Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

PHÂN LOẠI DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 129 trang )

Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138
Email: ; Website: www.mutrap.org.vn

BÁO CÁO
PHÂN LOẠI DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ
ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

MÃ HOẠT ĐỘNG: WTO-C2F

Chuyên gia:

Rolf Weber
Mira Burri
Phan Tâm
Phạm Mạnh Lâm
Nguyễn Thanh Tuyên
Trần Tuấn Anh

Báo cáo này được lập với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Những quan điểm trình bày trong báo cáo này là
quan điểm của các tác giả, không phải ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương


Mục lục
Tóm tắt các nội dung chính ............................................................................................................... 4
Danh mục viết tắt .............................................................................................................................. 5
Chương I: Dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông và truyền thông mới trong kỷ nguyên hội tụ ....... 7
1. Tổng quan về dịch vụ trong nền kinh tế thông tin..................................................................... 7
2. Tổng quan về khung pháp lý của WTO .................................................................................... 8
2.1 Khái niệm “Dịch vụ” ......................................................................................................... 8


2.2 Phương thức cung cấp dịch vụ ........................................................................................... 9
2.3 Các nguyên tắc ................................................................................................................. 10
2.4 Những giới hạn chung về tự do hóa (các quy định trong nước và các ngoại lệ) ............. 12
2.5 Thỏa thuận thương mại ưu đãi ......................................................................................... 14
3. Những thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách/quản lý và đàm phán thương mại 17
3.1 Phân loại lỗi thời .............................................................................................................. 17
3.2 Diễn giải theo phương pháp mục đích luận các thuật ngữ phân loại .............................. 17
3.3 Về sự giống nhau .............................................................................................................. 18
3.4 Kết luận chương ............................................................................................................... 19
Chương II: Tổng quan về phân loại dịch vụ và vai trò của phân loại dịch vụ ................................... 20
1. Các phân loại hiện đang sử dụng ............................................................................................. 20
1.1 W/120 ................................................................................................................................ 20
1.2 CPC .................................................................................................................................. 20
1.3 OECD ............................................................................................................................... 23
1.4 MSITS ............................................................................................................................... 24
1.5 EBOPS .............................................................................................................................. 25
1.6 BPM6 ................................................................................................................................ 26
1.7 SNA ................................................................................................................................... 26
1.8 ISIC ................................................................................................................................... 27
1.9 Đánh giá tạm thời.................................................................................................................. 30
2. Định nghĩa dịch vụ, cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người dùng dịch vụ, phân loại
dịch vụ ............................................................................................................................................. 30
2.1 Dịch vụ.............................................................................................................................. 30
2.2 Cung cấp dịch vụ .............................................................................................................. 33
2.3 Nhà cung cấp dịch vụ ....................................................................................................... 35
2.4 Người sử dụng dịch vụ...................................................................................................... 36
2.5 Phân loại dịch vụ .............................................................................................................. 36
2.6 Sản phẩm số ...................................................................................................................... 36
3. Phân loại theo WTO là cơ sở để phát triển các phân loại khác ............................................... 37
3.1 Danh sách phân loại các dịch vụ theo ngành (W/120) .................................................... 37

3.2 Phân loại sản phẩm trung tâm (CPC) .............................................................................. 38
3.3 Phân loại trong các PTAs mới ......................................................................................... 38
3.4 Các phân loại khác ........................................................................................................... 39
4. Các quan điểm về phương pháp luận phân loại dịch vụ.......................................................... 41
4.1 Nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận ....................................................................... 41
4.2 Phân loại vì mục đích thống kê và quy hoạch ngành /thị trường ..................................... 43
4.3 Xây dựng quy tắc và chính sách ....................................................................................... 44
4.4 Đàm phán thương mại dịch vụ ......................................................................................... 46
2


Chương III: Phân loại dịch vụ CNTT&TT .......................................................................................... 48
1. Tổng quan về các dịch vụ máy tính và truyền thông............................................................... 48
2. Phân loại dịch vụ CNTT (liên quan đến máy tính) ................................................................. 50
2.1 Nền tảng............................................................................................................................ 50
2.2 Các tranh luận đang tiếp diễn .......................................................................................... 51
2.3 Các lựa chọn thay thế trong thời đại hội tụ công nghệ .................................................... 53
2.4 Tiếp cận ở Việt Nam ......................................................................................................... 55
2.5 Đánh giá sơ bộ ................................................................................................................. 56
3. Phân loại dịch vụ viễn thông ................................................................................................... 57
3.1 Khung pháp lý................................................................................................................... 57
3.2 Các đặc điểm riêng của phân loại dịch vụ viễn thông ..................................................... 62
3.3 Những cách phân loại dịch vụ viễn thông đã lỗi thời ...................................................... 68
3.4 Các vấn đề mới và mới nổi lên trong quản lý dịch vụ viễn thông .................................... 71
4. Phân loại dịch vụ nghe nhìn .................................................................................................... 75
4.1 Dịch vụ nghe nhìn: Hiện trạng dịch vụ ............................................................................ 76
4.2 Dịch vụ nghe nhìn: Sự tiến triển của các cuộc đàm phán phân loại................................ 80
5. Phương pháp luận phân loại đối với các lĩnh vực khó phân biệt ranh giới ............................. 84
5.1 Các phương pháp luận cơ bản trong trường hợp các dịch vụ khó phân biệt ranh giới... 84
5.3 Một số trường hợp nghiên cứu cụ thể ............................................................................ 107

Chương IV: Kết luận ..................................................................................................................... 116
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................................... 118
Phụ lục: Giải thích rõ quy tắc hạn chế thương mại ....................................................................... 124

3


Tóm tắt các nội dung chính

Bản báo cáo này chỉ ra rằng việc phân loại dịch vụ trong nền kinh tế số là một nhiệm vụ khó khăn.
Vấn đề chính là ở chỗ phân loại dịch vụ trong khuôn khổ của WTO (Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ - GATS) đã không còn đáp ứng được những yêu cầu của xã hội thông tin phát triển nữa.
Nhận định này đúng cho cả các nước phát triển lẫn các nước kém phát triển. Tuy nhiên các nền kinh
tế đang phát triển gặp phải những khó khăn riêng khi phải điều chỉnh các quy định pháp luật về dịch
vụ điện tử của mình trong một môi trường dễ thay đổi.
Vì những lý do chính trị, những cố gắng nhằm xem xét lại các phân loại dịch vụ trong GATS từ năm
1991 đến nay đều không thành công. Các tổ chức khác (như OECD và các tổ chức tiêu chuẩn hóa)
đang phản ánh những phát triển công nghệ mới vào các phân loại của mình, tuy nhiên việc sử dụng
các phân loại ấy có thể gây nên dị biệt giữa nội luật dựa trên những phân loại mới như thế và các cam
kết quốc tế (đa phương) không dễ gì vượt qua được.
Ý tưởng cơ bản của phân loại là chia nhóm và tổ chức thông tin một cách có ý nghĩa và có hệ thống
theo một định dạng chuẩn hữu ích cho việc xác định tính tương đồng của các dịch vụ. Các yếu tố cơ
bản phục vụ cho phân loại là (i) xác định được các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ (ii) các vấn đề
tổng quát về khái niệm và (iii) phương pháp thu thập dữ liệu. Các vấn đề về khái niệm quan trọng bao
gồm: lựa chọn các biến số của phân loại (ví dụ định nghĩa các thuật ngữ chung về dịch vụ), phân loại
các đơn vị (ví dụ các giao dịch dịch vụ quan sát được có thể ấn định cho một chủng loại dịch vụ duy
nhất), vấn đề các dịch vụ nào sẽ được phân loại và các quy tắc để kết nối giữa các phân loại khác
nhau.
Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, nên đi theo cách tiếp cận được gọi là “gộp lại”, tương ứng với một phạm
vi rộng các cơ hội thương mại. Cách tiếp cận “gộp lại” truyền đạt một khái niệm về các lĩnh vực mở

rộng vượt ra ngoài các điểm hiện được phản ánh trong các phân loại của WTO. Cách tiếp cận như
vậy có thể giúp cho các nhà quản lý phân loại và nhóm các dịch vụ theo cách cho phép định rõ hơn
các ưu tiên và lợi ích của một quốc gia trong các vòng đàm phán.
Một chủ đề thiết yếu trong việc lựa chọn phân loại liên quan đến cách diễn giải theo chức năng hoặc
theo mục đích về đặc tính của một dịch vụ nhất định. Dựa trên cách đánh giá theo chức năng, các
phân loại hiện có cần được đánh giá và cần phải quyết định loại nào có quan hệ gần nhất với chức
năng được đánh giá hoặc loại nào có vẻ phù hợp nhất với chức năng được đánh giá. Tất nhiên, một
giải pháp kiểu “một cỡ phù hợp cho tất cả” không hề có. Bởi vì, quản lý vẫn còn có vai trò, và các giá
trị và lợi ích văn hóa quốc gia có thể vẫn còn được duy trì.

4


Danh mục viết tắt
BOP

Balance of Payments - Cán cân thanh toán

BPM6

Balance of Payments and International Investment Position Manual - Sổ tay hướng
dẫn sử dụng cán cân thanh toán và định vị đầu tư nước ngoài
/>
CPC

United Nations Central Product Classification, Ver. 2 - Phân loại sản phẩm trung tâm
của Liên hợp quốc, bản 2
15.PDF

DDA


Doha Development Agenda - Chương trình nghị sự phát triển Doha

EBOPS

Extended Balance of Payments Services - Dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng
/>
EC

European Community - Cộng đồng châu Âu

ENTs

Economic Needs Tests - Kiểm tra nhu cầu kinh tế

EU

European Union - Liên minh châu Âu

FATS

Foreign Affiliates Trade in Services - Đại lý nước ngoài về thương mại dịch vụ

FMS

Fixed to mobile substitution - Thay thế điện thoại cố định bằng điện thoại di động

GATS

General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ


GATT

General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại

GPS

Global positioning system - Hệ thống định vị toàn cầu

IMF

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

IP

Internet Protocol - Giao thức Internet

ISIC

International Standard Industry Classification - Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn quốc
tế
/>
ITA

Information Technology Agreement - Hiệp định công nghệ thông tin

5



MSITS

Manual on Statistics of International Trade in Services (of the United Nations) - Sổ tay
hướng dẫn về Thống kê Thương mại Dịch vụ Quốc tế (của Liên Hiệp Quốc)
/>
NGNs

Next Generation Networks - Mạng thế hệ mới

OECD

Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

PRC

People’s Republic of China - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

PTA

Preferential Trade Agreement - Hiệp định thương mại ưu đãi

SNA

System of National Accounts - Hệ thống tài khoản quốc gia
/>
TRIPS

WTO Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights - Hiệp định
WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ


WTO

World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới

W/120

Services Sectoral Classification List - Danh sách phân loại dịch vụ theo ngành
/>
6


Chương I: Dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông và truyền thông mới trong
kỷ nguyên hội tụ
1.

Tổng quan về dịch vụ trong nền kinh tế thông tin

Trong suốt hai thập kỷ qua, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đã phát triển
mạnh mẽ đặc biệt là máy tính cá nhân, điện thoại di động và Internet. Theo OECD, cùng với vô
số các ứng dụng khác, CNTT&TT đã tác động đến hầu như tất cả các chuẩn mực kinh tế và xã
hội.1
Mô hình xã hội thông tin có thể được biểu diễn như sau:2

ICT
Cung cấp

Hạ tầng ICT

ICT

Nhu cầu

(Sản xuất và
Quy trình)

Sản phẩm ICT

(Người dùng

Sử dụng)

Dịch vụ ICT
Thông tin và Nội
dung điện tử

Kinh doanh thiếu thông tin điện tử và Internet đã trở thành không bình thường, không chỉ ở các
nước công nghiệp, mà cả ở các nước kém phát triển, nhu cầu về CNTT&TT đang tăng mạnh và
công nghệ được sử dụng rộng rãi ở mọi nơi:3


Quy mô kinh tế của CNTT&TT có thể được thấy rõ trong sự chuyển đổi của chuỗi cung cầu
cũng như trong chuyển đổi cơ cấu của tổ chức; CNTT&TT có thể làm giảm các rào cản thị
trường, chi phí giao dịch và tác động đến vị thế cạnh tranh.



CNTT&TT cũng có ảnh hưởng xã hội; những phương thức ứng xử cá nhân mới đã xuất
hiện, bao gồm cả những cách thức giao tiếp và tương tác cá nhân được điều chỉnh hoặc hoàn
toàn mới.


Hơn nữa, trong hai thập kỷ qua, trong một chừng mực nào đó, giá trị sản xuất tính theo tổng sản
phẩm quốc nội căn bản đã chuyển từ khu vực nông nghiệp và khu vực sản xuất hàng hoá sang
lĩnh vực dịch vụ. Việc cung cấp dịch vụ đang ngày càng trở thành một yếu tố quyết định của mỗi
nền kinh tế. Sự phát triển này rõ ràng đã được thúc đẩy bởi các dịch vụ CNTT&TT và đặc biệt

1
2
3

OECD, 2011, 14.
Xem OECD, 2011, 13, với một mô hình phức tạp hơn, tuy nhiên, không thể hiện các dịch vụ CNTT&TT.
Xem OECD, 2011, 14.

7


được chứng minh bởi thực tế rằng ít nhất một phần các sản phẩm kỹ thuật số đang thay thế các
sản phẩm vật chất.
Do đó, cơ quan quản lý quốc gia phải quan tâm nhiều hơn tới khuôn khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh
vực dịch vụ điện tử. Thực tế này cũng thách thức các phương pháp đánh giá truyền thống về
năng suất và sự tham gia thị trường của các bên liên quan; thương mại điện tử đòi hỏi sự tham
gia tích cực của người tiêu dùng và các chiến lược điện tử phải đề cập đến những vấn đề như thu
hẹp khoảng cách số và các chỉ số đánh giá thích hợp về việc tham gia của cả xã hội vào nền kinh
tế.

2.

Tổng quan về khung pháp lý của WTO

2.1


Khái niệm “Dịch vụ”

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) áp dụng đối với "các biện pháp [...] ảnh hưởng
đến thương mại dịch vụ". Điều I:3 (b)(A) của GATS định nghĩa "dịch vụ” là “bất kỳ dịch vụ nào
trong bất kể ngành nào, ngoại trừ các dịch vụ được các cơ quan chính phủ cung cấp". Thật vậy,
GATS không định nghĩa khái niệm "dịch vụ" theo đúng nghĩa của từ này là do không đạt được
thỏa thuận trong quá trình đàm phán.4 Cơ quan Phúc thẩm của WTO (WTO Appellate Body)
vẫn chưa định nghĩa "dịch vụ" bằng một thuật ngữ trừu tượng, mà đã sử dụng phương pháp tiếp
cận thực tiễn bằng cách chỉ ra lĩnh vực nào chịu ảnh hưởng trên cơ sở xử lý từng trường hợp
một.5 Như vậy, có thể thấy thuật ngữ "dịch vụ" là rất mơ hồ. Vì thế, sẽ phù hợp hơn nếu định
nghĩa khái niệm "dịch vụ" thông qua các đặc điểm cụ thể của nó.6 Bởi vì các tiêu chuẩn trừu
tượng, ví dụ tính phi vật chất, phi vật thể, và tính vô hình chỉ có thể được xem như là những
hướng dẫn mở, trong quá trình đàm phán về GATS, năm 1991, Ban Thư ký GATT đã giới thiệu
"Danh sách phân loại lĩnh vực dịch vụ theo ngành" (gọi là Danh sách W/120); danh sách này
được xây dựng dựa theo “Phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời" của Liên Hiệp Quốc (CPC).
Danh sách W/120 này đã được dùng để hướng dẫn cho việc phân loại các dịch vụ của hầu hết
các nước thành viên WTO, bởi vì danh sách W/120 bao gồm một số lượng lớn các dịch vụ tổng
hợp (manifold services).7
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế về phân loại, vấn đề ứng dụng của GATS không chỉ là việc định
nghĩa từ "dịch vụ" mà ít nhất còn là cách tiếp cận "chọn - cho" (“positive list”) theo đó chỉ mở
cửa các dịch vụ được nêu rõ trong Danh sách các cam kết cụ thể của các nước thành viên được
tham chiếu từ Danh sách W/120.8
4
5

6
7
8


ZACHARIAS, 38.
Xem Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Canada - Một số biện pháp ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp ô
tô, WT/DS/139/AB/R (Nhật Bản) và WT/DS/142/AB/R (Cộng đồng Châu Âu), (31 tháng 5 năm 2000),
đoạn 152
Xem Chương II.1.1.
Xem Chương II.3.1.
Xem Chương I.2.3.

8


Trong hầu hết trường hợp, có thể khá dễ dàng phân biệt hàng hóa với dịch vụ. Một ngoại lệ liên
quan đến các sản phẩm kỹ thuật số, là sản phẩm có thể được lưu trữ như dữ liệu, ví dụ như văn
bản, chương trình máy tính, âm nhạc hoặc phim. Về nguyên tắc, người sử dụng không quan tâm
lắm đến vật mang thông tin (ví dụ như CD, DVD), mà họ quan tâm đến nội dung.9 Do đó, dường
như xu thế là hướng tới phân loại các sản phẩm kỹ thuật số như các dịch vụ truyền thông.10
Đặc biệt, các dịch vụ thương mại điện tử cho đến nay vẫn chưa có được một vị trí thích hợp
trong khung pháp lý WTO, bởi vì thực tế các dịch vụ này đã không được đưa ra thảo luận trong
các vòng đàm phán Uruguay (do lưu lượng Internet và các trang web chỉ mới trở nên phổ biến từ
giữa những năm chín mươi trở đi). Tháng 5/1998 trong Hội nghị Bộ trưởng tại Geneva,11 các
thành viên WTO đã đưa ra Tuyên bố về Thương mại điện tử và (dựa trên quan điểm
“Background Note” của Ban Thư ký WTO);12 Hội đồng (General Council) đã thông qua Chương
trình làm việc về thương mại điện tử vào mùa thu năm 1998.13 Sau đó, các cuộc đàm phán
dường như đã đạt được một số tiến triển nhất định và nhấn mạnh rằng nhiều lĩnh vực khác nhau,
chẳng hạn như hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và phát triển, đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
thương mại trên môi trường Internet. Tuy nhiên, ngay cả khi thương mại điện tử vẫn còn nằm
trên bàn nghị sự của Uỷ ban thương mại và phát triển, không thể không thấy rằng do sự phức tạp
của các vấn đề quản lý và sự trì trệ của vòng đàm phán Doha, một phương pháp tiếp cận toàn
diện cho thương mại điện tử không có khả năng thực hiện được trong thời gian ngắn vì những lý
do chính trị.14 Việc tập trung của các cuộc thảo luận đang diễn ra (có khi là tranh cãi) vào các

chủ đề thương mại nông nghiệp đã khiến cho tiến trình đàm phán về thương mại điện tử không
thể hoàn thành được. Kết quả cụ thể duy nhất, mặc dù không phải là cuối cùng, trong thời gian
gần đây là việc thông qua quyết định (là một phần của Tuyên bố cấp Bộ trưởng Geneva năm
2009), duy trì việc không áp đặt thuế quan đối với truyền dẫn điện tử.15
2.2

Phương thức cung cấp dịch vụ

“Thương mại dịch vụ” theo GATS bao gồm bốn “Phương thức cung cấp dịch vụ”:16
Phương thức 1, cung cấp qua biên giới: Nhà cung cấp dịch vụ từ một quốc gia thành viên WTO
cung cấp dịch vụ cho một khách hàng cư trú trong một quốc gia thành viên WTO khác, có cam

9
10
11

12
13
14
15

16

WEBER, 2010, 3.
ZACHARIAS, 43.
Tuyên bố tại Hội nghị Bộ trưởng Geneva, WTO về Thương mại điện tử toàn cầu, WT / MIN (98) DEC / 2
(25 tháng 5 năm 1998).
Đại hội đồng, Hiệp định WTO và thương mại điện tử, WT/GC/W/90 (14 Tháng Bảy, 1998).
WEBER, 2010, 13.
Đại hội đồng, Chương trình Công tác về Thương mại điện tử, WT/L/274 (25 tháng 9 năm 1998).

Quyết định chung của Bộ trưởng, WTO ngày 02 Tháng 12 năm 2009, Chương trình Công tác về Thương
mại điện tử, WT/L/782 (ngày 11 tháng 12 năm 2009).
Xem chi tiết tại chương II.1.2.

9


kết tự do hóa thương mại đối với dịch vụ đó (Điều I, khoản 2 a). Như vậy, dịch vụ đó, chứ
không phải nhà cung cấp dịch vụ hoặc người sử dụng dịch vụ đi qua biên giới.
Ví dụ: Dịch vụ được cung cấp qua biên giới thông qua các kênh viễn thông
(cụ thể là điện thoại hoặc Internet) hoặc dịch vụ gắn với một phương tiện
truyền đạt nào đó có thể vận chuyển đi được (chẳng hạn các tài liệu văn bản
hoặc đĩa máy tính được chuyển giao qua biên giới).
Phương thức 2, tiêu dùng ở nước ngoài: Dịch vụ được một khách hàng sử dụng ở quốc gia xuất
xứ của nhà cung cấp dịch vụ, nhưng khách hàng sử dụng dịch vụ đến từ một quốc gia khác (Điều
I, khoản 2 b). Như vậy, phương thức này dẫn đến sự di chuyển quốc tế của người sử dụng dịch
vụ.
Ví dụ: Người sử dụng dịch vụ đi đến quốc gia của nhà cung cấp dịch vụ để
tiếp nhận dịch vụ (Chẳng hạn dịch vụ giáo dục, chữa bệnh, du lịch).
Phương thức 3, hiện diện thương mại: Nhà cung cấp dịch vụ thiết lập một cơ sở trong lãnh thổ
của một nước thành viên WTO có cam kết tự do hóa thương mại các dịch vụ tương ứng và dịch
vụ được phân phối bởi đại diện thương mại này cho khách hàng trong lãnh thổ quốc gia đó (Điều
I, khoản 2 c). Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ di chuyển qua biên giới vào lãnh thổ của người sử
dụng dịch vụ.
Ví dụ: Nhà cung cấp dịch vụ thiết lập một chi nhánh hoặc văn phòng đại
diện ở nước ngoài nhằm lập ra hiện diện thường trực hoặc có được một
pháp nhân ở nước ngoài.
Phương thức 4, hiện diện thể nhân: Nhà cung cấp dịch vụ hiện diện trong lãnh thổ của một nước
thành viên WTO cam kết tự do hóa thương mại các dịch vụ tương ứng và dịch vụ được cung cấp
cho khách hàng trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên WTO đó (Điều I, khoản 2 d). Vì

vậy, thể nhân đi qua biên giới để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ nước khác; như thế, thời gian ở
lại nước đó của thế nhân bị giới hạn trong thời gian cung cấp dịch vụ.
Ví dụ: Một kỹ sư CNTT đi sang một nước thành viên WTO khác để phát
triển một phần mềm cho một doanh nghiệp được thành lập trong lãnh thổ
nước đó và cần đến kiến thức CNTT của kỹ sư đó.
2.3

Các nguyên tắc

Tương tự như GATT, GATS cũng có hai “Nghĩa vụ chung", cụ thể là: nghĩa vụ tối huệ quốc
(MFN) (Điều II của GATS) và nghĩa vụ minh bạch (Điều III của GATS). Hai nguyên tắc có ý
nghĩa sau đây:

10




Nghĩa vụ tối huệ quốc bắt buộc một thành viên WTO có đối xử thương mại ưu đãi với một
nước thành viên WTO thì cũng phải mở rộng đối xử thương mại ưu đãi đó cho tất cả các
nước thành viên WTO khác.17

 Nghĩa vụ minh bạch bắt buộc tất cả các thành viên WTO phải thông báo các quy tắc thương
mại và tất cả các sửa đổi sau đó đối với các quy tắc này cho Ban Thư ký WTO tại Geneva.
Ngoài “Các nghĩa vụ chung", GATS cũng quy định các "Cam kết cụ thể" sau:


Tiếp cận thị trường (Điều XVI của GATS);18




Đối xử quốc gia (Điều XVII của GATS);19



Các cam kết bổ sung (Điều XVIII của GATS), ví dụ như các cam kết nêu trong Tài liệu
tham khảo về viễn thông (Reference Paper on Telecommunications) được thảo luận dưới
đây.20

Các thành viên WTO không bị bắt buộc tham gia vào các cam kết cụ thể của GATS; họ có thể tự
nguyện tham gia vào các cam kết trong các ngành và phân ngành dịch vụ cụ thể thông qua văn
bản gửi tới WTO. Văn bản này liệt kê các cam kết cụ thể và được gọi là Kế hoạch cam kết cụ thể
(Schedule of Specific Commitments). Ban Thư ký WTO có những Kế hoạch này của các nước
thành viên WTO sẵn sàng cho tham vấn từng trường hợp cụ thể. Tất cả các thông tin đó cũng
được đăng tải trên cơ sở dữ liệu dịch vụ của WTO.21
Vì mỗi thành viên WTO đưa ra những cam kết liên quan đến đối xử quốc gia/tiếp cận thị trường,
học thuyết pháp lý dùng thuật ngữ phương pháp tiếp cận theo "danh sách chọn - cho" (positive
list approach – dựa trên việc hiểu rằng một thành viên WTO chỉ cam kết mở cửa đối với những
dịch vụ được liệt kê trong danh sách). Ngược lại, thương mại hàng hóa xuyên biên giới do
GATT điều chỉnh được xây dựng trên nền tảng của phương pháp tiếp cận theo "danh sách chọn bỏ" (negative list approach), có nghĩa là về nguyên tắc mỗi thành viên WTO được quyền tiếp
cận thị trường đầy đủ trừ khi có một thông báo không mở cửa đối với một loại hàng hóa cụ thể
nào đó gửi tới Ban Thư ký WTO.
Nhìn vào những nỗ lực mà một thành viên WTO thực hiện, rõ ràng rằng phương pháp tiếp cận
"chọn - cho" trong khuôn khổ GATS có hiệu lực tự do hóa thấp hơn so với phương pháp tiếp cận
"chọn - bỏ" được áp dụng trong khuôn khổ GATT, bởi vì các thành viên WTO phải có hành
động tích cực (positive action) để chấp nhận điều cam kết và các dịch vụ mới không được tự
động bao gồm vào trong GATS.22 Trong bối cảnh như vậy, cần phải nói rằng nghĩa vụ đối xử
17
18
19

20
21
22

WOLFRUM, 72 et seq.
DELIMATSIS/MOLINUEVO, 371 et seq.
KRAJEWSKI/ENGELKE, 409 et seq.
Xem Chương III.3.1.c.
/>WEBER, 2010, 3.

11


quốc gia, là một nghĩa vụ chung trong khuôn khổ GATT, nhưng với GATS nó lại chỉ là một
nghĩa vụ cụ thể cần được nước thành viên WTO cam kết rõ ràng.
Tình hình này đã không thay đổi nhiều từ năm 1994 đến nay. Đặc biệt, các cuộc thảo luận tại các
Hội nghị Bộ trưởng, như Hội nghị về Chương trình nghị sự phát triển Doha (Doha Development
Agenda - DDA) đã không bổ sung được biện pháp tự do hóa gì lớn cho các cam kết đã được phê
chuẩn trước đó.
2.4 Những giới hạn chung về tự do hóa (các quy định trong nước và các ngoại lệ)
a)
Quy định trong nước
Điều VI GATS quy định nghĩa vụ liên quan đến các biện pháp quản lý trong nước; Điều VI, các
khoản từ 1 đến 3 và 6 liên quan đến biện pháp áp dụng, thủ tục hành chính, và việc xem xét lại
các biện pháp, và do đó cung cấp các tiêu chuẩn về thủ tục cho các biện pháp quản lý.23 Chỉ có
các nghĩa vụ trong Điều VI, các khoản 4 và 5 là có bản chất đặt và định quyền hạn, nhiệm vụ.
Tầm quan trọng của Điều VI là các nghĩa vụ quy định bổ sung cho các quy định của GATS liên
quan đến không phân biệt đối xử và đặc biệt là các quy định về tiếp cận thị trường (Điều XVI).24
Các nghĩa vụ về thủ tục bao gồm yêu cầu về các biện pháp áp dụng hợp lý, bình đẳng và khách
quan (Điều VI, khoản 1), khả năng xem xét lại các quyết định hành chính (Điều VI, khoản 2),

yêu cầu cung cấp thông tin cho người xin cấp phép, tức là các nhà cung cấp dịch vụ (Điều VI,
khoản 3), và các thủ tục để xác minh năng lực chuyên môn (Điều VI, khoản 6). Những quy định
này không liên quan nhiều đến các vấn đề phân loại.25
Điều VI, khoản 4 của GATS bao hàm sự ủy quyền đàm phán cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ
để xây dựng các quy tắc về quản lý trong nước nhằm đảm bảo rằng các quy định quản lý đó
không tạo nên rào cản không cần thiết đối với thương mại dịch vụ. Các cuộc đàm phán như thế
đã diễn ra từ năm 1995 trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ liên quan đến ngành kế toán. Các
lĩnh vực trong tương lai có thể là các yêu cầu về chất lượng và thủ tục, tiêu chuẩn kỹ thuật và
yêu cầu cấp phép. Đặc biệt các tiêu chuẩn kỹ thuật là rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông (gồm các dịch vụ CNTT, viễn thông, dịch vụ nghe nhìn). Mục tiêu của
các cuộc đàm phán là nhằm đạt được cam kết tích cực hơn của các thành viên WTO và yêu cầu
các thành viên áp dụng một bài sát hạch về tính cần thiết kết hợp với việc triển khai thực hiện
các quy định trong nước để không gây tổn hại đến tự do thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, cũng
không thể phủ nhận rằng tiến trình đạt được cam kết trong các cuộc đàm phán là rất chậm. 26 Để

23
24
25
26

KRAJEWSKI, 167.
KRAJEWSKI, 167/68.
KRAJEWSKI, 168 et seq.
KRAJEWSKI, 178 et seq.

12


khắc phục vấn đề này, Điều VI, khoản 5 cho phép áp dụng tạm thời các tiêu chí bổ sung đã được
đàm phán.27

b)
Các ngoại lệ
Điều XIV của GATS cung cấp một số trường hợp ngoại lệ chung có thể được các thành viên
WTO viện dẫn trong trường hợp liên quan tới "lợi ích" quốc gia. Các quy định về trường hợp
ngoại lệ chung được bổ sung bởi một điều khoản cụ thể về các ngoại lệ về an ninh (Điều XIVbis
GATS). Các quy định tương ứng đã được thiết lập song song với các điều khoản miễn trừ tại
Điều XX GATT.
Lợi ích công cộng có thể được coi như là cơ sở để biện minh cho miễn trừ. Điều XIV, khoản 2
của GATS liệt kê ba loại chính, cụ thể là: các hạn chế cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng
hoặc để duy trì trật tự công cộng (khoản a); các hạn chế cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức
khỏe con người, động vật hoặc thực vật (khoản b); các hạn chế cần thiết để đảm bảo việc tuân
thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quy định của GATS (ví dụ như phòng ngừa hành
vi lừa đảo và gian lận và bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân) (khoản c).
Khi diễn giải ý nghĩa của trật tự công cộng và đạo đức công cộng, phán quyết của Hội đồng
WTO (WTO Panels) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body) trong các vụ kiện như vụ Hoa Kỳ
- trò chơi ăn tiền (US- Gambling) và vụ Trung Quốc - sản phẩm nghe nhìn và xuất bản (China -.
Publications and Audiovisual Products)28 có thể dùng làm ví dụ để tham khảo. Ví dụ, chơi game
trực tuyến có thể được coi là không phù hợp với đạo đức công cộng trong một quốc gia cụ thể.
Trật tự công cộng và đạo đức công cộng đề cập đến những giá trị cơ bản của xã hội; một khi bối
cảnh trong nước đóng một vai trò quan trọng, thì phạm vi hoạt động cho cơ quan lập pháp quốc
gia là khá rộng.29
Lý lẽ biện hộ về cuộc sống hay sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật có thể là ít thích hợp
hơn khi đề cập đến các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, mặc dù không nên đánh giá
thấp ảnh hưởng xấu có thể có đối với sức khỏe con người của sóng điện từ. Liên quan đến sự
phù hợp của các quy định và luật pháp với các cam kết của GATS thì vấn đề bảo vệ quyền riêng
tư của cá nhân trong mối liên hệ với các dịch vụ CNTT phải được nghiêm túc tính đến.

27
28


29

Chi tiết xem DELIMATSIS, 2008, các đoạn khác.
Báo cáo cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ - Các biện pháp ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cờ bạc – cá
cược qua biên giới (Hoa Kỳ-cờ bạc), WT/DS285/AB/R (ngày 7 tháng 4, 2005); Báo cáo Hội đồng, Hoa Kỳ
- Các biện pháp ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ cờ bạc và cá cược qua biên giới (Hoa kỳ-cờ bạc),
WT/DS285/R (ngày 19 Tháng 11, 2004); Báo cáo điều tra, Trung Quốc - Các biện pháp ảnh hưởng đến
quyền thương mại và phân phối dịch vụ cho một số ấn phẩm và sản phẩm giải trí nghe nhìn (Trung Quốc Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn), WT/DS363/R (ngày 12 tháng 8, 2009), Báo cáo cơ quan phúc thẩm,
Trung Quốc - Các biện pháp ảnh hưởng đến quyền thương mại và phân phối dịch vụ cho một số ấn phẩm
và sản phẩm giải trí nghe nhìn (Trung Quốc - Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn), WT/DS363/AB /R (ngày
21 tháng 12 năm 2009).
Thảo luận kỹ hơn về Điều XIV của GATS được nêu trong Phụ lục của báo cáo này, xem thêm
DELIMATSIS, năm 2012, 277 et seq. và DELIMATSIS, 2011, 277 et seq.

13


Các hạn chế quốc gia về cung cấp dịch vụ qua biên giới phải đáp ứng được yêu cầu của một
cuộc đánh giá sự cần thiết của các hạn chế đó. Đánh giá này đòi hỏi một quá trình “cân bằng”
giữa các lợi ích khác biệt (tự do hóa thương mại dịch vụ đối lại với bảo vệ các lợi ích quốc gia).
Các biện pháp mang tầm quốc gia cần phải đóng góp cho việc đạt được các mục tiêu đã đề ra,
tuy nhiên sự cần thiết lại là một khái niệm khá linh hoạt, nếu được vận dụng một cách đúng đắn
thì nó có thể bảo vệ chứ không phải làm mất đi tính đa dạng của quản lý.30
Cuối cùng, tương tự như Điều XX của GATT, phần mở đầu nêu tại Điều XIV của GATS, được
gọi là "mũ" (Chapeau), yêu cầu các cơ quan lập pháp quốc gia hiểu rằng các biện pháp hạn chế
không được dẫn đến sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô lý và không trở thành một hạn chế trá
hình đối với thương mại dịch vụ. Thực tế cho thấy, cho đến nay, bài kiểm tra Chapeau được diễn
giải một cách khá nghiêm ngặt để ngăn chặn các biến dạng không cần thiết đối với thương mại.31
2.5


Thỏa thuận thương mại ưu đãi

Do các cuộc đàm phán đa phương trong khuôn khổ của WTO không đạt được nhiều tiến triển và
bởi vì các quốc gia có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư thương mại, các thỏa thuận
thương mại ưu đãi song phương và khu vực (PTA) đang tăng nhanh trên toàn cầu.32 Đặc biệt là
các nước trong khu vực châu Á/Thái Bình Dương đang tham gia tích cực vào đàm phán và ký
kết PTAs trong đó có nội dung về dịch vụ.33
Hầu hết các PTAs liên quan đến khu vực Châu Á/ Thái Bình Dương có các quy định về các vấn
đề:34 (i) giới thiệu các khái niệm về sản phẩm/dịch vụ kỹ thuật số hoặc truyền dẫn và giao nhận
điện tử (electronic delivery); (ii) công nhận việc áp dụng các quy tắc thương mại đối với các
dịch vụ cung cấp điện tử (electronic supply); (iii) công nhận việc áp dụng các quy tắc thương
mại đối với đặt hàng điện tử (electronic demand) để được cung cấp dịch vụ, (iv) nghĩa vụ không
phân biệt đối xử đối với các sản phẩm kỹ thuật số, (v) nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) đối
với các sản phẩm kỹ thuật số.35
Đặc biệt, các nội dung sau đây cần chú ý: (i) Việc sử dụng cách tiếp cận liệt kê tiêu cực mở rộng
tiếp cận thị trường và làm giảm tình trạng không rõ ràng liên quan đến phương thức cung cấp
dịch vụ (PTA Mỹ - Singapore, tại điều 83-87), (ii) Việc bỏ các yêu cầu về sự hiện diện trong
nước cho phép thành lập văn phòng đại diện hoặc bất kỳ hình thức nào của doanh nghiệp, và (iii)

30
31
32

33
34
35

COTTIER/DELIMATSIS/DIEBOLD, 316/17.
Chi tiết xem trong Phụ lục của báo cáo này.
Báo cáo Thương mại Thế giới WTO: Hiệp định WTO và ưu đãi: Từ cùng tồn tại đến gắn kết, Geneva

(WTO) 2011.
FINK/MOLINUEVO, 643.
WEBER, 2010, 14; WUNSCH-VINCENT, 2008, 511-12.
WEBER, 2010, 14.

14


Việc bỏ các miễn trừ tối huệ quốc (MFN) dẫn đến việc ứng dụng rộng hơn các quy tắc tự do hóa
thương mại.36
Tương tự như GATS, PTAs về dịch vụ thường áp dụng một định nghĩa mơ hồ về thương mại
dịch vụ và bao gồm tất cả bốn phương thức cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, điều quan trọng là một
số các PTAs không còn sử dụng phân loại GATS truyền thống nữa (danh sách W/120), mà tham
chiếu các danh mục phân loại khác, ví dụ phân loại theo OECD.37 Những phân tích thực hiện
trong năm năm qua chỉ ra rằng, các PTAs song phương và khu vực đã ít nhất phần nào dẫn đến
một thị trường mở cửa dịch vụ vượt ra ngoài các khuôn khổ đa phương hiện có của GATS. 38 Sự
tự do hóa này mở ra theo nhiều hướng, ví dụ hướng tới mở rộng hơn phạm vi các dịch vụ (mở
rộng danh sách phân loại) hoặc hướng tới việc chấp nhận phương pháp tiếp cận "chọn - bỏ"
(theo GATT) thay cho phương pháp tiếp cận "chọn - cho" (theo GATS).
Trong nhiều PTAs, số lượng rào cản có vẻ khá nhỏ và do cách tiếp cận liệt kê tiêu cực, nhiều
dịch vụ hiện tại và tương lai được quy định bởi các nghĩa vụ thương mại tự do39. Một cuộc điều
tra theo lĩnh vực cụ thể có thể phát hiện ra các biện pháp không phù hợp (non-conforming
measures) về mặt lý thuyết có liên quan thực sự như thế nào. Việc đánh giá cần được thực hiện
trên cơ sở của PTA liên quan, do đó, không dễ dàng để thực hiện các so sánh thực tế. Để làm ví
dụ, danh sách sau đây cho thấy các cam kết trong khu vực châu Á/Thái Bình Dương liên quan
đến các dịch vụ thương mại điện tử:40
Hoa Kỳ-

Singapore-


Thailand-

Thailand-

Singapore-

Ấn Độ-

Nhật Bản-

Singapore

Australia

Australia

New Zealand

New Zealand

Singapore

Singapore

X

X

X


X

Hợp tác về thương mại điện

X

tử (TMĐT)
Không dùng rào cản TMĐT
không cần thiết

X

X

Minh bạch

X

Bảo vệ người tiêu dùng

X

X

X

Dữ liệu cá nhân trực tuyến

X


X

X

Chữ ký điện tử

X

X

X

Tự do lưu hành thông tin

36
37
38
39
40

WUNSCH-VINCENT, 2008, 514-15.
Xem ROY/MARCHETTI/LIM, 13 et seq.
FINK/MOLINUEVO, 644-657.
WUNSCH-VINCENT, 2008, 512.
WUNSCH-VINCENT, 2008, 510.

15


(Free flow of information)

Thương mại không
giấy/thuận lợi hải quan

X

X

X

X

X

X

Điều V của GATS cung cấp một ngoại lệ đối với nghĩa vụ chung về đối xử tối huệ quốc nêu tại
Điều II của GATS cho các bên tham gia thỏa thuận thương mại khu vực về dịch vụ, tức là các ưu
đãi áp dụng giữa các thành viên của thỏa thuận khu vực không phải mở rộng cho các thành viên
GATS khác. Tuy nhiên, thỏa thuận khu vực về tự do hóa dịch vụ phải tuân theo các điều kiện
nêu tại Điều V của GATS và phải được thông báo cho Hội đồng Thương mại dịch vụ.
Do vậy, PTAs phải tuân thủ các quy tắc ngoại lệ của hội nhập kinh tế theo Điều V của GATS,
bởi vì việc đảm bảo tuân thủ đó thuộc thẩm quyền phán quyết của hệ thống giải quyết tranh chấp
của WTO. Các yêu cầu của Điều V liên quan đến một vấn đề thủ tục, cụ thể là một thông báo về
PTA có liên quan gửi tới Hội đồng WTO về Thương mại dịch vụ có thể khởi đầu cho một cuộc
xem xét PTA đó, và bốn yếu tố cơ bản được yêu cầu để triển khai một PTA: Các điều khoản của
một PTA phải có phạm vi thuộc về lĩnh vực chủ yếu (substantial sectoral coverage), "chủ yếu"
không có nghĩa là bao quát toàn bộ mọi lĩnh vực, nhưng ít nhất một phần quan trọng của thị
trường cần được đưa vào.Yêu cầu thứ hai liên quan đến việc loại bỏ đáng kể tất cả các biện pháp
phân biệt đối xử. Yếu tố thứ ba đánh giá mức độ tổng thể của các rào cản thương mại. Yếu tố
thứ tư liên quan đến đối xử với các bên không tham gia PTA theo quan niệm của quy tắc về

nguồn gốc (rule of origin).41 Các điều kiện được tạo thuận lợi bởi một thực tế là chúng phải đáp
ứng được những yêu cầu này trên cơ sở một khung thời gian "hợp lý".42
Quan niệm của WTO về phạm vi bao quát toàn bộ các lĩnh vực (universal sectoral coverage)
không phải là cực kỳ nghiêm ngặt, tức là không nhất thiết một PTA phải thực sự bao gồm hết tất
cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, một PTA có thể sẽ gặp nguy cơ nằm trong tầm ngắm
của Điều V của GATS nếu chỉ có rất ít sản phẩm nằm trong chế độ tự do hóa song phương. Việc
đánh giá phải được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Các PTA được ký kết trong khu vực châu Á/Thái Bình Dương cho đến nay không gây ra vấn đề
gì lớn khi xét đến sự tuân thủ Điều V của GATS; Một lý do thực tế là không một thành viên
WTO nào dám đương đầu với loại PTA như vậy. Tuy nhiên, các vấn đề đã được đề cập nên
được tính đến khi đàm phán PTA mới, ví dụ như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP).

41
42

COTTIER/MOLINUEVO, 130 et seq.
Các thỏa thuận hội nhập khu vực giữa các nước đang phát triển như MERCOSUR và Cộng đồng Andean
đã thiết lập một khung thời gian 8-10 năm để đạt được “phát triển toàn diện theo ngành "và tự do hóa đầy
đủ thương mại dịch vụ.

16


3.

Những thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách/quản lý và đàm phán
thương mại

3.1


Phân loại lỗi thời

Một vài ý kiến ngắn đã được đưa ra trong phần mở đầu về phân loại dịch vụ cho thấy rằng vấn
đề quan trọng hiện tại là tìm ra các giải pháp thích hợp để phân loại các dịch vụ mới về viễn
thông, CNTT và các dịch vụ nghe nhìn. Một mặt, do các phân đoạn thị trường này phát triển
nhanh chóng với những thay đổi đáng kể trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ, mặt khác, do
WTO gặp phải một số bế tắc từ những vướng mắc của Vòng đàm phán Doha nên vấn đề phân
loại dịch vụ đã không được quan tâm thích đáng. Danh sách W/120 đã khá lỗi thời trong một số
lĩnh vực và cũng còn thiếu rõ ràng trong phạm vi các dịch vụ được phân loại.43 Vì vậy, đã có
nhiều nỗ lực để phát triển các phương pháp phân loại mới. Năm 2007 đã công bố bản dự thảo
cuối cùng về Phân loại sản phẩm trung tâm (CPC) sửa đổi, trong đó bổ sung nhiều cải tiến liên
quan đến các dịch vụ CNTT và bản dự thảo này đáng lẽ đã được chấp nhận, nhưng cho đến nay
các thay đổi vẫn không được chấp nhận, do đó, bản dự thảo đã không được tham chiếu trong
khuôn khổ pháp lý của WTO44. Vấn đề tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông
và nghe nhìn.45
Các tổ chức khác, đặc biệt là các tổ chức tiêu chuẩn đang ngày càng quan tâm đến các dịch vụ
kỹ thuật (dịch vụ CNTT) nhiều hơn so với nội dung (phát thanh và truyền hình), họ tỏ ra linh
hoạt và luôn sẵn sàng thích ứng với những phát triển công nghệ mới hơn so với WTO và thường
xuyên điều chỉnh các hệ thống phân loại cho phù hợp, ngay cả khi động thái này có thể là đáng
mong muốn theo quan điểm định hướng công nghệ thì cũng cần phải chú ý rằng việc phân loại
càng khác nhau giữa các tổ chức thì càng gây nhiều khó khăn khi giải quyết hòa giải trong các
trường hợp cụ thể.46 Đặc biệt, vấn đề này xảy ra nếu một PTA đang sử dụng phân loại theo
OECD và sau đó phải tuân thủ theo danh mục W/120 của WTO trong trường hợp có khiếu nại
được một thành viên WTO đưa ra. Do đó, xu hướng gần đây ở một số nước áp dụng phân loại
của OECD không phải là không có rủi ro.
3.2

Diễn giải theo phương pháp mục đích luận các thuật ngữ phân loại


Một vấn đề thực tế cụ thể là hàng hoá và dịch vụ được sử dụng trong các phân loại đã được thay
thế bằng hàng hóa và dịch vụ mới có chức năng tương tự. Ví dụ như thay thế một máy in truyền
thống bằng một máy in laser hoặc thay thế các dịch vụ telex bằng dịch vụ e-mail. Khía cạnh thay
thế hàng hoá thông qua công nghệ đóng một vai trò đặc biệt liên quan đến các sản phẩm CNTT

43

44
45
46

WTO Secretariat, Background Note, S/C/W/39, June 12, 1998, xem tại địa chỉ
/>Xem chi tiết tại Chương II.1.2
Xem chi tiết tại chương III.3. and 4.
Xem chi tiết tại chương III.5.1.

17


được điều chỉnh bởi Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) đã được thông qua trong Hội nghị Bộ
trưởng Singapore vào tháng 12 năm 1996.47
Mục đích của ITA là mở rộng thương mại quốc tế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin.
Bản thân ITA khá ngắn, nó chủ yếu cung cấp một cơ chế cho phép các thành viên WTO sửa đổi
lộ trình thuế quan hiện có và áp dụng phi thuế quan; Các cấu phần chính của ITA gồm Phụ lục A
và B liệt kê các sản phẩm liên quan trong hiệp định bao gồm cả các sản phẩm bán dẫn, sản xuất
sản phẩm bán dẫn, thiết bị thử nghiệm, máy tính, màn hình phẳng, thiết bị mạng máy tính, phần
mềm máy tính, sản phẩm viễn thông và các dụng cụ khoa học. Rõ ràng, các lộ trình tương ứng
không bao gồm các sản phẩm mới được phát triển. Khi Liên minh châu Âu muốn áp dụng thuế
đối với các sản phẩm CNTT mới được phát triển không nằm trong ITA, các nền kinh tế như Đài
Loan, các nước Đông Á khác và Hoa Kỳ đã đệ đơn khiếu nại với cơ quan giải quyết tranh chấp

tại Geneva; chủ đề của vụ kiện liên quan đến câu hỏi liệu việc diễn giải các lộ trình nên được
thực hiện một cách lịch sử hay mục đích luận. Ban Hội thẩm đã quyết định ủng hộ các nước
khiếu nại với lập luận rằng danh sách các sản phẩm CNTT sẽ sớm lỗi thời và rằng mục tiêu tự do
hóa của các thành viên WTO sẽ bao gồm các sản phẩm mới có chức năng tương tự.48 Một quyết
định tương tự liên quan đến các dịch vụ không tồn tại, do đó, không thể dự báo được Ban Hội
thẩm hay Cơ quan phúc thẩm của WTO sẽ quyết định ra sao. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì
cách tiếp cận mục đích luận được mô tả ở trên là một phương pháp diễn giải thuyết phục trong
bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng.
3.3

Về sự giống nhau

Phân biệt đối xử giữa các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các quốc gia khác nhau (MFN)
hoặc giữa các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước (nếu đối xử quốc gia được
quy định cụ thể trong lộ trình của các thành viên) đều bị cấm nếu như các dịch vụ và nhà cung
cấp dịch vụ ấy là giống nhau. Trong hoàn cảnh này, việc diễn giải thuật ngữ "tương tự" hoặc
"dịch vụ giống nhau" trở nên rất quan trọng. Khi thừa nhận sự tương tự của các dịch vụ không
giống hệt nhau có thể cân nhắc việc mở rộng các hạng mục cũ. "Sự giống nhau" được đưa ra khi
các dịch vụ cần so sánh nằm trong mối quan hệ cạnh tranh với nhau.49 Theo phương pháp phân
định ranh giới thị trường, tình huống này xuất hiện nếu các sản phẩm hoặc dịch vụ được xem xét
có thể thay thế cho nhau.50 Trong thực tế, các Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO xử lý rất
nhiều trường hợp liên quan đến phân định giữa sản phẩm "giống nhau" và "không giống nhau".

47
48

49
50

Tuyên bố tại Hội nghị Bộ trưởng WTO về thương mại sản phẩm CNTT, WT/MIN (96)/16.

Báo cáo Hội đồng, Cộng đồng Châu Âu và các nước thành viên – Đối xử thuế quan về một số sản phẩm
công nghệ thông tin, WT/DS377/R (ngày 16 tháng 8 năm 2010), Nhật Bản đã có những khiếu nại song
song (WT/DS376/R) và Hoa Kỳ (WT/DS375/R).
WEBER, 2010, 12.
TREBILCOCK/HOWSE, 2005.

18


Ví dụ về các sản phẩm giống nhau là cà phê rang rồi và chưa rang, các loại đồ uống có cồn trong
nước và nhập khẩu, hoặc chuối của các nước châu Phi và các nước Nam Mỹ.51
Hiện nay, Hội đồng và Cơ quan phúc thẩm của WTO phân tích "sự giống nhau" dựa trên bốn
loại "đặc điểm" mà các sản phẩm liên quan có thể có điểm giống nhau:52 “(i) Các đặc tính vật lý
của sản phẩm, (ii) mức độ mà sản phẩm có khả năng thuyết phục người dùng cuối cùng giống
nhau hoặc tương tự nhau, (iii) mức độ mà người tiêu dùng nhận thức và sử dụng các sản phẩm
như là phương tiện thay thế để thực hiện các chức năng cụ thể nhằm đáp ứng mong muốn hoặc
nhu cầu cụ thể, (iv) phân loại quốc tế các sản phẩm phục vụ cho các mục đích thuế quan.” Cho
đến nay, các vụ kiện chỉ liên quan đến sản phẩm; thế nhưng, học thuyết pháp lý lập luận rằng
một kiểm chứng tương tự nên áp dụng đối với các dịch vụ, tuy nhiên, việc đánh giá này đã
không được kiểm chứng theo thủ tục tố tụng, ít nhất là do theo GATS cần phải so sánh không
chỉ các dịch vụ mà cả nhà cung cấp dịch vụ.53 Do đó, không thể khẳng định rằng các dịch vụ
cũng sẽ nhận được đối xử "giống nhau" tương tự như các sản phẩm. Nhiều khả năng, việc kiểm
chứng sẽ tương tự và dựa trên việc rà soát thị trường liên quan, thế nhưng vẫn có thể có những
điều chỉnh.
3.4

Kết luận

Vì những lý do nêu trên, phương pháp luận đối với các vấn đề phân loại trở nên rất quan trọng.
Một cách tiếp cận cũ thường là không định hướng tương lai. Hơn nữa, một cách tiếp cận mang

tính giải thích hay chú giải là xử lý các vấn đề thực tế đã xảy ra.54 Ngay cả khi các vấn đề khác
trong môi trường pháp lý CNTT&TT hiện đã có, ví dụ như mua sắm CNTT trong khu vực công
và thuế CNTT,55 vẫn cần nhấn mạnh đặc biệt đến phân loại các dịch vụ CNTT trong bối cảnh
các cuộc đàm phán quốc tế sẽ rất có thể bao gồm các phân đoạn thị trường này trong một tương
lai gần.

51
52

53
54
55

Để có một cái nhìn tổng quan riêng biệt về cuộc thảo luận "tương đồng", xem Diebold, 65 et seq.
Xem, ví dụ, Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Cộng đồng Châu Âu - Các biện pháp ảnh hưởng đến sản
phảm Asbestos và sản phẩm có chứa Asbestos, WT/DS135/AB/R (ngày 12 tháng 3 năm 2001), Đoạn 133148.
Chi tiết xem thêm tại DIEBOLD, 2010, 101 et seq.; COSSY, 327 et seq.
Xem TUYÊN, 10-11.
Xem TUYÊN, 213.

19


Chương II: Tổng quan về phân loại dịch vụ và vai trò của phân loại dịch vụ
1.

Các phân loại hiện đang sử dụng

1.1


W/120

Danh sách phân loại các dịch vụ theo ngành (Services sectoral classification list -W/120)56 là
một danh sách phân loại toàn diện theo ngành và phân ngành dịch vụ trong khuôn khổ GATS.
Danh sách này đã được WTO biên soạn vào tháng 7 năm 1991 và mục đích của việc đưa ra danh
sách phân loại dịch vụ này là tạo điều kiện thuận lợi cho các Vòng đàm phán Uruguay, đảm bảo
tính so sánh xuyên quốc gia và tính nhất quán của các cam kết. 160 phân ngành được mô tả như
là bảng tổng hợp của các hạng mục chi tiết hơn đã được nêu trong danh sách phân loại các sản
phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (United Nations provisional Central Product
Classification - CPC).57
Dựa trên CPC, W/120 tạo thành một phiên bản thu gọn của danh sách phân loại, và cung cấp
một sự mô tả kém toàn diện hơn về các ngành và phân ngành. Do đó, W/120 được xem như một
hệ thống phân loại tùy chọn về các ngành dịch vụ phục vụ mục đích đàm phán thương mại, chứ
không phải là một danh sách phân loại thống kê.
1.2

CPC

(i) Thuật ngữ và ý nghĩa: Phân loại các sản phẩm trung tâm (Central Product Classification CPC) là một phân loại dựa trên đặc tính vật lý của hàng hoá hoặc dựa trên bản chất của dịch vụ
được cung cấp. Mỗi loại hàng hóa hay dịch vụ khác nhau trong CPC được định nghĩa theo cách
mà nó thường được tạo ra bởi chỉ có một hoạt động đã được định nghĩa tại Phân loại công
nghiệp chuẩn quốc tế của tất cả các hoạt động kinh tế (International Standard Industry
Classification of all Economic Activities - ISIC). 58 CPC bao gồm các sản phẩm là đầu ra của
các hoạt động kinh tế, bao gồm cả hàng hoá vận chuyển được, hàng hóa không vận chuyển được
và dịch vụ.
Cấu trúc của phân loại như sau:
- Ngành: Một chữ số mã
- Phân ngành: Hai chữ số mã
- Nhóm: Ba chữ số mã
- Lớp: Bốn chữ số mã

- Phân lớp: Năm chữ số mã
56
57
58

Danh sách có the xem tại website WTO: /> />Xem Chương II.1.8.

20


(ii) Chức năng: Mục đích chính của CPC là cung cấp một khuôn khổ cho so sánh quốc tế về các
số liệu thống kê giao dịch sản phẩm. CPC cũng được coi như một tài liệu hướng dẫn để phát
triển hoặc sửa đổi các hệ thống phân loại sản phẩm hiện tại nhằm làm cho các hệ thống này phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích ban đầu phát triển CPC là nhằm tăng cường sự hài hoà
giữa các lĩnh vực kinh tế khác nhau với các số liệu thống kê liên quan và tăng cường vai trò của
bản kê khai tài khoản quốc gia như một công cụ để điều phối các số liệu thống kê kinh tế. Vì lý
do này, CPC là cơ sở để biên tập lại các số liệu thống kê cơ bản từ các phân loại ban đầu thành
một phân loại đạt chuẩn để sử dụng cho mục đích phân tích. CPC tạo nên một khuôn khổ phân
loại toàn diện của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ. Liên quan đến dịch vụ, trước khi CPC ra
đời không có một phân loại quốc tế nào bao quát được toàn bộ các kết quả đầu ra của các ngành
công nghiệp dịch vụ khác nhau để phục vụ các nhu cầu phân tích khác nhau về thống kê và các
mục đích sử dụng khác. Là một phân loại tổng quát, CPC cung cấp ít chi tiết hơn so với các hệ
thống phân loại cụ thể khác. CPC trình bày các chủng loại sản phẩm có thể là đối tượng của giao
dịch trong nước hoặc quốc tế hoặc có thể được nhập vào kho. CPC bao gồm các sản phẩm là đầu
ra của hoạt động kinh tế, gồm cả hàng hoá vận chuyển được, hàng hóa không vận chuyển được
và dịch vụ.
(iii) Lịch sử phát triển: Sự cần thiết cho sự phát triển CPC xuất phát từ các sáng kiến vào đầu
những năm 1970 để hài hòa các phân loại quốc tế. Trong quá trình phát triển của những sáng
kiến này, một phân loại chuẩn của tất cả các sản phẩm được nhìn nhận như là một yếu tố quan
trọng. Dựa trên các khuyến nghị của một nhóm chuyên gia được Ban thư ký Liên Hiệp Quốc

triệu tập, Ủy ban thống kê tại kỳ họp 19 năm 1976 đã phê duyệt một chương trình để hài hòa các
hoạt động phân loại hiện có của Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng châu Âu và Hội đồng tương trợ
kinh tế và đồng thời phát triển một hệ thống phân loại các hoạt động kinh tế và hàng hóa, dịch
vụ khác nhưng có mối liên quan với các hệ thống hiện có. Sự phát triển của hệ thống phân loại
CPC mới - bao gồm cả (sản phẩm) hàng hoá và dịch vụ - đã được dự định để cung cấp một công
cụ cơ bản trong chương trình này.
Dưới đây là biểu đồ tổng quan về các phiên bản khác nhau của CPC, chi tiết của các phiên bản
này sẽ được thảo luận kỹ hơn trong các phần sau:

Tại kỳ họp thứ 24 năm 1987, Ủy ban thống kê đã xem xét lại Bản dự thảo đầu tiên của CPC.
Liên Hiệp Quốc đã xuất bản CPC tạm thời (sau đây gọi là "CPC Prov ") vào năm 1991. CPC
Prov đã được sửa đổi, cập nhật, hoàn thiện thành CPC phiên bản 1.0 (sau đây gọi tắt là CPC 1.0)
và trình bày để Phòng Thống kê Liên Hợp Quốc thông qua. CPC 1.0 đã được xuất bản vào năm
21


1998. Để đảm bảo cấu trúc của CPC phản ánh đầy đủ các công nghệ mới và sự phát triển trong
lĩnh vực dịch vụ, phần phân loại dịch vụ đã được đặc biệt quan tâm.59
Tại cuộc họp vào tháng 11 năm 1999, nhóm chuyên gia đã thông qua việc thành lập một phân
nhóm kỹ thuật của nhóm chuyên gia. Phân nhóm kỹ thuật này được yêu cầu cập nhật CPC 1.0.
Phòng thống kê Liên Hợp Quốc và phân nhóm kỹ thuật thiết lập mối quan hệ làm việc chặt chẽ
với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ban Thư ký WTO, chủ yếu là vì CPC được sử dụng làm cơ sở
để chuẩn bị cho GATS.60 Kể từ khi CPC được thiết lập và chính thức sử dụng vào năm 1998, lần
rà soát lại năm 2002 tập trung vào việc sửa đổi và cập nhật những nội dung cần thiết nhất của
CPC 1.0 Trong đó có những đề xuất về thay đổi chế độ phân loại liên quan đến dịch vụ.
Bản cập nhật CPC 1.1 tập trung chủ yếu vào việc cải tiến cấu trúc và chi tiết của một số phần
trong CPC 1.0. Phiên bản CPC cập nhật năm 2002 cũng bao gồm cả lĩnh vực viễn thông. Để phù
hợp với những thay đổi công nghệ nhanh chóng và nhu cầu phát triển của hàng hóa và dịch vụ
trong lĩnh vực viễn thông, phiên bản cập nhập đã tái cấu trúc và làm rõ thêm nhóm 841 và 842
trong phân ngành 84. Theo CPC 1.1 nhóm 841, việc phân định các dịch vụ theo hình thức nhà

cung cấp (có dây và không dây) đã bị loại bỏ. Thêm vào đó, một cấu trúc chi tiết hơn theo loại
dịch vụ viễn thông đã được đưa vào, cụ thể là: các dịch vụ truyền dẫn, các dịch vụ điện thoại cố
định, các dịch vụ viễn thông di động, các dịch vụ mạng dùng riêng các dịch vụ truyền dữ liệu,
các dịch vụ viễn thông khác và dịch vụ phân phối chương trình khác. Phiên bản CPC cập nhật
cũng phân chia chi tiết hơn các dịch vụ liên quan đến Internet trong nhóm 842. Hiện tại, phân
loại của các tổ chức khác (ví dụ OECD) cũng tham chiếu đến mã hóa nhóm phân loại này (nhóm
84), không còn sử dụng mã nhóm cũ nữa (nhóm 75).
CPC phiên bản 2 (sau đây gọi tắt là CPC 2.0) là phiên bản mới nhất (được hoàn thành vào ngày
31 tháng 12 năm 2008) của cộng đồng quốc tế về phân loại kinh tế và xã hội đang tạo thành một
phiên bản phân loại toàn diện của tất cả các hàng hoá và dịch vụ và là tiêu chuẩn cho tất cả các
sản phẩm là đầu ra của một hoạt động kinh tế, bao gồm cả hàng hóa vận chuyển được, hàng hóa
không vận chuyển được và dịch vụ cũng như các loại hàng hóa gốc khác (originals).
Đối với mô tả hàng hóa, CPC 2.0 phù hợp với Hệ thống mã và mô tả hàng hóa hài hòa năm 2007
(Harmonized Commodity Description and Coding System 2007) của Tổ chức Hải quan thế
giới.61 CPC 2.0 bao gồm toàn bộ các sản phẩm đầu ra của các ngành công nghiệp khác nhau và
có thể phục vụ các nhu cầu khác nhau của phân tích thông kê và của người sử dụng. Phiên bản
phân loại này đặc biệt hữu ích cho các dịch vụ và được sử dụng như một bản hướng dẫn cho việc
xây dựng phân loại cho các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế, bao gồm cả thương mại dịch vụ quốc
tế.
59
60
61

Báo cáo của Tổng thư ký, Phân loại xã hội và kinh tế quốc tế (E/CN.3/2000/17), đoạn 5.
WTO, Danh sách phân loại dịch vụ theo ngành, chú ý bởi Ban thư ký MTN.GNS/W/120, 10/7/1991.
Xem />
22


CPC Prov đã được sử dụng để xây dựng các loại dịch vụ dùng chủ yếu để thiết lập lộ trình cam

kết ban đầu ở cuối Vòng đàm phán Uruguay và dùng cho những thay đổi sau này, bao gồm cả
khi thực hiện gia nhập WTO của các quốc gia. CPC 2.0 được thiết kế để mô tả các cấu phần dịch
vụ trong cán cân thanh toán, được đề xuất trong Tài liệu về cán cân thanh toán (BPM6) và tiếp
tục được định nghĩa rõ hơn tại Phiên bản phân loại dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng
(EBOPS).62 Nhóm chuyên gia về phân loại thống kê quốc tế đã quyết định tiến hành cập nhật
CPC, xây dựng phiên bản CPC 2.1. Công việc đã bắt đầu và nhóm kỹ thuật đang xem xét các đề
nghị chi tiết và yêu cầu để xác định làm thế nào giải quyết các vấn đề khác nhau một cách hiệu
quả cao nhất với tác động thấp nhất tới tính liên tục của CPC.63
CPC Prov.

CPC 1.0

CPC 2.0

đã được dùng

đã được dùng

đã được dùng

+ Định nghĩa các loại dịch vụ + Định nghĩa các loại dịch vụ + Định nghĩa các loại dịch vụ
trong quá trình đàm phán đi EBOPS chi tiết hơn (MSITS- EBOPS trong bản điều chỉnh
tới GATS năm 1995
2002)
của MSITS (MSITS-2010)
+ Mô tả các cấu thành dịch vụ
BOP của BPM5
Lý do tại sao WTO không quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phân loại liên quan đến dịch vụ
điện tử phải được nhìn nhận một cách thực tế rằng các vấn đề khác có ưu tiên chính trị cao hơn,
đặc biệt là việc tiếp tục Vòng đàm phán Doha và những vấn đề thương mại nông nghiệp có liên

quan. Phân loại là vấn đề kỹ thuật và không dễ dàng để trình bày trước công chúng, đã làm cho
phân loại kém hấp dẫn. Hơn nữa, việc xem xét lại các phân loại hiện có sẽ dẫn đến tự do hóa
thương mại dịch vụ và hạ thấp các rào cản tiếp cận thị trường không phù hợp với xu hướng
chính trị nói chung kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2007. Như sẽ thảo luận
tại Chương III dưới đây, cũng có e ngại rằng việc thay đổi hệ thống phân loại sẽ gây ra tình trạng
không rõ ràng về phạm vi bao hàm của các cam kết hiện có.
1.3

OECD

Phân loại dịch vụ chung OECD-Eurostat64 gắn liền với phiên bản thứ năm của BPM. OECDEurostat có thể được mô tả như một phân rã của phân loại BPM5 cho các giao dịch cán cân
thanh toán liên quan đến thương mại dịch vụ. Các nhóm chính của phân loại này giống hệt với
11 nhóm dịch vụ chính của cấu phần chuẩn của BPM5 và các mã hai, ba và bốn chữ số cũng

62
63

64

Xem Chương II.1.5 và 1.6.
Xem Classification Newsletter Số 28, Tháng 12, 2011 tại,
/>Xem />
23


tương thích với các cấu phần đạt chuẩn và phụ phần dịch vụ của BPM5, với một ngoại lệ nhỏ,
việc xử lý các dịch vụ xây dựng cũng ảnh hưởng đến các dịch vụ kinh doanh khác.
Phân loại dịch vụ chung OECD-Eurostat bao gồm tất cả các giao dịch dịch vụ giữa người cư trú
và không cư trú. Cơ sở dữ liệu về "Thương mại dịch vụ quốc tế" cho thấy giá trị xuất nhập khẩu
dịch vụ của mỗi quốc gia thành viên theo loại hình dịch vụ. Cơ sở dữ liệu là do OECD và

Eurostat cùng phối hợp thực hiện. Phân loại chung này cũng một phần liên quan đến Phân loại
sản phẩm trung tâm (CPC) thông qua mối quan hệ của nó với BPM5; vì CPC 2.0 đã bao gồm cả
các yếu tố của các phân loại khác, nên ít có khác biệt giữa CPC 2.0 với phân loại của OECD.
Tuy nhiên, phân loại của OECD không cung cấp một cơ chế phân loại thay thế cho thương mại
quốc tế, mà nó được sử dụng một phần trong thực tế (mà không cần xem xét cụ thể) làm tài liệu
tham khảo cho việc xây dựng luật pháp quốc gia hoặc cho các cuộc đàm phán PTAs song
phương và khu vực. Cũng cần thấy rằng phân loại của OECD được xây dựng bởi khoảng 40
quốc gia công nghiệp, các nước kém phát triển không có chuyên gia tham gia xây dựng phân
loại này nên nếu phân loại được phát triển thành chuẩn thì có thể nó sẽ gây ra bất lợi cho các
quốc gia này. OECD cũng tham gia vào các nỗ lực để so sánh các phân loại khác nhau, ví dụ Tài
liệu công tác đặc biệt đánh giá sự phân loại khác nhau theo OECD và W/120 hoặc CPC.65
1.4

MSITS

Tài liệu hướng dẫn về thống kê thương mại dịch vụ quốc tế (Manual on Statistics of
International Trade in Services) 2010 (MSITS 2010) đáp ứng nhu cầu của một loạt các nhà sản
xuất và người sử dụng về các thống kê loại này.66 MSITS 2010 là tài liệu chính hướng dẫn cho
các nhà biên tập thống kê, đồng thời cũng là một công cụ hữu ích cho các chính phủ và các tổ
chức quốc tế sử dụng thông tin thống kê kết hợp với các cuộc đàm phán quốc tế về thương mại
dịch vụ. Hơn nữa, MSITS 2010 có thể hỗ trợ các doanh nghiệp và các đối tượng khác theo dõi
sự phát triển của thị trường dịch vụ quốc tế.
MSITS 2010 cung cấp một phân loại các dịch vụ được cung cấp thông qua thương mại thương
mại truyền thống giữa người cư trú và không cư trú chi tiết hơn phân loại dịch vụ theo BPM6.
Phân loại dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng này (EBOPS 2010)67 đã được sửa đổi, bổ sung
phù hợp với khuôn khổ thống kê hiện có. Sự thay đổi đáng kể nhất là việc đưa vào các Dịch vụ
sản xuất với đầu vào vật chất thuộc sở hữu của doanh nghiệp khác và Dịch vụ bảo trì và sửa
chữa (không bao gồm ở nơi khác) là hai thành phần mới và loại bỏ Buôn bán khỏi Các dịch vụ
kinh doanh khác. MSITS 2010 bao gồm việc xử lý các dịch vụ cung cấp trong nước thông qua
hiện diện thương mại nước ngoài và có một bước tiến xa hơn theo hướng liên kết hai hệ thống

này. MSITS 2010 cũng làm rõ số liệu thống kê dịch vụ nước ngoài theo chiều vào và chiều ra
65
66
67

Chi tiết xem Chương III.5.1.
Xem />Xem />
24


(Foreign Affiliates Trade in Services Statistics - FATS)68, và mô tả mối liên quan giữa FATS và
cung cấp dịch vụ quốc tế. MSITS 2010 có một chương mới thảo luận về "phương thức cung cấp
dịch vụ" được mô tả trong GATS thông qua đó các dịch vụ có thể được cung cấp và xây dựng
các khuyến nghị về xử lý thống kê các phương thức này.
Phân loại theo MSITS 2010 theo phương pháp tiếp cận BPM6, do đó sự phân biệt giữa các dịch
vụ viễn thông, dịch vụ về máy tính và dịch vụ thông tin, tiếp tục được phân rã như sau:69


Các dịch vụ viễn thông bao gồm phát sóng hoặc truyền tải âm thanh, hình ảnh, dữ liệu,
hoặc các thông tin khác qua điện thoại, điện báo, điện tín, phát thanh và truyền hình cáp,
phát thanh và truyền hình vệ tinh, thư điện tử, fax, vv, bao gồm cả các dịch vụ kinh
doanh mạng lưới, hội nghị trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ và không bao gồm: giá trị của
các thông tin truyền tải, các dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ đường trục Internet và
các dịch vụ truy cập trực tuyến.



Dịch vụ về máy tính bao gồm các dịch vụ liên quan đến phần cứng, phần mềm và dịch vụ
xử lý dữ liệu. Một sự phân biệt nữa là giữa các phần mềm máy tính và dịch vụ máy tính
khác (tư vấn, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa, dịch vụ phục hồi dữ liệu).




Các dịch vụ thông tin được chia thành các dịch vụ cơ quan báo chí và các dịch vụ thông
tin khác (chẳng hạn như dịch vụ cơ sở dữ liệu, tạo dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và
phân phối, cung cấp dữ liệu).

1.5

EBOPS

Phân loại dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng Extended Balance of Payments Services
Classification (EBOPS)70 giống với Phân loại dịch vụ thương mại BPM5 của IMF nhưng chi
tiết hơn. EBOPS được đưa ra cho MSITS năm 2002, dựa trên kinh nghiệm thu được khi thực
hiện Phân loại dịch vụ chung OECD-Eurostat vào cuối những năm 1990. EBOPS là sự phân rã
của Phân loại dịch vụ chung OECD-Eurostat. Phiên bản đầu tiên của EBOPS là một phân rã của
Phân loại chung OECD-Eurostat. Cùng với các phiên bản trước của nó và theo khuyến cáo trong
MSITS 2010, EBOPS 2010 là một hệ thống phụ của phân loại dịch vụ BPM6. Việc phân tích
mối quan hệ giữa EBOPS 2010 và CPC 2.0 cung cấp chi tiết hơn mối liên kết thống kê giữa sản
xuất trong nước và thương mại dịch vụ.
Đối với các dịch vụ điện tử, EPOBS phân biệt như sau:
3.. Dịch vụ truyền thông:
68

69
70

Thuật ngữ "thống kê thương mại dịch vụ nước ngoài" đã được thay thế bởi thuật ngữ tổng quát hơn "số liệu
thống kế nước ngoài ". Để duy trì cách viết tắt thống nhất, từ viết tắt (FATS) đã được giữ lại.
Xem MSITS 2010, 3.219-3.230.

Xem Phiên bản đầu tiên của EBOPS là sự phân tách của
Phân loại chung. Chiếu theo phiên bản trước và khuyến cáo tại MSITS 2010, EBOPS 2010 là một hệ thống
phụ phân tách của phân loại dịch vụ BPM6.

25


×