Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH tàu DỊCH vụ dầu KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.72 KB, 204 trang )

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO
CÔNG TY TNHH TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ
GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ VŨ HÙNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ THUẬN

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

HÀ NỘI - 2008

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ

LÊ VŨ HÙNG

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển..........................................................................70
2.1.2. Vị trí của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí..............................75

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Hình 1.4
Hình 1.5

Nội dung
Trang
Những cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh
15
Các yếu tố của môi trường ngành
21
Ma trận SWOT để hình thành chiến lược
28
Ma trận BCG
33
Ma trận Mc. Kinsey
36
Mạng lưới các đơn vị thành viên và trực thuộc
Hình 2.1
44
của PTSC
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty PTSC Marine
48
Bảng
Kết quả sản xuất kinh doanh chính giai đoạn
50
2.1
2005-2007
Bảng
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn
52
2.2

2005-2008
Bảng
Tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 200554
2.3
2008
Bảng
Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam qua các năm
63
2.4
2005-2008
Bảng
Tổng vốn FDI vào Việt Nam qua các năm 200566
2.5
2008
Bảng
Nhu cầu về tàu dịch vụ hiện tại và tương lai ở
79
2.6
Việt Nam
Bảng
Nhu cầu dịch vụ hiện tại và tương lai về tàu trực
80
2.7
mỏ
Bảng điểm đanh giá vị thế cạnh tranh của Công
Bảng
ty PTSC Marine so với các đối thủ khác trong
86
2.8
lĩnh vực cung cấp tàu dịch vụ dầu khí

Bảng
Danh sách các nhà cung cấp tàu dịch vụ cho
87
2.9
Công ty PTSC Marine
Bảng
Đội tàu dịch vụ của Công ty PTSC Marine
90
2.10
Bảng
Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 200597
Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

2.11
Bảng
2.12
Bảng
2.13
Bảng
3.1

2007
Số liệu báo cáo lao động của Công ty PTSC
Marine đến ngày 30/6/2008
Số lượng các hợp đồng dịch vụ ký kết và thực
hiện trong năm 2009
Ma trận SWOT để hình thành các chiến lược bộ

phận

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ

98
102
108


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nền kinh tế Việt Nam đã chính thức hội nhập đầy đủ vào nền
kinh tế thế giới sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức kinh tế thế giới WTO. Sự cạnh tranh đã và sẽ diễn ra ngày
càng gay gắt hơn ngay tại chính thị trường Việt Nam. Điều này đòi
hỏi các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp do nhà nước
nắm quyền chi phối phải có những bước đi chiến lược đúng đắn
nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị trường
trong nước và tiến tới phát triển ra nước ngoài. Muốn vậy, các
doanh nghiệp phải hoạch định được chiến lược sản xuất kinh doanh
đúng đắn và phù hợp năng lực cũng như bối cảnh kinh tế chung.
Luận văn có nội dung chính đó là phân tích các yếu tố môi
trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty PTSC Marine, từ đó rút ra được những
điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ. Sử dụng các kỹ
thuật như ma trận SWOT để hình thành các chiến lược kinh doanh
nhằm phát huy các thế mạnh để tận dụng các cơ hội cũng như hạn
chế các nguy cơ, khắc phục các điểm yếu…

Luận văn “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty
TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2009-2015” gồm các các
chương như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh
Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

Chương 2: Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược
cho Công ty PTSC Marine
Chương 3: Hình thành chiến lược kinh doanh cho Công ty
PTSC Marine giai đoạn 2009-2015
Phần kết luận và kiến nghị

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

EXECUTIVE SUMMARY
Vietnam economy has totally intergrated into the world
economy by the event as the 150 th member of WTO. The
competetive in Vietnam Market has been and will be taking place
more and more serve. It is nessesary for the nation owned
companies to plan the right strategic development in order to
enhance the compatetive ability, keep the local market share and to
step by step enter the world market. To that end, the enterprises
have to clearly define the strategic bussiness in conformity with the

internal abilily and external atmosphere.
This Executive includes the main contents which is to analysis
the inner and the outer environment impacting to the bussines of
PTSC Marine Co,. Ltd, leading to identify the strengthness,
weakness, threat and oportunity. By using the technics such as
SWOT to define the strategies that promote the strenghthness and
constraint the weakness in order to take advantage of the
opportunities as well as to limit the threat.
The executive with the topic as “Planing the bussiness strategy
of PTSC Marine Co., Ltd in the period from 2009 to 2015”,
including the folowing chapters:
The Openning
Chapter 1: The theoretical foundation on bussiness
strategy.

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

Chapter 2: The analyst on the elements that building the
bussines strategy of PTSC Marine Co., Ltd
Chapter 3: Planing the bussines strategy of PTSC Marine
Co., Ltd in the period from 2009-2015.
The conclusion and request

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí


LỜI MỞ ĐẦU
Vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp trên khắp thế giới
đang cố gắng vươn ra khỏi phạm vi thị trường một quốc gia để tranh
thủ các cơ hội kinh doanh mà nền kinh tế toàn cầu mang lại. Các
doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, nhất là
trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam đang phấn đấu để có thể
đứng vững và phát triển khi Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN đang
ngày càng có hiệu lực sâu hơn, quá trình gia nhập WTO đã hoàn tất.
Bối cảnh nền kinh tế hiện nay ngày càng sôi động, cạnh tranh diễn
ra gay gắt và quyết liệt hơn, xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn, không
chắc chắn và khó lường trước. Do vậy, cơ hội cũng như rủi ro kinh
doanh có thể nhanh chóng đến và nhanh chóng đi đối với bất kỳ
doanh nghiệp nào.
Các doanh nghiệp Việt Nam không còn nằm trong khuôn khổ
của những kế hoạch cứng nhắc mà chịu tác động chi phối bởi các
quy luật của kinh tế thị trường. Thực tế kinh doanh trong cơ chế thị
trường cho thấy môi trường kinh doanh luôn luôn biến đổi. Sự phát
triển ngày càng phức tạp hơn của môi trường kinh doanh đòi hỏi
doanh nghiệp phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch
hoá hữu hiệu, đủ linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của môi
trường kinh doanh, công cụ đó chính là chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng
thể về bản thân mình cũng như về môi trường kinh doanh bên ngoài
để hình thành nên những mục tiêu chiến lược và sách lược, giải
pháp thực hiện thành công những mục tiêu đó.
Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí


Ngành vận tải biển là một ngành sản xuất vật chất độc lập và
đặc biệt của xã hội, nó là cầu nối kinh tế giữa các quốc gia với nhau.
Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành
vận tải biển Việt Nam phải có những bước phát triển vượt bậc cả về
chất lượng lẫn số lượng. Đi đôi với sự đầu tư đổi mới và hiện đại
hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải biển thì việc nghiên
cứu và hoàn thiện các biện pháp hoạch định chiến lược sản xuất
kinh doanh của công ty có vai trò hết sức quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành.
Công ty TNHH Một thành viên Tàu Dịch vụ Dầu khí PTSC
(PTSC Marine) là Công ty thành viên của Tổng công ty Cổ phần
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp có uy tín và kinh
nghiệm trong lĩnh vực cung cấp tàu dịch vụ vận chuyển hàng hóa và
trực mỏ - một công việc quan trọng không thể thiếu trong quá trình
tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Để có thể mở rộng quy mô
kinh doanh của Công ty, mở rộng thị trường, nhằm nâng cao lợi
nhuận và tránh được các rủi ro gây tổn thất lớn, việc triển khai công
tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty là hết sức cần
thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH
TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ GIAI ĐOẠN 2009-2015” với mong
muốn từ thực tế nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất của Công
ty sẽ đưa ra giải pháp nhằm đóng góp một số ý kiến của mình tạo
Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí


thêm cơ sở cho các quyết định chiến lược liên quan đến sự phát
triển của Công ty.

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chiến lược

Từ rất lâu, thuật ngữ “chiến lược” được dùng trước tiên trong
lĩnh vực quân sự.
Một xuất bản trước đây của từ điển Larouse cho rằng: Chiến
lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng, đó là nghệ
thuật chiến đấu ở vị trí ưu thế.
Một cách nói khác: Chiến lược trong quân sự là nghệ thuật sử
dụng binh lực của các nhà chỉ huy cao cấp nhằm xoay chuyển tình
thế, biến đổi tình trạng so sánh lực lượng quân sự trên chiến trường
từ yếu thành mạnh, từ bị động sang chủ động để giành chiến thắng
chung cuộc.

Khi dùng thuật ngữ “chiến lược” với chức năng là một tính từ
để minh hoạ tính chất của những quyết định, kế hoạch, phương
tiện... là người ta muốn nói đến tầm quan trọng đặc biệt, tác dụng
lớn lao, tính lợi hại, tinh nhuệ... của những thứ đó, và đương nhiên
nó sẽ đem lại lợi thế cho một bên tham chiến, làm cho cán cân so
sánh lực lượng tổng hợp nghiêng hẳn về phía mình, đảm bảo thắng
lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh.
Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ “chiến lược” nói
chung được quan niệm như một nghệ thuật chỉ huy của bộ phận
tham mưu cao nhất nhằm giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nó
mang tính nghệ thuật nhiều hơn tính khoa học.
1.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

Từ giữa thế kỷ 20, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng
phổ biến trong lĩnh vực kinh tế cả ở bình diện vĩ mô cũng như vi
mô.
Ở bình diện quản lý vĩ mô, “chiến lược” được dùng để chỉ
những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định
hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ. Đó là những
chiến lược phát triển thuộc quản lý vĩ mô.
Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhằm tới sự
phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh. Cho nên ở các
doanh nghiệp, người ta thường nói đến các “chiến lược kinh doanh”
của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp bao giờ cũng

hữu hạn, môi trường kinh doanh lại luôn biến động, trong lúc đó
một doanh nghiệp lại phải đối mặt với nhiều nhà cạnh tranh. Kinh
doanh trên thương trường cũng chẳng khác gì chiến đấu trên chiến
trường. Từ đó nghệ thuật điều hành kinh doanh ở nhiều khía cạnh
nào đó tương tự như trong quân sự. Từ đó khái niệm về “chiến lược
kinh doanh” ra đời với những quan niệm như sau:
* Tiếp cận về phía “cạnh tranh”, một nhóm tác giả có quan
điểm coi chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật để giành thắng lợi
trong cạnh tranh:
- Theo Micheal.E.Porter: “Chiến lược kinh doanh là một nghệ
thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ”
- Theo K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược là mang lại những
điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thỏa hiệp” và ông nhấn
mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục
đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững
đối với đối thủ cạnh tranh”.
* Theo hướng tiếp cận khác, có một nhóm tác giả cho rằng
chiến lược là tập hợp các kế hoạch làm cơ sở hướng dẫn các hoạt
động:
- Theo James.B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc
một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các
trình tự hành động thành một tổng thể kết dính với nhau”.
- Theo William J.Guech: “Chiến lược là một kế hoạch mang

tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để
đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực
hiện”.
- Theo Alfred Chandler: “Chiến lược bao hàm việc ấn định
các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách
thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu
để thực hiện các mục tiêu đó”.
Qua một số ý tưởng và quan niệm đã được trình bày, ta thấy
“chiến lược” là một khái niệm khá trừu tượng, các quan niệm nêu
trên không hoàn toàn giống nhau, không đồng nhất. Thực ra khái
niệm “chiến lược” chỉ tồn tại trong đầu óc, trong suy nghĩ của ai đó
có quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh, sáng tạo của
những Nhà chiến lược về cách thức hành động của doanh nghiệp
trong tương lai sao cho có thể giành được lợi thế trên thị trường, đạt

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

được những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất tạo đà cho sự phát
triển vững chắc, không ngừng của doanh nghiệp trong tương lai.
Từ những phân tích trên, theo tôi có thể đưa ra định nghĩa về
chiến

lược

hay

chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:

Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự lựa
chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh
của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức), với không
gian (lĩnh vực và địa bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường
kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được
những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh hướng của
doanh nghiệp.
Để dễ hình dung hơn định nghĩa và các quan niệm trên, có thể cụ
thể hoá như sau:
Chiến lược là một kế hoạch, trong đó phải bao gồm:
a. Những mục tiêu cơ bản, dài hạn (3 năm, 5 năm, 10
năm, ...), chỉ rõ những định hướng phát triển của doanh
nghiệp trong tương lai.
b. Các quyết định về những biện pháp chủ yếu để đạt được
những mục tiêu đó.
c. Những chính sách lớn, quan trọng nhằm thu hút các nguồn
lực, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực đó.
Tất cả những nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn
khổ môi trường cạnh tranh sôi động và những biến cố bên ngoài đã
được dự đoán trước.

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh
nghiệp phát triển liên tục, vững chắc trong môi trường kinh doanh
thường xuyên biến động.
Các quyết định chiến lược nhất thiết phải được đưa ra từ cấp

lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo tính chuẩn
xác của các quyết định dài hạn (về sản phẩm, thị trường, đầu tư,
đào tạo, ...), sự bí mật về thông tin và cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược luôn có tư tưởng tấn công để giành ưu thế trên thị
trường. Chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên cơ sở nhận
thức đúng đắn các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so
sánh của doanh nghiệp so với các đối thủ mới có thể thu được thành
công lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với sự tồn tại

và phát triển của Doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh có vai trò định hướng phát triển, định
hướng hoạt động cho Công ty để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường
nhằm cải thiện căn bản tình hình và vị thế hiện tại của Công ty.
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
quyết định sự thành bại, hiệu quả hoạt động cũng như mức độ vững
chắc của Công ty trên thị trường. Nó là một công cụ đắc lực để giúp
lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định đúng đắn và có hiệu quả.
Thiếu vắng chiến lược hoặc khi tầm quan trọng của nó không được
đánh giá một cách đầy đủ, nhà quản lý có thể đưa ra những hành
động hoặc quyết định gây căng thẳng nội bộ, đưa Công ty vào
những tình thế bất lợi, vào những lĩnh vực ít lợi thế hoặc không phù

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

hợp. Từ đó có thể đẩy Công ty phát triển theo hướng ngược lại của
quá trình phát triển, dần dần đi đến bế tắc và bị đào thải khỏi thị

trường.
Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, các Công ty Việt
Nam hoạt động theo chỉ tiêu, định hướng của Nhà nước. Mọi vấn đề
về: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Số lượng bao nhiêu? Sản
xuất cho ai ?. Tất cả đều do Nhà nước chỉ định hết. Các Công ty chỉ
thực hiện và hoàn thành kế hoạch. Không cần quan tâm đến sản
phẩm, khách hàng và lợi nhuận Công ty. Lúc đó hình ảnh về người
giám đốc giỏi là biết chạy đủ vật tư, lo lắng công việc và nỗ lực lao
động cùng mọi người trong Công ty ..v..v. Chính vì vậy, họ không
quan tâm đến và cũng không thấy được vai trò của chiến lược.
Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Các Công ty
hạch toán độc lập. Họ phải tìm cách giải đáp các câu hỏi: Sản xuất
cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Số lượng bao
nhiêu?..v..v. Họ tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình,
phải hạch toán sao cho có lãi. Yêu cầu đó đòi hỏi các Công ty phải
nghiên cứu thị trường, tìm ra các cách thức tốt nhất để thực hiện
công việc của mình. Chính vì vậy thúc đẩy sự du nhập của khoa học
quản trị chiến lược và vai trò của chiến lược kinh doanh càng ngày
càng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững
của các Công ty.
Các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận
dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí

các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của các doanh

nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược. Nhưng điều đó không
có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lược sẽ không
gặp phải các vấn đề, thậm chí có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa
là việc vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các
vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của doanh nghiệp trong việc
tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện.
Hiện nay, phần lớn các Công ty phải đối diện với môi trường
kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro. Trước
đây, thực sự là nhiều Công ty đã từng thành công do tập trung hầu
như toàn bộ các nỗ lực quản lý vào việc giải quết các chức năng
hoạt động nội bộ và do thực hiện các công việc hàng ngày của mình
một cách có hiệu quả nhất. Mặc dù hiệu quả hoạt động nội bộ vẫn
còn rất quan trọng, song việc làm cho Công ty thích nghi với những
thay đổi của điều kiện môi trường đã trở thành yếu tố hết sức cần
thiết để đảm bảo thành công. Muốn vậy các Công ty cần phải có
những chiến lược thích nghi với nhưng điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở
bên trong cũng như bên ngoài Công ty.
 Chiến lược kinh doanh giúp Công ty nhận rõ mục đích, hướng
đi của mình làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty,
đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ
phận
 Chiến lược kinh doanh giúp cho Công ty nắm bắt và tận dụng
tốt các cơ hội kinh doanh, chỉ ra được những lợi thế và bất lợi
của Công ty, đồng thời tìm ra các biện pháp khắc phục nguy

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí


cơ đe doạ đối với Công ty.
 Chiến lược kinh doanh giúp cho Công ty nắm bắt và tận dụng
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đảm bảo tăng cường vị
thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp
phát triển liên tục bền vững.
 Chiến lược kinh doanh tạo những căn cứ vững chắc cho việc
đề ra các chính sách, quyết định về sản xuất kinh doanh phù
hợp với sự biến động của thị trường.
 Ngoài ra chiến lược kinh doanh còn là chất gắn kết các nhân
viên trong tổ chức. Nó là cơ sở hoạt động của các bộ phận, tạo
nên sự thống nhất trong hành động - một sức mạnh to lớn thúc
đẩy Công ty đến thành công. Các ý chí chiến lược sẽ khuyến
khích phát huy mọi khả năng sáng tạo, hướng các nỗ lực của
cá nhân vào mục tiêu chung.
Tóm lại, chiến lược kinh doanh ngày càng trở thành công cụ
quan trọng giúp cho việc định hướng phát triển doanh nghiệp theo
những mục tiêu đặt ra và phù hợp với các điều kiện khách quan của
môi trường kinh doanh. Nó cho phép kết hợp hài hoà các mục đích
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh có vai
trò và ý nghĩa vô cùng to lớn song có một chiến lược kinh doanh
hợp lý, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình không phải
đơn giản.
Hai nhân tố có có tác động chủ đạo tới chiến lược quyết định
có thể kế tới là: niềm tin vào quan hệ nhân - quả; và lựa chọn kết cục
có thể xảy ra. Phân chia theo tính tất định và bất định có thể đưa ra 4

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí


loại quyết định: quyết định dựa trên tính toán, quyết định dựa trên
phán đoán, quyết định thoả hiệp, hoặc quyết định gây áp lực.
Mức độ chắc chắn của môi trường phụ thuộc rất lớn tính phức
tạp và tính ổn định của chính môi trường. Trong môi trường ổn
định, số kết cục là hữu hạn, trong khi đó, môi trường biến động cho
một khoảng rộng các kết quả. Thêm vào đó, các điều kiện thường
xuyên biến đổi làm cho việc tiếp cận các thông tin cần thiết phục vụ
quá trình ra quyết định càng khó khăn hơn. Khi môi trường liên tục
biến đổi, hệ thống phải không ngừng học cách điều chỉnh. Hệ thống
không thể chỉ dựa vào các thủ tục và kinh nghiệm quá khứ mà còn
phải có khả năng đối mặt với tình huống mới trong đó, mỗi thành
viên phải học cách vận dụng các phương pháp mới.
Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc tập hợp và
huy động các nỗ lực cá nhân vì mục đích chung nhiều hơn là tạo áp
lực với mỗi thành viên. Hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được cải
thiện thông qua: (1) nhận thức rõ ràng vai trò của từng thành viên
trong doanh nghiệp; và (2) sử dụng hệ thống kế hoạch phù hợp.
Trong một số tình huống, thành viên của doanh nghiệp có nguyện
vọng và khả năng thực hiện yêu cầu, hiểu rõ kỳ vọng của người đưa
ra yêu cầu, và nhận thức được cấu trúc mạch lạc và định hướng rõ
ràng là chìa khoá dẫn tới thành công. Trong những tình huống như
vậy, mọi khả năng đều được xem xét, các kết cục đã được biết
trước, và tiêu chí đánh giá quyết định có thể được xác định dễ dàng,
tin cậy. Ra quyết định là vấn đề của kiểm tra các phương án có khả
năng thay thế, và lựa chọn phương án tối ưu. Nhà quản lý đặt ra
Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí


mục tiêu và kiểm soát nhân viên trong môi trường làm việc gắn bó
với các công việc và mục tiêu cụ thể, đồng thời quan tâm tới năng
lực hoàn thành và khen thưởng dựa trên kết quả công việc.
Một định hướng xác định rõ vai trò của mỗi thành viên và miêu
tả rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp cho phép các quyết định có
tính thống nhất cao là nguyên nhân của hiệu suất làm việc cao. Bởi
khi đó, các quan hệ nhân – quả được hiểu đầy đủ trong môi trường
tương đối ổn định. Tuy nhiên, phong cách này cũng có thể tạo ra các
kết quả bất ngờ do thay đổi quá nhanh của hoàn cảnh hoặc quan hệ
nhân - quả không rõ ràng. Trong tình thế này, dựa vào ý kiến và
cam kết của các thành viên để đưa ra các ước lượng và điều chỉnh
của nhóm là cách làm thích hợp.
Kết quả kinh doanh trong hoàn cảnh cơ cấu ra quyết định có
cấu trúc yếu sẽ được cải thiện khi quá trình hành vi được xem xét và
quản trị phù hợp. Đó là vì người ra quyết định không có ý thức về
các tiêu chí, phương án thay thế hay kết quả để xác định hiện trạng
hoạt động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các nhân tố được xem
xét là phức tạp và không thể dễ dàng xác định, giải pháp tối ưu rất
khó đạt được. Để thay thế, người tham gia quá trình ra quyết định
có thể viện dẫn các giải thiết, trực giác, “phán đoán”, kinh nghiệm,
và cả vận may. Trong các tình huống thiếu tính cấu trúc, các quyết
định được đưa ra dựa trên thông số từ các cá nhân có trách nhiệm và
sẵn sàng chia sẻ quyết định và thông tin trong bầu không khí cởi
mở. Nhà quản lý trong hệ thống kế hoạch như thế cần gạt bỏ các trở

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ


Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí


ngại trong giao tiếp cá nhân để có thể phối hợp tốt nhất với nhóm ra
quyết định.
Công việc của nhân sự quản lý cao cấp là xác định hướng đi,
đánh giá môi trường kinh doanh và quyết định xem quá trình ra
quyết định sẽ được chia sẻ. Các vị trí lãnh đạo này cũng có trách
nhiệm cải thiện và khuyến khích hiệu quả hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, khi cấu trúc của vấn đề thường xuyên thay đổi, thì doanh
nghiệp sẽ phải thích ứng bằng cách tìm ra vị trí riêng biệt, an toàn,
và ổn định hoặc tìm cách chế ngự môi trường với chiến lược mạnh
mẽ và sáng tạo với các tính toán cẩn trọng về rủi ro. Phân tích chặt
chẽ và định hướng cụ thể của người lãnh đạo, không khí cởi mở
giữa các thành viên của nhóm ra quyết định, hay việc phát triển các
kịch bản và tình huống nếu để tách rời sẽ không đảm bảo hiệu quả
hoạt động cao cho doanh nghiệp. Sự kết hợp hoàn hảo thường chỉ
đạt được khi các mục tiêu của doanh nghiệp có sự thống nhất cao.
Trong hoàn cảnh doanh nghiệp không có được cấu trúc này, quyết
định cần có sự tham gia của nhiều thành viên. Vào các thời điểm mà
điều kiện môi trường liên tục biến đổi và không chắc chắn, các
quyết định cần có tính linh hoạt cao. Người lập kế hoạch hiệu quả
nhận thức rõ ràng rằng để có khả năng lập kế hoạch tốt cần các kỹ
năng phân tích, cảm nhận trực quan, và giao tiếp cũng như nắm
được bí quyết áp dụng các hệ thống lập kế hoạch khác nhau để đạt
được lợi thế tối đa trong từng hoàn cảnh.
1.1.4. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh hay bất kỳ phạm trù nào cũng đều có

Lê Vũ Hùng - Luận văn Thạc sỹ



×