Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.71 KB, 22 trang )

GVHD: ThS. Trần Kim Đào

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu với sự tiến bộ
nhanh chóng trên các mặt kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ. Điều đó vừa là thách
thức, vừa mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, để
nâng cao được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải
có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá trình sản xuất. Sự chậm trễ hay những
quyết định thiếu chính xác đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, chi phí
và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ở mọi doanh nghiệp, việc lựa chọn, đánh giá một phương án sản xuất kinh doanh
nào đó nào đó cần được xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc dựa trên sự am hiểu
và vận dụng một cách khoa học lý thuyết quyết định của nhà quản trị. Do sự biến động
của môi trường kinh doanh và các điều kiện bên ngoài chi phối, nên hầu hết những quyết
định của nhà quản trị đều phải thực hiện trong những điều kiện rủi ro hoặc bất định do
không có thông tin hoàn chỉnh về những điều xảy ra trong tương lai.
Lý thuyết quyết định là một cơ sở khoa học nhất hiện nay mà các nhà quản trị đã
vận dụng để làm cơ sở tiền đề cho việc ra quyết định. Áp dụng lý thuyết quyết định này
sẽ giúp cho việc lựa chọn phương án sản xuất của các doanh nghiệp được tối ưu nhất,
giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư và giảm thiều được những thiệt hại trong quá trình
vận hành sản xuất sau này. Xuất phát từ tầm quan trọng như thế nên bài viết sau đây của
em sẽ đề cập đến vấn đề “Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn
phương án sản xuất của doanh nghiệp” làm đề tài cho bài viết của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu lý thuyết quyết định trên cơ sở lý
luận, đồng thời ứng dụng lý thuyết này trong việc đánh giá và lựa chọn được phương án
sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu:
SVTH: Bùi Thị Tươi


1


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, thu thập
thông tin, tổng hợp, đánh giá,…

SVTH: Bùi Thị Tươi

2


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH
1.1 . Khái niệm ra quyết định.
Ra quyết định là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị, là cơ sở để thực hiện các
chức năng khác. Hiệu quả của quá trình ra quyết định phụ thuộc vào khả năng ra quyết
định của các nhà quản trị. Trên thực tế, không phải nhà quản trị nào cũng có thể ra được
các quyết định phù hợp. Bởi vì ngoài năng lực của nhà quản trị, quá trình ra quyết định
phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như: điều kiện khách quan của nhu cầu và môi trường;
nguồn lực của doanh nghiệp; mục tiêu và chiến lược kinh doanh; thời cơ và rủi ro.
Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một chương trình hành
động thích hợp với bối cảnh và nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu. Hiệu quả của
các quyết định này ành hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hoạt động sản xuất
kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Do đó, sự hiểu biết và vận dụng một cách khoa học lý
thuyết quyết định, nhất là khi phải ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất, được xem
như một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với nhà quản trị sản xuất và tác

nghiệp.
Do sự biến động của môi trường kinh doanh và các điều kiện bên ngoài chi phối,
nên nhà quản trị phải ra quyết định trong những tình huống khách quan rất khó kiểm
soát.
Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn là trường hợp nhà quản trị biết rõ việc
mình ra quyết định sẽ mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp.
Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn là trường hợp nhà quản trị không
biết rõ những khả năng có thể xảy ra đối với quyết định của mình.
Ra quyết định trong điều kiện rủi ro là trường hợp nhà quản trị phải thực hiện việc
lựa chọn phương án sản xuất trong điều kiện không biết chắc chắn tình hình nhu cầu thị
trường và kết quả của quyết định lựa chọn, nhưng biết rõ xác suất xảy ra từng tình
huống.
SVTH: Bùi Thị Tươi

3


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

1.2. Quy trình ra quyết định
- Sơ bộ đề ra nhiệm vụ:
Để đề ra nhiệm vụ trước hết cần phải xác định:
+ Vì sao phải đề ra nhiệm vu, nhiệm vụ đó thuộc loại nào, tính cấp bách của nó.
+Tình huống nào trong sản xuất kinh doanh có liên quan đến nhiệm vụ đề ra,
những nhân tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ.
+ Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhiệm vụ, cách thu thập những
thông tin còn thiếu.
- Chọn tiêu chuẩn đánh giá
- Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra.
- Chính thức đề ra nhiêm vụ.

- Dự kiến các phương án có thể
- Xây dựng mô hình ra quyết định
- Đề ra quyết định
- Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết
định
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định
- Điều chỉnh quyết định
- Tổng kết việc thực hiện quyết định
1.3. Các mô hình ra quyết định trong việc lựa chọn phương án sản xuất.
1.3.1. Mô hình ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất trong điều kiện
không chắc chắn
Khi ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn, phải lựa chọn phương án có lợi
nhất cho từng tình huống. Đối với trường hợp này, quyết định lựa chọn được đưa ra phụ
thuộc rất lớn vào khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Để phục vụ việc so sánh,
đánh giá, lựa chọn phương án sản xuất; các nhà quản trị thường sử dụng những chỉ tiêu
đặc trưng cụ thể sau đây:
SVTH: Bùi Thị Tươi

4


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

- Chỉ tiêu Maximin
Nếu sử dụng chỉ tiêu Maximin nhà quản trị sẽ sẽ lựa chọn phương án sản xuất nào
mang lại kết quả tồi tệ thấp nhất. Nghĩa là, phải có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trong
những giá trị mong đợi nhỏ nhất của mỗi phương án. Đối với trường hợp này, doanh
nghiệp có mức mạo hiểm thấp, chấp nhận lựa chọn phương án sản xuất mà nếu xảy ra
thua lỗ thì thiệt hại gặp phải sẽ nhỏ hơn cả. Do đó, chỉ tiêu Maximin được xem là bị
quan vì chỉ chú ý tới hậu quả có thể xảy ra tồi tệ nhất đối với mỗi phương án lựa chọn.

- Chỉ tiêu Maximax
Chỉ tiêu Maximax sử dụng trong trường hợp lựa chọn phương án sản xuất mang lại
kết quả mong đợi lớn nhất. Khi đó, doanh nghiệp có khả năng chấp nhận rủi ro cao và
tin tưởng sẽ thu lợi nhuận tối đa đối với phương án lựa chọn. Do vậy, nó còn được gọi là
chỉ tiêu lạc quan vì chủ yếu tập trung vào kết quả tốt nhất của mỗi phương án trong quá
trình lựa chọn.
- Chỉ tiêu may rủi ngang nhau:
Khi sử dụng chỉ tiêu này, doanh nghiệp chấp nhận mức mạo hiểm vừa phải. Các
nhà quản trị cần xác định kết quả trung bình cho từng phương án sản xuất và lựa chọn
phương án có kết quả trung bình lớn nhất.
- Chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất
Đối với chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất, phương án được lựa chọn phải mang
lại kết quả mong đợi ở mức đảm bảo yêu cầu tối thiểu hóa những giá trị cơ hội có thể bị
bỏ lỡ. Để áp dụng chỉ tiêu này, nhà quản trị phải lập bảng các giá trị có thể bị bỏ lỡ.
Trong từng tình huống của các phương án, lấy giá trị mong đợi lớn nhất trừ đi những giá
trị còn lại. Sau đó, lựa chọn phương án có giá trị nhỏ nhất từ các giá trị lớn nhất thuộc
những tình huống vừa xác định cho mỗi phương án.
1.3.2. Mô hình ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất trong điều kiện rủi
ro

SVTH: Bùi Thị Tươi

5


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Trong trường hợp này, xác suất xảy ra đối với mỗi tình huống đều đã biết. Để lựa
chọn phương án sản xuất, cần thực hiện việc tính toán giá trị tiền tệ mong đợi cho mỗi
phương án đem so sánh. Phương án tốt nhất phải có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất.

Giá trị tiền tệ mong đợi là tổng các kết quả mà một phương án lựa chọn có thể
mang lại, được xác định bằng tích giữa xác suất với giá trị tiền tệ mong đợi của từng tình
huống.
=

×



Trong đó:
EMVi - Giá trị tiền tệ mong đợi của phương án thứ i
EMVij - Giá trị tiền tệ mong đợi của tình huống j thuộc phương án i

Pij - Xác suất của tình huống j thuộc phương án i.

1.3.3. Mô hình chuyển đổi quyết định lựa chọn phương án sản xuất từ điều kiện
không chắc chắn sang điều kiện chắc chắn.
Trong trường hợp không có đầy đủ thông tin chính xác về thị trường, doanh nghiệp
sẽ phải quyết định lựa chọn phương án sản xuất ở điều kiện không chắc chắn. Trong
thực tế, một số tổ chức tư vấn hoặc cơ quan nghiên cứu muốn bán lại những thông tin
đáng tin cậy về thị trường do họ điều tra, giúp doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi
việc ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất tử điều kiện không chắc chắn sang điều
kiện chắc chắn. Lúc đó, kết quả thu được là chắc chắn, không còn chấp nhận rủi ro nữa.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chi thêm một khoản tiền không nhỏ cho vấn đề này. Chi
phí lớn nhất để mua thông tin chính xác gọi là giá trị mong đợi của thông tin hoàn hảo.
EVPI  EMVc  EMV f

Trong đó:
EVPI - Giá trị mong đợi của thông tin hoàn hảo
EMVc - Giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện rủi ro


SVTH: Bùi Thị Tươi

6


GVHD: ThS. Trần Kim Đào
EMV f - Giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện chắc chắn
n



EMVc   EMV jm  Pj



j 1

EMV jm - Giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất ở tình huống j trong điều kiện chắc chắn
Pj - Xác suất xuất hiện tình huống j tương ứng với giá trị tiền tệ mong đợi EMV jm

SVTH: Bùi Thị Tươi

7


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. Ứng dụng mô hình ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất trong điều
kiện không chắc chắn
Tình huống 1:
Công ty Phương Nam đang xem xét 2 phương án phát triển một loại bình ắc quy
ôtô. Sau khi tính toán mọi điều kiện sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới mức lợi nhuận
có thể đạt được trong từng phương án, Ban quản trị của công ty đã xây dựng bảng sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng / năm
Mức lợi nhuận có thể đạt được
trong trường hợp
Phương án

1. Liên doanh với công ty
hóa chất
2. Tự sản xuất

Thành công ở

Thành công ở

Không

mức cao

mức trung bình

thành công

4.600

500


-900

3.500

700

-300

Yêu cầu:
Sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng trong điều kiện không chắc chắn để lựa chọn
phương án tốt nhất.
Bài giải:
Theo chỉ tiêu Maximax: Lựa chọn phương án liên doanh với công ty hóa chất vì có
EMV = 4.600 triệu đồng /năm, lớn nhất trong các phương án đem so sánh.
Theo chỉ tiêu Maximin: Lựa chọn phương án tự sản xuất vì có EMV = -300 triệu
đồng /năm là mức thiệt hại nhỏ nhất trong các phương án đang xét.

SVTH: Bùi Thị Tươi

8


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Theo chỉ tiêu may rủi ngang nhau: Lựa chọn phương án liên doanh với công ty hóa
chất vì có giá trị mong đợi về mức lợi nhuận trung bình đạt được hàng năm là 1.400
triệu đồng, cao nhất trong các phương án đem so sánh.
Theo chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất:


Phương án

Giá trị cơ hội bỏ lỡ theo mức độ

Giá trị

thành công của mỗi phương án

cơ hội

Thành công

Thành công ở

Không

bỏ lỡ

ở mức cao

mức trung bình

thành công

lớn nhất

0

200


0

200

1.100

0

-600

1.100

1. Liên doanh với
công ty hóa chất
2. Tự sản xuất

Chọn phương án liên doanh với công ty hóa chất để phát triển sản xuất bình ắc quy
ôtô, vì có giá trị cơ hội bỏ lỡ lớn nhất là 200 triệu đồng /năm, thấp hơn so vói giá trị cơ
hội bỏ lỡ lớn nhất của phương án tự sản xuất.
Tình huống 2:
Ohsaka Games L.t.d sau khi tìm hiểu thị trường đã xây dựng 3 phương án tăng
cường công tác sản xuất 1 loại đồ chơi điện tử. Lợi nhuận tương ứng với mỗi tình huống
nhu cầu thị trường và từng phương án tăng cường công suất được thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng / tháng
Nhu cầu thị trường
Phương án

Cao

Trung bình


Thấp

- Thuê thêm lao động

950

870

430

- Làm thêm giờ

1.080

600

540

- Làm thêm ca

1.750

350

30

Yêu cầu:
SVTH: Bùi Thị Tươi


9


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng trong điều kiện không chắc chắn để lựa chọn
phương án tốt nhất nhằm tăng cường công suất sản xuất cho Ohsaka Games L.t.d.
Bài giải:
Theo chỉ tiêu Maximax: Lựa chọn phương án làm thêm ca vì có EMV = 1.750 triệu
đồng / tháng, lớn nhất trong các phương án đem so sánh.
Theo chỉ tiêu Maximin: Lựa chọn phương án làm thêm giờ vì có EMV = 540 triệu
đồng / tháng, lớn nhất trong các phương án đang xét.
Theo chỉ tiêu may rủi ngang nhau: Lựa chọn phương án thuê thêm lao động vì có
giá trị mong đợi về mức lợi nhuận trung bình đạt được hàng tháng là 750 triệu đồng, cao
nhất trong các phương án đem so sánh.
Theo chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất:
Bảng giá trị cơ hội bỏ lở thấp nhất được lập như sau:
Giá trị cơ hội bỏ lỡ theo tình hình

Giá trị cơ

nhu cầu thị trường

hội bỏ lỡ

Phương án
Cao

Trung bình


Thấp

lớn nhất

- Thuê thêm lao động

800

0

110

800

- Làm thêm giờ

670

270

0

670

- Làm thêm ca

0

520


510

520

Chọn phương án làm thêm ca vì có giá trị cơ hội bỏ lỡ lớn nhất là 520 triệu đồng /
tháng, thấp nhất trong những giá trị bị bỏ lỡ lớn nhất của các phương án đem so sánh.
Tình huống 3:
Doanh nghiệp Phong Phú dự định tăng cường sản xuất 1 trong 3 loại sản phẩm là:
Xe đạp địa hình, xe đạp thể thao và xe đạp thông thường. Trên cơ sở tính toán chi phí và
doanh thu trong từng quý, bộ phận tài chính của doanh nghiệp đã xây dựng được bảng
lợi nhuận sau:

SVTH: Bùi Thị Tươi

10


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Đơn vị tính:Triệu đồng / quý
Nhu cầu thị trường
Phương án sản phẩm

Cao

Trung bình

Thấp

1. Xe đạp địa hình


380

265

- 130

2. Xe đạp thể thao

300

270

- 105

3. Xe dạp thông thường

132

120

- 115

Yêu cầu:
Sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng trong điều kiện không chắc chắn để lựa chọn
phương án tốt nhất.
Bài giải:
Theo chỉ tiêu Maximax: Công ty nên lựa chọn phương án sản xuất xa đạp địa hình
vì có EMV = 380 triệu đồng / quý, lớn nhất trong các phương án đem so sánh.
Theo chỉ tiêu Maximin: Công ty nên lựa chọn phương án sản xuất xe đạp thể thao

vì có EMV = -105 triệu đồng / quý, lớn nhất trong các phương án đang xét.
Theo chỉ tiêu may rủi ngang nhau: Công ty nên lựa chọn phương án sản xuất xe đạp
địa hình vì có giá trị mong đợi về mức lợi nhuận trung bình đạt được hàng quý là 171,67
triệu đồng, cao nhất trong các phương án đem so sánh.
Theo chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất:

SVTH: Bùi Thị Tươi

11


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Bảng giá trị cơ hội bỏ lở thấp nhất được lập như sau:
Giá trị cơ hội bỏ lỡ theo tình

Giá trị cơ

hình nhu cầu thị trường

hội bỏ lỡ

Phương án

Cao

Trung bình

Thấp


lớn nhất

- Xe đạp địa hình

0

5

25

25

- Xe đạp thể thao

80

0

0

80

- Xe đạp thông thường

248

150

10


248

Chọn phương án sản xuất xe đạp địa hình vì có giá trị cơ hội bỏ lỡ lớn nhất là 25
triệu đồng / quý, thấp nhất trong những giá trị bị bỏ lỡ lớn nhất của các phương án đem
so sánh.
2.2. Ứng dụng mô hình ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất trong điều
kiện rủi ro
Tình huống 1:
Doanh nghiệp cơ khí “Thắng Lợi” dự kiến sản xuất 3 sản phẩm là sản phẩm X, sản
phẩm Y và sản phẩm Z. Thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm này có thể thuận lợi hoặc
khó khăn. Sau khi tính toán các khoản chi phí và thu nhập cho từng loại sản phẩm, tương
ứng với mỗi tình huống thị trường; bộ phận kế toán của doanh nghiệp đã công bố bảng
lãi lỗ sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng / năm
Tình huống thị trường
Phương án sản phẩm

SVTH: Bùi Thị Tươi

Thuận lợi

Khó khăn

X

11

- 4,5

Y


15

- 5,3

Z

17

6,7

12


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Qua đánh giá tình hình thị trường, bộ phận Marketing ước tính xác suất xảy ra từng
tính huống như bảng dưới đây:
Xác suất xảy ra tình huống thị trường
Phương án sản phẩm

Thuận lợi

Khó khăn

X

0,70

0,30


Y

0,60

0,40

Z

0,55

0,45

Yêu cầu:
Sử dụng chỉ tiêu ra quyết định trong điều kiện rủi ro để lựa chọn phương án tốt
nhất.
Bài giải:
Mức lợi nhuận mong đợi của các phương án sản phẩm:
EMVX  11 0,7  4,5  0,3  6,35 (tỷ đồng / năm)
EMVY  15  0,6  5,3  0,4  6,88 (tỷ đồng / năm)
EMVZ  17  0,55  6,7  0,45  6,34 (tỷ đồng / năm)

Kết luận: doanh nghiệp nên lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm Y vì có mức lợi
nhuận mong đợi lớn hơn so với các phương án đem so sánh.
Tình huống 2:
Một nhà kho đang được xem xét việc mở rông năng lức để đáp ứng nhu cầu tăng
thêm về sản phẩm. Các khả năng có thể là xây dựng nhà kho mới, mở rộng và cải tạo
nhà kho cũ; hoặc không làm gì cả. Khả năng tổng quan về kinh tế vùng như sau: 60% là
khả năng nền kinh tế không thay đổi; 20% khả năng nền kinh tế tăng trưởng và 20% khả
năng nền kinh tế suy thoái. Ước lượng thu nhập ròng hàng năm như sau:


Đơn vị tính: Tỷ đồng
SVTH: Bùi Thị Tươi

13


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Tình hình nền kinh tế
Phương án

Tăng trưởng

Ổn định

Suy thoái

1. Xây dựng nhà kho mới

1.9

0.3

- 0.5

2. Mở rộng và cải tạo nhà kho cũ

1.5


0.5

- 0.3

3. Không làm gì cả

0.5

0

- 0.1

Hãy lựa chọn phương án tốt nhất?
Bài giải:
Mức lợi nhuận mong đợi hàng năm của các phương án:
EMV1  1.9  0,2  0.3  0,6  0.5  0,2  0.46 (tỷ đồng)
EMV2  1.5  0,2  0.5  0,6  0.3  0,2  0.54 (tỷ đồng)
EMV3  0.5  0,2  0  0,6  0.1  0,2  0.08 (tỷ đồng)

Kết luận: Ta nên lựa chọn phương án mở rộng và cải tạo nhà kho cũ vì có mức lợi
nhuận mong đợi là 0.54 tỷ đồng, lớn nhất trong các phương án đem so sánh.
Tình huống 3:
Công ty Bình Minh thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm cho vùng Z. Các nhà
cạnh tranh đang áp dụng công nghệ mới nên sản phẩm có chất lượng cao hơn và giá thì
rẻ hơn. Công ty đang bị áp lực là phải nâng cấp kỹ thuật của nhà máy để tăng cường khả
năng cạnh tranh. Các kỹ sư của công ty đang nghiên cứu 3 khả năng có thể có: sử dụng
rô-bô, chuyển đổi sang hệ thống bán tự động hay là giữ nguyên và được xem xét trong 5
năm sau. Xác suất xảy ra cho từng tình huống như sau: xác suất ở thị trường cao là 0,3;
thị trường trung bình là 0,4 và thị trường thấp là 0,3. Nếu như quy trình sản xuất được
nâng cấp thì giá trị hiện tại của doanh thu như sau:


Đơn vị tính:Triệu đồng
Phương án
SVTH: Bùi Thị Tươi

Nhu cầu thị trường
14


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Cao

Trung bình

Thấp

1. Dùng rô-bô

8.000

4.000

1.000

2. Bán tự động

6.000

4.000


2.000

Nếu công ty Bình Minh quyết định không làm gì cả ngay bây giờ và sẽ xem xét
tình hình 5 năm sau đó, có 2 khả năng sẽ xảy ra: Tiếp tục hoạt động với công suất hiện
có hoặc đóng cửa và bán đi các tài sản hiện có. Nếu như nhà máy tiếp tục hoạt động sau
5 năm, giá trị hiện tại của doanh thu như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Phương án

Nhu cầu thị trường
Cao

Trung bình

Thấp

Tiếp tục hoạt động

5.000

4.000

3.000

Xác suất

0,3

0,5


0,2

Nếu công ty đóng cửa và bán đi tài sản sau 5 năm, giá trị hiện tại của doanh thu ước
lượng là 3.500 triệu đồng, hãy lựa chọn phương án tốt nhất.
Bài giải:
- Mức doanh thu mong đợi của phương án sử dụng rô-bô:
EMV1  8.000  0,3  4.000  0,4  1.000  0,3  4.300 (triệu đồng)

- Mức doanh thu mong đợi của phương án sử dụng hệ thống bán tự động:
EMV2  6.000  0,3  4.000  0,4  2.000  0,3  4.000 (triệu đồng)

- Mức doanh thu mong đợi của phương án công ty tiếp tục hoạt động:
EMV3  5.000  0,3  4.000  0,5  3.000  0,2  4.100 (triệu đồng)

- Mức doanh thu mong đợi của phương án đóng cửa và bán tài sản:
EMV4  3.500 (triệu đồng)

SVTH: Bùi Thị Tươi

15


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Kết luận: công ty Bình Minh nên lựa chọn phương án chuyển đổi sang hệ thống
bán tự động vì có doanh thu mong muốn là 4.300 triệu đồng, lớn hơn doanh thu mong
đợi của các phương án đem so sánh.
2.3 Ứng dụng mô hình chuyển đổi quyết định lựa chọn phương án sản xuất từ
điều kiện không chắc chắn sang điều kiện chắc chắn.

Tình huống 1:
Công ty Việt Tiến đang tiến hành sản xuất sản phẩm và phải quyết định lựa chọn
giữa 2 nhà máy. Khả năng đầu là xây dựng một nhà máy có quy mô lớn ngay lập tức,
khả năng thứ 2 là xây dựng nhà máy có quy mô nhỏ. Sau khi phân tích, nhà quản trị
công ty đã xác định giá trị lợi nhuận mong đợi như bảng sau:
Đơn vị tính: triệu đồng / tháng
Phương án

Tình hình thị trường
Thuận lợi

Khó khăn

1. Quy mô nhỏ

21

17

2. Quy mô lớn

24

14

0,4

0,6

Xác suất


Giả sử tổ chức tư vấn Y muốn bán lại thông tin chắc chắn về tình hình nhu cầu thị
trường do họ điều tra cho công ty Việt Tiến với giá 0,65 triệu đồng. Hãy xác định xem
công ty có nên mua thông tin với giá này không và mức giá lớn nhất có thể là bao nhiêu?
Bài giải:
- Trong điều kiện chắc chắn:
+ Nếu tình hình thị trường thuận lợi, phương án xây dựng nhà máy có quy mô lớn
sẽ được lựa chọn, vì có giá trị mong đợi lớn nhất trong các phương án lựa chọn và bằng
24 triệu đồng.

SVTH: Bùi Thị Tươi

16


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

+ Nếu tình hình thị trường khó khăn, phương án xây dựng nhà máy có quy mô nhỏ
sẽ được lựa chọn, vì có giá trị mong đợi là 17 triệu đồng, lớn nhất trong các phương án
đem so sánh.
Trong trường hợp này:
EMVc  24  0,4  17  0,6  19,8 (triệu đồng)

- Trong điều kiện rủi ro:
EMV1  21 0,4  17  0,6  18,6 (triệu đồng)
EMV2  24  0,4  14  0,6  18 (triệu đồng)

Giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiên rủi ro là EMVr  18,6 (triệu đồng)
Do đó, giá trị tiền tệ mong đợi của thông tin hoàn hảo là:
EMVc  EMVr  19,8  18,6  1,2 (triệu đồng)


Kết luận: chi phí tối đa cho lượng thông tin hoàn hảo là 1,2 triệu đồng. Vì vậy, mức
giá 0,65 triệu đồng do tổ chức tư vấn đặt ra là có thể chấp nhận được.
Tình huống 2:
Một kỹ sư nghiên cứu và phát triển của công ty Hòa Phát đang xây dựng một sản
phẩm mới. Công ty phải quyết định xem thực hiện đề án sản phẩm này hay loại bỏ. Sau
khi nghiên cứu, công ty đã ước lượng được doanh thu hằng năm tương ứng với từng tình
huống thị trường như sau:

SVTH: Bùi Thị Tươi

17


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Đơn vị tính: Triệu đồng
Phương án

Tình huống thị trường
Phát triển

Ổn định

Suy thoái

1. Thực hiện đề án

1.200


800

- 350

2. Loại bỏ

1.000

900

- 420

0,4

0,5

0,1

Xác suất

Giả sử công ty Hòa Phát muốn xét thêm trường hợp đặt mua thông tin của tổ chức
tư vấn A. Tổ chức này đề ngị phải trả 55.000.000 đồng cho lượng thông tin mà họ cung
cấp. Vậy công ty có nên mua thông tin với giá này hay không?
Bài giải:
- Trong điều kiện chắc chắn:
+ Nếu tình huống thị trường phát triển, phương án thực hiện đề án sẽ được lựa
chọn, vì có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trong các phương án lựa chọn và bằng
1.200.000.000đồng.
+ Nếu tình huống thị trường ổn định, phương án loại bỏ sản phẩm sẽ được lựa
chọn, vì có giá trị tiền tệ mong đợi là 900.000.000 đồng, lớn nhất trong các phương án

lựa chọn.
+ Nếu tình huống thị trường suy thoái, phương án thực hiện đề án sẽ được lựa
chọn, vì có giá trị tiền tệ mong đợi là -350.000.000 đồng, lớn nhất trong các phương án
đem so sánh.
Trong trường hợp này:
EMVc  1.200  0,4  900  0,5  350  0,1  895 (triệu đồng)

- Trong điều kiện rủi ro:
EMV1  1.200  0,4  800  0,5  350  0,1  845 (triệu đồng)

SVTH: Bùi Thị Tươi

18


GVHD: ThS. Trần Kim Đào
EMV2  1.000  0,4  900  0,5  420  0,1  808 (triệu đồng)

Giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện rủi ro là EMVr  845 (triệu đồng)
Do đó, giá trị tiền tệ mong đợi của lượng thông tin hoàn hảo là:
EMVc  EMVr  895  845  50 (triệu đồng)

Kết luận: Chi phí tối đa cho lượng thông tin hoàn hảo mà công ty Hòa Phát có thể
chấp nhận là 50.000.000đồng. Vì thế, công ty không nên mua thông tin với giá
55.000.000 đồng do tổ chức tư vấn A đề ra.
Tình huống 3:
Công ty Gia Phúc đang xem xét lựa chọn một trong 3 sản phẩm để cung cấp ra thị
trường trong thời gian tới. Sau khi ước tính các khoản thu chi, bộ phân kế toán xác định
được bảng lãi lỗ của một năm hoạt động bình thường như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Phương án

Điều kiện thị trường
Thuận lợi

Khó khăn

A

500

-80

B

300

-60

C

200

-20

Theo thông tin của bộ phận Marketing, họ đánh giá khả năng xác suất xảy ra của
từng loại sản phẩm trong từng điều kiện như sau:
Phương án

SVTH: Bùi Thị Tươi


Xác suất của từng thị trường
Thuận lợi

Khó khăn

A

0,5

0,5

B

0,6

0,4

C

0,6

0,4

19


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

Ban giám đốc của công ty nhận thấy khả năng thu thập thông tin và đánh giá thị

trường không chắc chắn nên họ đưa ra phương án mua thông tin từ công ty nghiên cứu
thị trường Y với khoản chi phí là 20.000.000 đồng. Công ty có nên mua thông tin với giá
này hay không?
Bài giải:
- Trong điều kiện chắc chắn:
+ Nếu điều kiện thuận lợi, phương án sản phẩm A sẽ được lụa chọn, vì có giá trị
tiền tệ mong đợi lớn nhất trong các phương án lựa chọn và bằng 500 triệu đồng.
+ Nếu điều kiện khó khăn, phương án sản phẩm C sẽ được lựa chọn, vì có giá trị
tiền tệ mong đợi là -20 triệu đồng, lớn nhất trong các phương án đem so sánh.
Trong trường hợp này:
EMVc  500  0,5  20  0,4  242 (triệu đồng)

- Trong điều kiện rủi ro:
EMVA  500  0,5  80  0,5  210 (triệu đồng)
EMVB  300  0,6  60  0,4  156 (triệu đồng)
EMVc  200  0,6  20  0,4  112 (triệu đồng)

Vậy, giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện rủi ro: EMVA  210 (triệu đồng)
Do đó, giá trị tiền tệ mong đợi của lượng thông tin hoàn hảo sẽ là:
EMVc  EMVr  242  210  32 (triệu đồng)

Kết luận: Chi phí tối đa cho lượng thông tin hoàn hảo mà công ty có thể chấp nhận
là 32.000.000 đồng. Vậy, công ty nên mua thông tin của công ty nghiên cứu với giá
20.000.000 đồng.

SVTH: Bùi Thị Tươi

20



GVHD: ThS. Trần Kim Đào

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về lý thuyết quyết định trên cơ sở những bài tập về việc ra quyết
định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, tôi nhận thấy rằng đây là một môn học bổ
ích, giúp chúng ta biết cách lựa chọn những phương án sản xuất một cách tối ưu nhất.
Thực tế chỉ ra rằng, bất kỳ bài toán nào cũng cần có những phương pháp để giải quyết,
các phương pháp này dựa trên những nguyên tắc, lý thuyết cơ bản về tính toán mà con
người đã đúc kết được. Kể cả các bài toán về lựa chọn phương án sản xuất trong kinh
doanh cũng được giải quyết dựa trên các lý thuyết đó. Trong mọi doanh nghiệp, hoạt
động sản xuất kinh doanh chỉ đạt hiệu quả khi nhà quản trị lựa chọn đúng phương án sản
xuất kinh doanh. Vì lý do này, các nhà quản trị luôn xem việc ra quyết định như một
bước quan trọng để thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác và hiệu quả. Đặt
biệt, trong sự phát triển công nghệ thông tin và sự hội nhập của đất nước ngày nay, các
doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần phải quan tâm đến chất lượng sản
phẩm. Sản phẩm chỉ đạt chất lượng cao khi doanh nghiệp lựa chọn đúng phương án sản
xuất kinh doanh, đúng công nghệ trong từng tình hình thị trường. Thực hiện tốt điều này
thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có chỗ đứng trên thương trường quốc tế.

SVTH: Bùi Thị Tươi

21


GVHD: ThS. Trần Kim Đào

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp – TS. Trần Đức Lộc, TS. Trần Văn
Phùng (Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội năm 2008)
2. Bài tập quản trị sản xuất và tác nghiệp – TS. Trần Đức Lộc (Nhà xuất bản Tài

Chính, Hà Nội năm 2009)

SVTH: Bùi Thị Tươi

22



×