Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề cương môn tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.17 KB, 11 trang )

TẠO HÌNH
Câu 1: Tại sao nói hoạt động tạo hình là một trong những phương
tiện tích cực để phát triển trí tuệ, nhận thức của trẻ?
* Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức:
- Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng:
- Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả
để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình
tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện
tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng.

Trong quá trình tri giác các đối tượng miêu tả, các tính chất, các thuộc tính của các sự
vật, hiện tượng như màu sắc, hình dạng, kích, thước, tỷ lệ, ... được trẻ tích cực ghi nhận, đối chiếu
với các chuẩn mẫu cảm giác mà trẻ đã biết, để tiếp đó được trẻ phân loại, bổ sung và hình thành
những biểu tượng, dần dần đến những hình tượng mang tính nghệ thuật. Quá trình này đòi h ỏi hoạt
động nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, cá thể
hóa.

- Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hoá các chuẩn cảm giác về
hình, màu, kích thước, tỷ lệ, ... Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ thường xuyên
sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết về các sự vật
hiện tượng. Thông qua hoạt động này, trẻ tích luỹ được một lượng lớn các thông tin hình ảnh
cùng những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh: chính trên cơ sở
sự hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện, tượng mà trẻ có dịp nắm
biết về các mối quan hệ có tính chất quy luật của mọi vật trong thế giới xung quanh.

- Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu tượng đã
tích luỹ được để “nhào nặn”, “chế biến” thành những hình tượng mới. Các điều kiện và yêu
cầu sáng tạo của hoạt động tạo hình làm cho các biểu tượng được hình thành ở trẻ trong quá
trình tri giác sẽ luôn được đổi mỗi, bổ sung và trở nên phong phú hơn. Như vậy là, chính nhờ
hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh luôn được tăng lên, ngày


càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.

- Quá trình vẽ, nặn, xếp dán, thiết kế chắp ghép (đặc biệt là hoạt động với các loại vật liệu thiên
nhiên), ... đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra tính chất cảa các loại vật liệu cũng
như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúng. Trong quá trình tạo hình trẻ được
lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu như những công cụ lao động của con người.
Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách .

1


- Hoạt động tạo hình với các quá trình, tìm hiểu, đánh, giá đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo
hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn
ngữ mạch lạc.

- Tham gia quan sát, phân tích và thể hiện trong tạo hình, trẻ sẽ dần dần học hỏi, nắm bắt được
các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ được rèn luyện khả năng độc lập tổ chức, điều khiển, điều
chỉnh quá trình nhận thức của mình.

- Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như
tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo, ...

Câu 2: Hoạt động tạo hình tác động như thế nào tới sự phát triển về
mặt thẩm mĩ cho trẻ?
* Vai trò của hoạt động lạo hình đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ:
- Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việc quan sát, tìm hiểu các sự
vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ, sự
sắp xếp không gian, ...), nhận ra được những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng
miêu tả.


- Các đặc điểm thẩm mĩ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả là những yếu tố kích
thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm thẩm mĩ (cảm xúc về vẻ đẹp của hình, màu,
nhịp điệu, vẻ cân đối, hài hoà, ...). Từ các xúc cảm thẩm mĩ mà hình thành nên những tình cảm thẩm
mĩ và thái độ thẩm mĩ, giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật.
Sự phối hợp của khả năng tri giác thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ với yếu tố tình cảm thẩm mỹ và thái
độ thẩm mỹ sẽ làm cho quá trình tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu các đối tượng miêu tả trong tạo hình
thực sự trở thành một quá trình cảm thụ thẩm mĩ.

- Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình (vẽ, nặn, xếp hình, xé dán, ...) là điều kiện thuận lợi
cho trẻ vận dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tích luỹ được để phối hợp, xây dựng hình
tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và
mang màu sắc nghệ thuật. Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phướng tiện truyền cảm mang tính trực
quan (đưòng nét, hình dạng, màu sắc, ...) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mĩ của trẻ ngày càng trở nên
sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú hơn.

Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình không chỉ là cơ hội
thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, luôn được rèn luyện trong việc tìm
kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng ở chúng hứng thú với hoạt động
nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Chính hứng thú trong tạo hình đã giúp trẻ khám phá
cái đẹp, cái mới lạ trong thế giới xung quanh cái mà khi chưa tham gia vào hoạt động, trẻ có thể đã

2


nhìn nhưng không nhìn thấy, đã nghe nhưng không nghe thấy.
- Khác với mọi hoạt động khác trong trường mầm non, tham gia hoạt động tạo hình trẻ được
làm quen không chỉ với cái đẹp trong đời sống mà cả trong nghệ thuật (qua các tranh, ảnh, tượng, các
sản phẩm thủ công mĩ nghệ, ...). Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phù hợp với lứa tuổi sẽ mở ra
trước mắt trẻ sự phong phú sống động, vẻ rực rỡ của các màu sắc, hình dạng, ánh sáng, không

gian, ... và sự biến đổi sinh động của chúng trong thế giới xung quanh. So sánh, đối chiếu giữa hiện
thực có thật với hiện thực được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị thẩm mĩ
của các sự vật, hiện tượng xung quanh và mong muốn thể hiện vẻ đẹp đó một cách sáng tạo nhất.
- Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm đặc trưng cho loại
hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục không gian, ... chính là con đường
lĩnh hội các kinh nghiệm văn hoá thẩm mĩ rất phú hợp với lứa tuổi của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình
thành thị hếu thẩm mĩ sau này.

Câu 3: Ngôn ngữ tạo hình trong tranh trẻ em lứa tuổi 5-6 tuổi có
những đặc điểm gì?
1. Đặc điểm khả năng thể hiện bằng đường nét, hình dạng
Trẻ 5-6 tuổi:
Do sự phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận động, trẻ mẫu giáo lớn đã có
khả năng tạo nên các đưòng nét với tính, chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày
càng phong phú hơn của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình, cảm, trẻ mẫu giáo
lớn bắt đầu nhận ra được sự bạn chế và vẻ thiếu hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường
nét đơn điệu, sơ lược. Với trình, độ phát triển chung của năng lực nhận thức thẩm mĩ và kỹ năng vận
động, trẻ ở tuổi này đã có thể cảm nhận được tính, nguyên thể của các hình ảnh, đối tượng miêu tả và
biết dùng các đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi
vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể hiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng
tạo. Đặc biệt trẻ 5 - 6 tuổi đã khá linh, hoạt trong việc biến đổi phối hợp tính chất của đường nét và
hình để thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể.

2. Đặc điểm khả năng thể hiện bằng màu sắc
Trẻ 5 - 6 tuổi:
Sang tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu:
“màu không bắt chước” và “màu bắt chước”. Tình trạng vẽ màu chưa suy nghĩ vẫn
còn khá phổ bến. Điều này có nghĩa là, trẻ có thể vẽ “màu bắt chước” kiểu thuộc
lòng các màu quy định, theo chuẩn mẫu hoặc trẻ vẽ “màu không bắt chước” kiểu
tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồ miêu tả. Hiện tượng

này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của tranh, vẽ, làm giảm sức truyền cảm
3


của hình tượng đã được trẻ tạo nên và làm giảm hứng thú và niềm say mê của trẻ
khi hoạt động tạo hình.
Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, một số trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác
màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc
của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách
phối hợp màu sắc. Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng
màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà biểu
lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình.

3. Đặc điểm khả năng xây dụng bố cục
Trề 5 - 6 tuổi:
Ngoài khả năng tạo nhịp điệu, trẻ mẫu giáo lớn đã biết tạo nên bố cục tranh với
thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng (các hình ảnh
không đồng đều: to - nhỏ, cao - thấp). Để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung
với hình thức của tranh, nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động,
hành động và các mối quan hệ giữa các sự vật, nhân vật để tạo ra một không gian
có chiều sâu với nhiều tầng cảnh. Tính nhịp điệu trong bố cục tranh vẽ của trẻ 5 - 6
tuổi được thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi, lặp lại của các hình ảnh cùng loại, bằng sự
sắp xếp đan xen các hình ảnh không cùng loại, bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ chính - phụ, ....

Tóm lại, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện tạo hình, trong tranh vẽ của
trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tri giác hình tượng, vào sự lựa chọn góc độ nhìn và
khả năng cảm nhận vẻ đẹp đa dạng, sinh động của thế giới xung quanh (hay là khả năng tri giác
mang tính, thẩm mĩ), đồng thời, phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng sáng tạo, biến đổi hình tượng
và vào mức độ phong phú sâu sắc của các xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ.


Câu 4: Ý nghĩa, nội dung và yêu cầu của việc sử dụng nhóm phương
pháp thực hành - ôn luyện trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ mầm non?
* Ý nghĩa:
Phương pháp thực hành - ôn luyện là hoạt động của cả giáo viên và trẻ nhằm củng cố tri
thức, bồi dưỡng các kỹ năng, rèn luyện, hình thành các kỹ xảo trong hoạt động tạo hình.

* Nội dung:
Bao gồm các cách thức hướng dẫn, các hoạt động, các bài tập tạo hình nhằm tổ
4


chức cho trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết, những thông tin mới tiếp thu được,
tạo điều kiện cho trẻ được lặp lại, được rèn luyện các thao tác, các phương thức
hoạt động tạo hình để hình thành các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tạo ra sản
phẩm tạo hình.
* Yêu cầu của việc sử dụng:
- Các bài tập thực hành và ôn luyện cần được sử dụng ở lớp, ở nhóm trong trường mẫu giáo,
song hình thức tổ chức thực hiện và nội dung của chúng phải biến đổi phù hợp với độ tuổi.

- Các bài thực hành ôn luyện cần được sắp xếp theo hệ thống phát triển từ tạo hình theo mẫu
tới tạo hình theo các đề tài phức tạp dần để dẫn trẻ từng bước đi từ tái hiện đơn thuần tới tái tạo tích
cực, từ sự tiếp thu, củng cổ các kỹ năng tới hình thành các kỹ xảo.

- Việc lặp đi, lặp lại các nội dung tạo hình rất dễ làm cho trẻ chán, buồn tẻ và không mang lại kết
quả tích cực. Bởi vậy, các đề tài ôn luyện cần được luôn thay đổi, tạo nên các yếu tố mới, lạ, gây cho

trẻ sự ngạc nhiên, thích thú, kích thích sự tưởng tượng.

- Các bài tập ôn luyện cần phải nhằm hình thành ở trẻ các kỹ năng, kỹ xảo miêu tả khái quát

nhằm giúp trẻ có thể độc lập lựa chọn và tổ chức quá trình tạo hình, thể hiện được nhiều sự vật, hiện
tượng phong phú trong thế giới xung quanh.

- Để quá trình thực hành ôn luyện mang tính tích cực cần hạn chế sự sao chép, hạn chế sự
hình thành khuôn mẫu. Giáo viên cần thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ suy nghĩ, liên
hệ; thay đổi phương thức và thời gian chỉ dẫn. Muốn làm được điều này cần có những cách
thức tổ chức hoạt động khiến trẻ phải chủ động tiếp thu kinh nghiệm mới, vận dụng các kinh
nghiệm cũ trong các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Có thể áp dụng các giải pháp sau:

+ Tổ chức quan sát bổ sung;
+ Cải tiến, đa dạng hoá mẫu đối tượng miêu tả;
+ Phát triển, mở rộng nội dung các đề tài.

Câu 5: Tại sao khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình, người ta
phải phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình?
* Ý nghĩa của sự phối hợp:
- Để tránh sự bó hẹp, bài bản và cứng nhắc trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, người
giáo viên mầm non cần biết linh hoạt luân chuyển, phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động tạo
hình.

- Ý nghĩa của việc phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình:
Phối hợp các loại hình hoạt động tạo hình, (vẽ, nặn, xếp dán, ...) sẽ tạo nên sự
5


hài hoà, toàn diện và phong phú trong khả năng sáng tạo tạo hình của trẻ.
- Phối hợp các bài học tạo hình, các phương thức hình thành và thể hiện biểu tượng hình tượng
(tạo hình theo mẫu - tạo hình theo đề tài cho sẵn - tạo hình theo đề tài tự chọn) sẽ làm cho hoạt động
tạo hình của trẻ trở thành một quá trình giáo dục mang tính hệ thống, phát triển.


- Phối hợp các hình thức hoạt động theo nhóm và cá nhân: sẽ tạo điều kiện giúp trẻ vừa phát
huy tính độc lập, tích cực của mỗi cá nhân vừa phát triển cho trẻ khả năng giao tiếp, khả năng tương
tác, hoà nhập với cộng đồng.

- Phối hợp các hình thức hoạt động trong lớp với hoạt động ngoài thiên nhiên là điều kiện gắn
cuộc sống của trẻ ở trường lớp với môi trường xung quanh, gắn nội dung giáo dục - dạy học với thực
tiễn, giúp trẻ không chỉ biết tiếp thu những kinh nghiệm người lớn truyền thụ cho mà còn có cơ hội
đối mặt, tìm kiếm, và tự khám phá những điều chưa biết từ thế giới xung quanh, biết độc lập tổ chức
hoạt động nhận thức trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống khác nhau.

Câu

6: Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động vẽ tranh theo đề tài cho trẻ 3-4

tuổi?

* Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 3 - 4 tuổi:
- Ở lứa tuổi này yêu cầu chưa cao, chỉ dạy trẻ vẽ những đề tài đơn giản, gần gũi xung quanh, có
khi chỉ từ những bài vẽ theo mẫu, cô gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm về cách sắp xếp các hình ảnh để tạo
ra bức tranh phong phú hơn.

Ví dụ: Vẽ con gà (mẫu) —> Vẽ đàn gà (theo đề tài)
Vẽ bông hoa (mẫu) —> Vẽ nhiều bông hoa (đề tài )
Dạy trẻ cách tô màu, phối hợp màu
Tập cho trẻ cách xây dựng bố cục
* Phương pháp dạy vẽ theo đề tài cho trẻ 3 - 4 tuổi:
- Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên cần vận dụng các phương pháp, thủ
thuật sao cho phù hợp nội dung chủ đề.

- Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, các thủ thuật trò chơi, được sử dụng vào đầu giờ học rất có hiệu quả,

nó làm nổi bật nội dung chủ đề cần miêu tả.

Ví dụ: Bài “Vẽ những bông hoa”. Hôm nay bạn búp bê đến chơi, chúng ta hãy
vẽ những bông hoa thật đẹp để tặng bạn búp bê.
- Trong giờ dạy vẽ theo đề tài, cô dùng phương pháp sử dụng tranh kết hợp với phương pháp
dùng lời để giải thích cho trẻ hiểu nội dung chủ đề, cách sắp xếp các hình ảnh, cách tô màu, nhưng
việc chuẩn bị tranh, cần chú ý tranh vẽ đơn giản, màu sắc tươi sáng, phù hợp với nội dung, chú ý
cách đưa tranh cho trẻ xem, và treo tranh phải vừa tầm mắt trẻ, xem tranh xong cô nhớ cất tranh.

6


- Lúc trẻ thực hiện nhiệm vụ, cô sử dụng phương pháp chỉ dẫn, giải thích giúp những trẻ còn
chưa thực hiện được nhiệm vụ và cô cũng luôn luôn chú ý đến tư thế ngồi của trẻ.

- Khi nhận xét đánh giá sản phẩm của trẻ. Cô khen ngợi những sản phẩm trẻ đã thể hiện được, ở
lứa tuổi mẫu giáo bé cô nên khuyên khích, không nên chê, nếu chê sẽ làm giảm sự hướng thú và trẻ
sẽ không tin vào năng lực của mình.

Câu 7: Nêu cách thức tổ chức hoạt động và tạo động cơ cho hoạt
động vẽ của trẻ 3-4 tuổi?
* Tạo động cơ cho hoạt động vẽ:
Động cơ cho sự thể hiện, biểu cảm có thể được hình thành ở trẻ từ
những nguồn sau:
- Các hoạt động hàng ngày, những gì trẻ đã làm, đã nhìn thấy, đã biết được, học được; những
cảm xúc, suy nghĩ, những điều trẻ tưởng tượng và nhìn chung là tất cả những kinh nghiệm hoạt động
với các sự vật và kinh nghiệm giao tiếp với người xung quanh.

- Những điều mới mẻ mà trẻ khám phá được, những ấn tượng sâu sắc mà trẻ có được từ trong môi
trường lớp học, trường mầm non hoặc từ những cuộc tham quan, dạo chơi ra bên ngoài.


- Những chủ đề được đưa ra trong các chương trình giáo dục: qua các thông tin từ các giờ hoạt
động khác, các tác phẩm văn học, âm nhạc.

- Những sự kiện đặc biệt trong cuộc sống của trẻ, những ngày lễ hội ...
- Những khung cảnh gần gũi thân thuộc đối với trẻ.
- Những ước mơ, những mong muốn riêng của trẻ.
- Đôi khi nguồn tạo ra động cơ cho hoạt động vẽ chính là những vật liệu, công cụ tạo hình và tính
hấp dẫn của chúng mà giáo viên đưa vào các hoạt động, các góc trong môi trường lớp học.

* Tổ chức hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi:
- Sử dụng tích cực các biện pháp vui chơi để tăng hứng thú của trẻ tới hoạt động tạo hình.
- Tăng cường sử dụng các phương pháp thông tin tri giác để giúp trẻ tập quan sát các sự vật hiện
tượng, xác định các đặc điểm của chúng để tích luỹ vốn biểu tượng về các đối tượng miêu tả đơn
giản,

- Tăng cường cho trẻ sử dụng phương thức phối hợp tri giác xúc giác vận động với tri giác thị
giác trong quá trình tìm hiểu hình dạng, cấu trúc của sự vật, hiện tượng.

- Tích cực sử dụng các câu đố cho trẻ gọi tên mọi vật, tên hình dạng, tên màu sắc, ... hình thành
các khái niệm, hiểu biết về các chuẩn cảm giác và các thuộc tính của sự vật.

- Dùng một số hình thức vui chơi để liên hệ giữa thao tác tri giác với thao tác tạo hình, rèn luyện
các kỹ năng tạo hình.

7


- Để giúp trẻ nảy sinh “ý định sáng tạo”, thể hiện chủ đề, ... nên tạo các tình huống chơi tạo
hình có chủ đề để qua sự đóng vai theo chủ đề, trẻ sẽ tích cực, hình dung, tưởng tượng, liên hệ

với thực tế.

- Dùng các biện pháp dùng lời, tích cực cho trẻ nói, kể những câu chuyện nhỏ mà trẻ tự nghĩ ra
dựa theo các hình vẽ của mình (tuy nhiên không nên để việc kể chuyện thay thế việc vẽ tranh).

- Việc rèn luyện các kỹ năng mang tính kỹ thuật đối vôi trẻ độ tuổi này có thể thông qua các biện
pháp kèm cặp, kiểm tra dưới hình thức chơi: bắt chước thao tác vẽ trong không khí, vẽ bằng đuôi bút
chì trên giấy, đối khi có thể cầm tay trẻ để chỉ dẫn thao tác, giúp trẻ cảm nhận tính chất của vận động
bằng xúc giác, cảm giác vận động.

- Quá trình tổ chức nhận xét, đánh giá tranh của trẻ ở lứa tuổi này không dựa vào sự nhận xét phân
tích, phê phán mà chủ yếu bằng các biện pháp dùng lời tạo không khí sinh động, phấn khỏi, giúp trẻ
cảm nhận được niềm vui sướng, hãnh diện vì thành tích chung mà trẻ đạt được.

Câu 8: Trình bày nội dung giáo dục và phát triển của chương trình
hoạt động nặn đối với trẻ từ 4-6 tuổi?
* Đối với trẻ 4- 5 tuổi:
- Ở lớp mẫu giáo nhỡ, cần tiếp tục gây hứng thú, tạo niềm say mê đối với hoạt động nặn.
- Kích thích trẻ tích cực suy nghĩ, tưởng tượng.
- Bồi dưỡng khả năng quan sát bằng mắt và tự điều khiển các vận động của đôi bàn tay, của các
ngón tay, thực hiện các thao tác vận động thô (bằng cơ lớn) và các vận động tinh (bằng các cơ nhỏ).

- Củng cố những hiểu biết về hình thù, cấu trúc, tỷ lệ các chi tiết của vật, bồi dưỡng khả năng
phân tích và nhận biết nhanh nhạy các đặc điểm của hình khối.

- Tăng cường bồi dưỡng cho trẻ các cảm xúc thẩm mĩ: các cảm xúc về vẻ đẹp của hình khối, cảm
xúc về nhịp điệu, về sự cân đối.

- Tạo mọi điều kiện để giáo dục ở trẻ tính tự giác, tự lực, độc lập tìm kiếm nội dung tạo hình và
phương thức thể hiện, tăng cường tổ chức các giờ học nặn tự do (tại các góc).


- Phát triển các kỹ năng có tính chất kỹ thuật: trẻ bắt đầu tập nặn bằng đầu các ngón tay, biết gắn
chặt các bộ phận, đồng thời miết chỗ nối, biết dùng que để làm một số chi tiết, xử lý bề mặt của hình
nặn.

- Tập cho trẻ tạo cấu trúc của vật thể theo trình tự hợp lý: nặn những bộ phận chính có kích
thước lớn trướe, các chi tiết, bộ phận, cuối cùng là xử lý đặc điểm bề mặt.

*

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi:

- Ở tuổi mẫu giáo lớn, các quá trình tâm lý như chú ý, trí nhớ, tưởng tượng phát triển tốt hơn,
giúp trẻ có thể hình dung hình ảnh của kết quả hoạt động nặn từ trước khi bắt tay vào quá trình thể

8


hiện. Do vậy cần tăng cường cho trẻ độc lập tìm kiếm, lựa chọn nội dung miêu tả và hình thành dự
định sáng tạo để định hướng cho hoạt động.

- Tăng cường bồi dưỡng khả năng tri giác, đặc biệt là khả năng cảm nhận đặc điểm hình khối của
sự vật bằng xúc giác vận động. Đồng thời phát triển khả năng so sánh, ước lượng bằng mắt để giúp
trẻ dễ dàng xác định bằng mắt các đặc điểm trực quan như kích thước, tỷ lệ, tính hợp lý, vẻ cân đối
trong khối hình của vật thể.

- Phát triển các cảm xúc thẩm mĩ giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp sinh động, đa dạng trong đặc điểm
diện mạo riêng của vật thể, trong vẻ năng động, sự vận động và trạng thái tình cảm bên trong của các
đối tượng miêu tả.


- Giúp trẻ tự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng các phương pháp nặn khác nhau để dễ dàng mở rộng
phạm vi các đối tượng miêu tả:

+ Nặn chắp ghép, nặn nguyên khối, phối hợp nặn chắp ghép với nặn nguyên khối; dùng các loại
dụng cụ và ngón tay để tạo chi tiết, xử lý bề mặt.

+ Nặn bắt đầu từ các bộ phận chính rồi mới đến các chi tiết.
+ Nặn từ dạng khái quát rối tới xử lý cụ thể hoá, sinh động hoá.
- Tập cho trẻ biết sử dụng các sản phẩm nặn vào các hoạt động, sinh hoạt trong cuộc sống của trẻ
ở trường mầm non và ở nhà.

Câu 9: Trình bày nội dung giáo dục và phát triển của chương trình
hoạt động xếp dán tranh đối với trẻ từ 3-5 tuổi?
- Trẻ nhỏ rất yêu thích các hoạt động xếp - ghép - dán lên mặt phẳng hai chiều bằng các phiến,
các mảng hình đủ màu sắc vẻ sặc sỡ, rực rỡ của các mảnh hình dễ cuốn hút trẻ, tính nhịp điệu của các
thao tác sắp đặt gây cho trẻ hứng thú đặc biệt.

- Các cơ hội xê dịch, chắp ghép, xếp chồng, che lấp các mảnh hình, các chi tiết, bộ phận của hình
tượng trong hoạt động xếp dán tranh tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhiều điều về kích thước, tỷ lệ, cấu trúc
của các sự vật và tập sắp xếp bố cục trên mặt phẳng của không gian hai chiều.

* Đối với trẻ 3-4 tuổi:
- Tiếp tục bồi dưỡng khả năng quan sát, “đọc” tranh xếp dán.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng sắp xếp, ghép tranh, định hướng trong không gian hai chiều.
Cho trẻ làm quen với các khái niệm không gian và sự sắp xếp không gian như: ở giữa, xung quanh, ở
góc, ở hai bên, phía dưới, phía trên, bên phải, bên trái, “nối đuôi nhau”, “xếp thẳng hàng”, ...

- Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về các chuẩn cảm giác hình, màu, kích thước; tập cho trẻ
tích cực sử dụng các chuẩn cảm giác để so sánh, xác định đặc điểm, thuộc tính của những vật xung
quanh.


9


- Giúp cho trẻ xác định các nét đặc trưng riêng của một số hình ảnh thông qua tên riêng của
chúng (ví dụ “màu quả ớt”, “màu hoa sen”, “màu nho chín”, “hình quả trứng”, “hình mái nhà”, ...).

- Cho trẻ làm quen với một số dạng bố cục và cảm nhận tính nhịp điệu của sự sắp xếp:
+ Bố cục theo hàng (thành dãy): tạo hình trang trí
+ Bố cục khắp mặt phẳng: tạo hình theo đề tài.
+ Hình thành và phát triển các xúc cảm thẩm mỹ (về sự cân đối, về tính nhịp điệu của hình,
màu, ...) và hứng thú hoạt động.

- Trẻ 3 - 4 tuổi có thể bắt đầu làm quen với kỹ năng xé - dán:
+ Xé bằng vận động thô - bằng cả bàn tay
+ Dán: bằng hai cách: bôi hồ lên giấy nền, rối gắn hình hoặc bôi hồ lên mặt
trái của hình và dán lên nền.
- Cần tập cho trẻ thói quen làm việc theo trình tự, làm việc cẩn thận, gọn gàng.
* Đối với trẻ 4-5 tuổi:
- Cần giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tập phân biệt, gọi
đúng tên của các đặc điểm, dấu hiệu đặc biệt là tên hình và màu.

- Tập cho trẻ phân biệt tính chất, sự giống nhau và khác nhau của các hình: tròn với ô van, vuông
với chữ nhật, tam giác với tứ giác, ... Tập phân biệt sự giống và khác nhau giữa các hình tự nhiên với
hình có tổ chức (hình mang tính ước lệ) và với các hình hình học.

- Tiếp tục cho trẻ ôn luyện khả năng cảm nhận và sử dụng 6 màu chủ yếu (đồ - vàng - da cam lục - lam - tím) và 3 màu trung tính cùng một số sắc thái đậm nhạt của các màu.

- Tập sử dụng màu có suy nghĩ để tạo vẻ hấp dẫn cho tranh.
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian, khả năng xác định và hiểu các quan hệ không

gian tương đối phức tạp: “ở giữa cái này với cái kia”, “góc phải phía trên”, “góc trái phía dưới”, “từ
ngoài vào”, “khoảng cách đều nhau”, “đối diện”, ...

- Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc nhịp điệu để giúp trẻ chủ động xây dựng bố cục trong không
gian tranh. Tập sắp xếp có nhịp điệu các hình ảnh trên khắp mặt tranh.

- Tập tạo bố cục theo hàng với nhịp lặp đi lặp lại và nhịp xen kẽ đều đặn.
- Ở tuổi này cần tăng cường bồi dưõng kỹ thuật xé: xé bằng các vận động thô: như “xé toạc”, “xé
bứt”; xé bằng các vận động tinh của các đầu ngón tay: “xé bấm” theo đường thẳng và các đường
cong, lượn, ...

- Vào học kỳ II của năm học có thể cho trẻ tập sử dụng kéo: tập cầm kéo đúng cách, điều khiển
lưỡi kéo bằng tay phải, cầm giấy và điều khiển tờ giấy bằng tay trái. Tập cắt các đường thẳng và
đường cong.

10


- Củng cố kỹ năng xếp và dán.
- Cho trẻ làm quen với hoạt động “cùng sáng tác” tập thể, tìm kiếm nội dung cho tranh tự do.

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×