSTAT, 2012
Tóm lại: Để đáp ứng nhu cầu ngô tăng mạnh trên thế giới, không chỉ

4


dựa vào cải thiện nền di truyền (giống mới) mà còn dựa vào kỹ thuật canh tác
nhất là cho vùng khó khăn.
2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam và tỉnh Sơn La
2.2.1. Tình hình sản xuât ngô của Việt Nam
Trong hơn 10 năm qua nghề trồng ngô ở Việt Nam phát triển đó là nhờ

những thành tựu trong việc nghiên cứu và sử dụng ngô lai. Thành công này đã
thay đổi một cách sâu sắc diện mạo nghề trồng ngô ở nước ta vốn đã tồn tại
nhiều yếu kém trong nhiều năm. Năng suất ngô ở nước ta trước đây thuộc loại
rất thấp so với năng suất ngô thế giới, năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện
tích hơn 200 nghìn hecta; đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt
1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa
phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác
với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô
cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5
triệu tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta
thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn
liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện
các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới, một sự bắt đầu có lẽ
quá muộn, nhưng tiếp sau đó lại rất vững chắc được đánh giá là với tốc độ nhanh
hiếm thấy. Tỷ lệ trồng giống lai ở nước ta từ 0,1% trên hơn 400 nghìn hecta
trồng ngô năm 1990 đã tăng lên khoảng 95% trong số hơn 1 triệu hecta diện tích
trồng ngô năm 2007 đã đưa Việt Nam vào một trong những nước sử dụng giống
lai cao và có năng suất cao của khu vực Đông Nam Á. Cùng với việc tăng cường
sử dụng giống lai, năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn
trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua.
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô 10 năm gần đây liên tục tăng
(bảng 2.5). Năm 2001 diện tích trong ngô 729,5 nghìn ha, năng suất đạt 29,6
tạ/ha, sản lượng 2161,7 nghìn tấn. Đến năm 2010 diện tích tăng lên 1125,7
5


nghìn ha, năng suất đạt 41,1 tạ/ha, sản lượng 4625,7 nghìn tấn. Theo thống kê
sơ bộ đến năm 2011 diện tích trồng ngô tiếp tục tăng đạt 1125,7 nghìn ha,
năng suất 42,9 tạ/ha, sản lượng 4799,3 nghìn tấn.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011

Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Sơ bộ 2011

Diện tích
(nghìn ha)
729,5
816,0
912,7
991,1
1052,6
1033,1
1096,1
1140,2
1089,2
1125,7
1117,2

Năng suất
(tạ/ha)
29,6

30,8
34,4
34,6
36,0
37,3
39,3
40,1
40,1
41,1
42,9

Sản lượng
(nghìn tấn)
2161,7
2511,2
3136,3
3430,9
3787,1
3854,6
4303,2
4573,1
4371,7
4625,7
4799,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2012)
Tại Việt Nam, cây ngô được trồng khắp đất nước với nhiều vụ khác
nhau, do phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu của từng vùng. Nên sản
xuất ngô được chia thành 8 vùng trồng ngô chính như sau:
Vùng Đông Bắc: Diện tích ngô khoảng 190 nghìn ha, ngô được trồng ở

độ cao 300 - 900m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Xuân, gieo khoảng
tháng 2, tháng 3.
Vùng Tây Bắc: Diện tích khoảng 105 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao
từ 600 - 1000 m. Vụ chính là vụ Thu Đông gieo trong tháng 4, đầu tháng 5.
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Diện tích ngô 93 nghìn ha, ngô được
trồng ở độ cao 0 - 2m, vụ chính là vụ Xuân gieo trong tháng 2, vụ thu gieo
trong tháng 8 và vụ Đông gieo tháng 9 - đầu tháng 10.
Vùng Bắc Trung Bộ: Diện tích 93 nghìn ha, ngô được trồng ở độ
cao 0 - 200m. Vụ chính là vụ Xuân gieo vào tháng 1, tháng 2; vụ Đông
gieo vào tháng 10.
6


Vùng Tây Nguyên: Diện tích 87 nghìn ha, Trồng ở độ cao 400 - 900m, vụ
chính Thu Đông gieo vào tháng tư, đầu tháng 5.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Diện tích 28.500 ha, trồng ở độ cao
0 - 1000m. Vụ chính là vụ Thu Đông gieo vào tháng 4; vụ Đông gieo vào
tháng 11, tháng 12.
Vùng Đông Nam Bộ: Diện tích 123 nghìn ha, trồng ở độ ca o 0 400m. Vụ chính là Thu Đông gieo vào cuối tháng 4; vụ Đông Xuân gieo vào
tháng 11, đầu tháng 12.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Diện tích 19.000 - 20.000 ha, trồng
ở độ cao 0 - 10m. Vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11, tháng 12.
Điều kiện ở mỗi vùng có đặc điểm về địa hình, đất đai, điều kiện khí
hậu khác nhau, nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất ngô của từng vùng, như các
vùng ở Miền núi, chủ yếu trồng ngô trên đất đồi, đất ruộng luân canh, nơi địa
hình không bằng phẳng, do vậy sản xuất ngô còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở
Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng
định sản xuất ngô của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển vượt
bậc. Tuy nhiên cũng còn không ít thách thức, một trong số những thách thức

đáng chú ý đó là tình trạng độc canh cây ngô trên đất dốc đang diễn ra khá
phổ biến ở hầu hết các vùng đất dố. Vì vậy cần có những giải pháp kịp thời để
vừa phát triển nghề sản xuất ngô vừa đảm bảo được tính bền vững.
2.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ ngô ở Sơn La
Ngô ở Sơn La được sản xuất vào 2 vụ chính đó là vụ Hè Thu trên các
chân đất nương (trồng vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 hàng
năm), vụ Đông trồng trên các vùng đất bãi ven sông suối. Trong thời gian gần
đây bà con đã trồng thử nghiệm ngô vụ Xuân trên các chân đất ruộng sau khi
đã thu hoạch lúa Mùa. Với lợi thế về đất đai và khí hậu của mình, sản xuất
ngô ở Sơn La đã không ngừng phát triển trong những năm vừa qua. Diện tích
7


và sản lượng ngô của Sơn La đã không ngừng tăng lên và chiếm một tỷ lệ
đáng kể trong tổng năng suất và sản lượng ngô của cả nước. Theo số liệu của
Tổng cụ thống kê thì diện tích ngô của Sơn La năm 1998 là 35,5 nghìn ha,
đến năm 2009 diện tích ngô Sơn La là 132,1 nghìn ha, năm 2010 là 132,7
nghìn ha và năm 2011 là 127,6 nghìn ha (số liệu thống kê sơ bộ). Cùng với sự
tăng lên về diện tích, sản lượng ngô của Sơn La cũng không ngừng tăng lên
trong những năm vừa qua. Năm 1998 sản lượng ngô của Sơn La là 82,3 nghìn
tấn, đến năm 2009 con số này là 524,3 nghìn tấn, năm 2010 là 417,4 nghìn tấn
và năm 2011 là 506,1 nghìn tấn (số liệu thống kê sơ bộ). Điều này cho thấy
ngô đã trở thành một loại cây trồng chính, có vai trò quan trọng trong cơ cấu
cây trồng của Tỉnh Sơn La.
Hiện nay, diện tích ngô của tỉnh ổn định trong khoảng 130 nghìn ha,
tăng gấp 5 lần so với năm 1995. Khoảng 97% diện tích gieo trồng bà con sử
dụng các giống ngô lai, năng suất cao như LVN10, LVN17, CP888, CP989,
CP333... Năm 2010, sản lượng đạt 417,4 nghìn tấn chiếm hơn 60% tổng sản
lượng lương thực có hạt của tỉnh. Năng suất ngô đạt cao tập trung chủ yếu ở
những địa bàn có điều kiện thâm canh và những vùng chuyên canh sản xuất

ngô hàng hóa như Thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn, huyện Sông Mã...
Trên địa bàn tỉnh hiện có 160 cơ sở sấy ngô với công suất từ 8-30 tấn/mẻ,
thu mua khoảng 80% sản lượng ngô toàn tỉnh. Các cơ sở chỉ dừng ở việc sấy
khô ngô hạt làm nguyên liệu bán về xuôi cho các cơ sở chế biến khác, chưa có
cơ sở chế biến sản phẩm từ ngô, chính vì vậy hoạt động thu mua này không
đảm bảo tính ổn định, bền vững lâu dài cho nông dân trồng ngô.
Cây ngô ở Sơn La chủ yếu là trồng ở trên nương phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên, đặc biệt là thời tiết và khí hậu. Do địa hình dốc nên trồng ngô trên
nương phụ thuộc nhiều vào “nước trời”, khi gặp thời tiết không thuận lợi thì
nguy cơ mất mùa rất lớn. Độ dốc lớn, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa
đất rất lớn, làm giảm năng suất, hiệu quả trong sản xuất ngô. Trình độ canh
8


tác ngô của nông dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa nông
dân vẫn gieo trồng theo tập quán quảng canh. Khâu thu hoạch và bảo quản
ngô chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm chất lượng sản phẩm. Đây là
những vấn đề đặt ra đối với cây ngô ở Sơn La.
Để cây ngô ở Sơn La phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp
về kỹ thuật như chọn và tạo giống tốt, chịu được thuốc trừ cỏ, kháng sâu
bệnh; thử nghiệm nhiều dòng giống ở các vùng sinh thái khác nhau. Điều
chỉnh khoảng cách gieo trồng phù hợp với đặc điểm của tán lá ngô, sử dụng
phân bón cân đối, chú trọng lựa chọn các biện pháp canh tác ngô trên đất dốc,
mở rộng biện pháp trồng xen gối với cây họ đậu, phòng trừ sâu bệnh bằng hệ
thống quản lý dịch hại, sử dụng các kỹ thuật và biện pháp thích hợp trừ sâu
bệnh cho cây ngô. Gắn cơ sở chế biến với vùng sản xuất ngô. Quản lý chặt
chẽ các tổ chức, đơn vị được giao sản xuất, kinh doanh ngô giống đảm bảo
cung ứng giống ngô đạt tiêu chuẩn chất lượng và vật tư phân bón cho sản
xuất. Chú trọng đầu tư thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất tăng năng suất
lên 5 tấn/ha vào năm 2012. Ngoài ra, củng cố mạng lưới các Câu lạc bộ

khuyến nông cơ sở, tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho nông dân,
khuyến cáo nhân rộng các mô hình sơ chế, bảo quản nông sản quy mô nhỏ.
Để cây ngô thực sự là cây lương thực chủ đạo, xóa đói giảm nghèo cho
dân cần có sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành chức năng.
2.3. Những hạn chế và tiềm năng của đất dốc
2.3.1. Hạn chế
* Xói mòn và rửa trôi
Xói mòn và rửa trôi là những mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc
và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt,
dẫn đến sự axít hoá trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ
hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hoặc là đất bị đốt
cháy trước mùa mưa. Ở Tây Phi, những vùng đất rừng được chuyển thành đất
9


canh tác không có thực vật che phủ, chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt đã
mất đi lượng đất khoảng 115 tấn/ha/năm (Fournier, F, 1967) [3].
* Sự thoái hoá đất
Do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở
nhiều vùng ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Theo Garrity D.P (1993), có rất
nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng
nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hoá đất nhanh cả về mặt sinh học, lý và
hoá học. Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hoá. Thêm vào đó là sự
giảm đáng kể của cá nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn [3].
* Hạn hán vào mùa khô
Việc giữ nước trên đất dốc là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc
canh tác phải phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những đợt hạn
hán nghiêm trọng vào mùa khô. Ở nhiều vùng còn không có đủ nước cho con
người cũng như động vật. Hạn hán là khó khăn chính đối với đất dốc; nếu
mưa chỉ đến muộn khoảng 1 tháng so với dự tính thì một vụ mùa thất bại là

chắc chắn. Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa
bãi không thể kiển soát được trên đất dốc [3].
Ngoài ra, khu vực đất dốc còn có những hạn chế khác như: Tình trạng bị
cách biệt; Tỷ lệ đói nghèo và trình độ văn hoá thấp; Giảm độ che phủ. Đây
cũng là một trong những khó khăn và trở ngại rất lớn đối với việc áp dụng
khoa học kỹ thuật nhằm đạt được mục tiêu canh tác bền vững.
2.3.2. Tiềm năng
* Tiềm năng mở rộng đất canh tác
Đất dốc là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm
khoảng khoảng 60% trong 1.500 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới
(Dent.T.J, 1989). Ở Việt Nam, đất dốc chiếm khoảng 74% đất tự nhiên. Trong diện
tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa, còn trên 5 triệu ha
chủ yếu là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn ha, diện tích
10


còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng. Do hầu hết đất bằng đã được sử dụng khá
triệt để, nên miền núi là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác [3].
* Tiềm năng lâm nghiệp
Rừng không chỉ là nguồn lợi tự nhiên quý giá về kinh tế, mà còn có giá
trị cao trong bảo vệ môi trường, lưu giữ nguồn nước, cung cấp điều hoà ôxy
và cacbon. Ở Việt Nam, rừng chỉ tồn tại ở vùng cao đất dốc.
* Tiềm năng sản xuất cây hàng hoá và đa dạng sản phẩm
So với miền xuôi thì cơ cấu cây trồng ở miền núi đa dạng hơn. Khi
hầu hết đất bằng ở miền xuôi dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là
nơi có tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây lương thực có giá trị
cao,đó là chưa kể các loài rau quả ôn đới trồng trên các vùng núi cao [3].
* Tiềm năng phát triển chăn nuôi
Muốn đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính thì phải khai thác tiềm
năng đất đai và cây thức ăn gia súc ở miền núi. Nếu mở rộng chăn nuôi ở

miền xuôi thì sẽ gặp trở ngại lớn về môi trường. Hơn nữa đối với đại gia súc
thì sẽ không có đủ đất để xây dựng chuồng trại, khu chăn thả và khu đồng cỏ.
Chỉ có miền núi mới đáp ứng được những yêu cầu này [3].
* Tiềm năng phát triển nguồn điện
Do có địa hình cao và nguồn nước dồi dào, miền núi là nơi có tiềm
năng thuỷ điện rất lớn. Các hồ chứa nước vừa phục vụ thuỷ điện vừa là nguồn
nước tưới trong mùa khô và điều hoà lũ lụt trong mùa mưa. Hiện nay, nguồn
năng lượng điện của Việt Nam chủ yếu dựa vào thuỷ điện.
Tóm lại, tuy còn nhiều trở ngại, miền núi là nơi có nhiều tiềm năng cơ
bản cho sự phát triển. Vì vây, cần quan tâm nhiều để vừa thúc đẩy sản xuất,
đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nông dân vùng cao, vừa phải bảo vệ tài
nguyên và môi trường vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của cả dân tộc [3].
2.4. Vai trò của vật liệu che phủ và ưu nhược điểm của một số loại vật
liệu sử dụng che phủ
11


2.4.1. Vai trò của vật liệu che phủ, cây trồng xen
Sản xuất ngô bền vững trên đất dốc là cải thiện và bảo vệ đất. Biện pháp
đơn giản, ít tốn kém nhất là sử dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che phủ. Sử
dụng vật liệu che phủ để che phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ bề
mặt là hai yếu tố cơ bản để phát triển canh tác bền vững trên đất dốc. Cụ thể,
sử dụng vật liệu che phủ cho ngô trên đất dốc có những vai trò như sau:
- Giảm xói mòn do mưa và gió; đất tơi xốp, tăng độ hấp thu nước của
đất, giảm dòng chảy bề mặt; giảm bốc hơi, tăng độ ẩm đất; dung hoà nhiệt độ
bề mặt đất; chống kết vón và đóng váng bề mặt đất; giảm cỏ dại, tăng hiệu
quả phân bón; giảm đầu tư công lao động (làm cỏ, làm đất, bón phân); tăng
hàm lượng chất hữu cơ cho đất; tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm, bộ rễ phát
triển khoẻ, cây sinh trưởng tốt; tăng và ổn định năng suất cây trồng.
- Hạn chế du canh, cải thiện nguồn tài nguyên đất. nước và rừng; chống

lắng đọng các lòng hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện; giảm lũ lụt ở miền xuôi; giảm
ô nhiễm hoá học ở các vùng lân cận; giảm lượng khí cacbonic thải vào không
khí do đốt phá rừng, tàn dư thực vật; giảm ngu cầu sử dụng phân vô cơ, cũng
có nghĩa là giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải
gây hiệu ứng nhà kính khi sản xuất ra chúng.
Bảng 2.5: Hiệu quả của vật liệu che phủ đến năng suất ngô
Công thức

Năng suất (tấn/ha/vụ)

Tăng (%)

Không che phủ

3,12

0

Che phủ

4,01

28

Ghi chú

Mất nhiều công làm
đất, làm cỏ
Không làm đất, giảm
80% công làm cỏ


Nguồn: Dự án “ Hệ thống nông nghiệp miền núi”, Bắc Cạn 2000 [7]
Nhìn chung, sử dụng một số vật liệu che phủ đất mang lại nhiều lợi ích
và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về sự bền vững trong canh tác đất dốc,
góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ môi trường.
12


Đối với đất dốc, nếu chúng ta làm đất càng kỹ mà không che phủ thì
xói mòn sẽ sảy ra rất mạnh và nhanh. Nếu canh tác bằng cách làm đất tối
thiểu kết hợp sử dụng một số vật liệu che phủ thì lượng đất mất giảm đáng kể.
Bảng 2.6: Hiệu quả của vật liệu che phủ đến dòng chảy bề mặt
và lượng đất bị xói mòn
Lượng vật liệu
phủ (tấn/ha)
0
2
4
6

Dòng chảy bề
mặt (%)
50,5
19,7
8
1,2

Lượng dất
(tấn/ha)
4,83

2,48
0,52
0,05

Ghi chú
Lượng mưa: 61,1 mm
Nước: Nigeria
Giảm: 99%

Nguồn: CIRAD, Pháp, 1997 [7]
Những nghiên cứu về vai trò của vật liệu che phủ trên đất dốc trên thế
giới cũng cho những kết quả tương tự. Trong một nghiên cứu khác của
Adeoye K.B ở Nigeria, che phủ cho ngô bằng tàn dư cỏ dại có tác dụng làm
giảm nhiệt độ đất ở giai đoạn cây con ở độ sâu 5cm là 5 0 C so với không che
phủ. Năng suất ngô ở công thức che phủ bằng tàn dư cỏ dại tăng trung bình
657 kg/ha so với không che phủ [7].
Bên cạnh biện pháp che phủ bằng xác thực vật thì trồng xen cũng tạo ra
một lớp phủ sống, có nhiều tác dụng cụ thể như sau: hạn chế xói mòn đất, cung
cấp dinh dưỡng cho đất thông qua hệ vi sinh vật cố định đạm ở bộ rễ, hạn chế
sâu bệnh, khai thác dinh dưỡng trong đất, ánh sáng một cách hiệu quả hơn.
2.4.2.Ưu và nhược điểm của một số loại vật liệu che phủ, cây trồng xen
Vật liệu che phủ là nhân tố tích cực góp phần làm tăng năng suất của cây
ngô. Hiện nay, người nông dân có thể sử dụng nhiều loại vật liệu sẵn có của địa
phương như rơm rạ, thân cây ngô, cỏ dại, cỏ lào... để làm vật liệu che phủ. Tuỳ
thuộc vào đặc tính của mỗi loại vật liệu che phủ mà có cách sử dụng cho phù
hợp với điều kiện của mỗi hộ gia đình. Nhìn chung khi che phủ có rất nhiều ưu
điểm mà chúng ta có thể nhận thấy ngay đó là duy trì độ ẩm, chống xói mòn,

13



cung cấp mùn và chất hữu cơ cho đất, làm xốp đất, tuy nhiên che phủ cũng có
những hạn chế nhất định tùy thuộc vào từng loại vật liệu khác nhau.
Bảng 2.6: Ưu điểm và nhược điểm của một số loại vật liệu che phủ cho
ngô trên đất dốc
Tên vật liệu

Ưu điểm

Nhược điểm

- Không đòi hỏi nhiều về kỹ
thuật.
- Tốc độ phân huỷ chậm, có
Rơm rạ, thân
lá ngô, cỏ
dại,cỏ tranh...

tác dụng kiểm soát cỏ dại tốt.
- Hệ thống đơn giản, dễ dàng
thấy được tác dụng của các vật
liệu che phủ (xói mòn, cỏ dại,

- Khả năng sẵn có của rơm
rạ, thân lá ngô, cỏ tranh...
- Cải tạo cấu trúc đất kém

hoạt động của vi sinh vật).
- Bổ sung lượng mùn cho đất
lớn.

- Có thể sử dụng rộng rãi trong

Cỏ lào, đậu
mèo

nhiều điều kiện khác nhau.

- Tốc độ phân huỷ nhanh.

- Khả năng sẵn có của địa

- Khó phủ đất đối với

phương.

những cây già.

- Lượng dinh dưỡng cho đất

- Cải tạo cấu trúc đấy

nhiều.

trung bình

- Kiểm soát cỏ dại.
Nguồn: Dự án “Hệ thống nông nghiệp miền núi”, Bắc Kạn 2002 [7]
Tương tự như đối với sử dụng vật liệu che phủ, trồng xen cũng là biện
pháp được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Đối với nhiều
vùng canh tác nông nghiệp thì việc trồng xen cây trồng là biện pháp đơn giản

và được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên đối với khu vực miền núi nơi có thói
quen canh tác lạc hậu, việc trồng xen thường ít áp dụng. Nguyên nhân việc

14


trồng xen chưa được áp dụng rộng rãi ở khu vực miền núi là do việc trồng xen
vẫn có nhiều nhược điểm, hạn chế. Để đưa kỹ thuật trồng xen canh cây trồng
đặc biệt là kỹ thuật trồng xen với ngô trên đất dốc thì cần khác phục được
những hạn chế và phát huy những ưu điểm sau:
Bảng 2.7: Ưu, nhược điểm của một số loại cây trồng
xen với ngô trên đất dốc
Tên cây
trồng xen

Ưu điểm

Nhược điểm

- Không đòi hỏi nhiều về kỹ
Đậu
thuật.
tương,
- Cung cấp dinh dưỡng cho đất.
lạc, đậu
- Hạn chế sâu bệnh
nho nhe
- Tăng thêm sản phẩm thu hoạch
- Không đòi hỏi nhiều về kỹ
thuật.

Lạc dại
- Cung cấp dinh dưỡng cho đất.
- Che phủ đất chống xói mòn
Cỏ voi, cỏ - Hạn chế xói mòn
xả
- Cung cấp thức ăn chăn nuôi

- Phải làm cỏ bằng tay, do phun
thuốc trừ cỏ cho ngô làm chết
cây trồng xen
- Đậu leo lên cây ngô làm cây
bị gãy. Khó khăn khi đi lại thu
hoạch
- Không cho thu hoạch sản
phẩm. Giai đoạn đầu khi gieo
trồng khó sống
- Cạnh tranh ánh sáng với ngô,
làm giảm diện tích trồng ngô

2.5. Tình hình sử dụng vật liệu che phủ và trồng xen với ngô trên đất dốc
ở một số nước trên thế giới
Tai hội nghị Quốc tế về Nông nghiệp bảo tồn lần thứ 2 ở Brazil năm
2003, các nhà nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp trên đất dốc cho thấy
việc sử dụng vật liệu che phủ cho ngô đã có những bước tiến đáng kể. Diện
tích sử dụng vật liệu che phủ cho ngô toàn thế giới là 42,089 triệu ha [7].
Bảng 2.8: Diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho ngô trên thế giới
Nước
Mỹ
Brazil
Canada


Diện tích (triệu ha)
18
13,5
6,5

% so với tổng diện tích trồng trọt
16
18
10

15


Achentina
Australia
Tây Âu
...
Tổng

4,4
1,1
0,5
...
42,8

17
3
1
...


Nguồn: Hội nghị Quốc tế về Nông nghiệp bảo tồn lần 2, Iquasu, Brazil 2003 [7]

Ở các nước phát triển, nơi mà hiện nay chiếm 88% diện tích sử dụng
vật liệu che phủ cho ngô trên thế giới. Hiện nay, diện tích sử dụng vật liệu che
phủ cho ngô ở các nước phát triển càng có xu hướng tăng lên do nhu cầu sử
dụng ngô làm thức ăn cho gia súc và xuất khẩu. Mỹ là nước đứng đầu về diện
tích với 17 triệu ha, sau đó đến các nước như Brazil (13,499 triệu ha), Canada
(6,5 triệu ha), Achentina (4,4 triệu ha) [7].
Ở một số khu vực đang phát triển khác, đặc biệt là châu Á và châu Phi
tuy việc sử dụng vật liệu che phủ trong sản xuất ngô chậm hơn so với các
nước phát triển song diện tích sử dụng vật liệu che phủ đã có những bước
tiến đáng kể (diện tích chiếm 12% so với diện tích sử dụng vật liệu che phủ
cho ngô trên thế giới). Nguyên nhân do việc sử dụng vật liệu che phủ cho
sản xuất ngô là một biện pháp đơn giản và ít tốn kém. Thêm vào đó, do
năng suất và sản lượng ngô tăng lên do sử dụng vật liệu che phủ nên đã
kích thích người nông dân mở rộng diện tích gieo trồng. Ngoài ra, sự gia
tăng dân số ở nước châu Phi và cũng như một số nước châu Á đã thúc đẩy
việc gia tăng diện tích sử dụng vật liệu che phru cho sản xuất ngô để đảm
bảo nhu cầu về lượng thực.
Cho đến nay, do thấy được hiệu quả vè kinh tế, xã hội và môi trường
nên đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đưa kỹ thuật này áp dụng vào trong
sản xuất nông nghiệp.
Brazil: Sau 23 năm áp dụng phương pháp sử dụng vật liệu che phủ cho
ngô trên đất dốc cho thấy: diện tích trồng ngô ở Brazil có sử dụng vật liệu che
phủ ngày càng được mở rộng dẫn đến sản lượng ngô đã tăng nhanh, năm
16


1980 là 2.372.000 triệu tấn, năm 1992 là 30.506.000 triệu tấn và đến năm

2003 tăng lên 47.809.000 triệu tấn, trong khi diện tích canh tác ngô tăng giảm
qua các năm từ 10.706.000 ha đến 13.499.000 ha.
Madagaxca: Sử dụng vật liệu che phủ cho ngô bắt đầu được thử nghiệm
từ năm 1991 với diện tích 200 ha. Diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho ngô
không ngừng tăng lên và đến năm 2004 diện tích đã đạt 200 nghìn ha. Bình
quân năng suất đạt 3,2 tấn/ha với sản lượng tương ứng là 640 nghìn tấn.
Mêxico: Diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho ngô là 490.000 ha với
năng suất bình quân đạt 3,4 tấn/ha, sản lượng 1.666.000 tấn. Cho đến nay sử
dụng vật liệu che phủ cho ngô đã được áp dụng tại hầu hết các vùng của
Mêxico.
Hiện nay có rất nhiều nước thuộc vùng Đông Nam Á sử dụng vật liệu
che phủ cho sản xuất ngô trên đất dốc như: Indonesia, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam.
Nông nghiệp truyền thống qua nhiều thế kỷ người nông dân đã biết đến
trồng xen với nhiều hình thức khác nhau. Họ trồng xen nhiều loại cây trồng
để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của gia đình. Nông nghiệp
hiện đại đã chuyển dần sản xuất tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá
và điều này đã có xu hướng làm cho sản xuất độc canh tăng lên. Vì muốn tạo
ra sản phẩm hàng hoá thì cần sản xuất trên quy mô lớn, áp dụng thâm
canh. Tuy nhiên, không phải hộ nông dân nào, hoặc vùng nào cũng có thể sản
xuất trên quy mô lớn. Những người nông dân sản xuất nhỏ chỉ quan tâm trồng
đủ lương thực để duy trì cuộc sống gia đình, và họ nhận ra rằng xen canh là
một cách để bảo đảm sinh kế của họ.
Tại nhiều nước trên thế giới áp dụng trồng xen với nhiều hình thức
khác nhau. Ở Châu Phi trồng xen ngô với đậu đũa, đậu pigeon, đậu, cây lục
lạc gai dầu, và lạc. Các thử nghiệm được tiến hành ở nhiều trang trại sản xuất
nhỏ ở Zimbabwe, Malawi, Đông Zambia, và phía bắc Mozambique. Kết quả
17



×