Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Giải Pháp Mô Hình Quản Lý Xây Dựng Bãi Đỗ Xe, Điểm Đỗ Xe Theo Quy Hoạch Xây Dựng Tại Khu Du Lịch Tràng An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 124 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
Lý do chọn đề tài.........................................................................................4
Mục đích nghiên cứu...................................................................................4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5
Pham vi nghiên cứu.....................................................................................5
Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................5
Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................5
Kết cấu của đề tài........................................................................................6
NỘI DUNG.........................................................................................................7
Chương 1. Hiện trạng hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trong khu du lịch
Tràng An......................................................................................................7
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội...........................................7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên khu du lịch Tràng An.................................7
1.1.2. Hiên trạng hạ tầng kỹ thuật....................................................11
1.2. Hiện trạng tài nguyên du lịch...........................................................11
1.2.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên.................................................11
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn....................................................14
1.2.3. Hiện trạng về dân cư và sử dụng đất....................................21
1.2.4. Nhận xét đánh giá.....................................................................25
1.3. Hiện trạng hệ thống giao thông.......................................................26
1.3.1. Hiện trạng hệ thống giao thông đối ngoại.............................26
1.3.2. Hiện trạng hệ thống giao thông khu du lịch...........................26
1.3.3. Nhận xét đánh giá.....................................................................30
1.4. Hiện trạng hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe khu du lịch..............30
1.4.1. Hiện trạng bến xe đối ngoại...................................................30
1.4.2. Hiện trạng hệ thống bãi đỗ xe...............................................31
1.4.3. Hiện trạng hệ thống điểm đỗ xe............................................32
1.5. Một số nhận xét đánh giá.................................................................34


Chương II: Cơ sở khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn quy hoạch
quản lý bến, bãi đỗ xe................................................................................36
2.1. Cơ sở khoa học để lập quy hoạch...................................................36
2.1.1. Khái niệm cơ bản......................................................................36
2.1.2. Vị trí vai trò và mối liên hệ giữa quy hoạch hệ thống bãi đỗ
xe, điểm đỗ xe với quy hoạch chung.................................................37


2

2.1.3. Các yếu tố cơ bản tác động tới sự phát triển của bãi đỗ xe
................................................................................................................40
2.2. Xác định vị trí và tính toán nhu cầu đỗ xe....................................43
2.2.1.Xác định vị trí bãi đỗ xe trong khu du lịch..............................43
2.2.2. Phương pháp tính toán tổng nhu cầu và quỹ đất đỗ xe.......45
2.2.3. Tổ chức và vận hành bãi đỗ xe trong đô thị..........................51
2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế hệ thống giao thông tĩnh.......................61
2.3.1. Chỉ tiêu về diện tích đỗ xe của phương tiện........................61
2.3.2. Chỉ tiêu xác định quỹ đất ........................................................61
2.4. Các nguyên tắc quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trong
khu du lịch..................................................................................................62
2.4.1. Nguyên tắc phù hợp với quy hoạch các hệ thống dịch vụ
công cộng du lịch..................................................................................62
2.4.2. Nguyên tắc phù hợp với các khu vực chức năng khu du lịch 63
2.5. Phân loại, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của điểm đỗ xe, bến xe
tại khu du lịch ...........................................................................................63
2.5.1. Bãi đỗ xe....................................................................................63
2.5.2. Điểm đỗ xe................................................................................64
2.6. Kinh nghiệm trên các khu du lịch trong nước và trên thế giới.....66
2.6.1. Thành phố Hà Nội....................................................................66

2.6.2. Thành phố Tokyo......................................................................68
2.6.3. Thành phố Chicago....................................................................69
2.6.4. Một số thiết kế bãi đỗ xe đôc đáo trên thế giới...................70
Chương III: Đề xuất quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trên
địa bàn thành khu du lịch Tràng An đến năm 2030.............................76
3.1. Định hướng phát triển khu du lịch Tràng An..................................76
3.1.1. Định hướng phát triển không gian...........................................76
3.1.2. Tổng hợp số liệu sử dụng đất.................................................87
3.2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông....................................90
3.2.1. Giao thông đối ngoại................................................................90
3.2.2. Giao thông đối nội....................................................................92
3.3. Quan điểm chung về quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe
trên khu du lịch Tràng An.......................................................................104
3.4. Đề xuất quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trên địa bàn
khu du lịch Tràng An..............................................................................105
3.4.1.Đề xuất về quỹ đất hệ thống bãi đỗ xe cho khu du lịch
Tràng An..............................................................................................105


3

3.4.2. Đề xuất về tổ chức bãi đỗ xe, điểm đỗ xe cho các khu vực
trong khu du lịch Tràng An................................................................111
3.4.3. Đề xuất về mô hình quản lý xây dựng bãi đỗ xe, điểm đỗ
xe trong khu du lịch Tràng An...........................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................120
Kết luận....................................................................................................120
Kiến nghị..................................................................................................121



4

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày càng phát triển thì du lịch ngày được quan tâm trong
cuộc sống tinh thần của mọi người. Do đó việc hình thành các khu du lịch để
phục vụ nhu cầu đó là tất yếu cho một xã hội phát triển.
Quy hoạch phát triển các khu du lịch không thể tách rời phát triển hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó giao thông luôn là yếu tố quan trọng trong
việc hình thành và phát triển của khu du lịch. Hiện nay với tốc độ phát triển
nhanh chóng của các đô thị thì quỹ đất dành cho giao thông rất được quan
tâm. Nhu cầu về sử dụng các phương tiện giao thông tăng dẫn đến quỹ đất
dành cho đỗ xe tăng lên. Các bãi đỗ xe hiện tại đã quá tải và chưa hợp lý ở
nhiều các khu du lịch.
Quy hoạch chung khu du lịch Tràng An đang được thực hiện triển khai.
Nhưng trong đồ án quy hoạch chung chưa giải quyết được vấn đề bãi đỗ xe,
điểm đỗ xe cho khu du lịch. Hiện nay trong những ngày lễ hội khu du lịch
Tràng An xảy ra hiện tượng quá tải từ lượng khách hành hương đổ về.
Do đó việc nghiên cứu giải pháp quy hoạch bãi đỗ xe, điểm đỗ xe cho
khu du lịch Tràng An là cần thiết.

Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đánh giá hiện trạng: Bãi đỗ xe và điểm đỗ xe trên địa bàn khu
du lịch.
Đề xuất quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trong khu du lịch
Tràng An


5


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Pham vi nghiên cứu
Phạm vi lập QHCXD Khu du lịch Tràng An có diện tích đất tự nhiên
khoảng 12.000ha, nằm trên địa bàn của huyện Hoa Lư, một phần huyện Gia
Viễn, một phần thành phố Ninh Bình & thị xã Tam Điệp và được giới hạn
như sau:
- Về phía Bắc giáp sông Hoàng Long.
- Về phía Đông giáp sông Chanh (đoạn nửa trên) và sông Sào Khê
(đoạn nửa dưới) và giáp sông Đáy.
- Về phía Nam giáp sông Hệ Dưỡng, sông Vân và Sông 2.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của dự án là hệ thống giao thông tĩnh có tính
chất phục vụ công cộng (Là loại công trình hạ tầng công cộng) phục vụ nhu
cầu đỗ của phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận.
Hệ thống giao thông tĩnh được nghiên cứu trong dự án Quy hoạch có tính chất
chất như sau :
Là một bộ phận của hạ tầng giao thông đô thị, là nơi tập trung của
phương tiện và là nơi tổ chức các hoạt động vận tải (đón, trả khách và hàng
hoá). Đối tượng phục vụ là toàn thể dân cư và hoạt động của đô thị. Mang
tính chất phục vụ dịch vụ công cộng. Có vị trí và quy mô được chính quyền
lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo từng mức độ khác nhau tuỳ
theo các hoạt động của nền kinh tế-xã hội đô thị trong từng thời gian.
Nhóm công trình đường bộ:
+ Điểm đỗ xe:
+ Bãi đỗ xe:

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu.



6

- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp phân tích và so sánh.

Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm các phần sau:
- Mở đầu.
- Nội dung:
+ Chương 1: Hiện trạng hệ thống bãi đỗ xe trong khu du lịch
Tràng An
+ Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống bãi đỗ xe.
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe cho
khu du lịch Tràng An.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.


7

NỘI DUNG
Chương 1. Hiện trạng hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trong khu
du lịch Tràng An.
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên khu du lịch Tràng An

Hình 1.1 Vị trí khu du lịch Tràng An
a. Địa hình:
Khu du lịch có thể chia làm 2 vùng rõ rệt, vùng núi và vùng đồng bằng.
- Vùng núi:

Bao gồm các núi đá vôi chủ yếu nằm về phía Tây Nam huyện Hoa Lư
và Đông Bắc huyện Gia Viễn, địa hình ở đây khá phức tạp nhiều hang động,


8

núi xen kẽ với các thung lũng chảo nhỏ hẹp, đầm lầy ruộng trũng. Cao độ của
các núi đá vôi từ 50÷300m, các thung lũng từ 0÷3,5m.
- Vùng đồng bằng:
Tương đối bằng phẳng đất đai tốt xen kẽ các nhiều vùng thấp trũng có
thể canh tác lúa một vụ. Cao độ tại khu thấp trũng từ 0,5÷1,8m. Cao độ các
khu vực làng xóm ≥ 3,0m, địa hình có hướng dốc dần từ Tây sang Đông và từ
Bắc xuống Nam với độ dốc địa hình khoảng 0,4÷1%.

Hình 1.2 Vị trí khu Tràng An (ảnh chụp vệ tinh)
b. Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, mùa Đông
lạnh rõ rệt so với mùa Hạ. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất và tháng nóng nhất có thể lên tới 12°C.


9

- Mùa Đông: Chỉ có thời kỳ đầu tương đối khô còn nửa cuối thì cực kỳ
ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất đạt khoảng 16÷17°C và giới hạn
nhiệt độ tối thấp không xuống dưới 3÷4°C.
- Mùa Hè: Nóng ẩm mưa nhiều; Nhiệt độ trung bình tháng 23,5°C;
Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 41,5°C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1781mm. Mưa kéo dài khoảng 6
tháng từ tháng 4 đến tháng 10. Trong mùa mưa tập trung tới 85% lượng mưa

toàn năm, 6 tháng còn lại thuộc về mùa ít mưa.
Những tháng đầu mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất, tháng có lượng mưa
cực tiểu là tháng 1 với 15÷20mm và chỉ có 5÷7 ngày mưa.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm vào khoảng 85%. Thời kỳ ẩm ướt nhất
là 3 tháng cuối mùa đông, trong đó tháng cực đại là tháng 3 có thể đạt tới
86÷88%, thời kỳ khô nhất là những tháng đầu mùa đông, tháng cực tiểu là
tháng 11 và những tháng khô nhất độ ẩm cũng đạt trên dưới 80%.
Các yếu tố khác:
- Nắng: tổng số giờ nắng trong năm 1646 giờ.
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm:
+ Mùa đông: Hướng Bắc, Đông Bắc.
+ Mùa hè: Hướng Nam và Đông Nam.
Tốc độ gió trung bình 2,3m/s, tốc độ gió cực đại xảy ra khi có bão. Bão
gây ra gió rất mạnh mưa lớn, tốc độ gió lớn nhất trong bão có thể lên tới
45m/s (tháng 11 năm 1962).
c. Thủy văn:
Khu du lịch Tràng An chịu ảnh hưởng của nhiều con sông như sông
Hoàng Long, sông Sào Khê, sông Vân .v.v.
- Sông Đáy:


10

Là một phân lưu lớn ở hữu ngạn sông Hồng, dài 245km, bắt nguồn từ
Yên Trung, huyện Đan Phượng, diện tích lưu vực sông 5800km 2 chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại cửa Đáy. Sông Đáy đoạn qua
thành phố Ninh Bình dài khoảng 10km.
Sông Đáy là nơi nhận hầu hết lượng nước tiêu từ hệ thống sông Nhuệ
do các trạm bơm và cống trực tiếp tiêu ra và từ trục tiêu sông Nhuệ, sông
Châu đổ ra qua hai cống Lương Cổ và Phủ Lý (tiêu trực tiếp ra sông Đáy

chiếm khoảng 30 ÷ 33% diện tích tiêu của hệ thống). Từ sau năm 1971, tuy
không phải phân lũ nhưng do có nhiều công trình tiêu úng trực tiếp vào sông
Đáy nên về mùa lũ nước sông Đáy tăng lên rất cao.
- Sông Hoàng Long:
Sông Hoàng Long là hợp lưu của sông Bôi và sông Lạng, sông chảy
qua địa phận huyện Gia Viễn và nằm về phía Bắc huyện Hoa Lư, đổ vào sông
Đáy tại ngã 3 Gián Khẩu. Sông ngắn, ngoằn nghèo, lòng sông hẹp, hay gây ra
ngập lụt khi mùa mưa lũ đến, lũ lịch sử H max=5,42m. Hiện tại 2 bên sông đã
có hệ thống đê bảo vệ, cao trình đê 6,3m, thuộc loại đê cấp 3.
Nguồn [17]


11

1.1.2. Hiên trạng hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực còn rất nghèo nàn, mật độ mạng
lưới đường chính, chất lượng thấp, vệ sinh môi trường giản đơn, duy chỉ việc
cung ứng điện năng & nước là khá tốt.
Hiện nay mới xây dựng được một số hạng mục công trình giao thông,
như: đường, nạo vét khơi thông các tuyến đường thuỷ, một số bến thuyền và
một số công trình cầu, cống.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ trong khu du lịch đã tương
đối hoàn chỉnh, có khả năng liên kết & dẫn hướng tốt trong & ngoài khu.
Hệ thống các bến thuyền còn sơ sài, thiếu đồng bộ, chưa có các nhà chờ
cho khách du lịch. Hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe còn thiếu, cơ sở hạ tầng
chưa được xây dựng.
Các tuyến du lịch đường thuỷ trong khu còn có thể khai thác thêm nếu
khơi thông được hết các hướng tuyến hang động.
1.2. Hiện trạng tài nguyên du lịch
1.2.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Khu du lịch Tràng An - Ninh Bình bao trọn khối đá vôi Hoa Lư. Khối
đá vôi Hoa Lư được giới hạn về phía Đông là sông Chanh, phía Bắc là sông
Hoàng Long, phía Tây Nam là sông Bến Đang. ở phía Bắc, Nam, Đông và
Đông Nam của khối đá vôi này là vùng đồng bằng được phù sa của sông Đáy,
sông Vân bồi đắp. Có những danh thắng nổi tiếng là Cố đô Hoa Lư, Hang
động Tràng An & Tam Cốc - Bích Động.


12

Hình 1.3 Sơ đồ phân vùng các danh thắng cảnh quan tiêu biểu
Các tham luận tại Hội thảo khoa học “Giá trị di sản Cố đô Hoa Lư &
khu du lịch sinh thái Tràng An” do Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch, UBND
tỉnh Ninh Bình, Hội khoa học lịch sử đồng tổ chức đã khẳng định rằng:
a. Tràng An là một bảo tàng địa chất ngoài trời (Công viên địa chất
toàn cầu):
Sự đa dạng về địa chất, địa mạo, và hệ thống hang động là kết quả của
qua trình hoạt động địa chất trên diện rộng kéo dài hàng trăm triệu năm. Từ
biển cả đã biến thành núi non hùng vĩ, từ các núi đá vôi nguyên vẹn đã trở
thành hơn 500 hang động lớn nhỏ thuộc nhiều thế hệ khác nhau có tuổi từ 32
triệu năm đến 6.000 năm dưới tác động của sự thay đổi mực nước biển toàn
cầu và chuyển động thăng trầm của vỏ trái đất.
Tràng An không chỉ độc đáo, lý thú về lịch sử hình thành và phát triển,
mà còn đặc sắc, kỳ vĩ ở hình thù địa mạo, vừa có các dãy đá vôi với vách


13

dựng đứng, xen lẫn là các vùng trũng ngập nước thường xuyên hay theo mùa,
mặt khác, lại là nơi có nhiều hang động (hiện đã tìm thấy khoảng 50 hang

động xuyên thủy với tổng chiều dài khoảng 30km), tạo ra nhiều tiểu vùng có
vi khí hậu khác nhau, các hệ sinh thái hết sức đa dạng và mang những nét đặc
trưng riêng. Đây là khu vực vừa có hệ sinh thái trên cạn, vừa có hệ sinh thái
dưới nước. Hệ sinh thái trên cạn hấp dẫn không chỉ về cảnh đẹp mà còn là nơi
lưu giữ khoảng 600 loài thực vật, 200 loài động vật trong đó có nhiều loài
được ghi trong sách đỏ Việt nam cần được bảo vệ, cùng với đó là sự hiện diện
của hàng chục loài mới và đặc hữu. Hệ sinh thái dưới nước ở đây chứa rất
nhiều loài sinh vật lạ và quý hiếm, bao gồm khoảng 30 loài động vật nổi, 40
loài động vật đáy đặc biệt là rùa cổ sọc được coi là động vật quý hiếm cần
được bảo vệ...

Trong khu Tam Cốc - Bích Động

Trong khu Tràng An

Phượng Hoàng đất

Bến thuyền Lông Vài

Hình 1.4 Phong cảnh trong khu du lịch Tràng An


14

b. Tràng An là một vùng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ:
Môi trường thiên nhiên đa dạng và hài hòa giữa sinh vật, núi rừng, hang
động, thuỷ vực toát lên cảnh sắc non xanh nước biếc hoà quện với nhau thành
một vùng kỳ vĩ hiếm có trên thế giới.
Liên quan đến địa hình, đến khả năng tận dụng địa hình tự nhiên để xây
dựng các công trình phục vụ phòng thủ & sinh hoạt của con người từ xa xưa

là những vết tích của những đoạn tường thành của Cố đô Hoa Lư, xây ken
vào khoảng trống giữa các sườn núi, tạo ra một quân thành vững chắc do
thiên nhiên và con người làm nên.
Đó là những tài nguyên thiên nhiên du lịch đặc sắc, trở thành thế mạnh
trong phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình. Một khi chúng ta biết khai
thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng đó, Tràng An sẽ đóng góp to lớn
không chỉ cho du lịch Ninh Bình mà còn cho cả vùng du lịch Bắc Bộ và cả
nước.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu:
Ninh Bình có đến 78 di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng cấp Quốc
Gia, có 67 di tích được xếp hạng cấp tỉnh trên tổng số 795 di tích chùa, đình,
đền, miếu, danh thắng trong toàn tỉnh.
Quan trọng nhất trong số di tích lịch sử của Ninh Bình là cố đô Hoa Lư,
được nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt.
- Cố đô Hoa Lư:


15

Hình 1.5 Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu
Cố đô Hoa Lư thuộc địa phận hai thôn Chi Phong và Yên Thành xã
Trường Yên. Tổng diện tích mặt bằng khoảng 6km 2. Nội thành được chia làm
2 khu vực chính Thành nội và Thành ngoại:
- Thành nội nay thuộc thôn Chi Phong.
- Thành ngoại nay thuộc thôn Yên Thành rộng khoảng 140ha, đây là
cung điện chính.
Ngoại thành cơ bản nằm phía Đông, Đông Bắc và phía Bắc Kinh Đô,
nay thuộc các thôn Yên Thạch, Yên Hạ, Vàng Ngọc. Thành Nam nằm phía



16

Nam Kinh Đô (từ hang Luồng trở vào trong, đối diện và nối liền với khu
Thành ngoại), là nơi có nhiều hang động như hang Muối, hang Tiền, hang
Quàn, động Am Tiên. Vua Đinh đã dùng để làm kho muối, kho tiền, “ Đầu
Đong Quân “, là nơi nuôi hổ báo để trị kẻ phạm tội.
Toàn bộ khu vực kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi các bức tường
thành thiên tạo và nhân tạo có chu vi khoảng 10km, trong đó tường thành
nhân tạo chỉ có khoảng 1630m.

Hình 1.6 Vết tích của các đoạn tường thành
- Thành luỹ thiên tạo là các dãy núi đá vôi bao bọc 3 bề Đông, Tây,
Nam với những bức tường thành đá vôi dựng đứng cao vút.
- Thành trì nhân tạo: Gồm 13 đoạn để chắn những khoảng trống mà bức
tường đá vôi thiên nhiên chưa che kín, là các đoạn: Tường Đông, tường Bắc,
tường Dền, tường Nam. Các đoạn tường này hết sức quan trọng vì nằm ngoài
cùng của trung tâm Kinh Đô. Ngoài ra trong nội thành còn có các tuyến tường
thành khác được xắp xếp nhằm tăng cường sức phòng thủ, đó là tường Bồ,
Bim, Quèn Thụ Mộc, Vầu trong, Vầu ngoài, tường ngòi Chẹm. Hầu hết các
đoạn tường thành này không còn nữa. Trong 13 đoạn tường thành có 3 đoạn
được khai quật năm 1991 (tường Đông và tường Bắc, ngòi Chẹm ) cùng 3
đoạn tuy chưa khai quật nghiên cứu nhưng cũng biết được thành phần vật liệu
của chúng có “đất”, “gỗ”, “gạch”.


17

- Hào rãnh tự nhiên rất lợi hại của kinh đô Hoa Lư là sông Hoàng Long
che chắn về phía Bắc và sông Đáy che chắn về phía Đông, sự tiến quân của kẻ

thù từ phía Bắc vào Hoa Lư sẽ bị hai con sông này ngăn cản một cách hữu
hiệu. Kinh đô Hoa Lư có ít nhất 7 cửa thành: Cửa Đông, Đông Bắc, cửa Bắc,
cửa Nam (2 cửa), cửa Tây (2 cửa).
Các xuất lộ khảo cổ học còn lại cho thấy cung điện Hoa Lư được trang trí
công phu và không kém phần lộng lẫy. Hầu hết những dấu tích của kinh đô Hoa Lư
hiện nay đang nằm dưới lòng đất chờ được khai quật để được làm sáng tỏ lại diện
mạo kinh đô xưa. Cùng với những di tích lịch sử trong lòng đất, hiện nay trong khu
vực Thành nội, Thành ngoại đang tồn tại rất nhiều công trình di tích được xây dựng
qua nhiều thời đại để thờ các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân,... như đền thờ vua
Đinh, vua Lê, đền thờ công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, chùa Kim Ngân, phủ
Bà Chúa, chùa Bà Ngõ, lăng vua Đinh, vua Lê, chùa Cổ Am, đền Bim, đền Vực
Vông, phủ Kình Thiên, Phủ Đông Vương, bia Cửa Đông, Cầu Dền, Cầu Đông,...
với số lượng di tích khá dày đặc.
Công trình di tích lịch sử tiêu biểu của cố đô Hoa Lư trên mặt đất hiện
nay là hai ngôi đền thờ vua Đinh, vua Lê. Tương truyền đền vua Đinh - vua
Lê được xây dựng trên nền cung điện xưa khi nhà Lý rời đô ra Thăng Long,
nhân dân đã xây dựng 2 ngôi đền để tưởng nhớ 2 vị anh hùng dân tộc. Trải
qua các thời kỳ đền đã được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần.

Hình 1.7 Đền thờ vua Đinh và đền thờ vua Lê


18

Ngoài các công trình di tích có tại trung tâm vùng Cố Đô Hoa Lư, trong
khu du lịch Tràng An còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá khác như: đền
thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, bia Câu Dền, chùa Ngần, chùa Bích
Động, điện Thái Vi, vv.. và một số di tích khác nằm trong cộng đồng dân cư.

Hình 1.8 Quang cảnh cố đô Hoa Lư

- Chùa Bích Động:
Là thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, nằm trên địa phận thôn
Đam Khê. Chùa là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng vào những năm
1066 - 1141. Vị trí nằm trên sườn núi cao, dựa vào thế núi. Toàn công trình
chùa Bích Động gồm 3 ngôi chùa: Chùa Hạ xây dựng dưới chân núi; Chùa
Trung xây dựng ở lưng chừng núi, cách chùa Hạ 80 bậc đá, có kiến trúc bán
mái phía ngoài, phần sau nằm gọn trong động to; Chùa Thượng cách chùa
Trung 30 bậc đá còn được gọi là chùa Đông. Động, chùa & núi kết hợp với
nhau một cách hài hoà tạo thành một cảnh trí thiên nhiên đặc sắc.


19

Chùa Trung

Chùa Hạ

Hình 1.9 Chùa Trung và chùa Hạ trong khu du lịch Bích Động
- Đền Thái Vi:
Đền Thái Vi thờ Trần Thánh Tông, Hiển Từ Hoàng Thái Hậu. Được
xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc" (bên trong chữ “Công” bên ngoài
chữ “Quốc”). Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dẫy núi
đá Cấm Sơn. Đền được bố trí như sau: Qua nghi môn là gác chuông hai tầng,
tám mái song song dăng đối, xây bằng gỗ lim, lợp ngói mũi hài, ỏ đây treo
một quả chuông đúc từ năm chính hoà thứ 19 (1698). Tất cả các cột đá đều
làm bằng đá xanh nguyên khối, được trạm khác công phu tỷ mỷ. Toàn bộ điện
Thái Vi nằm trong cảnh sơn thuỷ hữu tình hoà nhập với thiên nhiên kỳ thú.

Hình 1.10 Đền Thái Vi trong khu du lịch Bích Động



20

- Chùa Bái Đính:
Khu di tích Núi Chùa Bái Đính với 3 động là nơi thờ Thần Núi, Phật
Tổ, Chúa Thượng Ngàn. Chùa Bái Đính là một di tích văn hoá tâm linh gắn
liền với truyền thuyết Vua Đinh, Vua Lê.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, núi chùa Bái Đính là căn
cứ địa vững chắc bảo vệ các tổ chức cách mạng, cơ quan Nhà nước, cất giấu
quân lương, vũ khí.
Hiện nay, núi chùa Bái Đính đang được xây dựng thành một ngôi chùa
có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với 500 pho tượng La Hán bằng đá, 5 pho
tượng đồng, mối pho tượng nặng khoảng 50 -100 tấn, quả chuông nặng 27 tấn
và một thánh đồng tương ứng.

Hình 1.11 Mô hình chùa Bái Đính
b. Các di chỉ khảo cổ tiêu biểu:
Nền đất giữa hai đền vua Đinh, Lê.
Các cổ vật từ đời Đinh & Tiền Lê thu được trong quá trình khảo sát
hang động như: Gạch xây, cối giã, đồng tiền, bát đĩa, hũ vại, nhạc ngựa, quả
cân đá, v.v...


21

Hình 1.12 Di tích khảo cổ học
c. Các lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian địa phương:
- Về lễ hội:
Ninh Bình cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng.Theo thống kê cả tỉnh có 74
lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn

hoá vùng đất châu thổ song Hồng. Những lễ hội lớn như: Lễ hội Trường Yên,
Lễ hội đền Thái Vi, Lễ hội Đức Thánh Nguyễn, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội
Báo Bản làng Nộn Khê, hội Đền Dâu, vv...
- Về văn hoá ẩm thực:
Từ lâu Ninh Bình đã nổi tiếng với bún mọc Kim Sơn, rượu Lai Thành,
Tái dê, Ngọc dương tửu, Cá rô Tổng Trường (Hoa Lư), Nem chua Yên Mạc,
mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, Nhất hưởng thiên kim (cơm
cháy), Rượu cần Nho Quan. Các món đặc sản trên cũng là một nguồn tài
nguyên du lịch có giá trị, hay nói một cách hình tượng, thì văn hoá ẩm thực
như cái duyên, tô điểm cho môi trường du lịch thêm hấp dẫn.
Nguồn [17]
1.2.3. Hiện trạng về dân cư và sử dụng đất
a. Dân cư:
Trong phạm vi lập QHCXD khu du lịch Tràng An có dân cư sinh sống,
dân số năm 2007 trong phạm vi quy hoạch là 53.118 người, chủ yếu làm nông
nghiệp và một số nghề thủ công truyền thống, nổi bật là nghề làm đá mỹ


22

nghệ. Dân cư nông thôn sinh sống phân tán tại nhiều khu vực trong địa bàn,
nhưng phần lớn là ở phía ngoài các thung & khối đá vôi Hoa Lư.
Người dân sinh sống trong khu vực tạo nên truyền thống & bản sắc văn
hoá đặc thù của khu vực - là tài nguyên du lịch nhân văn, động lực phát triển
du lịch nơi đây. Hơn thế nữa, đây còn là nguồn cung ứng lao động tại chỗ cho
khu du lịch. Mặt khác việc khai thác, tổ chức các hoạt động du lịch phải
hướng đến cộng đồng dân cư tại các xã nằm trong khu vực lập quy hoạch, tạo
điều kiện cho người dân có thể tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch,
chia sẻ lợi ích từ các hoạt động dịch vụ này, có như vậy người dân trong khu
vực mới thực sự trở thành chủ nhân, từ đó có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo khu

vực đặc biệt này. Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các loại
hình phục vụ du lịch. Trong phạm vi lập QHCXD khu du lịch Tràng An có
dân cư sinh sống, dân số năm 2007 trong phạm vi quy hoạch là 53.118 người,
chủ yếu làm nông nghiệp và một số nghề thủ công truyền thống, nổi bật là
nghề làm đá mỹ nghệ. Dân cư nông thôn sinh sống phân tán tại nhiều khu vực
trong địa bàn, nhưng phần lớn là ở phía ngoài các thung & khối đá vôi Hoa
Lư.
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng dân số
T
T
I
1
2
3
4
5
6
7
8

Danh mục
Tổng
Huyện Hoa Lư
- Xã Ninh Xuân
- Xã Ninh Thắng
- Xã Ninh Hải
- Xã Ninh Hoà
- Xã Ninh Vân
- Xã Trường Yên
- Xã Ninh Giang

- Xã Ninh Mỹ

Dân số
(người)
53.117
28.886
3.733
3.809
5.511
4.731
653
10.449
0
0

Ghi chú

Trong phạm vi quy hoạch không có
dân cư
-nt-


23

T
T
II
1
2
3

4

Danh mục
TP. Ninh Bình
- Xã Ninh Nhất
- Phường Đông
Thành
- Phường Tân Thành
- Phường Ninh
Khánh
- Phường Ninh
Phong

5
II
I Huyện Gia Viễn
1 - Xã Gia Sinh
2 - Xã Gia Trung
IV Huyện Nho Quan
1 - Xã Quỳnh Luư
2 - Xã Sơn Lai
3 - Xẫ Sơn Hà
V Thị xã Tam Điệp
1 - Xã Yên Bình
2 - Xã Yên Sơn
Nguồn [17]

Dân số
(người)
11.393

1.469

Ghi chú

5.698
3.133
1.093
0
5.810
5.810
0
7.028
1.999
5.029
0
0
0
0

Hình 1.13 Sơ đồ hiện trạng phân bố dân cư

-nt-nt-nt-nt-nt-nt-nt-


24

b. Sử dụng đất:
Khu du lịch Tràng An có diện tích 12.478 ha, chủ yếu là đất rừng và đất
trồng lúa nước, trong đó:
Đất rừng + núi đá 5.012,23 ha chiếm 40,17% tổng diện tích quy hoạch;

Đất sản xuất nông nghiệp 4843,8ha, trong đó trồng lúa nước 4.193,46 ha,
chiếm 33,61% tổng diện tích đất quy hoạch. Có thể thấy là hoạt động sản xuất
nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng lúa nước.
Đất ở có diện tích 1275ha, chiếm tỷ lệ hơn 10%, như vậy mật độ dân số
ở đây là 4170 người/km2, dân cư sinh sống tập trung theo làng, mang đặc
trưng của làng đồng bằng bắc bộ.
Đất công cộng 102,47ha.
Đất di tích có diện tích 9,8ha, đây là diện tích đất cấp thực tế cho các
công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn. Diện tích này có thể thấy
là quá nhỏ, gây khó khăn cho việc bảo vệ tính toàn vẹn của các di tích.
Có rải rác một số nghĩa trang của các thôn xã, có tổng diện tích
15,23ha.
Tổng diện tích các Thung, khu ngập nước và mặt nước khá lớn khoảng
787,0ha, chiếm 6,3% tổng diện tích toàn khu vực.
Đất giao thông 374,35ha, chiếm 3,0% tổng diện tích.
Các loại đất khác và chưa sử dụng khoảng 58,12ha.
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất
TT

Danh mục

Tổng diện tích tự nhiên
I Đất nông nghiệp
1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.1 Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
1.2 Đất trồng cây lâu năm

Diện tích

(ha)
12.434,23
5.045,85
4.909,14
4.642,81
4.042,04
600,77
266,33

Tỷ lệ (%)
100,00
40,58
39,48
37,34
32,51
4,83
2,14


25

TT

Danh mục

2
3
II
1
2

3
III

Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
1
nghiệp
2 Đất quốc phòng
3 Đất an ninh
Đất sản xuất kinh doanh phi nông
4
nghiệp
5 Đất công cộng
6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên
8
dùng
9 Đất chuyên dùng khác
IV Đất ở
1 Đất ở đô thị
2 Đất ở nông thôn
V Đất chưa sử dụng
1 Đất bằng chưa sử dụng

2 Đất đồi núi chưa sử dụng
3 Núi đá không có rừng cây
Nguồn [17]

Diện tích
(ha)
136,51
0,20
4.042,22
62,01
97,28
3.882,93
1.866,90

Tỷ lệ (%)
1,10
0,00
32,51
0,50
0,78
31,23
15,01

16,26
1,17
27,17

0,13
0,01
0,22


317,11
962,56
9,18
66,04

2,55
7,74
0,07
0,53

184,65
9,66
500,13
78,78
421,35
979,13
390,98
264,61
323,54

1,49
0,08
4,02
0,63
3,39
7,87
3,14
2,13
2,60


1.2.4. Nhận xét đánh giá
Trên cơ sở tình hình thực trạng của khu du lịch Tràng An, có thể thấy
khu du lịch có tiềm năng rất lớn và thuận lợi đế phát triển.
Tuy nhiên hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cần phải đầu tư
và hoàn thiện hơn. Để đáp ứng được lưu lượng hành khách du lịch ngày càng
tăng trên khu du lịch.


×