Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học xử lý thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên báo mạng điện tử hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ ĐỜI TƯ CỦA GIỚI CA SĨ
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
(Khảo sát Báo điện tử VietNamNet, VnExpress và VTC News)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦN THƠ – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ ĐỜI TƯ CỦA GIỚI CA SĨ
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
(Khảo sát Báo điện tử VietNamNet, VnExpress và VTC News)

Ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.

CẦN THƠ - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được
công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Học viên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên của
Khoa Phát thanh và Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị phóng viên, biên tập viên, Tổng
biên tập ba cơ quan báo mạng điện tử VietNamNet, VnExpress và VTC News
đã hỗ trợ thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, khai thác,
thu thập và xử lý thông tin về đời tư ca sĩ để viết bài đăng tải phục vụ công
chúng, để giúp tôi có được những kết quả khảo sát thực tế trong luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh chị và bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Chữ đầy đủ

NXB

Nhà xuất bản

GS

Giáo sư

CNTT

Công nghệ thông tin

BLDS

Bộ Luật Dân sự

TS

Tiến sĩ

PGS.TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

KCX

Khu chế xuất


TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

PR (Public relations)

Quan hệ công chúng

GDVN

Giáo dục Việt Nam

Bộ TT & TT

Bộ Thông tin và Truyền thông

BLHS

Bộ Luật Hình sự

ĐHKHXH & NV

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

ĐHSP TPHCM

Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1:.........................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ .........................................................9
THÔNG TIN VỀ ĐỜI TƯ CỦA GIỚI CA SĨ................................................................9

1.1 Báo mạng điện tử.......................................................................................9
1.2 Thông tin về đời tư của giới ca sĩ.............................................................21
1.3 Các yếu tố tác động đến việc báo mạng điện tử khai thác thông tin về đời
tư của giới ca sĩ..............................................................................................27
1.4 Một số quy định về “Quyền đối với Bí mật thông tin đời tư” của một số
quốc gia trên thế giới......................................................................................33
Chương 2:.......................................................................................................................38
THỰC TRẠNG VIỆC XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ ĐỜI TƯ CỦA GIỚI CA SĨ TRÊN 3
TỜ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIETNAMNET, VNEXPRESS VÀ VTC NEWS.........38

2.1 Vài nét về một số tờ báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát ....................38
2.2 Thực trạng việc xử lý thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên các tờ báo
khảo sát...........................................................................................................42
2.3 Đánh giá chung.........................................................................................72
Chương 3:.......................................................................................................................80
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ ĐỜI TƯ CỦA GIỚI CA
SĨ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM........................................................80

3.1 Những vấn đề đặt ra khi khai thác đời tư giới ca sĩ trên báo mạng điện tử
........................................................................................................................80
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin các bài viết về đời tư của giới ca
sĩ trên báo mạng điện tử ở Việt Nam.............................................................82
3.3 Đề xuất - Kiến nghị..................................................................................94
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................98
PHỤ LỤC.....................................................................................................................107



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi kinh tế thị trường, xã hội không ngừng phát triển về mọi
mặt của đời sống như hiện nay, thì nhu cầu của con người vì thế cũng không
ngừng tăng cao. Trong đó đáng kể là nhu cầu về cập nhật thông tin, tin tức là
nhu cầu thiết yếu hơn hết. Vì vậy mà thời gian gần đây, các phương tiện truyền
thông đại chúng đã không ngừng phát triển, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu thông tin
phục vụ con người.
Bên cạnh các loại hình báo chí như báo in, phát thanh và truyền hình thì
sự bùng nổ của internet đã thúc đẩy nhân loại tiến xa hơn, tiếp cận với một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên của thông tin với một loại hình báo mới. Đó là báo
mạng điện tử. Báo mạng điện tử ra đời và phát triển, giúp đẩy nhanh tốc độ truy
tải và cập nhật thông tin một cách liên tục, với mọi hình thức đến với công
chúng. Với ưu thế vượt trội là sự tích hợp đa phương tiện, báo mạng điện tử đã
đem lại nhiều thông tin hữu ích, thiết thực cho cuộc sống của con người trong
thời buổi hội nhập, mở cửa như hiện nay.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng bàn là nhiều tờ báo mạng điện tử hiện
nay đã biến tướng trở thành phương tiện phát tán thông tin đời tư của người
khác một cách bất hợp lý để thu hút công chúng. Nhất là đời tư của những
người nổi tiếng trong giới nghệ thuật mà chúng ta gọi nôm na gọi là giới
showbiz như ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh,... Những thông tin, tư liệu,
hình ảnh cá nhân của giới showbiz được thu thập một cách vô tư; được đưa ra
bàn luận trên báo mạng điện tử một cách tràn lan, khó kiểm soát. Không ít tờ
báo mạng điện tử và nhà báo sa vào khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo
thị hiếu tò mò của một bộ phận công chúng nên đã thường xuyên moi móc
chuyện vụn vặt, soi mói đời tư của giới ca sĩ... làm đề tài phản ánh của mình để
thông tin đến công chúng.

Xét một cách công bằng, những thông tin về đời tư, tình cảm của giới ca
sĩ có một vị trí không nhỏ trong đời sống tinh thần của công chúng. Hàng ngày,


2
với bao lo toan trong cuộc sống vật chất, người ta sẽ dễ dàng bị mệt mỏi trước
áp lực “cơm áo gạo tiền”, và mỏi mệt khi liên tiếp phải tiếp nhận hàng loạt
những thông tin về giá cả, lạm phát, chiến tranh, bạo lực... Không chỉ khiến cho
công chúng thỏa mãn tính hiếu kỳ, tò mò mà những thông tin về đời tư của giới
ca sĩ còn đem đến cho mọi người những khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
Hơn nữa, những thông tin về các vụ scandal của họ phần nào là những bài học
có giá trị.
Nhưng rất nhiều thông tin được nhà báo viết ra chỉ để thỏa mãn trí tò mò
của một bộ phận công chúng mà họ không nghĩ rằng mình đang làm tổn thương
những nhân vật ấy. Đã có không ít những ngôi sao trong giới ca sĩ bất ngờ tụt
dốc hoặc tự tìm đến cái chết do bị tổn thương sâu sắc từ những hình ảnh, những
bài viết, những lời bàn tán mang tính bới móc của dư luận xã hội về bản thân họ
và người thân của mình.
Thực tế cho thấy, nhiều tờ báo mạng điện tử ngày nay đã khai thác thông
tin về đời tư của giới ca sĩ với tần suất ngày càng nhiều. Những thông tin ấy
được khai thác, bình bàn và phản ánh dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau
từ chuyện tình cảm cá nhân cho đến chuyện ăn mặc hở hang, gợi cảm, phát
ngôn thô tục, giật gân câu khách... Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mục
đích, tôn chỉ của tờ báo mà còn làm cho đạo đức nghề nghiệp của một phận nhà
báo, phóng viên báo mạng điện tử bị giảm sút. Đặc biệt làm ảnh hưởng đến sự
nghiệp, danh dự, uy tín của giới ca sĩ được báo chí đề cập, phản ánh. Thậm chí
còn gây ra những hậu quả đáng tiếc khi đời tư bị xâm phạm, chuyện riêng tư bị
phơi bày, bị soi mói và bàn luận công khai, gây bức xúc trong dư luận,...
Thêm vào đó, hiện nay tình trạng quản lý thông tin trên báo mạng điện tử
và những quy định về quyền xử phạt vi phạm thông tin đời tư của giới ca sĩ trên

báo mạng điện tử chưa thật sự rõ ràng, hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe…
Chính điều này đã dẫn đến tình trạng hiện nay thông tin về đời tư của giới ca sĩ
được thông tin tràn lan trên báo mạng điện tử. Hơn nữa, xu hướng hiện nay đã
có không ít tờ báo mạng điện tử và nhà báo sa vào khuynh hướng thương mại


3
hóa, chạy theo thị hiếu tò mò của một bộ phận công chúng, thường xuyên moi
móc chuyện vụt vặt, soi mói đời tư của các nhân vật nổi tiếng...
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài:
“Xử lý thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên báo mạng điện tử hiện nay” để
làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi báo mạng điện tử ra đời và phát triển hưng thịnh như ngày nay,
đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo liên quan đến loại hình
báo chí này. Cụ thể: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí của học viên Hà
Thu Phương (2002), Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, đề tài: “Đặc điểm
công chúng độc giả trên báo Internet Việt Nam”;
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của học viên Phạm Thị
Hồng, (2010), Học viện Báo chí & Tuyên truyền, đề tài: “Cách thức đưa tin đa
phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay”.
Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang có quyển sách với nhan đề: “Báo
mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản”, NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà
Nội, (2014). Nội dung cuốn sách nêu rõ về quá trình hình thành và phát triển
của internet; lịch sử ra đời và phát triển của báo mạng điện tử; đặc trưng cơ bản
của báo mạng điện tử; mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo
mạng điện tử; cách viết và trình bày nội dung báo mạng điện tử; và một số tờ
báo mạng điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, sách chưa đề cập đến thông tin đời
tư, xử lý thông tin đời tư trên báo mạng điện tử mà nhất là cách thức xử lý
thông tin đời tư của giới ca sĩ trên báo mạng điện tử.

Khóa luận tốt nghiệp đại học của học viên Vũ Thị Ngọc Nga, (2015),
Khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội, đề tài “Báo
mạng điện tử với việc đưa tin về người nổi tiếng nhờ mạng xã hội: Nghiên cứu
trường hợp Lệ Rơi (khảo sát báo điện tử Zing.vn, Dân Việt và Tuổi trẻ Online
từ ngày 1/6/2014-31/12/2014)”. Khóa luận đã đề cập đến những vấn đề lý
thuyết chung về báo mạng điện tử; về mạng xã hội cũng như cách thức của việc


4
báo mạng điện tử đăng tải thông tin về đời tư người nổi tiếng nhờ mạng xã hội
đến với công chúng như thế nào; và thông tin ấy nó tác động gì đến công
chúng; giải pháp – kiến nghị nâng cao chất lượng,... Tuy nhiên khóa luận chỉ
dừng lại ở việc phân tích một trường hợp cụ thể của ca sĩ Lệ Rơi – người nông
dân quê mùa, chỉ hát với mục đích giải tỏa những căn thẳng, mệt mỏi sau một
ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng chính sự thật thà, khác lạ của anh khiến anh bất
ngờ trở thành nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa – giải trí và là một trong
những thông tin quan trọng mà báo mạng điện tử và trang thông tin điện tử
thường xuyên đăng tải để thu hút được sự quan tâm của công chúng độc giả.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của học viên Trần Thị Như
Quỳnh, (2014), Khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐHKHXH & NV Hà
Nội, đề tài: “Nghiên cứu thảm họa báo mạng trong việc thông tin về văn hóa –
nghệ thuật (khảo sát báo điện tử VietNamNet, VnExpress và Dân trí năm 20112012)”. Tác giả đã đưa ra một cái nhìn thực tế, khách quan và chân thực về tình
trạng bị tha hóa trong cách ứng xử của các nhà báo khi tiếp cận thông tin văn
hóa – nghệ thuật dẫn đến những tin bài “thảm họa” xuất hiện tràn lan trên các
trang báo mạng điện tử. Tác giả lý giải được sự xuất hiện của “thảm họa báo
mạng”, đồng thời đưa ra những đánh giá chung về mặt hình thức và nội dung
của “thảm họa báo mạng”. Luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm trong việc
ứng xử với “thảm họa báo mạng” cho Ban biên tập, phóng viên đặc thù mảng
văn hóa – nghệ thuật và công chúng truy cập báo mạng điện tử. Từ đó đề xuất
mô hình quản lý báo mạng điện tử Việt Nam một cách hợp lý. Tuy nhiên đối

tượng nghiên cứu của luận văn mà tác giả hướng đến là tất cả người nổi tiếng
như người mẫu, diễn viên,... mà chưa có điều kiện khảo sát sâu, phân tích kỹ về
các vấn đề về đời tư của ca sĩ.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học cũng như
các công trình khóa luận, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ báo chí… như Khóa luận
chuyên ngành Báo chí, Ngô Thị Quỳnh Hoa, 2008, đề tài: “Vấn đề thông tin về
đời tư nghệ sĩ trên báo mạng hiện nay”; Thông tin văn hóa – giải trí trên báo


5
trực tuyến VnExpress, VietNamNet, VTC News, Khóa luận chuyên ngành Báo
chí, Nguyễn Thị Hồng, 2008;... đã đề cập ít nhiều tới vấn đề này. Chẳng hạn bài
nghiên cứu khoa học “Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác
của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh” (Tạp chí khoa học
ĐHSP TPHCM số 49/2013) của nhóm Nguyễn Thị Tứ, Đinh Nguyên Ngọc và
Võ Nguyên Anh cũng đã khảo sát thực trạng, nguyên nhân của việc xâm phạm
đời tư người khác. Bài nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp để giải quyết
tình trạng này.
Có thể thấy, các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy
nhiên, hầu hết chỉ dừng lại ở việc báo mạng điện tử thông tin về đời tư người
nổi tiếng, về tất cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giải trí nói
chung như người mẫu, hoa hậu, diễn viên điện ảnh,... mà chưa nghiên cứu dạng
riêng lẻ dành cho đối tượng chuyên biệt là ca sĩ một cách riêng biệt. Do đó mà
cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu, phân tích và làm rõ
thực trạng cũng như nguyên nhân vì sao báo mạng điện tử hiện nay phần lớn
tập trung khai thác vào thông tin đời tư của giới ca sĩ. Những thông tin về đời tư
của họ như cách ăn mặc, tình cảm yêu thương, gia đình, điều kiện... đều là
những thông tin hấp dẫn được báo chí đăng tải thông tin đến công chúng. Phần
lớn các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thông tin chứ chưa phân tích
vấn đề trên một cách cặn kẽ… Do đó, với đề tài này tác giả đề cập có thể xem

là một nội dung mới, và trong luận văn Thạc sĩ của mình, tác giả sẽ phân tích và
làm rõ việc xử lý thông tin về đời tư của giới ca sĩ, xem xét các phóng viên,
Biên tập viên, Ban thư ký tòa soạn báo mạng điện tử,... họ xử lý những thông
tin về đời tư của ca sĩ như thế nào? Họ khai thác những thông tin đó từ đâu?
Nguyên nhân vì sao báo chí lại hay soi mói đời tư của ca sĩ?... Trên cơ sở đó,
tác giả luận văn sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
thông tin về đời tư ca sĩ trên báo mạng điện tử. Đây là điều cần thiết giúp những
người làm báo mạng điện tử am hiểu hơn những qui định pháp luật và đạo đức
nghề nghiệp nhà báo. Đồng thời đây còn là những điều kiện đủ để giúp họ sáng


6
tạo ra những tác phẩm báo chí thực sự có giá trị và hữu ích nhằm phục vụ nhu
cầu thông tin cho công chúng của mình trong tình hình mới như hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng và làm rõ nguyên
nhân, hạn chế của việc xử lý thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên báo mạng
điện tử hiện nay. Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm thay đổi cách
thức xử lý thông tin, khai thác vấn đề và nội dung thông tin về đời tư của giới
ca sĩ trên báo mạng điện tử, góp phần nâng cao chất lượng thông tin trên báo
mạng điện tử trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát hệ thống những lý luận chung liên quan đến báo mạng điện
tử, chức năng thông tin trên báo mạng điện tử và cách xử lý thông tin về đời tư
của giới ca sĩ trên báo mạng điện tử hiện nay;
- Phân tích thực trạng đồng thời chỉ ra nguyên nhân, hạn chế của việc báo
mạng điện tử thông tin tràn lan khó kiểm soát về thông tin đời tư của giới ca sĩ
trên báo mạng điện tử hiện nay qua khảo sát các chuyên mục Văn hóa và Giải

trí của 3 tờ báo VietNamNet, VnExpress và VTC News;
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin
trên báo mạng điện tử khi đưa tin về đời tư của giới ca sĩ nhằm đáp ứng một
cách tốt nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng báo mạng điện tử
cũng như tâm lý tiếp nhận của họ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Xử lý thông tin về đời tư của giới
ca sĩ trên báo mạng điện tử hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu cách thức xử lý thông tin trên hai chuyên mục


7
Văn hóa và Giải trí của 3 tờ báo VietNamNet, VnExpress và VTC News.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2014 đến năm 7/2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, tác giả sử dụng lý luận chung mang tính hệ thống
về loại hình báo mạng điện tử; xu hướng phát triển của báo mạng điện tử; nhu
cầu và tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo mạng điện tử… Từ đó,
vận dụng vào việc khảo sát, phân tích thực trạng của việc báo mạng điện tử
thông tin về đời tư của giới ca sĩ ở trang mục Văn hóa và Giải trí của 3 tờ báo
mạng: VietNamNet, VnExpress và VTC News.
5.2. Phương pháp nghiên cứu công cụ
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng những
phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
+ Phương pháp khảo sát: Khảo sát tần suất xuất hiện các bài viết có nội
dung thông tin về đời tư của giới ca sĩ ở hai trang mục Văn hóa và Giải trí được
đăng tải trên 3 tờ báo mạng điện tử: VietNamNet, VnExpress và VTC News để

từ đó rút ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong quá trình thông tin về đời tư của
giới ca sĩ;
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp văn bản, tài liệu: Đây là phương
pháp được tác giả sử dụng để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình từ việc
tổng hợp tài liệu, văn bản và phân tích văn bản để đánh giá thực trạng cũng như
chỉ ra nguyên nhân vì sao báo mạng điện tử hiện nay khai thác, phản ảnh nhiều
về thông tin đời tư của giới ca sĩ lên mặt báo;
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn từ 5 - 7 người. Đối tượng
phỏng vấn là lãnh đạo cơ quan báo chí; phóng viên đang đảm nhận vai trò phụ
trách sản xuất tin, bài ở mảng giải trí, văn hóa để qua đó có những ý kiến đánh
giá về việc báo mạng điện tử thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên báo mạng
điện tử cả hiện tại và trong thời gian tới.


8
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa thêm lý luận về báo mạng điện tử, cụ
thể là nội dung thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên báo mạng điện tử - một
thực trạng đáng bàn và là vấn đề nóng trên báo mạng điện tử hiện nay. Đồng
thời nêu ra những yêu cầu cần thiết đối với người làm báo mạng điện tử để tối
ưu hóa việc cung cấp thông tin có chất lượng cho công chúng báo mạng điện tử
trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi những mặt tồn tại, hạn chế cũng
như tác hại của việc báo mạng điện tử thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên báo
mạng điện tử hiện nay nhằm nâng cao chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu
văn hóa - giải trí và thay đổi tâm lý, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công
chúng.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển nghề của

những người làm báo mạng điện tử chuyên nghiệp, có đạo đức và là nguồn tài
liệu quan trọng cho các sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử cũng như
những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội
dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của báo mạng điện tử thông tin về đời tư của
giới ca sĩ
Chương 2: Thực trạng việc xử lý thông tin về đời tư của giới ca sĩ trên 3
tờ báo mạng điện tử VietNamNet, VnExpress và VTC News
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về đời tư của giới ca
sĩ trên báo mạng điện tử ở Việt Nam


9
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
THÔNG TIN VỀ ĐỜI TƯ CỦA GIỚI CA SĨ
1.1 Báo mạng điện tử
1.1.1 Một số khái niệm
Thế kỉ 19 là thế kỉ thống trị của báo in. Sang thế kỉ 20, phát thanh, truyền
hình lại chiếm lĩnh ngôi vị thống trị cùng với đài radio và tivi. Từ cuối thế kỉ
20, đầu thế kỉ 21, mạng internet ra đời đã có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của
đời sống con người và báo chí cũng không nằm ngoại lệ. Hệ quả tất yếu là một
sản phẩm kết hợp giữa báo chí - internet: báo mạng điện tử ra đời, đã và đang
làm thay đổi không nhỏ bộ mặt của báo chí thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì phát thanh đưa tin, truyền hình
minh họa, báo in phân tích và giải thích. Nhưng giờ đây báo mạng điện tử có
thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ
dàng. Và mặc dù ra đời sau nhưng báo mạng điện tử đã nhanh chóng phủ sóng

toàn thế giới và ngày càng chứng minh sức lan tỏa của mình nhờ vào những ưu
thế của các loại hình báo chí.
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông
tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là
vấn đề đang được tranh cãi với nhiều tên gọi khác nhau như báo mạng; báo
internet; báo mạng điện tử.
Theo Luật Báo chí (sửa đổi) đã quy định rõ: “Báo chí nói trong luật này
là báo chí Việt Nam bao gồm: Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin
thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền
hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các biện pháp khác
nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính), bằng tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” [30]. Nghị định số
51/2002/NĐ-CP đã nêu rõ: “Báo chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo


10
in, báo nói, báo điện tử” và “báo điện tử là tên gọi của loại hình báo chí thực
hiện trên mạng thông tin máy tính” [31].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm về Tổ chức và quản lý báo
mạng điện tử ở Việt Nam [46, tr. 3-4], cả hai thuật ngữ báo mạng điện tử và báo
trực tuyến đều chưa chuẩn xác. Tác giả đã đưa ra những ý kiến phân tích về đặc
điểm của tờ báo mạng điện tử là được xây dựng dưới hình thức một trang web
và phát hành dựa trên nền tảng internet trong khi báo trực tuyến không thể nói
hết được các đặc điểm đó. Mặt khác, nếu xét về tính Việt hóa thì báo mạng điện
tử thỏa mãn yêu cầu hơn báo trực tuyến.
Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, trong cuốn Báo mạng điện tử những
vấn đề cơ bản, đã viết “báo mạng là cách gọi tắt của báo internet” [8, tr. 26].
Đây là cách gọi không mang tính khoa học vì nó không rõ ràng, không đầy đủ,
dễ làm hiểu sai bản chất của thuật ngữ. Bởi internet là mạng của các mạng (A

network of networks), dưới nó còn rất nhiều loại mạng như mạng nội bộ của
các tổ chức, các công ty, các chính phủ… Gọi tắt như thế sẽ không xác định rõ
ràng ranh giới khái niệm “mạng” và “mạng internet”.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ báo mạng điện tử
vì nó thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa, đặc trưng khu biệt của các loại hình
báo chí mới, khắc phục được sự thiếu về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai.
Bên cạnh đó đây là sự kết hợp hoàn hảo các tên gọi có nội dung riêng biệt như:
báo, mạng và điện tử.
Vậy khác với báo giấy, báo mạng điện tử là loại hình báo chí được xây
dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet, có
ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương
tiện và mang tính tương tác cao. Báo mạng điện tử được xuất bản bởi tòa soạn
điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính
bảng... có kết nối internet. Báo mạng điện tử cho phép mọi người trên khắp thế
giới tiếp cận tin tức nhanh chóng vì nó không phụ thuộc vào không gian và thời


11
gian. Sự phát triển của báo mạng điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít
nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống.
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử
1.1.2.1 Khả năng đa phương tiện
Khả năng đa phương tiện trên báo mạng điện tử là sự kết hợp nhiều loại
phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện và tạo nên một sản
phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi
nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện truyền tải thông tin sau: văn bản
(text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic),
âm thanh (audio), video, và các chương trình tương tác (interactive programs).
Trên một sản phẩm báo mạng điện tử, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu
của từng tòa soạn mà việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện cũng khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, một thông tin có thể được truyền tải bằng nhiều
phương tiện để người đọc tiếp cận và lựa chọn, nhưng nhiều trường hợp khác
nhà báo sẽ quyết định hình thức truyền tải nào là phù hợp với nội dung thông
điệp. Nhờ vậy, các sản phẩm báo mạng điện tử ngày càng hấp dẫn, thu hút
nhiều hơn sự quan tâm của công chúng [8, tr. 122-123].
1.1.2.2 Tính tức thời và phi định kỳ
Là loại hình báo chí đại diện cho thời đại của thông tin, báo mạng điện tử
có tính cập nhật cao, có thể nói là cao nhất trong tất cả các loại hình báo chí
truyền thống khác. Thí dụ như để đọc những thông tin tiếp theo của báo in, bạn
đọc phải chờ tới số sau, có thể là ngày hôm sau (nhật báo), cũng có thể là tuần
sau (tuần báo) vì báo in còn phụ thuộc vào tính định kỳ, thời gian in ấn và phát
hành. Còn để tiếp nhận tin tức trên phát thanh, truyền hình thì khán, thính giả
không phải chờ lâu như thế nhưng lại phụ thuộc vào khung giờ, thời lượng phát
sóng, thời gian tuyến tính và kĩ thuật. Trong khi đó, trên báo mạng điện tử, bạn
đọc gần như không phải chờ đợi. Bất kể thông tin diễn ra ở đâu, thời gian nào,
đêm cũng như ngày, chỉ cần một máy tính xách tay hoặc điện thoại di động nối
mạng, các phần mềm phụ trợ (như phần mềm tải âm thanh, hình ảnh...) thì sự


12
kiện xảy ra phóng viên có thể cập nhật tin bài ngay tức khắc. Khi vừa đăng bài
xong, có thông tin mới lại có thể cập nhật thông tin mà không gặp phải bất kỳ
khó khăn gì.
Báo mạng điện tử vượt qua các rào cản mà các loại hình báo chí khác gặp
phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thời
lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thông tin lại đơn
giản, dễ dàng nên có thể cập nhật, bổ sung bất cứ lúc nào với số lượng là bao
nhiêu. Thông tin trên báo mạng điện tử có thể sống động, nóng hổi đến từng
giờ, từng phút, thậm chí là từng giây [8, tr. 145-147].
1.1.2.3 Tính tương tác

Trước khi báo mạng mạng điện tử ra đời, tính tương tác trong hoạt động
báo chí đơn giản là sự tác động qua lại giữa cơ quan báo chí, nhà báo với người
tiếp nhận thông tin. Nhưng sự xuất hiện của báo mạng điện tử đã làm cho tương
tác trong hoạt động báo chí được mở rộng, có nhiều hình thức hơn và giảm đi
những hạn chế của các hình thức tương tác cũ.
Đối với báo mạng điện tử, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, bạn đọc có
thể gửi thư điện tử (e-mail) phản hồi ngay tới từng bài báo, từng tác giả và tòa
soạn bằng những thao tác hết sức đơn giản, thuận tiện. Cũng nhờ vào khả năng
tương tác, báo mạng điện tử có thể thiết lập được các diễn đàn hay thực hiện
các cuộc bỏ phiếu (vote) giúp cho công tác điều tra xã hội học trở nên vô cùng
đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.
Báo mạng điện tử còn cho phép những đoạn video cũng có tính tương tác
hai chiều, kèm dữ liệu, có thể tra cứu. Bên cạnh đó, với mong muốn là chiếc
cầu nối thân thiện, các tòa soạn báo mạng điện tử còn thiết lập các cuộc giao
lưu trực tuyến, bàn tròn trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến... tạo cơ hội cho bạn
đọc giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống với nhiều nhân vật mà
mình quan tâm, mến mộ,... Ngoài ra, các tờ báo mạng điện tử hiện nay còn
trang bị những ứng dụng tự động cho mình lên các trang xã hội như Facebook,


13
Twitter, Zing me,... để chủ động quảng bá nội dung, chia sẻ các thông tin của tờ
báo mình đăng tải đến cho công chúng [8, tr. 152-158]
1.1.2.4 Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin
Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời
lượng chương trình như các loại hình báo chí khác. Thông tin lại được lưu trữ
cao nên bạn luôn có thể xem đi xem lại nhiều lần bài viết hay một hình ảnh nào
đó của một bài báo được đăng tải trên báo mạng từ vài năm trước. Chỉ cần sử
dụng tìm kiếm thông tin như Google, Yahoo, gõ từ khóa là bạn có thể tìm thấy
bất cứ thông tin nào mà bạn cần mà không bị hạn chế thời gian.

1.1.3 Thông tin trên báo mạng điện tử
1.1.3.1 Thông tin
Khái niệm “Thông tin” được bắt nguồn từ chữ La tinh infometio, gốc của
tiếng Anh information.
Còn theo Philipppe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách "Bùng nổ
truyền thông và sự ra đời một ý thức hệ mới", khái niệm “thông tin” có hai
hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái
(frome), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu
tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một
nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh
vực kỹ thuật và kiến thức. [36]
Từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng, “thông tin” là "điều mà
người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức". Từ điển khác thì đơn giản
đồng nhất thông tin với kiến thức: "Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc
"thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người",
… Sở dĩ có sự khác nhau giữa khái niệm này giữa các từ điển là vì thông tin là
một khái niệm trừu tượng, nó không thể sờ, mó để mô tả một cách đơn thuần
được. [2]
Còn theo Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học,
năm 2000 thì thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin cho nhau để biết; và


14
với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi (ví dụ bài báo có
lượng thông tin cao) [54]
Theo các tác giả cuốn “Cơ sở lý luận”, do Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin xuất bản năm 1999, từ “Thông tin” được sử dụng với những ý nghĩa
khác nhau trong các tình huống cụ thể:
Thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung thông

báo. Hoạt động thông tin không chỉ có trong xã hội loài người. Ngay trong thiên
nhiên cũng có những hoạt động thông tin phức tạp, đa dạng của các loại động
vật khác nhau; Thông tin được dùng để chỉ chất lượng nội dung của thông báo
nói chung. Trong trường hợp này, người ta xem xét chất lượng nội dung thông
báo bằng “lượng thông tin” được chuyển đến đối tượng tiếp nhận [46, tr. 23]
Như vậy, thông tin được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội
dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin.
Ngoài ra, thông tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền
bằng ngôn ngữ tự nhiên. Thông tin cũng có thể được ghi và truyền ngôn ngữ cơ
thể, các cử chỉ, điệu bộ,… Hơn nữa con người còn được cung cấp thông tin
dưới dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông tin thấm vào thế giới
vật chất và tinh thần của con người, cùng với sự đa dạng phong phú của nó đã
khiến khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về thông tin.
1.1.3.2 Thông tin báo chí
Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí.
Báo chí ra đời và phát triển trước hết là nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
về thông tin của con người và xã hội. Thực hiện chức năng thông tin, báo chí
cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp
ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội.
Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách
riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp
xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó


15
đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và
năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Như vậy, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện
thực cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã

hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con
người.
Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới công
chúng.
Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực
hiện mục đích của mình. Thông tin trở thành “cầu nối” giữa báo chí và công
chúng. Căn cứ việc phân loại theo phương thức thể hiện, người ta chia thông tin
báo chí thành các loại hình: Thông tin bằng chữ viết (báo in); thông tin bằng
tiếng nói (phát thanh); thông tin bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin trên
mạng internet (đa phương tiện).
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều dạng khác nhau:
có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn; có khi là
một chương trình phát thanh, truyền hình. Ngay cả các tiêu đề, vị trí của tác
phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp
chữ trên các tờ báo… đều chứa đựng thông tin.
Thuật ngữ “Thông tin” trong hoạt động báo chí còn có có cách hiểu rộng
hơn, chúng còn được hiểu như một danh từ tập hợp. Chúng ta có thể gọi toàn bộ
tác phẩm, hay hệ thống những tin tức… là thông tin.
Một thông tin có giá trị phải là thông tin đầy đủ, có hệ thống qua việc lựa
chọn đúng, có khoa học, có phương pháp nhằm phục vụ mục tiêu nhất định.
Tức là giá trị tri thức của thông tin được chọn phản ánh trên báo chí, các
phương tiện thông tin đại chúng phải gắn với giá trị xã hội đương thời. Điều
này cho chúng ta thấy, nếu bản chất vai trò của thông tin báo chí biểu hiện
chính ở chức năng điều chỉnh xã hội của nó thì sự phản ánh hiện thực xã hội


16
của báo chí đều nhằm mục đích nhất định và báo chí phản ánh hiện thực xã hội
không phải là đưa ra các sự kiện “một cách vô tư” như một thứ hàng hóa mà
phải là những sự kiện được đánh giá, kết luận, được thừa nhận trên cơ sở hệ tư

tưởng xã hội nhất định.
Như vậy, thông tin báo chí là một dạng thông tin xã hội đặc thù, mang
tính thời sự, phổ cập và rất quan trọng về phương diện chính trị - xã hội. Là sự
phản ánh hiện thực, thông tin có nội dung khách quan đồng thời lại mang tính
chủ quan. Do vậy, việc sử dụng thông tin vào hoạt động truyền thông đại chúng
cũng như việc tiếp nhận thông tin ở mỗi người đều không thể diễn ra một cách
thụ động mà phải có sự kiểm định, xử lý lại thông tin.
1.1.3.3 Thông tin trên báo mạng điện tử
Với báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều dạng khác nhau: có khi chỉ là
cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, bài phóng sự, bài phỏng vấn… Thuật ngữ
“thông tin” bao gồm toàn bộ tác phẩm, hay hệ thống những tin tức… là thông
tin.
Từ khi ra đời báo mạng điện tử nhanh chóng trở thành phương tiện
truyền thông hiện đại bởi những ưu thế so với báo chí truyền thống. Loại hình
báo mạng điện tử ngày càng phát triển vượt bậc, có vị thế quan trọng, có ảnh
hưởng đến nhiều tầng lớp xã hội.
Bởi vì, báo mạng điện tử là loại hình báo chí có khả năng cập nhật liên
tục và đòi hỏi lượng thông tin hàng ngày cung cấp tới bạn đọc vô cùng lớn nên
dù có một đội ngũ phóng viên hùng hậu, một tờ báo mạng điện tử cũng không
thể bao trọn vẹn các vấn đề, sự kiện diễn ra hằng ngày trong đời sống chính trị,
kinh tế, xã hội. Với bạn bè quốc tế, Việt kiều đang sống ở nước ngoài, báo
mạng điện tử là một kênh thông tin quan trọng hàng đầu trong việc tuyên truyền
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp các đối tượng
trên hiểu rõ về công cuộc đổi mới và tình hình Việt Nam. Chính vì vậy, các tờ
báo mạng điện tử phải sử dụng, tham khảo thông tin của nhau trên cơ sở tôn
trọng và lưu giữ bản quyền, nguồn gốc của thông tin đó.


17
Trung bình mỗi ngày, một tờ báo mạng điện tử xuất bản trên dưới 50 tin,

bài về đủ mọi lĩnh vực mà công chúng quan tâm. Với một lượng thông tin đồ sộ
như vậy, công tác xử lý thông tin luôn phải tiến hành trôi chảy nhanh, gọn và
hạn chế tối đa các sai sót. Vẫn biết, việc sửa chữa các sai sót trên báo mạng điện
tử là dễ thực hiện, nhưng một khi thông tin đó đã được đăng tải lên mạng, dù
chỉ là một số lượng rất nhỏ công chúng nhìn thấy sai sót đó cũng là điều không
nên. Có một thực tế là từ trước đến nay chưa thấy một tờ báo mạng điện tử nào
đăng tin đính chính, trong khi điều này thường khá gặp ở báo in, truyền hình và
phát thanh.
Một vấn đề liên quan trực tiếp đến quá trình quá trình xử lý thông tin của
báo mạng điện tử, đó là: tốc độ thông tin là lợi thế song cũng vô tình trở thành
điểm yếu của báo mạng điện tử. Nhiều bài viết trên báo mạng điện tử bị bạn đọc
đặt những câu hỏi lớn về độ tin cậy và chính xác của thông tin. Chính vì vậy,
những người làm báo mạng điện tử phải đối diện với áp lực của thông tin. Dù
cố gắng rất nhiều nhưng không bao giờ những người làm báo mạng điện tử
tránh khỏi được sơ suất. Họ chỉ có thể hạn chế tối đa sơ suất. Tuy nhiên, nếu xét
dưới góc độ thông tin, điều này dễ được chấp nhận hơn. Việc giải quyết mâu
thuẫn giữa tốc độ đưa tin và độ tin cậy, độ chính xác của thông tin, không có
cách nào khác là phải qua một thời gian khá lâu dài để cho phóng viên dần dần
làm quen được với công việc, rèn luyện bản thân cả về chuyên môn nghiệp vụ
lẫn nhận thức chính trị.
1.1.4 Xử lý thông tin trên báo mạng điện tử
Theo Từ điển tiếng Việt của GS Hoàng Phê [36], “xử lý” là áp dụng
những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng. “Thông tin” là điều hoặc tin
được truyền đi cho biết; hoặc sự truyền đạt, sự phản ánh tri thức dưới các hình
thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong
nó.


18
Còn theo khái niệm trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học ấn

hành năm 2000, “Xử lý thông tin” là áp dụng vào thông tin đó là những thao tác
nhất định để sử dụng. [49, tr. 1163].
Như vậy, chúng ta có thể hiểu “xử lý thông tin” là một quá trình khai
thác, phân tích và cải tạo những thông tin thô ban đầu trở thành thông tin mang
một giá trị nào đó.
Xử lý thông tin là một hoạt động nghiệp vụ nhằm chỉnh sửa về cả mặt nội
dung lẫn hình thức thông tin để đảm bảo độ chính xác và hấp dẫn của thông tin.
Trong hoạt động báo chí, nói đến xử lý thông tin là nói đến quá trình mà những
người làm báo bỏ công sức, trí tuệ ra để biến đổi, tinh lọc các thông tin sao cho
các thông tin đó trở nên có giá trị, ý nghĩa để đưa đến công chúng tiếp nhận.
Còn riêng đối với báo mạng điện tử, việc xử lý thông tin là “chế biến”,
cải tạo những thông tin về các sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng ngày,
hàng giờ trong tự nhiên và đời sống xã hội thành những sản phẩm thông tin báo
chí để cung cấp đến công chúng của báo bằng những phương thức đặc trưng
của báo mạng điện tử. Phương thức đặc trưng này thể hiện rõ sự khác biệt của
báo mạng điện tử với các loại hình báo chí khác.
Nói về vấn đề này, theo tác giả Trần Hồng Vân, “một tòa soạn báo mạng
điện tử tiếp nhận hàng trăm thông tin mỗi ngày. Lựa chọn và xử lý các thông tin
ấy ra sao đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ và phân công công việc cụ thể, quy
trách nhiệm rõ ràng ở từng khâu, từng bộ phận”. [50, tr. 22]
Do đó, công việc xử lý thông tin trên báo mạng điện tử, mà nhất là xử lý
thông tin về đời tư của giới ca sĩ là công việc đòi hỏi nhà báo cần có nhiều kinh
nghiệm, sự hiểu biết xã hội cũng như về ngôn ngữ. Quy trình xử lý thông tin ở
mỗi tòa soạn báo mạng điện tử do phụ thuộc vào tiêu chí, mục đích hoạt động
của từng cơ quan báo nên có những điểm khác biệt, mang tính đặc trưng riêng.
Dẫu có một số thiếu sót, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng
góp của báo mạng điện tử trong công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp
thông tin văn hóa, giải trí đến độc giả. Qua những thông tin cần thiết, có chọn



19
lọc, với số lượng thỏa đáng và có chất lượng, họ đã góp phần hướng dẫn suy
nghĩ, khơi chiều dư luận, thúc đẩy hành động của công chúng, góp phần nâng
cao năng lực hoạt động thực tiễn của đối tượng; giáo dục, hình thành ý thức xã
hội phù hợp với đặc điểm của thời đại, xây dựng nền văn hóa mới, làm cho thế
giới hiểu biết và yêu mến đất nước, con người Việt Nam cũng như góp phần
đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế.
1.1.5 Công chúng báo mạng điện tử
1.1.5.1 Khái niệm
Việc nghiên cứu để biết rõ về đối tượng công chúng của báo chí ở Việt
Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu trên các phương diện khác nhau. Tuy
nhiên, để có thể đưa ra một khái niệm thống nhất nhằm xác định công chúng
của báo mạng điện tử đã gặp nhiều khó khăn.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học – Trung tâm từ điển ngôn
ngữ: “Công chúng là đông đảo người đọc, nghe, xem trong quan hệ với tác
giả…” [44, tr. 114]. Trong truyền thông: “Công chúng nói chung có thể được
là những người tiếp nhận và được các sản phẩm báo chí tác động, hoặc hướng
vào để tác động” [44, tr. 114]. Có nghĩa là công chúng bao gồm nhiều nhóm,
nhiều giới, nhiều tầng lớp và gia cấp xã hội khác nhau.
Công chúng báo chí nói chung có thể được hiểu là người tiếp nhận và
được các sản phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động. Khái niệm
công chúng, bạn đọc, bạn nghe đài, bạn xem truyền hình nói chung để chỉ một
nhóm lớn trong xã hội, nhưng thường ngày người ta có thể dùng để chỉ cụ thể
một người hay một nhóm nhỏ nào đó.
Và cũng như khái niệm công chúng báo chí, công chúng báo mạng điện
tử cũng là những người tiếp nhận, sử dụng thông tin có tính báo chí được biên
tập tại các tòa soạn báo mạng điện tử, phát hành qua phương tiện internet. Công
chúng báo mạng điện tử phải có phương tiện máy tính cá nhân kết nối internet.
Họ là tất cả những người có đủ trình độ về công nghệ, ngoại ngữ, khả năng
nhận biết thông tin, có nhu cầu đọc báo mạng điện tử, đã đọc, đang đọc và sẽ



×