Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

BÁO CÁO MÔN Lập trình ứng dụng CSDL trên web: Xây dựng Website giới thiệu và bán hàng trên mạng cho công ty TNHH Công nghệ LTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 57 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

---

---

BÁO CÁO
MÔN: Lập trình ứng dụng CSDL trên web
Đề tài: Xây dựng Website giới thiệu và bán hàng trên mạng cho công ty TNHH
Công nghệ LTV

Giáo viên hướng dẫn

: TH.S ĐỖ NGỌC SƠN

Nhóm sinh viên thực hiện : HOÀNG THANH TRỌNG
NGUYỄN VĂN TỚI
NGUYỄN ĐÌNH TUẤN
Lớp

: LT CĐ-ĐH KHMT3 – K5

Hà Nội: 2012

1


Lời nói đầu
Cùng với sự bùng nổ về cuộc cách mạng thông tin toàn cầu, thương


mại toàn cầu đã có bước đột phá lớn qua việc áp dụng thương mại điện tử sử
dụng siêu xa lộ thông tin làm phương tiện giao dịch và thực hiện nghiệp vụ
thương mại. Trong thương mại, tính phổ dụng, dễ dàng, thuận tiện, an toàn và
nhanh chóng trong giao dịch là yếu tố quyết định sự thành bại, vì vậy áp dụng
công nghệ thông tin là một điều tất yếu.
Quả thật, thương mại điện tử luôn là một giải pháp kinh doanh hữu hiệu
mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hướng tới trong tương lai. Và để
thương mại điện tử thực sự phát huy hết ưu thế trong các hoạt động marketing
và kinh doanh, các doanh nghiệp cần chủ động đề ra những chiến lược thích
hợp để vượt qua những thách thức khó khăn của thương mại điện tử.
Ở nước ta hiện nay theo cách thông thường khách hàng đi mua hàng
thường phải tới các cửa hàng hay siêu thị để chọn lựa và mua sản phẩm họ
cần. Việc lựa chọn một sản phẩm cho đúng với yêu cầu và sở thích này chiếm
khá nhiều thời gian của khách hàng. Chưa kể việc khách hàng muốn biết rõ về
sản phẩm hay chức năng của sản phẩm cũng như cách sử dụng sản phẩm mà
họ định mua. Với lý do này thì họ lại cần đến những thông tin mang tính hỗ
trợ của những chuyên gia. Chính vì vậy, việc tạo lập một siêu thị ảo với
những sản phẩm phong phú, đa dạng và hỗ trợ những thông tin một cách
nhanh chóng, chính xác, đầy đủ là việc rất cần thiết đối với mọi khách hàng.
Với những yêu cầu thực tiễn đặt ra như vậy, chúng em thấy việc xây dựng
website bán hàng trên mạng là cần thiết. Vì vậy, chúng em nhận đề tài “ Xây
dựng Website giới thiệu và bán hàng trên mạng cho công ty TNHH Công
nghệ LTV ” làm bài tập nghiệp cho nhóm mình.

2


Ngày nay, một trong những hình thức để con người có thể tiết kiệm thời
gian mua bán và quản lý tốt công ty thông qua môi trường giao tiếp Web là
thương mại điện tử.

Đề tài thực tập của nhóm em là ”Xây dựng Website giới thiệu và bán
hàng cho công ty TNHH Công nghệ LTV ” sẽ liên quan đến vấn đề được
đưa ra ở trên.
Do không có nhiều thời gian tìm hiểu được một cách sâu rộng vấn đề
nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của chúng em còn có những hạn chế thiếu sót.
Tuy nhiên với sự cố gắng thực hiện tốt những mục tiêu cần tìm hiểu cộng với
sự hướng dẫn tận tâm chỉ bảo của thầy giáo , đã giúp nhóm em định hướng và
thực hiện tốt đề tài này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Nhóm sinh viên thực hiện
Hoàng Thanh Trọng
Nguyễn Văn Tới
Nguyễn Đình Tuấn

3


Mục lục
CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT TÌM HIỂU HỆ THỐNG....................................................6
I. GIAI ĐOẠN ĐỊNH HƯỚNG VẤN ĐỀ............................................................................................................6
1. Giới thiệu chung về vấn đề.........................................................................................................................6
2. Tìm hiểu mô hình đặt mua hàng qua mạng:...............................................................................................8
3. Phạm vi đề tài giải quyết.............................................................................................................................9
4. Những kết quả mong đợi..........................................................................................................................10
II. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG Công ty TNHH Công nghệ LTV.................................................................10
1. Giới thiệu Công ty TNHH Công nghệ LTV:............................................................................................10
2. Cơ cấu tổ chức trong công ty....................................................................................................................11
3. Mô tả hoạt động của từng bộ phận trong công ty.....................................................................................12
3.1 Ban điều hành.....................................................................................................................................12
3.2 Bộ phận hành chính............................................................................................................................12

3.3 Bộ phận bán hàng...............................................................................................................................12
3.4 Bộ phận kỹ thuật................................................................................................................................14
3.5 Bộ phận kho.......................................................................................................................................15
3.6 Bộ phận kế toán..................................................................................................................................18
3.7 Quản trị mạng.....................................................................................................................................18

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................19
1. Website và thương mại điện tử.................................................................................................................19
1.1 Website là gì?.....................................................................................................................................19
1.2 Thương mại điện tử............................................................................................................................20
2. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử.....................................................................................21
2.1 Thư tín điện tử....................................................................................................................................21
2.2 Thanh toán điện tử.............................................................................................................................22
2.3Trao đổi thông tin................................................................................................................................22
2.4 Thông tin điện tử................................................................................................................................22
2.5 Mua bán trên mạng............................................................................................................................22
3 Lợi ích của việc sử dụng thương mại điện tử............................................................................................23
3.1 Có cơ hội đạt lợi nhuận......................................................................................................................23
3.2 Giảm thiểu các hoạt động kinh doanh................................................................................................23
3.3 Chiến lược kinh doanh.......................................................................................................................24
4 Các yêu cầu trong thương mại điện tử.......................................................................................................24
4.1 Cơ sở hạ tầng......................................................................................................................................25
4.2 Nhân lực.............................................................................................................................................25
4.3 Tạo mối quan hệ bằng sự tin cậy.......................................................................................................25
4.4 Bảo mật và an toàn.............................................................................................................................25
4.7 Bảo vệ quyền lợi khách hàng và bản quyền kinh doanh....................................................................26
4.8 Hệ thống thanh toán điện tử tự động..................................................................................................26
5 Các mô hình trong thương mại điện tử......................................................................................................27

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................................................29

I. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG................................................................................................................................29
1. Phân tích yêu cầu:.....................................................................................................................................29
2. Phân tích các chức năng của hệ thống:.....................................................................................................29
2.1 Phân tích chức năng: Cung cấp dịch vụ.............................................................................................29
2.2 Phân tích chức năng: Quản lý thông tin.............................................................................................32
II. MÔ TẢ HỆ THỐNG.......................................................................................................................................35
1. Các khái niệm và các kí hiệu cơ bản:.......................................................................................................35
2. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống....................................................................................................................36
3. Xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu...................................................................................................................38
3.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh(Mức 1)...............................................................................................39

4


3.2 Sơ đồ dòng dữ liệu của chức năng: Cung cấp dịch vụ.......................................................................40
3.3 Sơ đồ dòng dữ liệu của chức năng: Quản lý thông tin.......................................................................41
4. Mô hình dữ liệu quan hệ...........................................................................................................................42
III. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU.......................................................................................................................43
1.Kiểu dữ liệu................................................................................................................................................43
2. Các bảng cơ sở dữ liệu..............................................................................................................................43
2.1 Table News........................................................................................................................................43
2.2 Table Admin......................................................................................................................................44
2.4 Table Order........................................................................................................................................45
2.5 Table OrdersDetail.............................................................................................................................45
2.6 Table Image........................................................................................................................................46
2.7 Table Product.....................................................................................................................................46
2.8 Table Support.....................................................................................................................................47
2.9 Table CateProduct..............................................................................................................................47
2.10 Table TypeImage.............................................................................................................................48
2.11 Table TypeNews..............................................................................................................................48

2.12 Table TypeProduct...........................................................................................................................48

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH..............................................................49
I. PHẦN CHỨC NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ..............................................................................................49
1. Giao diện trang chủ...................................................................................................................................49
2.Giao diện trang giới thiệu sản phẩm..........................................................................................................50
3.Giao diện trang đăng ký tài khoản.............................................................................................................51
Trang đăng ký cho phép khách hàng đăng ký tài khoản để thuận tiện giao dịch mua hàng, đặt hàng,
được hỗ trợ tốt hơn...............................................................................................................................................52
4. Giao diện tìm kiếm...................................................................................................................................53
Trang tìm kiếm giúp khách hàng tìm sản phẩm, thông tin sản phẩm, tìm kiếm theo giá sản phẩm ...
giúp tích kiệm thời gian cho khach hàng...........................................................................................................53
II. PHẦN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA ADMIN................................................................54
1.Trang đăng nhập........................................................................................................................................54
2.Trang quản lý sản phẩm mới.....................................................................................................................55

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN....................................................................................... 56
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...................................................................................................................56
1. Các vấn đề thực hiện được trong đề tài....................................................................................................56
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ.............................................................................................................56
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI....................................................................................57
IV. LỜI KẾT..........................................................................................................................................................57

5


Chương 1

KHẢO SÁT TÌM HIỂU HỆ THỐNG


I. GIAI ĐOẠN ĐỊNH HƯỚNG VẤN ĐỀ
1. Giới thiệu chung về vấn đề
Với nhu cầu ngày càng phát triển phạm vi kinh doanh của các công ty
mua bán sao cho có thể bán nhiều mặt hàng, quan hệ nhiều đối tác và có nhiều
khách hàng biết đến và mua sản phẩm của mình. Trong những năm qua cùng
với sự phát triển nhu cầu sử dụng máy tính và Internet, nhiều công ty nắm bắt
được những nhu cầu đó, họ đã kết hợp việc kinh doanh với môi trường mạng
Internet thông qua các Website giới thiệu và bán hàng qua mạng, đã tạo được
sự liên thông với nhau nhằm tạo nên một thị trường trên mạng sôi động không
kém phần quan trọng với thị trường thực tế.
Hiện nay, một số công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, từ việc
mua bán các thiết bị linh kiện máy tính, thiết lập một siêu thị ảo, mua bán các
loại thiết bị điện tử và nhiều hình thức khác vẫn có thể thông qua mạng. Các
công ty này không những bán lẻ, mà còn cung cấp hàng hóa cho các đại lý,
nhận lắp đặt hệ thống mạng cho các công ty, xí nghiệp, nhận bảo trì, sử chữa
khi có yêu cầu.
Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới là cơ hội cho các doanh nghiệp
đang trên đường phát triển và tạo danh tiếng trong thương trường.
Thương mại điện tử là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh về sản
phẩm của các doanh nghiệp và hoàn toàn được phục vụ trên mạng. Đây là
hình thức đơn giản nhất mà nó cho phép sản phẩm của các công ty được trưng
bày trên WebServer, để khách hàng có thể xem và tham khảo. chính yếu của
thương mại này là: Xây dựng một mô hình để phục vụ khách hàng. Một
Website nhằm hỗ trợ cho các loại công ty lớn, vừa và nhỏ. Bên cạnh đó mô

6


hình được xây dựng sẽ bao gồm các dữ liệu cùng chức năng cơ bản Web cho
kinh doanh và phục vụ khách hàng.

Đối với các công ty, nó hỗ trợ càng nhiều chức năng, các thông tin quản
lý khách hàng…
Đối với khách hàng, nó cho phép dễ dàng thao tác, thông tin được cung
cấp một cách có hiệu quả hỗ trợ cho việc mua sắm trước đây, giúp người
dùng mua sắm trực tuyến trên Internet một cách nhanh chóng, tiết kiệm.
Từ những thông tin được phân tích trên, báo cáo này được xây dựng
nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin đó. Mô hình cần xây dựng ở đây là mô
hình ba lớp. Mô hình này có nhiều lợi điểm sau:
Abstraction(Tính trừu tượng): Mỗi lớp dịnh vụ có thể được phát
triển, bảo trì và nâng cấp một cách độc lập nhau. Khi muốn thay đổi một lớp
dịch vụ nào thì không ảnh hưởng đến hai lớp kia. Đây là tính độc lập chương
trình.
Distribution(Tính phân tán): Mỗi lớp có tính độc lập, do đó dễ triển
khai trong môi trường phân tán nhiều Server
Reuse(Tính sử dụng lại): Do các thành phần hoạt động độc lập nên
việc nâng cấp sẽ dễ dàng hơn.

Ngoài ra việc xây dựng chương trình cho phép:
Dễ dàng sử dụng thao tác.
Thông tin cập nhật nhanh, hiệu quả.
Thông tin dữ liệu khách hàng được lưu trữ đồng nhất.
7


Khả năng xử lý Site theo nhiều thiết bị khác nhau.
Đây là một Website nhằm mục đích giới thiệu về thương mại điện tử và
công việc mua bán các linh kiện, thiết bị máy tính qua mạng phuc vụ cho
công ty Việt Nhật
2. Tìm hiểu mô hình đặt mua hàng qua mạng:
Qua việc phân tích hiện trạng chung của các hệ thống bán hàng trực

tuyến tại Việt Nam, khả năng thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng trở nên
rất khó thực hiện hóa. Mô hình đặt hàng sẽ triển khai theo hướng tạo tài
khoản cho các đại lý và đối tác chính. Các tài khoản này sẽ được tạo riêng cho
đại lý, dối tác và được quản lý riêng. Hệ thống sẽ thực hiện quản lý các đối
tượng này và cho phép đặt hàng, và gửi hàng đến tận nơi theo yêu cầu giỏ
hàng của đại lý, đối tác.
Khách hàng khác ghé thăm trang Web được đăng ký và sử dụng tài
khoản riêng, có thể đăng ký đặt hàng, xây dựng cấu hình riêng…đối tượng
này sẽ được quản lý riêng.


Tìm hiểu quá trình mua bán trên mạng

Qua tìm hiểu cách thức mua hàng qua mạng, em thấy quy trình đặt mua
hàng qua mạng như sau:
a. Khách hàng khi truy cập vào Website của một công ty máy tính(Website
giới thiệu và cho phép đặt hàng qua mạng), thực hiện chọn các mặt hàng từ
trang giới thiệu sản phẩm.
b.

Hệ thống thực hiện kiểm tra tài khoản khách hàng:


Nếu khách hàng đã đăng nhập tước đó thì cho phép phản hồi xác
nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn.
8





Nếu khách hàng chưa đăng nhập, sẽ chuyển qua trang đăng nhập
trước khi phản hồi xác nhận.



Nếu khách hàng chưa có tài khoản sẽ cho phép tạo tài khoản

mới.
c. Hệ thống thực hiện lưu lại các thông tin phiếu đặt hàng bao gồm các thông
tin khách hàng, cùng những yêu cầu về các mặt hàng được chọn.
d. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và bấm chọn nút “Đưa vào giỏ”, để

gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp.
e. Các đơn đặt hàng được chuyển cho bộ phận kinh doanh, để liên hệ trực
tiếp với khách hàng từ các thông tin trên cơ sở dữ liệu.
f. Doanh nghiệp giao hàng đến tận nơi cho khách hàng và thực hiện thanh
toán trực tiếp.
3. Phạm vi đề tài giải quyết
Đây là một chương trình xây dựng một hệ thống thông tin, để tin học
hóa các nghiệp vụ trong từng bộ phận của công ty. Với những phân hệ sẵn có
mà cải tiến, xây dựng thêm một số phân hệ khác. Các phân hệ này được bổ
sung thêm các chức năng và các tác vụ có liên quan.
Trong phần này, từng phân hệ được tổ chức lại, xây dựng một hệ thống
lưu trữ cơ sỏ dữ liệu phù hợp với nhu cầu, hỗ trợ các công việc mua bán qua
mạng, nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty.
Website thương mại điện tử được xây dựng với mục đích bán hàng, sẽ là
một Website lớn và tương đối phức tạp, đòi hỏi những kỹ thuật chuyên nghiệp

9



và những công nghệ mới. Vì vậy trong phạm vi đồ án, dự định em sẽ giải
quyết những vấn đè cơ bản nhất của Website như sau:
• Quảng bá và giới thiệu về công ty.
• Giới thiệu thông tin sản phẩm của công ty.
• Xây dựng chức năng giỏ hàng, đơn hàng.
• Giới thiệu các thông tin nổi bật: Sản phẩm mới, khuyến mãi…
• Các chức năng quản lý cập nhật của Admin.
4. Những kết quả mong đợi
• Hệ thống cho phép nhiều người dùng truy cập cùng một lúc trên mạng
Internet.
• Hệ thống cho phép tra cứu tất cả các thông tin về hàng hóa, tìm hiểu
về hệ thống, tra cứu những thông tin liên quan đến công ty trên mạng
nhằm giảm thiểu thời gian tìm kiếm.
• Hệ thống cho phép người dùng tuy cập thường xuyên. Đòi hỏi chương
trình tổ chức cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin sao cho tối ưu, hiệu
quả, tránh thiếu sót và kết quả sai.
• Hệ thống cho phép người quản trị thay đổi, cung cấp thông tin đến
người dùng
• Chương trình có khả năng dễ nâng cấp, dễ thay đổi trong tương lai.
II. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG Công ty TNHH Công nghệ LTV
1. Giới thiệu Công ty TNHH Công nghệ LTV:
Công ty TNHH Công nghệ LTV đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị
thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh máy tính. Với phương châm phục vụ
”Uy tín, chất lượng”, “Sự hài lòng của khách hàng là thành công của công ty”
đã thu hút khách hàng khắp trong nội ngoại thành Hà Nội.

10



Với phương thức phục vụ lắp đặt tận nhà, không tính chi phí vận chuyển,
cộng với sự phục vụ nhiệt tình, LTV sẽ còn chiếm được lòng tin, sự tín nhiệm
của khách hàng trong những năm tới đây.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử, LTV luôn
muốn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, thuận tiện nhất. Chính vì vậy
nhu cầu quảng cáo, giới thiệu công ty với khách hàng vẫn là một vấn đề rất
được công ty quan tâm. Xây dựng một Website vừa giới thiệu, vừa phục vụ
cho công việc kinh doanh của công ty đã được công ty triển khai.
Với chi phí marketing không cao, hiệu quả kinh tế có thể xác định rõ, thương
mại điện tử sẽ giúp cho LTV mài giũa các công cụ cạnh tranh như giá, quảng
cáo và các thông tin marketing khác ngày càng sắc bén và hiệu quả hơn.
2. Cơ cấu tổ chức trong công ty
Trong công ty máy tính, hệ thống tổ chức các bộ phận có sự hỗ trợ lẫn
nhau, bao gồm: Bộ phận bán hàng, bộ phận kế toán, bộ phận kho, bộ phận tài
chính, bộ phận kỹ thuật, người quản trị. Tất cả được điều hành bởi Ban điều
hành của công ty

Ban điều hành

Bộ
phận
kỹ
thuật

Bộ
phận
hành
chính

Bộ

Phận
Bán
hàng

Bộ
Phận
kho

Bộ
Phận
Kế
toán

Quản
Trị
Mạng

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống của công ty LTV

11


3. Mô tả hoạt động của từng bộ phận trong công ty
3.1 Ban điều hành
• Quản lý và phân phối hoạt động của công ty.
• Quản lý và điều hành hoạt động của nhân viên.
• Phân loại khách hàng.
• Quyết định giá chính thức cho từng mặt hàng. Tuy nhiên giá được chia
theo từng loại tùy vào loại khách hàng(khách hàng mua số lượng
nhiều, khách hàng thường xuyên…)

• Nhận báo cáo từ các bộ phận khác như: Kế toán, hành chính, bán
hàng…Từ đó có cách nhìn về tình hình công ty, thị hiếu khách hàng…
để có kế hoạch định hướng, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu thị hiếu
khách hàng và tiến triển cho công ty.
3.2 Bộ phận hành chính
• Ghi chép những chi phí về vận chuyển, chi phí trong việc lắp ráp, mua
hàng từ nhà cung cấp, chế độ tiền lương nhân viên…
• Ghi chép chi phí trong việc chi trả cho khách hàng được thưởng,
khuyến mãi, hậu mãi.
• Xem năng suất để có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân có
thành tích góp phần phát triển công ty hoặc kỉ luật đối với cá nhân
không hoàn thành nhiệm vụ hay có biểu hiện tiêu cực
• Bên cạnh đó phải theo dõi biến động giá cả và đây là loại biến động
theo thời gian. Từ đó đưa ra bảng giá thích hợp cho từng loại hàng.

3.3 Bộ phận bán hàng
3.3.1 Trực tiếp tại công ty hoặc các cửa hàng phân phối sản phẩm của
công ty:
12


Tại cửa hàng công việc bán hàng là lập đơn đặt hàng của khách. Cửa
hàng không có phương thức bán thiếu nhưng khách hàng phải đăng ký ở bộ
phận bán hàng các thông tin về mình để dễ liên lạc và quản lý như: Tên khách
hàng, địa chỉ liên lạc, số điện thoại…và mỗi khách hàng được quản lý bằng
mã số riêng, mã số đó khách hàng dùng để mau hàng hay đặt hàng. Mỗi
khách hàng thường có một nhân viên theo dõi, quản lý với mã số riêng của
từng nhân viên.
Cửa hàng có hai loại về khách hàng: Khách hàng tại cử hàng và khách
hàng trên mạng.

Linh kiện và các loại máy bộ được trưng bày tại cửa hàng, khách hàng có
thể chọn những loại linh kiện, thiết bị hay những máy bộ… bằng cách tự chọn
từ quầy hay thông qua tờ bảng giá. Mỗi loại hàng hóa được dán tem có in sẵn
giá bán, nhãn hiệu. Khi khách hàng mua hàng, bộ phận bán hàng sẽ trao đổi
thông tin cùng khách hàng, chịu trách nhiệm hướng dẫn, làm đơn đăng ký
mua hàng(trong trường hợp khách mua). Sau khi tiếp nhận yêu cầu trên, bộ
phận này sẽ làm hóa đơn và nhận tiền thanh toán.
Trong trường hợp nhiều công ty, trường học, các doanh nghiệp…có yêu
cầu đặt hàng, mua với số lượng lớn thì cửa hàng nhanh chóng làm phiếu đặt
hàng, phiếu thu có ghi thuế cho từng loại hàng và giao theo yêu cầu.

3.3.2Trên mạng
Đây là loại hình thức mới mà người mua hàng phải hoàn toàn tự thao tác
thông qua từng bước cụ thể để có thể mua được hàng.

13


Trên mạng, các loại sản phẩm linh kiện, thiết bị được sắp xếp, phân chia
thành nhiều phân khu và mỗi phân khu có nhiều loại khác nhau riêng biệt, để
giúp cho người dùng dễ sử dụng để tham khảo, giúp cho người quản trị dễ
thay thế, thêm bớt sản phẩm của họ.
Trong hoạt động này, người dùng chỉ cần chọn một loại linh kiện, thiết bị
nào đó sẽ hiện lên như: Tên hàng hóa, giá cả và những mô tả ngắn gọn về loại
hàng hóa đó và bên cạnh là trang liên kết để thêm hàng hóa vào trong giỏ điện
tử(Giỏ hàng)
Đây là giỏ hàng điện tử mà trong đó có chứa các thông tin về hàng hóa
lẫn số lượng khách mua và hoàn toàn được cập nhật trong giỏ.
Khi khách hàng muốn đặt hàng thì hệ thống hiển thị trang xác lập đơn đặt
hàng cùng thông tin về khách hàng và hàng hóa. Và cuối cùng là do khách

hàng tùy chọn đặt hàng hay không.
Các công việc cụ thể cho bộ phận bán hàng
• Theo dõi được hàng hóa trong kho
• Nhân viên bán hàng cần phải nhập những thông tin cần thiết của từng
mặt hàng vào với mã số riêng của họ.
• Nhập thông tin khách hàng với mã số riêng biệt.
• Theo dõi, tính toán tốc độ lắp ráp và xác định thời gian giao hàng.
• Nhân viên chịu trách nhiệm quản lý khách hàng mà mình phục vụ.
• Lập phiếu bảo hành cho hàng hóa.
3.4 Bộ phận kỹ thuật

14


Xem xét thông tin tính năng về linh kiện, thiết bị của các đơn vị, cá nhân,
hay các hãng nổi tiếng…và nắm rõ từng đặc tính cụ thể, những sai sót của
từng loại linh kiện, thiết bị.
Bảo trì, sửa chữa, lắp ráp theo yêu cầu đơn đặt hàng theo từng thứ tự ư
tiên. Trong trường hợp là có thay đổi cấu hình máy bộ, thì nhân viên có nhiệm
vụ đối chiếu với máy bộ trong kho dữ liệu và theo đơn đặt hàng mà thay đổi
theo.
Giao hàng đúng thời hạn, đúng thời gian yêu cầu.
Mỗi mặt hàng sửa chữa, lắp ráp đều có mã số riêng và có kèm mã nhân
viên kỹ thuật.
3.5 Bộ phận kho
Chức năng chính của bộ phận kho là nhập hàng, xuất hàng cho bộ phận
bán hàng, bộ phận kỹ thuật và theo dõi số lượng hàng tồn kho.
Nhân viên phải thường xuyên kiểm tra để biết được số lượng hàng hóa bị
hư hỏng, sắp hết hay quá hạn, khi đó phải đề xuất ban điều hành để có kế
hoạch xử lý

3.5.1Quản lý hàng hóa
• Nguồn hàng máy tính được lấy từ các công ty buôn bán máy tính
khác, những nhà cung cấp tư nhân, các dịch vụ trong nước hay ngoài
nước…Công ty còn có thể là đối tác cho những công ty khác.

15


• Các mặt hàng kinh doanh đều phải có một mã số riêng, để phân biệt
với hàng hóa khác. Các mặt hàng đều phải đầy đủ các thông tin như:
Tên hàng hóa, chi tiết hàng hóa, giá cả, thông tin nhà sản xuất…
• Các quy định về mã số của cửa hàng, thường thì được lưu trữ nội bộ
do bộ phận qaunr lý đặt. Thường thì cách lấy mã số theo dạng số thứ
tự 123…
3.5.2 Quá trình đặt hàng với nhà cung cấp
Hàng ngày nhân viên kho sẽ kiểm tra hàng hóa trong kho và đề xuất lên
ban điều hành cần xử lý về việc những mặt hàng cần nhập. Trong quá trình
đặt hàng thì ban điều hành sẽ có trách nhiệm xem xét các đề xuất về những
mặt hàng yêu cầu và quyết định loại hàng, số lượng hàng cần đặt và phương
thức đặt hàng với nhà cung cấp.
3.5.3 Quá trình nhập hàng vào kho
Quá trình nhập hàng theo nhiều cách khác nhau:
• Mua từ bên ngoài(Công ty khác, tư doanh, đại lý…).
• Do bị trả lại từ quầy bán hàng.
• Do khách hàng trả lại.
• Do đơn hàng không hợp lệ.
• Sau khi nhận yêu cầu đặt hàng qua điện thoại, fax hay qua mạng từ
công ty, nhà cung cấp sẽ giao hàng cho công ty có kèm theo hóa đơn
hay bảng kê chi tiết các loại mặt hàng của từng loại. Thủ kho sẽ kiểm
tra lô hàng của từng nhà cung cấp và trong trường hợp hàng hóa giao

không đúng yêu cầu đặt hàng hay kém chất lượng về hệ thống máy…
thì thủ kho sẽ trả lại nhà cung cấp, và yêu cầu giao lại những mặt hàng

16


bị trả đó. Trong khi làm việc cho những trường hợp xảy ra này thì thủ
kho phải ghi lại những hàng hóa nhập thực.
• Kế tiếp, thủ kho sẽ kiểm tra chứng từ giao hàng(hóa đơn trực tiếp
không khấu trừ VAT, hóa đơn có khấu trừ VAT, bảng kê hàng hóa,
giá cả) để gán giá trị thành tiền cho từng loại sản phẩm. Những loại
hàng hóa này sẽ được cung cấp một mã số và được cập nhật ngay vào
giá bán.
• Trong quá trình nhập chứng từ giao hàng vào máy tính để làm phiếu
nhập, trong trường hợp là mặt hàng cũ thì sẽ đưa vào danh sách có mã
này trước đó trong từng loại hàng hóa. Còn những hàng hóa mới sẽ
gán một mã số mới và trong từng loại hàng hóa mới.
• Sau khi nhập xong chứng từ giao hàng, nhân viên nhập kho sẽ in một
phiếu nhập để lưu trữ trong hồ sơ.
3.5.4 Quá trình xuất hàng
Quá trình xuất hàng có nhiều hình thức sau:
• Xuất hàng nội bộ để bán trên mạng, trong quầy, lắp ráp.
• Xuất hàng theo lô, bộ khi có yêu cầu của đơn đặt hàng.
• Trả lại cho nhà cung cấp cho trường hợp hàng không đạt yêu cầu,
kém chất lượng, bán chậm…kèm theo các giáy tờ có liên quan.
• Xuất hàng để thanh lý vì quá hạn hay hư hỏng nặng.
Nhập từmãi
nhà cung
cấp thình thị trường, tình hình
• Đưa ra các hình thức khuyến

do tình

công ty và áp dụng cho từng loại cụ thể trên mạng hay quảng cáo

Đơn hàng không hợp lệ

thông qua các báo bieur, banner…

hàng trả lại
3.5.5Do
Sơkhách
đồ thể
hiện quá trình nhập
hàng
Khoxuất
hàng hóa

Xuất theo yêu cầu đơn
đặt hàng
Xuất lắp ráp
Nhập từ bên ngoài

Xuất thanh lý
Trả lại do không đạt yêu cầu
Hình 1.2: Quá trình nhập hàng của công ty LTV

17


3.6 Bộ phận kế toán

• Công việc của bộ phận này là thực hiện các nghiệp vụ thống kê các hóa
đơn bán hàng, các phiếu nhập kho, các đơn đặt hàng và doanh số thu
chi của cửa hàng vào mỗi cuối kỳ.
• Báo cáo giá trị thành tiền của toàn bộ hàng hóa, báo cáo số tiền mỗi
nhân viên bán được.
• Thống kê hàng hóa: Nhân viên kế toán phải kiểm tra quá trình nhập,
xuất hàng. Đa phần các chứng từ là phiếu nhập, phiếu xuất, đơn đặt
hàng…thống kê các loại hàng hóa bán chạy nhất hay chậm nhất.
• Thống kê năng xuất của nhân viên trong từng công việc và hiệu quả lắp
ráp.
3.7 Quản trị mạng
Công việc của bộ phận này là thực hiện các nghiệp vụ quản trị mạng, quản
lý về nhân viên, củng cố mạng và đảm bảo cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật
mới nhất, chính xác nhất…”Refresh”

18


Chương 2 GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Website và thương mại điện tử
1.1 Website là gì?
Website là một “Showroom” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới
thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế
giới truy cập bất kỳ lúc nào. Ví dụ cụ thể: Bạn hãy vào xem trang:
www.bbc.co.uk – đó là một website trong hàng chục triệu website khác trên
Internet.
Đặc điểm tiện lợi của website là thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi,
khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào có kết nốt
Internet, tiết kiệm chi phí in ấm, gửi bưu thiếp, fax, thông tin không giới hạn

(muốn đăng bao nhiêu tùy ý, không giới hạn trang in, hình ảnh…) và không
giới hạn phạm vi khu vực sử dụng (ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng có thể truy
cập). Website chính là một tập hợp 1 hay nhiều trang web. Cho nên, nếu nói
“Doanh nghiệp của tôi muốn xây dựng trang web” là không chính xác về mặt
từ ngữ, mà phải nói là “Doanh nghiệp của tôi muốn xây dựng một website”.
Với một website, doanh nghiệp có thể khai thác được các lợi ích sau:
• Mở rộng thị trường.
• Thông tin quảng cáo.
• Tiết kiệm chi phí.
• Lợi thế cạnh tranh.
• Chức năng marketing phục vụ khách hàng.

19


1.2 Thương mại điện tử
1.2.1 Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử ( E- Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh
bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin kinh doanh trông qua
các phương tiện công nghệ điện tử:
• Là tiếp thị sản phẩm trên mạng
• Là bán hàng trên mạng
• Là kinh doanh trên Internet
Đúng vậy, hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện
tử. Nhiều người hiểu thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet.
Một số ý kiến khác lại cho rằng thương mại điện tử là làm thương mại bằng
điện tử. Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa
nói lên được phạm vi rộng lớn của thương mại điện tử.
Theo khái niệm này, thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên
mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng

các phương pháp điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động
trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo, và
kể cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao
gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy fax,
truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet). Thương mại điện tử
cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương
tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn
bản, tin tức mà nó bao hồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video.
1.2.2 Các phương tiện trong thương mại điện tử
20


• Điện thoại
• Máy fax
• Truyền hình
• Hệ thống thanh toán điện tử
• Intranet / Extranet
• Mạng toàn cầu Internet / World Wide Web
1.2.3 Thương mại điện tử và tầm quan trọng của nó
Ngày nay thương mại điện tử đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
trên thế giới, và đã xuất hiện nhiều trung tâm thương mại và thị trường chứng
khoán lớn trên thế giới.
Hiện nay nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc
biệt là sự phát triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao
tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ
Internet. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp trên thế giới nên thông
tin có thể giới thiệu từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho thương mại điện tử thông qua Internet. Và
thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới. Nó đã trở
thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hóa của các

nhà cung cấp. Đối với khách hàng, có thể lựa chọn, so sánh hàng hóa phù hợp
cả về loại hàng hóa, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho
khách hàng.
2. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
2.1 Thư tín điện tử
Là phương pháp trao đổi thông tin qua mạng và dùng thông tin phi cấu
trúc để truyền nhận thông tin.
21


2.2 Thanh toán điện tử
Là hình thức thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc
giao tận tay hàng bằng tiền mặt. Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực
tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng…
2.3Trao đổi thông tin
Là hình thức trao đổi dữ liệu dưới dạng cấu trúc từ máy tính này đến
máy tính khác, giữa các công ty với tổ chức đã thỏa thuận mua bán với nhau
một cách tự động. Dịch vụ này chỉ phục vụ chủ yếu phân phối hàng (Gởi đơn
hàng, các xác nhận, các tài liệu gởi hàng, hóa đơn…)
2.4 Thông tin điện tử
Là phương tiện truy cập thông tin điện tử bằng các hình ảnh, tin tức, về
các lĩnh vực: Thể thao, sách báo, phim, truyện, ca nhạc…Hiện nay nó không
còn giới hạn trong lĩnh vực nào và phát triển ngày càng rộng rãi hơn.
2.5 Mua bán trên mạng
Đây là hình thức mua bán xảy ra hoàn toàn tại cửa hàng ảo mà người
bán muốn trưng bày sản phẩm của họ bằng các hình ảnh thực tế, sinh động
trên một Website. Người mua có quyền lựa chọn sản phẩm, đặt mua và thanh
toán bằng hình thức điện tử. Sau đó họ sẽ có được những mặt hàng này tại
nhà. Hình thức này tận dụng nhiều ưu điểm như giảm việc chi phí thuê nhân
viên, thuế…

Có thể nói một điều thuận tiện nhất mà các nhà mua bán đã vận dụng
được là tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, để trang trí

22


Web sao cho thật hấp dẫn và thuận tiện trong việc trưng bày sản phẩm dưới
các hình thức khác nhau.
3 Lợi ích của việc sử dụng thương mại điện tử
Có thể hiểu được rằng bằng cách sử dụng phương tiện này sẽ giúp ích
cho người sử dụng môi trường mạng trong việc tìm kiếm đối tác, nắm bắt
được thông tin trên thị trường, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch… nhằm mở
rộng qui mô sản xuất hoạt động kinh doanh trong thương trường.
3.1 Có cơ hội đạt lợi nhuận
• Nắm bắt được nhiều thông tin phong phú, giúp cho các doanh nghiệp
nhờ đó mà có thể đề ra các chiến lược sản xuất và kinh doanh thích
hợp với xu thế phát triển trong và ngoài nước.
• Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội mở rộng đối tác
trên thị trường, nắm tình hình thị trường,… mà nhờ đó sẽ biết đến tên
tuổi công ty.
• Hiện nay thương mại điện tử đang được nhiều người quan tâm và thu
hút rất nhiều thương gia, doanh nghiệp trên thế giới, vì đó là một
trong những động lực phát triển doanh nghiệp và cho cả nước.
3.2 Giảm thiểu các hoạt động kinh doanh
• Giảm chi phí sản xuất, chi phí văn phòng, chi phí thuê mặt bằng…
Bên cạnh đó không cần tốn nhiều nhân viên để quản lý và mua bán
giao dịch.

23



• Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị mà chỉ
thông qua môi trường một nhân viên vẫn có thể giao dịch với nhiều
đối tác, khách hàng… đồng thời còn trưng bày, giới thiệu catalogue
đủ loại hàng hóa, xuất xứ của từng loại sản phẩm… Do đó giảm được
chi phí in ấn cho các catalogue và giao dịch mua bán.
• Điều quan trọng nhất là giảm được thời gian trao đổi đáng kể cho
khách hàng và doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian ngắn mà doanh
nghiệp có thể nắm bắt được thị hiếu khách hàng và thị trường thay
đổi mà nhanh chóng kịp thời củng cố và đáp ứng cho nhu cầu đó.

3.3 Chiến lược kinh doanh
Qua thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể củng cố quan hệ
hợp tác, thiết lập các quan hệ tốt hơn với bạn hàng, người dùng. Đồng thời
ngày càng có điều kiện nâng cao uy tín trên thị trường.
• Thương mại điện tử qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh
nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch
• Tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành phần tham gia vào quá trình thương mại
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa
4 Các yêu cầu trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử không đơn thuần là phương tiện để thực hiện công
việc mua bán trên mạng mà còn bao gồm các yêu cầu phức tạp đan xen nhau

24


có liên quan đến các vấn đề khác như: Văn bằng pháp lý, luật quốc gia, tập
quán xã hội…
4.1 Cơ sở hạ tầng

Trong việc phát triển thương mại dựa trên hệ thống thông tin thì trước
hết phải có một kỹ thuật máy tính điện tử hiện đại, server, phần mềm hỗ trợ
vững chắc những trang thiết bị tương đối hoàn thiện và đảm bảo thông tin bảo
mật chống virus và cách phòng chống những nguy cơ bị xâm nhập ảnh hưởng
quốc gia… phù hợp với từng doanh nghiệp và theo đúng chuẩn mực do doanh
nghiệp đề ra.
4.2 Nhân lực
Để có thể theo kịp và nắm bắt thông tin kịp thời trong thời đại thông tin
thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ tin học, kỹ thuật
điện tử, khả năng tiếp cận nhanh chóng các phần mềm mới. Bên cạnh đó
ngoài khả năng giao tiếp ngôn ngữ trong nước, nhân viên còn phải trang bị
vốn tiếng Anh(ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu) để có thể tiến xa hơn. Đây là cách
cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống và giáo dục ngày nay.
4.3 Tạo mối quan hệ bằng sự tin cậy
Tin cậy là trọng tâm của bất kỳ giao tiếp thương mại nào, không những
thể hiện giữa các phòng ban, thực hiện đúng luật pháp của các doanh nghiệp
mà còn với khách hàng bằng sự tin tưởng về vấn đề sản phẩm hay phàn nàn,
khiếu nại. Đó là yếu tố tất yếu của nhà doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu
dài.
4.4 Bảo mật và an toàn

25


×