Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

11 v 10 tailieuontap chikhianhhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.36 KB, 10 trang )

ÔN THI HỌC KÌ 2 BÀI “CHÍ KHÍ ANH HÙNG”
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Nguyễn Du
Nguyễn Du là một nhà lớn của nền văn học Việt Nam
Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học và làm quan
Vốn là người học giỏi nên lớn lên Nguyễn Du đã đỗ thái học sinh và ra
làm quan
Thanh niên ông được chuyển sang đi sứ Trung Quốc
Về già bệnh tật phải ăn nhờ ở đậu nhà người thân
Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có Truyện Kiều
2. Đoạn trích “Chí khí anh hùng”
Nội dung đoạn trích

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu



Chầy chăng là một năm sau vội gì.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Vị trí đoạn trích trong Truyện Kiều:
Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai, cuộc đời đang bế tắc thì may sao anh
hùng Từ Hải xuất hiện, đã coi Kiều như một tri kỉ và cứu nàng ra khỏi lầu xanh.
Hai người đều thuộc hạng người bị xã hội đương thời coi thường (một gái
giang hồ và một là giặc) đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một tình cảm
gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo và nhạy
cảm của Kiều. Kiều nhận ra Từ là anh hùng hiếm có trong thiên hạ, là người
duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù yêu quý, trân trọng Từ Hải, Kiều
cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra
đi lập sự nghiệp anh hùng.
Đoạn trích khắc họa hình tượng Từ Hải ở thời khắc chia tay Thúy Kiều để lập
công danh sự nghiệp. Đây là đoạn thơ từ câu 2213 đến 2230 trong Truyện
Kiều.
Ý nghĩa nhan đề:
Chí thể hiện ý chí con người hướng đến những việc làm lớn lao, khí là nghị
lực để đạt tới mục đích.
Chí khí anh hùng là lí tưởng, nghị lực, và mục đích cao cả của người anh hùng.
Bố cục: có thể chia đoạn trích thành 3 phần
Phần 1: 4 câu thơ đầu: cuộc chia tay giữa chàng Từ Hải và Thúy Kiều sau
những năm tháng chung sống
Phần 2: 10 câu thơ tiếp: cuộc nói chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải
Phần 3: còn lại: ý chí và tính cách của Từ Hải
II. MỘT SỐ ĐỀ VĂN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Đề 1: Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Từ Hải thể hiện trong đoạn trích “Chí
khí anh hùng” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)



Gợi ý:
1. Mở bài:
Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn đoạn thơ.
2. Thân bài
Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Kiều luôn sống trong
tâm trạng đau khổ, giày vò. Giữa lúc ấy, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh
giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh đầy nhơ nhớp ấy. Nhưng tình yêu giữa Thúy
Kiều và Từ Hải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp
lớn lao ở con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở
được “nửa năm” thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây
dựng sự nghiệp của mình:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Mặc dù tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng với chí lớn và khát khao
công danh nghiệp lớn Từ Hải thoắt đã “động lòng bốn phương”. “Lòng bốn
phương” ở đây là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện lập công danh,
sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh “trời bể mênh mang” cũng mang ý nghĩa tương
tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi thường
cho Từ Hải. Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì cũng không đủ sức để ngăn
cản được bước chân của chàng. Trong cả một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ
dành duy nhất một từ “trượng phu” cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí
lớn ở chàng. Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” diễn tả một
phong thái ung dung của người “trượng phu” trên con đường gây dựng sự nghiệp
ấy.
Tính cách nhân vật Từ Hải được bộc lộ qua lời nói với Kiều:
Từ Hải là người có chí khí phi thường:
Khi chia tay, Kiều nói:
Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng

Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi"


Từ Hải đã đáp lại rằng:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
Tâm: tim, phúc: bụng (ruột) là những bộ phận quan trọng trong cơ thể con
người. “Tương tri” là hiểu biết một cách thấu đáo và sâu sắc. Từ muốn nhấn
mạnh sự gắn bó của Từ và Kiều như tri âm, tri kỉ.
Câu hỏi tu từ: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”. “Nữ nhi thường tình”
là người hay lo nghĩ, hay ghen tuông, bịn rịn cảnh chia li. Từ ngụ ý với Kiều,
bản thân Từ là bậc anh hùng thì người phụ nữ của Từ cũng phải thoát khỏi sự
bình thường, không như những nữ nhi khác. Từ mong Kiều sẽ thông cảm,
thấu hiểu và ủng hộ mình lập công danh. Chúng ta thấy được sự thông minh
trong cách lập luận của Từ. Câu nói của Từ không nhằm trách móc mà là
khích lệ và động viên!
Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp rồi đón Kiều về nhà chồng trong
vinh dự, vẻ vang:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
“Rước nàng nghi gia” là Từ sẽ cưới Kiều làm vợ. Tuy nhiên, không phải là thời
điểm ngay bây giờ mà phải có những điều kiện: “mười vạn tinh binh” và “tiếng
chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”. Đó là khi công danh sự nghiệp của
chàng đã vững vàng. Khi đó, Từ sẽ là thủ lĩnh của một đội quân tinh nhuệ và
hùng mạnh, đi đến đâu thì làm nên thanh thế đến đó: “tiếng chiêng dậy đất,
bóng tinh rợp đường” - biện pháp tu từ thậm xưng.
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách
yếu đuối như khi Kiều chia tay Thúc Sinh. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải

là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng
đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của Thúy Kiều.
Chúng ta học được ở Từ Hải ý chí, nghị lực và mục tiêu rõ ràng. Chỉ khi thành
danh, chỉ khi có sự nghiệp vẻ vang thì mới lập gia đình.


Lời hứa của Từ không chỉ thể hiện chàng có nghị lực, hoài bão mà con
là một người đàn ông trách nhiệm:
Từ yêu Kiều không phải là tình yêu hời hợt mà Từ thật sự muốn mang cho
Kiều một mái ấm gia đình, một danh phận rõ ràng chứ không phải là vui chơi
ong bướm đầy bản năng. Ta từng chứng kiến Đạm Tiên – một nữ nhân vật
xuất hiện trong Truyện Kiều với hình ảnh một cô gái thanh lâu tài sắc nhưng
phải chịu cảnh:
Sống làm vợ khắp người ta
Đến khi thác xuống làm ma không chồng
Lời hứa còn thể hiện được hoài bão, chí khí của người anh hùng, làm động
lực để Từ phấn đấu: chỉ rước nàng nghi gia khi công thành danh toại. Mặt
khác, với Thúy Kiều, lời hứa còn tạo cho nàng một niềm tin vững chắc để sắt
son đợi chờ ngày Từ trở về. Từ cho Kiều thấy được nàng được trân trọng,
được yêu thương, điều đó sẽ giúp Kiều vượt qua những tháng ngày cô đơn lẻ
bóng, vượt qua khoảng cách về không gian, thời gian.
Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống:
Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt
đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong
khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.


Thái độ và ước mơ của Nguyễn Du qua Từ Hải
 Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ
Hải đã đòi phạt tác giả 300 roi. Tại sao lại vậy? Vì theo giai cấp phong kiến,

Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ (Ví dụ: Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ). Trong “Kim
Vân Kiều truyện”, Từ Hải cũng được miêu tả là một tên có nét tướng cướp.
Nhưng khi bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy
được miêu tả như một anh hùng. Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh đẹp
nhất để miêu tả Từ. Từ Hải là bóng dáng của những người anh hùng nông
dân khởi nghĩa với bao phen thay đổi sơn hà.
 Thái độ của tác giả với Từ Hải: yêu quý, cảm phục. Nguyễn Du đã dồn nén
giấc mơ về tự do và công lí của mình trong con người Từ Hải
 Quan điểm về người anh hùng của tác giả: người anh hùng phải làm được
những việc lớn lao, dám nghĩ dám làm, có dáng vẻ phóng khoáng, dứt khoát,
oai nghiêm.


Đặc điểm về nghệ thuật
 Từ Hải được miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng: “trượng phu”, “mặt phi
thường. Bên cạnh đó là những hình ảnh ước lệ mang tính vũ trụ: “động lòng
bốn phương”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”, “Gió mây bằng đã
đến kì dặm khơi”. Những từ ngữ, hình ảnh này nhằm nhấn mạnh chân dung
tiêu biểu của một vị anh hùng đồng thời thể hiện cái nhìn trân trọng của
Nguyễn Du với Từ Hải.
 Tác giả chủ yếu miêu tả những hành động và lời nói của Từ Hải, ít đi sâu
vào nội tâm.
Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc
của Từ Hải.
3. Kết bài
Cảm nhận chung về giá trị của đoạn thơ, thành công của tác giả Nguyễn Du
trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải
Tóm lược những nét tính cách đáng quý, đáng học hỏi của Từ.
Mở rộng vấn đề, suy nghĩ của bản thân về từ Hải, về người anh hùng hay
những gì đã học được từ nhân vật này.

Đề 2: Chỉ ra tính chất riêng biệt của cuộc tiễn biệt giữa Từ Hải và Thuý Kiều
so với hai cuộc chia tay trước đó với Kim Trọng và với Thúc Sinh
Gợi ý:
Tác giả dựng lên hình ảnh Từ Hải "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong"
rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không?
Không, vì hai chữ "thẳng rong" có người giải thích là "vội lời", chứ lên đường đi
thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải trên yên ngựa rồi nói
những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác
hẳn hai lần trước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim
Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người
đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh là để
chàng về quê xin phép Hoạn thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất
mong manh vì cả hai đều biết Hoạn Thư chẳng phải tay vừa, do đó gặp lại được


như hiện tại là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng
thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.
Đề 3: Chứng minh rằng đoạn trích “Chí khí anh hùng” thể hiện nổi bật
khuynh hướng lí tưởng hoá khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải.
Gợi ý:
Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi
ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với
khuynh hướng này.
Về từ ngữ:
 Tác giả dùng từ “trượng phu”, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ
dùng cho nhân vật Từ Hải. “Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí
lớn.
 Thứ hai là từ "thoắt" trong cặp câu:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ
chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì
khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng
của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ
nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà
Thuý Kiều dành cho mình.
 Cụm từ "động lòng bốn phương" theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn
phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm,
một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh).


 Hai chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong
cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.
Về hình ảnh
 Hình ảnh: "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là một hình ảnh so sánh thật
đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cỡi gió bay
cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được
tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành "diễn tả một cách
khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt". Nói thế, không
có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn
chí khí của nhân vật.
 Hình ảnh "Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong" cho thấy chàng
lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường
của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến.
Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại:
 Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện
đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng
phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm
vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải
nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê

Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người
anh hùng.


 Từ nói ngày về sẽ có mười vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó
càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm.

Trường học Trực tuyến Sài Gòn (iss.edu.vn) có hơn 800 bài giảng trực tuyến
thể hiện đầy đủ nội dung chương trình THPT do Bộ Giáo dục - Đào tạo qui
định cho 8 môn học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Sử - Địa -Tiếng Anh của
ba lớp 10 - 11 - 12.
Các bài giảng chuẩn kiến thức được trình bày sinh động sẽ là những lĩnh vực
kiến thức mới mẻ và đầy màu sắc cuốn hút sự tìm tòi, khám phá của học sinh.
Bên cạnh đó, mức học phí thấp: 50.000VND/1 môn/học kì, dễ dàng truy cập
sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các em đến với bài giảng của Trường.

Trường học Trực tuyến Sài Gòn - "Học dễ hơn, hiểu bài hơn"!



×