Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP GIẢI các bài TOÁN vật lý KHỐI 9 ở TRƯỜNG THCS VĨNH mỹ a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.38 KB, 10 trang )

Mẫu 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH
TRƯỜNG THCS VĨNH MỸ A

Sáng kiến kinh nghiệm
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN VẬT LÝ KHỐI 9
Ở TRƯỜNG THCS VĨNH MỸ A.

Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Thanh Tân

Vĩnh Mỹ A, ngày 25 tháng 9 năm 2014


Sáng kiến kinh nghiệm
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN VẬT LÝ KHỐI 9
Ở TRƯỜNG THCS VĨNH MỸ A.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm rất mới mẽ đối với học sinh,
nhất là đối với học sinh THCS. Môn vật lý không những thiên về giải thích
các hiện tượng xảy ra trong đời sống, mà còn vận dụng các kiến thức, định
luật , quy tắc… vào trong sản xuất và đời sống. Muốn vậy, các em cần phải có
kỹ năng làm bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
Trong quá trình dạy học vật lý ở trường THCS Vĩnh Mỹ A, vấn đề giải
và chữa các bài tập thường gây nhiều khó khăn đối với học sinh nói chung và
đối với học sinh khối 9 nói riêng; cũng như đối với giáo viên, nhất là đối với
giáo viên trẻ mới vào nghề.
Bên cạnh những nguyên nhân như học sinh chưa nắm vững kiến thức
và kĩ năng vận dụng những kiến thức, có một nguyên nhân không kém phần


quan trọng là học sinh chưa có phương pháp khoa học giải bài tập vật lý và
giáo viên cũng chưa quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh các phương
pháp đó. Chính vì thế, học sinh thường giải các bài tập mò mẫm, mai rủi,
thẩm chí không giải được.

Trang 2


Xuất phát từ những lý do trên. hôm nay, tôi xin phép được trình bày
phương pháp giải các bài toán vật lý khối 9.
“Phương pháp giải các bài toán vật lý khối 9” là một đề tài chưa có ai
nghiên cứu. Mục đích của đề tài này là nhằm giúp học sinh nói chung, học
sinh khối 9 nói riêng giải được các bài toán vật lý một cách khoa học và đạt
hiệu quả cao.
Đề tài chỉ nghiên cứu phương pháp giải các bài toán vật lý khối 9. Đề
tài được ứng dụng từ năm 2013 và được thực hiện trong tiết dạy đối với học
sinh lớp 9 .

B. NỘI DUNG:

- Đa phần học sinh xem bộ môn vật lý là môn khó, nhất là đối với vật
lý khối 9.
- Học sinh còn rất mới mẽ khi gặp những bài toán thiên về định lượng
tính toán.
- Học sinh chưa có kỹ năng vận dụng kiến thức để làm một số bài tập
hoặc đã có làm nhưng chưa có một phương pháp khoa học và hợp lý để giải
các bài toán vật lý. Giáo viên cũng chưa thật sự quan tâm và rèn luyện cho
học sinh các phương pháp đó.
Đối với đại đa số bài tập vật lý 9, quá trình giải của nó có thể được chia
thành các bước như sau:


Trang 3


1. Đọc kỹ đầu bài, tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ mới, quan
trọng nắm vững đâu là dữ kiện, đâu là ẩn số phải tìm.
Đọc kỹ đầu bài tập là điều kiện đầu tiên giúp học sinh tìm ra phương
hướng giải quyết vấn đề. Song không phải mọi học sinh đều nhận thức rõ điều
đó và tự rèn luyện cho mình một thói quen đọc đi đọc lại đầu bài nhiều lần.
Kinh nghiệm cho biết có học sinh chỉ đọc lướt qua rồi bắt tay ngay vào giải
bài tập và tình hình đó thường dẫn đến những sai lầm thiếu sót mà đáng lý có
thể tránh được nếu biết đọc đi đọc lại thật kỹ đầu bài.
Tất nhiên, đọc đi đọc lại đầu bài không hẳn là đến mức độ thuộc mà
phải đạt đến mức độ hiểu được đầu bài một cách cặn kẽ và có thể phát biểu lại
một cách ngắn gọn, chính xác dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Việc
dùng các kí hiệu để tóm tắt đầu bài hay dùng hình vẽ diễn đạt đầu bài phản
ánh được mức độ học sinh đã hiểu đầu bài như thế nào.
Ví dụ: Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện
thế 220V để đun sôi 2,5l nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C mất một khoảng
thời gian là 14phút 35 giây . Tính hiệu suất của bếp, biết nhiệt dung riêng của
nước 4 200J/Kg.K.
Tóm tắt bài toán:
Cho biết: U = 220V
P = 1000w
V = 2 lít => m = 2kg
t1o = 20oC ; t2o = 100oC
t = 14’35s = 875s
c = 4200J/kg.K
Tìm:
H=?


Trang 4


2. Phân tích nội dung bài tập làm sáng tỏ bản chất vật lý của những
hiện tượng mô tả trong bài tập.
Bước phân tích này có tác dụng quyết định đến tác dụng của việc giải
bài tập vật lý, vì thế trong quá trình phân tích cần làm sáng tỏ một số điều sau
đây:
a. Bài tập đang giải thuộc loại bài tập nào: Bài tập định tính hay bài
tập có tính toán, bài tập thí nghiệm hay bài tập đồ thị…
b. Nội dung bài tập đề cập tới những hiện tượng vật lý nào? Mối
quan hệ giữa các hiện tượng đó ra sao, và diễn biến như thế nào?
c. Đối tượng được xét ở trạng thái nào: ổn định hay đang biến đổi?
Những điều kiện ổn định hay biến đổi là gì?
d. Có những đặc trưng định tính, định lượng nào đã biết và chưa biết,
mối quan hệ giữa các đặc trưng đó, biểu hiện ở các định luật, qui tắc, định
nghĩa nào, v.v…
Ví dụ: bài toán trên.
- Bài tập có liên quan tính toán.
- Bài tập có các hiện tượng về nhiệt, điện và sự trao đổi nhiệt.
- Đối tượng ở trạng thái ổn định.
- Đã biết: m, t1o, t2o , c; chưa biết: Q thu. Mối quan hệ của chúng là: Q i =
m.c.(t2o − t1o ) , được biểu hiện ở công thức tính nhiệt lượng. Đã biết: P, t ; chưa
biết; Q tỏa . Mối quan hệ của chúng là: Qtp = I2.R.t= P.t , được biểu hiện ở
định luật Jun – lenxơ.
3. Xác định phương pháp và vạch kế hoạch giải bài tập.
Có hai phương pháp giải bài tập vật lý, phương pháp phân tích và
phương pháp tổng hợp.
a. Phương pháp phân tích: Việc giải một bài tập vật lý phức tạp được

phân chia làm nhiều giai đoạn giải, làm thành một hệ thống bài tập đơn giản
hơn mà ngay ở bài tập nhỏ đầu tiên là phải tìm định luật hay công thức trả lời

Trang 5


trực tiếp cho câu hỏi của đầu bài. Còn việc giải các bài tập nhỏ tiếp theo là lần
lượt làm sáng tỏ những phần còn chưa biết để cuối cùng trong công thức của
bài tập nhỏ đầu tiên chỉ chừa một ẩn số và các số liệu đã biết.
b. Phương pháp tổng hợp: Việc giải bài tập không bắt đầu từ những ẩn
số phải tìm mà bắt đầu từ những yếu tố đã cho trong điều kiện của bài tập và
gỡ dần ra cho đến khi tìm ra ẩn số của bài tập.
Cả hai phương pháp trên đều có giá trị như nhau và bổ sung cho nhau,
cùng làm cho tư duy học sinh phát triển. Trong quá trình giải một bài tập vật
lý ít khi có sử dụng đơn thuần một phương pháp, mà trong khi sử dụng
phương pháp này có thể vận dụng một yếu tố của phương pháp kia. Sử dụng
chủ yếu phương pháp nào là tùy theo điều kiện cụ thể của bài tập.
Ví dụ: bài toán trên.
- Phương pháp tổng hợp
Nhiệt lượng do bếp điện tỏa ra
Qtp = I2.R.t= P.t
= 1000.875 = 875000 (J )
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2 lít nước
Qi = m.c.(t2o − t1o )
= 2,5.4200(100 – 20) = 840000 (J )
Hiệu suất của bếp
H=

Qi 840000
=

= 0,96 = 96 %
Q tp 875000

- Phương pháp phân tích
Hiệu suất của bếp
H=

Qi
Qtp

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2 lít nước
Qi = m.c.(t2o − t1o )
= 2,5.4200(100 – 20) = 840000 (J )

Trang 6


Nhiệt lượng do bếp điện tỏa ra
Qtp = I2.R.t= P.t
= 1000.875 = 875000 (J )
Vậy H =

840000
= 0,96 = 96%
875000

4. Kiểm tra lời giải và biện luận.
Để đảm bảo tính đúng đắn của lời giải cần kiểm tra lại kết quả công
việc của bản thân là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới.
Đại thể có hai cách kiểm tra lời giải:

a. Một là, giải thật cẩn thận từ đầu (không dựa vào bài giải hoặc giấy
nháp đã giải). Tính toán lại từng khâu, nếu thấy kết quả vẫn như cũ thì nói
chung bài giải đã có phần đảm bảo hơn, Tuy nhiên cách kiểm tra này không
thật chính xác, thường chỉ phát hiện được sai xót nhỏ.
b. Hai là, kiểm tra bằng một phương pháp giải khác (chẳng hạn đã
giải theo phương pháp phân tích thì giải thêm theo phương pháp tổng hợp).
Chắc chắn hơn nữa là giải theo những quan điểm hoặc những con đường khác
nhau: Theo quan điểm động lực học và quan điểm năng lượng, quan điểm vĩ
mô và vi mô. Nếu có điều kiện thì nên kiểm tra lại bằng thực nghiệm, kiểm
tra bằng thực nghiệm có phần phức tạp đòi hỏi trình độ và tay nghề, có khi
không có điều kiện thực hiện, nhưng nếu làm được thì nó là một biện pháp
kiểm tra rất tốt.
Biện luận giúp mở rộng tầm hiểu biết của người học sinh. Khi giải bài
tập cho thừa dữ kiện không thể thiếu phần biện luận. Trước hết nó giúp cho
việc đánh giá kết quả bài dạy được chính xác, qua đó có thể thấy rõ học sinh

Trang 7


có ý thức hay ngẫu nhiên (may rủi) chọn dữ kiện nào (bỏ những dữ kiện thừa)
để có lời giải đúng. Những kết quả không phù hợp với thực nghiệm, không có
ý nghĩa thực tế thì phải loại trừ, hoặc không thể công nhận vì không đúng với
quan điểm vật lý hiện đại…
Ví dụ: Bài toán trên, có thể dùng một trong 2 cách giải đó để kiểm tra
lời giải.
Bài toán trên có thể giải một cách hoàn chinh như sau:
Tóm tắt bài toán:
Cho biết: U = 220V
P = 1000w
V = 2 lít => m = 2kg

t1o = 20oC ; t2o = 100oC
t = 14’35s = 875s
c = 4200J/kg.K
Tìm:
H=?
Giải
Nhiệt lượng do bếp điện tỏa ra
Qtp = I2.R.t= P.t
= 1000.875 = 875000 (J )
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2 lít nước
Qi = m.c.(t2o − t1o )
= 2,5.4200(100 – 20) = 840000 (J )
Hiệu suất của bếp
H=

Qi 840000
=
= 0,96 = 96 %
Q tp 875000

Trên đây là một số bước cơ bản của việc giải bài toán vật lý 9 mà tôi đã
vận dụng trong suốt quá trình dạy học của năm học 2013 – 2014. Phương
pháp này đã góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung, cũng
như nâng cao kết quả học tập bộ môn vật lý- của học sinh nói riêng.
Kết quả học tập bộ môn vật lý 9 của học sinh trong năm học 2013 –
2014: Giỏi: 20 ( 20,4%), khá: 34 ( 34,7%), trung bình:36 ( 36,7%), yếu: 8
(8,2%).
Tôi tin chắc học sinh sẽ có kết quả học tập tốt hơn trong những năm
học tiếp theo, nếu học sinh nắm vững được phương pháp trên và có kỹ năng
vận dụng phương pháp đó để giải bài toán vật lý.


Trang 8


Phương pháp giải bài tập toán vật lý trên không những vận dụng giải
toán vật lý 9, mà còn để giải các bài toán vật lý 8, 7, 6.
C. KẾT LUẬN:
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy
học, nhất là hiện đang giảng dạy bộ môn vật lý 9. Tôi nghĩ rằng, với những
kinh nghiệm đó, cộng thêm sự góp ý nhiệt tình của quí thầy cô để phương
pháp đó ngày càng được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rải để giúp học
sinh nắm được kiến thức và có kỹ năng giải bài toán vật lý.
Nhà trường cần tạo điều kiện tốt hơn nữa về cơ sơ vật chất, trang
thiết bị trong công tác giảng dạy, đặc biệt là đối với bộ môn vật lý ( cần có
một phòng chức năng riêng)
Tạo điều kiện cho học sinh tham gia học ở các lớp bồi dưỡng, phụ đạo
để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài toán vật lý.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân Tôi, rất mong sự góp ý quý báo
của quý thầy cô để quá trình học tập của học sinh ngày càng đạt kết quả cao
hơn.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Vĩnh Mỹ A, ngày 25 tháng 9 năm 2014.
Người viết
Nguyễn Thanh Tân

Mẫu 2

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ,XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.Hội đồng khoa học trường:

1.Kết quả chấm điểm:..................../100điểm
a)Về nội dung:
-Tính khoa học:.............................../25điểm
-Tính mới:................................/20điểm
-Tính hiệu quả:.........................../25điểm
-Tính ứng dụng thực tiển:................................../20điểm
b)Về hình thức:......................................../10điểm
2.Căn cứ kết quả đánh giá,xét duyệt của Hội đồng khoa học
trường.:....................,
Hiệu trưởng trường.........................................thống nhất công nhận SKKN và
xếp loại:...........................................................................

Trang 9


Vĩnh Mỹ A, ngày.......tháng...........năm 2014
HIỆU TRƯỞNG

II.Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo:
1.Kết quả chấm điểm:....................../100điểm
a)về nội dung:
-Tính khoa học:.............................../25điểm
-Tính mới:................................/20điểm
-Tính hiệu quả:.........................../25điểm
-Tính ứng dụng thực tiển:................................../20điểm
b)Về hình thức:......................................../10điểm
2.Căn cứ kết quả đánh giá,duyệt của Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và
Đào tạo,Trưởng phòng GD-ĐT Hòa Bình thống nhất công nhận SKKN và xếp
loại:
..................................................................

Hòa Bình,ngày......tháng......năm 2014
TRƯỞNG PHÒNG

Trang 10



×