PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
Trường THCS TT Trần Văn Thời
SÁNG KIẾN
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TRẦN VĂN THỜI
- Đề tài thuộc lĩnh vực: Vật lý
- Họ và tên người thực hiện: Đặng Văn Viễn
- Chức vụ: Giáo viên
- Sinh hoạt tổ chuyên môn: Toán – Lý – CN – Tin
Huyện Trần Văn Thời, tháng 05 năm 2013
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TRẦN VĂN THỜI
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Năm học 2012 – 2013 là năm thứ 11 thực hiện chủ trương của ngành Giáo
dục Đào tạo tỉnh nhà là: Đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy và học. Cũng
như hầu hết thầy các thầy cô giáo khác trong năm học qua nhóm giáo viên dạy Vật
lý trường THCS TT Trần Văn Thời chúng tôi cũng đã trăn trở, tìm tòi, từng bước
thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề
ra chúng ta đều biết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và
quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương
pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách
hiệu quả, phát huy trí lực của người học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp
giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là
một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh trường THCS thị trấn Trần Văn thời hiện nay.
Trước yêu cầu cấp bách đó, giáo viên trường trung học cơ sở thị trấn Trần
Văn Thời nói chung và đội ngũ giáo viên dạy Vật lí nói riêng, luôn học hỏi tìm ra
các biện pháp giảng dạy tốt nhất giúp học sinh tham gia một cách tích cực chủ
động vào học tập phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh
thấy thích được học bộ môn Vật lý và ham muốn khám phá tri thức nhân loại.
Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học
môn học này chủ động tham gia vào các hoạt động tự lực giải quyết các nhiệm vụ
học tập theo yêu cầu của giáo viên. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và
viết đề tài này .
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Phạm vi thực hiện sáng kiến này dùng cho giáo viên dạy môn Vật lý cấp
THCS để nâng cao chất lượng giảng dạy tạo điều kiện để học sinh nắm vững kiến
thức cơ bản của bộ môn ở trường THCS thị trấn Trần Văn Thời.
Sáng kiến này đã được ứng dụng triển khai thực hiện trong tổ Toán – Lý –
CN – Tin trường THCS Thị Trấn Trần văn Thời huyện Trần Văn Thời được hội
đồng khoa học nhà trường đánh giá cao.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Đối với giáo viên có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng
kết quả chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được tinh thần thực sự “đổi mới”.
Nguyên nhân của tình trạng trên đựơc thể hiện như:
- Một phần giáo viên áp dụng chưa thật hợp lí các biện pháp hoặc máy móc không
cải tiến hoặc áp dụng chưa thật phù hợp với bài dạy.
- Trong phương pháp cụ thể nào đó giáo viên chưa xác định chính xác các
bước đi, giáo viên chưa tận dụng triệt để đồ dùng dạy học.
- Trong quá trình dạy giáo viên chưa thực sự là người điều khiển dẫn dắt kích
thích cho học sinh yêu thích môn học để tự chiếm lĩnh kiến thức .
Kết quả của sự dạy và học đó làm cho giáo viên không kích thích được học
sinh thật sự yêu thích bộ môn Vật lý để được kết quả tốt hơn. Với những lý do trên
Tôi đưa ra sáng kiến “ Một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh trong
môn Vật lý ở THCS thị trấn Trần Văn Thời”
1. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm
Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh
dành cho giáo viên. Qua cách ăn mặc, đi đứng , nói năng đúng chuẩn mực đạo đức.
Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái có thể
chỉ bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo viên không
nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, kị nhất là giáo viên vào lớp, gắt gỏng
hoặc vào lớp với khuôn mặt nặng nề.
Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép
học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp
ngay theo thứ tự của mình .
Khuyến khích cho điểm động viên học sinh một cách tế nhị, hợp lí khi học
sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi. Từ đó sẽ tạo cho
học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân.
Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm
phù hợp với điều kiện của trường mình, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc
dùng phiếu học tập hợp lí.
2. Gây hứng thú cho học sinh bằng những thí nghiệm vật lí có tính kì dị
* Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt nhiệt của chất rắn” (SGK Vật Lí 6 Tr 58)
Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh thả quả cầu kim loại chưa hơ
nóng xem có lọt qua vòng kim loại hay không. Sau đó GV hơ nóng quả cầu kim
loại bỏ qua vòng kim loại.
GV: Tại sao khi chưa hơ nóng quả cầu kim loại thì nó bỏ lọt qua vòng kim loại?
HS: Lúng túng sẽ không giải thích được tại sao lại có hiện tượng kì lạ này.
Từ thí nghiệm đó giáo viên giới thiệu bài học mới. Làm như vậy sẽ kích thích ngay
được tính tò mò, hiếu kì của học sinh mong muốn giải thích được hiện tượng thí
nghiệm trên. Nên học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học.
* Khi dạy bài “ Đối lưu – Bức xạ nhiệt ” (SGK Vật Lí 8 , Tr 80)
GV: Theo em đèn nến có hút được khói không ?
HS: Trả lời.
GV: Dùng một ống tre cưa thật bằng ở hai đầu (Hai đầu thông nhau), bên hông có
khoét một lỗ sao cho lỗ thấp hơn ngọn nến dự định đặt ở trong ống tre khoảng 5–10
cm. Đốt một cây nến rồi dùng ống này úp ngọn nến vào bên trong tre tương đối kín,
rồi đốt một vài que hương (nhang) đưa lại gần miệng lỗ.
HS: Sẽ thấy khói bị hút vào trong ống tre.
GV: Liệu có đúng đèn nến hút được khói hay không, Ta nghiên cứu vào bài học.
Từ đó sẽ kích động được tính tò mò của học sinh, làm cho học sinh chú ý hơn
vào bài học.
* Khi dạy bài “ Dẫn nhiệt ” ( SGK Vật Lí 8 , Tr 77 )
GV: Theo các em khi thầy cho sợi tóc vào lửa thì hiện tượng gì xảy ra?
HS: Tóc sẽ cháy.
GV: Các em có tin rằng thầy dùng lửa đốt mà mà sợi tóc không cháy không ?
HS: Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên .
GV: Dùng sợi tóc quấn chặt vào thanh kim loại đồng hình trụ tròn rồi hơ vào ngọn
lửa cho học sinh quan sát. Sau đó tháo sợi tóc ra cho học sinh quan sát lại.
HS: Sẽ rất ngạc nhiên khi sợi tóc bị đốt mà không bị cháy.
GV: Đặt vấn đề: Em nào cho thầy biết vì sao sợi tóc bị đốt mà không cháy?
Từ đó kích thích được tính tò mò của học sinh, học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học.
3. Gây hứng thú cho học sinh bằng những câu hỏi có vấn đề
* Khi dạy bài “Trọng lực – Đơn vị lực” (SGK Vật Lí 6, Tr 27)
Trước khi vào học bài này giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi: Trái đất có hình
dạng gì?
HS: Trái đất có dạng hình tròn.
GV: Tại sao người ở phía bên kia trái đất không bị rơi ra khỏi trái đất?
HS: Lúng túng không trả lời được.
GV: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học “Trọng lực – Đơn vị
lực”.
HS: Sẽ chú ý vào bài học để tìm cách trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra.
* Khi dạy bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”
(SGK Vật Lí 7, Tr 9)
Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh về nhà quan sát thật kĩ bóng
của mình khi đi ngoài trời nắng hoặc bóng của người khác, bóng của bàn tay khi bị
bóng đèn điện chiếu in lên tường vào ban đêm, (chú ý quan sát sự đậm nhạt của
viền ngoài so với bên trong).
Khi vào tiết dạy giáo viên yêu cầu 1 – 2 học sinh nêu kết quả quan sát.
GV: Tại sao lại có hiện tượng đó?
HS: Lúng túng không biết trả lời thế nào.
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới.
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên.
* Khi dạy bài “ Sự nổi ” (SGK Vật Lí 8, Tr 43)
GV: Tại sao tàu làm bằng kim loại vừa to lại vừa nặng nhưng lại nổi trong nước
còn kim vừa nhỏ, vừa nhẹ lại chìm trong nước ?
HS: Cố gắng suy nghĩ để tìm câu trả lời, có thể chưa giải thích được.
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới.
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên.
* Khi dạy bài “ Thấu kính hội tụ ” (SGK Vật Lí 9, Tr 113)
GV: Một nhóm các nhà thám hiểm Bắc cực, khi đi quên mang theo lửa. Họ đã nghĩ
ra một cách dùng những tảng băng để lấy lửa. Liệu rằng họ có lấy được lửa từ
những tảng băng lạnh giá đó không?
HS: Bỡ ngỡ vì có thể chưa nghe thấy bao giờ và tự đặt ra câu hỏi: Băng nó lạnh
như thế thì lấy lửa làm sao được?
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới.
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên.
Những hiện tượng trên hoặc quá gần gũi hoặc quá xa lạ, lâu nay ta cho nó là
những hiện tượng hiển nhiên không cần giải thích hoặc giải thích chưa được hoặc
mới nghe lần đầu. Từ đó sẽ kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh,
học sinh sẽ chú ý hơn vào bài học .
Như vậy, tất cả các tiết dạy bài mới chúng ta đều có thể chọn ra một hiện
tượng gần gũi mà học sinh chưa giải thích được, để đặt câu hỏi nêu vấn đề vào bài.
Ngoài ra trong mỗi tiết dạy đặt câu hỏi có vấn đề trước khi chuyển mục cũng
gây hứng thú học tập cho học sinh.
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI
Trước khi nghiên cứu vấn đề này tôi cũng đã có nhiều trăn trở, làm thế nào
để môn học của mình có nhiều học sinh yêu thích, có nhiều học sinh học tốt. Qua
nghiên cứu về tâm lí học lứa tuổi học sinh THCS và các tài liệu đổi mới phương
pháp dạy học môn Vật lý, Tôi đã chọn phương án là tìm cách gây hứng thú học tập
cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS TT Trần Văn Thời, Tôi đã áp
dụng đề tài này và thấy hiệu quả đạt được tương đối khả quan như :
Tỉ lệ học sinh yêu thích môn học tăng lên, số học sinh yếu kém giảm, học
sinh khá giỏi tăng cụ thể như sau.
Khi chưa áp dụng
Khối
Số
HS
HS không thích HS thích học HS khá, giỏi HS yếu,kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
6 288 146 50.69 142 49.31 32 11.11 105 36.46
7 215 157 73.02 58 26.98 24 11.16 97 45.12
8 181 126 68.61 55 30.39 22 12.15 95 52.49
9 183 127 69.40 56 30.60 25 13.66 83 45.36
Áp dụng đến cuối năm học 2012 – 2013
Khối
Số
HS
HS không thích HS thích học HS khá giỏi HS yếu kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
6 288 25 8.68 263 91.32 60 20.83 10 3.47
7 215 21 9.77 194 90.23 64 29.77 4 1.86
8 181 17 9.39 164 90.61 67 37.02 2 1.10
9 183 13 7.10 170 92.90 58 31.69 0 0
- Tỉ lệ học sinh thích học môn Vật Lí tăng thêm khoảng 35%
- Số học sinh nắm bài ngay tại lớp tăng thêm khoảng 39%
- Số học sinh khá , giỏi tăng thêm 25%
- Số học sinh yếu , kém về môn Vật Lí hầu như không đáng kể .
Để đạt được kết quả tốt trong môn Vật Lí yếu tố quan trọng là người học
phải có hứng thú học tập. Môn Vật Lí mỗi sự vật hiện tượng đều thể hiện một yếu
tố, một bản chất nào đó của quy luật tự nhiên. Những hiện tượng Vật Lí đó có thể
rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta như: Gió thổi, nước
sôi, mây trôi, vật nổi, những hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên đó, để
nghiên cứu và trả lời được câu hỏi vì sao lại thế thường gây được ấn tượng mạnh
vào tâm lí, sự hiếu kì của học sinh.
Nhưng trong quá trình dạy học giáo viên không được quên rằng xử lí các tình
huống sư phạm một cách hợp lí, tế nhị sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc với lứa tuổi
học sinh THCS, từ đó gây được hứng thú học tập cho học sinh.
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Đề tài này có thể sử dụng cho giáo viên dạy vật lí cấp THCS làm tài liệu
tham khảo, phục vụ cho việc giảng dạy môn Vật Lí tại trường THCS, hy vọng được
chia sẻ phần nào những khó khăn, vất vả của giáo viên dạy môn vật Lí THCS theo
hướng đổi mới phương pháp dạy học và chương trình sách giáo khoa hiện nay và
góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng của mình, góp phần thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và góp phần đưa nền giáo dục của
huyện nhà ngày càng phát triển.
Đề tài này được hội đồng khoa học nhà trường THCS Thị Trấn Trần Văn
Thời đánh giá cao và được ứng dụng thực tế trong trường.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Đề nghị đối với các cấp lãnh đạo cho đề tài này được triển khai rộng rãi
trong huyện nhà để kết quả giáo dục được nâng lên trong thời gian tới.
Đối với giáo viên khi áp dụng sáng kiến này cần thực hiện tốt cách thức và
phương pháp nêu trong sáng kiến để đạt được kết quả cao nhất trong giảng dạy góp
phần thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục huyện Trần Văn Thời nói riêng và
tỉnh Cà Mau nói chung.
Trong thời gian ngắn, khối lượng công việc nhiều nên trong quá trình biên
soạn đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà tôi chưa phát hiện ra. Để nội dung đề
tài thêm phong phú và đầy đủ hơn, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô đồng
nghiệp, các cấp lãnh đạo và hội đồng khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ý kiến xác nhận Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 05 năm 2013
Của thủ trưởng đơn vị Người viết
Đặng Văn Viễn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 25 tháng 05 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TRONG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TRẦN VĂN THỜI.
- Tên cá nhân hoặc người chủ trì, người đồng nghiên cứu: Đặng Văn Viễn
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 20/9/2012 đến ngày 18/05/2013
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học, sẽ là con đường giúp học sinh
tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học, mỗi bộ môn
đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới,
hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.
Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa, khi học sinh thực sự có hứng thú học
môn học này, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải
quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Phạm vi thực hiện sáng kiến này dùng cho giáo viên dạy môn Vật lí cấp
THCS trong trường THCS để nâng cao chất lượng giảng dạy tạo điều kiện để học
sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Vật Lí.
Sáng kiến này đã được ứng dụng và triển khai thực hiện trong tổ Toán – Lí –
CN – Tin trường THCS Thị Trấn Trần Văn Thời huyện Trần Văn Thời và được hội
đồng khoa học nhà trường đánh giá cao.
3. Mô tả sáng kiến:
Đối với giáo viên có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng
kết quả chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được tinh thần thực sự “đổi mới”.
Nguyên nhân của tình trạng trên đựơc thể hiện như. Trong quá trình dạy học chưa
kết hợp chặt chẽ các phương pháp, các dụng cụ học tập sáng tạo, …
a. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm.
Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái có thể
chỉ bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo viên không
nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, kị nhất là giáo viên vào lớp, gắt gỏng
hoặc vào lớp với khuôn mặt nặng nề, …
Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm
phù hợp với điều kiện của trường mình, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc
dùng phiếu học tập hợp lí, …
b. Gây hứng thú cho học sinh bằng những thí nghiệm vật lí có tính kì dị.
- Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt nhiệt của chất rắn” (SGK Vật Lí 6 Tr 58)
- Khi dạy bài “Đối lưu – Bức xạ nhiệt ” (SGK Vật Lí 8 , Tr 80)
- Khi dạy bài “Dẫn nhiệt ” (SGK Vật Lí 8 , Tr 77), …
c. Gây hứng thú cho học sinh bằng những câu hỏi có vấn đề.
Khi dạy bài “Trọng lực – Đơn vị lực” (SGK Vật Lí 6, Tr 27)
Khi dạy bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”
(SGK Vật Lí 7, Tr 9)
Khi dạy bài “ Sự nổi ” (SGK Vật Lí 8, Tr 43)
Khi dạy bài “Thấu kính hội tụ ” (SGK Vật Lí 9, Tr 113)
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS TT Trần Văn Thời, Tôi đã áp
dụng đề tài này và thấy hiệu quả đạt được tương đối khả quan như.
Tỉ lệ học sinh yêu thích môn học tăng lên, số học sinh yếu kém giảm, học
sinh khá giỏi tăng cụ thể như trong sáng kiến.
* Đến cuối năm học 2012- 2013
- Tỉ lệ học sinh thích học môn Vật Lí tăng thêm khoảng 35%
- Số học sinh nắm bài ngay tại lớp tăng thêm khoảng 39%
- Số học sinh khá, giỏi tăng thêm 25%
- Số học sinh yếu, kém về môn Vật Lí hầu như không đáng kể .
* Tỉ lệ học sinh yêu thích học tập môn Vật lí và tỉ lệ học sinh khá giỏi càng
nâng lên rõ rệt khi được áp dụng đề tài này vào trong giảng dạy bộ môn Vật lí cấp
THCS.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đề tài này được hội đồng khoa học nhà trường THCS Thị Trấn Trần Văn
Thời đánh giá cao và được ứng dụng thực tế trong trường.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Đề nghị đối với các cấp lãnh đạo cho đề tài này được triển khai rộng rãi
trong huyện nhà để kết quả chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Đối với giáo viên khi áp dụng sáng kiến này cần thực hiện tốt cách thức và
phương pháp nêu trong sáng kiến, để đạt được kết quả cao nhất trong giảng dạy,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục huyện Trần Văn Thời nói riêng
và tỉnh Cà Mau nói chung.
Ý kiến xác nhận Ngày 25 tháng 05 năm 2013
Của thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
Đặng Văn Viễn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 25 tháng 05 năm 2013
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến huyện Trần Văn Thời
- Họ và tên: Đặng Văn Viễn
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Trần Văn Thời
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm học 2012 - 2013 như sau:
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TRONG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TRẦN VĂN THỜI.
2. Sự cần thiết (Lý do nghiên cứu):
Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học, sẽ là con đường giúp học sinh tiếp
thu kiến thức một cách có hiệu quả. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề
tài này .
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
a. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm.
Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện
của trường mình một cách hợp lí,
b. Gây hứng thú cho học sinh bằng những thí nghiệm vật lí có tính kì dị.
Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt nhiệt của chất rắn” (SGK Vật Lí 6 Tr 58)
Khi dạy bài “Đối lưu – Bức xạ nhiệt ” (SGK Vật Lí 8 , Tr 80)
Khi dạy bài “Dẫn nhiệt ” ( SGK Vật Lí 8 , Tr 77 )…
c. Gây hứng thú cho học sinh bằng những câu hỏi có vấn đề.
Khi dạy bài “Trọng lực – Đơn vị lực” (SGK Vật Lí 6, Tr 27)
Khi dạy bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”(SGK Lí7,Tr 9)
Khi dạy bài “Sự nổi ” (SGK Vật Lí 8, Tr 43)
Khi dạy bài “Thấu kính hội t ” (SGK Vật Lí 9, Tr 113)
4. Phạm vi áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được ứng dụng triển khai thực hiện trong tổ Toán –
Lí – CN – Tin trường THCS Thị Trấn Trần Văn Thời
5. Hiệu quả đạt được:
* Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS TT Trần Văn Thời, Tôi đã áp
dụng phương pháp này và thấy hiệu quả đạt được tương đối khả quan như.
* Năm học 2012- 2013
- Số học sinh khá , giỏi tăng thêm 25%
- Số học sinh yếu , kém về môn Vật Lí hầu như không đáng kể .
* Tỉ lệ học sinh yêu thích học tập môn Vật lí và tỉ lệ học sinh khá giỏi càng
nâng lên rõ rệt khi được áp dụng đề tài này.
Người đăng ký
Đặng Văn Viễn