Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI TẬP MÔN BẢO HIỂM HÀNG HẢI KHOA DKTB DHHH VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.62 KB, 3 trang )

BÀI TẬP MÔN BẢO HIỂM
LỚP HH05B
Yêu cầu chung: lớp chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm làm powerpoint để báo cáo.
Trình bày hành động xử lý phải kèm theo các biểu mẫu, báo cáo, kháng cáo...
như lý thuyết đã hướng dẫn.
Trường hợp 1: Với tư cách là chủ tàu, bạn hãy đưa ra hành động ứng phó,
khắc phục khi xảy ra sự cố dưới đây. Đề nghị tham khảo thêm các thông tin bổ
xung. (câu này chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 phần)
1a. Hành động, khắc phục với cơ quan bảo hiểm thân tàu.
1b. Hành động khắc phục trong lĩnh vực P and I.
Tin từ Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) cho
biết, sáng 24/11, trên hành trình từ Vũng Tàu đi Hải Phòng, tàu chở hàng Thái
Tuấn 27 đã gặp sự cố, chìm xuống biển. Nơi tàu chìm là tọa độ 17 độ 50 phút vĩ
Bắc, 107 độ 48 phút kinh Đông, cách biển Đà Nẵng khoảng 110 hải lý.
Được biết tàu Thái Tuấn 27 có 12 thuyền viên trong đó 10 người trên tàu đã
được một tàu cá cứu sống và bàn giao qua một tàu chở hàng khác để tiếp tục vào
bờ, trong đó có một người bị thương nặng. Hai người còn lại là thuyền trưởng
Trương Văn Sinh (51 tuổi) và thuyền viên Nguyễn Xuân Tương (39 tuổi) bị rớt
xuống biển mất tích.
Trường hợp 2: Với tư cách là chủ tàu "Inchon Gas", bạn hãy đưa ra hành
động ứng phó, khắc phục sự cố dưới đây.
Theo biên bản của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, hồi 20h15’ ngày 3-2-2009,
tại vị trí 20’39.7N và 106050.8E (khu vực đón trả hoa tiêu Hòn Dáu-Hải Phòng) tàu
Inchon Gas đã đâm vào hầm máy mạn phía lái của sà lan TB0712. Hậu quả là một
thuyền viên của sà lan bị mất tích, sàn lan bị nước tràn vào hầm máy.
Các thuỷ thủ tường trình rằng, lúc 18h cùng ngày, tàu Inchon Gas (quốc tịch
Panama) bắt đầu rời cảng Xăng dầu Đình Vũ đi cảng Raoping (Trung Quốc). Khi
hành trình đến khu vực trả hoa tiêu Hòn Dáu, khoảng 20h10’ hoa tiiêu dẫn tầu phát
hiện thấy một mục tiêu đi đối hướng cách khoảng 2 liên (gần 400m) hiện trên màn
hình radar. Tàu Inchon Gas đang hành trình với tốc độ 8,6 hải lý/h, hướng 2380,
liền lệnh giảm máy tới thật chậm góc lái phải 200. Sau đó lệnh hết lái trái và dừng




lại. Lúc này tốc độ tàu còn 7 hải lý/h, nhưng phần mũi tài Inchon Gas vẫn đâm vào
hầm máy mạn phải của sà lan TB0712 gây tai nạn.
Phân tích của cơ quan an toàn hàng hải, ngoài nguyên nhân trực tiếp tàu
Inchon Gas gây ra tai nạn là mặc dù đã được trang bị radar (quy định tại điều 5 của
quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển), nhưng lại mất cảnh giới trong khi
không hành trình với tốc độ an toàn, còn nguyên nhân chủ quan mới là điều đáng
nói. Tài Inchon Gas đã không phát tín hiệu âm thanh trong hành trình và thuyền
trưởng thiếu mẫn cán khi điều khiển tàu trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế, gần
khu vực có mật độ giao thông thuỷ lớn. Sau này các sỹ quan, thuỷ thủ thừa nhận:
chưa thật tuân thủ triệt để quy định của quy tắc phòng ngừa đâm va. Một sỹ quan
tàu thẳng thắn nhận ra rắng, ngay sau khi hoa tiêu dẫn tàu phát hiện có mục tiêu đối
hướng, tàu phải được điều khiển trở về tốc độ an toàn và lập tức đổi hướng chạy.
Ngược lại tàu không được điều khiển theo quy trình đó nên TNHH xảy ra là điều
khó tránh khỏi (?)
Trường hợp 3: Bạn hãy phân tích tai nạn dưới đây thuộc điều khoản bảo hiểm
nào, hành động với tư cách chủ tàu "Peace" để khắc phục sự cố.
Vụ va chạm của Peace và đèn trắng Đông Đình Vũ tại khu vực luồng Sông
Cấm. Cụ thể, theo kế hoạch điều động của Cảng vụ, tàu Peace (quốc tịch
Singapore) rời cầu cảng Petec hành trình đi Singapore hồi 19h ngày 13-6-2009. Bắt
đầu hành trình thì hệ thống động lực của tàu bị sự cố đã phải neo lại trên luồng để
khắc phục. Đến 19h13’ sau khi khởi động được hệ thống động lực, tàu kéo neo tiếp
tục hành trình với tốc độ máy tới chậm. Đến 19h18’ hệ thống động lực lại bị sự cố
lần 2. Thuyền trưởng cho rằng, hệ thống động lực sẽ nhanh chóng được khởi động
lại nên không thả neo mà thả trôi trong kênh Đình Vũ. Do tàu mất chủ động và tác
động của dòng chảy, hướng gió làm dạt vào tiêu đèn trắng Đông Đình Vũ, bị be
chắn sóng mạn trái nên mũi tàu đâm va vào thân tiêu đèn.
Ở vụ tai nạn của tàu Peace là do nguyên nhân quá chủ quan khi hệ thống động
lực gặp sự cố ở khu vực bị tác động lớn của dòng chảy lại không chủ động định vị

neo đậu an toàn. Đã vậy, cả thuyền trưởng và hoa tiêu không đưa ra được biện pháp
xử lý kịp thời tránh khu vực hoa tiêu đèn trắng mà thả trôi tàu chuyển động tự do.


Thuyền trưởng tàu Peace đã nhận trách nhiệm thiếu kinh nghiệm trong xử lý tình
huống, ứng phó tình huống khẩn cấp.
Trường hợp 4: Với tư cách là chủ tàu "Fortune Freighter" bạn hãy phân tích
các hậu quả, hành động khắc phục sự cố. Theo bạn chủ tàu "Fortune
Freighter" phải chịu trách nhiệm với những ai. Những tai nạn này thuộc
phạm vi bảo hiểm nào.
Ngày 12/1/2003, tàu Fortune Freighter quốc tịch Việt Nam, trọng tải 3.737
DWT, chủ tàu là Công ty Vận tải biển Việt Nam, sau khi rời cầu Cảng Sài Gòn đi
Hải Phòng, đi ngang hạ lưu cảng Elf Gas đã đâm va với sà lan chở dầu AG 6139
được lai áp mạn bằng tầu AG 7174 chạy ngược chiều. Hậu quả là tàu lai AG 7174
và sà lan bị chìm cùng 600.000 lít dầu D.O, làm tràn ra sông khoảng 30.000 tấn
dầu, làm gián đoạn giao thông đường thuỷ tại khu vực này hơn 30 giờ.
Trường hợp 5: Với tư cách là chủ tàu "Full City" bạn hãy phân tích các hậu
quả, hành động khắc phục sự cố.
Ngày 14/1/2003, Tàu Full City quốc tịch Panama va chạm cầu cảng Phú Mỹ
gây thiệt hại nghiêm trọng ước tính trên 250.000 USD.
Trường hợp 6: Với tư cách là chủ tàu "Union Star 88", bạn hãy đưa ra hành
động ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố dưới đây. Đề nghị tham khảo thêm
các thông tin bổ xung. (câu này chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1
phần)
6a. Hành động, khắc phục với cơ quan bảo hiểm thân tàu.
7b. Hành động khắc phục trong lĩnh vực P and I.
Ngày 20/1/2003, tầu Union Star 88, quốc tịch Indonexia, trọng tải 2.700 tấn,
trên đường từ cảng Mỹ Thới -An Giang đi Jakarta-Indonexia bị sự cố mắc lái, mắc
cạn và chìm ở khu vực cửa Định An- Cần Thơ. Hậu quả là tầu chìm cùng 2.300 tấn
gạo và 34 tấn dầu D.O.




×