Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Quản Lý Hè Phố, Lòng Đường Và Quản Lý Hoạt Động Bán Hàng Rong Theo Quyết Định 022008QĐ-UBND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.55 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lời mở đầu
Theo chương trình đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia, trước khi
kết thúc 04 năm học, sinh viên sẽ đi thực tập 02 tháng nhằm mục đích giúp sinh
viên tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; nắm vững
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn một số vị trí công việc của cán bộ, công chức
nhà nước; giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các
kĩ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính.
Được sự phân công, chỉ đạo của Ban lãnh đạo Học viện, tôi thực tập tại
Phòng Quản lý Đô thị Uỷ ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng. Phòng
Quản lý Đô thị là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp việc cho UBND quận
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị .
Trong 02 tháng thực tập tại đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cán bộ, công chức trong phòng trong việc tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu
về hoạt động của phòng cũng như công tác quản lý đô thị của quận nói chung.
Điều này không chỉ tạo điều kiện để tôi có thể được thực hành mà còn giúp tôi
hoàn thành đề tài cho chuyên đề thực tập của mình sau khi kết thúc kỳ thực tập.
Nay, tôi xin báo cáo chuyên đề thực tập với đề tài “ Nâng cao hiệu quả
quản lý hè phố, lòng đường và quản lý hoạt động bán hàng rong theo quyết định
02/2008/QĐ-UBND và quyết định 20/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố
Hà Nội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng ’’
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô
giáo trong Đoàn thực tập số 06, đặc biệt là Ts. Nguyễn Ngọc Hiếu- giảng viên
hướng dẫn và các cán bộ, công chức phòng Quản lý Đô thị, đặc biệt là anh
Nguyễn Tiến Quang và anh Nguyễn Ngọc Kỳ là hai cán bộ quản lý và trực tiếp
hướng dẫn cho tôi tại nơi thực tập.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

1


Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
I. UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG- HÀ NỘI
1. Địa giới hành chính và tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội , an ninh, quốc
phòng của quận
- Địa giới hành chính
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía đông nam Hà Nội, được giới hạn như sau:
Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm
Phía Đông giáp Sông Hồng
Phía Tây giáp quận Đống Đa
Phía Nam giáp quận Hoàng Mai.
Đơn vị hành chính: Hiện tại quận Hai Bà Trưng có 20 Phường: Nguyễn
Du, Bùi Thị Xuân,Ngô Thì Nhậm, Đồng Nhân, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, Bách
Khoa, Quỳnh Lôi, Vĩnh Tuy, Trương Định, Lê Đại Hành, Phố Huế, Phạm Đình
Hổ, Đông Mác, Thanh Lương, Cầu Dền, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Minh Khai,
Đồng Tâm.
Diện tích và dân số: Với tổng diện tích đất tự nhiên theo ranh giới hành
chính là 10.08km2. Tổng dân số tính đến ngày 31/12/2008 là 337.713 người,
trung bình có 33.473 người/km2.
- Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của quận
‫ ٭‬Về kinh tế:
Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận trung tâm của Thủ đô, do đó
hoạt động kinh tế trên địa bàn quận rất đa dạng với các hoạt động: sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. Theo Báo cáo của UBND quận về tình hình phát triển kinh tế
năm 2008 đã đạt được như sau:
+ Gía trị sản xuất dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 2.695tỷ đồng, tăng 16%

so với năm 2007.
+ Gía trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.112 tỷ đồng, tăng
16% so với cùng kỳ năm 2007.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

2

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Hoạt động thu ngân sách của quận đã vượt và đạt kết quả lớn, là một
trong những quận nộp ngân sách Nhà nước lớn. Thu ngân sách nhà nước 11
tháng trên địa bàn quận đạt 849 tỷ đồng, bằng 107% so với kế hoạch ước cả năm
thực hiện 910 tỷ đồng, vượt 12% chỉ tiêu kế hoạch. Chi ngân sách 226 triệu
đồng, đạt 56.8% kế hoạch đề ra.
‫٭‬Về văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng:
Các hoạt động văn hoá, xã hội được tổ chức thưỡng xuyên, diễn ra sôi
động trên địa bàn quận, với các phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” và cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” đã và đang được triển khai sâu rộng góp phần động viên nhân dân
đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào: thi đua lao động sản xuất, xây dựng
đời sống văn hoá trong từng gia đình, từng khu dân cư một cách lành mạnh.
Các chương trình về Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm,
chú trọng. Do đó, các dịch bệnh đã ko xảy ra trên địa bàn quận. Quận đã đảm
bảo được 100% phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván, 100% trẻ em trong độ
tuổi được uống vitamin A, được tiêm phòng vacxin.
Công tác Dân số- kế hoạch hoá gia đình được được quan tâm, chú trọng.
Do đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, tỷ lệ sinh có giảm.
Công tác giáo dục – đào tạo: năm 2007- 2008 100% học sinh hoàn thành

chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc tiểu học đạt trên 97.3%, tỷ lệ
tốt nghiệp THCS đạt 99.8%.
Công tác an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được quận thường
xuyên chăm lo, xây dựng . Năm 2008 quận đã thực hiện công tác quân sự địa
phương hoàn thành 100% chỉ tiêu. Công tác giáo dục an ninh, quốc phòng được
quan tâm.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
UBND quận Hai Bà trưng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

3

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Theo Điều 2 của Luật Tổ chức Hội đông nhân dân và Uỷ ban nhân dân
thì UBND quận do HĐND quận bầu ra và là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý
thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
UBND quận là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực được quy định
tại Điều 97 đến Điều 107 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân năm 2003. Bao gồm các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực
sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế ( xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng
năm; tổ chức kiểm tra và thực hiện các kế hoạch đó; lập dự toán thu, chi ngân

sách trên địa bàn; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương...)
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Trong lĩnh vực giáo dục y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao.
- Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; trật tự an toàn xã hội.
- Trong thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
- Trong việc thi hành pháp luật.
- Trong xây dựng chính quyền và quản lý điạ giới hành chính.
Ngoài ra, UBND quận còn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;
- Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa
bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ
chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất
đai theo quy định của pháp luật;
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

4

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do Thành phố giao
trên địa bàn quận.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của quận Hai Bà Trưng
- Cơ sở pháp lý:

+ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003.
+ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 14/2008/NĐ- CP thì tổ chức
hoạt động của UBND quận có 12 phòng, ban là cơ quan chuyên môn, tham mưu
giúp việc cho UBND quận trong các lĩnh vực. Gồm :
1. Văn phòng HĐND và UBND
2. Phòng Nội vụ
3. Phòng Tư pháp
4. Phòng Lao động- Thương binh và

7. Phòng Y tế
8. Phòng Văn hoá Thông tin
9. Phòng Giáo dục- Đào tạo
10. Phòng Tài nguyên- Môi trường

Xã hội
5. Phòng Kinh tế
6. Phòng Tài chính- Kế hoạch

11. Phòng Quản lý đô thị
12. Thanh tra Nhà nước

Ngoài ra, còn có một số đơn vị sự nghiệp như: Trung tâm Dân số; Trung
tâm dạy nghề; Trung tâm thể dục thể thao; Nhà văn hoá; Ban quản lý Dự án....
- Tổ chức nhân sự UBND quận:
Hiện nay, nhân sự của UBND quận Hai Bà Trưng gồm:

- 1 chủ tịch
- 4 phó chủ tịch
- 4 Đảng uỷ viên. Trong đó:
+ Ông : Phan Tiến Bình:

- Chủ tịch UBND quận
- Phụ trách chung về mảng nội chính

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

5

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Ông: Nguyễn Văn Hiếu: - Phó chủ tịch Thường trực UBND quận
- Phụ trách về lĩnh vực kinh tế
+ Ông: Lâm Anh Tuấn:

- Phó chủ tịch UBND quận
- Phụ trách về lĩnh vực xây dựng, đô thị; tài nguyên-

môi trường
+ Bà: Đinh Thị Lan Duyên: - Phó chủ tịch UBND quận
- Phụ trách khối văn hóa- xã hội
Còn lại là các cán bộ, công chức làm việc trong UBND quận.
II. PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ QUẬN HAI BÀ TRƯNG
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính

phủ về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm
2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của
các phòng Quản lý Đô thị trên toàn quốc.
- Quyết định số 1601/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy
định về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện.
- Quyết định số 674/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2008 của
UBND quận Hai Bà Trưng về việc đổi tên phòng Xây dựng Đô thị thành phòng
Quản lý Đô thị.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
- Chức năng :
Phòng Quản lý Đô thị là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc cho
UBND quận Hai Bà Trưng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng và đô
thị với các mảng công việc chính như :
+ Quản lý quy hoạch đô thị
+ Quản lý cấp phép
+ Mảng thẩm định và kiểm tra chất lượng công trình
+ Quản lý đô thị
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

6

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Quản lý nhà công và nhà ở.
- Nhiệm vụ, quyền hạn :
1. Trình UBND quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài

hạn, 05 năm và hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Giúp UBND quận thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng
ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ
quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND
quận.
4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên
môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
5. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND quận và Sở quản lý
ngành, lĩnh vực.
6. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức,
cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.
7. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp quận theo quy định
của pháp luật, theo phân công của UBND quận.
8. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của
pháp luật và phân công của UBND quận.
9. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND quận giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

7

Lớp: KH6B



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3. Tổ chức nhân sự của phòng
Sau khi có quyết định số 1601/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố
Hà Nội. UBND Quận đã kiện toàn tổ chức của phòng Quản lý Đô Thị với tổ
chức nhân sự như sau:
Phòng gồm 18 cán bộ, công chức.
08 cán bộ biên chế
10 cán bộ hợp đồng
Trong đó:
- 01 Trưởng phòng .( Chú: Nguyễn Thái Hoà).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng là phụ trách chung công tác quản lý
xây dựng và quản lý đô thị của phòng; đồng thời tham mưu cho UBND quận về
lĩnh vực mà mình phụ trách.
- 03 Phó phòng. Gồm:
+ 01 Phó phòng phụ trách công tác thẩm định thiết kế và quản lý chất lượng các
công trình.( Cô: Nguyễn Thị Mai).
+ 01 Phó phòng phụ trách công tác quản lý quy hoạch nhà ở và nhà công sở.
( Chú: Đỗ Duy Minh).
+ 01 Phó phòng phụ trách công tác quản lý đô thị.( Anh: Nguyễn Tiến Quang).
Còn lại là 14 cán bộ, công chức thực hiện các công việc theo các nhiệm
vụ được giao tại phòng Quản lý Đô thị.
Trong đó, phụ trách công tác quản lý đô thị gồm có 5 cán bộ, công chức:
- Anh: Nguyễn Tiến Quang- cán bộ quản lý và phụ trách chung công tác
quản lý đô trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
- Anh: Nguyễn Ngọc Kỳ- Trưởng nhóm phụ trách công tác quản lý đô thị
trên 5 phường: Lê Đại Hành, Bách Khoa, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, Thanh
Lương.
- Anh: Trang Công Tùng- công chức phụ trách công tác quản lý đô thị
trên 5 phường: Vĩnh Tuy, Trương Định, Bùi Thị Xuân, Minh Khai, Bạch Mai.
- Cô: Nguyễn Kim Dung- công chức phụ trách công tác quản lý đô thị

trên 5 phường: Nguyễn Du, Cầu Dền, Đông Mác, Phố Huế, Phạm Đình Hổ.
8
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chị: Phan Kim Anh- công chức phụ trách công tác quản lý đô thị trên 5
phường: Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Đồng Tâm, Đồng Nhân.
4. Mối quan hệ phối hợp và quản lý của phòng Quản lý Đô thị với các cơ
quan, phòng, ban khác và với đối tượng quản lý
- Thứ nhất: Đối với các cơ quan chức năng, các phòng, ban khác
+ Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với UBND quận:
Phòng Quản lý Đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận. Do đó,
chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận.
Thực hiện việc phối hợp, tham mưu cho UBND quận thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị; nhà ở và
công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kĩ thuật đô thị( gồm: cấp, thoát
nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên; cây xanh; chiếu sáng, rác thải; bến
bãi đỗ xe đô thị ...).
Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, tháng, hàng quý, báo cáo năm về
tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực mình phụ trách theo sự phân công
của UBND quận.
+ Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với các sở chuyên ngành:
Các sở chuyên ngành hướng dẫn chức năng, nghiệp vụ theo ngành dọc
cho phòng Quản lý Đô thị như: Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Giao
thông vận tải...
Phòng Quản lý Đô thị thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về chuyên môn,
nghiệp vụ theo yêu cầu của sở chuyên ngành cấp trên. Cùng phối hợp thảo luận
các VBQPPL của Nhà nước ban hành đối với lĩnh vực mình quản lý.

+ Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với các phòng, ban chuyên môn
khác trực thuộc UBND quận:
Là cơ quan cùng cấp, do đó phòng Quản lý Đô thị có mối quan hệ bình
đẳng, phối hợp, hỗ trợ với các phòng, ban khác trong thực hiện các nhiệm vụ
được UBND quận phân công.
- Thứ hai: Mối quan hệ đối với đối tượng quản lý
+ Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với UBND các Phường:
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

9

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phòng Quản lý Đô thị thực hiện việc chỉ đạo, hỗ trợ UBND cấp dưới thực
hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền.
Định kỳ thực hiện việc tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm
quyền và theo quy định của pháp luật.
Cung cấp, hỗ trợ cho các Phường các tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ
cho việc thực hiện nhiệm vụ ngành tại các cơ sở.
+ Phòng Quản lý Đô thị trong mối quan hệ với các đối tượng quản lý
khác là công dân:
Khi công dân có nhu cầu và theo quy định của pháp luật thì phòng sẽ thực
hiện các quyền như: cấp phép xây dựng, cấp phép sử dụng hè phố làm nơi đỗ xe
cho các cá nhân, tổ chức và phòng thực hiện các nội dung quản lý xã hội khác...
5. Văn hoá cơ quan tại phòng Quản lý Đô thị
Trong thời gian thực tập tại phòng Quản lý Đô thị. Tôi nhận thấy văn hoá
của cơ quan nơi đây biểu hiện ở một số mặt sau:
- Văn hoá đạo đức

Trong thực thi công vụ có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau
của các cán bộ, công chức trong phòng. Cán bộ lãnh đạo có sự tin tưởng vào tinh
thần trách nhiệm và khả năng cống hiến của mỗi cán bộ, công chức trong cơ
quan.
Bầu không khí làm việc trong cơ quan thân thiện, gần gũi giữa tất cả cán
bộ, công chức trong phòng.
- Đời sống văn hoá
Tại phòng Quản lý Đô thị luôn có những hoạt động sinh hoạt chính trị
một cách có nề nếp; thường xuyên có tổ chức các hoạt động văn hoá- văn nghệthể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho cán bộ, công
chức trong phòng. Từ đó mọi người càng hiểu và gắn bó với nhau hơn trong
công vụ cũng như trong đời sống hàng ngày.
Các cán bộ, công chức trong cơ quan luôn có ý thức lao động sáng tạo,
luôn chú trọng học tập nâng cao trình độ chuyên môn của mình; văn hoá giao
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

10

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tiếp trong cơ quan thể hiện sự gần gũi, văn minh, lịch sự với nhau cũng như
trong các buổi làm việc với dân.
Đặc biệt, tại phòng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động thi đua“
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Điều này đã và đang
mang lại những ảnh hưởng tích cực trong thay đổi tư duy, thái độ, hành vi, lối
sống ứng xử của mọi cán bộ, công chức trong phòng.
Mặt khác, trang phục hàng ngày đến cơ quan của cán bộ, công chức trong
phòng là trang phục tự túc nhưng luôn thể hiện những nét: giản dị, gọn gàng,
sạch sẽ, thể hiện thái độ tôn trọng mình và tôn trọng mọi người.

Cách bài trí văn phòng thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng...

Phần II
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

11

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
“ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÈ PHỐ, LÒNG
ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG THEO QĐ
02/2008/QĐ- UBND VÀ QĐ 20/2008/QĐ- UBND CỦA UBND THÀNH
PHỐ HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG”
- Lý do chọn đề tài :
Hiện nay, công tác Quản lý đô thị có vai trò rất quan trọng trong việc góp
phần đảm bảo sự ổn định và phát triển về kinh tế- văn hoá- xã hội tại các đô thị
nói chung và tại Thành phố Hà Nội nói riêng.
Công tác Quản lý hè phố, lòng đường và quản lý hoạt động bán hàng rong
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đô thị đã và đang
được thực hiện trên đại bàn các quận, huyện của Thành phố Hà Nội.
Quận Hai Bà Trưng là địa bàn có mật độ dân cư đông, lượng xe cơ giới
nhiều; hơn nữa lại là cửa ngõ của thành phố nên hàng ngày lưu lượng phương
tiện giao thông và lượng người hoạt động trên địa bàn rất lớn. Hàng ngày có
hàng vạn người ở nơi khác qua lại.
Quận còn là địa bàn có diện tích đất giao thông thấp, đạt 6.9% trên tổng
diện tích đất tự nhiên. Quận có 20 phường thì chỉ có các phường ở phía Bắc có
hệ thống hạ tầng kĩ thuật là tương đối đồng bộ, nhưng lại chủ yếu là các tuyến

phố cũ, phố nhỏ được hình thành từ thời kì Pháp thuộc.
Các phường phía Nam được hình thành trên cơ sở một số tuyến phố cũ, có
một số tuyến phố mới mở và chủ yếu là các khu tập thể, khu dân cư được hình
thành từ các làng xóm cũ trước đây. Khu vực này có hệ thống hạ tầng kĩ thuật
yếu, thiếu đồng bộ.
Do đó, với tất cả các đặc điểm trên hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nhất là
đường phố, vỉa hè trên địa bàn quận đã không đáp ứng kịp thời với mức độ đô
thị hoá mạnh mẽ và tốc độ phát triển kinh tế- xã hội trong những năm gần đây.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hè phố, lòng đường và quản lý hoạt
động bán hàng rong theo quyết định số 02/2008/QĐ- UBND ngày 09/01/2008
của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

12

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội và quyết định số 20/2008/QĐ- UBND ngày
16/4/2008 của UBND Thành phố Hà Nội quy định về quản lý và sử dụng hè
phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội được đưa ra là một trong những
giải pháp để góp phần khắc phục những tồn tại nêu trên và góp phần hoàn thành
mục tiêu “giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông”; xây dựng tuyến phố “ khang
trang- sạch đẹp- văn minh”, thực hiện “ đường thông, hè thoáng”, “lòng đường
dành cho người đi bộ” hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng long- Hà Nội.
Trong công tác này tôi tập trung xem xét 02vấn đề cơ bản là:
- Quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường.
- Quản lý hoạt động bán hàng rong.
- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hè phố, lòng đường và quản
lý hoạt động bán hàng rong, và những vấn đề đặt ra đối với công tác này trên địa
bàn quận Hai Bà Trưng.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Thu thập số liệu, thông tin.
+ Khảo sát thực tế
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÈ PHỐ,
LÒNG ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG
1.Cơ sở pháp lý
Hiện nay, công tác này được thực hiện theo các văn bản sau:
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn, quản lý đường đô thị.
- Quyết định số 02/2008/QĐ- UBND ngày 09/01/2008 của UBND Thành
phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

13

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 của UBND Thành phố
Hà Nội ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.( thay thế cho Quyết định số 02/2008/QĐ- UBND).
- Quyết định số 20/2008/QĐ- UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố

Hà Nội quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
- Kế hoạch số 444/KH- UBND Thành phố Hà Nội ngày 11/06/2008 về thực
hiện quản lý sử dụng hè phố, lòng đường; quản lý hoạt động bán hàng rong và
quản lý các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy trên địa bàn quận thực hiện theo
Quyết định số 02; 20 của UBND Thành phố Hà Nội.
- Văn bản số 642/UBND- QLĐT ngày 18/08/2008 của UBND quận Hai Bà
Trưng về việc Tăng cường trách nhiệm thực hiện quản lý hè phố, lòng đường.
2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hè phố, lòng đường và quản lý hoạt động
bán hàng rong
Theo quyết định số 20/2008/QĐ- UBND. Quy định:
Quy định cấm để xe đạp, xe máy trên các hè phố, lòng đường tại các tuyến phố:
Trương Định, Bạch Mai, Phố Huế, Bùi Thị Xuân.
Theo quyết định số 02/2008/QĐ- UBND . Quy định:
Quản lý khu vực cấm bán hàng rong tại các tuyến phố: Trương Định, Bạch Mai,
Phố Huế, Bà Triệu.
Công tác này được chính thức triển khai theo các quyết định trên địa bàn
các quận, huyện của Thành phố Hà Nội từ ngày 01/7/2008.
2.1. Quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường
- Đường đô thị( hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới
hành chính đô thị, được giới hạn bởi đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
( Trích: Thông tư số 04/2008/TT-BXD ).
- Hè ( vỉa hè, hè phố) : là bộ phận của đường đô thị phục vụ chủ yếu cho
người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị dọc tuyến.
(Trích: Thông tư số 04/2008/TT- BXD).
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

14


Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
‫٭‬Nguyên tắc quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường:
+ Hè phố, lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị
thuộc sở hữu của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy hoạch, chỉ
giới, mốc giới; các công trình hạ tầng kĩ thuật trong phạm vi hè phố, lòng đường
bao gồm các công trình cấp nước, thoát nước, điện lực, chiếu sáng, thông tin,
môi trường và các công trình kĩ thuật khác.
Hè phố, lòng đường chỉ được dùng cho mục đích giao thông. Khi sử dụng hè
phố, lòng đường vào mục đích khác phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
và thực hiện đúng quy định của UBND Thành phố.
+ Những hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng
đường bị xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm
nghiêm trọng, tuỳ theo tính chất, phạm vi, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng
các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
+ Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm
trong quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường trên phạm vi toàn Thành phố và chịu
trách nhiệm quản lý việc xây dựng, sử dụng, duy tu đối với đường phố đã đặt
tên.
+ Uỷ ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xử
lý vi phạm trong quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn quản lý và
chịu trách nhiệm quản lý việc xây dựng, sử dụng, duy tu đường phố chưa đặt tên
và toàn bộ hè phố trên địa bàn.
( Trích: Quyết định số 20/2008/QĐ- UBND).
2.2. Quản lý hoạt động bán hàng rong
Theo Quyết định số 02/2008/QĐ- UBND ngày 09 tháng 01 năm 2008 của
UBND Thành phố Hà Nội và nay được thay thế bởi Quyết định số 46/2009/QĐUBND ngày 15/01/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về
quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Người bán hàng rong: là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên, không phải đăng kí kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố
định và gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

15

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Bán rong( bán buôn dạo): là hoạt động bán rong không có địa điểm cố định,
bao gồm cả việc mua nhận sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm của thương nhân
được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán
rong.
Và quy định:
- Phạm vi hàng hoá dịch vụ kinh doanh của người bán hàng rong.
- Phạm vi, khu vực kinh doanh của người bán hàng rong.
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán hàng rong trong quá trình hoạt
động thương mại.
3. Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý hè phố, lòng đường và quản lý
hoạt động bán hàng rong trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
- Quán triệt đến các cơ quan, tổ chức, cán bộ, nhân dân trên địa bàn về ý
nghĩa, tầm quan trọng và ý thức tự giác thực hiện các quyết định của Thành phố.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài hướng tới kỉ niệm 1000 năm
Thăng long- Hà Nội.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT nói chung và các
quyết định của Thành phố nói riêng về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường
để đưa các quy định vào cuộc sống một cách thiết thực.
- Nâng cao trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng rong, quản lý hè phố,

lòng đường của các ngành, các cấp chính quyền nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét
và bền vững về trật tự giao thông- đô thị, vệ sinh môi trường, góp phần hoàn
thành mục tiêu “giảm tai nạn và ùn tắc giao thông”; xây dựng tuyến phố “ khang
trang- sạch đẹp- văn minh”, thực hiện “ đường thông, hè thoáng”, “lòng đường
dành cho người đi bộ” hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng long- Hà Nội.

4. Nhiệm vụ của phòng Quản lý Đô thị trong công tác quản lý hè phố, lòng
đường và quản lý hoạt động bán hàng rong
- Tham mưu cho UBND quận hướng dẫn UBND các phường thực hiện
các quyết định 02/20 của UBND Thành phố Hà Nội trên địa bàn quận.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

16

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tham mưu cho UBND quận lập kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp
các tuyến, hè phố, đường phố theo phân cấp.
- Chủ trì phối hợp với Công an quận, đội thanh tra GTVT, UBND các
phường và các ngành chức năng kiểm tra định kì về công tác quản lý hè phố, các
điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; đề xuất với UBND quận biện pháp xử lý
các hành vi vi phạm của tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn quận.
- Phối hợp với các Đội thanh tra GTVT, Công an quận, UBND các
phường, rà soát các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô( có danh mục kèm theo)
và triển khai lắp đặt biển báo theo quy định tại các tuyến phố; quy hoạch các
điểm bán hàng rong trên địa bàn quận.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÈ PHỐ, LÒNG
ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG THEO

QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/2008/QĐ- UBND VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2008/QĐUBND CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘITRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI
BÀ TRƯNG
1. Tình hình thực hiện
1.1. Công tác chỉ đạo
Xác định việc thực hiện các quyết định của UBND Thành phố Hà Nội là
nhiệm vụ trong tâm trong năm 2008; UBND quận Hai Bà Trưng đã triển khai
thực hiện trên địa bàn quận một cách chủ động, quyết liệt.
Để cùng với các đơn vị trên địa bàn Thành phố quyết tâm thực hiện nghiêm,
có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường, quản lý các tuyến
phố cấm bán hàng rong, quản lý các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy trên địa
bàn; UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành quyết định số 983/QĐ- UBND
ngày 30/6/2008 thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện của quận. Tiếp theo,
để đi đến xử lý sát hơn các vi phạm, ngày 3/7/2008, UBND quận đã ban hành
quyết định số1006/QĐ- UBND thành lập Tổ kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm
tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường và quản lý
hoạt động bán hàng rong.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

17

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Quận uỷ Hai Bà Trưng đã có Chỉ thị số 18/CT- QU ngày 18/08/2008 về tăng
cường trách nhiệm, xác định rõ vai trò của các cá nhân, tổ chức cơ sở Đảng, yêu
cầu đánh giá kết quả thực hiện quyết định của UBND Thành phố, những tồn tại,
khó khăn cần khắc phục; UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành Công văn số
642/ UBND- VP ngày 18/08/2008 quy định trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong

việc thực hiện quyết định 02; 20 của UBND Thành phố Hà Nội. Tăng cường
kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị, chỉ đạo tổ kiểm tra liên ngành thực hiện
kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng hè phố, lòng đường; quản lý
hoạt động bán hàng rong và quản lý các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy trên
địa bàn quận.
1.2. Các giải pháp đã thực hiện
UBND quận, phòng Quản lý Đô thị và các cơ quan chức năng đã chủ động,
sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện các quyết định 02; 20 của UBND Thành phố
Hà Nội. Với các giải pháp:
- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, giáo dục nhân dân với nhiều hình
thức phong phú để dân biết và tự giác chấp hành các quy định của Thành phố về
trật tự đô thị.
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình trật tự đô thị, trên cơ sở đó tổ chức sắp
xếp khoa học, hợp lí vừa đảm bảo thực hiện các quyết định trên; vừa đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, doanh
nghiệp và tổ chức.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, đưa việc thực hiện
quyết định 02 và 20 thành phong trào và ý thức tự giác của người dân.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp vi phạm trật
tự đô thị, vi phạm giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông, gây ùn tắc giao
thông, gây nguy hiểm cho xã hội.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; đặc
biệt là ở cấp phường về quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông. Tăng
cường lực lượng và các điều kiện cần thiết cho UBND các phường đủ điều kiện
thực thi nhiệm vụ.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

18

Lớp: KH6B



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng đơn vị cá nhân, tăng cường
công tác kiểm tra ra thông báo hàng ngày, hàng tuần đánh giá kết quả; thực hiện
nghiêm chỉnh chế độ khen thưởng, kỷ luật; xây dựng mô hình quản lý thích hợp,
nhân điển hình tiên tiến.
2. Những nội dung triển khai thực hiện cụ thể, kết quả đạt được
Quận uỷ, UBND, Ban chỉ đạo quận đã tổ chức hội nghị quán triệt đến cán
bộ chủ chốt các cơ sở Đảng, chính quyền, phòng, ban, ngành đoàn thể của quận,
cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn quận.
2.1. Công tác tuyên truyền vận động
Sau khi tổ chức triển khai các Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch: Các phường,
cơ quan, đơn vị, nhất là các phường có tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô
trên hè phố, lòng đường; các tuyến phố cấm bán hàng rong đã tiến hành họp đơn
vị, tổ dân phố, cán bộ công nhân viên, sinh viên học sinh...quán triệt những nội
dung cơ bản theo đúng quy định của Thành phố.
UBND quận đã chỉ đạo các phường hàng ngày tổ chức phát thanh tuyên truyền
sâu rộng việc thực hiện các quyết định của UBND Thành phố, tạo khí thế và
phong trào thi đua thực hiện quyết định 02; 20 một cách sôi nổi trong các tầng
lớp nhân dân... Xây dựng pano, áp phích, tờ rơi, tổ chức nhiều đoàn xe cổ động
tuyên truyền về quyết định của Thành phố.
Chỉ đạo các trường tiểu học, THCS, THPT lồng ghép nội dung thực hiện
văn minh đô thị vào chương trình giảng dạy, tổ chức các phong trào thi đua giữ
gìn TTĐT- TTATGT trong các trường học, nhất là các trường có cổng trường ở
mặt đường các tuyến phố chính.
Hội Phụ nữ quận tiếp tục đẩy mạnh phong trào “ Phụ nữ quận Hai Bà
Trưng thực hiện nếp sống văn minh đô thị không mua bán tại vỉa hè, lòng
đường.
Trong công tác tuyên truyền vận động, đã lựa chọn hình thức thích hợp,

nội dung phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu cả bề rộng lẫn chiều sâu nhằm xây dựng
văn minh đô thị của người Hà Nội hướng tới kỷ niệm “ 1000 năm Thăng long-

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

19

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hà Nội” đã tạo ra sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân về thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước nói chung và công tác lập lại trật tự đô thị.
2.2. Đối với việc xử lý các trường hợp vi phạm
Sau khi tuyên truyền nhắc nhở, kí cam kết thực hiện các quy định của
Chính phủ, của Thành phố, của quận về đảm bảo TTĐT, ATGT và đã được sắp
xếp hợp lý; quận đã chỉ đạo các đơn vị, các lực lượng xử lý nghiêm minh, đúng
pháp luật, đúng người,đúng lỗi đối với các trường hợp vi phạm, trong đó tập
trung xử lý các vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến TTĐT, gây ùn tắc và tai nạn
giao thông.
Đến nay, các lực lượng của quận đã tham gia công tác quản lý, xử lý vi
phạm gồm 73.342 lượt. Trong đó lực lượng Công an là 23.448 lượt, bảo vệ dân
phòng tựquản 39.787 lượt và các lực lượng khác là 10.107 lượt. Tổ kiểm tra
liên ngành gồm Công an quận, Phòng VH- TT, Thanh tra GTVT, Phòng Quản lý
Đô thị...thường xuyên kiểm tra, xử lý các vi phạm. Mỗi ngày có khoảng 177
lượt cán bộ chiến sĩ cảnh sát, thanh tra GTVT, dân phòng tự quản... thực hiện
công tác quản lý trên các tuyến phố.
Ngoài 05 tuyến phố được quy định cấm để xe đạp, xe máy, ô tô, cấm bán
hàng rong là Phố Huế- Bạch Mai- Trương Định- Bùi Thị Xuân- Bà Triệu, 127
tuyến phố khác trên địa bàn được kẻ vạch sơn trên vỉa hè để phân định rõ phạm

vi sử dụng để xe đạp, xe máy, phạm vi dành cho người đi bộ; quận đã tổ chức
sắp xếp 47 điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn.
Để đảm bảo giải quyết có địa điểm phục vụ nhân dân, các cơ quan tổ chức
để xe đạp, xe máy, ô tô hàng ngày xung quanh các khu vực tuyến phố quy định
cấm để xe đạp, xe máy, ô tô; UBND quận Hai Bà Trưng đã tổ chức sắp xếp
thành lập các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; rà soát, thống nhất các điểm
quy hoạch tổ chức trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn quận.
2.3. Kết quả xử lý các vi phạm
Đến nay, các lực lượng chức năng của quận và 20 phường đã lập biên bản
vi phạm và xử lý tạm giữ 13 ô tô, 67 xe máy, 10 xe thô sơ, 262 bộ giấy tờ và
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

20

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.597 đồ vật vi phạm các loại, giải toả 809 bục bệ cầu dẫn, 654 mái che vẩy, 973
biển quảng cáo tại các tuyến phố. Xử lý vi phạm 39 điểm trông giữ xe sai phép,
quá phép; 19 lượt ô tô dừng đỗ sai quy định, 3.011 lượt kinh doanh lấn chiếm
vỉa hè; 5 điểm buôn bán vật liệu xây dựng; 1.857 trường hợp bán hàng rong,
6.338 trường hợp để phương tiện sai quy định và 4.194 vi phạm khác. Tổng số
tiền phạt là 1.982.248.000 đồng.
3. Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
- Tồn tại:
+ Ý thức chấp hành của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong chấp hành các
quy định của Thành phố, của quận còn chưa tự giác.
Còn thiếu sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra
tình hình chấp hành các quy định trên trên địa bàn quận.

+ Công tác tuyên truyền về việc thực hiện các quy định trên chưa thực sự
sâu rộng, bài bản.
+ Một số phường còn lơ là trong công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các
vi phạm chưa kịp thời, chưa thực sự kiên quyết ngăn chặn ngay từ ban đầu để
khi phát hiện vi phạm rồi mới xử lý, gặp rất nhiều khó khăn.
+ Qua kiểm tra thực tế tình hình vi phạm các quy định về quản lý hè,
đường phố trên địa bàn quận còn diễn ra khá phổ biến. Việc thực hiện quản lý
hè, đường phố mới được các phường tập trung chủ yếu vào các tuyến phố trọng
điểm được quy định cấm để xe đạp, xe máy và cấm bán hàng rong. Tại các
tuyến phố khác vẫn xảy ra thường xuyên tình trạng để xe đạp, xe máy, ô tô tràn
lan, lộn xộn gây mất trật tự, các của hàng mặt phố lấn chiếm hè phố làm nơi
kinh doanh, hàng rong còn diễn ra trên hầu hết các tuyến phố gây mất mỹ quan
đô thị và mất trật tự giao thông.
+ Với lượng ô tô, xe máy ngày một nhiều như hiện nay, điểm đỗ xe lại bị
thu hẹp, trong khi các dự án xây dựng bãi đỗ xe mới vẫn chưa đưa vào sử dụng
cũng sẽ dẫn đến tình trạng đã và đang xảy ra là chủ ô tô buộc phải đỗ xe trên
những tuyến phố cấm và chấp nhận chịu phạt nếu chẳng may bị lực lượng chức
năng kiểm tra.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

21

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Trên địa bàn quận còn thiếu chợ cho người dân kinh doanh. Việc quy
định cấm tại các tuyến phố cũng có nghĩa là hàng rong sẽ dồn, tụ tập tại các phố
còn lại. Điều này phát sinh thêm nhiều chợ cóc, chợ xanh gây khó khăn cho việc
quản lý.

+ Một thực tế là hết giờ cao điểm vỉa hè lại bị chiếm dụng .
- Nguyên nhân của những tồn tại:
+ Hệ thống hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn quận còn yếu và thiếu. Đặc biệt,
diện tích đất dành cho giao thông thấp, đường phố chặt hẹp, hè nhỏ; thiếu các
bãi đỗ xe và các chợ. Trong khi đó, phần lớn tại các tuyến phố cấm để xe đạp,
xe máy và cấm bán hàng rong lại là các tuyến phố thương mại, các hoạt động
văn hoá- kinh tế- xã hội diễn ra rất nhiều. Điều này đã tạo ra một sức ép lớn
trong công tác quản lý hè phố, lòng đường và quản lý động bán hàng rong.
+ Sự gia tăng ngày càng nhanh chóng về mặt lượng của các phương tiện
giao thông giao thông hiện nay cũng đã và đang càng làm cho công tác trên khó
kiểm soát hơn.
+ Lực lượng tham gia công tác trên còn thiếu và mỏng, cán bộ kiêm
nhiệm còn nhiều.
+ Thói quen của người dân trong việc để các phương tiện giao thông tại
các nơi họ tới mà không theo sự sắp xếp nào. Và thói quen của người dân đô thị
trong việc mua hàng hoá của người bán rong.( tiện đâu mua đấy, không vào
chợ).
+ Nhu cầu kinh tế của người dân trong việc tổ chức các điểm trông giữ xe
đạp, xe máy để tạo thêm thu nhập và nhu cầu phần lớn người bán hàng rong là
người nông dân. Với thời gian nông nhàn của mình thì họ có nhu cầu kiếm thêm
thu nhập sau khi kết thúc mùa màng ở quê.

III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Giải pháp

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

22

Lớp: KH6B



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp mà quận đã triển khai thực hiện
trong thời gian qua một cách đồng bộ, thích hợp. Đặc biệt, tiếp tục triển khai,
đẩy mạnh xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình “ Khoán quản” trên địa bàn
quận để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hè phố, lòng đường.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện những nội dung công việc cụ thể mà Chính
phủ, Thành phố đã chỉ đạo, quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, đi vào chiều sâu, xác
định đúng vai trò của từng biện pháp, trong đó hết sức chú trọng biện pháp xử lý
nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mạnh mẽ
trong nhân dân. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, xác định vai trò, vị
trí của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, lực lượng nòng cốt, lực lượng tự quản.
- Tiến hành các nội dung công việc một cácg khoa học, giải quyết từng
bước vững chắc, vấn đề bức xúc cần tập trung giải quyết dứt điểm vừa làm vừa
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tiến tới giải quyết toàn diện các nội dung yêu cầu
đặt ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm tra việc thực hiện
để nhận xét, đánh giá khách quan, tuyên dương khen thưởng. Động viên kịp thời
các đơn vị làm tốt, kiến nghị những tồn taị, khuyết điểm để các đơn vị giải quyết
khắc phục.
- UBND quận và phòng Quản lý Đô thị tiếp tục phối hợp với các ngành
chức năng của Thành phố giải quyết, khắc phục những tồn tại khó khăn, vướng
mắc về cơ chế, chính sách về giải quyết những vấn đề cụ thể như tổ chức giao
thông ở một số ngã ba, ngã tư, sắp xếp lại những điểm xe tĩnh một cách hợp lý,
cải tạo xây dựng mở rộng thêm một số tuyến đường.
2. Kiến nghị
- UBND quận và phòng Quản lý Đô thị cần đề nghị UBND Thành phố,
Sở GTVT nghiên cứu quy hoạch lại một số điểm trông giữ xe ô tô đang gây cản

trở giao thông hiện nay, như các điểm trông giữ xe tại tuyến phố Nguyễn Du,
Hàng Chuối...Tổ chức phân luồng giao thông tại một số tuyến phố.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

23

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thống nhất chung trên địa bàn quận điều kiện tiêu chuẩn mặt bằng khi
cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cà phê, giải khát...có
gắn chặt việc thực hiện các quy định về quản lý sử dụng hè phố, lòng đường.
- Đề nghị tăng cường chức năng cho lực lượng làm nhiệm vụ xử lý vi
phạm TTĐT- TTGT nhất là các vi phạm như xe ô tô đỗ, dừng đón trả khách
không đúng nơi quy định... cần có chế tài mạnh để xử lý tang vật phương tiện vi
phạm số xe thồ thô sơ, xe đẩy bán hàng rong.
- Đề nghị phòng Quản lý Đô thị kiến nghị với cấp trên tạo điều kiện bổ
sung, hỗ trợ về cơ sở vật chất, ngân sách để phòng đảm bảo thực hiện tốt, có
hiệu quả công tác quản lý hè phố, lòng đường trên địa bàn quận.
- Đề nghị Phòng Quản lý Đô thị kiến nghị với cấp trên có quy định cụ thể,
thống nhất về chế độ phụ cấp để duy trì hoạt động của lực lượng tự quản tham
gia công tác quản lý hè phố, lòng đường.
3. Bài học kinh nghiệm
- Việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng nhưng vấn đề quan trọng hơn có
ý nghĩa quyết định thắng lợi là công tác tổ chức thực hiện các giải pháp đề ra
phải cụ thể, thực tế và hiệu quả. Tiến hành các nội dung triển khai thực hiện một
cách khoa học, những vấn đề bức xúc thì tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm
ngay.

- Tiến hành đồng bộ các giải pháp, xác đinh đúng vị trí, tầm quan trọng áp
dụng cho từng giải pháp. Trong đó có công tác tuyên truyền giữ vị trí tiền đề,
công tác sắp xếp nền tảng, biện pháp xử lý nghiêm minh có tác dụng trực tiếp.
Xử lý nghiêm minh vừa mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế vừa mang tính chất
giáo dục. Phải làm cho mọi người dân hiểu là xử phạt nghiêm minh là một trong
những biện pháp giáo dục tốt nhất hỗ trợ tích cực cho công tác tuyên truyền giáo
dục.
- Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của các đoàn thể, quần chúng
và tổ chức xã hôi, đặc biệt là cấp phường. Cấp phường giữ vai trò quyết định
trong việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước nói chung. Xây dựng lực lượng quần chúng tự quản về Trật tự đô thị theo
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

24

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
các mô hình phù hợp về tình hình đặc điểm từng địa bàn. Mô hình phường là
xây dựng lực lượng dân phòng tự quản về đô thị, mô hình ở tổ dân phố là liên
gia tự quản, mô hình khối trường là sắp xếp giờ vào học, giờ tan học của từng
khối, xây dựng điểm đỗ, điểm chờ hợp lý.
Như vậy, công tác quản lý Đô thị nói chung và công tác quản lý hè phố,
lòng đường theo Quyết định 02; 20 nói riêng là một công tác khó khăn, phức
tạp, được Đảng, Nhà nước và nhân dân thường xuyên quan tâm vì nó là nhiệm
vụ có ý nghĩa quan trọng về giữ gìn bộ mặt đô thị. Nó có tác động ảnh hưởng
đến nhu cầu sinh hoạt, quyền, lợi ích của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế của Thủ đô cũng như của
cả nước. Vì vậy, chúng ta cần phải huy động được sức mạnh đồng bộ của cả hệ

thống chính trị, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trên lĩnh vực quản lý hè
phố, lòng đường với sự quan tâm lãnh đạo Thành uỷ- HĐND- UBND Thành
phố, sự chỉ đạo sát sao của quận uỷ- HĐND, sự phối hợp hiệu quả của các cấp
Uỷ đảng, chính quyền, của đội ngũ cán bộ cơ sở và các phòng, ban, ngành thuộc
quận. Sự chỉ đạo tập trung có trọng điểm của UBND trong thời gian qua. Công
tác quản lý hè phố, lòng đường của quận đã có những chuyênr biến tích cực,
góp phần làm cho bộ mặt đô thị của quận và Thành phố ngày càng văn minh,
sạch đẹp.

PHẦN III
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

25

Lớp: KH6B


×