Hc vin Bỏo chớ v Tuyờn truyn
Khoa Quan H Cụng Chỳng v Qung Cỏo
Tiểu luận
Nhaọp moõn baựo chớ
*****
ti: ngôn ngữ trên báo chí
H tờn : Vũ Hoàng Phong
Lp : Quaỷng Caựo_K28
GVHD: Th.s Phạm Hải Chung
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, báo chí thế giới đang phát triển với một tốc độ
chóng mặt. Bắt đầu với tờ báo chỉ là bản chép tay, đến những bản báo in đầu
tiên; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình báo chí mới như: báo phát thanh,
truyền hình, báo mạng điện tử...
Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tin
khác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phát
thanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnh
lẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết,
âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào Internet. Chính cách đưa thông tin đa
chiều này đã giúp báo chí dần trở thành “quyền lực thứ tư” trong xã hội, sau
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chúng ta có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của báo chí trong xã hội hiện
đại là vô cùng lớn. Chính vì vậy, trách nhiệm của nó cũng không hề nhỏ. Ngoài
khả năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận, báo chí còn có trách nhiệm
góp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo được viết cho giới trẻ.
Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâu
nghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển. Nhưng trong thời đại
bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây lại là một vấn đề nóng cần có
quan tâm của toàn xã hội. Tiếng Việt đang dần bị ăn mòn bởi thứ ngôn ngữ lai
căng, thiếu trong sáng, pha tạp của một bộ phận người trẻ. Do đó, báo chí phải
đóng vai trò như một người dẫn đường trong công cuộc bảo tồn vào phát triển
tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích vấn đề ngôn
ngữ báo chí ở phần sau.
2
MỤC LỤC
I - TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ...............................................trang 3
.........................................................................................................................................
1. Tính chính xác................................................................................................trang 3
2. Tính cụ thể......................................................................................................trang 3
3. Tính đại chúng...............................................................................................trang 4
4. Tính ngắn gọn................................................................................................trang 4
5. Tính định hướng............................................................................................trang 4
6. Tính biểu cảm.................................................................................................trang 5
7. Tính khuôn mẫu............................................................................................trang 5
II - HAI LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TIÊU BIỂU.................................................trang 6
1. Báo in..............................................................................................................trang 6
2. Báo mạng điện tử...........................................................................................trang 6
3. Kết cấu chung của một bài báo....................................................................trang 7
4. Các lỗi sai thường thấy.................................................................................trang 8
a) Viết sai phụ âm hoặc nguyên âm...................................................................trang 8
b) Lỗi sai về dấu thanh điệu.............................................................................trang 10
c) Lỗi về diễn đạt............................................................................................trang 10
5. Một số điểm cần chú ý trong ngôn ngữ báo chí.......................................trang 12
a) Viết tắt.........................................................................................................trang 12
b) Viết hoa.......................................................................................................trang 14
c) Dấu câu trong tiếng Việt..............................................................................trang 15
III - GÌN GIỮ SỰ TRONG SÁNG CỦA
TIẾNG VIỆT TRÊN BÁO CHÍ.............................................................trang 19
*Trách nhiệm của người làm báo......................................................................trang 20
IV - KẾT LUẬN...............................................................................................trang 21
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................trang 22
I - CÁC TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trong quan trọng hàng đầu
của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập đến
các sự kiện. Nếu không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét
đặc trưng nhất của ngôn ngữ báo chí chính là có tính sự kiện. Chính nó đã tạo
nên ở ngôn ngữ báo chí những tính chất cụ thể sau:
1) Tính chính xác:
Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng. Vì báo
chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất
cũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những
hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Có thể đưa ra dẫn
chứng: Sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc,
một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi chia tay
với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung”. Rõ ràng từ “với” ở đây
được dùng sai (vì cụm từ “chia tay với…” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”),
cần phải thay nó bằng từ “trong”.
2) Tính cụ thể:
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tường
thuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ. Có như vậy người đọc,
người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được
chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo.
Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với một
không gian, thời gian xác định; với những con người xác định (có tên tuổi, nghề
nghiệp, chức vụ, giới tính…cụ thể). Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế
4
tối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ như: “một người nào đó”, “ở một nơi nào
đó”, “vào khoảng”, “hình như”,…
3) Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội,
không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,…đều
là đối tượng phục vụ của báo chí. Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận thông tin, vừa
là nơi để bày tỏ ý kiến. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ
dành cho đại chúng, có tính phổ cập rộng rãi như theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ
báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomarov đã từng nói: “Ngôn ngữ báo chí
phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến
thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non
nớt cũng không thấy khó hiểu”.
4) Tính ngắn gọn:
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng
thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm
vào đó, nó còn làm tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc, dễ dẫn đến các
lỗi sai về mặt ngôn từ.
5) Tính định lượng:
Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích
xuất hiện trên báo, đó là tính định lượng. Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các
thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà
không vượt quá khung cho phép về thời gian và không gian.
Theo bài: “Đặt tít ngắn có dễ?” trên trang web Nghề báo (nghebao.com),
có những tít báo rất dài, như: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -
Hội nhập và thách thức” (tít này dài 64 ký tự), sau khi được sửa lại là: “Hội
thảo đổi mới giáo dục đại học” (chỉ còn 33 ký tự). Chúng ta có thể nhận ra tít
sau khi sửa chỉ dài gần bằng phân nửa tít trước nhưng nội dung chính vẫn được
5
giữ nguyên. Vậy tại sao lại bắt độc giả ngồi đọc những dòng chữ dài lê thê và
khiến cho họ cảm thấy “tức mắt” như vậy ?!
Bài viết trên cũng đã đưa ra chuẩn mực cho một tít báo là khoảng dưới 50
ký tự, theo đó là một vài gợi ý nhỏ khi viết tít:
- Bỏ những từ thừa
- Bỏ những từ “có cũng như không” như “của”, “về”, “được”,...
- Bỏ “các”, “những” nếu có thể
- “Chặt” chữ trong từ nếu được: “thành lập”, “sang thăm”, “phòng chống”,
“tham dự”,...
- Tránh câu bị động
- Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam
6) Tính biểu cảm:
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng những từ ngữ mới
lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân…Ví dụ như:
“Sông Tô mà không lịch”. (Báo Văn Hoá, 17/05/1999)
Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, chỉ là những chuỗi thông tin
khô khan thì nó khó có thể thu hút được sự chú ý của độc giả. Tính biểu cảm tác
động mạnh mẽ tới tâm hồn người nghe, làm cho họ có những trạng thái cảm xúc
nhất định theo như người viết mong đợi.
7) Tính khuôn mẫu:
Trong văn phong báo chí, ta rất hay gặp những dạng tin như:
- Theo AFP, ngày…tại…trong cuộc gặp gỡ…Tổng bí thư…đã kêu gọi…
- TTXVH, ngày…người phát ngôn Bộ Ngoại giao…cho biết…
Đây chính là tính khuôn mẫu của báo chí, thường bao gồm 6 câu hỏi: Ai?
Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao?
6
Báo in
(nguồn:homepages.which.net)
Báo mạng
(nguồn:vietnamnet.vn)
Yếu tố khuôn mẫu không đi một mình. Nó thường được kết hợp với thành
tố biểu cảm, nên ngôn ngữ báo chí thường mềm mại, hấp dẫn chứ không hề khô
khan như trong một văn bản khoa học hay văn bản hành chính.
II - HAI LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TIÊU BIỂU
1. Báo in
Ra đời: Báo in (hay báo viết) là loại hình
báo chí ra sớm nhất, được thể hiện trên giấy.
Tờ báo đầu tiên mang tên “Niewe Tydigen” ra
đời ở Bỉ vào năm 1605, tiếp sau là tờ “Aviso”
- 1609 ở Đức…Hơn 200 năm sau, tờ báo in
đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ của Việt Nam
mới xuất hiện vào năm 1865 có tên gọi: “Gia
Định Báo”.
Ưu điểm: tính phổ cập cao, nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu.
Nhờ những đặc điểm này mà báo in luôn chiếm một chỗ đứng quan trọng so
với các loại hình báo chí khác.
Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người
đọc và người viết) kém, khi sai thông tin thì rất khó đính chính.
Phương tiện biểu đạt: chủ yếu qua chữ viết và một phần là hình ảnh.
Vì vậy, nói tới ngôn ngữ trên báo in, người ta sẽ nghĩ ngay đến phương diện
chữ viết.
2. Báo mạng điện tử
Ra đời: Báo mạng điện tử (báo
mạng) ra đời muộn hơn nhiều so với các
loại hình báo chí khác. Tờ báo mạng đầu
tiên trên thế giới ra đời năm 1992 ở Mỹ.
Còn tại Việt Nam, sự hình thành của báo
7
mạng gắn liền với sự kiện tạp chí “Quê hương” công bố phiên bản trên mạng
Internet vào ngày 31 tháng 3 năm 1997.
Ưu điểm: thông tin cập nhật rất nhanh, có thể lưu giữ được; tính tương
tác hai chiều cao; thông tin không chỉ thể hiện dưới dạng chữ viết mà còn
bằng âm thanh và hình ảnh cả tĩnh lẫn động.
Nhược điểm: tính phổ cập chưa cao, do thông tin được đưa lên rất nhanh
nên còn nhiều sai sót về cả nội dung lẫn hình thức.
Phương tiện biểu đạt: phần lớn là chữ viết, ngoài ra còn có âm thanh,
hình ảnh tĩnh hoặc hình ảnh động.
Do báo in và báo mạng có phương tiện chuyển tải thông tin
chính đều là chữ viết nên chúng mang những đặc điểm giống nhau
về cả hình thức, kết câu, lỗi sai…
3. Kết cấu chung của một bài báo
a) Tít báo:
Tít (title) là phần độc giả đọc trước tiên khi bước vào bài báo, cho độc giả
biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao họ phải quan tâm đến nó. Nếu tít viết hay,
độc giả sẽ tiếp tục đọc bài báo; nhưng nếu viết hỏng, toàn bộ phần dưới sẽ bị
bỏ qua.
Tít báo luôn phải đảm nhận nhiệm vụ là thu hút người đọc, vì vậy ngôn
từ khi viết tít phải có sự sắc sảo và hấp dẫn.
Tít phải đảm bảo tính ngắn gọn, không quá dài dòng, không đưa những
thông tin phức tạp và nhiều con số. Vì vậy, số lượng từ dành cho tít
phải được cân nhắc kỹ và nên lấy từ nội dung của bài viết.
Tránh dùng những câu từ sáo rỗng hay viết theo lối chơi chữ. Điều này
sẽ làm cho độc giả cảm thấy khó chịu. Đặc biệt cần giảm thiểu tối đa
việc viết tắt trên tít vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính rõ ràng cả bài báo.
8
Sự chính xác cả về nội dung, chính tả hay ngữ pháp luôn là điều cần
thiết đối với một tít báo.
b) Sapô:
Sapô (chapeau) theo tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Thật vậy, nó có
phần nào đó giống như cái mũ của một bài báo, xuất hiện sau phần tiêu đề và
trước nội dung bài báo. Sapô thường là một văn bản hoàn chỉnh, bao gồm một
câu hay một vài câu. Nó mang lại cho độc giả khái niệm chung nhất về đề tài
của bài báo và thu hút sự chú ý của người đọc.
Đặc thù của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài giờ, được
đọc trong vài phút và bị quên đi trong vòng 24 giờ sau đó
(1)
. Vì thế, ngay từ
phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được phản ánh
trong bài viết. Do đó ta thường bắt gặp các từ ngữ chỉ thời điểm như: “hôm
nay”, “đang”, “gần đây”, “tháng trước”, “vừa mới”, “sắp”, “đang đến gần”,
“cho tới thời điểm này”,…
c) Nội dung bài báo:
Đây luôn là trọng tâm của một bài báo, là phần mà người viết muốn
thông qua để chuyển tải thông tin đến độc giả. Cho nên những lỗi cơ bản về
mặt ngôn ngữ như ngữ pháp (câu, quan hệ từ,…) hay chính tả (viết tắt, viết
hoa, đánh dấu sai…) cũng có thể làm cho bài báo bị sai lệch hoàn toàn về nội
dung và mục đích, dẫn đến sự khó chịu cho người đọc.
4. Các lỗi sai thường thấy
a) Viết sai các phụ âm hoặc nguyên âm:
- Về phụ âm:
Các lỗi sai hay gặp nhất là viết sai các phụ âm trong các cặp phụ âm đầu
tr/ch, s/x, gi/d…
_____________________________
9