BÀI TẬP LÝ THUYẾT Ô TÔ
ĐỘNG LỰC HỌC KÉO
Bài 1:
Xác định các thành phần lực cản tác dụng lên ôtô. Biết: ôtô chuyển động đều,
V=30km/h; lên dốc, góc dốc của đường α=100; kéo mooc trọng lượng Gm = 5000 kG;
trọng lượng toàn bộ của ôtô, G = 10000kG; diện tích cản chính diện; F=3.5m 2; Hệ số
cản không khí, K=0.4 Ns2/m4; hệ số cản lăn của đường, f0 = 0.02.
Bài 2:
Xác định khả năng vượt dốc của ôtô khi chuyển động ở vận tốc 70km/h, tay số 5. Biết:
tỷ số truyền lực chính: i0=6.463; tỷ số truyền tay số 5, i h5=1; trọng lượng toàn bộ của
ôtô, G=10000kG; bán kính bánh xe, rbx=0.5m; hệ số cản không khí, K=0.5 Ns2/m4;
diện tích cản chính diện, F=4m2; hiệu suất truyền lực, ηtl=0.85; công suất cực đại Nemax=110 kw, tại tốc độ quay trục khuỷu, nN=3200 v/ph; hệ số Lay-đéc-man: a=0.5, b=1.5;
c=1; hệ số cản lăn của đường, f0=0.015.
Bài 3:
Xác định công suất lớn nhất của động cơ (N emax) để ôtô có khả năng đạt tốc độ cực đại,
Vmax=200 km/h. Biết:
Khối lượng toàn bộ của ôtô, m=1935 kg; hệ số cản không khí, K=0.2 Ns 2/m4; diện tích
cản chính diện, F=1.8m2; hiệu suất truyền lực, ηtl=0.95; hệ số cản lăn, f0=0.015; loại
động cơ xăng không hạn chế tốc độ.
Bài 4:
Xác định độ dốc lớn nhất ôtô có thể vượt được biết: trọng lượng toàn bộ của ôtô
G=5400kG, mô men xoắn lớn nhất của động cơ M emax=165Nm, tỷ số ruyền tay số 1,
ih1=4.452; tỷ số truyền của truyền lực chính, i o=6.2; hiệu suất truyền lực ηtl=0.85; bán
kính làm việc trung bình của bánh xe r bx=0.33m, hệ số cản lăn của đường f 0=0.02, bỏ
qua lực cản không khí.
Bài 5:
Ô tô có trọng lượng G=9525kG, diện tích cản chính diện F=5m 2, hệ số cản không khí
K=Cw.ρw/2=0,4N.s2/m4, tỷ số truyền của truyền lực chính i 0=6,32, tỷ số truyền tay số
cuối cùng ihn=1, bán kính bánh xe rbx=0,5m, hiệu suất của hệ thống truyền lực ηtl=0,85.
Hệ số cản lăn của đường f0=0,01. Hãy xác định:
a - Công suất của động cơ khi ô tô chuyển động với vận tốc cực đại V max=108km/h
trong môi trường có gió ngược chiều 18km/h
b - Gia tốc lớn nhất của ô tô khi tăng tốc ở tay số cuối cùng trên đường bằng, biết
Memax= 41kG.m tại tốc độ quay nM= 1800v/ph. Ô tô chuyển động trong môi trường
không gió
ĐỘNG LỰC HỌC PHANH
Bài 1:
Xác định gia tốc phanh cần thiết để ôtô dừng trước vật cản. Biết:
Vận tốc chuyển động của ôtô, V=36km/h; khoảng cách từ ôtô đến vật cản: 30m; thời
gian phản xạ của xe, t1=0.8s; thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh, t 2=0.2s. Giả
thiết gia tốc phanh tăng vọt đến gia tốc phanh cần thiết (t3=0s).
Bài 2:
Xác định vận tốc của ôtô khi bắt đầu phanh và tổng quãng đường phanh. Biết:
Phanh đến khi dừng hẳn; hệ số bám của đường, ϕ=0.6; vết lết của bánh xe trên đường:
Sl=10m; thời gian phản xạ của lái xe, t 1=0.8s; thời gian chậm tác dụng của hệ thống
phanh, t2=0.2s; thời gian gia tốc phanh tăng từ 0 đến cực đại, t3=0.2s
Bài 3:
Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phanh (J pmax; Tpmin; Spmin) và tổng quãng
đường phanh của ôtô đến khi dừng hẳn, biết: Vận tốc của ôtô khi bắt đầu phanh,
V0=45km/h; hệ số bán của đường ϕ=0.7; thời gian phản xạ của lái xe t1=0.8s; thời gian
chận tác dụng của hệ thống phanh t 2=0.2s; giả thiết gia tốc phanh tăng vọt đến cực đại
(t3=0), coi δj ≈ 1.
Bài 4
Ô tô đang chuyển động trên đường bằng với vận tốc V 0=45km/h phải phanh cấp tốc.
Biết thời gian phản xạ t 1=1s, thời gian chậm tác dụng t2=0,2s, phanh tất cả các bánh xe
đạt đến giới hạn bám, hệ số bám bánh xe với mặt đường ϕ=0,6. Bỏ qua thời gian gia
tốc phanh tăng đến cực đại, δj≈1. Hãy xác định :
a - Gia tốc phanh lớn nhất và thời gian phanh nhỏ nhất của ô tô đến khi dừng hẳn.
b - Tổng quãng đường phanh khi phanh ô tô đến vận tốc V1=9km/h.
Bài 5
Ô tô đang chuyển động trên đường bằng phải phanh cấp tốc. Biết thời gian phản xạ
t1=1s, thời gian chậm tác dụng t 2=0,2s, phanh tất cả các bánh xe đạt đến giới hạn bám,
hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường ϕ=0,6. Bỏ qua thời gian gia tốc phanh tăng đến
cực đại, coi δj≈1. Hãy xác định :
a - Gia tốc phanh lớn nhất của ô tô.
b - Vận tốc bắt đầu phanh nếu tổng quãng đường phanh là 25m
c - Thời gian phanh nhỏ nhất của ô tô đến khi dừng hẳn.