Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

những quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong bộ luật tố tụng năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.78 KB, 16 trang )

MỤC LỤC:
Nội dung

trang

A/ MỞ ĐẦU
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sẽ có thể xảy ra
những sai sót, hạn chế nhất định. Vì vậy Luật tố tụng hình sự hiện hành cho phép
một số chủ thể có quyền được kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa
án sơ thẩm. Nếu có kháng cáo, kháng nghị hợp pháp sẽ dẫn tới việc xét xử lại vụ
án hoặc xét lại quyết định của tòa án sơ thẩm. Từ đó sẽ có thể kiểm soát, khắc phục
được những hạn chế, sai xót trong các bước tố tụng trước đó. Vì vậy việc kháng
cáo, kháng nghị phúc thẩm là một trong những bước quan trọng trong quá trình tố
tụng hình sự. Mặt khác Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành, có hiệu
lực vào ngày 1/7/2017 nó sẽ thay thế Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Chính vì
vậy để hiểu được tầm quan trọng của Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong quá
trình tố tụng cũng như có một cái nhìn bao quát hơn giữa hai Bộ luật tố tụng hình
sự 2003 và 2015 về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Nên em xin chọn đề bài số
15: “quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm - so sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.”

I.

B/ NỘI DUNG
Khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Hiện nay trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (gọi tắt là BLTTHS năm

2003) không quy định cụ thể về khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Vì
1



vậy không thể đưa ra được một khái niệm hoàn toàn chính xác. Nhưng dựa vào
tính chất của xét xử phúc thẩm quy định tại điều 230 và quy định về kháng nghị
của Viện kiểm sát tại điều 232 (BLTTHS năm 2003) ta có thể đưa ra khái niệm
kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm như sau:
Kháng cáo phúc thẩm là quyền của một số người tham gia tố tụng hình sự theo
quy định của pháp luật, được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án
hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó
chưa có hiệu lực pháp luật, và trong thời hạn kháng cáo.
kháng nghị phúc thẩm là quyền của cơ quan Viện kiểm sát cùng cấp và Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án
hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản, án quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó
chưa có hiệu lực pháp luật, và trong thời hạn kháng nghị.
II.

Quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm.

Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là một trong những những thủ tục không thể
thiếu để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử và là điều kiện tiên quyết để tiến tới xét
xử phúc thẩm. Kháng cáo, kháng nghị được quy định tại phần thứ tư: Xét xử phúc
thẩm trong BLTTHS năm 2003, bao gồm 10 điều từ điều 231 đến 240. Bên cạnh
đó nó còn được quy định tại văn bản hướng dẫn cụ thể phần này đó là nghị quyết
số 05/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân Tối cao, quy định về hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư "Xét xử phúc thẩm" của BLTTHS
năm 2003. Và cụ thể nội dung cơ bản của pháp luật về kháng cáo, kháng nghị phúc
thẩm được quy định như sau:
1.

Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.


2


Theo như quy định tại điều 230, BLTTHS năm 2003 ta có: “Xét xử phúc thẩm
là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm
mà bản án, quyết định sơ thẩm dối với vụ án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó
chưa có hiệu lực pháp luât bị kháng cáo hoặc kháng nghị.”
Như vậy theo như điều luật trên ta có thể thấy đối tượng của việc kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm có 2 đối tượng đó là bản án và quyết định của tòa án sơ
thẩm. Bản án là một trong những văn bản tố tụng đặc trưng mà Tòa án có quyền
ban hành, và nó sẽ là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm khi bản án
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Tức là bản án chưa hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị, và chưa được đưa ra thi hành. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất
định nếu bản án của tòa án sơ thẩm có hiệu lực thi hành vẫn là đối tượng của kháng
cáo khi nó thuộc trường hợp tại khoản 2 điều 255 BLTTHS năm 2003.
Thứ hai đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là quyết định của Tòa
án sơ thẩm: Thông thường quyết định của Tòa án có thể được đưa ra trước khi mở
phiên tòa, hoặc trong phiên tòa diễn ra. Tuy nhiên không phải tất cả những quyết
định của Tòa án đều là đối tượng của kháng cáo kháng nghị phúc thẩm, mà chỉ có
một số quyết định được kháng cáo kháng nghị đó là quyết định tạm đình chỉ, quyết
định đình chỉ vụ án. ví dụ: quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ xung không thể là đối
tượng tương kháng cáo kháng nghị phúc thẩm.
2.


Chủ thể có quyển kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Chủ thể có quyền kháng cáo:

Theo BLTTHS năm 2003, không phải chủ thể nào tham gia vào quá trình tố
tụng đều có quyền được kháng cáo, mà chỉ quy định cho một số chủ thể nhất đinh.

Cụ thể chủ thể có quyền kháng cáo được quy định tại điều 231 BLTTHS năm
2003, bao gồm các chủ thể sau: Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của
họ; người bào chứa; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại điện hợp pháp
3


của họ; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp
của họ; Người bảo về quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chất; người được tòa án tuyên là không có tội;
Tuy nhiên những chủ thể trên không phải tất cả đều có quyền kháng cáo tất cả
các phần trong bản án, quyết định Tòa án sơ thẩm, mà chỉ được kháng cáo trong
phạm vi do luật quy định đối với từng chủ thể. Phạm vi kháng cáo cũng được quy
định tại điều 231 BLTTHS, bên cạnh đó nó còn được quy địn tại những điều luật
riêng cho từng chủ thể có quyền tại (điều 50, 51, 52, 53, 54, 58, 59 của BLTTHS
năm 2003).
Ví dụ: Bị cáo có quyền: kháng cáo bản án, quyết định của Toà án, (điểm i, khoản 2,
điều 50); Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: Kháng cáo
bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại ( điểm g, khoản 2, điều
54).v.v.
Chủ thể có quyền kháng nghị:



Chủ thể có quyền kháng nghị phúc thẩm có sự khác biệt so với chủ thể có
quyền kháng cáo phúc thẩm. Với kháng cáo phúc thẩm quy định pháp luật cho
phép nhiều chủ thể có thể kháng cáo. Nhưng do xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
nên trong kháng nghị phúc thẩm, pháp luật chỉ quy định cho một chủ thể duy nhất
có quyền kháng nghị đó là Viện kiểm sát và được quy định tại điều 36 và điều 232
BLTTHS 2003. Điều luật có quy định cho hai cơ quan trong Viện kiểm sát là Viện
kiểm sát cùng cấp với tòa án phúc thẩm xét xử vụ án đó và Viện kiểm sát cấp trên

trực tiếp có quyền kháng nghị phúc thẩm.
3.

Thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. (Điều 233)

Để thực hiện quyền kháng cáo của mình thì chủ thể có quyền kháng cáo có thể
thực hiện thông qua hai hình thức đó là: kháng cáo gián tiếp thông qua gửi đơn đến
4


Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm. Nếu chủ thể là bị cáo đang bị
tạm giam, thì ban giám thị trại giam sẽ đảm bảo cho bị cáo được thực hiện quyền
kháng cáo; Chủ thể còn có thể kháng cáo thông qua hình thức trực tiếp, tức là
người kháng cáo có thể đến Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo của mình để
trình bày trực tiếp việc kháng cáo. Trong trường hợp này Chánh án Toà án cử một
Thẩm phán hoặc một cán bộ Toà án tiếp và giải quyết. Nếu người kháng cáo biết
chữ và viết được thì hướng dẫn để họ tự viết đơn. Nếu họ muốn trình bày trực tiếp
thì lập biên bản về việc kháng cáo đó theo đúng quy định tại Điều 95 của BLTTHS.
Còn Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị của mình thông qua hình thức
bằng văn bản, có nêu rõ lý do và chỉ được gửi đến tòa án sơ thẩm đã xét xử vụ án
đó. Viện kiểm sát không gửi trực tiếp lên Tòa án sơ thẩm mà gửi cho Tòa án sơ
thẩm vì trong trường hợp này hồ sơ vụ án, chứng cứ, tang chứng, vật chứng.v.v.
còn ở tòa án sơ thẩm. Sau khi gửi đến tòa án sơ thẩm phải tiến hành những thủ tục
cần thiết và và gửi hồ sơ và đơn theo thời hạn quy định.
4.

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Thời hạn kháng cáo kháng nghị là khoảng thời gian do pháp luật quy định cho
các chủ thể có quyền được kháng cáo, kháng nghị trong một thời gian nhất định.

Nếu hết thời hạn này thì chủ thể đó không có quyền kháng cáo, kháng nghị, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm được quy định tại điều 234
BLTTHS năm 2003. Theo đó: Thời hạn kháng cáo với bản án của tòa án sơ thẩm
được quy định là 15 ngày. Và thời điểm bắt đầu tính thời được quy định khác nhau
với từng trường hợp, và cụ thể như sau: với bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa
thì thời hạn bắt đầu tính từ ngày tòa tuyên án; còn đối với bị cáo, đương sự vắng
mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản án được giao cho họ
5


hoặc được niêm yết khi không giao được bản án. Theo như nghị quyết 05/2005 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn
kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Bở lẽ tính như
vậy để đảm bảo sự có lợi có người được kháng cáo. Đối với quyết định của tòa án
sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày người kháng cáo nhận được
quyết định của tòa án (Khoản 2 Điều 239).
Cũng theo điều 234 BLTTHS năm 2003 thì thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát
là 15 ngày đối với viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án sơ thẩm, và 30 ngày đối với
Viện kiểm sát cấp trên tực tiếp tính từ ngày tuyên án. Bên cạnh đó tại điều 239 có
quy định về thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm của
viện kiểm sát cung cấp là 7 ngày, và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể
từ ngày tòa án ra quyết định.
Tuy nghiên trong một số trường hợp nhất định thì người có quyền kháng cáo
vẫn có thể kháng cáo khi thời hạn kháng cáo đã hết. Trường hợp này đó là việc
kháng cáo quá hạn được quy định tại điều 235 BLTTHS hiện hành. Theo đó việc
kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận khi có lý do chính đáng, “Lý do chính
đáng là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người
kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định, ví dụ:
do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị...” (nghị quyết

05/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Trường hợp này tòa
phúc thẩm phải thành lập hội đông xét xử ra quyết định chấp nhận hoặc không
chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (điều 235).
5.

Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. (điều 237)

Nếu kháng cáo đúng theo quy định pháp luật và được chấp nhận thì phần bản án
bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ không được đưa ra thi hành. Nhưng trừ một
6


số trường hợp theo khoản 2 điều 255 đó là “Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm
giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc
phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn
thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay,
mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.”Còn nếu khi có kháng cáo, kháng
nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án sẽ chưa được đưa ra thi hành.
6.

Bổ xung, thay đổi, rút kháng cáo kháng nghị phúc thẩm. (điều 238)

Theo như quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì các chủ thể đã gửi đơn
kháng cáo và quyết định kháng nghị đều có quyền bổ xung, thay đổi, kháng cáo,
kháng nghị. Nhưng việc thay đổi, bổ xung, rút đó không được làm xấu hơn tình
trạng của bị cáo. Mặt khác những chủ thể này cũng có thể rút một phần hoặc toàn
bộ kháng cáo, kháng nghị. Nếu rút toàn bộ tại phiên tòa thì việc xét xử của Tòa án
phúc thẩm phải được đình chỉ, và bản án của Tòa án sơ thẩm có hiệu lực từ ngày
Tòa án Phúc thẩm đình chỉ việc xét xử.

Trong điều 240 có quy định về hiệu lực của bản án quyết định sơ thẩm của tòa án
khi không có kháng cáo, kháng nghị. Thì những phần của bản án, quyết định sơ
thẩm của Tòa án đó sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày biết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị.
7.

Một số hạn chế của quy định pháp luật hiện hành về kháng cáo kháng
nghị phúc thẩm.
Theo quy định của của pháp luật, thì đối tượng của kháng cáo, kháng nghị là

bản án và quyết định của Tòa án, nhưng tại điều 230 lại chưa quy định cụ thể về
những quyết định nào của Tòa án sơ thẩm sẽ là đối tượng của kháng cáo, kháng
nghị. Vì vậy đây là một điều luật có sự thiếu xót, cần phải khắc phục. Nếu khắc
7


phục được sẽ làm cho đối tượng của kháng cáo, kháng nghị được rõ ràng hơn, từ
đó sẽ áp dụng thuận tiện hơn, và hoàn thiện hơn quy định pháp luật.
Hiện nay đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị chưa được quy định cụ thể
về nội dung của đơn trong BLTTHS năm 2003. Từ đó dẫn đến một thực trạng đó là
nhiều đơn kháng cáo và kháng nghị của người có quyền kháng cáo, kháng nghị có
nội dung không phù hợp, và thiếu xót vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng của đơn
kháng cáo, kháng nghị và quyền kháng cáo của họ và mất nhiều thời gian.
Theo Điều 234 BLTTHS năm 2003, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát
cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày
tuyên án. Theo Điều 229 BLTTHS thì thời hạn giao bản án cho Viện kiểm sát cùng
cấp là trong thời hạn 10 ngày và không giao bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp.
Với quy định trên, trong trường hợp Tòa sơ thẩm gửi bản án đúng thời hạn là 10
ngày thì Viện kiểm sát chỉ còn 5 ngày nghiên cứu bản án và hồ sơ vụ án để quyết

định kháng nghị là khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế, Tòa án gửi bản án đa số là trễ
hạn và quá hạn luật định. Do vậy, việc phát hiện vi phạm của các bản án sơ thẩm
để kháng nghị gặp nhiều trở ngại. Đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp càng khó
khăn hơn vì đa số án văn Viện kiểm sát cấp dưới chuyển lên đều hết thời hiệu
kháng nghị phúc thẩm.
Tại khoản 2 Điều 233 BLTTHS chỉ quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do”, có thể hiểu lý do
kháng nghị chính là căn cứ để kháng nghị phúc thẩm, nhưng BLTTHS không quy
định căn cứ để kháng nghị. mà chỉ có ngành Kiểm sát quy định trong Quy chế thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự vì vậy sẽ không tạo được sự đồng
bộ.
8


Hiện này quy định của BLTTHS còn chưa quy định rõ ràng về thụ lý vụ án và
chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát sau khi thụ lý vụ án của Tòa án phúc thẩm.
III.
1.

So sánh quy định pháp luật hiện hành về kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Giới thiệu khái quất Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS năm 2015) được
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thảo luận tại kỳ họp thứ 9
khóa XIII và được thông qua vào ngày 27 tháng 11 năm 2015 tại kỳ họp thứ 10
Quốc Hội khóa XIII. BLTTHS năm 2015 được Quốc Hội thông qua gồm 510 điều
chia làm 9 phần, 36 chương và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
BLTTHS năm 2015 với nhiều sửa đổi, bổ sung tăng thêm 154 điều luật với 176
điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều.

2.

Những điểm giống về kháng cáo, nghị phúc thẩm giữa BLTTHS năm
2003 với năm 2015.

BLTTHS năm 2015 được thông qua, nhìn chung có sự thay đổi tương đối nhiều
về hình thức, kết cấu so với Bộ luật cũ và bổ xung thêm nhiều điểm mới. Tuy
nhiên BLTTHS năm 2015 vẫn được xây dựng dựa trên cơ sở nội dung cốt lõi của
BLTTHS năm 2003, vì vậy nó vẫn kế thừa và mang những nét đặc trưng của Bộ
luật Cũ. Đối với quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm cũng vậy nhìn
chung nó cũng có nhiều nét mới, nhưng nó vẫn có nhiều điểm tương đồng với
BLTTHS năm 2003. Và cụ thể có những điểm tương đồng như sau:
Thứ nhất, về đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm có điểm giống với
BLTTHS năm 2003, cụ thể nó chỉ có thể là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm khi nó là bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp

9


luật, và trong thời hạn kháng cáo theo quy định pháp luật, trừ trường hợp pháp luật
quy định khác. (điều 330 BLTTHS năm 2015).
Thứ hai, về chủ thể có quyền kháng cáo (điều 33): Nhìn chung chủ thể có
quyền kháng cáo phúc thẩm trong BLTTHS năm 2015 không thay đổi so với Bộ
luật cũ. Theo đó điều luật vẫn giữ nguyên các chủ thể có thẩm quyền kháng cáo và
phạm vi kháng cáo cụ thể đã được nêu ở phần I bài này. Tuy nhiên trong điều này
có sự thay đổi nhỏ là đổi “người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi”, tuy
có sự thay đổi nhưng về bản chất nó vẫn có một nghĩa giống nhau. Bởi lẽ có sự
khác biệt này là để tạo sự thống nhất của luật nội dung (Bộ luật hình sự năm 2015)
với luật hình thức (BLTTHS năm 2015), vì theo như Bộ luật hình sự năm 2015
cũng có sự thay đổi tương tự là đổi “người chưa thành niên” thành “người dưới 18

tuổi”.
Chủ thể của kháng nghị phúc thẩm trong bộ luật mới nhìn chung vẫn có sự giống
nhau và không có sự thay đổi, theo đó thẩm quyền vẫn thuộc về Viện kiểm sát
cùng cấp với tòa án sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. (điều 336
BLTTHS năm 2015).
Thứ ba, về thủ tục kháng cáo phúc thẩm tại điều 332 Bộ luật mới nhìn chung thì
vẫn có điểm giống giữa hai bộ luật về nội dung, đó là người có quyền kháng cáo có
thể thực hiện quyền của mình thông qua hai hình thức đó là thông qua trực tiếp, tức
là trình bày trực tiếp với tòa án đã xử xơ thẩm về việc kháng cáo. Thứ hai là thông
qua gửi đơn kháng cáo đến tòa án sử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm để được
giải quyết.
Thứ tư, giống nhau về thời hạn kháng cáo kháng nghị. Về thời hạn kháng cáo trong
BLTTHS mới đã có sự quy định riêng một điều về thời hạn kháng cáo (điều 333).
Tuy có khác về hình thức nhưng về nội dung vẫn giữ nguyên thời hạn kháng cáo
10


bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm đó là: 14 ngày đối với bản án và 7 ngày với
quyết định của tòa án sơ thẩm. Tương tự thời hạn kháng nghị cũng có sự thay đổi
về hình thức nhưng nội dung hoàn toàn giống nhau.
Thứ năm, giống nhau về hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm (điều
339 BLTTHS năm 2015). Theo như quy định của bộ luật mới này không có gì thay
đổi về nội dung. Khi có kháng cáo thì sẽ luôn phát sinh hậu quả là phần nội dung
bị kháng cáo sẽ chưa được đưa ra thi hành, và chỉ trừ trường hợp pháp luật quy
định khác. Mặt khác giữa hai bộ luật cũng có điểm tương đồng về hiệu lực của
phần bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án không có khangsm kháng nghị, theo đó
nó sẽ có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

3.


Những điểm khác nhau về kháng cáo, nghị phúc thẩm giữa BLTTHS
năm 2003 với năm 2015.

Như đã trình bày ở trên BLTTHS năm 2015 có sự tiếp thu và kế thừa những nội
dung cơ bản của BLTTHS năm 2003 nên nó có nhiều điểm tương đồng với nhau
giữa hai bộ luật về quy định kháng cáo kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên bên cạnh
đó Bộ luật mới vẫn có những điểm mới bổ xung, thay thế trên cơ sở của những nội
dung cơ bản đó. Trong phần kháng cáo kháng nghị phúc thẩm cũng có sự thay đổi
và đã tạo ra sự khác nhau. Và cụ thể giữa hai bộ luật có những điểm khác biệt cơ
bản sau:
Thứ nhất: Nhìn một cách khái quát về hình thức kết cấu của quy định về kháng
cáo kháng nghị phúc thẩm có sự thay đổi tương đối lớn. Quy định về kháng cáo
kháng nghị phúc thẩm trong Bộ luật mới đã tăng lên 3 điều so với luật cũ, và nó
được quy định tại điều khác so với Bộ luật cũ đó là từ điều 331 đến 343. Mặt khác
về kết cấu của điều luật cũng có sự tách bạch giữa kháng cáo và kháng nghị phúc
11


thẩm. Hai phần này được quy định tại các điều riêng, không gộp vào theo như quy
định của Bộ luật hiện hành. Với sự thay đổi này đã làm rõ ràng, rành mạch về
kháng nghị với kháng cáo phúc thẩm từ đó giúp áp dụng pháp luật được rễ ràng và
tránh sự nhầm lẫn khi áp dụng. Mặt khác với sự thay đổi như vậy làm cho pháp
luật tố tụng hình sự về kháng cáo kháng nghị phúc thẩm mang tính khoa học hơn.
Thứ hai, có khác nhau về đối tượng của kháng cáo kháng nghị phúc thẩm được
quy định tại điều 330 của Bộ luật mới, tuy có sự giống nhau về bản chất nhưng nó
đã được bổ xung giải thích rõ những quyết định nào của Tòa án sơ thẩm sẽ là đối
tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Đó là những : “quyết định tạm đình
chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo,
quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp
sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.” Với sự bổ xung này đã khắc phục được

hạn chế của Bộ luật cũ đó là không quy định rõ ràng quyết định nào sẽ là đối tượng
của kháng cáo phúc thẩm, và dẫn dến áp dụng pháp luật không được đúng và thuận
tiện...
Thứ ba, khác nhau Về thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm: đầu tiên về
thủ tục kháng cáo phúc thẩm (quy định tại 332 BLTTHS năm 2015), theo đó thủ
tục kháng cáo của bộ luật mới đã có sự bổ xung thêm, đó là trong trường hợp Bị
cáo đang tạm giam thì không chỉ có chủ thể duy nhất là Giám thị trại giam đảm
bảo cho người kháng kháo được kháng cáo. Mà còn quy định thêm chủ thể là
Trưởng nhà tạm giữ. Với sự bổ xung này sẽ tạo điều kiện cho bị cáo có khả năng
kháng cáo được thuận tiện hơn, vì có nhiều chủ thể có nghĩa vụ giúp bị cáo được
thực hiện quyền kháng cáo của mình. cũng trong điều này đã có bổ sung thêm
những chủ thể này phải nhận đơn kháng cáo và chuyển cho tòa án sơ thẩm đã xử
vụ án này.
Mặt khác trong điều này đã quy định thêm điểm mới về nội dung của đơn
12


kháng cáo, cụ thể: “ Đơn kháng cáo có các nội dung chính: a) Ngày, tháng, năm
làm đơn kháng cáo; b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo; c) Lý do và yêu cầu
của người kháng cáo; d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.” Với sự bổ
sung thêm như vậy đã tạo ra sự khác nhau, và khắc phục được những hạn chế của
Bộ luật cũ. Mặt khác nó làm cho người kháng cáo có thể thực hiện việc viết đơn
kháng cáo được nhanh chóng, đúng theo quy định của pháp luật, tránh được việc
viết đơn không đúng nội dung theo quy định của luật để ảnh hưởng đến chất lượng
của đơn kháng cáo.
Về thủ tục kháng nghị của Viện kiểm sát (điều 336) đã có sự kế thừa Bộ luật cũ đó
là phải bằng quyết định kháng nghị, gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm. Cũng như thủ
tục kháng cáo, tại điều này đã bổ xung thêm về nội dung của quyết định kháng
nghị, từ đó làm cho nội dung quyết định được rõ ràng hơn, từ đó khắc phục được
những hạn chế của bộ luật cũ.

Thứ tư về kháng cáo quá hạn (điều 335 BLTTHS năm 2015) nó có một số
điểm khác so với Bộ luật cũ. Đó là thay đổi về từ ngữ theo đó: thay việc kháng cáo
quá hạn có thể được chấp nhận nếu có “lý do chính đáng” được thay bằng cụm
từ“bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể
thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định.” Tuy nhiên
có sự thay đổi về câu chữ nhưng về bản chất vẫn có sự giống nhau, thực chất sự
thay đổi này là do bổ xung từ nghị quyết 05/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án
nhân dân Tối cao.
Trong khoản 2 điều này đã thêm nhiều quy định mới đó là: Tòa án sơ thẩm
phải gửi đơn kháng cáo và bản tường trình của người kháng cáo... để gửi lên Tòa
án cấp phúc thẩm trong thời hạn 3 ngày. Trong khoản 4 điều này đã thêm một điểm
mới đó là trước đây theo quy định pháp luật cũ thì đại diện Viện kiểm sát không
phải bắt buộc tham gia vào việc xem xét kháng cáo quá hạn. Với quy định mới thì
13


Viện kiểm sát phải tham gia để phát biểu ý kiến của mình về việc kháng cáo quá
hạn, để thực hiện chức năng giám sát của mình. điều này đã khắc phục được những
thiếu xót của pháp luật hiện hành.
Thứ sáu, theo như điều 261 bộ luật mới, đã thêm “trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải... gửi bản án cho... Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp,..” như vậy với quy định này đã quy định tòa án cấp sơ thẩm phải gửi
bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp từ đó khắc phục được hạn chế tại điều
229 bộ luật cũ khi không cho Tòa án sơ thẩm gửi trực tiếp bản án cho Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp. Từ đây đã tạo điều kiện cho Viện kiểm sát cấp trên có nhiều
thời thời gian nghiên cứu, phát hiện vi phạm trong bản án.
Và cuối cùng, BLTTHS năm 2015 đã thêm 2 điều luật mới so với BLTTHS
năm 2003 về kháng cáo, kháng nghị. Đó là Điều 340 quy định về thụ lý vụ án và
Điều 341quy định chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. Với những quy định mới
này đã tạo ra một quy chế pháp lý mới về thụ lý, và chuyển hồ sơ vụ án, gúp cho

việc giải quyết vụ án ở giai đoạn xét xử phúc thẩm được giải quyết nhanh chóng,
và hiệu quả.
Tóm lại, trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa BLTTHS năm 2015 và
BLTTHS năm 2003. Nhìn chung quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
của BLTTHS mới kế thừa và đã khắc phục được những hạn chế, thiếu xót của Bộ
luật hiện hành. Từ đó tạo điều kiện cho pháp luật tố tụng hình về kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm được giải quyết nhanh chóng, và hợp lý để bảo vệ tốt hơn quyền
lợi chính đáng của những người tham gia tố tụng khi họ bị xâm phạm.
C/ KẾT LUẬN
Quy định vê kháng cáo, kháng nghị trong Bộ luật tố tụng hình sự là một trong
những chế định không thể thiếu, và nó giữ vai trò quan trọng trong việc có hay
không việc xét xử phúc thẩm bản án, và xem xét lại quyết định của tòa án sơ thẩm.
14


Tuy nhiên quy định của pháp luật hiện hành về kháng cáo vẫn còn mốt sốt thiếu
xót cần phải bổ xung, thay đổi. vì vậy Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được
ban hành. với sự ra đời của bộ luật này đã khắc phục được những hạn chế bất cập
hạn chế trong quy định kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm nói riêng, Bộ luật tố tụng
hình sự hiện hành nói chung. Từ đó làm cho pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và
pháp luật nói chùng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt được những yêu cầu của
thực tiễn xã hội hiện nay đặt ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 – Nxb chính trị quốc gia

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Nghị quyết 05 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.
vksndtc.gov.vn/Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm

5.

hình sự.
duthaoonline.quochoi.vn/

15


Tác giả: Nông Minh Chiến
Lớp: 3095 Trường Đại học Luật Hà Nội

16



×