Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CHO KHÁCH sạn QUỐC tế bảo sơn GIAI đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.82 KB, 162 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP EXECUTIVE MBA
_____________________________

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN
QUỐC TẾ BẢO SƠN GIAI ĐOẠN 2015-2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. TRƯƠNG ĐOÀN THỂ



Hà Nội, 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------LỜI CAM ĐOAN
Tên Tôi là : Nguyễn Thị Phương Thảo
Mã học viên
: DHCC3.166 Khóa học Thạc sĩ điều hành cao cấp
Executive MBA khóa III 2013-2015.
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng
chiến lược kinh doanh cho Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn giai đoạn
2015 - 2020” là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và các kết
quả phân tích đề tài là trung thực, đề tài này không trùng với bất cứ đề
tài nào khác.
HỌC VIÊN



Nguyễn Thị Phương Thảo


LỜI CẢM ƠN
Quyết định tham gia học Thạc sỹ điều hành cao cấp Executive
MBA Khóa 3 (2013-2015) của Trường Đại học Kinh tế quốc dân với
tôi là một chặng đường có cả thuận lợi và khó khăn. Xác định mục
tiêu trang bị cho bản thân kiến thức và kinh nghiệm thực tế từ thầy cô,
bạn bè chính là động lực thúc đẩy tôi nỗ lực hết mình để đạt kết quả
tốt trong các môn học. Suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện
Đào tạo sau Đại học – Trường Đại học kinh tế quốc dân tôi cũng đã
được tham gia nhiều cuộc thảo luận, các đề tài nghiên cứu môn học và
bài tập cá nhân, bài tập nhóm cùng các thành viên khác cùng lớp và
cùng khóa. Điều đó giúp học viên chúng tôi gần gũi, hiểu và chia sẻ
với nhau nhiều kiến thức quý báu.
Để hoàn thành khóa học của mình, luận văn này là một đề tài
nghiên cứu của cá nhân tôi, xuất phát từ những trăn trở của bản thân
về thực tế doanh nghiệp tôi đang công tác. Luận văn được tổng hợp từ
những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập Thạc sỹ Điều hành
cao cấp- Executive MBA. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và
việc tìm tòi, phân tích thực tiễn doanh nghiệp, áp dụng lý thuyết vào
các vấn đề thực tế.
Tôi rất mong với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp ích được phần
nào cho doanh nghiệp mà tôi đang công tác và có thể cho các doanh
nghiệp cùng ngành khác.
Quá trình hoàn thành luận văn của mình, ngoài sự cố gắng cá
nhân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ phía Viện Đào tạo sau Đại
học, các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đồng nghiệp
và các bạn cùng lớp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô,

bạn bè và đặc biệt gửi lời cám ơn tới PGS.TS. Trương Đoàn Thể đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.Tôi rất mong


nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các học viên cùng
khóa để bản luận văn đạt hiệu quả cao nhất.


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
I/ BẢNG BIỂU:

,HÌNH VẼ:

Diễn giải

Ký hiệu
CPI
CPM
ĐTNH

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price-Index)
Ma trận hình ảnh cạnh tranh ( Competitive Profile
Matrix)
Đầu tư ngắn hạn

EFE


Đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor
Evaluation)

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment)

GDP
IFE

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor
Evaluation)

KS

Khách sạn

ND-CP

Nghị định-Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

Mô hình nghiên cứu môi trường vĩ mô(PoliticalPESTEL Economic-Sociocultural-Technological-EnvirnomentalLegal)
QSPM


Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng


( Quantitative Strategy Planning Matrix)
R&D

Nghiên cứu & Phát triển (Research and Development)

SO

Điểm mạnh và cơ hội (Strengths-Opportunies)

ST

Điểm mạnh và thách thức(Strengths- Threats)

SWOT

Nguy cơ- Cơ hội- Điểm yếu- Điểm mạnh
(Threats- Opportunies- Weaknesses- Strengths)

TSLĐ

Tài sản lưu động

VCSH

Vốn chủ sở hữu

WO


Điểm yếu và cơ hội (Weaknesses- Strengths)

WT

Điểm yếu và thách thức(Weaknesses-Threats)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP EXECUTIVE MBA
_____________________________

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN
QUỐC TẾ BẢO SƠN GIAI ĐOẠN 2015-2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ



Hà Nội, 2015


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh trong
doanh nghiệp

1.1 /Những vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh cuả doanh
nghiệp:
Ở phần này tác giả đã nêu lên khái niệm chiến lược, các yêu cầu
xây dựng chiến lược, các loại hình chiến lược kinh doanh và các cấp
độ chiến lược kinh doanh gồm:
Chiến lược cấp doanh nghiệp
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Chiến lược cấp chức năng
1.2/Vận dụng lý luận để xây dựng chiến lược kinh doanh
ngànhkhách sạn:
Ở phần này tác giả đã nêu ra khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh
doanh khách sạn.Sau đó đi sâu vào vận dụng lý luận chiến lược kinh
doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn.
Tác giả đã cho thấy rõ đặc điểm công tác xây dựng chiến lược
kinh doanh khách sạn và căn cứ để đề xuất chiến lược.
Cũng trong phần này tác giả đã nêu ra căn cứ xây dựng chiến
lược ở đơn vị kinh doanh, sau đó đưa ra quy trình 4 bước xây dựng
chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Bao gồm:
Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh.
Bước 2: Xác định các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược.
Bước 3: Hình thành các phương án chiến lược.
Bước 4: Phân tích và lựa chọn các chiến lược tối ưu.
1.3/ Mô hình phân tích môi trường kinh doanh:
Để phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp, tác giả sử
13


dụng mô hình PESTEL – phân tích môi trường vĩ mô và mô hình 5 lực
lượng cạnh tranh của Michael E.Poster – phân tích môi trường vi mô
của doanh nghiệp.

Sau đó tác giả đưa ra những cơ sở lý luận để phân tích môi
trường bên trong doanh nghiệp thông qua việc phân tích các nguồn lực
về Chất lượng nguồn nhân lực, Tiềm lực tài chính và trình độ kế toán,
Khả năng nghiên cứu và phát triển, Nguồn lực cở sở vật chất kỹ thuật,
Trình độ marketing, Năng lực quản trị và nề nếp tổ chức.
1.4/Một số công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh:
Sau khi phân tích môi trường bên ngoài và bên trong doanh
nghiệp, phần này đề cập đến các công cụ xây dựng chiến lược kinh
doanh. Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược là Ma
trận hình ảnh cạnh tranh CPM, Ma trận đánh giá các yếu tố môi
trường bên ngoài EFE và Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE.
Các công cụ lựa chọn chiến lược là Ma trận điểm mạnh – điểm yếu –
cơ hội – đe dọa SWOT và Ma trận QSPM.
CHƯƠNG 2: Phân tích cơ sở thực tiễn xây dựng chiến lược
kinh doanh cho Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn giai đoạn 2015-2020
2.1/Giới thiệu chungvề Khách sạn quốc tế Bảo Sơn
Ở phần này, tác giả đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát
triển của Khách sạn Quốc Tế Bảo Sơn, sơ đồ cơ cấu tổ chức của
Khách sạn quốc tế Bảo Sơn. Sau đó giới thiệu chi tiết về nhiệm vụ,
chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý của các bộ phận trong khách sạn.
2.2/Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Quốc Tế Bảo
Sơn:
Tác giả đã đưa ra một số chỉ tiêu về Doanh thu, lợi nhuận, Thu
nhập bình quân cán bộ công nhân viên của khách sạn từ năm 2010 đến
2014, sau đó đánh giá và rút ra một số những nhận xét tổng quát nhất.
14


Từ đó đưa ra những nhận định về khả năng tài chính, hiệu quả kinh
doanh của khách sạn trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới.

2.3/ Phân tích môi trường bên ngoài:
Tác giả đã phân tích môi trường vĩ mô theo mô hình PESTEL
dưới tác động của các Nhân tố đến Khách sạn quốc tế Bảo Sơn:
Nhân tố quốc tế
Nhân tố kinh tế
Nhân tốchính phủ, luật pháp và chính trị
Nhân tốvăn hóa -xã hội
Nhân tốtự nhiên
Nhân tố khoa học - công nghệ
Trong quá trình phân tích môi trường ngành kinh doanh khách
sạn, tác giả đã phân tích cường độ cạnh tranh của ngành và tiến hành
phân tích môi trường ngành theo mô hình 5 lực lượng của Michel
Porter. Phân tích tác động cụ thể đến Khách sạn quốc tế Bảo Sơn:
Sức ép từ khách hàng
Cường độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế
Sức ép từ các nhà cung cấp
Sau khi phân tích môi trường chung và môi trường ngành kinh
doanh khách sạn, tác giả đã tổng kết những cơ hội và thách thức do
môi trường mang lại với doanh nghiệp, tiến hành lượng hóa các yếu tố
đó theo sự phản ứng của doanh nghiệp bằng ma trận EFE.
2.4/ Phân tích môi trường nội bộ của Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn:
Tác giả sử dụng một số cách tiếp cận để phân tích thế mạnh,
điểm yếu của khách sạn theo các vấn đề như sau:
Chất lượng nguồn nhân lực
Tiềm lực tài chính và trình độ kế toán
15



Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật
Trình độ Marketing ( Tổ chức hoạt động, chính sách giá cả,
quảng cáo, kênh phân phối)
Chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Năng lực quản trị và nề nếp tổ chức
Sau đó, tác giả tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ
doanh nghiệp và sử dụng ma trận IFE để lượng hóa các yếu tố và đánh
giá năng lực của doanh nghiệp.
-

CHƯƠNG 3: Chiến lược kinh doanh đề xuất cho Khách sạn Quốc
tế Bảo Sơn giai đoạn 2015-2020
3.1/ Xây dựng các mục tiêu cho Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn đến
năm 2020
Ở phần này, tác giả đã nêu lên cơ sở xác định mục tiêu, định
hướng mục tiêu tổng quát phát triển kinh doanh và các mục tiêu cụ thể
của khách sạn giai đoạn 2016-2020.
3.2/ Hình thành và lựa chọn chiến lược
Bằng những yếu tố thách thức, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh và
các trọng số trong bảng ma trận IFE, EFE đã phân tích trong chương
2, tác giả đã tổng hợp cả 4 yếu tố trong ma trận SWOT, kết hợp một
cách hợp lý các yếu tố để đưa ra chiến lược kinh doanh cho khách
sạn.Theo đó, các chiến lược cơ bản của Khách sạn quốc tế Bảo Sơn
trong giai đoạn 2015-2020 sẽ là: Phát triển sản phẩm, Phát triển thị
trường, Liên doanh-Liên kết, Chuyên môn hóa, Liên kết dọc.
Qua phân tích SWOT, tác giả đã đưa ra 4chiến lược cho Khách
sạn quốc tế Bảo Sơn giai đoạn 2015- 2020 phù hợp nhất với mục tiêu
đề ra như sau:
Chiến lược Phát triển thị trường
Chiến lược Phát triển sản phẩm

16


Chiến lược Liên doanh-Liên kết ngang
Chiến lược Liên kết dọc
Tác giả đã sử dụng mô hình lựa chọn chiến lược QSPM để lựa
chọn giữa 4 chiến lược trên cơ sở định lượng. Kết quả lựa chọn chiến
lược là Phát triển thị trường để tăng doanh thu, lợi nhuận cho Khách
sạn quốc tế Bảo Sơn.
3.3/ Các giải pháp thực thi chiến lược kinh doanh đã lựa chọn
Trong phần này tác giả nêu lên 5 giải pháp chức năng chính để
Khách sạn quốc tế Bảo Sơn có thể thực thi tốt các chiến lược kinh
doanh đã lựa chọn ở mục 3.2 như sau:
- Giải pháp về sản phẩm dịch vụ
- Giải pháp về marketing
- Giải pháp về nguồn lực
- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức điều hành quản lý.
3.4/ Kiến nghị
Tác giả đưa ra kiến nghị với tổ chức thực thi chiến lược và các
cơ quan chức năng để đảm bảo điều kiện chiến lược vạch ra được thực
hiện một cách hiệu quả.
Đối với Nhà nước
Đối với Tổng cục Du lịch
KẾT LUẬN
-

17



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP EXECUTIVE MBA
_____________________________

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN
QUỐC TẾ BẢO SƠN GIAI ĐOẠN 2015-2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. TRƯƠNG ĐOÀN THỂ



Hà Nội, 2015


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng, tạo ra không chỉ cơ hội mà còn cả những thách thức cho Việt
Nam và các doanh nghiệp trong nước.Họ đang đứng trước những cơ
hội để xây dựng, phát triển vượt bậc tuy nhiên cũng phải đối mặt với
không ít những nguy cơ tiềm ẩn.Để tồn tại và phát triển các doanh
nghiệp cần xây dựng cho mình những định hướng, chiến lược kinh
doanh phù hợp trên cơ sở nghiên cứu, phân tích môi trường kinh
doanh bên ngoài, môi trường bên trong của chính doanh nghiệp
mình.Qua đó tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ từ môi
trường kinh doanh; phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu

của doanh nghiệp.Xuất phát từ thực tiễn đó, việc hoạch định chiến
lược kinh doanh hiện nay đang là vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh
nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp doanh nghiệp có định
hướng, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, hướng các bộ phận, cá nhân đến
mục tiêu chung của doanh nghiệp, tránh tình trạng cục bộ, phân tán
nguồn lực.
Khách sạn Quốc Tế Bảo Sơn trực thuộc Công ty Cổ phần đầu tư
xây dựng và Du lịch Bảo Sơnđã và đang gặp phải những khó khăn và
thử thách không nhỏ trên con đường tự khẳng định mình, vươn lên
thành một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả với sức cạnh tranh
cao, có khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới như: tình hình kinh
tế suy thoái ảnh hưởng đến lượng khách lưu trú và sử dụng các dịch
vụ khác, cạnh tranh gay gắt do có nhiều doanh nghiệp cùng ngành
tham gia thị trường; cơ sở vật chất cần đầu tư nâng cấp, Chỉ số sinh lợi
thấp, khả năng nghiên cứu và phát triển thị trường chưa thực sự đáp
ứng với tốc độ phát triển, chưa có chiến lược kinh doanh để phát triển
21


mục tiêu lâu dài...
Trước những áp lực đó,để đứng vững và phát triển, khách sạn
cần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng.Ngoài
việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hội nhập cho sản phẩm
dịch vụ và nguồn nhân lực, Khách sạn cần phải có những chiến lược
kinh doanh thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi
trường kinh doanh đầy thử thách. Vì những lý do trên tác giả nhận
định việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và xây dựng chiến
lược kinh doanh cho Khách sạn quốc tế Bảo Sơn trong giai đoạn này
là yêu cầu cần thiết. Trên cơ sở hệ thống lý thuyết và căn cứ vào thực
tế của doanh nghiệp, Tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Xây

dựng chiến lược kinh doanh cho Khách sạn Quốc Tế Bảo Sơn giai
đoạn 2015-2020 ” làm nội dung nghiên cứu cho bản luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Luận văn được thực hiện với mong muốn xây dựng được chiến
lược kinh doanh phù hợp cho Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn nhằm góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn trong giai đoạn
2015-2020. Hướng tới mục tiêu chung phát triển thương hiệu bền
vững, lớn mạnh và gia tăng lợi nhuận cho Công ty Cổ Phần xây dựng
và Du lịch Bảo Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Lựa chọn khung lý thuyết cho xây dựng chiến lược kinh
doanh của khách sạn
b) Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài để thấy được các
cơ hội, thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.
c) Phân tích môi trường nội bộ của Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn
để biết được điểm mạnh, điểm yếu và mức độ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của khách sạn.
22


d) Dựa vào kết quả nghiên cứu xây dựng các phương án chiến
lược lựa chọn chiến lược và đề ra các giải pháp nhằm thực hiện thành
công chiến lược đã lựa chọn.
e) Đề xuất giải pháp thực thi chiến lược đã chọn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Khách sạn Quốc Tế Bảo
Sơn giai đoạn 2015-2020.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Môi trường kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Thành phố Hà
Nội.
- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách sạn Quốc
Tế Bảo Sơn. Các tài liệu thu thập tại công ty trong khoảng thời gian từ
năm 2010-2014.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của khách sạn đến năm 2020
và các giải pháp thực hiện chiến lược đã xây dựng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Quy trình nghiên cứu:
Phân tích
MTvĩ mô
Số liệu sơ

cấp
Phân tích

Thu thập số liệu

MT ngành

Số liệu thứ cấp

Xây dựng chiến lược
kinh doanh cho
Khách sạn quốc tế Bảo
Sơn

Phân tích
MT nội bộ


4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Cơ sở lý thuyết sử dụng để phân tích thực tiễn: Mô hình năm
tác động cạnh tranh của Michalel E. Poster,Ma trận hình ảnh cạnh
23


tranh CPM, Ma trận IEF, EFE, Mô hình SWOT, Mô hình QSPM.
- Nguồn dữ liệu: Sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Phương pháp thuthập số liệu: Sử dụng cả phương pháp định
tính và định lượng để thu thập dữ liệu sơ cấp.
+ Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các thông tin từ sách báo, tạp
chí, các số liệu thống kê của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, Tổng cục
Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê. Các thông tin, số liệu thống kê
từ các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành
phố.Nguồn thông tin nội bộ là các kế hoạch kinh doanh, các báo cáo
tổng hợp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn.
+ Dữ liệu sơ cấp:
- Thông qua quan sát; Điều tra phỏng vấn các khách hàng Việt
Nam và Nước ngoài đến ở tại Khách sạn.
- Phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo và nhân viên trong khách sạn.
- Phỏng vấn một số cán bộ, chuyên viêncủa Phòng Quản lý cơ sở
lưu trú thuộc Sở du lịch Hà Nội và Vụ khách sạn thuộc Tổng cục Du
lịch Việt Nam (đương chức và mới nghỉ hưu).
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Phương pháp xử lý dữ liệu:
+Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bao gồm
phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng sơ đồ, biểu
bảng.
+Dữ liệu sơ cấp: Vào máy số liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá
và đưa ra các nhận định chung nhất.

5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương. Nội dung chính của
mỗi chương được trình bày như sau:
Chương 1:Lý luận chung về chiến lược kinh doanh trong doanh
24


nghiệp.
Chương 2:Phân tích cơ sở thực tiễn xây dựng chiến lược kinh
doanh cho Khách sạn quốc tế Bảo Sơn giai đoạn 2015-2020.
Chương 3:Chiến lược kinh doanh đề xuất cho Khách sạn quốc
tế Bảo Sơn giai đoạn 2015-2020.

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀCHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Những vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp:
1.1.1.Khái niệm chiến lược kinh doanh:
Từ chiến lược xuất phát từ tiếng Hy Lạp strategos, chỉ một vị
tướng quân đội và kết hợp Stratos (quân đội) và ago (dẫn dắt).Đó là
việc căn cứ vào tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, địa lý của hai bên
đối địch, xem xét cục diện chiến tranh để chuẩn bị và vận dụng lực
lượng quân sự.
Ngày nay thị trường cũng như chiến trường, là nơi diễn ra cạnh
tranh gay gắt, vì thế chiến lược cũng được áp dụng trong các thuật ngữ
kinh tế. Từ thập kỷ 60 thế kỷ XX chiến lược được ứng dụng vào lĩnh
vực kinh doanh và thuật ngữ “ Chiến lược kinh doanh” ra đời.
Tuy nhiên, quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát
triển dần theo thời gian và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.Tiếp cận

về phía “cạnh tranh”, một nhóm tác giả có quan điểm coi chiến lược
kinh doanh là một nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Ví
dụ như theoquan điểm Micheal.E.Porter: “Chiến lược kinh doanh là
một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ”.
(Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh-Bản dịch, (2009), NXB Trẻ, TP
25


×