Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) và hướng ứng dụng trong viết báo và tổ chức của một số ấn phẩm báo chí dành cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.22 KB, 20 trang )

Lời Mở Đầu
Báo chí nói riêng và tất cả các ngành nói chung, đều có một mục
đích đó là hướng tới phục vụ lợi ích của con người. Hơn nữa khi muốn đưa
ra một sản phẩm, hay một thương hiệu mới thì điều đầu tiên mà các nhà sản
xuất, và nhà phân phối cần chú ý tới đó là: Nghiên cứu đối tượng mình
phục vụ, và đối tượng tác động có ảnh hưởng. Do đó việc tiếp cận ở góc độ
con người luôn được chú ý.
Nghiên cứu con người và tâm lý con người là một trong những vấn
đề đã được hình thành từ rất lâu, đặc biệt đối với báo chí. Báo chí nghiên
cứu tâm lý để, có hướng tiếp cận công chúng, hay nhóm độc giả của mính
là điều vô cùng quan trọng và hết sức quan tâm. Bất cứ, một tòa soạn nào
cũng đều đặt mục đích hướng đến công chúng, độc giả của mình, vì chỉ có
điều đó thì tòa soạn mới có thể tồn tại được.
Một sản phảm báo chí nói riêng và các tác phẩm báo chí nói chung
được viết ra đều nhằm mục đích là thông tin cho người đọc, những tin ấy là
những tin tức nóng, mang tính thời sự. Và điều này, cũng chính là điều mà
độc giả mong được đón nhận. Chính vì thế mà việc nghiên cứu tâm lý công
chúng độc giả là quan trọng, và cần thiết để có hướng điều chỉnh sản phẩm
báo chí của mỗi tòa soạn.
Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh Trung
Học Phổ Thông (THPT) và hướng ứng dụng trong viết báo và tổ chức
của một số ấn phẩm báo chí dành cho học sinh.

1


A: NGHIÊN CỨU TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG (THPT)
I. Vài nét về tâm lý học lứa tuổi
Tâm lý học lứa tuổi, là một chuyên ngành của tâm lý học. Tâm lý
học lứa tuổi nghiên cứu quy luật và động lực phát triển tâm lý của con


người theo các lứa tuổi khác nhau và xem xét quá trình con người trở thành
nhân cách như thế nào.
Nghiên cứu quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý ở
các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong cùng
một lứa tuổi. Nghiên cứu các dạng hoạt động (vui chơi, học tập, lao
động…) khác nhau và vai trò của chúng với sự phát triển tâm lý của cá nhân.
Qua đó nêu lên nguyên nhân động lực của sự phát triển tâm lý cùng
với những đặc trưng tâm lý qua các giai đoạn phát triển của từng lứa tuổi.
Ngoài ra, tâm lý học lứa tuổi chia thành những chuyên ngành hẹp để
nghiên cứu sâu về từng lứa tuổi.
II. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT
Lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và
kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 – 25
tuổi, được chia làm hai thời kỳ:
+ Thời kỳ từ 15 – 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kỳ từ 18 – 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh
niên sinh viên)
Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu.
1. Yếu tố ảnh hướng tới sự phát triển của học sinh THPT
a. Đặc điểm về sự phát triển thể chất
Tuổi học sinh THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ
thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài
hòa, cân đối. Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh THPT vẫn còn tính dễ bị kích
thích và sự biểu hiện giống như lứa tuổi thiếu niên.
2


Tuy nhiên tính dễ bị kích thích ở tuổi thanh niên không phải chỉ do
nguyên nhân sinh lý như lứa tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá
nhân ở độ tuổi này như (hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao

động, vui chơi…)
Nhìn chung, lứa tuổi THPT có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn
tuổi thiếu niên. Sự phát triển của thể chất lứa tuổi này, sẽ có ảnh hưởng
nhất định đến tâm lý và nhân cách cũng như ảnh hưởng tới những lựa chọn
trong cuộc sống.
b. Điều kiện sống và hoạt động
+ Vị trí trong gia đình
Trong gia đình, lứa tuổi THPT đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm
như người lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đổi với con cái ở lứa tuổi này về một
số vấn đề quan trọng trong gia đình. Học sinh lứa tuổi này bắt đầu quan
tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt và điều kiện kinh tế của gia đình. Đây
là lứa tuổi vừa học tập vừa lao động.
+ Vị trí trong nhà trường
Ở nhà trường, học tập vẫn là chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì
cao hơn lứa tuổi thiếu niên. Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập
hơn. Trong giai đoạn này, nhà trường có vị trí quan trọng, đây là nơi không
chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh
quan cho mỗi học sinh.
+ Vị trí ngoài xã hội
Hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang tính chất nội bộ của
nhà trường. Đối với lứa tuổi THPT lại khác, hoạt động lúc này đã vượt ra
khỏi phạm vi của nhà trường, ảnh hưởng của xã hội tới nhóm này rất
mạnh. Ở lứa tuổi này đã có suy nghĩ về việc lựa chọn nghề và cách
sống trong tương lai.
Khi tham gia vào các hoạt động xã hội học sinh THPT được tiếp xúc
với nhiều tầng lớp khác nhau giúp các em có cơ hội hòa nhập vào cuộc
3


sống đa dạng và phức tạp, giúp tích lũy kinh nghiệm, vốn sống cho cuộc

sống tự lập sau này.
2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT
a. Đặc điểm hoạt động học tập
Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của học sinh THPT. Với những
yêu cầu cao hơn về tính tích cực và độc lập trí tuệ. Muốn lĩnh hội được sâu
sắc môn học phải có trình độ tư duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và độc
lập ở lứa tuổi này.
Thái độ đối với việc học tập cũng có sự thay đổi. Thái độ tự ý thức
về việc học tập cho tương lai được nâng cao. Học sinh THPT bắt đầu đánh
giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm của tương lai của mình. Có thái độ
lựa chọn đối với từng môn học và đôi khi chỉ chăm chỉ học những môn
được cho là quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai.
Ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập đã trở nên xác
định và thể hiện rõ ràng hơn, học sinh thường có hứng thú ổn định đối với
một môn khoa học hay lĩnh vực nào đó. Điều này kích thích nguyện vọng
muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong linh vực tương ứng.
b. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ.
Do cơ thể được hoàn thiện nên tạo điều kiện cho phát triển trí tuệ. Cảm
giác và tri giác lứa tuổi này đã đạt mức độ của người lớn. Điều này làm cho năng
lực cảm thụ được nâng cao
Trí nhớ cũng phát triển rõ rệt, học sinh đã biết sử dụng nhiều phương pháp
ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc). Sự chú ý của học
sinh THPT cũng phát triển. Ví dụ học sinh có thể tập trung chú ý vào tài liệu mà
mình không hứng thú nhưng hiểu được ý nghĩa quan trọng của nó.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này
học sinh đã có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và
sáng tạo. Những năng lực như phân tích, so sánh, tổng hợp cũng phát triển.
4



Tóm lại, hoạt động nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT đã phát
triên ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và
sâu sắc. Khả năng tư duy và nhận thức cũng sẽ dần được hoàn thiện trong
quá trình học tập và rèn luyện cá nhân.
3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT
a. Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
tâm lý của lứa tuổi này.
Sự tự ý thức của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu
và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo
đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học
sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và
năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình.
Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà
cong nhận thức vị trí của mình trong tương lai. Xuất hiện khuynh hướng
phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT
có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc
đáo, tìm cách đề người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó
nổi bật.
b. Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì
họ đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới. Việc hình thành thế
giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh được học ở trường về
nhưng thói quen đạo đức, thấy được cái đẹp, cái tốt, xấu…dần dần ý thức
và qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vì xác định theo một
hệ thống hoàn chỉnh.
Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết
xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.

5


c. Xu hướng nghề nghiệp
Trong sự lựa chọn kế hoạch sống tương lai của học sinh THPT, chọn
nghề là một quyết định mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Theo C.Mark:
“Chọn nghề là ngày sinh nhật thứ hai của cuộc đời”. Chọn nghề không phù
hợp là tự đặt mình vào một tương lai không vững chắc.
Tuy nhiên, với phần lớn học sinh, việc chọn nghề phù hợp để lập
nghiệp sau này không phải dễ dàng, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
năng lực, hứng thú, tính cách, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, nhu cầu xã hội…
Nói cách khác, sự hình thành xu hướng nghề nghiệp và động cơ chọn
nghề hầu như bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh
hưởng như hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn,
thuận lợi sẽ gặp.
Tóm lại xu hướng chọn nghề của học sinh THPT là đã xuất hiện nhu
cầu lựa chọn vị trí xã hội cho bản thân trong tương lai và các phương thức
đạt tới vị trí xã hội ấy. Họ đã nhận thức được rằng cuộc sống trong tương
lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng
đắn không.
d. Hoạt động giao tiếp
+ Giao tiếp với người lớn
Quan hệ với bạn bè và cha mẹ: Tình bạn là cảm tình quan trọng nhất
ở lứa tuổi THPT, ở tuổi các em giao tiếp với người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi
chiếm vị trí nhỏ. Điều này là do thanh niên khát khao có nhưng quan hệ
bình đẳng trong cuộc sống. Giai đoạn này họ đã có nhu cầu sống tự lập: tự
lập về hành vi, tình cảm và đạo đức, giá trị. Mối quan hệ với cha mẹ trong
giai đoạn này, trở nên phức tạp nhưng cũng dần bình đẳng hơn.
+ Giao tiếp trong nhóm bạn

Ở tuổi này, quan hệ với bạn bè được mở rộng và chiếm vị trí quan
trọng. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phát triển mạnh mẽ. Tình
6


bạn trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, học sinh giai đoạn này
có khát vọng tự khám phá bản thân mình nhưng vì chưa có khả năng hiện
thực hóa biểu tượng bản thân mình nên thanh niên muốn kiểm tra mình
bằng cách so so sánh với người khác. Chính tình bạn thân thiết giúp họ đối
chiếu được những trải nghiệm, ước mơ…
+ Giao tiếp với bạn khác giới
Ở tuổi học sinh THPT đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt - tình
yêu nam nữ. Đây là trạng thái hoàn toàn mới, trong đời sống tình cảm của
lứa tuổi này. Tuy nhiên tình cảm này chỉ mới dùng ở mức yêu đương bạn
bè, do lứa tuổi này ít bộc lộ tình cảm của mình. Nhìn chung, đây là một vấn
đề phức tạp nó đòi hỏi sự nghiên cứu từ nhiều phía.
+ Đời sống tình cảm của học sinh THPT
Đời sống tính cảm của lứa tuổi này rất đa dạng phong phú, mang tính
sâu sắc. Nó gắn liền với thế giới quan, lý tưởng, nghề nghiệp…Thời kỳ
này, các nhà tâm lý đã phân chia các loại người theo đặc điểm cảm xúc của
họ như: loại người đa cảm, loại người lạnh lùng, loại người dề gần… chúng
dần được hình thành bởi nhiều yếu tố bản thân và xã hội.
4. Những đặc điểm tâm lý chủ yếu của học sinh THPT
+ Ở một số học sinh THPT tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu
yếu, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Một số có thái độ coi
thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi
theo bạn bè..
+ Học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái
mới lạ. chuộng cái đẹp hình thức bên ngoài, có mới nới cũ…
+ Lứa tuổi này rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu

đời nhưng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại
+ Đây là lứa tuổi đang phát triển về tài năng tiếp thu cái mới nhanh,
thông minh sáng tạo những cũng rất dễ sinh ra chủ quan nông nổi, kiêu

7


ngọa, ít chịu học hỏi đến nới đến chốn. Thích hướng về tương lai, ít chú ý
đến hiện tại và dễ quên quá khứ…
B: HƯỚNG ỨNG DỤNG TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH
THPT TRONG VIẾT BÁO VÀ TỔ CHỨC CỦA MỘT SỐ ẤN PHẨM
DÀNH CHO LỨA TUỔI
I. Đặc điểm nhóm công chúng học sinh THPT
Học sinh THPT là nhóm công chúng có độ tuổi từ 15 – 18 tuổi,
thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Thuộc nhiều dân tộc và tôn giáo
khác nhau cũng như có điều kiện sống khác nhau. Số lượng nhóm công
chúng này khoảng 7 triệu người. Phân chia làm nhiều nhóm nhỏ khác nhau
như: nhóm công chúng thành thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa, dân tộc
thiểu số…
Đây là nhóm công chúng bắt đầu có sự phát triển nhận thức, có thái
độ nhất định đối với những điều xảy ra xung quanh mình và trong xã hội.
Đây là nhóm có nhu cầu hiểu biết và thông tin cao để định hướng bản thân
trong tương lai. Là nhóm công chúng dễ chịu sự tác động cũng như tiếp thu
thông tin trên các sản phẩm báo chí truyền thông.
Nhóm công chúng này thường có nhu cầu và sở thích tiếp nhận loại
hình báo điện tử và truyền hình nhiều nhất. Đặc biệt là những sản phẩm
sinh động, có sức thu hút về mặt hình ảnh, âm thanh và đặc biệt là mới lạ.
Những sản phẩm báo chí hay, phù hợp, mới lạ có sức lan tỏa nhanh chóng
trong nhóm công chúng này.
II. Hướng ứng dụng trong kỹ năng viết báo và tổ chức sản phấm

báo chí trong một số ấn phẩm dành cho học sinh THPT
1. Sinh viên Việt Nam (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh);
Hoa học trò
+Sinh viên Việt Nam
Là cơ quan của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Là

tấm gương

phản ánh những ước mơ, suy nghĩ, hành động và khát vọng của tuổi trẻ giảng đường hôm nay; phản ánh

8


những hoạt động đa dạng của Đoàn, Hội trong phong trào sinh viên cả nước. Báo còn là nơi để sinh viên
tự thể hiện mình, là bạn đồng hành của sinh viên trong học tập, vui chơi, tu chí, luyện tài

+Hoa Học Trò
Là một tuần san của Báo Sinh Viên Việt Nam. Đây là tờ báo chuyên
viết cho các độc giả tuổi thiếu niên. Hoa Học Trò bắt đầu phát hành từ ngày
15 tháng 10 năm 1991, dưới sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh. Hiện tại Hoa học trò là ấn phẩm dành cho học sinh có số lượng
phát hành lớn nhất và thu hút được nhiều độc giả học sinh nhất.
+ Sức hấp dẫn của trang bìa
Có thể nói, những ấn phẩm dành cho học sinh hiện nay đều có trang
bìa rất hấp dẫn. Với thiết kế trẻ trung, độc đáo, màu sắc và hình ảnh tươi
sáng, tạo cảm giác bắt mắt, lôi cuốn, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Hầu hết, bìa các số báo đều in hình ảnh của các người mẫu teen, ca
sỹ, diễn viên được giới trẻ yêu thích. Bên cạnh đó, trang bìa đăng tải những
bài trọng tâm có liên quan trực tiếp đến giới trẻ bằng ngôn ngữ riêng của
giới trẻ với font chữ cách điệu, trẻ trung. Điều này đã tạo nên sức thu hút

nhất định đối với nhóm công chúng trẻ.
Nắm bắt tâm lý lứa tuổi học sinh THPT với những đặc điểm như ưa
thích hình ảnh, màu sắc nổi bật, độc đáo, bắt mắt trong những sản phẩm
báo chí, thời gian qua, những ấn phẩm dành cho lứa tuổi này đã có những
thay đổi về hình thức để thu hút nhóm công chúng này.
Bìa báo báo là bộ mặt của một ấn phẩm báo chí, do đó mỗi tòa soạn
báo đều hết sức chăm chút cho bộ mặt này để tạo được sự thu hút nhất định
đối với công chúng để xem và mua báo. Những năm gần đây, chúng ta có
thể thấy thiết kế bìa báo của những ấn phẩm dành cho học sinh thay đổi rất
nhiều. Những ấn phẩm như Sinh viên Việt Nam, Hoa học trò có bìa báo rất
bắt mắt. Những bìa báo này hầu hết là hình ảnh của những ca sỹ, diễn
viên…Được giới trẻ yêu thích được in màu đẹp, tươi sáng, tạo sự tò mò và
thu hút về thị giác cho công chúng.

9


Ngoài ra, nội dung bên trong được trình bày độc đáo, nhiều màu sắc
và hình ảnh minh họa cho bài viết và thêm nhiều trang ảnh. Có thể nói là
rất đẹp về mặt thị giác với màu sắc và thiết kế trẻ trung. Điều này đã góp
phần thu hút sự quan tâm của nhóm công chúng mục tiêu là học sinh.
Có thể nói đây là một trong những hướng ứng dụng điển hình của
một số báo, tạp chí dành cho giới trẻ khi nghiên cứu tâm lý, thị hiếu của
nhóm công chúng. Những thay đổi này là hoàn toàn phù hợp, khi hiện tại
nhóm công chúng này có quá nhiều nguồn để tiếp xúc với thông tin như
truyền hình, internet với hình ảnh, âm thanh sống động, nên báo in phải có
sự thay đổi về hình thức, không thể đơn điệu và khô khan đặc biệt là đối
với giới trẻ. Hình thức rất đẹp, rất bắt mắt là điều đầu tiên mà chúng ta thấy
ở những ấn phẩm, tạp chí dành cho lứa tuổi các em.
Đây cũng là tiêu chí, để tạo thói quen trong sự tiếp nhận của nhóm

công chúng trẻ. Chỉ có một bìa báo nhiều màu sắc đẹp, bắt mắt mới có thể
tiếp cận được tâm lý ưa thích mới lạ và chuộng hình thức của nhóm công
chúng này. Và cũng là sự khác biệt về tâm lý lứa tuổi, nếu như một tờ báo
cho lứa tuổi trưởng thành thì sẽ không thể thiết kế bìa báo như vậy, nhóm
công chúng trưởng thành sẽ cảm thấy khó chịu và rối mắt với những bìa
báo quá nhiều màu sắc và hình ảnh.
+ Thông điệp
Là những ấn phẩm dành riêng cho học sinh, nên thông điệp của
những ấn phẩm này cũng đặc biệt hướng tới các em. Với những tiêu chí
như “Tờ báo dành cho thế hệ học trò mới” hay “Nuôi dưỡng tâm hồn”, rõ
ràng những tờ báo báo đã được độc giả quan tâm. Vì họ có thể tự hào về
một ấn phẩm dành riêng cho mình, với những thông điệp về gia đình,
bạn bè, trường lớp, thầy cô…những thông điệp gắn với cuộc sống của
lứa tuổi này.
Điều này phù hợp với tâm lý của lứa tuổi học sinh, khi ở lứa tuổi này
các em có sự quan tâm đặc biệt tới những vấn đề liên quan đến chính bản
10


thân mình và những người giống như mình để có sự so sánh và đánh giá
bản thân.
+ Nội dung các chuyên mục
Nghiên cứu tâm lý công chúng là điều rất quan trọng trong công tác
sáng tạo sản phẩm báo chí, đặc biệt là trong nội dung của bài viết để có
những bài viết phù hợp tâm lý của nhóm công chúng đó.
Báo Hoa học trò là một tờ báo được yêu mến và hâm mộ nhất của
giới học sinh trung học phổ thông. Báo viết về chuyện của giới học trò và
đặc biệt phần lớn là học trò viết. Chính vì tác giả là những cây bút học trò
nên việc thể hiện nội dung, tư tưởng tình cảm có sự tương đồng với độc
giả, điều này tạo tâm lý gần gũi của độc giả khi tiếp nhận sản phẩm báo chí.

Do đó, ta có thể thấy, những ấn phẩm dành cho học sinh thường xuyên
đăng tải những bài viết do chính học sinh sáng tác.
Nội dung những chuyên mục cũng như những bài viết đều đề cập
đến giới trẻ và những rắc rối mà họ gặp trong cuộc sống. Những chuyên
mục hay của Hoa học trò có thể kể đến như: Trò chuyện đầu tuần, Cà phê
chiều thứ 7, khoảnh khắc tâm hồn, truyện ngắn hay Tư vấn, gỡ rối của
Chánh văn… Những chuyên mục này, đều để lại cho người đọc một cảm
nhận riêng cho chính mình, và trong mỗi nội dung của các chuyên mục đều
xoay quanh những câu chuyện và vấn đề mà học sinh gặp phải trong cuộc sống.
Như chuyện học hành, du học, gia đình, bạn bè, định hướng nghề nghiệp trong
tương lai, thắc mắc, giải đáp tuổi mới lớn về vấn đề tâm sinh lý…Ngoài ra,
những chuyên mục như tư vấn, gỡ rối hay cà phê chiều thứ 7 là những chuyên
mục góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn tuổi mới lớn.
Những chuyên mục này có phạm vi phản ánh rộng, không chỉ về học
sinh trong nước mà cả quốc tế. Phù hợp với tâm lý của các em như: “ưa
chuộng cái mới, cái lạ, tò mò, ưa khám phá của lứa tuổi này.
Bên cạnh đó là những chuyên mục giải trí phù hợp lứa tuổi như
Showbiz 360 – toàn cảnh về những ca sỹ, nhóm nhạc trong và ngoài nước
11


được lứa tuổi này yêu thích hay game IQ Gachabong 2.0 vừa thể hiện trí
thông minh, may mắn và nhận được những phần quà hấp dẫn. Đây là
những chuyên mục mới, được điều chỉnh theo tâm lý của thế hệ học sinh
mới, có sự trưởng thành sớm và năng động hơn.
Nội dung về học tập và lựa chọn ngành học cho tương lai là nội dung
được Hoa học trò chú ý. Đây là nơi đăng tải những bài viết về những vấn
đề được học sinh quan tâm như phương pháp học tập, kỹ năng học tập một
số môn học, lựa chọn ngành học đại học phù hợp với khả năng và sở
thích…Đây là những vấn đề được học sinh THPT quan tâm, khi họ đang

bước đến cái ngưỡng cửa của một môi trường khác, khi có quá nhiều thứ để
lựa chọn.
Ngôn ngữ của ấn phẩm: mang đậm phong cách giới trẻ, sử dụng một
số từ ngữ riêng của nhóm công chúng này. Điều này một phần là do hướng
đến công chúng và một phần do đội ngũ làm báo của những ấn phẩm này
hầu hết là những người trẻ, học sinh, sinh viên.
Ngoài ra lứa tuổi học sinh THPT cũng quan tâm đến báo Sinh viên
Việt Nam, đây là hiện tượng phù hợp với tâm lý của lứa tuổi các em khi đã
có những định hướng về công việc, sự nghiệp và bản thân trong tương lai.
Lứa tuổi THPT, cũng có mong muốn tìm hiểu những thông tin về thế
giới sinh viên mà mình sắp bước chân vào. Mặc dù, nhóm công chúng mục
tiêu của Sinh viên Việt Nam không phải là nhóm học sinh THPT nhưng
cũng đã cung cấp nhiều thông tin phù hợp với tâm lý tiếp nhận của các em.
Báo Sinh viên Việt Nam cũng đăng tải những bài viết về chuyện học
hành của sinh viên tại các trường đại học, những gương sinh viên ưu tú,
điều này cũng có một phần mang tính định hướng cho học sinh THPT khi
lựa chọn ngành học.
2. Báo Mực Tím

12


Báo Mực Tím là tờ báo dành cho lứa tuổi học sinh THPT và sinh
viên, báo thuộc thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, và thuộc bản quyền
thành lập năm từ năm 1988 đến nay đã được hơn 20 năm hoạt động. Báo
mực tím ra đời với vai trò hết sức quan trọng là giáo dục và định hướng lối
sống cho giới trẻ TPHCM nói riêng, và cả nước nói chung.
Báo mực tím được phát hành hàng tuần, vào sáng thứ 2, cứ hết một
tháng tổng hợp lại (bốn tuần) thì toà soạn lại phát hành ra một cuốn báo của
tháng. Và một năm phát hành một cuốn báo mới, hay còn được gọi là số

báo đặc biệt của năm ...
Ngoài ra, báo mực tím có website điện tử (www.muctim.com.vn),
được cấp giấy phép xuất bản số 90/GP-BC, ngày 7/7/2005 của Bộ Văn hoá
thông tin, bản quyền thuộc báo Khăn Quàng Đỏ.
Với 11 chuyên trang khác nhau, mỗi chuyên trang đều có tính hấp
dẫn, cung cấp những thông tin thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội xung
quanh lứa tuổi THPT. Ta có thể thấy được sự đa dạng, lôi cuốn của mực
tím online và khẳng định mực tím online đã đáp ứng được nhu cầu thị
hiếu của công chúng báo của báo mình.
+ Sức hấp dẫn của trang bìa
Mực Tím là ấn phẩm dành cho học sinh và sinh viên hiện nay nên nó
có trang bìa rất hấp dẫn. Với thiết kế trẻ trung, độc đáo, màu sắc và hình
ảnh tươi sáng, tạo cảm giác bắt mắt, lôi cuốn, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Hầu hết bìa báo đều in hình ảnh của các người mẫu teen, ca sỹ, diễn
viên được giới trẻ hâm mộ, yêu thích. Bên cạnh đó, trang bìa đăng tải những
bài trọng tâm liên quan trực tiếp đến giới trẻ bằng ngôn ngữ riêng trẻ trung.
Điều này đã tạo nên sức thu hút nhất định đối với nhóm công chúng trẻ.
Báo Mực Tím còn tổ chức cuộc thiết kế trang bìa, làm bìa báo trở
nên bắt mắt, thu hút, phù hợp với độc giả tuổi teen thời hiện đại, với yêu
cầu là đẹp về màu sắc, thể hiện được sự trẻ trung, năng động, hiện đại…
của tuổi teen Việt, đặc biệt là nổi bật khi đặt trên sạp báo.
13


Nhìn chung, báo Mực Tím từ trang bìa, đến nội dung trong các
chuyên mục đều có được sự cuốn hút, hấp dẫn độc giả. Từ nghiên cứu tâm
lý mà báo đã đánh được vào nhu cầu thị hiếu để tạo ra bìa cũng cũng như
nội dung bài báo phù hợp với độc giả của mình.
+ Thông điệp
Báo Mực Tím trong mỗi tuấn báo đều có chủ đề riêng, hấp dẫn, và

từng chuyên trang đều có những thông điệp riêng liên quan tới các vấn đề
trong cuộc sống như những thông điệp về gia đình, bạn bè trường lớp, thầy
cô…Những thông điệp gắn với cuộc sống của lứa tuổi này. Điều này phù
hợp với tâm lý của lứa tuổi học sinh, nên thu hút được sự quan tâm đặc biệt
của học sinh, vì nó hướng vào các vấn đề có đến liên quan tới các em, hoặc
một người bạn khác để có sự so sánh và đánh giá bản thân.
+ Nội dung các chuyên mục
Báo Mực Tím gồm những chuyên mục: Email đầu tuần; Phóng sự;
Đời sống học trò; Điều bạn quan tâm; 9x đẹp; Thư viện xí muội; Đường
dây nóng; Tiêu điểm; Tình yêu ếch con; Góc ảnh “dòm thấy đã”; Tác phẩm
hàì; Theo chân Sao 24/7; Vòng quanh sân trường; Qùa tặng âm nhạc; Hậu
trường showbiz…
Cũng giống như Hoa học trò, các chuyên mục báo mực tím cũng
đăng tải các vần đề có nội dung xoay quanh những câu chuyện mà học sinh
gặp phải trong cuộc sống, chuyện học hành, du học, gia đình, bạn bè, định
hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hay những thắc mắc, cần được giải đáp
tuổi mới lớn về vấn đề tâm sinh lý cũng như học hành…
Như chuyên mục “Đời sống học trò”, nội dung là: nói đến các vấn đề
diễn ra xung quanh đời sống của các em: viết về những tấm gương sáng, có
thành tích cao trong học tập…Hay chuyên mục “Tình yêu ếch con”, nội
dung thường là những câu truyện tình cảm, tình yêu của các em. Những câu
chuyện về cảm xúc ban đầu của tuổi mới lớn, có giảm giác thích một người
khác giới...Chuyên mục “Theo chân Sao 24/7” nội dung thường truyền tải
14


những vấn đề liên quan đến các ngôi sao được các em hâm mộ từ giới âm
nhạc, điện ảnh, thời trang…Chuyên mục “Phóng sự” với các nội dung đăng
tải phong phú xoay quanh cuộc sống. Ví dụ: NHỮNG “ĐÔI MẮT” DỎM
VÀ TAI HỌA THẬT - Mắt kính kém chất lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến

“cửa sổ tâm hồn” của mình. Nhiều teen biết rất rõ tác hại này, thế nhưng…
Báo mực tím ngoài những chuyên mục trên, vẫn còn những chuyên
mục khác cũng mang tính chất gần như các chuyên mục của báo Hoa học
trò hay Sinh viên Việt Nam như: các chuyên mục giải trí, thời trang, âm
nhạc…
Ngôn ngữ của báo: Báo mực tím là báo dành cho lứa tuổi THPT và
sinh viên, thường thì những bài được đăng tải đều là những bài do chính
các em là tác giả nên có những từ ngữ riêng của lứa tuổi các em, và đặc biệt
mang đậm phong cách giới trẻ. Điều này luôn được chú ý bởi báo hướng
đến nhóm công chúng chính của mình là các em học sinh, sinh viên.
3. Tính khách quan, chủ quan và góc độ tiếp cận con người
Lứa tuổi THPT là nhóm công chúng, chưa có sự hoàn thiện nhất định
về nhận thức và những đánh giá về kiến thức xã hội. Do đó nhiều bài viết
trên những ấn phẩm này thường có những ý kiến chủ quan của người viết
và những người có uy tín như thầy cô giáo, chuyên gia tâm lý…nhằm hỗ
trợ cho học sinh có sự xác định và nhận thức đúng đắn những vấn đề
trong xã hội, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tính cách của nhóm
này.
Tuy nhiên, tính khách quan cũng được thể hiện ở trong các bài viết
về những vấn đề tình cảm, tư vấn, tốt xấu…Học sinh có thể đọc và tự
nhận xét, cũng như việc rút ra bài học cho bản thân các em. Đây chính
là sự phối hợp khá tốt của tính khách quan trong các bài viết, để học sinh
có thể tự nhận thức và hoàn thiện trí tuệ, nhân cách, tình cảm của mình.
Về cơ bản các ấn phẩm dành cho học sinh đã khai thác được sự tiếp
cận ở góc độ con người. Vì hầu hết những bài viết mà những ấn phẩm này
15


đăng tải đều dựa trên lợi ích của con người. Cụ thể là những bài viết về các
vấn đề như học tập, gia đình, thi cử, gương sáng…đều có tác động tích cực

nhất định đến mỗi học sinh khi tiếp nhận những bài viết này.
Những bài viết mang thông điệp tích cực và có tính định hướng đúng
đắn cho đối tượng học sinh, vì những đối tượng này rất dễ có những nhận
thức và hành động tiêu cực, do chưa nhận thức hết được những vấn đề thực
tế trong xã hội. Lứa tuổi THPT thường có tâm lý là ham vui, dễ bị ảnh
hưởng bởi những vấn đề trong cuộc sống.
Nhìn chung, hướng ứng dụng tâm lý vào việc tổ chức nội dung của
các sản phẩm báo chí dành cho lứa tuổi học sinh đã khai thác được những
đặc điểm tâm lý của lứa tuổi để có những sản phẩm với nội dung và hình
thức phù hợp với sở thích, thị hiếu cũng như nhu cầu của nhóm này. Đây là
nhóm công chúng có thị hiếu và nhu cầu không bền vững. Sự ưa thích cái
mới lạ và nhu cầu luôn thay đổi sẽ làm cho những ấn phẩm dành cho nhóm
này phải liên tục nghiên cứu và thay đổi để phù hợp. Dó đó những ấn phẩm
này không thể đơn thuần chỉ đưa ra thông tin, phân tích và bình luận mà
phải hướng cho học sinh nhận thức về những vấn đề và những tồn tại trong
xã hội. Hướng tới sự tích cực trong phát triển, của nhóm công chúng này.
Đây là nhóm công chúng có nhiều bất ổn và phức tạp trong
vấn đề tâm lý, nên nếu như không có sự định hướng tốt thì sẽ ảnh hưởng
lớn đến tương lai của thế hệ này. Vì vậy việc nghiên cứu tâm lý lứa tuổi
này để có sự điều chỉnh phù hợp là điều cần thiết.
III. Những vấn đề đặt ra trong kỹ năng viết báo và tổ chức sản
phẩm dành cho học sinh THPT
Mặc dù có sự ứng dụng của những nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học
sinh trong việc viết báo và tổ chức sản phẩm báo chí dành cho học sinh tại
Việt Nam, nhưng hiện tại, một số ấn phẩm này có nhiều vấn đề đáng lưu ý.
Đặc biệt là về vấn đề nội dung của một số chuyên mục.

16



+Ở một số lứa tuổi học sinh THPT tình cảm cách mạng và ý chí phấn
đấu yếu, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Nhưng những ấn
phẩm dành cho học sinh ít quan tâm đến điều này cũng như ít có những bài
viết hướng tới truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất nước. Những bài
viết để học sinh có sự nhận thức về xã hội còn ít và có nhiều bài mang tính
tiêu cực. Ví dụ như nhiều bài đăng tải về vấn đề bạo lực học đường, clip
đánh nhau, clip sex…Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến học sinh và họ
hoàn toàn có thể bắt chước những hành động này. Đó là một trong những
lý do vì sao ngày càng xuất hiện tình trạng học sinh đánh bạn, quay phim
rồi “tung” lên mạng.
+Hiện nay trên các ấn phẩm dành cho học sinh có quá nhiều trang
đăng tải những tin tức về đời sống của những ngôi sao, ca sỹ, những thông
tin này có quá nhiều trên những trang báo mạng và có nên chăng đăng tải
trên những ấn phẩm cho học sinh – lứa tuổi mơ mộng và rất dễ học theo
những thần tượng của mình. Những trang như thế này hiện nay đang chiếm
dung lượng lớn trên các báo dành cho học sinh. Điều này, có phải các báo
đang góp phần chiều hư giới trẻ, khi đưa ra những thông tin mang tính giải
trí nhiều hơn là học tập.
+Việc đăng tải những thông tin tư vấn tình cảm giới tính là điều cần
thiết, nhưng đang bị lạm dụng khi có nhiều bài viết dạy học sinh chơi thế
này, yêu thế kia. Những bài viết này sẽ phần nào ảnh hưởng đến tình cảm
trong sáng, hồn nhiên của lứa tuổi này. Vì ở lứa tuổi các em đang có sự tò
mò rất mạnh, về tình cảm và giới tính mà không có sự kiểm soát chặt chẽ
những bài viết dạng này thì sẽ gây ra hậu quả xấu. Những bài viết về
chuyện tình cảm trên những ấn phẩm này đang dần mất đi tính trong sáng
vốn có của nó, khi mà các tác giả đi quá sâu vào chuyện tình cảm của
người lớn, những câu chuyện tình trong phim hơn là chuyện tình cảm của
học sinh. Và thực tế cũng đang có khá nhiều học sinh yêu đương theo xu
hướng sách vở. Hiện nay, trẻ em phát triển khá sớm, theo đó, những nhu
17



cầu về giới tính và tình cảm cũng nâng cao hơn. Tuy nhiên không vì thế,
mà quá lạm dụng những bài viết về tình cảm và giới tính.
+Có một số ý kiến cho rằng Hoa học trò hay Thế giới học đường là
báo của “con nhà giàu”. Khi đăng tải những thông tin về xu hướng thời
trang, quần áo, trang điểm, điện thoại đi động, máy ảnh, tụ điểm vui chơi,
mua sắm….những thú chơi của con nhà giàu. Điều này sẽ gây ra tâm lý
thiếu tự tin của một số học sinh trước bạn bè “sành điệu” của mình, hay
tâm lý bắt chước, làm theo gây ra những ảnh hưởng xấu cho nhóm đối
tượng này, khi họ chưa có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những hành vi
của mình.
+Một một số trang báo quảng cáo về mốt, xu hướng thời trang trên
các ấn phẩm dành cho học sinh, đăng nhiều hình ảnh nóng, khêu gợi.
Những cảnh này, đã quá phổ biến nhưng không phải vì thế chúng phù hợp
và được chấp nhận với lứa tuổi của các em.

18


C. Kết Luận
Hiện nay nghiên cứu tâm lý công chúng trong báo chí tại Việt Nam
vẫn còn đang là vấn đề mới và chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên đây
là vấn đề quan trọng đặt ra trong sự phát triển của báo chí.
Để có thể có những sản phẩm phục vụ tốt nhất cho nhóm công chúng
mục tiêu của mình, thì mỗi cơ quan báo chí phải chú trọng hơn nữa trong
việc nghiên cứu tâm lý công chúng, không chỉ đơn thuần là nghiên cứu thị
hiếu, sở thích của công chúng để chạy theo họ, mà phải có sự định hướng
theo chiều hướng tốt đẹp.
Nghiên cứu tâm lý công chúng không chỉ để có những chiến lược PR

hình ảnh sản phẩm mà còn dần từng bước cải tiến sản phẩm báo chí dựa
trên những nghiên cứu phản hồi của PR và tâm lý công chúng.
Từ những nghiên cứu đó xây dựng nên những sản phẩm báo chí thu
hút công chúng mà vẫn giữ được tôn chỉ mục đích của báo và thực hiện tốt
chức năng và nhiệm vụ của báo chí. Nghiên cứu tâm lý công chúng, đang
là vấn đề mang tính quyết định trong chiến lược phát triển bền vững của
mỗi cơ quan báo chí trong tương lai.

19


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tâm lí học đại cương
2. Sách giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, chủ
biên Lê Văn Hồng, NXB- ĐHQG HN (2001)
3. Ấn phẩm dành cho học sinh THPT
+ Hoa học trò
+ Sinh viên Việt Nam
+Báo Mực Tím

20



×