Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 34 trang )



PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ HỌC TỐT
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM”
LĨNH VỰC : GIÁO DỤC MẦM NON
TÁC GIẢ : NGUYỄN THỊ NƯƠNG
CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỒNG TÂM
MỸ ĐỨC - HÀ NỘI
Sáng kiến kinh nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
2
Sáng kiến kinh nghiệm
PHÒNG GD& ĐT MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013 – 2014
I) SƠ YẾU LÝ LỊCH.
- Họ và tên: Nguyễn Thị Nương.
- Ngày sinh: 26/03/1987.
- Chức vụ: Giáo viên trường mầm non Đồng Tâm.
- Trình độ: Đại học.
- Trình độ tin học: Tình độ B.
- Khen thưởng: Giáo viên giỏi cấp huyện.


- Năm vào ngành: tháng 10/2008.
II) TÊN ĐỀ TÀI.
“ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tôt hoạt động làm quen
văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm”.
Hà Nội 2014
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
3
Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC.
Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
1.1: Cơ sở lý luận. 3
1.2: Cơ sở thực tiễn. 4
2. Mục đích chọn đề tài. 4
3. Đối tượng nghiên cứu. 5
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
1. Cơ sở lý luận. 5
2. Thực trạng của vấn đề. 6
2.1: Thuận lợi. 6
2.2: Khó khăn. 7
2.3: Khảo sát thực tể. (Số liệu điều tra khi chưa thực hiện). 7
3. Biện pháp thực hiện. 8
3.1: Sưu tầm các tác phẩm hay, mới lạ phù hợp với độ tuổi và chủ đề. 8
3.2: Tạo môi trường học tập rộng rãi, thoải mái cho trẻ. 8
3.3: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đưa vào hoạt động. 9
3.4: Chuẩn bị giáo án, các câu hỏi đàm thoại, xác định giọng, cử chỉ
của các nhân vật trong tác phẩm.
11
3.5: Một số hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học. 12

3.6: Hướng dẫn trẻ đóng kịch, sử dụng rối. 14
3.7: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động khác. 16
3.8: Cho trẻ làm quen văn học qua hoạt động ngoài trời. 17
3.9: Cho trẻ làm quen văn học qua góc văn học. 17
3.10: Ứng dụng công nghệ thông tin. 19
3.11: Kết hợp với phụ huynh. 20
3.12: Luôn cố gắng tự học, tự rèn. 22
4. Kết quả thực hiện. 22
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 24
1. Kết luận 24
2. Khuyến nghị. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
4
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
1.1: Cơ sở lý luận.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc
Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới; sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức sáng ngời
của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Lúc
sinh thời Người đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ
nhân nhỏ tuổi của đất nước. Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho trẻ em
còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng, “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược
con người. Trong chiến lược đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng
thế hệ mầm non của đất nước.Vì “ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các
cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Phải vun trồng cho các em có
thói quen đoàn kết và tập thể, giúp cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt:
đức – trí – thể – mỹ, dần hình thành nhân cách cho trẻ.
Và chính văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng

văn học có sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ. Nó có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của
các em. Những bài học giáo dục đến với các em một cách tự nhiên, không gò bó,
không mang tính giáo huấn bắt buộc. Trẻ em nhận ra tình yêu thương của ông
bà, bố mẹ đối với các em qua sự chăm sóc ân cần chu đáo. Trẻ thơ sẽ học ở các
tác phẩm những hành động đẹp trong đối xử với anh, chị, em, với bạn bè. Các
em sẽ biết nhường nhịn, giúp đỡ người thân trong gia đình cũng như bạn bè và
mọi người xung quanh.
Mà văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm.
Ngay từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha
thiết của lời hát ru của bà, của mẹ…Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian,
các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế
giới xung quanh, giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền
bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta. Thơ, truyện cũng dẫn dắt các em đi
khắp mọi miền đất nước, giới thiệu cho các em những danh lam thắng cảnh, chỉ
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
5
Sáng kiến kinh nghiệm
cho các em vui vầy với những con vật quen thuộc như: gà, vịt, ngan ngỗng,
chích bông, tu hú…
Cùng với việc mở rộng nhận thức về thiên nhiên, truyện, thơ còn mở rộng
nhận thức cho các em về xã hội. Qua đó trẻ em biết được nỗi vất vả khó nhọc
của người nông dân để làm ra thóc gạo, quá trình sản xuất ra đồ dùng, đồ chơi.
Những phong tục tập quán cổ truyền tốt đẹp cũng đến với tuổi thơ qua những tác
phẩm văn học.
Những tình cảm lớn lao như yêu tổ quốc, yêu đồng bào cũng dần được
hình thành trong các em qua các tác phẩm. Ngoài ra thơ, truyện còn dạy các em
ý thức chăm chỉ lao động, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn, thật thà,…
Văn học góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em. Các
em cảm nhận những vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa người với người, vẻ đẹp
trong các hành động cao thượng của nhân vật trong tác phẩm. Những tác phẩm

viết về đề tài thiên nhiên tạo cho các em sự rung cảm với vẻ đẹp của tự nhiên
như: cỏ, cây, hoa, lá…
Tiếp xúc với tác phẩm văn học, các em còn được làm quen với ngôn ngữ
giầu đẹp của dân tộc. Đây chính là điều kiện dể các em phát triển vốn từ, rèn
luyện cách nói diễn cảm, cách nói giầu hình ảnh quen thuộc của ông cha ta như:
cách nói so sánh, cách nói nhân hóa. Không những thế, ngay từ nhỏ các em đã
làm quen với các thành ngữ, các kiểu câu miêu tả, câu cảm thán, câu hỏi.
Văn học có ý nghĩa rất lớn với việc giáo dục trẻ thơ, nó góp phần mở ra
một chân trời nhận thức cho trẻ, là một phương tiện dẫn dắt trẻ trở thành một
con người mới được trau chuốt về ngôn ngữ về nhân cách.
1.2: Cơ sở thực tiễn.
Ai cũng biết trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng có sự phát
triển cực nhanh về ngôn ngữ theo hướng hoàn thiện dần về các mặt ngữ âm, từ
vựng và nắm các cấu trúc câu. Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với văn
học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác các tiếng
mẹ đẻ, làm giầu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng
ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Là một giáo viên mầm non ai cũng có thể cảm nhận thấy ở lứa tuổi mầm
non trẻ giầu xúc cảm, tình cảm, do đó các em dễ hòa nhập với tâm trạng của các
nhân vật trong các tác phẩm văn học, trẻ thường biểu hiện những xúc cảm, tình
cảm của mình một cách hồn nhiên, vô tư đúng với tâm lý của trẻ mầm non. Mà
đối với trẻ lớp tôi trẻ rất thích thể hiện các tính cách, cử chỉ của các nhân vật sau
mỗi lần tôi kể xong một câu chuyện nào đó.
Nếu giáo viên cho trẻ tiếp xúc nhiều với văn học sẽ giúp trẻ biết rung
động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động
văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, nghe kể chuyện, đọc thuộc thơ, kể lại
chuyện, đóng kịch cho người khác xem). Nhưng thực tế giáo viên còn chưa cho

trẻ tham gia nhiều vào các hoạt động văn học nghệ thuật, nếu có cũng rất ít hoặc
chưa có chất lượng.
Hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là một chuyên đề lớn, nó giúp trẻ
phát triển về mọi mặt và góp phần không nhỏ vào hình thành nhân cách của trẻ
mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Nhưng trong thực tế giáo viên
chưa thực sự quan tâm đến chuyên đề này. Còn lơ là trong việc dạy trẻ hoạt
động làm quen văn. Giáo viên chưa truyền thụ hết được cái hay cái đẹp trong
các tác phẩm văn học, nếu như vậy trẻ sẽ không biết hết những ý nghĩa tốt đẹp
trong tác phẩm.
Xuất phát từ thực tế đó, qua nhiều năm tích lũy các kiến thức về chuyên
môn, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với
niêm say mê tự học hỏi của bản thân, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài:
“ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tôt hoạt động làm quen văn học
cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm”.
2. Mục đích chọn đề tài.
Mục đích tôi chọn đề tài này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong
trường mầm non, nhằm tìm ra những biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất, để mở
rộng vốn sống tự nhiên và xã hội, những phong tục tập quán chuẩn mực đạo
đức, những quan hệ giữa con người với con người cho trẻ. Không những vậy
còn tạo cho mình một đức tính kiên trì, chịu khó đầu tư trong giảng dạy, trong
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
7
Sáng kiến kinh nghiệm
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ có hiệu quả nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu.(Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài).
- Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi.
- Phạm vi: Trẻ mẫu giáo lớp B3 trường mầm non Đồng Tâm – Huyện Mỹ
Đức – Thành Phố Hà Nội.
- Thời gian thực hiện đề tài: Trong một năm học (từ tháng 8 năm 2013

đến tháng 5 năm 2014).
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như
tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình trăm sóc giáo
dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Văn học
chính là chiếc cầu nối giữa trẻ với thế giới xung quanh thông qua các tác phẩm thơ,
truyện, ca dao, tục ngữ…
Tác phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện ý đồ của người cầm bút, cho nên tác
phẩm văn học là một lời tri ân, một tấc lòng của tác giả gửi gắm. Vì vậy có thể nói,
văn học là hoạt động sáng tạo tinh thần, ngôn ngữ của con người, là hình thức giải
thích cuộc sống dưới góc độ thẩm mỹ.
Theo báo nhân dân, số 1804, ra ngày 21 tháng 2 năm 1959 có viết “Đối với
trẻ em phải giáo dục thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng
phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất của trẻ con. Phải làm sao cho trẻ em có
kỉ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không khúm núm, đặt đâu ngồi đấy…” đó là
điều mà văn học có thể làm được, vì thông qua các tác phẩm văn học trẻ sẽ học
những điều đó trong các bài thơ, câu chuyện, những bài ca dao, tục ngữ… mà trẻ
được học, được nghe.
Hoạt động làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí
tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, củng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi, cuộc
sống. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
8
Sáng kiến kinh nghiệm
hồn cho trẻ, truyền cho các cháu vẻ đẹp truyền thống của ông cha ta, lòng nhân
ái thuỷ chung tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước
thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời. Như lời căn dặn của Hồ Chí Minh “Làm
mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ” chúng ta những giáo viên mầm non hãy coi
những trẻ của lớp mình chính là con của mình, dành những tình cảm tốt đẹp

nhất dành cho các em, dùng những lời ru ngọt ngào nhất khi cho các cháu ngủ,
kể những câu chuyện, đọc những bài ca dao, tục ngữ…có ý nghĩa nhất để giáo
dục dạy dỗ các em thành những con người có ích sau này cho xã hội.
Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn. Trong quá trình cho
trẻ tiếp xúc với các tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và
kể chuyện văn học, cô giáo ở trường mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp
nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng
nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Cần phải dạy trẻ biết lắng
mình với tác phẩm văn học, hòa vào cõi mộng mơ, trau rồi thói quen đón nhận
được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất chợt đến từ các nguồn sống khác, nghĩa
là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung động của mình chứ không phải của người
khác.
Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm công việc cô giáo tổ chức
để trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên như
đọc thơ diễn cảm, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn
trong trò chơi đóng kịch… Để trẻ trở thành một cách chủ thể hoạt động văn học
nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo.
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tuy mới chỉ là như vậy nhưng
nó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất
cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật.
Trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo, là một thứ của trời cho, có
tính chất tự nhiên, là tiền đề để cô giáo thực hiện tốt hoạt động đọc và kể tác phẩm.
2. Thực trạng của vấn đề.
Hiện nay giáo viên mầm non nói chung và trường tôi nói riêng, việc dạy
hoạt động cho trẻ làm quen văn học đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
9
Sáng kiến kinh nghiệm
cao các phương pháp giảng dạy, đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và
dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong. Song

việc dạy trẻ đóng kịch còn có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó phương pháp lồng
ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự
say mê, hào hứng vào hoạt động. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa thẩm mỹ và
chưa khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, dẫn đến hiệu quả trên hoạt
động chưa cao. Chính những điều này làm tôi suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài:
“ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học
cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm”. Trong khi thực hiện đề tài
này tôi có một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.1: Thuận lợi.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở – Phòng giáo dục đã có những
buổi tập huấn, kiến tập về các hoạt động cho cán bộ, giáo viên, nhân viện được
giao lưu học hỏi lẫn nhau. Không những vậy phòng giáo dục còn mở các lớp
học chuyên sâu cho cán bộ, giáo viên, nhận viên được bồi dưỡng nâng cao năng
lực chuyên môn nghiệp vụ.
Cùng với sự chỉ đạo tận tình của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên
môn. Hàng tháng trường còn tổ chức các chuyên đề thao giảng, dự giờ chéo để
giúp các chị em học hỏi và có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động giúp cô dạy
tôt, giúp trẻ học tốt và nắm chắc được các yêu cầu của từng bài. Tạo điều kiện
cho giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau dạy tốt.
Không những vậy ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia
các lớp học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
Nhà trường còn trang bị cho lớp tôi các tranh thơ, truyện, đồ dùng, đồ
chơi…phục vụ cho hoạt động làm quen văn học.
Các đồng nghiệp trong trường luôn giúp đỡ, góp ý cho tôi những ý kiến
hay, bổ ích.
Đa số phụ huynh đã nhận thấy tầm quan trọng của bậc học mầm non đối
với sự phát triển của con em mình. Vì vậy sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và
nhà trường nói chung và giữa giáo viên và phụ huynh của lớp tôi nói riêng rất
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
10

Sáng kiến kinh nghiệm
thuận lợi và hài hòa.
2.2: Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đó tôi cũng gặp phải những khó khăn sau:
*) Về phía nhà trường.
Các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen văn học có nhưng
vẫn còn thiếu nhiều như: rối tay, trang phục, mô hình…
Trường phân ra làm hai khu đó là khu A và khu B.
*) Về phía giáo viên.
Một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm thơ, truyện còn hạn
chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ
cảm xúc nên không hấp dẫn cuốn hút trẻ.
Thời gian cô đến lớp cả ngày công việc bận rộn, nên giáo viên không có
thời gian làm đồ dùng đồ chơi.
Bản thân tôi là một giáo viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy.
*) Về phía trẻ.
Sự nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nói ngọng, chưa
diễn đạt được ý của mình.
Nhiều trẻ quá nhút nhát chưa mạnh dạn trong hoạt động, bên cạnh đó còn
có những trẻ quá hiếu động không chú ý.
*) Về phía phụ huynh.
Sự quan tâm của gia đình dành cho trẻ là không đồng đều, 100%
phụ huynh là nông thôn. Hiện nay trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi
người lo làm ăn kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ gần gũi trò chuyện
với trẻ rất ít. Đa số trẻ ở nông thôn thời gian ở với ông bà nhiều hơn ở
với bố mẹ.
Phụ huynh chưa thực sự nhiệt tình vào việc sưa tầm các nguyên vật
liệu cùng giáo viên để làm đồ dùng đồ chơi.
2.3: Khảo sát thực tể. (Số liệu điều tra khi chưa thực hiện).

Tôi được sự phân công dạy trẻ 4 – 5 tuổi lớp B3 gồm 32 trẻ. Sau khi ổn
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
11
Sáng kiến kinh nghiệm
định sĩ số lớp, cho trẻ làm quen với lớp và các bạn mới, tôi đã thực hiện khảo
sát trên trẻ thì kết quả đạt như sau:
Số liệu điều tra khi chưa thực hiện.
STT Nội dung Kết quả
Chất lượng Số lượng trẻ Tỉ lệ %
1
Các tác phẩm
thơ
Giỏi 9 28
Khá 11 34
Trung bình 9 28
Yếu 3 10
2
Các tác phẩm
truyện
Giỏi 6 19
Khá 10 31
Trung bình 11 34
Yếu 5 16
Nhìn vào thực tế trên tôi luôn tự đặt ra câu hỏi vì sao lại như vậy?,
nếu cứ để như vậy thì đối với trẻ 4 – 5 tuổi là không được vì ở lứa tuổi
này nhân cách của trẻ đang hình thành rất nhanh, trí tưởng tượng và óc
sáng tạo của trẻ đang rất phát triển. Là một giáo viên mầm non lại phụ
trách lớp 4 – 5 tuổi tôi không muốn trẻ lớp tôi đạt kết quả như vậy. Chính
điều này khiến tôi đã suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và tìm ra các biện pháp
sao cho trẻ hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học, nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói
riêng.
3. Biện pháp thực hiện.
Trong quá trình học tập và thực tế đi dạy cùng với học hỏi các đồng
nghiệp, tôi đưa ra các biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt
động làm quen văn học. Các biện pháp cụ thể như sau:
3.1: Sưu tầm các tác phẩm hay, mới lạ phù hợp với độ tuổi và chủ đề.
Thường giáo viên khi chọn các tác phẩm thơ, truyện để đưa vào bài dạy
cho trẻ hay lấy trong quyển chương trình mà không chịu tìm tòi, sưu tầm các tác
phẩm khác. Mà chúng ta cũng biết trẻ mầm non rất hay chán, nếu trẻ đã biết
hoặc được nghe tác phẩm đó rồi dù chỉ một lần thì khi giáo viên dạy rất khó có
thể thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. Mà các tác phẩm trong quyển
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
12
Sáng kiến kinh nghiệm
chương trình giáo viên thường cho vào hết năm này qua năm khác, có khi trẻ
được biết hoặc được anh chị kể hay đọc cho nghe rồi thì khi trẻ nghe lại sẽ
không tập chung. Đặc biệt trẻ lớp tôi trẻ rất hiếu động, trẻ thích sự mới lạ.
Vì vậy tôi luôn sưu tầm các tác phẩm trong các quyển “Bé ngoan bé
xinh”, “ Truyện cổ tích chọn lọc”, “ Mẹ kể cho bé nghe”, “Kể chuyện cho
trẻ”…sau đó tôi chọn lọc các tác phẩm hay phù hợp với độ tuổi và chủ đề.
VD: Chủ đề “Gia đình” thay cho các bài thơ quen thuộc tôi sưa tầm một
số bài như “Sữa mẹ”, “Lòng mẹ”, “Bà em”, “Dạy em học chữ”, “Con ngoan”…
(Bé ngoan bé xinh – NXBGD).
VD: Chủ đề “Bản thân” tôi tìm và chọn lọc được một số truyện đưa vào
chương trình như: “Vệ sinh buổi sáng”, “Ỉn con lấm lem”, “ Điều ước”….(GD
trẻ MN ứng phó với biến đổi khí hậu qua trò chơi, thơ ca, truyện kể, câu đố –
NXBGD Việt Nam).
Ngoài tham khảo ở các sách, tôi còn sưu tầm các tác phẩm hay trên mạng
Internet, mạng Internet là một thư viện khổng lồ về các thông tin, tư liệu,

truyện, thơ…
3.2: Tạo môi trường học tập rộng rãi, thoải mái cho trẻ.
Khi hoạt động trẻ cần không gian thoải mái, mà hoạt động làm quen văn
học rất nhiều đồ dùng chiếm nhiều diện tích. Vì thế tôi luôn tận dụng diện tích
phòng học một cách khoa học nhất, sắp xếp các đồ dùng sao cho gọn gàng dễ sử
dụng mà lại không ảnh hưởng đến trẻ khi hoạt động. Đội hình khi trẻ hoạt động
cũng phải phù hợp.
VD: Như thể loại kể chuyện, trọng tâm là dạy kể truyện sáng tạo thì
tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện
như sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho rễ sử dụng, kích thích
trẻ tính cực hơn.
VD: Với thể loại thơ cô dùng xa bàn mà các bạn biết xa bàn rất to
và cồng kềnh nên tôi phải biết bố chí chỗ nào cho thuận tiện mà lại dễ sử
dụng nhất nhưng trẻ vẫn quan sát được hết và khi hoạt động trẻ sẽ có
không gian rộng để hoạt động một cách thoải mái, tự tin hơn.
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
13
Sáng kiến kinh nghiệm
3.3: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đưa vào hoạt động.
Hồ Chí Minh có viết “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui,
trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học”. Trẻ mầm non học mà chơi,
chơi mà học nếu đồ dùng đồ chơi càng đẹp càng mới lạ thì trẻ sẽ rất hứng
thú tham gia vào hoạt động, nếu hoạt động mà không có đồ dùng đồ chơi,
hay đồ dùng đồ chơi mà không đẹp hoặc trẻ được nhìn thấy nhiều lần thì
giờ hoạt động đó sẽ không bao giờ thành công. Hoặc các bạn cứ nghĩ nếu
một giờ hoạt động làm quen văn học mà không có tranh, rối,…thì giờ
hoạt động đó sẽ như thế nào?. Chính vì điều này tôi luôn tận dụng thời
gian để làm những đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ.
Tôi sử dụng nguyên liệu như: Thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất,
để làm những con vật xinh sắn, trẻ cũng thể sử dụng được để kể chuyện,

đọc thơ đồng dao.
VD: Bìa cứng, xốp, thanh tre tôi làm những con vật ngỗ nghĩnh, đa
dạng màu sắt để thu hút trẻ.
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
14
Sáng kiến kinh nghiệm
(Các con vật làm bằng xốp cho trẻ tập với các tác phẩm)
VD: Hoặc khi dạy trẻ đọc bài thơ “Chiếc cầu mới” – Chủ đề “ Nghề
nghiệp” tôi làm mô hình chiếc cầu đơn giản mà trẻ lại hứng thú.
( Mô hình chiếc cầu)
VD: Hay khi dạy truyện “Kiến con đi xe buýt” – Chủ đề “Giao
thông” tôi và các bạn đồng nghiệp làm xa bàn để dạy.
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
15
Sáng kiến kinh nghiệm
( Xa bàn truyện “Kiến con đi xe buýt)
Hay với truyện “Tích chu” – Chủ đề “Gia đình”
( Xa bàn truyện “Tích chu”)
Với những đồ dùng đồ chơi như trên khi dạy trẻ rất thích, rất chăm
chú nghe cô kể chuyện, đọc thơ. Hoặc trẻ có thể dùng những đồ dùng đồ
chơi để tập kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm. Mà khi làm đồ dùng đồ
chơi tôi và trẻ cùng kết hợp làm trẻ rất vui và hào hứng làm cùng cô.
3.4: Chuẩn bị giáo án, các câu hỏi đàm thoại, xác định giọng, cử chỉ
của các nhân vật trong tác phẩm.
Nếu muốn dạy được tốt thì việc chuẩn bị giáo án cũng phải tốt, hiểu
được như vậy tôi luôn chuẩn bị thật tốt giáo án, nghiên cứu kỹ các bài soạn,
soạn bài trước khi giảng dạy.
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính
lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm
trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực

tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách
gò bó. Khi chuẩn bị câu hỏi cô phải tìm các từ khó để giúp trẻ hiểu và giúp trẻ đọc
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
16
Sáng kiến kinh nghiệm
đúng.
VD: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Phải là hai tay” – Chủ đề “Gia đình” tôi tìm
các từ khó như: “băn khoăn”, “kính mếm” tôi giải thích các từ khó đó cho trẻ
hiểu và cho trẻ đọc lại các từ khó đó.
Các tác phẩm thơ, truyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết
chuyền tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua giọng
đọc, kể của cô giáo. Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải
chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phủ hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng.
Đối với từng nhân vật cô phải kể với giọng khác nhau, các bài thơ đọc cô cũng
phải đọc phù hợp theo từng bài.
VD: Khi kể chuyện “Dê Đen và Dê Trắng” cô phải xác định giọng của
từng nhân vật khác nhau. Khi kể giọng của “Dê Trắng” cô kể ngắt quãng, nhỏ tỏ
ra sợ hãi. Khi kể giọng của “Dê Trắng” cô kể to rõ ràng. Giọng của “Sói” cô kể
với giọng quát tháo hách dịch. Còn giọng dẫn truyện kể với giọng nhẹ nhàng và
đều ngắt nghỉ đúng lúc.
3.5:Một số hình thức tố chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù
hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”, “Vườn cổ tích”, câu đố, trò
chơi, tham quan… và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân
vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập , hóa thân
vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Đề rồi từ chỗ trẻ trăm
chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một
cách chủ động.
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào
bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt ví như trong một tiết kể chuyện: “Bác

gấu đen và hai chú thỏ” vào đầu tôi cho trẻ chơi: “Trời nắng, trời mưa”. Hỏi trẻ:
“Con gì đi tắm nắng”. Cô giới thiệu truyện và kể cho trẻ cho trẻ nghe, sau đó cô kể
kết hợp cho trẻ tri giác bằng tranh, con rối, cho trẻ xem “Chương trình bông hoa
nhỏ” từ đó trẻ dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là thiện – ác,
đâu là tốt đẹp – xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết yêu
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
17
Sáng kiến kinh nghiệm
thương, giúp đỡ như trẻ yêu bạn “Thỏ Trắng” giúp “Bác gấu đen” (truyện “Bác
gấu đen và hai chú thỏ”). Làm những công việc nhỏ mà có lễ giáo như lấy tăm,
bưng nước mời ông bà, giúp cô lau bàn, ghế….
- Hay với bài thơ “Cây cải nhỏ” – Chủ đề “Thế giớ thực vật”. Gây hứng thú
tôi làm ảo thuật kết hợp với nhạc trẻ rất chăn chú xem, và cho trẻ xem trong tay cô
có gì?. Cô giới thiệu bài thơ , sau đó cô đọc thơ cho trẻ nghe, cho trẻ xem mô hình
vườn rau trẻ sẽ được biết cây rau mầu gì? Và là rau ăn lá…
Thời gian của hoạt động cho trẻ làm quen văn học không nhiều nên trong
giờ hoạt động tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú để trẻ
nhanh chóng hiểu nội dung tác phẩm, nhớ tác phẩm, thuộc và có thể đọc kể diễn
cảm nhanh tác phẩm mà tôi dạy. Đối với hoạt động làm quen văn học tôi thấy
sử dụng đồ dùng trực quan là rất hiệu quả, đồ dùng trực quan có thể là: tranh,
ảnh, mô hình, xa bàn,…
- Tiêu biểu với tiết kể chuyện “Kiến con đi xe buýt” – Chủ đề “Giao
thông” trình tự tôi dạy như sau:
*) Ổn định tổ chức: Tôi cho trẻ đứng thành vòng tròn rộng chơi trò chơi
“Con kiến”, hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?. Dẫn dắt trẻ vào truyện một cách nhẹ
nhành.
*) Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1: Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng nói
của các nhân vật. Hỏi trẻ cô vừa kể chuyện gì?.
+ Cô giảng nội dung truyện, sau đó tôi cho trẻ đứng lên hát và vận động
bài hát “ Em tập lái ô tô”.

*) Cô kể chuyện lần 2: Tôi kể kết hợp với xa bàn.
(Hình ảnh cô đang kể chuyện bằng xa bàn)
Vẫn ngồi như vậy khi kể xong tôi đàm thoại và trích dẫn truyện với trẻ.
+ Các con vừa được nghe câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
18
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Tất cả cùng cất tiếng hát rộn ràng. Các con cùng nói với cô từ “ rộn
ràng” (Gọi 2 – 3 trẻ)
+ Khi xe dừng lại ở bến đón khách, ai đã lên xe?
+ À đúng rồi đó là bác Gấu, khi bác Gấu lên xe các chỗ ngồi đã “chật kín”
không còn chỗ để ngồi. Cho trẻ nhắc lại từ “ chật kín”
+ Lúc này ai đã đến bên cạnh bác Gấu?
+ Kiến con nói gì với bác Gấu?
+ Kiến con đã chớp nhẹ mi mắt và nở nụ cười thật xinh nói với Bác Gấu.
Nào các con cùng nở nụ cười thật xinh giống Kiến con nào.
+ Kiến con không chỉ nhường chỗ cho bác Gấu mà trên đường đi Kiến
con còn làm gì?
+ Các con nói từ “ du dương”, “ lim dim” (Gọi 2 – 3 trẻ)
+ Cô khái quát câu chuyện: Các bạn nhỏ trong câu truyện “ Kiến con đi
xe buýt” rất tốt bụng và đáng khen vì đã biết nhường ghế ngồi cho người lớn
tuổi khi trên xe không còn chỗ ngồi, nhất là bạn Kiến con. Kiến con không chỉ
nhường chỗ ngồi cho bác Gấu mà Kiến con còn hát cho bác Gấu nghe rất nhiều
bài hát làm cho bác Gấu rất vui quên đi cả quãng đường xa”.
+Từ các nhân vật trong truyện “ Kiến con đi xe buýt” cô đã dựng lên
thành các nhân vật hoạt hình rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Bây giờ các con cùng
nhẹ nhàng về chỗ ngồi của mình để xem nhé.
*) Để thay đổi hình thức, mà ai cũng biết trẻ rất thích xem phim hoạt hình
nên tôi kể lần 3 và lồng tiếng vào video hoạt hình.

( Hình ảnh các cháu đang xem video truyện “ Kiến con đi xe buýt)
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
19
Sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ: Khi ngồi trên xe các con phải
nghe lời người lớn không thò đầu thò tay ra ngoài và khi sang đường phải có
người lớn dắt các con nhớ chưa nào.
Cuối cùng tôi hỏi lại trẻ tên truyện một lần nữa, nhận xét và khen trẻ.Tôi
cho trẻ nhẹ nhàng đi ra ngoài và bật nhạc bài hát “Đường em đi”.
Tôi nhận thấy trẻ rất chăm chú tham gia vào hoạt động.
Bên cạnh đó khi dạy các tác phẩm thơ tôi luôn chú ý nghe trẻ đọc để kịp
thời phát hiện những trẻ đọc ngọng, đọc sai để kịp thời sửa sai cho trẻ, cô đọc
trước cho trẻ đọc lại nhiều lần và động viên trẻ. Đặc biệt khi cho trẻ đọc thơ tôi
dùng hình thức thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để
dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt hơn.
Trong các giờ hoạt động làm quen văn học tôi luôn chú ý bao quát chung
để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần gũi, động viên trẻ, giúp đỡ những trẻ
yếu kém hơn, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn và hứng thú hơn.
3.6: Hướng dẫn trẻ đóng kịch, sử dụng rối.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp tôi nói riêng việc được đóng
kịch, được cầm rối kể chuyện, đọc thơ trẻ rất thích. Những câu chuyện, bài thơ
nào trẻ biết rồi tôi sẽ tổ chức hướng dẫn trẻ đóng kịch hoặc sử dụng rối để đọc
thơ, kể chuyện. Khi trẻ được hòa mình vào các nhân vật trong các tác phẩm trẻ
sẽ nhớ nội dung tác phẩm lâu hơn.
Để làm được việc này tôi chuẩn bị trang phục, rối…để trẻ hoạt động, tôi
phân hoặc cho trẻ tự nhận vai trong tác phẩm, tôi hướng dẫn trẻ thể hiện các lời
thoại và cử chỉ của nhân vật. Nếu có thể tôi dùng thêm cả âm thanh ánh sáng khi
trẻ đóng kịch thì hiệu quả tốt hơn.
VD: Tôi cho trẻ tập đóng kịch truyện “Cáo thỏ và gà trống” tôi chuẩn bị
trang phục nhân vật: gà trống, thỏ,…phân vai cho trẻ.


Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
20
Sáng kiến kinh nghiệm

( Một số hình ảnh trẻ tập đóng kịch)
Hoặc với rối tay, tôi cũng hướng dẫn trẻ cách cầm rối, hướng dẫn trẻ cử
động rối thề nào cho phù hợp với lời của tác phẩm
(Hình ảnh trẻ đang tập kể chuyện bằng rối tay)
3.7: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động khác.
Với phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung được lồng ghép trong một
giờ hoạt động. Việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học không chỉ được tiến
hành trong giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt động
khác. Thông qua các giờ hoạt động khác như: tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa
học, toán….giáo viên có thể củng cố hoặc mở rộng những kiến thức về văn học
cho trẻ. Ở những giờ hoạt động này, các tác phẩm văn học sẽ đến với trẻ qua
hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài hoặc chuyển hoạt động.
VD: Đối với hoạt động âm nhạc: Sau khi dạy trẻ hát bài “Mầu hoa” – Chủ
đề “Thế giới thực vật”, cuối hoạt động tôi cho trẻ đọc hoặc nghe bài thơ “Hoa
kết trái”.
VD: Hay với hoạt động tạo hình: Khi cho trẻ tập vẽ tự do theo ý thích, tôi
có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Em vẽ” để gợi ý đề tài cho trẻ.
VD: Đối với hoạt động khám phá khoa học: Khi dạy trẻ “Tìm hiểu một số
luật lệ giao thông” – Chủ đề “Giao thông” khi vào bài tôi cho trẻ đọc bài thơ
“Đèn giao thông”…
Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên, nên việc cho
trẻ làm quen với văn học ở các hoạt động khác nhau, giúp trẻ củng cố lại các tác
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
21
Sáng kiến kinh nghiệm

phẩm trẻ đã được học. Không những vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh
mẽ nhất. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở
cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
3.8: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động ngoài giờ.
Với trẻ mầm non, hoạt động chung chiếm một thời gian rất ngắn so với
thời gian của các hoạt động khác. Do đó tôi cần phải tận dụng những thời gian
đón trẻ, trả trẻ, vui chơi, lúc đi dạo chơi, thăm quan…tôi đọc, kể các tác phẩm
mới cho trẻ nghe sau đó trò truyện với trẻ về tác phẩm đó. Việc ôn, luyện tập các
tác tác phẩm đã học trong chương trình cũng được thực hiện ở các thời điểm
trên. Hình thức dạy trẻ ôn tập là: tôi đọc hoặc kể lại tác phẩm cho trẻ nghe, sau
đó tôi yêu cầu trẻ đọc hoặc kể lại, tôi theo dõi, sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện
đúng, diễn cảm. Muốn cho việc ôn luyện của trẻ hấp dẫn, trẻ hứng thú tham gia,
tôi tổ chức ôn luyện dưới hình thức trò chơi: hái hoa, đoán tên, đóng kịch hay thi
biểu diễn giữa các cá nhân, các tổ theo những đề tài:
VD: Con hãy đọc các bài thơ viết về gia đình, hoặc kể các câu chuyện về
đề tài gia đình.
Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần cho trẻ làm quen với
văn học, trong đó có hát múa đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, tôi chuẩn bị mũ các
con vật, hoa văn nghệ Nhận thấy trẻ rất thích đến buổi chiều cuối tuần, giống
như trẻ được chơi thoải mái, được nghỉ sau một tuần học, tôi củng cố lại kiến
thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Cứ vài tháng tôi lại tổ chức
hội thi “ Bé kể chuyện, đọc thơ hay” có nhận xét và có quà cho những cháu làm
tốt. Trong các ngày hội, ngày lễ như ngày 8/3, 20/11, 22/12…tôi dành nhiều thời
gian hướng dẫn cho các cháu kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch nhằm biểu diễn ở
trường tổ chức. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền ngành học rất lớn đến
phụ huynh, trẻ rất thích tự làm, được thể hiện và được người khác khen. Qua đó
giúp trẻ phát triển về trí tuệ, nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người và cảm
nhận được vẽ đẹp, cái hay của văn học.
3.9: Cho trẻ làm quen văn học qua góc văn học.
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm

22
Sáng kiến kinh nghiệm
Tôi bố chí góc văn học có đủ ánh sáng, có các nhân vật của các câu
chuyện, bài thơ của các chủ đề, các tranh lớn minh họa nội dung các câu chuyện,
bài thơ có trong chương trình cho trẻ làm quen với văn học. Ở những thời gian
ngoài giờ học , tôi gợi ý để trẻ tự lấy truyện tranh ra kể lại cho nhau nghe. Đối
với những truyện tranh mới , tôi tổ chức kể cho từng nhóm trẻ nghe vào các thời
điểm khác nhau. Lúc đầu, tôi để cho trẻ tự tìm hiểu nội dung của các hình ảnh
trong truyện tranh, sau đó tôi dùng các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn sự chú ý của
trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi đọc đoạn truyện ở dưới. Đọc
xong truyện, lại cho trẻ xem tranh một lần nữa.
Với những truyện tranh trẻ đã được làm quen nhiều lần, có thể đề nghị lần
lượt các trẻ kể lại nội dung của từng bức tranh.
Cho trẻ xem tranh minh họa phù hợp với nguyện vọng của trẻ còn
có tác dụng củng cố những điều mà trẻ đã được nghe, làm rõ những chỗ mà trẻ
chư hiểu kỹ, mở rộng đầy đủ hơn các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, tôi thường
để những bức tranh minh họa các tác phẩm văn học ở góc văn học để các em có
điều kiện xem một cách thường xuyên. Với những tranh minh họa có kích thước
lớn tôi cho cả lớp xem, những tranh nhỏ tôi cho trẻ xem theo nhóm. Khi trẻ xem
tranh, tôi thường đặt các câu hỏi giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện qua tranh
minh họa.
Ngoài dùng tranh tôi còn vẽ các nhân vật của các tác phẩm ở mỗi chủ đề,
học đến chủ đề nào tôi lại có những nhân vật ở các tác tác phẩm của chủ đề đó.
Trẻ có thể tự kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm cho nhau nghe. Khi đọc hoặc
kể đến nhân vật nào trẻ có thể lấy nhân vật đó gắn lên. Tôi để nhân vật đó vào
túi ở góc truyện.
( Hình ảnh góc văn học)
Và chính góc truyện là một kho tàng các tranh truyện để trẻ thỏa sức
khám phá. Tôi sưu tầm rất nhiều truyện tranh tạo thành một thư viện ở góc
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm

23
Sáng kiến kinh nghiệm
truyện. Trẻ có thể lấy những quyển truyện tranh kể chuyện, đọc thơ sáng tạo cho
nhau nghe chính tại thư viện bé nhỏ mà tôi tạo ra cho trẻ ngay góc văn học.
( Hình ảnh thư viện của bé ở góc văn học)
Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách
tự giác, tôi thường xuyên thay thay đổi các loại truyện tranh mới. Vì vậy tôi luôn
cố gắng sưu tầm , bổ sung sách mới và hướng dẫn trẻ xem sách.
3.10: Ứng dụng công nghệ thông tin.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động văn học là rất cần thiết.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trẻ được nhìn các hình ảnh to, rõ
nét và sinh động hơn. Không những vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin còn
có thể thay đổi hình thức dậy phong phú và hay hơn. Như khi dạy bài thơ “Em
yêu nhà em” tôi đưa hình ảnh theo nội dung bài thơ lên thay cho việc dùng
tranh minh họa. Hình ảnh trên màn hình to hơn, rõ nét hơn dùng tranh mà trẻ có
thể dễ nhìn hơn dùng tranh minh họa.
Mà như trên tôi đã nói trẻ em rất thích xem phim hoạt hình, nếu không có
công nghệ thông tin thì làm sao tôi có thể lồng tiếng vào video hoạt hình để gây
hứng thú cho trẻ vào hoạt động. Không những thế việc ứng dụng công nghệ
thông tin cô có thể dễ dàng chuyển hình ảnh khác chỉ cần kích chuột hoặc chấm
nhẹ bút lên màn hình.
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
24
Sáng kiến kinh nghiệm
( Hình ảnh cô kể chuyện dùng bảng tương tác)
Khi ứng dụng công nghệ thông tin hình ảnh, âm thanh đẹp hơn, sinh động
và phong phú hơn, trẻ sẽ hứng thú vào hoạt động sẽ giúp trẻ học tốt hơn mà giáo
viên cũng đỡ vất vả hơn.
3.11:Kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và

nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện
pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo
nguồn nhiên liệu của góc văn học để bổ xung tài liệu văn học cho trẻ. Trong
cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi cũng nói lên tầm quan trọng của các tác phẩm
văn học đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp mình nói riêng. Thông qua
hoạt động cho trẻ làm quen văn học có thể phát triển về tất cả các lĩnh vực thẩm
mỹ, ngôn ngữ, tình cảm quan hệ xã hội,…
Nếu giáo viên kết hợp được với phụ huynh tôt thì việc giáo dục đối với trẻ
rất dễ dàng. Nên trao đổi với phụ huynh đặc điểm của từng trẻ xem trẻ này tốt về
mặt nào cần phát huy, trẻ nào yếu về mặt nào cần khắc phục. tôi có thể trao đổi
trực tiếp với phụ huynh hoặc dán tiếp thông qua các hình thức khấc nhau.
+ Như ở các chủ đề tôi dán kế hoạch hoạt động tháng, các bài thơ, câu
chuyện trẻ đang học ở chủ đề đó vào góc tuyên truyền phụ huynh, để phụ huynh
nắm bắt được con em mình hôm nay học gì?, bài thơ, câu chuyện gì?, để phụ
huynh có thể dạy thêm con em mình ở nhà.
Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm
25

×