Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận môn biên tập xuất bản Một số giải pháp nâng cao chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.81 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những năm gần đây, các kênh truyền thông đại chúng thường xuyên đề
cập đến vấn đề liên quan đến truyện tranh thiếu nhi dưới mọi góc nhìn, mọi khía
cạnh, từ đề tài, nội dung, ngôn ngữ sử dụng đến phong cách, nét vẽ… Những
bài báo như: “Truyện tranh Việt Nam vẫn “khiêm tốn” trên quầy sách”,
“Truyện tranh cho thiếu nhi: tràn lan nhưng vẫn thiếu”, “Đi tìm bản sắc truyện
tranh thiếu nhi Việt Nam”, “Truyện tranh thiếu nhi dùng từ ngữ giang hồ”,
“Thiếu tác giả viết sách, truyện cho thiếu nhi”, hay “Truyện tranh thiếu nhi:
cần một cách nhìn và một cách vẽ khác”… đã đưa đến một cái nhìn toàn cảnh
về thực tế xuất bản truyện tranh thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay. Việc xuất bản
truyện tranh nước ngoài ở Việt Nam cũng không thiếu những bất cập, những
hạn chế chưa được giải quyết.
Trong khi đó, chúng ta luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của sách
truyện tranh đối với công tác giáo dục, cũng như đem đến đời sống tinh thần bổ
ích cho các em thiếu nhi. Truyện tranh đã gắn bó với các em, trở thành người
bạn không thể thiếu. Các em coi đó là một phương tiện để giải trí sau những giờ
học căng thẳng, mệt mỏi ở trường. Hơn thế, đó có lẽ là phương tiện hữu hiệu
nhất để giáo dục các em, hướng các em đến những điều tốt đẹp, một cách giáo
dục nhẹ nhàng mà các em dễ tiếp thu, ghi nhớ.
Thực tế cho thấy, việc xuất bản sách truyện tranh thiếu nhi chưa đạt được
thành tựu mong muốn của đông đảo các em thiếu nhi và các bậc phụ huynh.
Những vấn đề tranh cãi xung quanh truyện tranh thiếu nhi đã phần nào cản trở
sự phát triển của truyện tranh thiếu nhi nói riêng và truyện tranh Việt Nam nói
chung. Đó quả thực là một điều đáng tiếc đối với các nhà xuất bản, cũng như
1



với các bạn đọc nhỏ tuổi. Bởi chúng ta đã không biết tận dụng một cách thức
giáo dục hiệu quả cho các em, còn các em thiếu nhi không được hưởng thụ
những cuốn truyện tranh thực sự có chất lượng.
Trước tình hình đó, việc tìm hiểu, xem xét và đưa ra những biện pháp để
nâng cao chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi là vô cùng cần thiết.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở Việt
Nam hiện nay.
- Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đề tài sách truyện
tranh thiếu nhi.
2.2. Nhiệm vụ
- Khái quát những vấn đề lý luận về sách truyện tranh thiếu nhi
- Khảo sát thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở Việt
Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đề tài của loại sách này.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu thực trạng chất lượng đề tài xuất bản sách truyện tranh
thiếu nhi ở nước ta hiện nay, trong đó, tập trung nghiên cứu việc xuất bản
truyện tranh Việt Nam của các nhà xuất bản.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tiểu luận sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thu thập, phân tích
số liệu, phương pháp diễn giải vấn đề…
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2



Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài tập trung nghiên cứu, phân tích một số khía cạnh sau:
- Chương I: Khái quát chung về sách truyện tranh thiếu nhi
- Chương II: Thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở
Việt Nam hiện nay
- Chương III: Nâng cao chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi ở nước ta
hiện nay

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH THIẾU NHI

1.1.1. Khái niệm sách thiếu nhi
Căn cứ trên cở sở lý luận nguyên lý hoạt động biên tập xuất bản, trên thực
tiễn của công tác xuất bản, chúng ta có thể trình bày khái niệm sách thiếu nhi
như sau:
Thứ nhất, sách thiếu nhi cũng được coi là những sản phẩm xã hội đặc biệt,
là các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, có kết cấu hình thức và nội dung
nhất định. Sách thiếu nhi, cũng như các xuất bản phẩm khác nói chung, chứa
đựng trong mình nó những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà loài người đã
sáng tạo ra trong lịch sử. Sách thiếu nhi cũng là một sản phẩm văn hóa, là công
cụ giáo dục, công cụ đấu tranh tư tưởng, là công cụ để phát triển văn hóa xã hội.
Xét trên phương diện nội dung và hình thức, sản phẩm sách thiếu nhi vừa có
những nét đại thể giống các loại sách khác, vừa có những nét khác biệt mà sách
dành cho các đối tượng khác không có được.
Thứ hai, căn cứ vào đối tượng sử dụng (hay đối tượng phục vụ, bạn đọc

thiếu nhi) dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu sở thích, khả năng, căn cứ
vào đối tượng phản ánh và phương thức phản ánh… thì sách thiếu nhi là một
3


loại xuất bản phẩm đặc biệt dành riêng để phục vụ nhu cầu của trẻ em thuộc các
lứa tuổi từ sơ sinh cho tới hết tuổi thiếu niên, thuộc các tầng lớp dân cư khác
nhau.
Thứ ba, dựa trên nội dung chuyên môn khoa học và theo các phương thức
phản ánh, sách thiếu nhi được chia thành nhiều thể loại:
+ Sách văn nghệ thiếu nhi, bao gồm các thể loại văn học như truyện,
truyện tranh, cổ tích, đồng thoại, ngụ ngôn, ký, kịch, thơ và các loại sách nghệ
thuật khác như tập tranh, ảnh, tập nhạc, kịch bản phim… Loại sách văn nghệ
thiếu nhi đáp ứng đúng yêu cầu, thị hiếu, thường được các em yêu thích, tìm
đọc và dễ phát huy được hiệu quả giáo dục và giải trí.
+ Sách phổ biến khoa học, kỹ thuật, công nghệ gồm những loại sách có nội
dung tri thức khoa học phổ thong đơn giản thuộc lĩnh vực tự nhiên xã hội, kỹ
thuật như: thế giới động vật, thế giới quanh ta, những phát minh kỷ lục của thế
kỷ, kiến thức bách khoa trẻ em…
+ Sách hướng dẫn, giới thiệu các nghi thức, điều lệ sinh hoạt Đội… sách tổ
chức hướng dẫn vui chơi, sinh hoạt cho đội viên…
1.1.2. Chức năng, vai trò của sách thiếu nhi
Sách thiếu nhi cũng có nhiều chức năng giống như sách nói chung, song có
hai chức năng quan trọng hơn cả là chức năng nhận thức giáo dục và chức năng
giải trí.
Với chức năng nhận thức giáo dục, sách thiếu nhi là công cụ quan trọng
bậc nhất để hướng dẫn, giúp đỡ trẻ em tiếp xúc, tìm hiểu và nhận thức thế giới.
Giải trí ở đây được hiểu như việc làm cho đầu óc được thảnh thơi, nghỉ
ngơi, thư giãn, bớt mệt nhọc, giải tỏa ưu tư, băn khoăn, lo lắng, phiền muộn
ngay trong quá trình học tập, đọc sách báo. Vừa học tập vừa đọc sách báo, các

em tiếp nhận thông tin, tiếp thu tri thức một cách thoải mái, tự nguyện, hào
hứng, có như vậy thì hiệu quả giáo dục mới cao.
Chức năng giải trí vốn có của sách thiếu nhi còn thể hiện ở chỗ mỗi cuốn
sách, mỗi câu chuyện, mỗi bài thơ, mỗi tri thức thuộc lĩnh vực tự nhiên hay xã
hội… vừa giúp các em nâng cao hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm, vừa được các
em coi như những món đồ chơi, những trò chơi đầy sức hấp dẫn, tạo ra những
tiếng cười và phù hợp với lứa tuổi đầy tưởng tượng, thích tưởng tượng và sống
với tưởng tượng.

4


Từ những chức năng vốn có trên, trong mối quan hệ với bạn đọc trẻ em,
sách thiếu nhi thể hiện những vai trò cụ thể sau:
+ Giáo dục tình cảm, đạo đức: Sách thiếu nhi góp phần giáo dục trẻ em
những tình cảm nhận thức, hành động vươn tới chân – thiện – mỹ.
+ Giáo dục trí tuệ: Sách thiếu nhi góp phần trang bị cho các em kiến thức
thuộc tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, các kiến thức văn hóa nói
chung.
+ Giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống: Giáo dục chính trị, truyền
thống cách mạng, truyền thống dân tộc cho trẻ em.
+ Vai trò giải trí: Mỗi cuốn sách, mỗi xuất bản phẩm dành cho thiếu nhi
ngoài việc thực hiện vai trò giáo dục, còn là công cụ để các em giải trí, vui chơi.
Sách báo cùng với các phương tiện giải trí khác sẽ giúp cho cuộc sống của các
em thêm vui tươi, lành mạnh và đầy ắp tiếng cười. Vai trò giải trí thể hiện ở cả
nội dung và hình thức, ở cấu trúc và kỹ mỹ thuật sách.
1.1.3. Đặc điểm của sách thiếu nhi
Về mặt nội dung:
+ Tất cả sách và xuất bản phẩm cho thiếu nhi đều nổi bật tính giáo dục.
+ Những tri thức được chuyển tải trong sách thiếu nhi cần đảm bảo tính

vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với khả năng của các lứa tuổi.
Về mặt hình thức:
+ Sách thiếu nhi đảm bảo tính chính xác, mạch lạc, tính cụ thể cao, hạn chế
tính trừu tượng khó hiểu, có chủ đề, chủ điểm rõ ràng.
1.2. SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI

Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” (nhà xuất bản Đà Nẵng, 2009) do
Hoàng Phê chủ biên, “truyện tranh là truyện kể bằng tranh kèm thêm phần lời,
thường dung cho thiếu nhi”.
Theo Wikipedia, “truyện tranh là những câu chuyện đã xảy ra trong cuộc
sống hay những chuyện được tưởng tượng ra được thể hiện qua những bức
tranh có hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện”.
Yếu tố tranh trong truyện tranh thường giữ ba chức năng chính:
+ Minh họa hoá ý tưởng: Chức năng này làm cho tác phẩm diễn đạt một
cách cụ thể và sinh động những ý tưởng và hình tượng của nhà văn.
5


+ Phổ cập hoá loại hình: Chức năng này giúp cho những độc giả dù nhỏ
tuổi và chưa có nhiều vốn sống cũng có thể nắm bắt nội dung tư tưởng tác phẩm
một cách chính xác và cụ thể. Phương thức tiếp nhận truyện tranh là dựa trên tư
duy trực quan. Chính vì vậy, cho dù chuyển tải nội dung nào truyện tranh cũng
dễ dàng phổ cập loại hình trong mọi tầng lớp độc giả. Ngoài ra, sự khác biệt về
văn hoá và tri thức giữa người sáng tác và người tiếp nhận cũng dễ dàng xích lại
gần nhau nhờ hình vẽ một cách trực quan sinh động
+ Thẩm mỹ hoá tác phẩm: Đây là chức năng cực kỳ quan trọng và là chức
năng cao cả nhất của yếu tố hình vẽ trong cấu trúc nghệ thuật của truyện tranh.
Nhờ có chức năng này mà hình vẽ dần bỏ xa chức năng phổ cập để đưa truyện
tranh bước lên một nấc thang nghệ thuật mới trong văn học.
Sách truyện tranh thiếu nhi vừa là truyện tranh, vừa là một bộ phận của

sách thiếu nhi nói chung, vì thế, nó vừa mang đặc điểm của loại sách này, vừa
mang đặc điểm của truyện tranh.
1.3. CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẢN THẢO SÁCH THIẾU NHI

1.3.1. Công tác đề tài và kế hoạch đề tài
Về nguồn đề tài, sách thiếu nhi có thể khai thác tất cả các đề tài trên tất cả
các lĩnh vực của cuộc sống: khoa học, văn nghệ, kinh tế, chính trị, văn hóa; ở
mọi thời đại: trong dân gian, truyền thống lịch sử, hiện đại; ở mọi dân tộc trong
nước và trên thế giới.
Về những căn cứ để tìm chọn đề tài, nhà xuất bản thường phải chú trọng
những điểm sau:
+ Yêu cầu xây dựng mô hình con người Việt Nam trong thời đại hiện nay.
+ Nhu cầu về sách thiếu nhi cả nước về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thời
gian sử dụng… và tình hình tiêu thụ sách thiếu nhi trên thị trường.
+ Yêu cầu cuộc sống thực tiễn của thiếu nhi
1.3.2. Công tác cộng tác viên sách thiếu nhi
Trong công tác cộng tác viên sách thiếu nhi, ngoài những yêu cầu chung
như công tác biên tập các loại sách khác còn có những đặc điểm và yêu cầu cụ
thể sau đây:
+ Về đội ngũ tác giả, cộng tác viên: Người viết sách cho thiếu nhi không
chỉ là người yêu đời, yêu trẻ mà còn là những nhà tâm lý, nhà sư phạm, nhà
6


khoa học. Người viết phải sống lại cuộc sống niên thiếu của mình, phải nhập
được vào tâm hồn bạn đọc.
+ Về chọn lựa và bồi dưỡng đội ngũ tác giả, cộng tác viên: Biên tập viên
cần đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc nhiều với đội ngũ trí thức, với thực tiễn nghiên
cứu, sáng tác để phát hiện các tài năng có thể viết sách cho thiếu nhi; bồi dưỡng,
giúp đỡ các tác giả thực hiện tốt quá trình sáng tác.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI
SÁCH TRUYỆN TRANH THIẾU NHI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. CÔNG TÁC ĐỀ TÀI VÀ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI

2.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, sách truyện tranh thiếu nhi khai thác đề tài truyện cổ tích
Việt Nam và truyện cổ tích thế giới vô cùng phong phú.
Hầu như các đơn vị xuất bản truyện tranh nào ở ta cũng khai thác truyện
cổ tích Việt Nam và thế giới. Bám vào các câu chuyện trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam, như: “Sự tích quả dưa hấu”, “Từ Thức gặp tiên”, “Trương
Chi”, “Cây tre trăm đốt”…, các nhà sản xuất truyện tranh trong nước cho ra
hàng loạt các ấn phẩm.
Nhà xuất bản Kim Đồng đã mời những họa sĩ có nghề để vẽ tranh và các
nhà văn tên tuổi viết cho thiếu nhi soạn lời thoại. Chính điều này đã giúp việc
“tranh hóa” các câu chuyện quen thuộc trong kho tàng cổ tích Việt Nam được
bạn đọc đón nhận. Chẳng hạn như các truyện: “Truyện trê cóc” (Tranh: Ngô
Mạnh Lân - Lời: Tô Hoài), “Cất nhà giữa hồ” (Tranh: Nguyễn Trung Dũng Lời: Phạm Hổ), “Chuyện Ông Gióng” (Tranh: Mai Long - Lời: Tô Hoài)…
Tháng 7-2010, nhà xuất bản Mỹ thuật và công ty sách Nhã Nam tung ra
chín tập truyện tranh cũng khai thác từ truyện dân gian Việt Nam. Trước đó, Art
Sign cũng đã phát hành 60 tập truyện tranh cổ tích Việt Nam và 40 tập truyện

7


tranh cổ tích thế giới. Công ty sách Đông A đang hướng đến thị trường sách
hình ảnh, in chủ yếu là tranh ảnh, cũng không bỏ qua “kho tàng” này.
Thứ hai, “khai thác” các nhân vật đã đi vào huyền thoại dân gian.

Những nhân vật lịch sử như: Yết Kiêu - Dã Tượng, Hai Bà Trưng, Tô Hiến
Thành, Lý Nam Đế, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đều đã đi vào truyện tranh. Nhà
xuất bản Kim Đồng đã “truyện tranh hóa” trong bộ truyện lịch sử Việt Nam 16
nhân vật mà cũng là 16 chân dung nhân vật lịch sử như thế.
Cũng liên quan đến các nhân vật lịch sử, nhà xuất bản Kim Đồng đã làm
riêng một bộ sách gồm 15 tựa về các “hào kiệt đất phương Nam”. Những hào
kiệt ấy gồm các dũng tướng uy vũ ngất trời; những thủ lĩnh nông dân vì nghĩa
dấy binh dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi; những trang hảo hán,
giàu lòng nghĩa hiệp, khí phách ngang tàng, những sĩ phu nổi tiếng tiết thảo và
cương trực với tấm lòng sáng trong như nhật nguyệt; những học giả uyên bác,
mẫn tiệp với tầm nhìn xa rộng làm điểm tựa vững chắc cho nhân dân trong công
cuộc khai mở và tạo lập vùng đất trù phú, hưng thịnh hơn ba trăm năm qua.
Thứ ba, có những bộ truyện tranh được đông đảo bạn đọc thiếu nhi
yêu thích.
Ba “cột trụ” của truyện tranh Việt hiện nay là “Cuộc du hành của Kiến Tí Nị”,
“Thần đồng đất Việt” và “Cô tiên xanh”.
Bắt đầu có mặt trên thị trường sách thiếu nhi từ năm 2002, truyện “Thần
đồng đất Việt” (nhà xuất bản Trẻ, công ty Phan Thị sản xuất và phát hành)
đã tạo ra bước đột phá trong làng truyện tranh Việt. Số lượng phát hành của
truyện này nhanh chóng tăng từ 1.000 cuốn/kỳ lên 30.000 cuốn/kỳ. Những câu
chuyện phiêu lưu của nhóm bạn gồm Trạng Tí, Sửu, Dần, Mẹo từ làng Phan Thị
đến kinh thành Đại Việt và sang tận Bắc quốc xa xôi ngày càng lôi cuốn độc giả
ở mọi lứa tuổi chứ không riêng độc giả nhí. Nhân vật chính Trạng Tí được xây
dựng với tài trí hơn người, dùng tài năng của mình giúp dân, giúp nước, lập
nhiều đại công trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Hình mẫu Trạng Tí
được phỏng tác từ tích xưa về các vị trạng đã từng làm rạng danh nước ta như:
Lương Thế Vinh, Lê Quí Đôn, Vũ Duệ, Nguyễn Hiền...
Truyện tranh Việt Nam đề cập cuộc sống đời thường, hiện nay thành công
nhất là bộ truyện “Cô tiên xanh” của nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai. Xuất
hiện và tồn tại hơn 10 năm nay, hơn 200 tập “Cô tiên xanh” ra đời là một bằng


8


chứng của sức hấp dẫn ở mảng truyện tranh có chủ đề gần gũi với cuộc sống
của trẻ em Việt Nam.
Bên cạnh đó, những giai thoại về ông trạng thông minh, hài hước, hay phê
phán thói hư tật xấu của người đời và giai cấp phong kiến cầm quyền được thể
hiện trong 24 tập truyện “Trạng Quỳnh” (nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai,
tranh và lời: Kim Khánh) cũng thu hút khá đông độc giả. Để nối tiếp truyện này,
tác giả Kim Khánh đã hư cấu thêm nhân vật Quỷnh, con nuôi của Trạng Quỳnh.
Khi Trạng Quỳnh chết, Quỷnh được đưa lên làm nhân vật chính từ tập 25 và
truyện đổi tên thành “Trạng Quỷnh”. Cậu bé Quỷnh thông minh, có tài ứng đối
và xử lý tình huống nhưng ham ăn, ham ngủ… cũng rất lôi cuốn độc giả.
Còn bộ truyện “Long Thánh” (nhà xuất bản Trẻ, tác giả Lê Linh) được xuất
bản vào tháng 5-2008 cũng được độc giả nhỏ tuổi đón nhận ngay và chờ từng tập.
Truyện kể về cậu bé Long Tinh được sư trụ trì chùa Long Ẩn nhặt được trong
rừng đem về nuôi dưỡng. Sau khi phá được vụ án giết người tại chùa, Long
Tinh được sư trụ trì cho xuống núi đi tìm cha mẹ ruột…
Nói đến mảng truyện tranh có tính “giáo dục”, không thể không nhắc đến
loạt “Truyện Bubu” của nhà xuất bản Trẻ. Loạt truyện này hướng đến việc giáo
dục các bé được các bậc phụ huynh trên các diễn đàn rất hoan nghênh. Nhà xuất
bản Trẻ cho biết “Truyện Bubu” đã in đều đặn 10 năm nay, hiện đã in hơn 60
tập, có tập in hơn 20 lần với toàn bộ có cả triệu bản in đã phát hành. Ông
Nguyễn Minh Nhựt, giám đốc nhà xuất bản Trẻ tự hào rằng: “Ngoài truyện
“Doraemon” của nhà xuất bản Kim Đồng, “Truyện Bubu” của nhà xuất bản
Trẻ đã làm được một cuộc ngoạn mục trong làng xuất bản truyện tranh suốt 10
năm qua”.
Thứ tư, xuất hiện những bộ truyện mới, được đầu tư cả về nội dung
và nét vẽ

Cuốn truyện tranh “Công chúa Chim Sâu và hoàng tử Mèo” với lời văn,
nét vẽ hồn nhiên nhưng khá chuyên nghiệp của Lê Kiều Như được phát hành
2000 bản là một cuốn sách phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
Họa sĩ Thành Phong đang rất thành công với bộ truyện “Orange”. Truyện
không chỉ thu hút các bạn đọc thiếu nhi mà hầu hết các bạn trẻ đều yêu thích.
Truyện mới xuất bản được 2 tập, và những bạn đọc yêu mến tác phẩm vẫn đang
chờ đợi những tập tiếp theo.
Bộ truyện tranh màu “Bác Hồ sống mãi” do nhà xuất bản Kim Đồng phối
hợp với công ty Phan Thị xuất bản là một bộ truyện tranh giàu tính giáo dục,
9


đồng thời được đầu tư công phu về hình vẽ. “Bác Hồ sống mãi” là bộ truyện
tranh màu gồm 20 cuốn là những kỉ niệm sâu sắc về cuộc đời hoạt động cách
mạng và tấm lòng nhân ái của Bác. Năm cuốn đầu tiên trong bộ sách ra mắt
sáng 25-8 tại Hà Nội gồm: “Từ mái ấm Nà Lọm”, “Mệnh lệnh của Bác Hồ”,
“Thăm làng cá Cát Bà”, “Cháu muốn xem nhà Bác”, “Hãy yêu thương các
cháu”...
Trong tháng 12-2011 này, Dimensional Art cũng cho ra mắt bộ truyện
“Đất Rồng” với cốt truyện được phát triển hấp dẫn qua một cuộc phiêu lưu với
đầy tình tiết ly kì của 3 người: Vũ Phong, Lê Lưu, Khả Duy. Họ đang sống bình
thường ở Hà Nội nhưng dần dần bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm với
hai thế lực: bảo vệ Tổ quốc và phản quốc. Nhóm 3D Hà Nội lồng ghép vào
trong câu chuyện nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc, đặc biệt tôn vinh
vẻ đẹp Thủ đô. Độc giả sẽ được thấy những bối cảnh quen thuộc là Nhà thờ
Lớn, cà phê Đinh (13 Đinh Tiên Hoàng), cầu Long Biên, hay thậm chí nhà ở
của nhân vật chính, khi ngồi trên sân thượng có thể nhìn thấy một góc Hồ
Gươm. Có cả di tích về Thăng Long Tứ trấn và tục lệ rất truyền thống như thờ
cúng tổ tiên… Hiện “Đất Rồng” đã hoàn thành xong 5 tập.
Thứ năm, sách truyện tranh chuyển thể từ tác phẩm văn học mới xuất

hiện trên thị trường nhưng đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận và ủng hộ.
Cả văn học đương đại lẫn hiện thực đều thành truyện tranh. Đó là những gì
khá mới mẻ mà độc giả trẻ được đón nhận trong thời gian gần đây. Đầu tiên là
một loạt các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh như “Bồ câu không đưa thư”, “Nữ sinh”, “Bong bóng lên trời” của
nhà xuất bản Trẻ được công ty Art Sign chuyển thể. Những câu chuyện ngộ
nghĩnh, những nhân vật dễ thương của nhà văn ăn khách số một Việt Nam này
sau khi được các họa sĩ của Art Sign tái hiện lại bằng tranh đã gây được sự chú
ý, được nhiều độc giả đón nhận. Từ thành công đó, đơn vị này tiếp tục thực hiện
dự án truyện tranh hóa tác phẩm đương đại với các tập truyện khác của Nguyễn
Nhật Ánh, đồng thời mở rộng đề tài sang bộ truyện “Ngũ quái Sài Gòn”, “Hiệp
sĩ Z-Men” của nhà văn Bùi Chí Vinh.
Trong khi Art Sign truyện tranh hóa các tác phẩm văn học đương đại thì
công ty truyền thông, giáo dục và giải trí Phan Thị - đơn vị nổi tiếng sau bộ
truyện tranh lịch sử “Thần đồng đất Việt” lại chọn các danh tác văn học nổi
tiếng làm đề tài. Cho đến nay, Phan Thị đã lần lượt cho ra mắt ba bộ truyện
tranh: “Chí Phèo” (1 tập) (nguyên tác của nhà văn Nam Cao, ấn bản đầu tiên,
10


được xuất bản tháng 6-2010), “Tắt đèn” (2 tập) (Ngô Tất Tố), “Giông tố” (6
tập) (Vũ Trọng Phụng). Bà Mỹ Hạnh, giám đốc công ty Phan Thị cho biết kế
hoạch dài hơi của mình là sẽ thực hiện cuốn chiếu các danh tác văn học Việt
Nam sau khi thương thảo được bản quyền với các tác giả. Không những thế đơn
vị sản xuất còn phối hợp với phía Nhật Bản để chuyển thể sang tiếng Nhật. Nếu
dự án này thành công thì đây là lần đầu tiên tác phẩm truyện tranh Việt Nam
được chuyển ngữ và xuất bản ở đất nước mặt trời mọc. Điều đáng khích lệ nữa
là nhóm vẽ truyện tranh trong loạt truyện “Danh tác Việt Nam” đều còn rất trẻ,
đều sinh năm 1984 - 1986 với tên gọi B.R.O - biểu thị ba màu yêu thích (đen,
đỏ, vàng) được viết tắt bằng tiếng Anh.

Bước đầu, những tác phẩm văn học truyện tranh hóa này được bạn đọc nhỏ
tuổi và cả người lớn đón nhận một cách khá nồng nhiệt. Nhiều người đồng tình,
ủng hộ, cho rằng đó là một hướng đi khá táo bạo và mới mẻ của các công ty
xuất bản nhằm làm phong phú hơn thị trường truyện tranh Việt Nam, đồng thời
giúp giới trẻ dễ tiếp cận hơn với những tác phẩm văn học, từ đó vực dậy niềm
đam mê văn học ở thanh thiếu niên.
Thứ sáu, truyện tranh nước ngoài được xuất bản với số lượng lớn,
phong phú về đề tài để đáp ứng nhu cầu độc giả.
Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty sách mới, cùng với các dịch giả trẻ
tuổi, đã tạo điều kiện cho sách thiếu nhi thế giới đủ các phong cách khác nhau
được dịch và tuyên truyền quảng bá rầm rộ ở nước ta.
Nhiều bộ truyện tranh trở nên thân thiết và có sức hút với các em thiếu nhi,
như: “Thủy thủ mặt trăng”, “Bảy viên ngọc rồng”, “Đôrêmon”, “Thám tử
lừng danh Conan”, “Teppi”, “Nhóc Maruko”…
Các nhà xuất bản đã mua bản quyền và phát hành nhiều bộ truyện tranh
nổi tiếng của Nhật Bản, hiện đang được đông đảo bạn đọc chú ý như:
“Bakuman – Giấc mơ họa sĩ truyện tranh”, “Naruto”, “Bleach”, “One piece”…
Đó đều là những bộ manga nổi tiếng thế giới.
Bên cạnh truyện tranh Nhật Bản là các bộ truyện tranh của Hàn Quốc,
Trung Quốc, Mỹ… cũng được dịch và xuất bản rất nhiều trên thị trường.
Thứ bảy, truyện tranh thiếu nhi được xuất bản với hình thức đa dạng,
phong phú, bắt mắt.

11


Truyện tranh cho thiếu nhi có nhiều hình thức khác nhau: đủ mọi kích cỡ,
kiểu dáng, cách thức trình bày, minh họa… tạo nên một diện mạo vô cùng
phong phú cho mảng sách truyện tranh thiếu nhi.
2.1.2. Nhược điểm

Thứ nhất, truyện tranh thiếu nhi Việt Nam đơn điệu về đề tài; mô típ
truyện không mới; thiếu những cuốn truyện tranh về đề tài gia đình,
nhà trường, về cuộc sống đời thường.
Những truyện được yêu thích như “Thần đồng đất Việt”, “Trạng Quỳnh”,
“Long Thánh” cũng có mô típ nhân vật na ná giống nhau: nhân vật chính đều là
những cậu bé nhỏ tuổi có tài trí hơn người. Cách tạo hình nhân vật của truyện
“Long Thánh” giống truyện “Thần đồng đất Việt” đến 90%, truyện cũng có
nhóm bạn 4 người cùng gắn bó với nhau xuyên suốt mạch truyện... khiến độc
giả có cảm giác đang xem “bình mới rượu cũ”.
Truyện tranh Việt Nam chủ yếu tập trung khai thác mảng truyện cổ tích
Việt Nam, truyện cổ tích thế giới, hay truyện về các nhân vật lịch sử (tuy không
nhiều) mà gần như không có truyện tranh về cuộc sống đời thường. Hiện nay,
có không ít nhà xuất bản tham gia vào lĩnh vực xuất bản và phát hành truyện
tranh, tranh truyện thiếu nhi. Thế nhưng, ngoài nhà xuất bản Kim Đồng, nhà
xuất bản Trẻ, nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai, phần đông các nhà xuất bản
khác đều chọn lựa mảng truyện “an toàn” là truyện cổ tích, truyện danh nhân
lịch sử - văn hóa, hoặc chuyển thể từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam thế giới (mà môtíp của những truyện này thường hay trùng nhau). Mảng đề tài
này đang dần đi vào lối mòn, trở nên nhàm chán khi các tác giả chưa thổi được
vào đó không khí mới, không gian mới của đời sống đương đại. Quanh đi quẩn
lại vẫn chỉ là những tích cũ, nhân vật cũ. Thậm chí có nhà xuất bản còn tái bản
đi tái bản lại những bộ truyện từng một thời ăn khách.
Những truyện “ngày xửa ngày xưa…” luôn luôn vẫn rất cần, nhưng không
vì thế mà những truyện “ngày nảy ngày nay…” lại bị xếp xó. Không phủ nhận
vai trò giáo dục quan trọng của truyện tranh cổ tích, truyền thuyết lịch sử,
nhưng mãi bắt các em day đi day lại cũng những nội dung ấy với những hình
tượng ông bụt, bà tiên, yêu tinh quỷ quái với môtíp quen thuộc (thậm chí có em
gần như thuộc lòng, lật mấy trang đầu đã biết mấy trang sau nói gì, vẽ gì) thì
không thể tránh khỏi việc các em cảm thấy chán vì đơn điệu.

12



Thứ hai, những tác phẩm văn học khi chuyển thể thành truyện tranh
còn có nhiều hạn chế.
Theo đánh giá của các họa sĩ chuyên ngành, tác phẩm văn học khi chuyển
thành truyện tranh sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là độ vênh giữa tư duy hội
họa và tư duy văn học. Việc vừa chuyển được tinh thần, nội dung tác phẩm, vừa
phải có sự sáng tạo và tạo nên độ hấp dẫn của truyện tranh là chuyện không dễ.
Những tác phẩm truyện tranh chuyển thể từ văn học tuy nhận được nhiều
tín hiệu tốt, nhưng cũng không tránh được những “hạt sạn”.
Trên các diễn đàn truyện tranh, nhiều bạn đọc phàn nàn về sự “manga hóa
quá mức” của các tập truyện này. Họ cho rằng nếu chỉ nhìn vào hình vẽ mà
không đọc chữ sẽ thấy truyện tranh danh tác của ta không khác gì truyện tranh
Nhật Bản. Chi tiết vẽ và ngoại hình nhân vật không thuần Việt cho lắm, càng
không giống với những gì mà tác phẩm nguyên gốc miêu tả.
Đó là chưa kể rất nhiều chi tiết văn học đắt giá trong nguyên tác đã bị cắt
gọt cho ngắn gọn, phù hợp với truyện tranh khiến cho giá trị của tác phẩm
bị hạ thấp đi rất nhiều. Độc giả không còn thấy được ngòi bút sắc sảo, gân guốc
đầy soi mói với giọng văn lạnh lùng của Nam Cao hay cái cười mỉa mai, trào
phúng của Vũ Trọng Phụng. Càng không thể thấy sự tài tình của nghệ thuật xây
dựng ngôn từ, khả năng diễn đạt hay những cách hành văn công phu đã góp
phần làm nên thành công của các tác phẩm văn học.
Thứ ba, nội dung sơ sài, ngôn ngữ không phù hợp với lứa tuổi.
Dễ nhận thấy những cuốn truyện cho trẻ đều có hình thức rất bắt mắt: hình
chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình bong hoa, hình ngôi nhà… Thế nhưng
những câu truyện được kể trong sách thì sơ sài và đơn giản đến mức thảm hại.
Nếu là sách cho trẻ mầm non thì nội dung cũng chỉ quanh quẩn chuyện về các
con vật gần gũi với các em như mèo, gà, khỉ, chó… Nội dung đại khái sẽ là
những câu chuyện của các con vật để làm gương tốt, nhưng phần lời, phần nội
dung, chi tiết lại quá sơ sài, nghèo nàn. Bên cạnh đó là dòng sách ăn theo các

câu truyện cổ tích song bị cắt xén đến mức có người đặt tên dòng truyện này là
“truyện cổ tích bị biến dạng”.
Tác giả Đ.H. (trên báo Lao Động) cho biết: Đọc tranh truyện dựng hình
“Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” (nhà xuất bản Kim Đồng), các em sẽ không
biết được rằng, trong một ngày mùa đông tuyết phủ, bà hoàng hậu ngồi thêu bên
khung cửa, vô tình cây kim đâm vào tay chảy máu, nhìn thấy giọt máu đỏ trên
13


nền tuyết trắng, bà buột miệng: “Ước gì ta có được một đứa con gái da trắng
như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như khung cửa gỗ mun này”, sau đó mới
sinh ra Bạch Tuyết, bởi đơn giản, phần này trong tranh truyện đã bị cắt bỏ.
Tương tự, nếu chỉ đọc truyện tranh dựng hình “Tấm Cám” (nhà xuất bản
Đồng Nai), các em nhỏ sẽ không bao giờ biết được những câu thơ vốn đã trở
thành “thương hiệu” như: “Bống bống bang bang/ Lên ăn cơm vàng cơm bạc
nhà ta/ Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” hay “Thị ơi thị rơi bị bà/ Bà để bà
ngửi chứ bà không ăn”...
Những thế hệ trước đây đều biết rằng, trong “Công chúa ngủ trong rừng”,
nhà vua đã mời 12 bà tiên đến ban phép cho công chúa, nhưng quên không mời
bà tiên thứ 13 nên bà này đã tức giận ban lời nguyền độc ác. Thế nhưng trong
truyện, chỉ còn có 7 bà tiên!
Một dòng truyện nữa cũng được các đơn vị xuất bản khai thác đó là truyện
tranh lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên không khó để “nhặt sạn” những cuốn này với
lối ngôn ngữ đối thoại gây sốc, mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.
Thậm chí, không ít bộ truyện được đánh giá cao hiện nay nhưng người đọc vẫn
không thể không khó chịu trước vô số những chi tiết gây phản cảm: “Ngai vàng
từ nay đã thuộc về ta! Giang sơn này là của ta! Ta là bá chủ thiên hạ! Ha ha ha!
Trên ngai vàng, nhà vua ngất ngưởng cười, mặc triều thần bàn tán: Chà chà!...”
Theo phản ánh của nhiều bậc phụ huynh, trong cuốn truyện tranh của nhà
xuất bản Kim Đồng dành cho lứa tuổi thiếu nhi có xuất hiện nhiều từ ngữ thông

tục, không phù hợp với lứa tuổi trẻ em.
Chị T.L (Đội Cấn, Ba Đình) bức xúc phản ánh: Thấy con gái học lớp 3 về
đòi mẹ mua cho truyện “Tý Quậy” nên chị cũng cất công tìm kiếm tại các hiệu
sách. Chị L. càng yên tâm khi đây là cuốn truyện do nhà xuất bản Kim Đồng
xuất bản. Tuy nhiên, sau một thời gian cô bé con chị thỉnh thoảng lại gọi bố mẹ
là “ông già, bà già” một cách rất tự nhiên. Chị L. đã nghiêm khắc hỏi chuyện
con thì mới vỡ lẽ “anh Tý Quậy cũng xưng hô như vậy”. Giật mình giở sách ra
đọc chị còn thấy nhiều từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Nhiều ý kiến trên các diễn đàn cho rằng kết cục của những trò dối trá, lừa
bịp của Tý Quậy và bạn đều bị bố mẹ, thầy - cô giáo phát hiện và xử phạt,
nhưng với cách miêu tả quá cụ thể ngôn từ xưng hô, quá chi tiết các trò lừa dối
đã vô tình khiến cho những em nhỏ chưa đủ nhận thức phân biệt đúng - sai hồn
nhiên bắt chước và áp dụng.
14


Thứ tư, truyện tranh Việt Nam không có phong cách riêng.
Nhìn lại các truyện tranh của Việt Nam thì thấy đa phần được chuyển thể
từ truyện chữ. Chúng ta hầu như chưa có truyện tranh được sáng tác một cách
độc lập, không lệ thuộc vào truyện chữ.
“Không có bản sắc” – là lời nhận xét thường nghe được từ các bạn trẻ khi
được hỏi về truyện tranh Việt. Một độc giả cho rằng “Cốt lõi của truyện tranh là
hình vẽ và nội dung. Mà truyện tranh Việt nội dung không hấp dẫn, hình vẽ
không đẹp, nếu không thì cũng ảnh hưởng manga. Thần đồng đất Việt là một bộ
khá về nội dung nhưng hình vẽ không đẹp. Tôi ít thấy yếu tố văn hóa nước nhà
trong truyện tranh Việt. Trong manga, kimono rất thường xuất hiện nhưng có
mấy họa sĩ đưa áo dài vào truyện tranh Việt? Như đọc xong bộ truyện Vua bánh
mì ta có thể biết rất nhiều về những phong tục tập quán, lễ hội của Nhật Bản,
còn truyện tranh Việt hầu như không chú ý đến những yếu tố này…”
Thứ năm, sách truyện tranh nước ngoài không hoàn toàn phù hợp với

thiếu nhi Việt Nam.
Bạo lực vẫn là nội dung chủ yếu của các truyện tranh nước ngoài viết cho
các em. Nhiều cuốn quá đi sâu vào việc miêu tả những cảnh đấm đá, giết chóc,
lạm dụng quá nhiều ngôn từ vô văn hoá, cộc lốc, không lành mạnh. Ngôn ngữ
nhân vật, các lời đối thoại, các chi tiết của truyện xa lạ với chuẩn mực trong xã
hội ta. Đọc truyện tranh, các em dễ bị tiêm nhiễm thói vô lễ, bất lịch sự, lời nói
thô thiển, hành động thô bạo, thiếu tế nhị, văn minh.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các em thích những đồ
chơi bạo lực như súng, kiếm, xe tăng… và những trò đấm đá, đánh nhau, đuổi
bắt hơn là sự hoà nhã, vui vẻ, đoàn kết…
Sau hàng loạt những bộ truyện kiếm hiệp đó, truyện tranh thiên về những
câu truyện của tuổi mới lớn của Nhật Bản lại lên ngôi. Những quyển truyện này
đều có một cốt truyện gần giống nhau, nét vẽ cũng giống nhau. Nhân vật trong
truyện là những “chàng trai”, “cô gái” có vẻ đẹp như tranh vẽ, mắt to, long lanh,
dáng người chuẩn, ăn mặc những bộ quần áo cũng thật đẹp.
Mỗi truyện có biến tấu đi một chút nhưng phần lớn chẳng bao giờ thấy tác
giả đề cập đến việc học hành của nhân vật mà câu chuyện chủ yếu chỉ xoay
quanh việc yêu đương, hờn giận.
Thậm chí đôi khi mang tiếng là truyện dành cho thiếu nhi mà không hề
thiếu nhi chút nào. Cầm quyển truyện, ta vẫn bắt gặp vô vàn những hình ảnh
15


nóng bỏng được vẽ dựa trên những nét vẽ mờ ảo, và đôi khi còn vẽ một cách
thô kệch.
Thị trường truyện tranh Việt Nam hiện nay xuất hiện tràn lan những bộ
manga với kiểu in khác biệt, đòi hỏi độc giả phải đọc từ cuối lên trên, từ trái
sang phải theo đúng phong cách Trung Quốc, Nhật Bản, khác biệt hoàn toàn lối
đọc truyền thống của người Việt Nam.
Trước tiên, phải khẳng định và thừa nhận, sự sinh động trong minh họa, sự

tương đồng văn hóa trong nội dung chuyển tải và sự lôi cuốn trong cách kể
chuyện đã giúp truyện tranh Nhật Bản chiếm được cảm tình lớn của đông đảo
độc giả trẻ Việt Nam. Song, với những em nhỏ học mẫu giáo, tiểu học, lối đọc
ngược này chắc chắn sẽ làm hình thành thói quen đọc không tốt và ảnh hưởng
đến tư duy của trẻ, khi mà tất cả sách truyện Việt Nam đều được thiết kế để đọc
xuôi từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo nguyên tắc đọc truyền thống. Các
bậc phụ huynh ngày nay không hiếm gặp cảnh con mình đọc truyện cổ tích,
sách văn học mà cũng giở ngược từ dưới lên, bắt đầu với trang cuối cùng
trước,... ấy là một trong những hệ quả xấu chi phối kỹ năng khai thác văn bản
trong văn hóa đọc. Cách đọc lướt, đọc theo cấu trúc từ trái sang phải, tóm lược
và nhớ ý chính là kỹ năng khoa học nhất khi tiếp cận hệ chữ la-tinh, tạo tác
động tới tư duy não bộ người tiếp nhận. Nhưng với những bộ truyện in ngược,
độc giả đang phải đọc chữ la-tinh theo quy cách đọc của những dân tộc sử dụng
chữ tượng hình.
Thứ sáu, không lựa chọn kỹ càng các tác phẩm nước ngoài.
Sự cố sách giáo dục cho thiếu nhi phản cảm do khác biệt về văn hóa không
phải mới lạ. Chính nhà xuất bản Kim Đồng trước đây cũng đã từng phải đình
bản cuốn truyện tranh Nhật “Shin - Chú bé bút chì”. Những chi tiết như chú bé
lấy đồ lót của mẹ ra chơi, chọc giận hàng xóm, người thân bằng những trò nhí
nhố, rình bố mẹ trong đêm… đã khiến các bậc phu huynh phản đối kịch liệt.
Truyện tranh Nhật hay Âu Mỹ có đủ các loại từ dành cho trẻ em đến người
lớn, thậm chí còn chia riêng cho đàn ông, phụ nữ… Trong khi đó, ở Việt Nam
khái niệm “truyện tranh” luôn được ngầm hiểu là sản phẩm văn hóa dành riêng
cho thiếu nhi. Chính vì thế, kể cả các loại truyện tranh vốn được viết dành riêng
cho người lớn cũng được trẻ em Việt Nam đọc thoải mái gây nên bao điều
không tốt đẹp, làm vẩn đục tình cảm tuổi thơ.

16



Nhiều nhà xuất bản cứ thấy tác phẩm nổi tiếng, đoạt giải thưởng quốc tế
(như trường hợp “Shin - Chú bé bút chì”) là vội dịch thuật để xuất bản, khâu
biên tập chỉ tập trung tránh sai sót lỗi kỹ thuật hơn là quan tâm đến văn hóa,
phong tục tập quán Việt Nam.
Bộ Thông tin và truyền thông cũng từng phải đình chỉ phát hành các xuất
bản phẩm có nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục, thẩm mỹ của lứa
tuổi thanh thiếu niên: “Video girl – Chuyện phim em gái” (3 tập), “Change 123
– Tam nữ hiệp” (3 tập) do nhà xuất bản Thanh Hóa xuất bản.
Hiện nay, trên thị trường cũng có không ít các cuốn truyện tranh thiếu nhi
mang nội dung không phù hợp với lứa tuổi của các em. Việc lựa chọn đề tài, tác
phẩm hay, phù hợp cho thiếu nhi vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
2.2. CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN

2.2.1. Ưu điểm
Thứ nhất, một số nhà xuất bản quan tâm, nâng đỡ để các tác giả
vẽ truyện tranh phát huy khả năng của mình.
Tiêu biểu là nhà xuất bản Kim Đồng và nhà xuất bản Trẻ. Các nhà xuất
bản liên kết với các công ty sản xuất truyện tranh như Phan Thị, Art Sign thực
hiện các bộ truyện tranh mới với các tác giả trẻ như B.R.O, Thành Phong –
Khánh Dương…
Thứ hai, có nhiều cuộc thi sáng tác truyện tranh thiếu nhi.
Cứ hai năm một lần, nhà xuất bản Trẻ lại tổ chức cuộc vận động sáng tác
“Văn học thiếu nhi – Vì tương lai đất nước” và nhà xuất bản Kim Đồng có cuộc
vận động sáng tác truyện, truyện tranh, thơ… cho thiếu nhi
Từ ngày 15-10-2011 đến hết ngày 30-5-2012, báo Mực Tím tổ chức cuộc
thi vẽ truyện tranh bỏ túi, nội dung tác phẩm dự thi xoay quanh những vấn đề
học đường, tình bạn, tình yêu, tình gia đình, thầy trò diễn ra trong cuộc sống
hằng ngày. Chấp nhận các đề tài khoa học viễn tưởng, hài hước, châm biếm
lành mạnh. Đây là một cơ hội lớn cho các bạn trẻ thích vẽ truyện tranh và có tài
năng thể hiện bản thân.

Từ 15-11-2011 đến 05-03-2012, Room to Read - một tổ chức phát triển
phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bậc tiểu học và trung học tại 10
quốc gia Đông Nam Á, Nam Á và châu Phi, phát động cuộc thi sáng tác truyện

17


dành cho thiếu nhi. Những tác phẩm đoạt giải sẽ được Room to Read xuất bản
trong năm 2012.
Thứ ba, có nhiều bạn trẻ tâm huyết với truyện tranh Việt Nam.
Nông trường truyện tranh Việt Nam ( là diễn đàn
của những bạn trẻ yêu thích truyện tranh Việt. Ở đây, các bạn không chỉ tham
gia thảo luận những vấn đề nóng hổi xoay sự phát triển của truyện tranh nước
nhà, mà còn trực tiếp tạo ra những tác phẩm mang bản sắc riêng, phong cách
riêng. Dù không chuyên nghiệp nhưng các bạn còn trẻ, ở mọi lứa tuổi, có niềm
đam mê và tin tưởng, vì thế, đó là một lực lượng tác giả tiềm năng, là hi vọng
cho một bước phát triển mới của truyện tranh thiếu nhi Việt Nam.

2.2.2. Nhược điểm
Thứ nhất, thiếu tác giả viết truyện tranh thiếu nhi.
Theo ông Nguyễn Trí Công, Trưởng ban Truyện tranh nhà xuất bản Trẻ:
“Cần phải khẳng định rằng truyện tranh là loại hình nghệ thuật giữa văn học và
phim ảnh nên sức thu hút rất lớn, nhất là với thanh thiếu niên. Ở một đất nước
dân số trẻ như Việt Nam thì đây là một thị trường có tiềm năng khai thác rất
lớn.
Đáng tiếc là chúng ta chưa có đội ngũ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản
ở lĩnh vực này. Lực lượng họa sĩ chủ yếu được đào tạo để vẽ tranh mỹ thuật chứ
không phải để sáng tác truyện tranh. Đội ngũ sáng tác kịch bản truyện tranh
chuyên nghiệp cũng không có. […]
Các nhà văn thiếu nhi Việt Nam - những người có thể viết được kịch bản

truyện tranh - đâu rồi? Chúng ta đã thiếu cả hai yếu tố cơ bản cấu thành một nền
truyện tranh là tác giả và họa sĩ thì làm sao có thể phát triển nền truyện tranh
Việt được.[…]”.
Thứ hai, họa sĩ không có cơ hội.
Họa sĩ Hoàng Tường hiện đang công tác tại Báo Mực Tím tâm sự: “Nói
chung so với ngày xưa, truyện tranh Việt Nam giờ đây chuyển sang một hình
thức “bi đát” khác. Trước đây họa sĩ vẽ truyện tranh chủ yếu là cho các báo rồi
nhận nhuận bút “còm”. Sau thời “Tin Tin”, “Spirou”, “Lucky Lucke” thống trị
thị trường lại đến những bộ tranh truyện manga của Nhật Bản, Hàn Quốc
18


khuynh đảo. Nhà xuất bản đương nhiên chọn cho mình con đường an toàn bằng
việc mua bản quyền rồi in truyện manga để bảo đảm doanh thu, như thế làm sao
họa sĩ Việt Nam có cơ hội để làm truyện tranh?”.
Thứ ba, nhuận bút cho tác giả truyện tranh quá thấp.
Họa sĩ Hùng Lân chỉ ra cái vòng lẩn quẩn giữa giá trị đầu tư và chất xám
mà nếu không giải quyết rất khó để một nền truyện tranh có thể cất cánh: Ở
Nhật Bản “họa sĩ có thu nhập cao và vững vàng, tất nhiên sẽ an tâm làm việc,
nét vẽ sẽ đẹp hơn, cốt truyện hay hơn, truyện hay nên thị trường phát hành sẽ
rộng hơn…”. Còn ở ta “lợi nhuận thấp nên nhuận bút cho họa sĩ thấp, ai nấy
đều chán và bỏ nghề vì theo nghề thì làm sao đủ sống? Thu nhập, thời gian
không có đủ thì làm sao mong sáng tác ra được những cuốn truyện hay? Mà
truyện không hay thì ít người mua, phát hành bị lỗ rồi chết yểu…”. “Ở Tây Âu
hay Mỹ, một cuốn truyện tranh màu 64 trang có tiền nhuận bút thừa cho tác giả
sống trong vòng 6 tháng. Còn ở Việt Nam, tiền nhuận bút cho một cuốn truyện
khổ nhỏ 100 trang như thế, giỏi lắm chỉ đủ sống trong vòng 1 tháng”.
Thứ tư, nhiều tác giả truyện tranh bỏ nghề đi làm việc khác do thu nhập
quá thấp
Thứ năm, nhà xuất bản không dám mạo hiểm đầu tư cho truyện tranh

Việt Nam.
Nhà thơ Bùi Chí Vinh: “Các nhà xuất bản chọn sự an toàn hơn là đột phá
phiêu lưu. Họ không dại dột đặt cược vào những nhà văn có tài năng lớn trong
tương lai nhưng bất lợi cho họ trong hiện tại”.
Việc phát hành truyện tranh nước ngoài có chi phí đầu tư thấp nhưng thu
lãi lớn. Theo bà Phan Thị Mỹ Hạnh, giám đốc công ty Phan Thị, trong tổng số
tiền đầu tư cho một tập truyện bằng tiếng Nhật (giá bán khoảng 50.000 đồng)
thì công dịch là 500.000 đồng, đồ hoạ vi tính 1.000.000 đồng. Nếu đề tài được
các em yêu thích, nhà đầu tư sẽ thu lãi gấp 20 - 300 lần vốn bỏ ra, mà độ rủi ro
hầu như không có. Trong khi đó, truyện tranh Việt Nam, nguồn đề tài đã ít, vốn
đầu tư lớn, độ rủi ro lại cao. Hơn nữa lại chịu nhiều áp lực về xuất bản còn lãi
thì... “tạm thời quên đi nếu in dưới 20.000 bản/tập”. Ngay cả tập Thần đồng đất
Việt độc chiếm ngôi đầu bảng truyện thiếu nhi miền Bắc với số lượng phát hành
hai chục nghìn bản (từ tháng 2-2002 tới nay), thì bà Đặng Thục Trinh, Phó giám
đốc Nhà xuất bản Trẻ, vẫn than phiền là lỗ và nhà xuất bản vẫn phải sống dựa
vào các bộ truyện tranh nước ngoài.
19


CHƯƠNG III

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI SÁCH THIẾU NHI
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Từ việc tìm hiểu thực trạng chất lượng đề tài xuất bản sách truyện tranh
thiếu nhi, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, nâng
cao chất lượng đề tài sách truyện tranh nhiều nhi ở Việt Nam hiện nay như sau:
3.1. VỚI CÔNG TÁC ĐỀ TÀI VÀ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI

Thứ nhất, tập trung khai thác những mảng đề tài còn đang thiếu vắng trên
thị trường truyện tranh thiếu nhi như: vấn đề lịch sử đất nước; lòng yêu nước,

long tự hào, tự tôn dân tộc; tình đoàn kết, tương trợ, đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi,
yêu thương đồng loại… Những cuốn truyện tranh về đời sống hàng ngày của
thiếu nhi Việt Nam trên mọi miền đất nước cũng là một mảng đề tài hay và hấp
dẫn, nếu có thể khai thác có lẽ sẽ là một “làn gió mới” trong nền truyện tranh
Việt. Những đề tài như thế, nếu muốn thực hiện được, rất cần sự cố gắng, chung

20


tay của các nhà xuất bản, các tác giả nhiệt huyết, tài năng, và hơn hết cũng cần
có những biên tập viên giỏi, yêu thích mảng sách này, có tấm lòng với trẻ thơ.
Thứ hai, cần có những đề tài truyện tranh chủ động hướng vào trí tưởng
tượng của các em.
Thứ ba, xã hội cần có cái nhìn và quan niệm khác về truyện tranh thiếu nhi
Việt Nam. Cái gọi là phong cách, bản sắc với một nền truyện tranh mới bắt đầu
hình thành như ở nước ta thì không thể ngày một ngày hai mà có ngay được.
Chúng ta phải biết chấp nhận từ từ, từng bước đi của truyện tranh Việt, ủng hộ
để nó ngày một hoàn thiện và phù hợp với con người, xã hội, văn hóa Việt
Nam.
Vương Quốc Thịnh, giám đốc công ty Art Sign nói: “Tôi nghĩ truyện tranh
do chính người Việt vẽ, nói về người Việt thì sẽ thể hiện được bản sắc Việt thôi.
Nhiều người cứ đặt câu hỏi về bản sắc nhưng một nền truyện tranh chỉ đang
trong giai đoạn khởi đầu thì hình hài của bản sắc ra sao tôi cũng chưa rõ, cứ làm
đã rồi sẽ hình thành được bản sắc. Những người làm truyện tranh rất cần sự
động viên, ủng hộ của xã hội. Chứ như bây giờ có sơ sẩy gì là lập tức bị phản
ứng ngay thì rất khó…”.
Thứ tư, để có những đề tài hay, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các nhà
xuất bản phải nghiêm túc thực hiện đúng quy trình biên tập xuất bản, kiểm soát
chặt các xuất bản phầm liên kết, tăng cường nâng cao trình độ biên tập viên.
Đặc biệt là chấn chỉnh tình trạng các nhà xuất bản xuất bản sách không phù hợp

với chức năng, cho ra đời những sản phẩm kém chất lượng.
Thứ năm, các nhà xuất bản không nên vì món lợi kinh tế trước mắt mà
xuất bản tràn lan những tác phẩm chỉ để “câu khách”, không có tính giáo dục
đối với thiếu nhi, “thiêu rụi” đi tâm hồn trẻ.
Thứ sáu, Họa sĩ Ngọc Linh nói: “Nhớ lại những năm trước, các kênh
truyền hình của ta vẫn tràn ngập phim Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhưng bây giờ
các đài đều ưu tiên chiếu phim Việt, đó là điều cần thiết để phát triển nền điện
ảnh nước nhà. Có được điều đó là nhờ quy định bắt buộc về số giờ phát sóng
phim Việt trên các đài của nhà nước. Nếu áp dụng tương tự với truyện tranh,
quy định số đầu truyện tranh Việt Nam các nhà xuất bản phải ra trong một năm,
thì chắc chắn truyện tranh Việt sẽ có động lực để khởi sắc thôi”.
Thứ bảy, với truyện tranh nước ngoài, nên tìm cách siết chặt đầu vào, đọc
duyệt thật kỹ, có những điều kiện chặt chẽ khi cấp phép.
21


3.2. VỚI CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN

Thứ nhất, biên tập viên hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ, hiểu được
cuộc sống của các em trong độ tuổi này, từ đó hướng các tác giả viết những tác
phẩm cho phù hợp. Như giáo viên trường THPT Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ
An, Bùi Minh Tuấn đã nói: “Cần nắm bắt được đời sống nội tâm cũng như tâm
lý tiếp nhận và “gu” thẩm mỹ của lớp thiếu nhi ngày nay. Làm sao cho tác phẩm
trở nên gần gũi với các em trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức thể
hiện”.
Sách cho thiếu nhi nói chung là một đề tài khó viết, khó hay, khó kiếm
được độc giả. Các tác giả phải huy động tối đa trí tưởng tượng, phải sống lại
bằng những hồi ức của tuổi thơ của mình, phải am hiểu đời sống, tính cách,
những tâm tư, tình cảm, phải có sự quan sát tinh tế về những biến đổi của các
em nhỏ, có sự trải nghiệm sâu sắc, sự dí dỏm… thì mới sản sinh ra được một tác

phẩm có ý nghĩa. Nếu tác giả không nắm bắt được tâm lý lứa tuổi thiếu nhi và
không hiểu sở thích của các em, kèm theo lối kể chuyện không hấp dẫn, không
có yếu tố gây cười. Các tập truyện áp đặt quá nhiều bài học, sẽ tạo cảm giác
nặng nề, chán nản cho trẻ ngay từ những trang viết đầu tiên.
“Muốn có truyện tranh Việt Nam hấp dẫn, họa sĩ phải tạo ra hiệu quả
không gian, đánh thức toàn bộ ngũ quan của đứa trẻ.” (Họa sĩ Lương Xuân Đoàn).
Thứ hai, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của các tác giả truyện
tranh thiếu nhi; có những hỗ trợ thích đáng, kịp thời để tác phẩm có chất lượng
đến được với bạn đọc.
Thứ ba, tổ chức nhiều cuộc thi sáng tác truyện tranh cho thiếu nhi với quy
mô lớn, đồng thời cũng phải có sự đầu tư thỏa đáng. Trong một cuộc họp về văn
học thiếu nhi năm 2008, nhà văn Tô Hoài đã phát biểu: “Nếu giải thưởng văn
học thiếu nhi là 1 tỷ đồng, thì tôi cho rằng tình hình văn học thiếu nhi sẽ khác”.
Với riêng truyện tranh, điều này cũng là cần thiết.
Thứ tư, Nhà nước có những dự án hỗ trợ cho việc phát triển truyện tranh
thiếu nhi Việt Nam. Để thu hút đông đảo tác giả viết cho thiếu nhi, cần có chế
độ đãi ngộ và sự đầu tư quan tâm với các tác giả trẻ để họ thể hiện lòng đam
mê, sự nhiệt huyết trong việc sáng tác những tác phẩm hay dành cho các em.

22


PHẦN KẾT LUẬN
Nhà thơ Hữu Thỉnh nói: “Văn học thiếu nhi rất quan trọng và không thể
thiếu. Mỗi tác phẩm có giá trị được ví như một người thầy không những bồi
dưỡng tâm hồn mà còn định hướng cho các em”.
Truyện tranh thiếu nhi cũng vậy. Đó là phương tiện để có thể dễ dàng tác
động vào tâm hồn trẻ thơ. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của truyện
tranh khi nó đã đi sâu vào đời sống của trẻ em Việt Nam hàng chục năm nay.
Khi mà truyện tranh nước ngoài đã tung hoành, đã chiếm ưu thế trong một thời

gian dài, đến nay đã có chiều hướng suy giảm, thì sự ra đời, phát triển của
truyện tranh Việt là điều cần thiết và đáng được quan tâm.
Công tác đề tài và kế hoạch đề tài, công tác cộng tác viên của các nhà xuất
bản làm sách truyện tranh thiếu nhi cần được quan tâm, đẩy mạnh để phát triển
hơn nữa, để có thể tìm kiếm những đề tài hay, những tác giả trẻ có tài, từ đó cho
ra đời những tác phẩm truyện tranh thiếu nhi chất lượng, phù hợp với lứa tuổi

23


các em, phù hợp với văn hóa Việt Nam, chứ không phải đi truyền bá những tác
phẩm nước ngoài đơn thuần.
Nói đến nền truyện tranh Việt nói chung và truyện tranh thiếu nhi nói
riêng, đó không phải chỉ là vấn đề của riêng những họa sĩ vẽ truyện tranh, mà
cũng là vấn đề mà các nhà xuất bản cần quan tâm, đặc biệt là trong khâu tổ chức
bản thảo.
Trong khuôn khổ cho phép, bài tiểu luận đưa ra cái nhìn chung nhất về
thực trạng chất lượng đề tài sách truyện tranh thiếu nhi và nêu ra một số giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng
cũng mong bài tiểu luận góp phần đưa ra những ý kiến để hiểu rõ hơn về tình
hình xuất bản truyện tranh thiếu nhi ở nước ta hiện nay, cùng với những giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đề tài loại sách này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS. Trần Văn Hải (chủ biên), Biên tập các loại sách chuyên ngành,
tập 2 (Biên tập sách văn học, tra cứu chỉ dẫn, sách dịch và sách thiếu nhi).
NXB Chính trị quốc gia, 2001.
2. Tạp chí Xuất bản Việt Nam (số 11/2010), Truyện tranh Việt Nam
sẽ phát triển theo hướng nào?
3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt thông dụng. NXB Đà Nẵng,

2009.
4. Phan Tuấn Anh, Truyện tranh và truyện tranh Nhật Bản (Khóa luận
tốt nghiệp trường ĐH Huế)
5. Một số trang báo điện tử, diễn đàn online:
- An Ninh Thủ Đô (anninhthudo.vn)
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (vi.wikipedia.org)
24


- Dân Trí (dantri.com.vn)
- Sách Hay (sachhay.com)
- Thể Thao Và Văn Hóa (thethaovanhoa.vn)
- Tìm Sách (timsach.com.vn)
- Trung tâm truyền thông nghệ thuật trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh
(artmedia.edu.vn)
- VNexpress (vnexpress.net)
- VietNamNet (vietnamnet.vn)
- Việt Báo (vietbao.vn)

25


×