Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

đề cương TÂM lý học mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.28 KB, 27 trang )

TÂM LÝ HỌC MẦM NON
Câu 1: Trong tâm lý học có quan điểm cho rằng " Tâm lí ng do
thượng đế, do trời sinh ra hay do não tiết ra như gan tiết mật". Hãy
cho biết quan điểm tâm lý trên đúng hay sai? Tại sao?
* Tâm lí học là gì?
- Theo từ điển tiếng Việt: Tâm lí là ý nghĩ, tình cảm …làm thành đời sống nội tâm,
thế giới bên trong của con người.
- Theo nghĩa đời thường, chữ “tâm” thường dùng với các cụm từ nhân tâm, tâm
đắc, tâm can thường có nghĩa như chữ lòng, thiên về tình cảm, còn chữ “hồn”
thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí của con người. “Tâm hồn”,
“tinh thần” luôn gắn với “thể xác”.
- Trong tiếng Latinh: Psyche là linh hồn, tinh thần và logos là học thuyết, là khoa
học, vì thế tâm lí học là khoa học về tâm hồn. Nói 1 cách khái quát: tâm lí bao gồm
tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều
hành mọi hoạt động, hoạt động của con người.
* Nghiên cứu về bản chất tâm lí người: có 3 quan điểm.
- Quan điểm duy tâm: Nguồn gốc con người là tự nhiên, do thượng đế, đấng siêu
nhiên: “cha sinh con, trời sinh tính”.
- Quan điểm duy vật máy móc siêu hình: do não bộ sinh ra theo cơ chế sinh học
giống như “gan tiết mật”.
- Duy vật biện chứng: tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
người thông qua chủ thể, tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.
+ Mỗi người sống trong tự nhiên, xã hội khác nhau thì tâm lí khác nhau
+ Tâm lí người do não bộ sinh ra
+ Tâm lí mang tính chủ thể, ko ai giống ai, muôn màu, đa dạng, phong phú,
mang tính chủ thể và xã hội – lịch sử.

1


* Quan điểm trên là sai. Vì:


Tâm lí con người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan chứ ko phải tự nhiên mà
có, do sự tác động của svht trong hiện tượng khách quan vào con người tạo ra.
Đồng thời tâm lí ý thức cho não bộ sinh ra theo cơ chế hoạt động giao tiếp. Một
đứa trẻ sinh ra chưa có tâm lí thông qua hoạt động vui chơi, giao tiếp, tiếp thu tri
thức kinh nghiệm xã hội loài người. Mỗi người sống trong tự nhiên xã hội, môi
trường, thời kì xã hội khác nhau thì tâm lí khác nhau.

Câu 2: Bằng kiến thức tâm lý học hãy phân tích câu " Gần mực thì
đen gần đèn thì rạng"?
* Tâm lí học là gì?
- Theo từ điển tiếng Việt: Tâm lí là ý nghĩ, tình cảm …làm thành đời sống nội tâm,
thế giới bên trong của con người.
- Theo nghĩa đời thường, chữ “tâm” thường dùng với các cụm từ nhân tâm, tâm
đắc, tâm can thường có nghĩa như chữ lòng, thiên về tình cảm, còn chữ “hồn”
thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí của con người. “Tâm hồn”,
“tinh thần” luôn gắn với “thể xác”.
- Trong tiếng Latinh: Psyche là linh hồn, tinh thần và logos là học thuyết, là khoa
học, vì thế tâm lí học là khoa học về tâm hồn. Nói 1 cách khái quát: tâm lí bao gồm
tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều
hành mọi hoạt động, hoạt động của con người.
* Nghiên cứu về bản chất tâm lí người: có 3 quan điểm.
- Quan điểm duy tâm: Nguồn gốc con người là tự nhiên, do thượng đế, đấng siêu
nhiên: “cha sinh con, trời sinh tính”.
- Quan điểm duy vật máy móc siêu hình: do não bộ sinh ra theo cơ chế sinh học
giống như “gan tiết mật”.
- Duy vật biện chứng: tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
người thông qua chủ thể, tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.
+ Mỗi người sống trong tự nhiên, xã hội khác nhau thì tâm lí khác nhau
+ Tâm lí người do não bộ sinh ra


2


+ Tâm lí mang tính chủ thể, ko ai giống ai, muôn màu, đa dạng, phong phú,
mang tính chủ thể và xã hội – lịch sử.
* “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ này nói về tác động của xã hội đối với tâm lý. Ông cha ta
muốn nhắn nhủ với thế hệ sau chúng ta cần chọn môi trường sống tốt, chọn bạn mà
chơi để trở thành người có ích cho xã hội.
- Theo góc độ tâm lý học thì câu tục ngữ trên vừa đúng vừa sai:
+ Đúng: Vì tâm lý học đã khẳng định “ tâm lý người mang tính xã hội lịch
sử, nội dung tâm lý phản áng đúng mtxq”.
VD1: Có 2 đứa trẻ sinh đôi: 1 được nuôi dưỡng ở VN, 1 nuôi ở Mỹ, 2 đứa bé này
đều có sinh lí giống nhau nhưng tâm lí lại khác nhau. Đứa trẻ nuôi ở VN nói tiếng
Việt, ăn cơm bằng đũa, mang áo quần mang phong cách người VN. Đứa bé nuôi ở
Mỹ sẽ nói tiếng Anh, ăn cơm bằng nĩa, mang áo quần mang phong cách người Mỹ.
VD2: Người sống ở nông thôn thì thật thà, chất phác, cởi mở; người sống ở thành
phố thì khôn ngoan, lanh lợi, ích kỉ hơn.
+ Chưa đúng: Vì phát triển ở mức độ tâm lý cao, sự ý thức của bản thân ít
bị chịu sự tác động của mtxq. Tâm lý người phản áng đúng nơi mà cá nhân đó sinh
sống. Người xưa có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, ý nói rằng dù sống
ở môi trường nào nhưng cá nhân đó có ý thức, quá trình phát triển tâm lí ổn định
thì vẫn ko bị ảnh hưởng dù ở môi trường xấu.
* Kết luận sư phạm:
- Sống trong xã hội cần vạch ra ra phương hướng đúng, chủ động trong các mqh xã
hội đừng bị nó ảnh hưởng.
- Gia đình và nhà trường cần cho trẻ làm quen, tiếp xúc nhiều với mtxq để trẻ làm
quen và tích lũy được kiến thức về môi trường sống xung quanh trẻ.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục cũng như các hoạt động chủ
đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành và phát triển tâm lí con

người cho trẻ.

3


Câu 3: Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ, mặc dù được nuôi
dưỡng rất đầy đủ nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và
phong phú về nội dung thì sự phát triển tâm lý thường bị trì trệ so
với các trẻ khác?
* Định nghĩa giao tiếp: giao tiếp là quá trình tiếp xúc về mặt tâm lí giữa người và
người nhằm trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm và để vận hành các mqh xã hội.
* Vai trò của giao tiếp:
- Cùng với hoạt động, giao tiếp giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát
triển tâm lí, ý thức ở con người vì:
+ Nhờ giao tiếp giúp con người lĩnh hội được tri thức kinh nghiệm của thế
hệ trước để tạo ra kinh nghiệm và tâm lí của bản thân.
+ Thông qua giao tiếp giúp con người đánh giá được lẫn nhau để hình thành
cảm xúc, tình cảm, tự ý thức giáo dục.
+ Nhờ giao tiếp giúp con người giảm bớt căng thẳng, thần kinh tránh khỏi sự
cô đơn hẫng hụt cảm xúc.
* Liên hệ thực tiễn:
- Giao tiếp hình thành cảm xúc tình cảm vì trẻ học cách biểu hiện cảm xúc tình
cảm vì trẻ học cách biểu hiện cảm xúc từ mọi người xung quanh.
- Nảy sinh sự giúp đỡ.
- Giảm bớt căng thẳng, chia sẻ tình cảm tâm tư.
=> Trong GDMN, người giáo viên cần tạo môi trường giúp trẻ giao lưu, giúp
những trẻ kém chủ động hơn trong hoạt động giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng.

4



Câu 4: Hãy phân tích nội dung tâm lý được thể hiện trong câu:
“Con nhà nông không giống lông cũng giống cánh”?
* Định nghĩa di truyền: Di truyền lại từ thế hệ trước qua thế hệ sau qua cấu trúc
của gen.
* Vai trò của di truyền:
- Quan điểm duy tâm: Di truyền giữ vai trò quyết định hoàn toàn đối với sự phát
triển tâm lý, ý thức. Có nghĩa sự hình thành phát triển tâm lý, ý thức của con người
được di truyền từ thế hệ trước qua thế hệ sau theo các cấu trúc gen quy định sẵn ở
đứa trẻ khi còn trong bào thai => quan điểm sai lầm.
- Quan điểm duy vật biện chứng: Trong sự hình thành phát triển tâm lý, ý thức ở
người, di truyền chỉ giữ vai trò tiền đề, cơ sở vật chất chứ ko giũ vai trò quyết định.
* “Con nhà nông ko giống lông cũng giống cánh”
- Ý nghĩa: muốn nói rằng con cái sẽ có những nét giống bố mẹ về khuôn mặt, vóc
dáng, đôi mắt…nghĩa là mang tính di truyền từ gen bố mẹ.
- Theo góc độ tâm lý học, câu nói này là sai. Vì:
+ Theo khái niệm di truyền: Là những đặc điểm sinh học truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác qua gen.
VD: cha mẹ có tóc màu đen thì con cái sẽ có màu tóc đen.
+ Nhưng tâm lý người ko chỉ chịu ảnh hưởng cảu yếu tố sinh học mà còn
phải chịu ảnh hưởng yếu tố xã hội như:
• Các hoạt động: vui chơi, hoạt động, học tập, lao động và hoạt động xã hội.
• Giao tiếp xã hội: giữa con người với con người, giữa cá nhân - cá nhân, cá
nhân - nhóm, nhóm – nhóm, nhóm – cộng đồng.
• Trong hoạt động sống của con người luôn luôn có những chức năng tâm lý
mới xuất hiện mà di truyền ko định sẵn được.
VD: Khả năng sử dụng máy tính của thế hệ trẻ ko phải do ông bà, cha mẹ di truyền
cho, mà được hình thành bởi quá trình tiếp thu và tích lũy hình thành kĩ năng. Vì
thế ông bà ko biết đến máy tính.
Kết luận sư phạm:

5


Câu 5: Bằng tri thức tâm lí học hãy giải thích các hiện tượng sau?
* Chiều cao của một ng mà ta nhìn từ các khoảng cách khác nhau vẫn được ta
nhận thức là một, mặc dù hình ảnh của họ trên võng mạc của chúng ta bị thay
đổi nhiều:
- Định nghĩa cảm giác: Là 1 quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bên
ngoài của svht khi chúng tác động vào các giác quan của ta.
- Định nghĩa tri giác: Tri giác là 1 quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn các thuộc
tính bên ngoài của svht khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan.
- So sánh cảm giác và tri giác:
Giống:
+ Là 1 quá trình tâm lý
+ Phản ánh trực tiếp
+ Đều phản ánh các thuộc tính bên ngoài
+ Phản ánh thế giới khách quan bằng hoạt động của các giác quan.
Khác:
Cảm giác
Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bên

Tri giác
Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên

ngoài
ngoài
Tri giác là mức độ nhận thức cao hơn cảm giác nhưng vẫn nằm trong giai đoạn
nhận thức cảm tính vì CG và TG vẫn có đặc điểm giống nhau.
- Các quy luật tri giác:
+ Quy luật về tính đối tượng: Khi tri giác sự vật thì hình ảnh của sự vật đang

tác động trực tiếp vào giác quan là đối tượng của tri giác.
+ Quy luật về tính lựa chọn khi tri giác sự vật để phản ánh trung thực phải
lựa chọn đối tượng tri giác, sự lựa chọn đó được hiểu là quá trình con người sử
dụng giác quan tách sự vật này ra khỏi các sự vật khác xung quanh, lựa chọn bản
thân sự vật làm đối tượng, còn các sự vật xung quanh trở thành bối cảnh. Tính lựa
chọn bao gồm các đặc điểm sau:
• Việc lựa chọn đối tượng phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích, tình cảm
của cá nhân.
6


• Nó chỉ mang ý nghĩa tương đối vì giữa đối tượng và bối cảnh có thể
thay đổi bối cảnh cho nhau.
• Khi lựa chọn sự vật làm đối tượng, người ta thường thích lựa chọn
những sự vật có đặc điểm nổi bật nhất.
+ Quy luật về tính ý nghĩa: Khi tri giác sự vật, con người gọi được tên, hiểu
được ý nghĩa của sự vật, có thể xếp sự vật vào nhóm loại nhất định.
+ Quy luật về tính ổn định: Khi tri giác sự vật hình ảnh, sự vật ít bị biến đổi
cho dù điều kiện tri giác sự vật thay đổi.
+ Quy luật tổng giác: là hiện tượng, hình ảnh của sự vật có thể thay đổi theo
tâm trạng, tình cảm, nhu cầu, sở thích.
+ Quy luật ảo giác: là hiện tượng tri giác nhầm lẫn, tri giác ko cho con người
hình ảnh thực của sự vật, nó được ứng dụng nhiều trong đời sống như hội
họa, trang điểm, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục, quần áo
=> Vậy trường hợp trên thuộc quy luật về tính ổn định.
* Ng lái xe ô tô có ảo ảnh như: vật đang tiến nhanh lại phía mình tựa như
phình to ra?
- Ảo giác:
+ Trong 1 số trường hợp với những điều kiện thực tế xác định, tri giác có thể
ko cho ta hình ảnh đúng về sự vật. Hiện tượng này gọi là ảo ảnh thị giác, gọi tắt là

ảo giác.
+ Ảo ảnh là tri giác ko đúng, bị sai lệch. Những hiện tượng tri giác này tuy
ko nhiều, nhưng có tính chất quy luật.
+ Tính sai lầm của ảo giác cũng như tính chân thực của tri giác được kiểm
tra bằng thực tế.
+ Người ta đã lợi dụng ảo giác vào trong kiến trúc, hội họa, trang trí, trang
phục để phục vụ cho cuộc sống con người.
=> Vậy trường hợp trên chỉ là ảo giác.

7


Câu 6: Hãy giải thích luận điểm tâm lí sau: Mặc dù tri giác là mức
độ nhận thức cao hơn về chất so với cảm giác nhưng tri giác và cảm
giác vẫn cùng thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính?
- Định nghĩa cảm giác: Là 1 quá trình tâm lí phản ánh 1 cách đơn lẻ các thuộc
tính bên ngoài của svht khi chúng trực tiếp tác động vào cơ quan cảm giác.
- Định nghĩa tri giác: Tri giác là 1 quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn các thuộc
tính bên ngoài của svht khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan.
- Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, đó là giai
đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật
ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
- So sánh đặc điểm cảm giác và tri giác:
Giống:
+ Là hiện tượng tâm lý
+ Là 1 quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Phản ánh trực tiếp bên ngoài svht
+ Đều phản ánh các thuộc tính bên ngoài
+ Phản ánh thế giới khách quan bằng hoạt động của các giác quan.
+ Xuất phát và chịu sự đánh giá kiểm nghiệm của thực tiễn.

Khác:
Cảm giác
Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bên

Tri giác
Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên

ngoài “con người chỉ nhận biết được 1

ngoài của 1 svht “con người hiểu được

thuộc tính bên ngoài của 1 svht”

tất cả phản ánh bên ngoài cảu svht”

=> Cảm giác là mức độ nhận thức đầu tiên và thấp nhất, đính hướng cho nhận thức
lý tính. Tri giác nhận thức cao hơn so với cảm giác.
=> Mặc dù tri giác là mức độ nhận thức cao hơn về chất so với cảm giác nhưng tri
giác và cảm giác vẫn cùng thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính vì CG và TG vẫn có
đặc điểm giống nhau.

8


Câu 7: Hãy phân tích nội dung của quy luật cảm giác được thể hiện
trong các ví dụ sau?
- Định nghĩa cảm giác: Là 1 quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bên
ngoài của svht khi chúng tác động vào các giác quan của ta.
- Đặc điểm:
+ Là 1 quá trình tâm lý

+ Chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bên ngoài
+ Phản ánh trực tiếp
+ Hiện tượng phải trực tiếp tác động vào các giác quan thì mới tạo ra được
cảm giác.
- Các quy luật cảm giác:
+ Quy luật ngưỡng cảm giác:
• Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích
thích đó phải đạt tới 1 giới hạn nhất định.
• Cảm giác có 2 ngưỡng: Ncg phía dưới và ncg phía trên.
Ncg phía dưới: là cường độ kích thích tối thiểu để gây được cảm giác.
Còn gọi là ngưỡng tuyệt đối.
Ncg phía trên: là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây được cảm giác.
Phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác trên là vùng cảm giác được, trong đó có
1 vùng phản ánh tốt nhất.
+ Quy luật thích ứng:
• Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của giác cho phù hợp với
sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì
giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy
cảm.
+ Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác:
• Các cảm giác ko tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau.
Trong sự tác động này,các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của
nhau và diễn ra theo quy luật: Sự kích thích yếu lên 1 cơ quan phân
tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của 1 cơ quan phân tích kia, sự
9


kích thích mạnh lên 1 cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm
của 1 cơ quan phân tích kia.
* Người mù định hướng trong không gian chủ yếu dựa vào cảm giác đụng

chạm, cảm giác ngửi, cảm giác vận động và sờ mó và cảm giác rung: Quy luật
tác động qua lại giữa các cảm giác.
* Hiện tượng quen hơi ở trẻ em: Quy luật thích ứng.

Câu 8: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa các quá trình nhận thức
cảm tính và quá trình nhận thức lí tính. Trong các đặc điểm sau
đây, đặc điểm nào là đặc trưng cho quá trình nhận thức lí tính:
1. Phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng
2. Phản ánh toàn bộ thuộc tính bên ngoài và bộ phận của sự vật
3. Phản ánh những dấu hiệu chung và bản chất của sự vật
4. Phản ánh trực tiếp thế giới khách quan
5. Phản ánh gián tiếp sự vật và có sự tham gia tất yếu của ngôn ngữ
* Khái niệm nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức.
Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm
bắt sự vật ấy, nhận thức cảm tính gồm các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
* Khái niệm nhận thức lý tính: Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái
quát sự vật thông qua bộ não được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán
đoán, suy luận.
* Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
- Ntct và ntlt có cùng chung đối tượng phản ánh, đó là các sự vật; cùng chung chủ
thể phản ánh đó là con người và cùng do thực tiễn quy định. Đây là 2 giai đoạn
hợp thành quá trình nhận thức. Do vậy chúng có mqh chặt chẽ với nhau, biểu hiện:
+ Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính. Lênin
nói “Ko có cảm giác thì ko có quá trình nhận thức nào cả”.
+ Nhận thức lý tính nhờ có tính khái quát cao, hiểu được bản chất nên đóng
vai trò định hướng cho nhận thức cảm tính để có thể phản ánh đc sâu sắc hơn.
10


+ Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn lý tính thì con người chỉ có đc

những tri thức về đối tượng. Còn bản thân tri thức đó có chân thực hay ko thì chưa
khẳng định được. Muốn khẳng định, nhận thức phải trở về thực tiễn, dùng thực tiễn
làm tiêu chuẩn.
+ Ntct và ntlt ko tách biệt nhau mà luôn có mqh chặt chẽ với nhau. Ko có
ntct thì ko có ntlt. Ko có ntlt thì ko nhận thức đc bản chất thật sự của sự vật.
* Giống nhau:
- Cả 2 quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình
ảnh về chúng.
- Đều là quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Giúp con người nhận biết về thế giới khách quan, cho con người có những hiểu
biết sâu sắc về thế giới.
* Khác nhau:
Nhận thức cảm tính
- Sản phẩm là các cảm giác, hình ảnh tri

Nhận thức lý tính
- Sản phẩm là các khái niệm, biểu tượng

giác
- Ko cần sử dụng ngôn ngữ làm phương

mang tính khái quát hóa
- Phải sử dụng ngôn ngữ là phương tiện

tiện
- Tiếp xúc trực tiếp nhờ các cơ quan

- Tiếp xúc gián tiếp qua thao tác tư duy

cảm giác

- Thấy được svht 1 cách sinh động

do nhận thức cảm tính đem lại
- Thấy được svht 1 cách khái quát, trừu

- Mang lại những hiểu biết về đặc điểm

tượng
- Tìm ra bản chất quy luật của svht

bên ngoài
- Là giai đoạn đầu của quá trình nhận

- Là giai đoạn sau của quá trình nhận

thức

thức

Câu 9: Có quan điểm cho rằng: “Sự hình thành phát triển nhân
cách do nhân tố di truyền sinh vật quyết định, không yếu tố xã hội
nào có thể làm thay đổi cái tự nhiên đã định sẵn trong con người”
Quan điểm tâm lý trên đúng hay sai? tại sao?
11


* Định nghĩa nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm thuộc tính tâm lý biểu hiện
bản sắc và giá trị xã hội của con người.
- Trong sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng tác động của những
yếu tố là:

+ Di truyền sinh học: Chỉ đóng vai trò tiền đề sinh học, tiền đề vật chất
trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có nghĩa để hình thành,
phát triển nhân cách các phẩm chất thuộc tính tâm lý của con người, điều kiện
trước tiên phải có là hoạt động bình thường của hệ thần kinh, não bộ và giác quan.
Các yếu tố sinh học do di truyền mang lại được quy định trong cấu trúc gen, nó có
thể gây cản trở hoặc tạo đk thuận lợi cho sự hình thành, phát triển tâm lý, ý thức,
nhân cách ở người.
+ Giáo dục: Giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành nhân cách ở
người, đó là 1 yếu tố xã hội đặc biệt mà sự hình thành, phát triển nhân cách ko thể
thiếu vắng vai trò của nó, vì:
• GD giữ vai trò định hướng cho quá trình phát triển tính cách, sở dĩ
như vậy vì GD là 1 hệ thống tác động có nội dung, phương pháp, kế
hoạch tới con người.
• GD cung cấp cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức kinh nghiệm của loài
người các chuẩn mực hành vi, nguyên tắc hoạt động tác động mạnh
mẽ 1 cách toàn diện vào các mặt nhân cách.
• GD giúp sửa chữa những hành vi sai lệch do sự tác động tự phát của
môi trường, hoàn cảnh xã hội. Đồng thời khắc phục những đặc điểm
hạn chế do yếu tố di truyền sinh học mang lại.
+ Hoạt động giao tiếp: Giữ vai trò quyết định trong sự hình thành phát triển
nhân cách ở người, vì:
• Nhờ hoạt động giao tiếp mà con người tiếp thu lĩnh hội được tri thức
kinh nghiệm của thế hệ trước, tạo ra đặc điểm, phẩm chất tâm lí của
cá nhân.
• Tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hoạt
động giao tiếp.
12


• Nhờ sự tích cực tham gia hoạt động giao tiếp giúp con người có sự tác

động qua lại lẫn nhau để hình thành ý thức và phẩm chất tâm lý khác
trong nhân cách.
+ Tập thể, môi trường xã hội: Đây là yếu tố xã hội giữ vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách ở người biểu hiện các quan
hệ trong tập thể, môi trường xã hội có thể tác động 1 cách tự phát và tự giác,
tích cực và tiêu cực tới sự phát triển nhân cách ở người.
=> Vậy: Quan điểm trên là sai vì trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách thì yếu tố di truyền chỉ đóng vai trò tiền đề sinh học. Yếu tố
giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Yếu tố tập thể, môi trường xã hội giữ vai trò quan
trọng. Và yếu tố hoạt động giao tiếp mới giữ vai trò quyết định trong sự hình
thành, phát triển nhân cách ở người.

Câu 10: Hãy phân tích nội dung quy luật tình cảm được thể hiện
trong các ví dụ sau:
* Định nghĩa tình cảm: Là sự tỏ thái độ của con người đối với hiện thực biểu hiện
ở sự rung cảm của cá nhân đối với 1 đối tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ
của họ.
* Các quy luật của tình cảm:
- Quy luật thích ứng: Trong đời sống tình cảm nếu 1 xúc cảm, tình cảm nào đó
được lặp đi lặp lại nhiều lần ko thay đổi, cuối cùng nó sẽ giảm đi về cường độ hoặc
mất hẳn.
- Quy luật cảm ứng: Trong đời sống tình cảm của con người khi có sự mất đi hay
xuất hiện 1 xúc cảm, tình cảm nào đó nó sẽ làm tăng cường hoặc yếu đi 1 xúc cảm,
tình cảm khác.
- Quy luật di chuyển tình cảm: Xúc cảm, tình cảm được nảy sinh với 1 đối tượng
nào đó có thể được di chuyển sang 1 đối tượng khác có liên quan tới 1 đối tượng
gây ra tình cảm.
- Quy luật pha trộn tình cảm: Trong đời sống tình cảm đôi lúc cùng xuất hiện
những xúc cảm, tình cảm trái ngược nhau nhưng ko loại trừ mà còn bổ sung cho
nhau.

13


- Quy luật hình thành tình cảm: Tình cảm ở con người được hình thành bằng
việc khái quát hóa, động hình hóa.
- Quy luật lây lan và lan truyền tình cảm: Xúc cảm, tình cảm có thể được lan
truyền trực tiếp từ đối tượng này sang đối tượng khác làm cơ sở để tạo ra các hiện
thực tâm lý tập thể.

a. Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại, mẹ thầy năng thương
- Câu ca dao này thuộc quy luật về sự hình thành tình cảm

b. Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- Câu ca dao này thuộc quy luật di chuyển tình cảm

c. Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
- Câu ca dao này thuộc quy luật cảm ứng.

Câu 11: Xác định các loại tình cảm cấp cao của con người được thể
hiện trong các ví dụ sau và phân tích nội dung của các loại tình cảm
đó?
* Các mức độ của đời sống tình cảm:
- Tình cảm: Là thuộc tính tâm lí ổn định bền vững của nhân cách, nói lên thái độ
của cá nhân.
14


- Có 2 nhóm tình cảm:

+ Tình cảm cấp thấp: có liên quan tới sự thỏa mãn hay ko thỏa mãn những
nhu cầu của cơ thể.
+ Tình cảm cấp cao bao gồm:
• Tình cảm đạo đức: biểu thị thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo
đức trong xã hội, trong quan hệ con người với con người, với cộng đồng, với
xã hội (như tình mẹ con, bầu bạn, tình yêu nam nữ, tình cảm nhóm xã hội).
• Tình cảm trí tuệ: Tính ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học, nhạy cảm với
cái mới.
• Tình cảm thẩm mỹ: thể hiện thái độ rung cảm với cái đẹp
• Tình cảm mang tính chất thế giới quan: tinh thần yêu nước, tinh thần quốc
tế.
Ví dụ:
+ Tình bạn: tình cảm đạo đức
+ Tình cảm trách nhiệm: tình cảm đạo đức
+ Tình cảm với cái đẹp: tình cảm thẩm mỹ
+ Tình cảm bi lụy: tình cảm thẩm mỹ
+ Sự khâm phục: tình cảm đạo đức
+ Sự hoài nghi: tình cảm trí tuệ

Câu 12: Trong cuộc sống, để xóa bỏ một kỹ xảo hay thói quen đều
rất khó khăn, nhưng xóa bỏ một thói quen bao giờ cũng khó hơn
xóa bỏ một kỹ xảo.
Hãy giải thích tại sao như vậy? Nêu những điểm khác nhau giữa
thói quen và kĩ xảo?

15


* Hành động tự động hóa: vốn là hành động có ý thức, nhưng do lặp đi lặp lại
nhiều lần, hoặc do luyện tập mà nó trở thành tự động hóa, ko cần có sự kiểm soát

trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện cso kết quả.
- Có 2 loại hành động tự động hóa: kĩ xảo và thói quen. Kĩ xảo là loại hành động tự
động hóa nhờ luyện tập, còn thói quen là loại hành động tự động hóa ổn định trở
thành nhu cầu của con người.
* Khác nhau:
Kĩ xảo
- Mang tính chất kĩ thuật

Thói quen
- Mang tính chất nhu cầu nếp sống

- Được đánh giá về mặt thao tác

- Được đánh giá về mặt đạo đức

- Ít gắn với tình huống

- Luôn gắn với tình huống cụ thể

- Có thể ít bền vững nếu ko thường - Bền vững, ăn sâu và nếp sống
xuyên luyện tập củng cố
- Con đường hình thành chủ yếu của kĩ - Hình thành bằng nhiều con đường như
xảo là luyện tập có mục đích và có hệ rèn luyện, bắt chước
thống
* Quy luật hình thành kĩ xảo:
- Quy luật tiến bộ ko đồng đều: Trong quá trình luyện tập, kĩ xảo có sự tiến bộ ko
đồng đều:
+ Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.
+ Có những kĩ xảo khi mới bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ chậm, nhưng đến
1 giai đoạn nhất định nó lại tăng nhanh.

+ Có những trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại
sau đó tăng dần.
- Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập: Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo
chỉ đem lại 1 kết quả cao nhất có thể có đối với nó, gọi là đỉnh của pp đó. Muốn
đạt được kết quả cao hơn phải thay đổi pp luyện tập để có đỉnh cao hơn.
- Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo mới và kĩ xảo cũ: Sự tác động qua lại
này diễn ra theo 2 chiều hướng sau:
16


+ Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kĩ xảo mới, đó là sự di
chuyển kĩ xảo.
+ Kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại, khó khăn cho việc hình thành kĩ
xảo mới. Đó là hiện tượng giao thoa kĩ xảo.
+ Quy luật dập tắt kĩ xảo: 1 kĩ xảo đã được hình thành nếu ko luyện tập,
củng cố và sử dụng thường xuyên có thể bị suy yếu và cuối cùng bị mất đi.

Câu 13: Hãy phân tích những luận điểm tâm lý được thể hiện trong
2 câu thơ dưới đây và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết:
" Ngủ ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền..."
* Định nghĩa giao tiếp: giao tiếp là quá trình tiếp xúc về mặt tâm lí giữa người và
người nhằm trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm và để vận hành các mqh xã hội.
* Vai trò của giao tiếp:
- Cùng với hoạt động, giao tiếp giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát
triển tâm lí, ý thức ở con người vì:
+ Nhờ giao tiếp giúp con người lĩnh hội được tri thức kinh nghiệm của thế
hệ trước để tạo ra kinh nghiệm và tâm lí của bản thân.
+ Thông qua giao tiếp giúp con người đánh giá được lẫn nhau để hình thành
cảm xúc, tình cảm, tự ý thức giáo dục.

+ Nhờ giao tiếp giúp con người giảm bớt căng thẳng, thần kinh tránh khỏi sự
cô đơn hẫng hụt cảm xúc.

* Liên hệ thực tiễn:
- Giao tiếp hình thành cảm xúc tình cảm vì trẻ học cách biểu hiện cảm xúc tình
cảm vì trẻ học cách biểu hiện cảm xúc từ mọi người xung quanh.
- Nảy sinh sự giúp đỡ.
- Giảm bớt căng thẳng, chia sẻ tình cảm tâm tư.
=> Trong GDMN, người giáo viên cần tạo môi trường giúp trẻ giao lưu, giúp
những trẻ kém chủ động hơn trong hoạt động giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng.
17


“ Hiền dữ đâu phải tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”?
* Định nghĩa giáo dục: GD là 1 hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người, đưa đến sự hình
thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
* Vai trò của yếu tố giáo dục: Giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành nhân
cách ở người, đó là 1 yếu tố xã hội đặc biệt mà sự hình thành, phát triển nhân cách
ko thể thiếu vắng vai trò của nó, vì:
• GD giữ vai trò định hướng cho quá trình phát triển tính cách, sở dĩ
như vậy vì GD là 1 hệ thống tác động có nội dung, phương pháp, kế
hoạch tới con người.
• GD cung cấp cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức kinh nghiệm của loài
người các chuẩn mực hành vi, nguyên tắc hoạt động tác động mạnh
mẽ 1 cách toàn diện vào các mặt nhân cách.
• GD giúp sửa chữa những hành vi sai lệch do sự tác động tự phát của
môi trường, hoàn cảnh xã hội. Đồng thời khắc phục những đặc điểm
hạn chế do yếu tố di truyền sinh học mang lại.


Câu 14: Tại sao nói hoạt động giao lưu xúc cảm là hoạt động chủ
đạo của trẻ hài nhi (2th – 1t)?
- Vì là hoạt động xuất hiện đầu tiên
- Khái niệm: Giao lưu xúc cảm là quá trình tiếp xúc tâm lý trực tiếp giữa trẻ với
người lớn nhằm tạo ra những xúc cảm tích cực ở trẻ.
* Ở tuổi hài nhi hoạt động giao lưu xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt
động chủ đạo, vì nó mang đầy đủ 3 đặc điểm của hoạt động chủ đạo:

18


- Tuổi hài nhi cuộc sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, đói người lớn
cho ăn, rét người lớn cho mặc, người người tạo điều kiện cho trẻ tiếp nhận ấn
tượng bên ngoài cho trẻ. Người lớn trở thành đối tượng hoạt động của trẻ. Chính
nhờ sự tiếp xúc với người lớn làm cho tâm lý trẻ phát triển.
- Trẻ giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, làm cho đời sống tâm lý của trẻ
được biến đổi về chất, biểu hiện:
+ Góp phần thỏa mãn nhu cầu tiếp xúc với người lớn của trẻ.
+ Góp phần hình thành cảm xúc đầu tiên của trẻ, vì khi người lớn đến tiếp
xúc với trẻ, sự tiếp xúc da thịt, cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng của người lớn đã khêu gợi
ở trẻ cảm xúc đầu tiên ở con người, dần dần hình thành ở trẻ những xúc cảm khác
nhau như vui mừng, sợ hãi.
+ Người lớn giao tiếp với trẻ góp phần làm xuất hiện ở trẻ những cảm giác
như cảm giác vận động.
+ Người lớn giao tiếp với trẻ, góp phần làm xuất hiện ý thức bản ngã thô sơ,
nhưng còn hết sức mờ nhạt.
VD: Gọi tên trẻ trẻ quay lại.
- Chi phối các dạng hoạt động khác: hoạt động giao tiếp xúc cảm trực tiếp với
người lớn, làm nảy sinh yếu tố hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo ở lứa

tuổi ấu nhi. Bởi khi trẻ giao tiếp với người lớn, trẻ ko chỉ đc người lớn ôm ấp vỗ
về, mà trẻ giao tiếp với người lớn để đc cầm nắm, sờ mó với đồ vật. Người lớn trở
thành khâu trung gian giữa trẻ với đồ vật. Tuy nhiên hoạt động của trẻ với đồ vật ở
tuổi hài nhi chỉ là hành động chơi nghịch.
KLSP:
- Người lớn cần phải thường xuyên giao tiếp, tiếp xúc với trẻ cùng với những cử
chỉ âu yếm nhẹ nhàng nhằm khêu gợi ở trẻ những xúc cảm tích cực.
- Trong quá trình giao tiếp với trẻ, người lớn tạo điều kiện cho trẻ từng bước tiếp
xúc với những đồ vật, đồ chơi. Đặc biệt là những đồ vật kích thích trẻ hành động
như là những đồ vật có màu sắc sặc sỡ, di động, phát ra những âm thanh.

19


* Đặc điểm phát triển hoạt động gioa lưu xúc cảm trực tiếp với người lớn của
tuổi hài nhi:
- Đặc điểm giao tiếp của trẻ:
+ Đối tượng giao tiếp của trẻ chủ yếu nảy sinh trong quan hệ của trẻ với
người lớn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
+ Nội dung giao tiếp của trẻ ko chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu cảm xúc với
người lớn, mà còn nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi.
+ Phương tiện giao tiếp của trẻ và người lớn, chủ yếu là hành vi, cử chỉ và
sự giao tiếp trực tiếp da thịt.
- Sự phát triển giao tiếp của trẻ: Giao tiếp giữa trẻ với người lớn được phát triển
dần qua các độ tuổi:
+ Trẻ 2 tháng giao tiếp với người lớn chưa mang tính chọn lọc, còn thụ
động.
+ Trẻ 5-6 tháng giao tiếp với người lớn mang tính chủ động và có tính chọn
lọc rõ rệt (mẹ đến trẻ vui mừng, người lạ đến trẻ sợ hãi).
+ Trẻ 6-7 tháng giao tiếp với người lớn ko chỉ thỏa mãn nhu cầu cảm xúc,

mà ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm đồ vật. Do đó giữa trẻ và người lớn
xuất hiện hoạt động phối hợp tay ba: bé – người lớn – đồ vật. Nhờ hoạt động phối
hợp này mà ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn.
+ Trẻ 7 – 8 tháng có khả năng bắt chước 1 số hành động đơn giản của người
lớn. Tuy nhiên hành động này chỉ mang tính chơi nghịch, các hành động này còn
rất vụng về và chưa chính xác.
+ Cuối tuổi hài nhi nhu cầu bắt chước tăng lên rõ rệt. Nhu cầu giao tiếp xúc
cảm với người lớn dần nhường chỗ cho nhu cầu tiếp xúc với đồ vật. Cuối tuổi hài
nhi trẻ biết sử dụng 1 số công cụ đơn giản như biết cầm cốc uống nước, cầm thìa
xúc cơm. Đây là giai đoạn đánh dấu trẻ biết hành động với đồ vật.
KLSP:
- Người lớn thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng nhằm
tạo cho trẻ xúc cảm tích cực.

20


- Tạo đk cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi đặc biệt đồ vật có màu sắc sặc sỡ di
động.
- Từng bước dạy cho trẻ hành động với đồ vật.

Câu 15: Theo chị “ Mỗi cháu bé là 1 con người riêng biệt” là đúng
hay là sai, vì sao?
Theo quy luật về sự phát triển tâm lý trẻ em:
* Quy luật về tính ko đồng đều:
- Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra ko đều:
+ Các hiện tượng tâm lý khác nhau
VD: Trẻ trai thì thích chơi siêu nhân, trẻ gái thích chơi búp bê
+ Những đứa trẻ trong cùng 1 giai đoạn tuổi
+ Sự phát triển tâm lí của các giai đoạn lứa tuổi khác nhau

* Quy luật về tính toàn vẹn và thông nhất:
- Sự phát triển diễn ra theo xu hướng ngày càng thống nhất, toàn vẹn và bền vững
nhằm đến sự hoàn thiện nhân cách, những thuộc tính tâm lý rời rạc sẽ dần trở
thành những hiện tượng tâm lý.
* Quy luật về tính mềm dẻo và khả năng bù trừ:
- Ở trẻ em nếu 1 chức năng tâm lý này yếu thì chức năng tâm lý khác sẽ phát triển
trội hơn, bổ trợ cho chức năng tâm lý yếu đó.
=> Vậy, “ Mỗi cháu bé là 1 con người riêng biệt” là quan điểm đúng.

Câu 16: Đặc điểm ngôn ngữ trẻ hài nhi(2-15 tháng)?
- Khi giao tiếp trẻ bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung
quanh. Trẻ thích chăm chú lắng nghe lời người lớn nói với mình.

21


- Sau 3 tháng, trẻ phát ra những âm thanh nhỏ “gừ gừ”. Những âm thanh này trở
nên mạnh hơn khi được người lớn cúi xuống trò chuyện. Trẻ bắt chước những âm
thanh mà người lớn thường ru nó hay nựng nó.
- Cuộc trò chuyện giữa người lớn và trẻ khêu gợi ở đứa trẻ trạng thái cảm xúc tích
cực, sự thích thú. Trẻ thường nhoẻn miệng cười khi nghe thấy những âm thanh vui
vẻ và mếu máo khi nghe những âm thanh dữ tợn quát tháo.
- Càng về cuối năm trẻ càng thích giao tiếp với người lớn thông qua tiếng bập bẻ
của mình, giúp trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở để chuẩn bị cho việc học
nói.
- Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên cơ sở của sự phối hợp hoạt động của
tri giác nhìn và nghe.
- Lúc đầu trẻ nghe ngôn ngữ như nghe âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầu tiên
quyết định thái độ phản ứng của trẻ cũng tức là quyết định sự hiểu ngôn ngữ cua
trẻ.

- Cuối tuổi hài nhi, trẻ có thể chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi.
=> Như vậy, trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với người lớn, sự thông hiểu ngôn
ngữ của trẻ dần dần mang tính chất tích cực hơn và trở thành 1 trong những
phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với người xung
quanh.
KLSP:
- Tiếp xúc đồ vật, đồ chơi màu sắc, âm thanh, di động
- Hát ru, kể chuyện cho trẻ nghe
- Người lớn giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ
- Dạy trẻ phát âm, nói.

Câu 17: Có quan điểm cho rằng nói chuyện với trẻ lên 2 cần phải có
người phiên dịch, người phiên dịch giỏi nhất là người mẹ. Điều đó có
đúng ko, giải thích?
22


Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ấu nhi(15-36 tháng):
* Thông hiểu ngôn ngữ nói của người lớn:
- Đầu tuổi ấu nhi:
+ Lời nói kết hợp với tình huống cụ thể mới tạo thành tín hiệu hành động.
Trẻ đã có khả năng nghe hiểu ngôn ngữ nói của người lớn ở mức độ:
Lời nói + đồ vật + hành động = tình huống.
+ Sự kết hợp giữa lời nói và tình huống cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần,
dần dần đứa trẻ hiểu được lời nói mà ko phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa.
+ Sau 1 tuổi rưỡi hoặc sớm hơn việc hiểu lời nói tách khỏi tình huống cụ thể
được tiến bộ rõ rệt. Nhờ đó người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động của
trẻ và sự phục tùng của trẻ đối với lời chỉ dẫn của người lớn trở nên vững chắc
hơn.
- Sang 2 tuổi: Lời nói thường chỉ đi kèm với đồ vật ra tình huống. Đứa trẻ bắt đầu

thực hiện hành động nào đó theo lời chỉ dẫn dễ dàng hơn nhiều so với việc ngưng
lại hành động mà người lớn buộc thôi làm hay cấm đoán.
- Cuối tuổi ấu nhi:
+ Trẻ có khả năng nghe hiểu lời nói của người lớn tách rời với hành động và
trẻ có khả năng làm theo lời hướng dẫn của người lớn thông qua ngôn ngữ nói.
+ Trong thời kì này sự thông hiểu lời nói của người lớn được biến đổi về
chất. Đứa trẻ ko chỉ hiểu những từ riêng biệt mà còn có thể thực hiện những hành
động với đồ vật theo sự chỉ dẫn của người lớn. Lúc này trẻ rất thích nghe kể
chuyện, nghe đọc thơ.
* Diễn đạt ngôn ngữ nói tích cực của mình:
- Đầu ấu nhi:
+ Phát âm thì còn hạn chế, trẻ thường nói ngọng, nói lắp và nói sai nhiều, trẻ
thường dùng những từ 2 âm tiết như ba, bà, đi.
+ Vốn từ còn rất ít, chỉ có vài 3 chục từ và đôi khi trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa
của từ.

23


+ Câu thì thường là câu đơn, thường có 2 từ ghép lại, trẻ dùng câu chưa
đúng ngữ pháp, ngữ cảnh và câu thường dùng của trẻ thường bị đảo trật tự câu,
mang tính địa phương.
- Cuối tuổi ấu nhi:
+ Phát âm: tiến bộ, rõ hơn giai đoạn trước, tuy nhiên trẻ vẫn nói ngọng nói
lắp và nói sai.
+ Vốn từ: tăng lên nhiều, trên dưới 1000 từ.
+ Câu: câu đơn và câu phức để giao tiếp với người xung quanh. Câu của trẻ
đã đúng ngữ pháp, ngữ cảnh. Trong diễn đạt về câu trẻ thường bắt chước giọng
điệu của người lớn, tuy nhiên cũng chưa hẳn hiểu hết nghĩa của từ và câu.
+ Câu mà trẻ thường dùng là thông báo, xin phép, đặt câu hỏi: Cái gì? Làm

gì? Như thế nào?...
=> Vậy, quan điểm trên là đúng.

Câu 18: Sự phát triển tâm lý khủng hoảng tuổi lên 3 có lợi hay bất
lợi? (Vừa có lợi, vừa bất lợi).
* Nhu cầu tự lập:
- Chính là nhu cầu trẻ muốn tự chủ, tự lập trong hành vi của mình, và trẻ muốn
tách mình ra khỏi người lớn và ko muốn sự giúp đỡ của người lớn.
- Biểu hiện:
+ Trẻ thể hiện nguyện vọng của riêng mình, đôi khi nguyện vọng này ko
trùng khớp với nguyện vọng của người lớn.
+ Tính tự chủ, tự lập trong hành vi của mình. Trẻ nói “ Con tự làm đc”,
“Con tự xúc cơm đc”, “Để con làm cho”,…
+ Trẻ thường so sánh mình với người lớn, muốn được làm những việc như
người lớn.
=> Nhu cầu tự lập xuất hiện ở trẻ, trẻ muốn tự khẳng định mình. Khi nhu cầu tự
lập xuất hiện thì nó phát triển 1 cách mạnh mẽ và lấn át những nhu cầu khác, và
đây là 1 động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển tâm lý của trẻ, dấu hiệu đáng
mừng cho sự phát triển của trẻ => Có lợi.

24


* Khủng hoảng tâm lý: Khủng hoảng tâm lý là những biểu hiện bất thường trong
tâm lý trẻ.
- Biểu hiện:
+ Bướng bỉnh, chống đối làm ngược với yêu cầu của người lớn. Đặc biệt trẻ
thường tỏ ra bướng bỉnh đối với những người lớn nào quá chăm sóc trẻ.
+ Trẻ rất hỗn láo (cãi lại người lớn, chửi tục, phá phách, ko cho bạn chơi
cùng), lì lợm, nhõng nhẽo.

+ Trẻ rất ích kỉ (tham ăn, cái gì cũng đòi dành phần về mình,…), thậm chí lì
lợm.
- Nguyên nhân:
+ Xuất hiện ý thức bản ngã và có nguyện vọng độc lập và muốn được làm
những công việc như người lớn, nhưng người lớn ko cho, ko hiểu được sự thay đổi
tâm lý của trẻ, ko đáp ứng đc nguyện vọng độc lập, thường quá chăm sóc trẻ hoặc
làm thay trẻ, hoặc ngăn cấm ko cho trẻ làm những việc mà trẻ thích.
=> Khi xuất hiện khủng hoảng tâm lý thì người lớn thường gặp khó khăn trong
giao tiếp ứng xử, thậm chí trong giáo dục => Đây là yếu tố bất lợi.
Những khủng hoảng tâm lý này chỉ là những biểu hiện chỉ mang tính tạm
thời của quá trình chuyển giai đoạn để làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo, thực
chất ko đáng lo ngại. Nhưng người lớn ko làm thỏa mãn, ko có biện pháp giáo dục
đúng đắn thì hiện tượng khủng hoảng này sẽ kéo dài suốt tuổi thơ của trẻ, và có khi
sẽ trở thành những nét tính cách sau này của trẻ.
* Biện pháp:
- Thỏa mãn bằng cách sử dụng đồ chơi, trò chơi để trẻ thể hiện mình như người
lớn.
- Người lớn cần kịp thời nhận ra khả năng mới của trẻ, đáp ứng kịp thời nguyện
vọng độc lập của trẻ.
- Hướng dẫn, tạo đk cho trẻ tự mình hoàn thành những công việc vừa sức với trẻ,
chỉ giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
- Người lớn cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu và thực hiện các yêu cầu của
người lớn. Người lớn ko nên quát mắng, đánh trẻ.
25


×