Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đạo đức nghề nghiệp nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.56 KB, 11 trang )

Đề bài : Các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

1


I. Đặt vấn đề
1. Khái niệm chung
- Quan niệm chung về đạo đức :
+ Theo Cơ sở lý luận báo chí – PGS.TS. Nguyễn Văn Dững : “Đạo đức là hệ thống
giá trị, chuẩn mục ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Hệ thống giá trị đạo đức
do cộng đồng tạo dựng và thừa nhận, được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ. Hệ
thống giá trị đạo đức có tính lịch sử.”
- Khái niệm đạo đức nghề nghiệp :
+ Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một ĩnh
vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những
yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp
nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên rong nghề nghiệp đó sao
cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
+ Đạo đức nghề nghiệp đã và đang trở thành vấn đề được xã hội quan tâm và đòi hỏi
ngày càng gắt gao, đặt biết đối với nghề báo
- Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo :
+ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và
hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.
+ Hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo
đức nhà báo, đạo đức báo chí…

2. Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo
- Nghề nghiệp báo chí không chỉ tác động và liên quan đến cộng đồng, đến đông đảo
dân cư mà còn quan trọng là việc tác động vào hệ thống giá trị tinh thần, tư
tưởng, những quan niệm giá trị đạo đức và nhân phẩm, giá trị của con người
trong mối quan hệ với dư luận xã hội.


- Trong xã hội hiện đại, cùng với quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa, vai trò của
báo chí ngày càng gia tăng nhanh chóng và cùng với nó là sự quan tâm của xã hội
đối với vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ
đạo đức nghề nghiệp nhà báo cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn
 Chính vì vậy, với vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày nay đòi
hỏi những người làm nghề báo cần phải có nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân
nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội để
từ đó đảm bảo thực hiện những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và có những
hành vi ứng xử trong các mối quan hệ nghề nghiệp.

2


II. Các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp
nhà báo
1. Giới thiệu chung
Những nội dung và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo tại Việt
Nam được xác lập trên cơ sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở thực
tiễn hoạt động của báo chí Việt Nam. Cùng với đó, đạo đức nghề nghiệp có thể đưc
hiểu là chuẩn mực ứng xử đố với các mối quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp
của nhà báo.
Đạo đức nghề nghiệp nhà báo được hiểu là chuẩn mực ứng xử đối với các mối
quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp của nhà báo đó. Đó là các mối quan hệ cụ
thể như với nguồn tin, với đồng nghiệp, với tác giả, với Tổ quốc, với nhân dân...

2. Nội dung các mối quan hệ
2.1/
Các mối quan hệ nền tảng
a) Nhà báo với Tổ quốc, đất nước
Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có 9 điều nhưng điều

đầu tiên và cũng là điều cơ bản nhất là: “Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam”.
Trung với nước là phẩm chất quan trọng nhất của bất kì người dân nào được
nuôi dưỡng bằng văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước đó. Trung với nước,
hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là yêu quê hương đất nước, yêu cội nguồn sinh ra
mình. Với nhà báo, điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nhà báo là
người “nói chuyện” với công chúng qua tác phẩm của mình. Do đó, những tư
tưởng “phản động”, chống phá nhà nước của người viết báo được thể hiện trong
tác phẩm báo chí có thể tác động tiêu cực tới ý thức công chúng, gây hậu quả
nghiêm trọng trong xã hội. Nói như nhà báo Phan Quang thì đây là phẩm chất số
một, là điều vĩnh viễn không thay đổi, là “yêu cầu đạo đức nghề nghiệp mà nhà
báo ở thời nào cũng cần có”. “Nhà báo không có lòng yêu nước, không xuất phát
từ lợi ích nhân dân thì mọi người không coi trọng họ cho dù họ tài năng xuất chúng
đến đâu”.
Lòng trung thành của nhà báo được biểu hiện trên nhiều phương diện khác
nhau, nhưng cơ bản nhất đó là luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Trước khi
thông tin về một sự kiện nào đó, người làm báo phải tự đặt ra câu hỏi cho mình: Sự
kiện ấy có lợi hay có hại gì đến đất nước không? Nều có hại thì sẽ có hậu quả như
thế nào? Đó còn là thái độ, trách nhiệm của nhà báo trước những vấn đề của đất
nước. nhà báo chân chính phải biết trăn trở, suy tư trước những vấn đề hệ trọng của
dân tộc, từ đó thấy được trách nhiệm của mình.
3


Thực tiễn báo chí hiện nay, phần đông người làm báo có bản lĩnh chính trị vững
vàng, kiên định, một lòng theo Đảng, trung thành với lợi ích của đất nước, nhân
dân.
Ví dụ :
Khi Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh

tế của Việt Nam, báo chí Việt Nam đã góp phần lớn trong việc thông tin cho nhân
dân Việt Nam và bạn bè quốc tế hiểu rõ được hành vi vi phạm nghiêm trọng luật
biển quốc tế, từ đó đoàn kết toàn dân và tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều nước
trên thế giới.
Tuy nhiên cũng có không ít báo khi thông tin về vấn đề hệ trọng, liên quan
tới chính trị của đất nước, về cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng đã phản
ánh không trung thực nội dung thông tin, rút tít theo kiểu giật gân câu khách, “tát
nước theo mưa”, lời lẽ cay nghiệt, mang tính chủ quan, thậm chí là làm lộ bí mật
nhà nước.
b) Nhà báo với Nhân dân
Trước quần chúng, phải hết lòng, hết sức phục vụ quần chúng nhân dân, phải
yêu kính nhân dân, phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; phải nắm vững
quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, giáo dục và phát động quần
chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đảng ta là
đảng lãnh đạo cách mạng. Báo chí là công cụ lãnh đạo của Đảng, ngoài lợi ích của
nhân dân, người làm báo cách mạng không có lợi ích nào khác.
Vì vậy, người làm báo phải một lòng, một dạ phục vụ, nâng cao tinh thần
trách nhiệm đối với Đảng, nhân dân và xã hội. Nhà báo phải có ý thức trách nhiệm
trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ chuyên môn nghiệp
vụ không thuộc phạm trù đạo đức, nhưng ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì thuộc phạm trù đạo đức.
Nhà báo phải có ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, bởi vì nếu không như vậy thì họ không thể có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, không có chuyên môn vững vàng, thì không thể hoàn thành
trọn vẹn ý thức và tinh thần trách nhiệm xã hội.
Ví dụ :
Về ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
báo chí, Hồ Chí Minh là một tấm gương. Người bắt đầu học viết báo từ hồi lao
động kiếm sống và hoạt động cách mạng ở Pari. Người tranh thủ những phút nghỉ
hiếm hoi sau những giờ lao động vất vả để viết báo. Đầu tiên là những tin ngắn, rất

ngắn. Mỗi tin chép thành hai bản, một bản gửi cho toà báo, một bản giữ lại. Nếu
được báo đăng, bao giờ Người cũng đem so sánh tin được đăng trên báo với bản
thảo lưu lại, xem người ta sửa chữa nhiều không, ra sao, vì sao lại chữa. Khi đã
tương đối quen việc, Người viết dài thêm, lúc đầu thêm vài dòng, rồi thêm vài
dòng nữa, vài dòng nữa, nâng lên 15 - 20 dòng, thành cả một tin sâu, một bài viết
4


ngắn. Khi đã viết được như thế, Người lại viết rút ngắn lại, cũng những việc như
vậy nhưng phải viết cho rõ, cho gọn.
c) Nhà báo với Đảng
Báo chí cách mạng là công cụ của Đảng, nhà báo là thư kí của thời đại. Báo
chí cách mạng có nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân,
thông qua tác phẩm của mình thể hiện một cách sinh động quan điểm, đường lối
của Đảng.
Nhà báo phải tự trang bị cho mình kiến thức cho mình với nền tảng tư tưởng
là chủ nghĩa Mác- Lenin, vận dụng vào mọi hoạt động của mình.
Nhà báo chính là người thông qua tác phẩm báo chí của mình vừa tuyên
truyền, vừa cổ động, vừa tổ chức tập thể. Báo chí cách mạng là vũ khí sắc bén
trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng.
Tính Đảng của báo chí thể hiện ở nhiều mặt, nhưng quan trọng nhất là thê
hiện trong suy nghĩ và hành động của nhà báo. Gắn bó với cách mạng, bảo vệ cách
mạng là truyền thống quý báu của đội ngũ nhà báo chân chính nước ta
Vận dụng :
Hiện nay nhà báo Việt Nam không chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, tích
cực trong việc truyền bá mà họ còn góp phần làm cho chủ nghĩa Mác- Lenin và tư
tưởng Hồ CHí Minh luôn giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội :
Ví dụ :
+ Tổ chức tọa đàm trực tuyến “ Mãi mãi niềm tin theo Đảng” ( trang báo
điện tử : dancongsan.vn)

+ Truyền bá “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” …
2.2/
Các mối quan hệ môi trường – xã hội
a) Nhà báo với công chúng
Trong khi thực hiện nhiệm vụ đưa tin nhà báo sẽ luôn phải đối diện với vấn
đề đạo đức. chính công chúng đặt ra yêu cầu cho lương tâm của mỗi người làm
báo. Họ phải đảm bảo được thông tin đưa ra luôn đúng sự thật, không được phép
thêm bớt hay bịa đặt. Như vậy là lừa dối, che mắt công chúng. Hơn nữa mức độ
ảnh hưởng của thông tin là vô cùng rộng lớn chỉ cần một thông tin sai sự thật có
thể ảnh hưởng tới suy nghĩ quan điểm của toàn bộ công chúng. Điều đó có thể hủy
hoại một con người một gia đình hay cả một thế hệ.
Công chúng còn đặt ra vấn đề đạo đức nhà báo phải xem xét chọn lựa đưa
những tin tức nào sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của công
chúng mà vẫn đảm bảo hiện thực khách quan. Trong mỗi hoàn cảnh họ sẽ phải cân
nhắc đâu là những thông tin hữu ích cần thiết và đâu là những tin rác vô nghĩa gây
ảnh hưởng xấu tới cộng đồng.
Xét trong mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp với công chúng nhà báo cần chú ý:
- Luôn nêu cao vai trò của công chúng, tôn trọng công chúng
5


-

-

-

-

- Phải đặt bản thân vào vị trí của công chúng để hiểu về nhu cầu, nguyện vọng

của họ và mức độ ảnh hưởng của thông tin.
- Phải tạo được niềm tin cho công chúng vào báo chí
- Tăng tính tương tác giữa nhà báo với công chúng
b) Nhà báo với nguồn tin
Mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp nhà báo với nguồn tin là mối quan hệ khá
rộng, có những nội dung cơ bản sau:
Người làm báo phải sử dụng những nguồn tin đàng hoàng, hợp pháp, trừ trường
hợp có bằng chứng rõ ràng về mối đe dọa đối với sự yên ổn và lợi ích của xã hội.
Ví dụ:
Trong chương trình “Điều ước thứ 7” vừa qua của đài truyền hình Việt Nam đã
bị tạm dừng phát sóng do sơ suất của ê kíp thực hiện chương trình qúa tin lời nhân
vật mà không đi sâu vào điều tra tìm hiểu nên đã để lại hậu quả khá lớn đối với
toàn bộ ê kíp cũng như bản thân mỗi biên tập viên
Mỗi thông tin mà nhà báo thu thập được đều phải ghi rõ nguồn hay chính là xuất
xứ của nguồn tin. Đây là cơ sở để làm cho công chúng tin vào sự thực, thông điệp
muốn truyền tải. Tuy nhiên trong một số trường hợp có căn cứ phải dữ bí mật để
bảo vệ các nguồn tin ấy.
Ví dụ:
Trên báo Nhân Dân số ra ngày thứ hai, 12/5/2014 có bài “Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng phát biểu ý kiến tại Hội nghị cấp cao ASEAN tai Mianma”. Trong bài
báo có sử dụng tư liệu của thông tấn xã Việt Nam nên phía bên dưới có ghi “theo
TTXVN”.
Người làm báo phải tôn trọng quyền pháp nhân, không bất nhã, gây áp lực hay đe
dọa nguồn tin sống. Trong nhiều trường hợp nếu biết khai thác tối đa nguồn tin
sống này thì nhà báo có thể thu về được những thông tin mang tính độc quyền.
Cùng với đó nhà báo phải tôn trọng quyền con người, đời tư của công dân, tôn
trọng hiến pháp và pháp luật.
Báo chí ngày càng phát triển và tác động to lớn đến đời sống xã hội. Vấn đề đạo
đức nghề nghiệp càng phải thực hiện nghiêm túc. Mỗi nhà báo không được phát
sinh mối quan hệ làm ăn với nguồn tin và không nên để mình bị sử dụng cho lợi

ích của một nhóm, một tổ chức...nào. Vì vậy cần đưa tin đúng sự thật và sống đúng
với nghề nghiệp.
Ví dụ:
Nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh là Hoàng Khương, nguyên là
phóng viên của báo Tuổi Trẻ Tp Hồ Chí Minh) bị thu hồi thẻ nhà báo và tạm đình
chỉ công tác tai tòa soạn báo Tuổi Trẻ vì có hành vi liên quan tới việc Trần Anh
Tuấn (bị khởi tố về hành vi môi giới hối lộ) đưa tin cho Huỳnh Minh Đức ( nguyên
thượng úy cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh) để được giải quyết trái quy định
cho xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép. (Theo Tinmoi.vn)
6


c) Nhà báo với nhân vật trong tác phẩm
- Công tâm, không vụ lợi, thiên vị. Nghĩa là chữ “tâm” phải được đặt lên hàng
đầu.Nhà báo không được phép vì quen biết mà thiên vị cho nhân vật khi người đó
mắc lỗi, cũng như không được vì ghen ghét mà viết về nhân vật không đúng với sự
thật.
- Tôn trọng quyền con người, đặc biệt là đời tư công dân. Khi viết bài, nhà
báo phải dựa trên cơ sở tôn trọng quyền cá nhân của nhân vật, phải tôn trọng cuộc
sống riêng tư của họ.
- Trung thành với hiện thực, không xuyên tạc cuộc đời nhân vật. Đây là một
yếu tố vô cùng quan trọng bởi báo chí đòi hỏi sự chân thực khách quan. Vì thế nhà
báo không được quyền bịa chuyện để viết ra lấy lòng người đọc, hoặc có ý xúc
phạm tới người khác.
- Kiềm chế, không kết án nhân vật khi chưa có phán xét của tờ án. Nghĩa là
chỉ được đưa ra kết luận của mình khi thông tin hoàn toàn chính xác. Nhà báo nên
hạn chế đưa ra các phán đoán riêng của mình để tránh đưa dư luận đi về hướng
đánh giá sai về nhân vật. Nếu không cận thận rất có thể sẽ vu oan cho người khác,
khiến cho cuộc sống của người ta trở nên khốn khổ, và ngược lại có thể đưa người
có tội trở thành người không có tội.

Ví dụ
- Trong bài báo “ Nữ nhà báo và đứa trê bị thú vật ăn một phần cơ thể” được
đăng trên CAND.com vào ngày 12/09/2010, tác giả của bài viết đã thể hiện rất rõ
mối quan hệ giữa đạo đức và nhân vật trong tác phẩm. Tác giả của bài báo đã thể
phản ánh đúng cuộc sống của nhân vật, chiếm được cảm tình của độc giả, khiến
độc giả cảm thông và chia sẻ. Từ cuộc đời đầy bi thương của chú bé Thiện Nhân
cho đến sự hi sinh cao cả của nữ nhà báo có biệt danh “người mẹ còi” Mai Anh ,
tất cả đều được hiện lân một cách chân thực, khách quan. Tác giả không đưa ra
những phán đoán của riêng mình mà trực tiếp đi vào tìm hiểu cuộc đời, số phận
của những nhân vật.Từ đó, bài báo có được tính chân thực và được công chúng đón
nhận.
- Trong chương trình VTV chuyển động 24h của Đài truyền hình Việt
Nam vào tháng 12/2014 đã đưa ra vấn đề về tuổi thật của Công Phượng (Cầu thủ
đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam). Các phóng viên đã quay một phóng sự để chứng
minh rằng Công Phượng khai giả tuổi (quá 19 tuổi) và gây ra nhiều tranh cãi trong
dư luận. Và sau khi chương trình được phát sóng, nhiều phóng viên của các tờ báo
khác cũng tiếp tục đi vào điều tra làm sáng rõ sự thật. Kết quả cuối cùng là Công
Phượng không khai báo sai tuổi. Vì vậy, trách nhiệm này thuộc về ai?

7


2.3/
Các mối quan hệ nghề nghiệp
a) Nhà báo với Ban biên tập
Mỗi quan hệ này đòi hỏi nhà báo phải tuân theo những quy định, chấp hành
những đường lối, chủ trương của ban biên tập. Tất cả sự góp ý, sửa chữa của ban
biên tập đối với bài viết của nhà báo đều mang tính xây dựng, để nhà báo ngày
thêm tiến bộ. Đây là quan hệ đạo đức giữa cá nhân nhà báo với ban biên tập của
mình. Nền tảng của mối quan hệ này là sự thống nhất quan điểm, tư tưởng. Nhà

báo và ban biên tập phải tôn trọng lẫn nhau, hai bên đều phải lắng nghe và tiếp thu
để mối quan hệ đạt hiệu quả nhất.
Điều kiện để duy trì mối quan hệ này chính là lòng trung thành. Nhà báo có
bổn phận cống hiến hết mình cho tòa soạn, giữ bí mật trong mọi hoàn cảnh. Đây là
đức tính cần có của một nhà báo chân chính trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều
thông tin từ tờ báo này bị sao chép sang báo khác khiến các tòa soạn mất uy tín với
độc giả.
Tuy nhiên, sự chấp hành nay không đồng nghĩa với sự mù quáng mà là sự
nhất trí trên nguyên tắc sự sáng tạo. Sáng tạo là điều cần và đủ đối với sự ra đời
của một tác phẩm báo chí. Nếu không có sự sáng tạo, tác phẩm sẽ bị nhàm chán,
không gây ấn tượng với độc giả. Đây cũng là một bài toán khó đặt ra với các nhà
báo khi vừa duy trì được mối quan hệ với ban biên tập vừa thể hiện được cái tôi
cũng như dấu ấn cá nhân.
b) Nhà báo với đồng nghiệp trong và ngoài tòa soạn
- Thực sự đoàn kết, thân thiện và tôn trọng đồng nghiệp.
- Giúp đỡ, hợp tác và tin cậy lẫn nhau.
- Thi đua lành mạnh.
- Tôn trọng quyền tác giả và chính kiến của nhau.
Ưu điểm:
- Có thể giúp đỡ nhau trong công việc như: lấy tin bài, viết bài....
- Mở rộng mối quan hệ, tạo sự gần gũi thân thiết với nhau
- Có thể đưa ra những đóng góp ý kiến để giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện hơn
cả về bản thân và trong tác phẩm báo chí của mình
- Bản thân mỗi nhà báo sẽ có động lực nhìn vào đồng nghiệp của mình để
phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp của mình
Nhược điểm:
- Có thể xảy ra mâu thuẫn khi ý kiến của 2 người khác nhau và có thể sẽ
không giải quyết được vấn đề nếu như không lắng nghe và ngạt bỏ cái tôi cá
nhân của mình
- Quyền tác giả trong tác phẩm báo chí của mình có thể bị lấy cắp nếu như

đồng nghiệp đó là một nhà báo không chân chính
8


- Đôi khi thông tin của đồng nghiệp đưa ra chưa chắc đã đúng sự thật , nếu
quá tin tưởng đồng nghiệp mà không kiểm chứng lại thông tin thì có thể sẽ
gây ra hậu quả. Mức độ nghiêm trọng cuả nó sẽ phụ thuộc vào nội dung
thông tin.
→ mối quan hệ nà không chỉ bó hẹp trong từng cơ quan báo chí mà nó cò là ý thức
đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau được thể hiện trong toàn thể cộng đồng nhà báo
Ví dụ:
- Việc chương trình điều ước thứ 7 phát sóng sai sự thật về câu chuyện tình
yêu của cô gái khiếm thị nguyễn như đào và anh nguyễn nhật thanh trên vtv3 ngày
10/1/2015 trở thành một đề tài lớn trên các báo. Tiêu biểu như bài : “Vụ lùm xùm
về chương trình Điều ước thứ 7: Ai là người đáng trách?” của tác giả lan anh trên
báo đời sống và pháp luật.
- Bài báo này nội dung nói về những sai phạm của chương trình điều ước thứ
7 đưa sai sự thật về câu chuyện và chỉ rõ nhũng điểm sai phạm của thông tin. Tác
giả của bài báo đã tin tưởng tuyệt đối vào thông tin mà đồng nghiệp của mình trên
báo vietnamnet đã điều tra tìm ra sự thật. Tác giả còn sử dụng thông tin của đồng
nghiệp làm nội dung thông tin trong bài.
Trích từ bài báo:
+ Tuy nhiên, ngày (15/1), trên báo Vietnamnet có đăng tải bài viết: “Phía sau
chuyện “Vợ chồng hát rong lên sân khấu Sao Mai”.Trong đó có đoạn viết: “Người
xem đã thán phục trước một tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản, vượt lên số
phận; đã bị ám ảnh bởi niềm ước ao của người vợ khiếm thị khi có người chồng là
“ánh sáng cuộc đời”, cùng với đó là điều ước cảm động của người mẹ khiếm thị:
Đặt tên con là Sao Mai để mong con được biểu diễn trên sân khấu Sao Mai Điểm
Hẹn.báo của mình.
+ Phóng viên báo Vietnamnet cũng đã tìm gặp gia đình Thanh và được ông

Nguyễn Bá Nhữ, bố anh Thanh tiếp chuyện và cho biết gia đình có hoàn cảnh khá
khó khăn. Từ năm 15 tuổi, Thanh đã một buổi đi học, một buổi theo bố ra biển
đánh cá.
Tuy nhiên, việc lấy những thông tin của đồng nghiệp trong trường hợp này
nhà báo lan anh đã ăn cắp quyền tác giả của đồng nghiệp mình. Bài báo chủ yếu
chỉ dựa vào những thông tin có sẵn để làm nội dung cho tác phẩm báo chí của
mình, điều này sẽ làm mất đi khả năng sáng tạo của chính tác giả trong tác phẩm
báo chí, nội dung không mới mẻ mà chỉ là sự copy lại sé tạo ra sự nhàm chán,
không thu hút bạn đọc
Hơn nữa nếu trong trường hợp những thông tin mà đồng nghiệp của tác gải
lan anh này đưa ra chưa đúng sự thật mà tác gải đã bê nguyên vào bài báo của
mình mà không có sự kiểm chứng lại thì nó sẽ gây ra gây ra hậu quả lớn, làm mất
niềm tin nơi công chúng.
9


c) Nhà báo với cộng tác viên và thông tin viên
Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp nhà báo là phải có thái độ trân trọng và
không được cố tình im lặng, tảng lờ trước những tư liệu, bài vở của các tác giả gửi
về tòa soạn. Sự trân trọng của nhà báo cũng là một phần khích lệ, động viên để họ
ngày càng phấn đấu, nâng cao chất lượng bài viết của mình.
Nhà báo phải có thái độ tôn trọng suy nghĩ, lập luận, bố cục văn phong tác
giả. Nhà báo phải có sự bàn bạc, trao đổi, thảo luận với tác giả khi có sự thay
đổi( dù là nhỏ) trong bài viết.Điều này có ảnh hưởng rất lớn cảm xúc của người
công tác viên khi đọc được bài viết không đúng ý mình và người cộng tác viên đó
đương nhiên sẽ chọn một tòa soạn khác để cộng tác – một tòa soạn biết tôn trọng
và trao đổi trước với họ nếu bài viết của họ cần được chỉnh sửa.
Mối quan hệ giữa nhà báo với cộng tác viên và thông tin viên cũng là quan
hệ hai chiều. Vì thế, khi tiếp cận một tin bài, nhà báo bên cạnh sự tôn trọng về mặt
nội dung, ý nghĩa của bài viết cũng có quyền chỉnh sửa, bổ sung để bài viết sâu sắc

và trọn vẹn hơn.

III. Kết luận
- Như vậy, trách nhiệm đạo đức ngề nghiệp của nhà báo trong các mối quan hệ luôn
được đặt lên hàng đầu và luôn đòi hỏi thái độ thận trọng, nhận thức sâu xắc và luôn
xem xét kỹ lưỡng trước khi làm việc.
- Báo chí ngày càng phát triển, xã hội ngày càng trở nên hiện đại, nền báo chí đang
trở thành nguồn thông tin chính thống được nhiều sự ủng hộ của công chúng, đồng
thời nhiều vấn đề đặt ra đang là một thách thức của báo chí. Vì vật nếu nắm chắc
các mối quan hệ trên thì nhà báo sẽ dễ dàng thu thập thông tin và xử lý thông tin
trong sáng tạo tác phẩm báo chí của mình.
- Bên cạnh đó đây cũng là những cơ sở để khai thác thông tin hiệu quả. Đặc biệt là
mối quan hệ với nguồn tin. Hay những mối quan hệ tế nhị và phức tạp như mối
quan hệ đối với các nhân vật trong tác phẩm sẽ đòi hỏi nhà báo phải khéo léo trong
việc sáng tạo tác phẩm.
- Bản thân mỗi nhà báo cần phải tăng cường phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của
mình.

10


Mục Lục
Contents

11



×