Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào kế hoạch nhỏ trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.6 KB, 25 trang )

Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO “KẾ HOẠCH NHỎ”
TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI
Phong trào kế hoạch nhỏ là một phong trào của thiếu nhi Việt Nam ra đời năm
1958 do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng kiến của thiếu
nhi Tỉnh Sơn Tây và Hải Phịng, lấy kinh phí để xây dựng nhà máy nhựa thiếu niên
tiền phong tại Hải Phòng. Sau nhiều năm triển khai, phong trào đã phát triển rộng
khắp và đạt được nhiều kết quả như: góp phần cho ra đời "Đoàn tàu lửa mang tên
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh", xây dựng "Khách sạn khăn quàng đỏ" ở
Thủ đô Hà Nội, xây dựng tượng đài và khu di tích kỷ niệm Kim Đồng, xây dựng
tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, xây dựng cơ sở vật chất
cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ.
Phong trào "Kế hoạch nhỏ" có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy lòng tự hào
về truyền thống vẻ vang của Đội, giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường, tiết kiệm,
đồn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn... Có thể nói Kế hoạch nhỏ” là một
trong những phong trào lớn đã trở thành truyền thống trong hoạt động của Đội
Thiếu niên tiền phong thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh suốt mấy chục năm qua.
Với nhiều hoạt động và hình thức thực tế rất phong phú như: thu nhặt giấy vụn, ve
chai, phế liệu, nuôi heo đất... để thực hành tiết kiệm và góp phần gây quỹ Đội
trong thời gian qua rất thành công.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, phong trào “ kế hoạch nhỏ” đang gặp rất
nhiều khó khăn, chất lượng phong trào khơng cao và rất khó thực hiện.
Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để một phong trào “Kế hoạch nhỏ”
có hiệu quả và mang ý nghĩa thật sự ?

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 1 -




Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, bản thân nhận thấy ý nghĩa to lớn của
phong trào kế hoạch nhỏ, đồng thời cũng nhận thấy những khó khăn trước mắt mà
phong trào đang gặp phải. Đồng thời phát huy những thành tích đạt được trong
năm học 2012 – 2013. Chính vì thế, nên tơi chọn đề tài: “Tiếp tục nâng cao hiệu
quả phong trào kế hoạch nhỏ Trường TH” để nghiên cứu, tìm ra những nguyên
nhân, đưa ra những biện pháp thích hợp… nhằm góp phần làm cho phong trào kế
hoạch nhỏ có hiệu quả, đặc biệt là làm cho phong trào “kế hoạch nhỏ” tiếp tục
mang lại ý nghĩa thật sự.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp tối ưu để góp phần Nâng cao hiệu
quả phong trào “Kế hoạch nhỏ”
- Nhằm khơi dậy trong thiếu niên và nhi đồng niềm tự hào về truyền thống vẻ
vang của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao ý thức trách
nhiệm của thiếu nhi trong việc tổ chức xây dựng tổ chức Đội ngày càng vững
mạnh. Giáo dục tính tiết kiệm, tinh thần tương thân tương ái.
- Thơng qua phong trào góp phần giáo dục đội viên, bảo vệ mơi trường, tinh
thần đồn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Nhằm xây dựng quỹ đội trong Liên đội như “Quỹ thiếu nhi nghèo vượt
khó” trong liên đội.
- Phong trào phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, chặt chẽ đúng mục đích,
và có hiệu quả đảm bảo tính giáo dục.
b. Nhiệm vụ

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.


- Trang 2 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Vận dụng cơ sở lý luận về phong trào Đội, kinh nghiệm của bản thân trong
q trình làm cơng tác Đội, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân chưa làm tốt Phong
trào “Kế hoạch nhỏ”, phân tích lý giải những vấn đề cần khắc phục, đề ra một số
biện pháp, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả phong trào Kế hoạch nhỏ trường tiểu
học.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các anh chị phụ trách sao nhi, Tổng phụ trách Đội trường TH Trưng Vương
Đội viên, Sao nhi đồng,…
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc Nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong Liên
Đội.
tiểu học Trưng Vương xã Bình Hịa, Huyện Krông Ana, Tỉnh ĐăkLăk từ
tháng 1/2011 đến nay.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác Đội
- Điều tra, khảo sát
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp lập kế hoạch
- Phương pháp kiểm tra, giám sát,…
II. PHẦN NỘI DUNG

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 3 -



Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực hiện theo chương trình cơng đội và phong trào thanh thiếu nhi của HĐĐ
tỉnh, hội đồng đội huyện , hội đồng đội xã năm học 2012 - 2013 cũng như của các
năm học trước đều có 4, 5 chương trình lớn. Như năm học 2013 - 2014 gồm các
chương trình lớn như: chương trình Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh; Luyện
rèn tri thức, vững bước tương lai; Vui khỏe an toàn - làm nghìn việc tốt; Xây dựng
đội vững mạnh cùng tiến bước lên Đồn; Khăn hồng tình nguyện - chắp cánh u
thương. Trong từng chương trình lớn có đầy đủ các mục đích cũng như chỉ tiêu cụ
thể góp phần thực hiện tốt chương trình cơng tác đội và phong trào thiếu nhi trong
năm học.
Trong các chỉ tiêu quan trọng trên thì chỉ tiêu thực hiện tốt phong trào “ Kế
hoạch nhỏ” cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng mà liên đội đã đề ra trong năm học
2014 -2015.
Đồng thời thời đây cũng chính là cơng văn số 01/KH - PH giữa Phịng Giáo
dục và Huyện đồn ngày 10 tháng 5 năm 2012 về việc “ Nuôi heo đất khuyến học;
và công văn công văn số 03/HĐĐ ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Huyện đồn về
việc thực hiện mơ hình “ Nuôi heo đất khuyến học” trong trường học;
Trong kế hoạch xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” của
trường năm học 2014 - 2015, có 5 nội dung: Xây dựng trường lớp “Xanh ,sạch,
đẹp, an toàn”; Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của học sinh, giúp các
em tự tin trong học tập; Rèn kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức hoạt động tập thể;
Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cách
mạng ở địa phương. Chính vì thế, với mục tiêu cùng với nhà trường góp phần thực
hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực”, tôi đã
phát động nhiều phong trào như: Phong trào hoa điểm 10, đôi bạn cùng tiến, phong
trào xây dựng Trường, lớp Xanh - Sạch - Đẹp, phong trào kế hoạch nhỏ…theo


Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 4 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

từng chủ đề tháng và hưởng ứng các phong trào do hội đồng đội huyện phát động.
Từ đó cùng với nhà trường góp thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
II.2. THỰC TRẠNG
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Tình hình hoạt động đội có nhiều thuận lợi, do có sự hỗ trợ và chỉ
đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường. Có sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy
Đảng, chính quyên địa phương và các ban nghành đoàn thể, đặc biệt là tổ chức
Đoàn thanh niên.
Ban phụ trách đội nhà trường hoạt động tích cực, có sự phối hợp chặt chẽ với
nhau giữa các bộ phận trong nhà trường.
Sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường thực hiện một cách đồng bộ và
hiệu quả trong các mặt hoạt động phong trào kể cả công tác chuyên môn
Liên đội đạt liên đội vững mạnh trong 2 năm liền.
*Khó khăn
- Cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn.
- Đặc biệt đội viên con gia đình nghèo chiếm tỉ lệ cao. Khi đến trường khơng
có đủ đồng phục, thậm chí buổi sáng nhiều em đến trường nhịn đói.
- Nguồn kinh phí hoạt động đội của nhà trường chủ yếu là tự phát, sự
hỗ trợ từ phía địa phương đơi lúc quan tâm chưa kịp thời và chưa đúng mức. Điều
này đã ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động dành cho cơng tác đội trong nhà
trường.

- Chưa có phịng Truyền thống Đội nên việc sinh hoạt chưa có chỗ để sinh
hoạt. Cơng tác trưng bày phịng truyền thống gặp khó khăn nên dẫn đến việc tuyên
truyền, giáo dục cũng gặp khó khăn.

Giáo viên TPT Đợi : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 5 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

- Tổng phụ trách là giáo viên mới nhận công tác, chưa được đào tạo chính quy
về cơng tác Đội, lịng nhiệt tình có song hạn chế về chun mơn nghiệp vụ.
b. Thành công - hạn chế
*Thành công : Nghiên cứu công tác Nâng cao Phong trào kế hoạch nhỏ trong
năm vừa qua đã được kết quả nhất định, làm cho công tác Đội nhi trong trường học
ngày càng sôi nổi hơn, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đến lớp, đến
trường.
*Hạn chế :
- Chưa được sự quan tâm thật sự của anh chị phụ trách chi Đội, Sao nhi đồng
và năng lực hoạt động Đội của Ban chỉ huy liên, chi đội còn nhiều hạn chế.
- Các em chưa phát huy được vai trò tự quản.
- Học sinh chưa thật sự mạnh dạn tham gia.
- Đội ngũ phụ trách Sao còn rụt rè chưa linh hoạt mở rộng nội dung sinh hoạt,
các em nhi đồng còn lúng túng trong sinh hoạt.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh: Khi Tổng Phụ Trách Đội đề ra kế hoạch xây dựng các phong trào
đều được sự thống nhất của lãnh đạo nhà trường cũng như của tất cả mọi giáo viên
chủ nhiệm. Vì vậy việc tổ chức thu gom trở nên thuận lợi.
* Mặt yếu : Trong những năm vừa qua, việc thực hiện tổ chức phong trào kế

hoạch nhỏ ở Liên đội được tiến hành một năm/ hai lần. Nhìn chung, việc thực hiện
chưa mang tính tự giác ở các tập thể lớp nhi đồng và cả các nhóm sao nhi đồng.
Phong trào cịn chịu ràng buộc bởi các bảng điểm thi đua. Học sinh chưa thật thích
thú với nội dung chưa đa dạng và phong phú, phụ trách sao hướng dẫn cũng hạn
chế về kỹ năng nên phong trào chưa sôi nổi.
d. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế, yếu kém

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 6 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

* Nguyên nhân của sự thành công : Sự thành cơng bắt đầu từ sự tâm huyết,
nhiệt tình của giáo viên tổng phụ trách Đội và học sinh trong toàn trường cùng
nhau thực hiện kế hoạch.
Công việc, kế hoạch của mình đề ra làm sao cho lãnh đạo các cấp ủng hộ để
Liên đội thực hiện nhiệm vụ đề ra.
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém: Giáo viên Tổng phụ trách Đội còn thiếu
kinh nghiệm, chưa được đào tạo hay tập huấn nhiều về cơng tác Đội. Chưa có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên Tổng phụ trách Đội và Anh (chị) phụ trách chi
đội. Anh (chị) phụ trách chi đội đa phần là những người lớn tuổi, một số cịn rụt rè
và phụ trách chi đội trẻ thì chưa có kinh nghiệm nhiều về phong trào đội.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng
Trường TH Trưng Vương gồm có 1 điểm tại Thơn 4 xã Bình Hịa, nằm vùng
ven thị trấn Bn Trấp
Tổng số học sinh toàn trường năm học 2013 – 2014 là 262 học sinh ( tính đến
thời điểm cuối học kỳ I), gồm 11 lớp chia đều cho 5 khối.
Đa số các em học sinh ở đây đời sống cịn nhiều khó khăn, nhưng các em ln

tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. Số lượng qun góp năm sau ln cao
hơn năm trước. Riêng học kỳ I năm học 2012 - 2013, các em đã quyên góp hơn
1.000.000đồng, đạt chỉ tiêu đề ra. Ngồi ra Liên đội cịn thực hiện phong trào “ kế
hoạch nhỏ” trang bị thêm những chậu hoa kiểng và ghế đá dưới những tán cây
trong khuôn viên trường, góp phần tạo cảnh quang Trường Xanh - sạch - đẹp, giúp
các em có nơi vui chơi giải trí.
Ngay từ đầu năm học, các học sinh nghèo được hổ trợ tập, sách, quần áo… từ
nguồn thu xã hội hóa giáo dục, từ quỹ kế hoạch nhỏ… qua đó đã giúp các em an
tâm học tập.
Không chỉ tiếp sức cho học sinh nghèo, phong trào kế hoạch nhỏ cũng đã gây
quỹ hỗ trợ cho Liên đội tổ chức nhiều hoạt động, phong trào phong phú, như: văn

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 7 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

hóa văn nghệ, ngày hội trị chơi dân gian,... góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho học sinh.
Tuy nhiên trong các năm học trước, khi phát động phong trào kế hoạch nhỏ “
Xây dựng tượng Anh Kim Đồng” thì phong trào đạt kết quả khơng cao, đạt khoảng
75% , và gần đây nhất là quỹ “ giúp bạn nghèo vượt khó” đạt 69% . Từ thực tế
trên, rõ ràng cho thấy tình trạng thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ của đơn vị
ngày càng khó thực hiện và không đạt hiệu quả cao. Vậy nguyên nhân do đâu?
Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả
phong trào “kế hoạch nhỏ” tơi đã nghiên cứu và đưa ra phân tích một số nguyên
nhân sau:
e.1. Phát động phong trào kế hoạch nhỏ chưa có ý nghĩa cao

Từ thực tế nhiều phong trào kế hoạch nhỏ, bản thân nhận thấy một số phong
trào khơng có ý nghĩa thiết thực, phong trào kế hoạch nhỏ bị “biến tướng” trở
thành phong trào đóng góp bằng tiền mặt.
Phát động phong trào cho có, khơng có sự đôn đốc, động viên, khen thưởng
nhắc nhở, sơ kết- tổng kết phong trào.
e.2. Học sinh chưa hiểu ý nghĩa của phong trào kế hoạch nhỏ
Đây là phong trào đòi hỏi học sinh phải mang tính chất tự nguyện, và chỉ khi
nào các em hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì tinh thần tự nguyện được
nâng cao. Cịn hiện nay, đa số học sinh chỉ biết đó là kế hoạch nhỏ là phải đóng
1000đồng, hay 2000 đồng… chứ khơng biết gì về ý nghĩa, về những việc làm thiết
thực mà phong trào mang lại.
e.3. Phụ huynh học sinh không biết về phong trào kế hoạch nhỏ
Chúng ta biết rằng chất lượng giáo dục là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường
– gia đình – và xã hội. Chính vì thế việc giữ mối quan hệ giữa nhà trường và gia
đình là một mối quan hệ vơ cùng quan trọng.

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 8 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Trong thời đại ngày nay, bất kỳ hoàn cảnh gia đình nào thì việc lo cho con ăn
học vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên ở mức độ là phụ huynh
học sinh thì chủ yếu là chỉ quan tâm đến việc học lực của con là chủ yếu, xem con
mình học khá – giỏi… chứ rất ít quan tâm đến các hoạt động phong trào. Từ đó
cho thấy các phong trào kế hoạch nhỏ mà nhà trường phát động phụ huynh học
sinh khơng nắm được, chính vì thế mà sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh,
học sinh trong phong trào cũng gặp rất nhiều khó khăn, phụ huynh học sinh lại

xem đây là một khoản tiền mình cần phải đóng chứ khơng biết đây là một hoạt
động mang nhiều ý nghĩa.
e.4. Chưa phát động phong trào kế hoạch nhỏ rộng rãi đến học sinh
Do hoàn cảnh kinh tế, một số phong trào “ kế hoạch nhỏ” ở một số lớp chỉ
phát động đến những học sinh có hồn cảnh gia đình khá giả. Vì các em có hồn
cảnh gia đình tương đối tốt thì việc thưc hiện phong trào cũng nhanh hơn.
e.5. Phương pháp phát động phong trào kế hoạch nhỏ chưa có hiệu quả.
Từ các nguyên nhân trên cho thấy nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến
phong trào “kế hoạch nhỏ” ngày càng kém hiệu quả là do phương pháp phát động
phong trào không có hiệu quả.
Khi phát động phong trào khơng có kế hoạch cụ thể như: mục đích, yêu cầu,
thời gian thực hiện, nội dung – hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện….
Khi phát động phong trào khô khang, không thu hút được học sinh, không nêu
bậc được ý nghĩa thiết thực mà phong trào mang lại.
Thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh trong việc thực hiện
phong trào kế hoạch nhỏ.
Chưa giáo dục tốt các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm, bảo
vệ môi trường... thông qua phong trào “ kế hoạch nhỏ”.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 9 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Phong trào kế hoạch nhỏ thực chất là bài học thiết thực nhất về đạo đức, lối
sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã góp phần giúp đỡ

nhiều học sinh có hồn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Để rồi qua đó,
những hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, góp
phần giúp các em hồn thiện nhân cách, lối sống,...
Chính vì thế, để phong trào “ kế hoạch nhỏ” ngày càng lan tỏa, thu hút nhiều
đội viên, nhi đồng tham gia thì phải có những thay đổi, những biện pháp, giải pháp
đối với từng đối tượng tác động đến phong trào, đặc biệt là trong công tác tuyên
truyền vận động.
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Cụ thể như sau:
b.1. Đối với BGH
Ngay từ đầu năm học cần cũng cố Ban phụ trách đội, phát huy tốt vai trò của
giáo viên tổng phụ trách đội giáo viên Phụ trách đội (GVCN).
Tham dự tổng kết công tác đội để nắm tình hình hoạt động của Liên đội năm
học trước cũng như biết được trọng tâm của năm tiếp theo, từ đó có sự chỉ đạo cho
Ban phụ trách đội từng nội dung, chỉ tiêu quan trong cần phải thực hiện.
b.2. Đối với Giáo viên Tổng phụ trách Đợi
Phát huy tốt vai trị tham mưu trong việc phát động các phong trào.
Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời gian
thực hiện, nội dung hình thức và biện pháp thực hiện…. phát động đến tồn liên
đội, đặc biệt là thơng qua cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm.
Theo dõi, đôn đốc ban chấp hành Liên – chi đội, đội viên học sinh trong việc
tham gia thực hiện các phong trào.

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 10 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học


Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện phong trào thông qua các cuộc
họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm.
Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở , giáo dục ý ngĩa của phong trào, thông
qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đội, sinh hoạt
sao….
Tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong thực hiện
phong trào “ kế hoạch nhỏ”.
b.3. Đối với giáo viên phụ trách đợi (GVCN)
Ngồi việc tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt đội và sinh hoạt sao thì việc tuyên
truyền, phát động của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần rất quan trọng đến hiệu
quả của phong trào kế hoạch nhỏ. Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp
xúc, trao đổi với các em cũng như đối với phụ huynh học sinh. Chính vì thế giáo
viên chủ nhiệm sẽ là một cầu nối quan trọng để phong trào “ kế hoạch nhỏ” đạt kết
quả cao. Để thực hiện tốt, giáo viên chủ nhiệm cần:
Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở giáo dục các em về ý nghĩa của phong
trào hàng ngày, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Tạo sự thân thiện, gần gũi giữa phong trào “ kế hoạch nhỏ” đối với các em.
Cần có thái độ mềm dẻo thu hút học sinh, tránh tình trạng triển khai qua loa cho
có, “ em nào tham gia được thì tham gia, khơng tham gia thì thơi”.
Cần có sự theo dõi, kiểm tra đơn đốc cơng tác thực hiện phong trào của lớp
mình.
Tạo điều để phụ huynh học sinh biết về phong trào kế hoạch nhỏ. Đối với các
phong trào lớn được triển khai ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần triển
khai đến phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh , từ đó
cùng với nhà trường tuyên truyền vận động cho phụ huynh học sinh hiểu và đồng
tình ủng hộ kế hoạch đã đề ra.
b.4. Đối với Ban chỉ huy (Ban chấp hành) Liên chi đội

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.


- Trang 11 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Ban chỉ huy Liên chi đội là người trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của phong
trào. Ban chỉ huy Liên – chi đội là lực lượng nồng cốt trong việc thực hiện các
phong trào.
Chính vì thế các em học sinh nằm trong ban chấp hành liên chi đội phải là
những học sinh gương mẫu, nhanh nhẹn, có khả năng nói mang tính thuyết phục
các bạn.
Ban Chỉ huy Liên đội thường xuyên tuyên truyền cho các em về ý nghĩa, mục
đích của phong trào kế hoạch nhỏ, đặc biệt là các phong trào lớn như : Xây tượng
Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay gây quỹ học bỗng…. cần nêu rõ ý nghĩa cụ
thể của từng phong trào.
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của phong trào thông qua chào
cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao cũng như phát thanh măng non.
Định hướng cho các bạn có nhiều hình thức thức hiện kế hoạch nhỏ như: thu
gom giấy vụn, phế liệu, tiết kiệm quà ăn sáng…. giúp cho các bạn thực hiện phong
rào dễ dàng hơn.
Liên đội trường đều bố trí ở mỗi lớp học 2 sọt rác, để khi học sinh có giấy
vụn, giấy nháp… thì học sinh sẽ tự giác bỏ vào và phân loại, ban chấp hành Chi
đội sẽ thu gom lại, ghi vào sổ theo dõi.
Bên cạnh đó, những học sinh tích cực tham gia phong trào đều được xem xét
để ban chấp hành Liên đội khen thưởng và tuyên dương danh hiệu “Nhi đồng
ngoan” hay “Đội viên xuất sắc”, qua đó khích lệ các em phấn đấu, hăng hái tham
gia phong trào.
b.5. Đối với Phụ huynh học sinh
Như đã nói ngay từ đầu, việc giữ mối liên hệ giữa nhà trường và PHHS là rất
cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như

các hoạt động khác.

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 12 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Khi phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì phong
trào rất dễ dàng thực hiện.
Phụ huynh học sinh cần giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường cũng nhữ đối
với giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp cho phụ huynh nắm rõ hơn về các hoạt động
học tập của con mình nhưng đồng thời cũng hiểu được các hoạt động phong trào
trường, của lớp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho con em tham gia tốt các hoạt do trường tổ chức,
có thể sẽ giúp phát triển toàn diện học sinh. Ngoài ra khi học sinh tham gia các
phong trào kế hoạch nhỏ còn là điêu kiện để các em thể hiện mình như: ý thức tiết
kiệm, giữ gìn vệ sinh, tương thần đồn kết, tương thân tương ái…
Mặt khác, một số kế hoạch lớn trường còn phải tham khảo ý kiến của phụ
huynh học sinh.
Sự đồng tình và thấu hiểu của phụ huynh học sinh là một yếu tố giúp cho
phong trào kế hoạch nhỏ ở trường học đạt hiệu quả cao.
b.6. Đối với Đợi viên, học sinh
Đây là lực lượng chính thm gia vào phong trào “kế hoạch nhỏ”. Phong trào có
thành cơng hay thất bại là do lực lượng này.
Để phong trào kế hoạch nhỏ thành cơng, thì lực lượng này phải thật sự hiểu về
ý nghĩa của phong trào, nội dung, hình thức thực hiện phong trào. Nếu các em học
sinh khơng hiểu được ý nghĩa, nội dung, hình thức thực hiện thì rất dễ làm cho
phong trào sai lệch về ý nghĩa, khơng thực hiện được.

Vì vậy các em học sinh cần phải chú ý lắng nghe giáo viên Tổng phụ trách
triển khai kế hoạch dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm triển khai ở lớp cũng cũng như
khi tham gia sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao…
Tuyên truyền rộng rãi trong các bạn với hình thức truyền miệng, kêu gọi với
nhau cùng thực hiện.

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 13 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ theo đúng kế hoạch mà Liên đội đề ra như
nội dung hình thức, thực hiện tốt theo ý nghĩa phong trào. Tránh tình trạng làm kế
hoạch nhỏ mà về xin tiền gia đình mua sách, báo, phế phẩm đóng cho thầy cơ…
Thể hiện tinh đồn kết, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, tương thân tương ái… góp
phần thành cơng cho các hoạt động của trường.
Tóm lại:
Từ thực tiễn phát động phong trào “kế hoạch nhỏ” các năm học trước của
chính bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy với những
biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” tại
đơn vị trong năm học 2012 - 2013. Cụ thể như sau:
Để thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ, góp phần xây dựng tốt “ trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời hồn thành tốt chương trình cơng tác
đội và phong trào thiếu nhi năm hoc 2013 – 2014 theo chương trình, kế hoạch của
HĐĐ các cấp, ngay từ đầu năm học Liên đội đã lập kế hoạch phát động phong trào
kế hoạch nhỏ “ Nuôi heo đất gây quỹ học bỗng” để tặng học sinh nghèo có nhiều
thành tích và cố gắng trong học tập.
Đến thời điểm hiện tại, (tháng 3/2013) số lượng “ Heo đất” của Liên đội là 22

con heo đất, tổng trị giá qun góp tính thành tiền là 3.300.000 đồng, đạt 100% so
với kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, trong năm học 2013 – 2014, Liên Đội còn phát động phong trào Kế
hoạch nhỏ mua ghếđá trang bị ở các khu vực có cây xanh một cách rộng rãi, kết
quả đã vận động được sự ủng hộ của rất nhiều đối tượng: giáo viên, phụ huynh học
sinh, học sinh với tổng cộng là 17 ghế đá. Đây là một trong những phong trào lớn
và thành công với sự tham gia của rất nhiều đối tượng, góp phần Xây dựng “
Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 14 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Ngồi ra liên đội cịn phát động nhiều phong trào kế hoạch nhỏ khác như:
trang trí cây xanh trong phịng học, mua chậu kiểng trong lớp… đều mang lại kết
quả cao.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
- Xây dựng nội dung, xin chủ trương Ban giám hiệu thông qua hội đồng sư
phạm nhà trường, ban phụ trách đội, xin ý kiến và sự đồng tình của Ban đại diện
Hội cha mẹ học sinh thống nhất để thực hiện phong trào.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể trình ban giám hiệu ký duyệt để tổ chức phát
động phong trào, kết hợp với ban chấp hành Đoàn trường, ban phụ trách đội. Sau
khi được sự thống nhất thì bản thân tổng phụ trách tiến hành phát động đến từng
học sinh kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, ban chỉ huy Liên, Chi đội để thực
hiện phong trào.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng.
- Tập huấn về việc lợi ích khi tham gia phong trào kế hoạch nhỏ.

- Kiểm tra đánh giá, theo dõi việc thực hiện của các em qua từng tháng.
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao.
- Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao các lớp nhi đồng.
- Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng.
- Đề các mức thưởng cho các chi đội trưởng, phụ trách sao nhi xuất sắc.
- Thưởng cho các Sao sinh hoạt sôi nổi. Tham mưu với lãnh đạo nhà trường
cho các em tham gia các danh lam thắng cảnh, tham gia học hỏi các mơ hình sinh
hoạt Đội, Sao các trường bạn trong và ngoài huyện.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 15 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Trong hệ thống công tác Đội - Sao nhi trong trường học thì hội đồng đội
huyện quản lý nhưng theo chun mơn Hoạt động ngồi giờ lên lớp thì Phịng Giáo
dục và Đào tạo huyện quản lý. Chính vì sự quản lý đó nên tạo mối quan hệ khăng
khít với nhau. Nhằm tạo ra môi trường học tập không nhàm chán, vui vẻ, tự tin,
một môi trường xanh- sạch - đẹp trong việc học tập thì việc sinh hoạt Sao - Nhi để
tổ chức phong trào kế hoạch nhỏ rất cần thiết trong mơi trường tiểu học. Chính vì
vậy, cơng tác Đội trong trường học rất đang được các cấp quan tâm. Từ những giải
pháp và biện pháp trên cho chúng ta thấy chúng thống nhất với nhau đồng một
quan điểm đó là đưa bàn bạc, tham mưu một cách cụ thể trong hệ thống các cấp và
trong toàn Liên đội dể họ thấu đáo nhiệm vụ chung từ đó đưa ra những giải pháp
và biện pháp hữu hiệu nhất cho công việc.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Kết quả khảo nghiệm
Từ đầu năm học 2011 - 2012 đến nay, sau khi áp dụng một số biện pháp trên.
Tôi đã nhận thấy rằng: Kết quả việc tổ chức Phong trào kế hoạch nhỏ ở Liên đội
Tiểu học Trưng Vương đã có tiến bộ về chất lượng hơn những năm qua. Các Lớp
nhi đồng đã thực hiện tốt nếp sinh hoạt với tinh thần tự giác tích cực, có tính tự
quản cao, 100% nhi đồng tham gia theo định kỳ 1 lần/ tháng. Các em đã biết được
thông cảm và giúp đỡ bạn bè được giáo dục về kĩ năng sống gần gũi với bạn bè,
gia đình và người thân,... giáo dục về dinh dưỡng, có lời nói hay, cử chỉ đẹp, biết
bảo vệ mơi trường và vệ sinh cá nhân, an tồn giao thông, … và hiểu ý nghĩa các
chủ điểm, ngày cao điểm, tham gia tốt các phong trào do Nhà trường và Liên đội
phát động.
Giá trị khoa học
Đối với hội đồng đội : Đây là mơ hình cho cơng tác xã hội hố giáo dục, cần
nhân rộng hơn nữa trong tồn huyện, nó thật sự có hiệu quả mang lại nhiều thành
công trong công tác Đội và Sao.

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 16 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Đối với cơng tác quản lí: Người làm cơng tác quản lí khơng chỉ quản lí việc
dạy và học bằng các văn bản pháp luật mà còn là người lãnh đạo, xây dựng chiến
lược lâu dài cho đơn vị mình ngày một phát triển quy mô về số lượng và chất
lượng. Xây dựng được thương hiệu của trường trên những chất lượng đã đạt được
của công tác Dạy và học cũng như công tác xây dựng cơ sở vật chất.
Đối với giáo viên: Là giáo viên một trong những giúp học sinh có tinnh thần
học tập và phấn khởi hơn trong việc đến trường.

Đối với học sinh: Ngoài việc học tập học sinh còn được thỏa mái vui chơi,
sáng tạo, học hỏi.
Tóm lại: Cơng tác Sinh hoạt Sao nhi đồng không chỉ trong đơn vị phát động
mà cần đến rất các Trường, hội đồng đội các xã tổ chức để tạo môi trường vui,
khỏe cho các em học sinh.
4. Kết quả
So với năm học 2011 - 2012, kết quả các phong trào và Hội thi trong năm học:
2012 - 2013 có nhiều tiến bộ. Đặc biệt sau thời gian áp dụng “Nâng cao hiệu quả
phong trào kế hoạch nhỏ” Trường TH Trưng Vương thu được kết quả cụ thể như
sau:

TT

1
2
3

PHONG TRÀO

Thu gom giấy vụn
Thu gom vỏ lon bia
Tiết kiệm, nuôi heo
đất

NĂM HỌC: 2011-2012
TS
TS lớp
HS
Kết quả
tham

tham cả năm
gia
gia
10
292
252kg
292
750lon
10
10

292

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

1.950.00


NĂM HỌC: 2012-2013
TS
TS lớp
Kết
HS
tham
quả
tham
gia
cả năm
gia
11

263
322kg
11
263 1000lo
11

263

n
3.195.0
00đ

- Trang 17 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

4

Phong trào giúp bạn
nghèo vượt khó

5

Ủng hộ trẻ em

292
10

10


292

khuyết tật,…
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Mua 20

11

263

Mua 32

quyển

quyển

lịch
1.200.00

lịch
2.500.0

11

263




00đ

III.1. KẾT LUẬN
Thực hiện phong trào “ kế hoạch nhỏ” là một trong những sự chỉ đạo của
HĐĐ các cấp. Công tác xây dựng phong trào “ kế hoạch nhỏ” trong nhiều năm qua
đã tác động sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa đến cơ sở đội.
Hình thức này đã mang lại cho Liên đội nguồn quỹ khá lớn phục vụ cho các
hoạt động của đội cũng như của nhà trường.
Phong trào “ kế hoạch nhỏ” không những mang lại ý nghĩa về vật chất mà còn
mang lại ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đội viên, học sinh biết giữ gìn vệ sinh
Trường Xanh - sạch - đẹp, biết thực hành tiết kiệm, thể hiện tinh thần đoàn kết,
tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè.
Sự thành công của phong trào “ kế hoạch nhỏ” là sự thấu hiểu về ý nghĩa thật
sự của phong trào, về nội dung và hình thực thực hiện.
Sự quan tâm của PHHS, sự phối hợp tốt giữa nhà trường - gia đình - và xã hội
nhất định sẽ làm cho phong trào kế hoạch nhỏ mang lại hiệu quả cao nhất.
III.2. KIẾN NGHỊ
- PGD và HĐĐ phối hợp chỉ đạo thực hiện chuyên đề thêm các nội dung liên
quan đến phong trào “Kế hoạch nhỏ”, giúp cho các Liên đội có thêm kinh nghiệm
trong việc phát động phong trào.

Bình Hịa, ngày 22 tháng 02 năm 2015
Người thực hiện

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 18 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học


Lê Thị Hiền Dung

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 19 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT
Tên tài liệu
1 Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP

2

3

Tác giả
Bùi Sỹ Tùng - Nhà xuất

Hồ Chí Minh

bản Giáo dục 2003.

Kĩ năng cơng tác phụ trách Đội TNTP Hồ

Trần Quang Đức - Nhà


Chí Minh .

xuất bản Thanh Niên

Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP

2006.
Nguyễn Minh Quang -

Hồ Chí Minh .

Tài liệu đào tạo giáo viên
tiểu học- Nhà xuất bản

4

Sổ tay rèn luyện đội viên.

Giáo dục.
Hội đồng đội TW.

5

Một số tài liệu hướng dẫn công tác Đội

Nhà xuất bản Kim Đồng

TNTP Hồ Chí Minh.
6


Tạp chí giáo dục Tiểu học.

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

Nhà xuất bản Kim Đồng

- Trang 20 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 21 -



Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................

CHỦ TỊCH

Ngô Phong Ba

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 22 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

CẤP HUYỆN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...................................................................................................................

CHỦ TỊCH

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 23 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................Trang 1
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI............................................................................Trang 1
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................Trang 1
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................Trang 2
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................Trang 2
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................Trang 2
II. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................Trang 3
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................Trang 3
II.2. THỰC TRẠNG......................................................................................Trang 3
a. Thuận lợi, khó khăn...................................................................................Trang 4
b. Thành cơng - hạn chế................................................................................Trang 4
c. Mặt mạnh - mặt yếu...................................................................................Trang 4

d. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế, yếu kém .......................Trang 5
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng..................................................Trang 5
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP.....................................................................Trang 7
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.............................................................Trang 7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp...............................Trang 7
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.............................................Trang 10
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...............................................Trang 11
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.................Trang 11
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................Trang 12
III.1. KẾT LUẬN........................................................................................Trang 12
III.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................Trang 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................Trang 14

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 24 -


Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học

Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung.

- Trang 25 -


×