Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Những giải pháp vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2005 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.51 KB, 111 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề thu hút sự quan
tâm đối với mọi quốc gia trên thế giới. ở các nước phát triển, tăng
trưởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế,
nâng cao hơn nữa đời sống người dân, giảm thất nghiệp và để thực
hiện nhiều mục tiêu vĩ mô khác. Đối với các nước đang phát triển,
thì nó là điều kiện số một để gia nhập nhóm các nước phát triển, đẩy
mạnh phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời
sống người dân. Còn ở các nước kém phát triển và chậm phát triển,
thì nó là nhân tố quyết định để đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo,
lạc hậu nhằm phát triển kinh tế và có điều kiện tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế.
Việc tính toán tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhìn chung không khó đối
với các nhà kinh tế học. Nhưng việc nêu ra con số về tốc độ tăng
trưởng kinh tế sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu chúng ta không chỉ ra
được con số đó chứa đựng những nội dung gì? Cụ thể, nếu chúng ta
nói rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2004 là 7,46% mà
không nói cụ thể tăng trưởng này có nguồn gốc từ đâu thì con số
này cũng không có nhiều ý nghĩa. Do đó, việc nghiên cứu nguồn
gốc tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để các nhà quản lý và
hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn về thực trạng của nền
kinh tế và từ đó có những chính sách đúng đắn thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững.

1


Xuất phát từ vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Những giải pháp vĩ mô
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20052010” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, góp phần làm rõ thêm
nguồn tăng trưởng và kiến nghị một số giải pháp vĩ mô nhằm thúc


đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề này đã thu hút không ít sự quan
tâm của nhiều nhà kinh tế với khá nhiều bài viết trên các báo, nhiều
luận án tiến sỹ, thạc sỹ, chương trình cấp nhà nước, các đề tài khoa
học, các công trình dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu
tham khảo. Ví dụ Lê Văn Sang, Kim Ngọc “Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ
đổi mới”, NXB CTQG, 1999; Lê Bộ Lĩnh “Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở một số nước Châu á và Việt Nam”, NXB
CTQG, 1998; “ Đổi mới và tăng trưởng” sách tham khảo của Học
viện CTQG Hồ Chí Minh; Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú “Tăng
trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong qúa trình
chuyển đổi từ 1991 đến nay; “Phát triển kinh tế trong một thế giới
năng động, thay đổi thể chế tăng trưởng và chất lượng mức sống,
sách tham khảo của Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
Nổi lên trong những nghiên cứu trên là nghiên cứu của PGS.TS.
Nguyễn Khắc Minh, chủ nhiệm khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế
quốc dân Hà nội với đề tài “Nhìn lại kinh tế Việt Nam trong hai
thập kỷ qua một vài dự báo và đề xuất”. Nghiên cứu đã chỉ ra những
thay đổi trong tăng trưởng năng suất, những thay đổi trong công
2


nghệ và hiệu quả kỹ thuật. Tác giả đã tính toán mức độ đóng góp
của các nhân tố đầu vào, của sự thay đổi kỹ thuật cũng như của mỗi
khu vực kinh tế vào quá trình tăng trưởng kinh tế trong suet thời kỳ
1985-2004. Thông qua việc sử dụng hàm sản xuất tổng hợp và chỉ
số TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) Malmquist tính theo đầu ra của
toàn bộ nền kinh tế và trong mỗi khu vực sẽ được tính toán dựa trên

cơ sở dự liệu trong thời kỳ 1985-2004. Tác giả đã đưa ra những định
hướng cụ thể nhằm thúc đẩy năng suất trong tong ngành, đồng thời,
cũng mang lại một cái nhìn đầy đủ hơn về tăng trưởng TFP và thay
đổi kỹ thuật trong nền kinh tế Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các khái niệm tăng trưởng và một số phương
pháp đo lường tăng trưởng kinh tế.
- Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
1984-2004
- Kiến nghị một số giải pháp vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2010

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng và phương
pháp kinh tế lượng để ước lượng nguồn tăng trưởng
5. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn

3


Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam trên nhiều khía cạnh khác nhau trong giai đoạn 19852004. Trên cơ sở thực trạng đã phân tích, luận văn đã đưa ra một số
phương hướng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2005-2010.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
1985-2004
Chương 3: Những giải pháp vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2010.
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ
I. Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng kinh tế
1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế
1.1. Khái niệm
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề thu hút sự quan
tâm đối với mọi quốc gia trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ
tạo tiền đề thuận lợi cho một nước nâng cao khả năng cạnh tranh,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời có nguồn lực dồi dào cho việc
giải quyết vấn đề phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế và xoá đói
giảm nghèo.Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Sau đây, chúng ta sẽ lần
lượt tìm hiểu các khái niệm về tăng trưởng kinh tế.
Khi nói về tăng trưởng kinh tế, James Tobin cho rằng:”vấn đề
tăng trưởng hoàn toàn không có gì mới mẻ, chẳng qua chỉ là chiếc
áo mới được khoác cho một vấn đề muôn thủa, luôn luôn được kinh
tế học quan tâm nghiên cứu: đó là sự lựa chọn giữa hiện tại và
tương lai”1
Còn theo Pramit Chaudhuri tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của
sản lượng hàng hoá và dịch vụ mà sự tăng lên này được duy trì
trong thời gian dài.
Khi nói về tăng trưởng kinh tế, Samuelson cho rằng: tăng trưởng
kinh tế là sự mở rộng GDP hay sản lượng tiềm năng của một nước.


1

N.Gregore Mankiw, Kinh tế vĩ mô (ban dich), Nxb thống kê, 2001, tr88

5


Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế diễn ra khi đường giới hạn khả
năng sản xuất của một nước dịch chuyển ra phía ngoài.
Tăng trưởng kinh tế nói đến sự gia tăng về sản lượng hoặc thu
nhập bình quân đầu người của một nước. Trong đó, sản lượng
thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc dân, đó là tổng sản lượng
hàng hoá và dịch vụ mà một nền kinh tế tạo ra 2
Tăng trưởng kinh tế, theo quan niệm của Giáo sư Simon Kuznets
(trích trong bài nhận giải thưởng Nobel 1971), là sự tăng lâu dài về
khả năng cung cấp ngày càng tăng các mặt hàng kinh tế đa dạng cho
số dân của mình, khả năng ngày càng tăng này dựa trên công nghệ
tiên tiến và những điều chỉnh về thể chế và tư tưởng mà nó đòi hỏi.
Theo tôi đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia. Bởi lẽ, cả ba thành phần chính của
định nghĩa này đều có tầm quan trọng lớn. Một là, sự gia tăng lâu
dài về sản phẩm quốc gia là một biểu hiện của tăng trưởng kinh tế
và khả năng cung cấp các chủng loại hàng hoá phong phú. Hai là,
công nghệ tiên tiến tạo cơ sở hay điều kiện tiên quyết cho tăng
trưởng kinh tế liên tục. Ba là, những điều chỉnh về tư tưởng, pháp
luật, thái độ và chính sách là những thay đổi về mặt xã hội cần thiết
hỗ trợ cho quá trình thay đổi xã hội về mặt kinh tế.
1.2.Đo lường tăng trưởng kinh tế
Khi một nước có tăng trưởng kinh tế, thỡ dõn cư trong nước nhỡn

chung sẽ cú cuộc sống sung tỳc hơn. Tăng trưởng kinh tế được định

2

Kinh tế học của các nước đang phát triển; E.Wayne Nafziger; Chương 2; tr27,28

6


nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời
gian.
Nhỡn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay
đổi của mức sản lượng quốc dân.
gt =

Y t − Y t −1
× 100%
Y t −1

trong đó:
gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t.
Y là GDP thực tế của thời kỳ t.
Như chúng ta đó biết GDP là thước đo được chấp nhận rộng rói
về mức sản lượng của một nền kinh tế. Tất nhiên ở đây chúng ta nói
đến GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, tức là chúng ta
không tính đến sự biến động của giá cả theo thời gian.
Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh
trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có
thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế tính theo mức sản lượng
bỡnh quõn đầu người được tính bằng tổng sản lượng hàng hoá và

dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Do đó, chúng ta đưa
ra chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế tính bằng phần trăm
thay đổi của GDP thực tế bỡnh quõn đầu người của thời kỳ nghiên
cứu so với thời kỳ trước - thông thường tính cho một năm.
t

g pc =

y t − y t −1
× 100%
y t −1

trong đó:

7


gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bỡnh quõn đầu người của
thời kỳ t.
y là GDP thực tế bỡnh quõn đầu người.
Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm
đến tăng trưởng của sản lượng thực tế (hay sản lượng trên mỗi đầu
người) qua một thời kỳ dài để có thể xác định được các yếu tố làm
tăng GDP thực tế tại mức tự nhiờn trong dài hạn.
2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với một xã hội
nói chung và đối với một nhóm người hay từng gia đình trong xã
hội nói riêng. Bởi lẽ, tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng phạm vi lựa
chọn của toàn bộ nền kinh tế. Trên tầm vĩ mô, tăng trưởng kinh tế sẽ
làm giảm nạn nghèo đói ở các quốc gia kém phát triển; nâng cao

hơn nữa chất lượng sống ở các nước đang phát triển và đem lại vị
thế, uy tín cao hơn nữa cho các nước phát triển.
Tăng trưởng và mức sống
Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu hàng đầu đối với mọi
quốc gia. Đặc biệt, đây là vấn đề sống cũn đối với những nước đi
sau, có xuất phát điểm thấp về kinh tế như Việt Nam? Khi sản
lượng tăng một cách tương đối so với dân số, thỡ mức sống của
người dân sẽ cao hơn. Sản lượng thực tế được mở rộng có nghĩa là
nhiều hàng hoá và dịch vụ được tạo ra hơn và do đó có thể thoả món
tốt hơn nhu cầu của các cá nhân trong xó hội. Nếu mọi người đều
được hưởng lợi từ tăng trưởng thỡ tăng trưởng chính là công cụ đắc
lực để giảm nghèo đói.
8


Tăng trưởng và phân phối lại thu nhập
Không phải mọi người đều được lợi như nhau từ tăng trưởng kinh
tế. Nhiều dân nghèo thậm chí không nằm trong lực lượng lao động
và do đó không được nhận mức tiền lương cao hơn. Tiền lương và
lợi nhuận là những phương tiện chủ yếu để phân phối lợi ích từ tăng
trưởng. Vỡ lý do này, ngay cả trong nền kinh tế đang có tăng
trưởng, chính sách phân phối lại là cần thiết nếu như nghèo đói vẫn
là một vấn đề cần khắc phục.
Tỷ lệ tăng trưởng nhanh làm cho việc giảm nghèo đói trở nên dễ
dàng hơn về mặt chính trị. Nếu như thu nhập hiện tại cần được phân
phối lại, mức sống của một số người cần phải thấp hơn. Tuy nhiên,
khi có tăng trưởng kinh tế và khi phần thu nhập gia tăng được phân
phối lại chỳng ta vẫn cú thể làm giảm sự bất bỡnh đẳng mà không
làm giảm thu nhập của bất kỳ ai. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho một nền
kinh tế tăng trưởng nhanh trở nên hào phóng đối với các công dân

kém may mắn hơn so với nền kinh tế không có tăng trưởng.
Tăng trưởng và lối sống
Các hộ gia đỡnh thường nhận thấy là sự thay đổi lớn trong mức
thu nhập có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong hỡnh mẫu tiờu dựng
của họ - chi tiờu cho hàng thứ cấp giảm và chi tiờu cho hàng xa xỉ
tăng. Hoàn toàn tương tự, các thành viên của xó hội cú thể thay đổi
hỡnh mẫu tiờu dựng khi thu nhập trung bỡnh của họ tăng lên.
Không chỉ các thị trường trong một nền kinh tế có tăng trưởng
nhanh mang lại nhiều lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sản xuất mà
chính phủ cũng có nhiều nguồn thu và có thể xây dựng được nhiều
9


đường cao tốc hơn và tạo ra nhiều khu vui chơi giải trí cho các công
dân đó trở nờn giàu cú hơn và cũng như đầu tư được nhiều hơn cho
dân cư ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau đó,
mối quan tâm về môi trường, về an toàn xó hội cú thể trở nờn quan
trọng hơn và chi tiêu cho chúng có thể sẽ chiếm một phần quan
trọng trong GDP. Các khía cạnh phản ánh chất lượng cuộc sống sẽ
được xó hội đặc biệt quan tâm một khi tăng trưởng đó đảm bảo thoả
món cỏc nhu cầu thiết yếu của dõn cư về lương thực, thực phẩm,
quần áo và nhà ở.
Hơn nữa, khi một nền kinh tế đạt tăng trưởng cao và bền vững sẽ
tạo ra những cơ hội cho lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, tinh thần phát
triển. Bởi lẽ, chỉ khi xã hội đạt đến một trình độ kinh tế nhất định thì
mới có điều kiện tách một lượng người nhất định tập trung phát
triển các giá trị tinh thần như âm nhạc, triết học, hội hoạ.
Một vai trò quan trọng khác của tăng trưởng kinh tế là nó giúp cho
các nhóm xã hội khác nhau đạt được những mục tiêu của mình mà
không phải hy sinh những lợi ích của nhóm khác.

Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế có thể giúp đỡ cho những nước
đang phát triển độc lập trong việc huy động các nguồn lực để tăng
cường sức mạnh quốc gia cũng như có nhiều điều kiện để tham gia
hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đặc trưng cơ bản của tăng trưởng kinh tế hiện đại
Quá trình tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước phát triển bao
gồm các đặc trưng cơ bản sau:
3.1. Tốc độ tăng trưởng nhanh về sản lượng trên đầu người:
10


Trong kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế hiện đại tất cả các nước phát
triển hiện nay đã trải qua những tốc độ tăng trưởng lớn gấp nhiều
lần tốc độ tăng trưởng trước đây. Tốc độ tăng trưởng hàng năm
trong suốt 200 năm vừa qua đạt mức trung bình khoảng 2% đối với
sản lượng theo đầu người và 1% đối với dân số. Những tốc độ tăng
trưởng này (thường tăng gấp đôi trong 35 năm đối với sản phẩm
theo đầu người, trong 70 năm đối với dân số) lớn hơn rất nhiều so
với tốc độ tăng trưởng trong toàn bộ kỷ nguyên trước khi bắt đầu
cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ 18.

3.2. Tốc độ tăng nhanh về năng suất
Đặc trưng quan trọng thứ hai của tăng trưởng kinh tế hiện đại là
tốc độ gia tăng tương đối cao về năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
Người ta tính được rằng tốc độ gia tăng năng suất chiếm từ 50 đến
70% mức tăng trưởng trước đây về sản phẩm theo đầu người ở các
nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp. Nói cách khác, tiến bộ công
nghệ bao gồm việc mở rộng các nguồn nhân lực và vật lực hiện có
chiếm hầu hết mức gia tăng đã xác định được về GDP theo đầu
người.

3.3. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh
Lịch sử phát triển của các quốc gia phát triển cho thấy tốc độ thay
đổi về cơ cấu và khu vực kinh tế rất nhanh chóng. Một số thành
phần chủ yếu của thay đổi cơ cấu bao gồm việc chuyển dần dần từ
các hoạt động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (dịch vụ và công
11


nghiệp), và gần đây hơn, từ công nghiệp sang dịch vụ; sự thay đổi
có ý nghĩa trong quy mô của các đơn vị sản xuất, từ gia đình nhỏ và
các xí nghiệp cá nhân của các công ty quốc gia và đa quốc gia
khổng lồ; và cuối cùng là sự thay đổi tương ứng trong vị trí địa lý và
nghề nghiệp của lực lượng lao động từ các hoạt động ở nông thôn,
hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp có liên quan, sang sản
xuất theo hướng đô thị và dịch vụ. Số liệu thống kê ở Mỹ và các
nước phương Tây cho thấy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm
hơn 50% trong năm 1870. Sau hơn 100 năm, tỷ lệ này đã giảm
xuống còn dưới 3%.
3.4. Chuyển biến về tư tưởng, pháp luật, chính sách
Để cho cơ cấu kinh tế thay đổi đáng kể trong bất kỳ một xã hội
nào, thường cần có sự thay đổi đồng thời về thái độ, chính sách, sự
bổ sung và hoàn thiện về luật pháp. Sự chuyển biến này bao gồm
các nội dung chủ yếu sau:
- Hợp lý hoá trong quá trình sản xuất: đó là việc áp dụng các
phương pháp hiện đại về suy nghĩ, hành động, sản xuất, phân phối
và tiêu thụ thay thế cho các hệ thống cổ truyền và lâu đời.
- Kế hoạch hoá: đó là việc xây dựng một hệ thống các chính sách
được phối hợp hợp lý mà có thể tạo nên và thúc đẩy sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế
- Thái độ, pháp luật, chính sách vĩ mô được cải tiến: đó là việc thay

đổi cần thiết để tăng hiệu quả trong sản xuất; thúc đẩy cạnh tranh
hiệu quả; cho phép công bằng hơn về cơ hội; tăng năng suất, tăng
mức sống và thúc đẩy phát triển.
12


II. Các mô hình tăng trưởng kinh tế
1. Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển
Đại diện tiêu biểu cho các nhà kinh tế học cổ điển là A.Smith và
D.Ricardo. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình tăng
trưởng kinh tế của D.Ricardo.
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng cho rằng đất đai, lao động
và tư bản là các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Sự kết hợp
giữa những yếu tố này, trong từng ngành, với một trình độ kỹ thuật
nhất định, là không đổi.
D.Ricardo cho rằng, hao phí các yếu tố trong sản xuất nông
nghịêp và công nghiệp có khác nhau. Cụ thể, trong nông nghiệp khi
nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng thì cần phải tiến hành trên
những mảnh đất kém mầu mỡ do đó chi phí sản xuất tăng lên, lợi
nhuận giảm đi. Ngược lại, trong công nghiệp, khi sản xuất gia tăng
theo quy mô thì lợi nhuận cũng tăng lên.
Mối quan hệ giữa các yếu tố: Trong 3 yếu tố kể trên, theo ông đất
đai là yếu tố quan trọng nhất. Bởi lẽ, đất đai canh tác là hạn chế nên
đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông
nghiệp gia tăng trên những mảnh đất kém mầu mỡ thì giá lương
thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Mà giá lương thực, thực phẩm lại là bộ
phận quan trọng nhất để đảm bảo đời sống gia đình công nhân. Do
đó, tiền lương danh nghĩa của gia đình công nhân cũng phải tăng lên
tương ứng, lợi nhuận của nhà tư bản có xu hướng giảm xuống.
Trong khi đó, dân số tăng nhanh làm cho nạn khan hiém tư liệu sinh

hoạt là phổ biến dẫn đến nhu cầu canh tác trên các mảnh đất xấu.
13


Nếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp không thể bù
đắp được mọi rủi ro trong kinh doanh làm cho nền kinh tế trở nên bế
tắc: địa tô ở mức cao, tiền công ở mức tối thiểu, lợi nhuận ở gần
mức không, tích luỹ tư bản và gia tăng dân số ngừng lại, tăng
trưởng cũng bị giới hạn bởi dất đai.
Như vậy, theo D.Ricardo, tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích
luỹ là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất
lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó, đất đai là
giới hạn của tăng trưởng.

R

Ro

Y

Hình 1: Đường tăng trưởng của D.Ricardo:Đất đai là giới hạn
của sự tăng trưởng
Trong đó: R là đất đai; Y là sản lượng
2. Mô hình Harrod-Domar
Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 1940 với sự
nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở
14


Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối

quan hệ giữa sự tăng trưởng với tiết kiệm và đầu tư ở các nước phát
triển
Trong mô hình giản đơn này chỉ có một yếu tố sản xuất duy nhất
là vốn, không có lao động, không có tiến bộ công nghệ. Tham số mà
mô hình quan tâm là tỉ lệ giữa vốn và sản lượng (đầu ra). Mô hình
Harrod-Domar tổng quát có dạng sau:
Y=

σ

K

trong đó:
Y: là sản lượng đầu ra đầu ra
σ

: là hệ số hiệu quả của 1 đơn vị vốn và giả thiết là một hằng số.

Nghịch đảo của

σ

là tỉ lệ giữa vốn K và đầu ra Y:

1 K
=
σ Y

Mô hình tăng trưởng được trình bày dưới dạng hệ phương trình
sau:

Y=

σ

K (1)

dK (t )
= I (2)
dt

I=S

(3)

S = s.Y (4)
Hệ phương trình trên được giải thích như sau:
(1) kết quả đầu ra Y chỉ phụ thuộc vào vốn K với hệ số hiệu quả
σ

là một hằng số.

15


(2)

dK (t )

dt


vi phân của K theo thời gian biểu thị sự gia tăng của tư

bản do đầu tư I với giả thiết không có khấu hao.
(3) giả định tiết kiệm S bằng đầu tư I
(4) tiết kiệm S tỉ lệ với sản lượng Y và s là tỉ lệ tiết kiệm tính theo
Y.
Để chứng minh, chúng ta chỉ cần lấy vi phân theo t:
Từ (1) suy ra:
dY (t )
dK (t )

dt
dt

Nhưng vì

(1')

dK (t )
= I (2)
dt

dY (t )
= σ .s.Y
dt

và (3), (4) ta được:
Suy ra:

dY (t )

dt = σ .s
Y

(5)

Tương tự: Vì I = S (3) và S = s.Y (4) nên I = s.Y, do đó,
dI (t )
dY (t )
= s.
= s.σ .I
dt
dt

(suy ra từ 1', sau đó lại suy ra từ 2)

Suy ra:

dI (t )
dt = s.σ
I

(6)

Tương tự, ta chứng minh được:

dK (t )
dt = s.σ
K

(7)


Từ (5), (6), (7) cho ra kết quả:
dY (t )
dK (t )
dI (t )
dt = dt = dt = σ .s
Y
K
I

(8)

16


Như vậy, tỉ lệ tăng trưởng đầu ra Y, tăng trưởng vốn K và tăng
trưởng đầu tư I bằng nhau và đều tăng cùng một tỷ lệ như nhau là σ
.s ( σ .s là một hằng số).
Trong thực tớnh toỏn thực nghiệm ta có thể tính gần đúng qua các
giá trị gia tăng tại thời điểm t như sau:
Khi đó:

1 K
=
σ Y

∆Y ∆K ∆I
=
=
= σ .s

Y
K
I

(9)

1 ∆K
=
= k (10)
σ
∆Y

có thể viết lại thành

Trong công thức (10) k chính là hệ số ICOR. Nếu gọi g là tốc độ
tăng trưởng sản lượng đầu ra Y, nghĩa là

g=

∆Y
Y

, thì rõ ràng g = σ .s

(11).
Từ (10) và (11) cho ra kết quả:

g=

s

k

(12).

Đây là quan hệ cơ bản Harrod- Domar phản ánh mối quan hệ giữa
tăng trưởng của sản lượng đầu ra với tiết kiệm và đầu tư: tư bản là
nhân tố chính được tạo ra bởi đầu tư và tiết kiệm là nguồn để đầu tư
tạo tư bản cho tăng trưởng kinh tế. Khi đó với k cho trước, tốc độ
tăng trưởng kinh tế (g) sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cần
thiết để đạt được mức tăng trưởng đó.
Mô hình trên đây mới chỉ là cách xem xét vấn đề một cách giản
đơn trên cơ sở một nhân tố vốn. Hơn nữa, tiết kiệm và đầu tư mới
chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Để phân bố và sử dụng vốn có hiệu quả cần
phải có thị trường hàng hoá, thị trường tài chính tiền tệ phát triển và
có mức độ liên kết cao, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, lực
17


lượng lao động được giáo dục và đào tạo tốt, Chính phủ hoạt động
có hiệu quả... Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển thì các nhân tố
này lại rất thiếu hoặc chưa hoàn thiện.
Mô hình Harrod - Domar là mô hình tăng trưởng kinh tế giản đơn,
vì thế, không giải đáp được nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng.
Nhưng do tính giản đơn và xét về dài hạn, mô hình đã làm rõ được
một cách khái quát mối quan hệ giữa nhu cầu vốn đầu tư và nhịp
tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cho đến nay nó vẫn được sử dụng để
phân tích và dự báo kinh tế cùng với các mô hình kinh tế khác.
3. Mô hình Solow - Sự thay đổi kỹ thuật trung tính
Một trong những mô hình tăng trưởng có tính ứng dụng cao và

hiện được sử dụng rộng rãi là mô hình Tân cổ điển hay còn gọi là
mô hình Solow - được đặt theo tên nhà kinh tế học người Mỹ
Robert Solow.
Robert Solow là giáo sư của Khoa kinh tế, Học viện công nghệ
Massachusetts, từng được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1987 cho
những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng và những
nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng. Mô hình tăng
trưởng Solow đã được bản thân ông và nhiều nhà kinh tế học khác
tiếp tục đi sâu, mở rộng nhằm từng bước hoàn thiện. Mặc dù vậy,
trong luận văn này, tôi có ý định trình bày những ý tưởng và
phương pháp luận của R.Solow như là những viên gạch đầu tiên của
mô hình. Những nội dung này chủ yếu được chắt lọc từ những công
trình nghiên cứu của ông trong những năm 1956 - 1957 và đây

18


chính là cơ sở để có thể tiếp cận những giai đoạn và bước phát triển
mới của mô hình.
Điểm xuất phát: Tính cứng nhắc của điều kiện Harrod Domar
Mô hình tăng trưởng Harrod - Domar đưa ra điều kiện để một nền
kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ không đổi (trong điều kiện
toàn dụng nhân lực và tư bản): tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (s) phải bằng
tích số giữa tốc độ tăng lực lượng lao động (r L) và tỷ số vốn - đầu ra
(v), s = rLv hay rL = s/v. Khi đó nền kinh tế mới có khả năng giữ cho
lượng thiết bị, máy móc cân bằng với mức tăng cung lao động, nhờ
đó sẽ có tăng trưởng đều đặn và toàn dụng nhân lực. Tuy nhiên, một
vấn đề nảy sinh là cả 3 thành tố của điều kiện này, r L, v và s, đều
được xem là biến ngoại sinh và coi như cố định: r L phụ thuộc vào
tốc độ tăng dân số, s phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, còn v là do

yếu tố công nghệ quyết định. Nhìn chung, theo thời gian, các thành
tố trên đều thay đổi và với tỷ lệ khác nhau. Như vậy, việc đạt được
điều kiện trên chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bất cứ khi nào nền
kinh tế không đảm bảo điều kiện ấy nó sẽ chệch khỏi quỹ đạo của
tăng trưởng đều đặn và toàn dụng nhân lực, đồng thời những sai
lệch đó bị khuyếch đại lên mãi. Điều kiện này được xem như trường
hợp đặc biệt với các giả định quá cứng nhắc.
Sự cứng nhắc này có thể được điều chỉnh bằng 3 cách:
1- Thay đổi hàm sản xuất: cho phép có sự thay thế giữa tư bản và
lao động, nói cách khác là có sự thay đổi về công nghệ;
2- Thay đổi giả định về tỷ lệ tiết kiệm cố định;
19


3- Kết hợp cả hai cách điều chỉnh trên.
R.Solow đã tiến hành sửa chữa lý thuyết tăng trưởng của Harrod Domar trước hết bằng cách thứ nhất nêu trên. Ở những công trình
nghiên cứu về sau, ông tiếp tục đi sâu và mở rộng mô hình bằng các
cách điều chỉnh thứ hai và ba.
Hàm sản xuất trong mô hình Solow
Q = F(K, L, t)

(I)

Trong đó:
Q: Sản lượng đầu ra
L: Lượng lao động đầu vào (số giờ công lao động trên 1 đơn vị
thời gian)
K: Lượng vốn vật chất đầu vào (số giờ máy trên 1 đơn vị thời
gian)
t: Biến thời gian

Sự xuất hiện của biến số t trong hàm sản xuất cho phép đánh giá
sự thay đổi kỹ thuật. Sự thay đổi này được xem như những tác động
làm dịch chuyển đồ thị hàm sản xuất lên trên hoặc xuống dưới,
nhưng không làm thay đổi tỷ lệ thay thế cận biên giữa vốn và lao
động và được gọi là “thay đổi kỹ thuật trung tính” (gây ra sự tăng
giảm sản lượng một cách đơn thuần với những lượng đầu vào cho
trước nhưng không làm tăng năng suất của lao động hay tư bản).
Với những giả định như vậy, hàm sản xuất (I) có thể viết lại thành:
Q = A(t) f(K, L)

(II)

20


Trong đó hệ số A(t) đo lường mức độ dịch chuyển của hàm sản
xuất theo thời gian.
Vi phân toàn phần cả 2 vế của (II) theo thời gian (t) và biến đổi ta
có:
dQ dA
∂f dK
∂f dL
=
f ( K , L) + A
+A
dt
dt
∂K dt
∂L dt
dQ / dt dA / dt  ∂Q K  dK / dt  ∂L L  dL / dt

=
+
+
 ∂K Q 
 K
 ∂L Q 
 L
Q
A(t )





Các biểu thức trong ngoặc chính là hệ số co giãn của sản lượng
theo tư bản và lao động (hay tỷ lệ phân chia giữa K và L trong sản
lượng), ký hiệy là wK và wL. Viết lại biểu thức trên ta được:
rQ = rA + wK.rK + wL.rL

(III)

Trong đó: rQ, rA, rK, rL lần lượt là tốc độ tăng trưởng của Q, A, K,
L.
Từ chuỗi số liệu (rời rạc hoặc liên tục) của: r Q, rK, rL, wK, wL ta có
thể ước lượng được rA và A(t), tức phần đóng góp của thay đổi kỹ
thuật vào tăng trưởng.
Những phân tích trên chưa bao gồm giả định về lợi tức theo quy
mô nhưng nếu tất cả các yếu tố đầu vào được xếp vào hoặc tư bản
hoặc lao động thì những số liệu thực tế chỉ ra rằng w K + wL = 1. Khi
các yếu tố sản xuất được trả theo sản phẩm biên của chúng (theo

định lý Euler) ta có thể giả định rằng hàm sản xuất là thuần nhất bậc
1.

21


Đặt q = Q/L; k = K/L; wL = 1 - wK. Lưu ý rằng nếu q = Q/L; k =
K/L thì rq = rQ - rL và rk = rK - rL , trong đó ký hiệu r chỉ tốc độ tăng
trưởng các biến số. Thay vào phương trình (III) ta được:
rq + rL = rA + wK.rK + (1 - wK)rL
rq = rA + wK(rK - rL) = rA + wKrk

(IV)

Từ phương trình này ta có thể tách biệt được phần đóng góp của
thay đổi kỹ thuật trong tăng trưởng dựa trên số liệu về sản lượng
trên 1 đơn vị lao động, vốn trên 1 đơn vị lao động và tỷ lệ phân chia
của tư bản trong sản lượng (wK):
rA = rq - wKrk

(IV)’

Trường hợp hàm sản xuất tổng hợp dịch chuyển có tính trung tính
và hiệu suất không đổi theo quy mô có thể được biểu hiện trên đồ
thị với trục tung là q và trục hoành là k. Vấn đề phức tạp nảy sinh ở
đây là nếu ta quan sát các điểm trên không gian (q, k) thì sẽ thấy
rằng sự biến đổi của chúng bao gồm: do di chuyển dọc theo đường
cong hàm sản xuất; do dịch chuyển hàm sản xuất.
Ở hình dưới đây, mọi điểm trên hàm sản xuất (đường cong t = 1)
đã được nhân với cùng một hệ số để có sự dịch chuyển trung tính

đến hàm sản xuất t = 2. Ta cần ước lượng sự dịch chuyển này từ các
thông số tại các điểm P1 và P2. Sẽ là sai lầm nếu vẽ một đường nối
các điểm quan sát được như P1 và P2 hay các điểm tương tự khác.
Nhưng nếu hệ số dịch chuyển tại mỗi điểm có thể ước lượng được
thì những điểm quan sát đó có thể được chỉnh lý và sự thay đổi kỹ
thuật cũng như hàm sản xuất sẽ được tìm ra.

22


Kết luận
Mô hình đem lại một phương pháp đơn giản trong việc tách biệt
ảnh hưởng của sự dịch chuyển hàm sản xuất với sự di chuyển dọc
theo nó. Phương pháp này dựa trên giả định là các yếu tố sản xuất
được trả theo sản phẩm cận biên của chúng (thị trường cạnh tranh
hoàn hảo) nhưng cũng có thể áp dụng cho
q

t=2

P2
q2

P12
t=1

q1
P1
k
k1


k2

những thị trường yếu tố sản xuất có tính độc quyền3. ở những mô
hình lớn và phức tạp hơn sau này, Solow và nhiều nhà kinh tế học
khác (Denilson, Madison, King và Levine,..) đã mở rộng những
phân tích về những đóng góp cho tăng trưởng của tiến bộ kỹ thuật
trong các trường hợp tiến bộ kỹ thuật hàm chứa trong hàng hóa tư
bản, hàm chứa trong lao động,…

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các yếu tố sản xuất được trả theo sản phẩm biên của chúng; nghĩa
là tiền lương (w) = MPL = ∂ Q/ ∂ L, tiền thuê vốn (r) = MPK = ∂ Q/ ∂ K.
3

23


Từ các mô hình trình bày trên chúng ta có thể rút ra một số nhân
tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế:
• Nguồn tài nguyên (mô hình tăng trưởng cổ điển)
• Nguồn vốn (mô hình Harrod-Domar)
• Lao động, tiến bộ công nghệ (mô hình R.Solow)
Theo lý thuyết tăng trưởng thì bốn nhân tố trên là những nhân tố
chủ yếu xác định tăng trưởng. Vậy vấn đề thực nghiệm ước lượng
các nhân tố đó hay đóng góp của các nhân tố đó như thế nào. Phần
sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cơ sở phương pháp luận ước lượng
thực nghiệm đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế.
III. Phương pháp ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố đến
tăng trưởng kinh tế
Như các kết luận từ mô hình lý thuyết, nguồn của tăng trưởng có

thể quy lại gồm những yếu tố cơ bản sau: tư bản, lao động, khoa
học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Nhưng để xác định các nhân
tố này ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng trong thực nghiệm
chúng ta cần phải có phương pháp ước lượng. Do đó, trong phần
này chúng ta sẽ nghiên cứu một số cách tiếp cận cơ bản để ước
lượng đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng bao gồm từ cách
tiếp cận cổ điển như tính phần dư Solow đến phương pháp hệ
phương trình đồng thời.
Theo lý thuyết kinh tế học vĩ mô, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
quy mô tăng trưởng kinh tế. Nhóm nhân tố thứ nhất tác động đến
tăng trưởng là nhóm các nhân tố các nhân tố từ phía cung. Nhóm
24


nhân tố thứ hai tác động đến tăng trưởng kinh tế là nhóm các nhân
tố từ phía cầu.
Về phía cầu, phân tích được dựa trên cơ sở đầu vào-đầu ra, trong
đó những thay đổi của tổng sản lượng được phân rã thành nhiều yếu
tố cầu như tổng cầu tăng, xuất khẩu tăng, và ảnh hưởng của sự thay
thế nhập khẩu.
Về phía cung, phân tích dựa trên hàm sản xuất, hàm chi phí, và
hàm lợi nhuận. Các nghiên cứu về phía cung được xem là những
nghiên cứu về năng suất, và có một số cách tiếp cận sẽ được sử
dụng trong các nghiên cứu về năng suất.
Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) được coi là một nhân tố đặc
biệt quan trọng có tác động tới phía cung. Đóng góp của năng suất
nhân tố tổng hợp luôn được ước lượng từ phần dư. Đóng góp của
năng suất nhân tố tổng hợp thường được giải thích là do sự đóng
góp của tiến bộ kỹ thuật, hàm ý rằng sự nâng cao trong năng suất
đơn giản là xuất phát từ tiến bộ kỹ thuật. Thực ra, tăng trưởng TFP

(thay đổi công nghệ) có thể được ước lượng và phân tích dựa vào
hàm sản xuất. Ta có thể thấy điều này qua các nghiên cứu của
Brown (1966), Nadiri (1970), Baily (1981, 1982), Jorgenson,
Gollop, và Fraumeni (1987), Jorgenson(1988), Baily và Schultze
(1990). Loại thay đổi kỹ thuật như vậy chính là sự thay đổi của hàm
sản xuất, nó phản ánh mức hiệu quả lớn hơn trong việc kết hợp các
nhân tố đầu vào.
Có một cách tiếp cận khác, theo đó tăng trưởng sản lượng có thể
được giải thích mà không cần những giả định về hàm sản xuất. Cách
25


×