Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận Nhập môn báo ảnh Nhà lý luận và phê bình nhiếp ảnh john herchel nói rằng “ nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng” bằng lý luận và thực tiễn bạn hãy làm rõ quan điểm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 23 trang )

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Phát thanh –Truyền hình

Bài tập lớn: Nhập môn Ảnh báo chí
Đề tài:

Nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh John Herchel đã nói rằng:
“Nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng.” Bằng lý luận và
hoạt động thực tiễn, hãy làm sáng tỏ quan điểm trên.

Giảng viên hướng dẫn :
Họ và tên

:

Lớp

:

Hà Nội, tháng 06/ 2014


Trong hội họa, để sáng tạo ra những bức tranh, người ta thường dùng cọ
vẽ và sơn dầu. Trong nhiếp ảnh, người ta dùng ống kính và ánh sáng… Tất cả
đều để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con
người.
Ánh sáng là linh hồn của nhiếp ảnh. Nhờ có ánh sáng mà ta mới thấy
được các vật xung quanh. Nếu trong đêm tối mà không có một chút ánh sáng
nào thì con người, dù có đôi mắt tinh nhanh đến mấy cũng chẳng thể nhìn thấy
gì cả. Máy ảnh cũng như thế. Phải có ánh sáng thì máy ảnh mới thu được hình
ảnh và khắc họa được hình ảnh. Ánh sáng không chỉ giúp ta chụp được ảnh mà


còn có tác dụng truyền cảm khi ta nhìn tấm ảnh được chụp với một kỹ thuật soi
sáng đặc biệt.
Làm thế nào để có được những bức ảnh đẹp về màu sắc, độc đáo trong
sự truyền cảm, có sức hút nội dung sâu sắc…? Đây là vấn đề khiến nhiều nhà
nghiên cứu, từ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến những người chụp
nghiệp dư luôn suy nghĩ, trăn trở và sáng tạo. Nó đã trở thành đối tượng nghiên
cứu của không ít người. Một số người đã đề cập vấn đề này ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Bàn về nghệ thuật nhiếp ảnh, nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh John
Herchel đã nói rằng: “Nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng.” Nhận
định này khẳng định tầm quan trọng của ánh sáng trong nghệ thuật nhiếp ảnh
cũng như bản chất của nhiếp ảnh.
Từ những tích lũy kiến thức trong nhà trường, ngoài sách vở; quá trình
thực hành; bài tiểu luận xin tìm hiểu về tầm quan trọng của ánh sáng trong
nhiếp ảnh, nguyên nhân thành công và hạn chế trong một số tác phẩm ảnh… để
làm rõ nhận định trên của John Herchel.
Hy vọng nội dung bài tiểu luận giải quyết được những vấn đề mà nhận
định trên nêu ra để từ đó người viết nói riêng và những người học, đam mê
nhiếp ảnh nói chung có cách hiểu đúng về vai trò của ánh sáng trong nhiếp ảnh;
có những bài học, kinh nghiệm quý báu cho quá trình tác nghiệp.

2


Để hiểu ý nghĩa nhận định của John Herchel, trước tiên cần hiểu ý nghĩa
của một số từ khóa quan trọng như: Ảnh, nhiếp ảnh, nghệ thuật, vẽ.
Ảnh ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, là kể lại một câu chuyện
bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, cái phút giây điển hình khi một
hình ảnh đúc kết một câu chuyện… Ảnh báo chí là những bức ảnh mà nội
dung đem lại ý nghĩa nhất định, thời sự, nóng hổi về cuộc sống thường nhật của
xã hội, văn hóa, chính trị, những chân dung tiêu biểu, có sự ảnh hưởng đến xã

hội… được phóng viên, nhà báo thu lại, nhằm truyền đạt thông tin nào đó đến
công chúng.
Nhiếp ảnh, theo định nghĩa của từ điển Bách khoa toàn thư
Wikipedia là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim
hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của
vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim
nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện
bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy
ảnh hay máy chụp hình. Trong nhiều ngôn ngữ, từ tương đương cho "nhiếp
ảnh" có gốc từ phos (φως) trong tiếng Hy Lạp (nghĩa là "ánh sáng")
và graphis (γραφις) (nghĩa là "bút vẽ đầu nhọn", "cọ vẽ") hoặc graphê (γραφη)
(nghĩa là "vẽ bằng ánh sáng" hoặc "trình diễn bằng đường nét" hoặc đơn giản
là "vẽ"). Sản phẩm của nhiếp ảnh, theo truyền thống được gọi là ảnh
(photograph). Từ "photo" trong tiếng Anh, tiếng Pháp... là tên gọi tắt
của photograph.
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh
động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm.
Ngoài ra, Nghệ thuật được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như:


Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác
quan từ đó ngưỡng mộ bởi tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao, vượt lên trên
mức thông thường phổ biến.

3




Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở

mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt.
Có thể thấy, ở đây, John Herchel đang nhấn mạnh và đề cao sự chuyên

nghiệp của người cầm máy khi khẳng định “Nhiếp ảnh là nghệ thuật…”.
Vẽ là một nghệ thuật khắc họa, mô phỏng, tạo hoặc gợi ra hình ảnh sự
vật trên mặt phẳng bằng các đường nét, màu sắc khác nhau. “Vẽ bằng ánh
sáng” là sự nhấn mạnh vai trò quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh. Ánh
sáng là chất liệu không thể thiếu để làm nên những tác phẩm nghệ thuật.
Giá trị đích thực của một tác phẩm ảnh không phải chỉ do máy ảnh tốt,
mà do chính sự điều khiển máy ảnh của nhiếp ảnh gia tạo nên. Nhưng trước
hết, để chụp ảnh phải có công cụ là máy ảnh. Yếu tố nào tạo nên giá trị nghệ
thuật của những tác phẩm ảnh do nghệ sỹ nhiếp ảnh sáng tạo ra là một điều khó
lý giải một cách rõ ràng rành mạch, bởi bản thân nghệ thuật không thể viết ra
thành công thức, quy tắc, định luật và mỗi người đón nhận nó một cách khác
nhau… Tuy vậy, nghệ thuật nhiếp ảnh vẫn có những yếu tố chung mà mỗi
người làm công tác nhiếp ảnh cần phải nắm vững.
Cấu tạo và cách thức hoạt động của một chiếc máy ảnh bất kỳ, dù là
máy ảnh cơ, hay máy kỹ thuật số, dẫu là máy du lịch hay máy ảnh chuyên
nghiệp, đó là sử dụng cơ chế thu ánh sáng phát ra từ các vật thể xung quanh
mà ống kính máy ảnh ghi nhận, từ đó tạo nên hình ảnh như nó vốn có ngoài đời
thực. Ánh sáng là một dạng vật chất chuyển động theo những đường thẳng, để
hiểu được trạng thái của nó trong một số trường hợp cần phải nắm vững sóng
ánh sáng vì đây là điều cơ bản để hiểu rõ được cái gì sẽ xảy ra khi ánh sáng bị
phân cực. Trong việc sử dụng máy ảnh, có nhiều yếu tố vật lý, các chức năng
ảnh hưởng đến ánh sáng; hầu hết các chức năng đều hướng đến sự làm chủ ánh
sáng, độ nét, màu sắc…
Exposure –Sự phơi sáng. Bản chất của việc chụp ảnh là sự phơi sáng.
Khi chụp ảnh, ống kính sẽ mở ra cho ánh sáng vào phim hay sensor (của máy
4



ảnh số) như vậy chất lượng bức ảnh tùy thuộc vào lượng ánh sáng truyền qua
ống kính vào phim hay sensor. Nếu ánh sáng nhiều quá thì hình sẽ bị trắng xóa,
còn ngược lại, nếu ánh sáng quá ít thì hình đen trùi trũi. Nghệ thuật chụp ảnh là
làm sao cho ánh sáng vừa đủ để ảnh chất lượng.
Thực chất, chất lượng ảnh phụ thuộc vào lựơng ánh sáng mà phim hay
sensor bắt được, như vậy ngoài việc phụ thuộc lượng ánh sáng qua ống kính,
nó còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của phim hay của sensor. Đối với phim, độ
nhạy sáng thường được ký hiệu bằng chữ ASA. Do vậy chúng ta có các loại
phim 50ASA, 100ASA, 200ASA, 400ASA, 800ASA, 1600ASA ... Con số
càng cao thì độ nhạy sáng càng cao. Đối với máy số thì độ nhạy sáng được ký
hiệu là ISO, cũng có các giá trị như phim. Nhưng độ nhạy sáng tỉ lệ thuận với
độ nhiễu (noise) nên chỉ dùng ISO cao khi chụp với điều kiện ánh sáng yếu
hoặc tốc độ chụp quá nhanh.
Apeture –Độ mở ống kính. Một ống kính máy chụp hình có một màn
sập, ghép bằng nhiều lá thép, tạo lỗ tròn giúp thay đổi đường kính của lỗ nhận
ánh sáng. Lỗ càng to thì lượng ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại. Đó là độ
mở ống kính. Tương ứng với mỗi độ mở ống kính đó là một trị số như: 1 , 1.4 ,
2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16,… các trị số này gọi là các F-Stop (khẩu độ). Đối
với mỗi ống kính sẽ có một tiêu cự là f, như vậy đường kính của lỗ nhận ánh
sáng đó sẽ là f/khẩu độ. Khẩu độ càng lớn thì đường kính càng nhỏ. Thông
thường trong máy ảnh người ta không ghi là f/2 hay là f/2.8 .. mà người ta
thường ghi là f2, f2.8, f4.... Do vậy, tăng độ mở ống kính là giảm khẩu độ. Ví
dụ, trên dãy số trên thì f1 là độ mở ống kính lớn nhất và f32 là độ mở ống kính
nhỏ nhất. Nếu tăng hay giảm một đơn vị khẩu độ có nghĩa là tăng hay giảm
lượng ánh sáng vào ống kính gấp đôi.
Shutter Speed –Tốc độ chụp. Tốc độ chụp là thời gian mở của cửa sập,
được tính bằng giây. Tốc độ chụp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh. Trong
trường hợp chụp các vật thể chuyển động thì thường phải để tốc độ chụp nhanh
vì khi chuyển động sẽ làm nhòe hình. Chụp buổi tối phải để tốc độ thấp và


5


đóng khẩu độ nhỏ, khỏang f11 trở lên( đến F32) với SLR và f4 (đến F8)với
P&S để lượng ánh sáng vào đủ, nếu không, hình sẽ tối đen. Để ánh sáng vào từ
từ, trường ảnh sẽ sâu hơn.
DOF –Độ sâu trường ảnh. DOF có thể hiểu là khoảng rõ nét của hình
ảnh. Khi lấy nét vào chủ thể thì có một khoảng không gian trước và sau chủ thể
cũng rõ nét, khoảng này gọi là DOF. DOF chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
nhưng cơ bản nhất là độ mở ống kính. Độ mở ống kính càng lớn thì DOF càng
mỏng và ngược lại. Ví dụ, khi chụp ảnh phong cảnh, để ảnh có chiều sâu, cần
để DOF lớn, bóp độ mở ống kính nhỏ lại; khi chụp chân dung, thường chỉ cần
chủ thể rõ nét, các vật thể phía sau làm nền, sẽ mờ hơn, chỉnh DOF mỏng, cho
độ mở ống kính to. Khi muốn mở ống kính lớn để lấy DOF mỏng trong chụp
ảnh chân dung, rất có thể có những điều kiện ánh sáng mạnh sẽ làm cho hình bị
dư sáng (Over Exposure) nên trong những trường hợp này người ta phải dùng
thêm các kính lọc để giảm lượng ánh sáng vào máy.
Từ một số vấn đề kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh đã nêu, có thể thấy
người cầm máy có rất nhiều sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại trong việc điều
chỉnh, lấy ánh sáng; và hầu hết các chức năng trong máy ảnh đều nhằm để thu
nhận ánh sáng hiệu quả hoặc chịu ảnh ảnh hưởng nhất định bởi ánh sáng...
Ánh sáng liên quan mật thiết, là “điều kiện cần” đề có thành công của bức
ảnh. Các loại ánh sáng khác nhau đem lại những cảm nhận hình ảnh khác nhau,
tạo nên các hình ảnh khác nhau. Ánh sáng được chia làm ba loại cơ bản như sau:
Ánh sáng trực tiếp, ánh sáng tản –ánh sáng khuếch tán, ánh sáng phản chiếu.
Ánh sáng trực tiếp (direct light) là ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng
đến chủ đề, rất mạnh, bóng đổ sắc cạnh, chẳng hạn ánh mặt trời ban trưa. Nếu
muốn tạo sự tương phản rõ rệt giữa vùng tối và sáng, ánh sáng trực tiếp là sự
lựa chọn tối ưu.

Ánh sáng tản hay còn gọi là ánh sáng khuếch tán (diffuse light) được
tạo từ nguồn và đi theo nhiều hướng khác nhau. Nói cách khác, ánh sáng đi qua
6


đám mây, màn sương, lớp vải và phân tán đi nhiều hướng. Chẳng hạn ánh sáng
từ đèn huỳnh quang loại dài. Ánh sáng này dịu, bóng đổ không còn sắc nét.
Ánh sáng này thường gây ra nhiều vùng bóng mờ của một vật thể, giảm một
cách tương đối độ tương phản trên ảnh và làm một số màu bị nhợt (như xanh
lục, vàng cam...).
Ánh sáng phản chiếu (bounce light) là loại ánh sáng chiếu vào mặt
phẳng rồi phản chiếu đến chủ đề. Tùy sự cấu tạo của mặt phẳng, ánh sáng có
thể mạnh hay yếu hoặc ửng lên chủ đề những màu sắc từ mặt phản chiếu. Ví dụ
màu vàng kim loại của tấm phản chiếu (reflector), làm màu da mặt người mẫu
ấm hơn.
Cân bằng trắng và cân bằng màu là khái niệm chỉ hoạt động điều
chỉnh các thông số kỹ thuật sao cho phù hợp với điều kiện ánh sáng thực tế.
Ánh sáng trắng là sự trộn lẫn các loại ánh sáng màu ( đỏ, cam, vàng,
lục, lam, chàm, tím), mỗi loại là một màu nguyên chất hay nói cách khác ánh
sáng trắng là hỗn hợp của các loại ánh sáng màu. Tuy nhiên tỉ lệ hỗn hợp của
các loại ánh sáng màu tạo nên ánh sáng trắng trong các điều kiện chiếu sáng là
rất khác nhau. Trên thực tế, ánh sáng ban ngày vào lúc bầu trời trong xanh
thường được coi là ánh sáng trắng có màu nhiệt độ chuẩn.
Nhiếp ảnh có thể được coi là ngôn ngữ của hình ảnh còn ánh sáng soi
chiếu để làm rõ hình ảnh. Ảnh được tạo nên từ ánh sáng và những hiệu ứng ánh
sáng tác động lên vật thể càng làm nổi bật chủ thể trong ảnh.
Khi chúng ta chụp ảnh, ống kính của máy sẽ ghi lại ánh sáng tại thời
điểm đó. Cũng giống như việc giao tiếp, chúng ta thường dựa vào 5 giác quan
của mình, thì với nghệ thuật nhiếp ảnh cũng vậy. Nhiếp ảnh gia sử dụng hình
ảnh và tầm nhìn để truyền đạt vấn đề, thực trạng, nhận vật…tại thời điểm được

chụp. Với ánh sáng, chúng ta có thể miêu tả tâm trạng, gợi tả hoàn cảnh không
gian, thời gian, diễn tả vấn đề… cũng như gợi lên cảm giác cho những người
xem bức ảnh.
7


Trước tiên, ánh sáng là điều kiện tạo hình và phương tiện tạo hình.
Ánh sáng giúp người chụp ảnh vẽ lên cái đẹp. Nếu như trong hội họa, người
họa sĩ dùng nét vẽ của mình tạo nên những bức tranh muôn màu muôn vẻ thì
với nhiếp ảnh, hình ảnh được tạo nên bởi ánh sáng; ánh sáng soi chiếu các màu
sắc, soi rọi cảnh vật...
Ánh sáng giúp người xem thấy rõ hình ảnh, đường nét, dáng điệu. Ánh
sáng tôn nên vật này, che đi vật kia một cách huyền ảo, sống động và chân
thực. Ánh sáng tạo ra vùng sáng ở một phía của cảnh vật, ánh sáng cũng tạo ra
vùng tối ở phía bên kia. Ánh sáng tạo ra bóng đổ, bóng dài hay bóng ngắn, có
lợi hay hại tùy theo cách sử dụng. Ánh sáng rọi lên vật chất, tạo ra vân thể, sần
sùi hay nhẵn nhụi, trình ra hay dấu diếm đi ít nhiều chi tiết hay dở tùy theo ý đồ
của người cầm máy.
Ánh sáng quyết định cách bố cục các đối tượng trong ảnh và thời khắc
bấm máy. Ánh sáng tạo ra không gian ba chiều, nghĩa là tạo ra khối lượng, tạo
hình thể. Ánh sáng cũng tạo ra ý nghĩa, với những mảng đậm u buồn, nặng nề,
đe dọa, hay những mảng sáng nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi…
Có thể lấy ví dụ ở bức ảnh ngay sau đây để minh họa cho nhận định này.
Trong khung ảnh thú vị này, tác giả đã cân bằng giữa sáng và tối trong bố cục.
Nhân vật như bị chia đôi bởi ánh sáng và bóng tối, trong phần sáng có tối và
ngược lại, không một chi tiết thừa nào làm ảnh hưởng bố cục trong hình ảnh.
Ánh sáng và bóng tối ở đây đã tạo không gian ba chiều cho bức ảnh. Đây là
ngày nắng ấm của mùa đông tại khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc. Nếu như
ở phía trái, bóng tối và nền trời xanh đậm tạo sự lạnh lẽo cho bức ảnh thì phía
phải bức ảnh, đem đến sự ấm áp, vui tươi cho người xem. Khuôn mặt của

người phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng của ánh sáng, đem lại ấn tượng, điểm nhấn
cho bức ảnh. Ánh sáng giúp làm rõ đường nét trên khuôn mặt, rõ trang phục cả
chiếc bóng phía bên phải. Cả khuôn hình như bị bẻ ra hai mặt phẳng gãy khúc.
Cái bóng của người đạp xe làm không gian rộng ra. Những vết rạn nứt của bức
tường đất tạo sự cổ sơ… Tất cả kết hợp với nhau tạo hiệu quả về hình ảnh và
nội dung đặc sắc.

8


Bayan Obo. Ảnh: James L. Stanfield.

Thứ hai, ánh sáng tạo nên các cung bậc màu sắc khác nhau trong
ảnh. Cung bậc màu sắc là sự chuyển biến từ đậm sang nhạt, sáng sang tối, từ
màu này sang màu khác. Nhưng sự chuyển biến các cung bậc màu sắc đó diễn
ra vô cùng tinh tế, mắt thường không thể nhìn thấy hết được điều đó.
Ánh sáng được phân thành hai hệ: hệ ánh sáng trực tiếp có ba màu cơ
bản: đỏ - xanh dương - xanh lá cây và hệ ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản
khác: đỏ - vàng - xanh dương. Ba màu cơ bản của áng sáng phản chiếu (đỏ vàng - xanh dương) tạo ra bởi các chất màu in hoặc vẽ trên giấy, khi trộn lẫn
với nhau sẽ ra màu đen, đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa. Ba màu cơ
bản của ánh sáng trực tiếp được tạo ra bởi sự chiếu sáng trực tiếp (trên bộ cảm
biến, màn hình), kết quả pha trộn lẫn nhau sẽ cho ra màu trắng.
Ánh sáng tự nhiên của mặt trời và ánh sáng nhân tạo đều được nhìn với
màu trắng đối với mắt thường. Tuy nhiên, nếu ánh sáng được chiếu qua một
hình lăng trụ, nó sẽ được chia ra thành các màu như của cầu vồng gồm 7 màu.
Các vật xung quanh ta không có màu sắc, khi các sóng ánh sáng chiếu vào một
vật thì tùy vào tính chất của vật liệu mà nó có các tác động khác nhau. Các
sóng ánh sáng có thể bị các vật (tùy cấu tạo) hấp thu hay phản chiếu lại. Nếu
vật liệu hấp thu hết các sóng ánh sáng ta sẽ thấy màu đen, phản chiếu lại hết sẽ
cho ra màu trắng, còn phản chiếu một đoạn thì ta sẽ thấy vật có màu của bước

9


sóng ấy và đó là những cung bậc màu sắc trong hình ảnh mà mắt người sẽ thu
nhận được về vật thể.
Vào các thời điểm khác nhau trong ngày, các dải màu trong dãy quang
phổ cũng Buổi sáng trước cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật trong ảnh sẽ có mầu
sắc tươi và trong như lọc, nơi nào cũng lộ một mầu vàng mơ nhẹ trên các màu
khác. Cung bậc màu sắc làm cho cảnh vật trong buổi ban mai thêm rực rỡ. Buổi
trưa, thành phần lục trong phổ màu chiếm ưu thế. Những bức ảnh chụp tại thời
điểm này có sắc mát ("cool" light) với độ nét và độ tương phản cao. Trong khi
đó, ánh sáng bình minh hay hoàng hôn có sắc đỏ chiếm tỉ lệ cao, sản sinh ra
những bức ảnh với gam màu ấm, độ nét và tương phản chỉ ở mức trung bình.
Do vậy, nên tận dụng những điều chỉnh mặc cảnh hoặc khả năng cân bằng
trắng tự động trong máy để tránh hiện tượng ngả màu thái quá của ảnh.
Ví dụ bức ảnh dưới đây được chụp vào buổi trưa tại một vườn hoa ngập
sắc tím của hoa, sắc xanh của lá. Những cánh hoa rõ nét, màu sắc sống động và
tươi tắn, được ánh sáng soi rọi nên nước ảnh sáng rõ từ cánh hoa đến các nhụy
hoa. Hiện rõ hình chú ong cần mẫn hút mật trong vườn hoa tím ấy. Các đường
nét, màu sắc sống động như hiện ngay trước mắt; căng tràn nhựa sống.

Ảnh chụp trong ánh sáng ban trưa thường có màu tươi tắn và độ nét cao. Ảnh: Flickr

10


Nhiếp ảnh gia Dennis Calvert (Mỹ) đã từng chia sẻ: “Ánh sáng là thành
phần cơ bản nhất tạo nên vũ trụ và chúng ta cần phải có để hoạt động. Bắt
được ánh sáng trong những lúc rực rỡ nhất sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn
mới mẻ hơn về thời gian và vũ trụ.” Và ở bức ảnh này, chúng ta đã cảm nhận

được về thời gian, không gian và cả hoạt động của sự vật, thế giới thiên nhiên
kỳ thú.
Ánh sáng còn tạo không gian cho hình ảnh. Không gian trong hình
ảnh (về mặt kỹ thuật) được hiểu là khoảng nét nhìn thấy rõ trong hình ảnh từ
điểm nét đầu đến điểm nét cuối. Ánh sáng tạo không gian khi chiếu sáng lên
vật theo hướng chiếu sáng đó nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho hình ảnh. Đây là
một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố
cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề
nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà.
Ánh sáng tạo không gian khi chiếu sáng lên vật thể theo các hướng khác
nhau. Hướng đi của ánh sáng đóng vai trò đặc biệt quan trong việc chụp ảnh vì
hướng đi này tạo hình thể hay xóa bỏ hình thể, tạo chi tiết hay xóa bỏ chi tiết,
tạo tương phản hay xóa bỏ tương phản, tăng hay giảm sắc độ, làm thay đổi
phần nào màu sắc trong ảnh. Người chụp ảnh phải biết vận dụng các hướng
chiếu sáng đó nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho bức ảnh. Các hướng chiếu sáng
đó là:
Ánh sáng xuôi (Lighting down): Là ánh sáng đi từ sau lưng nhiếp ảnh
gia, xuôi theo chiều ống kính chiếu thẳng vào chủ đề. Ánh sáng này soi rõ các
chi tiết, còn gọi là ánh sáng phẳng (flat) vì không có bóng đổ, điều này vừa có
lợi vừa có hại. Hạn chế của ánh sáng xuôi là hướng sáng chiếu lên đối tượng
đồng đều, không rõ phần sáng, phần tối. Độ tương phản kém, làm mất hình
khối. Các lớp cảnh khác nhau từ tiền cảnh đến chân trời khó phân biệt. Không
nên dùng phim đen trắng chụp loại ánh sáng này, nhưng có thể dùng phim màu
đảo dương chụp một số đối tượng có màu sắc rực rỡ. Trong trường hợp này, độ
tương phản màu thay thế cho độ tương phản ánh sáng.

11


Nhưng nếu muốn trình ra nhiều chi tiết hay vật thể của chủ đề, dù chủ đề

là chân dung, tĩnh vật hay phong cảnh... thì ánh sáng xuôi giúp ta ghi nhận rõ
ràng, đầy đủ những chi tiết ấy. Ví dụ như những vết hằn trên khuôn mặt của
người nào đó hoặc vân đá, vân gỗ, vỏ sần sùi của gốc cây đại thụ, tấm ván hàng
rào... Ánh sáng xuôi thường không được ưa thích lắm không trình ra được hình
ảnh nổi ba chiều vì vậy, trong trường hợp phải dùng ánh sáng xuôi, lưu ý dùng
ở trạng thái dịu để ảnh có chất lượng tốt nhất.
Ánh sáng ngược ( Back light): Là ánh sáng chiếu từ phía bên kia chủ
đề ngược lại phía ống kính, đối nghịch lại với trường hợp trên. Ánh sáng ngược
tạo nên bóng đen, che dấu chi tiết trong vùng tối, tạo viền sáng thanh tú quanh
chủ đề và tạo hình thể lạ. Thường thì toàn bộ phần biên của chủ đề sẽ nổi rõ,
phía trước chủ đề tối đen.
Khi chiều xuống, chúng ta có thể chụp hàng cây in hình trên nền trời lúc
hoàng hôn hay chụp bóng người đơn độc trên bãi vắng lúc mặt trời mọc, hoặc
mặt trời lặn... là những hình ảnh dùng ánh sáng ngược. Còn trong trường hợp
chụp ảnh chân dung, ánh sáng ngược giúp tạo viền sáng khả ái trên khuôn mặt,
tạo tấm ảnh chân dung rõ nét, chân thực. Muốn tránh trường hợp bóng tối "phía
bên này" làm tối khuôn mặt, không trình bày đủ chi tiết có thể dùng hắt sáng
hay bồi thêm flash nhẹ.
Ánh sáng tạt ngang ( The light horizontal cross): Là ánh sáng chiếu tới
chủ đề từ phía phải hay phía trái, soi sáng một nửa chủ đề còn phía bên kia
chìm trong bóng đen. Ánh sáng tạt ngang tạo hình thể lạ mắt, tạo khối lượng,
che dấu chi tiết hay khuyết điểm trong vùng tối, trình ra những chi tiết hay hình
thể đẹp ở vùng sáng...
Ánh sáng chếch ( Light angling): Là ánh sáng chiếu xuống chủ đề dưới
một góc cạnh nào đó, khoảng từ 30 đến 60 độ so với mặt đất; hoặc nhìn bóng
đổ của ta dưới đất, khi nào bóng dài gấp hai hoặc bằng một nửa chiều cao của
ta, tốt nhất là khi bóng đổ dài bằng người thật, khi ấy ánh sáng chếch là 45 độ,

12



có người cho là độ nghiêng lý tưởng. Đây là loại ánh sáng thường được ưa
chuộng nhất trong nhiếp ảnh. Ánh sáng chếch soi sáng chủ đề, trình ra đầy đủ
chi tiết, có bóng đổ, tạo hình thể nổi ba chiều, tạo khối lượng... Ứng dụng của
ánh sáng chếch là chụp ảnh chân dung, kiến trúc, phong cảnh, tĩnh vật, ảnh kỷ
niệm và ảnh du lịch…
Ánh sáng từ trên xuống (Light from the top down): Là ánh sáng thẳng
đứng chiếu từ phía trên xuống. Ví dụ như ánh sáng trời lúc giữa trưa, cũng có
phần nào đặc tính của ánh sáng tạt ngang, nhưng thường không được ưa
chuộng bằng. Ánh sáng này che dấu chi tiết trong phần tối, tạo bóng đổ ngắn và
thô kệch...
Trong ảnh chân dung, ánh sáng từ trên xuống tạo bóng đổ ở đôi mắt, ở
mũi, ở miệng, ở cằm... và hoàn toàn không bắt mắt, rõ ràng. Trong ảnh phong
cảnh, ánh sáng này soi sáng những phần của cành, lá... hướng lên trời, tạo bóng
đổ xuống phía dưới đất loang lổ, lốm đốm che dấu hết chi tiết ở thân cây hay
những gì ở dưới tàn cây. Trong ảnh kiến trúc, ánh sáng từ trên xuống soi sáng
mái nhà, tạo bóng đổ trên tường, tạo tương phản có khi mất hết chi tiết trên vách.
Ánh sáng từ dưới hắt lên ( Light from the sneezing up): Là trường hợp
mà ánh sáng từ dưới tạt lên, soi sáng chủ đề. Loại ánh sáng này thường xuất
hiện rất ít và ít dùng, ta thường chỉ thấy ánh sáng này trong những phim kinh dị
bởi ánh sáng tạo bóng đổ quái gở trên khuôn mặt, đôi khi thêm cường độ gắt,
làm tăng sự gớm ghiếc, ghê rợn. Nên đặc biệt tránh dung ánh sáng từ dưới hắt
trong ảnh chân dung.
Ánh sáng phản chiếu (The reflected light): Là ánh sáng bật dội lại sau
khi tia sáng tới chiếu vào một vật thể có màu sắc nhẹ, có tính phản quang hay
một bề mặt láng bóng. Ánh sáng phản chiếu thường là ánh sáng phân kỳ, vì đa
số trường hợp sau khi bị phản chiếu, ánh sáng dội lại tỏa ra theo nhiều phương
hướng. Ví dụ ánh sáng mặt trời (song song), chiếu xuống sân hay bức tường xi
măng, ta có ánh sáng phản chiếu chan hòa bật lại.


13


Ánh sáng phản chiếu thường phá bóng đổ (hoặc làm nhẹ bóng đổ), thích
hợp với những loại ảnh chân dung, tĩnh vật, chụp cận, chụp lại tranh ảnh… Nó
luôn mang theo ít nhiều màu sắc của bề mặt phản chiếu. Ánh sáng phản chiếu
từ thảm cỏ xanh sẽ mang theo ít nhiều màu xanh của cỏ, từ bức tường gạch đỏ
sẽ mang theo ít nhiều màu đỏ... Do đó nếu ta chụp hắt flash vào trần nhà có
màu hay gương màu, ảnh của ta sẽ bị áp sắc màu đó. Dù không cố tình chụp hắt
flash đi nữa, thì khi chụp bằng flash trong phòng, màu sắc của những vật dụng
xung quanh cũng tạo áp sắc trên ảnh. Ví dụ chụp một người đứng ở góc nhà,
gần tấm màn cửa màu đỏ và bức tường vàng, ta sẽ có tấm ảnh người đó bị áp
sắc, một bên vàng, một bên đỏ, dù rất nhẹ.
Ánh sáng tổng hợp (Synthetic light): Là sự phối hợp của nhiều loại ánh
sáng như sáng chếch phối hợp với ánh sáng phản chiếu hay ánh sáng ngược
hợp cùng phản chiếu…Tuy gọi là ánh sáng tổng hợp, nhưng trong khía cạnh
nhiếp ảnh, ta chia ánh sáng ra thành hai loại là ánh sáng chính và ánh sáng phụ.
Ánh sáng chính giữ vai trò chủ đạo dùng để tạo ý nghĩa cho chủ đề. Ánh
sáng chính tạo chi tiết, tạo khối lượng, tạo hình thể, tạo độ đậm nhạt, tạo ý
nghĩa, dẫn dắt hướng nhìn, cách nhìn tạo ra độ nhịp nhàng và cân bằng cho tác
phẩm nhiếp ảnh. Ánh sáng chính có thể là bất cứ ánh sáng loại nào: thuận,
ngược, ngang, chếch, lên, xuống... mạnh hay yếu. Ánh sáng phụ là ánh sáng trợ
giúp cho ánh sáng chính để cùng tạo hình thể, ý nghĩa theo ý muốn người cầm
máy. Ánh sáng phụ làm tăng thêm chi tiết ở chỗ này hay làm nhẹ đi chi tiết ở
chỗ kia. Tạo đường viền trên tóc trên vai của tấm ảnh chân dung với tư cách
đèn tóc, ánh sáng phụ tạo tỷ số độ sáng trong khi ánh sáng chính tạo hướng đi
và cường độ chính của ánh sáng.
Ví dụ tiếp theo đây là về sử dụng ánh sáng tổng hợp. Đây là một ví dụ
tốt thể hiện nhiều nguồn sáng đa dạng trong một tấm ảnh. Nếu bạn có nhiều
nguồn sáng trong cùng một bối cảnh, hãy suy nghĩ xem đâu là nguồn sáng

chính. Tránh sử dụng flash gây cảm giác “phẳng, dẹt” cho tấm ảnh.

14


Bức ảnh chụp các em bé đốt pháo hoa ngày Quốc khánh Mỹ -Ảnh CNN

Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng các hướng chiếu sáng khác
nhau sẽ đem lại các cách nhìn khác nhau, và phải tùy thuộc vào ý đồ của tác giả
muốn thể hiện để chọn được góc độ phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao cho
bức ảnh. Người chụp có nhiều sự lựa chọn để thu được những hiệu ứng ánh
sáng phù hợp nhất với nội dung ảnh. Mỗi loại ánh sáng ấy lại đem đến cho
nhiếp ảnh những thăng hoa trong sáng tạo, khơi nguồn cho ý tưởng để có
những bức ảnh đẹp, có chất lượng.
Ánh sáng thể hiện ý đồ của tác giả và nội dung tư tưởng của tác
phẩm. Mục đích và ý tưởng là điều cốt lõi làm nên tác phẩm ảnh. Đây là các
công cụ giao tiếp hữu ích giữa nghệ sỹ nhiếp ảnh với công chúng. Mỗi bức ảnh
thể hiện một cách nhìn và cách trình bày thế giới riêng biệt. Qua ảnh, thế giới
nhân sinh quan, tâm hồn, tài năng của người cầm máy được thể hiện rõ nét nhất.
Ánh sáng ở đây có thể là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo, với
những gam màu tươi tắn, rực rỡ hay u ám, xám xịt.... Mục đích cuối cùng là
góp phần tăng giá trị nội dung, giá trị biểu đạt, truyền cảm và tăng ý nghĩa cho
bức ảnh. Có thể dẫn ra đây những minh chứng xác thực nhất cho luận điểm này
là những bức ảnh ở các cuộc thi ảnh có quy mô như giải Ảnh Báo chí Thế giới
do Hội Tương tế Ảnh Báo chí Thế Giới (World Press Photo Foundation) sáng

15


lập, Society of Photography Award, Pulitzer Prize for Photography, Pictures of

the Year International….
Ví dụ như bức ảnh của nhiếp ảnh gia của Getty Images John Moore,
chụp trong vụ tấn công ám sát cựu thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto tại
Rawalpindi ngày 27/12/2007, giành giải nhất, Giải thưởng Ảnh báo chí Thế
giới năm 2007. Bức ảnh thể hiện sự hỗn loạn tại đường phố Rawalpindi, hình
ảnh động, thể hiện sự sợ hãi, chạy trốn của người dân đang mò mẫm trong
khói, lửa. Ánh sáng ở bức ảnh là ánh sáng tổng hợp. Ánh sáng phụ là ánh đèn
vàng, đèn trắng của các tòa nhà cao tầng lẫn trong màu khói trắng, xám xịt,
mây xanh nhẹ, ánh sáng của bóng người, bóng đậm, bóng nhạt, tạo sự tối tăm,
mịt mù. Ánh sáng chính là ánh sáng của ngọn lửa ngay sau lưng những người
dân đang chạy hỗn loạn cũng mờ đi nhưng giúp chúng ta hình dung đó là dấu
vết của vụ đánh bom, tấn công ám sát.

Bức ảnh đoạt giải nhất cuộc thi ảnh quốc tế của nhiếp ảnh gia của Getty Images John
Moore, chụp trong vụ tấn công ám sát cựu thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto tại Rawalpindi
ngày 27/12/2007

Một ví dụ khác là bức ảnh đạt giải nhất của nhiếp ảnh gia của Getty
Images John Moore, chụp trong vụ tấn công ám sát cựu thủ tướng Pakistan
Benazir Bhutto tại Rawalpindi ngày 27/12/2007. Trong ảnh là một người đàn
ông đứng giơ tay lên trời kêu gào, xung quanh là những xác chết, các mảnh vụn

16


tàn tích sau vụ đánh bom ám sát cựu thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto, những
chiếc xe oto đỗ ngổn ngang. Ánh sáng ở bức ảnh là ánh sáng ngược từ phía sau
lưng người đàn ông nọ. Ánh sáng của nắng cuối ngày, của đèn pha oto khiến
bóng người, bóng vật đổ dài về phía trước, vẫn còn làm khói mỏng của ánh
sáng trộn với khói bom; mảng tối hòa lẫn ánh sáng, lấn át ánh sáng. Bức ảnh

cho thấy sự bất lực, hoang tàn, xơ xác của thành phố sau biến động kinh hoàng.
Những bức ảnh ấy hoàn toàn không được dàn dựng, đó là sự thật khách
quan, chỉ là người chụp đứng ở vị trí nào, ánh sáng ở phía nào. Điều đó làm
nên sự chân thực cho ảnh. Bên cạnh những bức ảnh không dàn dựng, để thể
hiện được ý đồ của tác giả và nội dung tư tưởng của tác phẩm, nhiều bức ảnh
cần đến sự chuẩn bị, sắp đặt và bố trí ánh sáng thích hợp. Ví dụ Tạp chí Time
vẫn rất thường xuyên đăng bìa chân dung của các chính khách, nghệ sĩ, VIP…
được chụp dàn dựng 100% trong studio hoặc ngoài trời với chất lượng ảnh
chụp tuyệt hảo (vì dàn dựng mà). Nếu như bức ảnh máy bay đâm vào tòa tháp
WTC trên bìa Time được xem là bức ảnh báo chí thời sự đúng nghĩa thì sau
này khi bình chọn ngài thị trưởng New York Giuliani vào danh hiệu “Nhân vật
của năm 2001” vì năng lực lãnh đạo thành phố giải quyết thảm họa 11/9, Time
đã đưa ra bìa bức ảnh báo chí chân dung ông Giuliani. Dù chụp dàn dựng,
nhưng ảnh Giuliani là ảnh báo chí đầy sống động, đơn giản vì ông ta là một
nhân vật báo chí ở thời điểm đó. Vấn đề còn lại đối với người phóng viên ảnh
chỉ là chụp ngài thị trưởng sao cho bắt được cái thần sắc, vẻ hiên ngang, bản
lĩnh của một người đã đứng đầu sóng ngọn gió đưa thành phố mình vượt qua
một năm đầy sóng gió mà thôi.
Ánh sáng tác động đến tâm lý cảm nhận của người xem. Tâm lý
cảm nhận của người xem là thước đo chính xác nhất thành công của bức
ảnh và của người chụp ảnh. Bởi công chúng là đối tượng chính tiếp nhận
những sản phẩm sáng tạo này, họ là đối tượng được phục vụ và cũng là
những giám khảo, những nhà phê bình ảnh.

17


Tuy nhiên tâm lý cảm nhận của người xem chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như: trình độ nhận thức, giao tiếp
xã hội, tình hình xã hội thời điểm đăng ảnh,… Không phải ai cũng đủ trình

độ thưởng thức, cảm nhận hết cái đẹp, cái ý nghĩa của mỗi bức ảnh cũng
như hiểu được các vấn đề đằng sau bức ảnh. Nhưng có một điểm chung trong
tâm lý cảm nhận hình ảnh nhiếp ảnh là hầu hết mọi người đều thích thưởng
thức những bức ảnh có ánh sáng đẹp, chứ không phải những bức ảnh thiếu
sáng, quá sáng hay mờ và nhoè nhoẹt.
Như đã phân tích và lấy ví dụ ở trên, yếu tố bối cảnh, nội dung, màu sắc
cũng đã tác động đến tâm lý người xem nhưng ở ánh sáng như yếu tố tiên
quyết, không thể thiếu để làm bật nội dung bức ảnh, tư tưởng của tác giả; là yếu
tố kết nối sự đồng điệu, rung cảm của người chụp với người xem.
Người ta thường vận dụng những chuyển sắc đậm nhạt, để phô diễn
đường nét, nhưng chính yếu vẫn là để thể hiện lối "chơi sáng", cách "đùa giỡn"
với ánh sáng, giữa sáng và tối. Không phải chỉ có vùng sáng là yếu tố chính
trong diễn tả, nhưng ngay cả vùng tối, bóng đổ cũng góp phần không nhỏ trong
thể hiện, bổ sung ngữ nghĩa cho ngôn ngữ nhiếp ảnh, tác động mạnh đến tâm lý
người xem ảnh.
Ví dụ bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức (1897 – 11/6/1963) tự
thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn ngày 11/6/1963. Ông làm vậy nhằm
phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình
Diệm. Phóng viên Malcolm Browne giành Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới
năm 1963 nhờ bức ảnh này. Ảnh chỉ có 2 màu trắng và đen do thời chiến tranh,
máy ảnh chưa hiện đại và số hóa như bây giờ tuy nhiên ánh sáng làm cho sắc
đen, sắc trắng có độ đậm nhạt khác nhau cũng đã làm người xem xúc động.
Nội dung và ý nghĩa làm rúng động dư luận, có tầm ảnh hưởng cũng đã
gây ấn tượng mạnh cho cộng đồng nhưng ánh sáng là cái gây ám ảnh nhất. Đó
là ánh sáng của ngọn lửa, kết hợp với ánh sáng ngang làm cho màu lửa thêm

18


sáng rực, là điểm nhấn ám ảnh cho bức ảnh. Bóng đổ ngang, dài làm rõ thêm

sức cháy của ngọn lửa. Bóng lửa lồng bóng người, càng tô đậm màu cho bóng
hòa thượng Thích Quảng Đức, vẫn tư thế thẳng lưng, ngẩng cao đầu bất khuất,
thanh cao, ông khiến tất cả những người đứng xung quanh, các vị sư từ kinh
ngạc đến xúc động, tiếc thương, căm phẫn giặc và tự hào bởi tinh thần chiến
đấu, yêu nước của vị sư già. Và những người xem chắc chắn cũng có những
cảm nhận đó. Bức ảnh buộc người ta phải suy nghĩ, phải nhớ về giai đoạn lịch
sử sục sôi của đất nước, phải tăng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Đó
chính là điều khiến bức ảnh giành Báo chí thế giới năm 1963 và vẫn vẹn
nguyên giá trị đến hôm nay.
Đôi khi, ánh sáng còn là chủ thể của bức ảnh như ví dụ dưới đây. Các
dòng chảy ánh sáng tuôn chiếu thẳng vào ga tàu Trung Tâm New York đã trở
thành điểm nhấn chính cho tác phẩm, bản thân nó chính là chủ đề chứ không
phải chỉ để chiếu sáng các chi tiết khác. Làn bụi trong không khí mang đến cho
luồng ánh sáng sự rõ ràng và ấn tượng hơn.
Điều rút ra từ tác phẩm: đừng luôn luôn nghĩ chủ đề chỉ là người hay vật
được chiếu sáng, đôi khi ánh sáng tự thân nó cũng là một chủ đề thú vị. Trong
tấm ảnh này con người lại trở thành nền, bối cảnh cho nhân vật “ánh sáng” mặc
dù bức ảnh muốn phản ánh về sự hoạt động của con người và quang cảnh ga
tàu ở Trung tâm New York vào buổi sáng.

19


Ga tàu Trung Tâm New York

Ví dụ vừa đưa ra cũng là một ví dụ khá thú vị về hiệu ứng ánh sáng đối
với sự biểu cảm của ảnh. Bức ảnh tràn căng sức sống và chút huyền ảo rất ấn
tượng. Nhưng qua đó, cũng rút ra một kinh nghiệm cho các nhiếp ảnh gia trong
việc chọn thời điểm chụp để thu nhận được những luồng ánh sáng hữu ích nhất.
Các tính năng và tính chất khác nhau của ánh sáng giúp tôn vinh đối tượng và

làm nổi bật các gam màu, tăng giá trị nội dung và biểu cảm cho bức ảnh.
Khi vấn đề miêu tả màu sắc là một trong các thuộc tính chính, bạn phải
luôn chuẩn bị sẵn sàng thiết bị chụp ảnh vào đúng thời điểm trong ngày, trong
tháng của năm… Ví dụ: chụp ảnh vào giờ vàng góc ánh sáng, cường độ thấp,
khuếch tán..., có thể giúp màu sắc được bão hòa sống động trong các bức ảnh.
Chụp ảnh vào ban đêm, có thể tận dụng tối đa ánh sáng sẵn có từ đèn đường, đèn
huỳnh quang, những nguồn sáng nhân tạo khác... và cùng màu sắc của bầu trời…

20


Trong quá trình học tập em có kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh, kỹ thuật
chụp ảnh; trong quá trình tác nghiệp, em đã được thực hành và đã rút ra một số
bài học cho bản thân để rút ra kinh nghiệm chụp ảnh.
Những bức ảnh vẫn còn mắc lỗi về chụp ảnh và chất lượng ảnh chưa tốt
nhưng cũng là trải nghiệm, khám phá thú vị về vai trò quan trọng của ánh sáng
trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Và hy vọng trong thời gian tiếp theo, khi rèn luyện
và tìm hiểu sâu về nghệ thuật nhiếp ảnh, những bức ảnh sẽ đẹp thêm từng ngày.
Có thể dẫn chứng ra một số ảnh em đã chụp và rút ra một số lưu ý như sau:
Ví dụ, ảnh nắng quái chiều hôm trên biển Mỹ Khê, Đà Nẵng sau một
tuần mưa. Ở đây em đã lấy ánh sáng chếch để thu lại sự rực rỡ của những tia
nắng quái cuối ngày nhưng cũng vì sau những ngày mưa gió nên mây nhiều,
ảnh bị tối, đám phi lao cũng làm tối phần bên phải ảnh; bầu trời như gần hơn
với mặt đất. Việc chọn bối cảnh vẫn còn vụng, tỉ lệ chưa chuẩn. Nhưng điều
em thích thú nhất là đã thu nhận được ánh sáng cuối ngày và sự phản chiếu của
ánh sáng ấy trên mặt biển, rồi hình ảnh các con thuyền đang vào bờ sau những
ngày ra khơi khiến mỗi lần xem ảnh, em đều nhớ đến bãi biển Mỹ Khê.

Nắng quái chiều hôm trên biển Mỹ Khê, Đà Nẵng sau một tuần mưa


Ví dụ tiếp theo là khi em chụp ở một hang thuộc Ngũ Hành Sơn. Ánh
sáng được lấy từ trên xuống, đúng giữa trưa, tạo sự huyền ảo, kỳ bí cho bức
21


ảnh, tôn lên vẻ đẹp của hang, sự linh thiêng, “hướng thiện”. Tuy nhiên những
nét của khuôn mặt lại không rõ, nhân vật chưa ấn tượng…

Tóm lại, có thể thấy, ánh sáng có vai trò rất quan trọng trong nhiếp ảnh.
Nếu những người chụp ảnh biết cách vận dụng ánh sáng một cách đúng mức thì
họ sẽ truyền tải thành công nội dung, tư tưởng, tình cảm qua tác phẩm nhiếp ảnh;
đem lại cho công chúng cái nhìn chân thực, rõ nét về những mảng sáng cũng như
những mảng tối của cuộc sống, thiên nhiên, con người...
“Nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng” bởi ở tính chất vật lý
của sự sống con người: không có ánh sáng sẽ không nhìn thấy vật; con
người chỉ có thể nhìn thấy khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Tiếp
đó, ngay ở công cụ chuyên dụng để chụp ảnh, hầu hết các bộ phận của máy
ảnh đều có các tính năng điều chỉnh liên quan đến ánh sáng như lấy ánh
sáng, tạo ánh sáng (đèn flat), giảm ánh sáng,… Như vậy, để có nhiếp ảnh,
phải có ánh sáng.

22


Ánh sáng còn có những vai trò, ý nghĩa trực tiếp liên quan đến chất
lượng của bức ảnh và sự tiếp nhận của công chúng, đó là: ánh sáng là điều kiện
tạo hình và phương tiện tạo hình; ánh sáng tạo nên các cung bậc màu sắc khác
nhau trong ảnh; ánh sáng tạo không gian cho hình ảnh; ánh sáng thể hiện ý đồ
của tác giả và nội dung tư tưởng của tác phẩm; ánh sáng tác động đến tâm lí
cảm nhận của người xem.

Nói “Nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng” không có nghĩa
là phủ nhận các kỹ thuật nhiếp ảnh và các yếu tố khác làm nên vẻ đẹp của
bức ảnh như bố cục, màu sắc, các thiết bị chuyên dụng, các hiệu ứng... Tất
cả các yếu tố ấy là đều góp phần làm nên vẻ đẹp của các bức ảnh và cần
nhiếp ảnh gia phải luôn trau dồi, tìm tòi, học hỏi. Nhưng ở đây, John
Herchel khẳng định và nhấn mạnh hơn cả tầm quan trọng, điều làm nên nghệ
thuật của nhiếp ảnh là ánh sáng.
Ánh sáng giúp người cầm máy nhìn thấy, xác định được đối tượng chụp;
thể hiện cá tính, cái nhìn, cách tiếp cận vấn đề của nhiếp ảnh gia; truyền tải tâm
tư, tình cảm, suy nghĩ của mình đến công chúng qua ngôn ngữ hình ảnh để
công chúng thấy, cảm và hiểu được người chụp muốn thể hiện gì, cho biết cái
gì, như thế nào,...
Ánh sáng như một loại màu vẽ đặc biệt, đa sắc độ, mang vẻ đẹp bí ấn và
nó biến đổi không ngừng. Ánh sáng biến hóa khôn lường, có khi hiện lên lồ lộ,
có khi nép mình ở những góc độ khác nhau để chơi trò ú tìm với nhiếp ảnh gia
–người họa sĩ vẽ bằng ánh sáng. Ánh sáng có khi làm nên những điều kỳ diệu,
phi thường nhưng cũng có khi khiến các “bức tranh vẽ bằng ánh sáng” xấu
thảm hại… Điều quan trọng là ở sự nắm bắt, nhạy cảm của người cầm máy để
“bắt” được những lúc ánh sáng đẹp, hợp nhất với “bức tranh” nghệ thuật của
mình. Điều đó đòi hỏi quá trình học tập, rèn luyện, thực hành và quan trọng là
“hiểu về ánh sáng”.
Càng đọc, càng ngẫm, càng học hỏi, thực hành nhiều mới thực sự thấm
cái chí lý trong câu nói của John Herchel: “Nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng
ánh sáng”.

23




×