Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nhu cầu xuất khẩu cà phê công ty cổ phần intimex việt nam (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.41 KB, 17 trang )

Lời nói đầu
Theo xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để được vào sân chơi
quốc tế, Việt Nam đã xác định được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với các
sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu cà phê là một trong những ưu tiên và cũng là lợi thế hàng đầu.
Với định hướng kinh doanh, doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu cà phê đang tìm kiếm
chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế. Một trong những doanh nghiệp hàng đầu theo đuổi định
hướng này là Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam (Intimex). Vấn đề lớn nhất đối với xuất khẩu
cà phê Việt Nam là làm thế nào để tăng khối lượng và kim ngạch cũng như thị phần trong thị
trường hiện có và mới bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản ... Vì vậy, bài nghiên cứu này được thực hiện
để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề hiện tại: "Nhu cầu xuất khẩu cà phê: Nghiên cứu tình
huống Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam "

Chƣơng I: GIỚI THIỆU

1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Cà phê được người Pháp giới thiệu ở Việt Nam vào năm 1857 và Việt Nam dần trở thànhnước
sản xuất cà phê lớn tại châu Á. Giai đoạn phát triển mạnh nhất của sản xuất cà phê là vào những
năm đầu thế kỷ 20 khi quy mô sản xuất nhỏ chuyển dịch sang mô hìnhtrang trại lớn. Nhà máy cà
phê hòa tan đầu tiên, Nhà máy Cà phê Coronel, được thành lập tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
trong năm 1969, với công suất 80 tấn mỗi năm.
Chiến tranh Việt Nam đã làm gián đoạn sản xuất cà phê trong khu vực Buôn Ma Thuột, nơi tập
trung phần lớn các cao nguyên cà phê. Xung đột ít khi xảy ra ở khu vực này và ở đây dân số
cũng khá thưa thớt. Sau khi giành chiến thắng ở miền Bắc Việt Nam, giống như những ngành
khác, ngành công nghiệp cà phê bị hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, dẫn đến kết
quả hoạt động kinh doanh khá yếu kém. Sau "Đổi mới" kinh tế năm 1986, doanh nghiệp tư nhân
một lần nữa lại được phép hoạt động, dẫn đến sự tăng trưởng đột biến trong ngành công nghiệp.
Hợp tác giữa người trồng, sản xuất và chính phủ đã cho thấy kết quả cao trong xây dựng thương


hiệu cà phê thành phẩm và sản phẩm xuất khẩu. Trong thời gian này, nhiều công ty mới tham gia
vào lĩnh vực sản xuất cà phê đã được thành lập, trong đó có công ty Trung Nguyên trong năm


1996 và Highlands Coffee vào năm 1998. Cả hai tiếp tục xây dựng các thương hiệu lớn được
phân phối thông qua mạng lưới rộng rãi các cửa hàng bán lẻ cà phê. Vào cuối những năm 1990,
Việt Nam đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới sau Brazil, nhưng sản xuất phần lớn
tập trung vào cà phê Robusta kém chất lượng, bị coi là có chất lượng kém hơn cà phê Arabica
khi xuất khẩudo vị đắng của nó -(Báo cáo thường niên Cà phê Việt Nam năm 2010 ). Các sáng
kiến của chính phủ gần đây đã tìm cách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, bao gồm việcmở
rộng khu vực trồng cà phê Arabica, phát triển cà phê nhân hỗn hợp, và những loại cà phê đặc biệt
như kopi Luwak (Việt Nam: cà phê chồn).

1.2. Vấn đề cần nghiên cứu
Các công ty nhập khẩu cà phê Mỹ chủ yếu là vừa và nhỏ. Để làm kinh doanh tốt trong thị trường
này, một công ty cần biết rõ về đối thủ cạnh tranh của nó. Đối với Việt Nam, các đối thủ cạnh
tranh lớn nhất và quan trọng nhất là Indonesia và Ấn Độ. Các công ty hầu hết người Mỹ muốn
làm kinh doanh trực tiếp mà không cần bất kỳ bên trung gian nào. Họ cũng đòi hỏi phải có câu
trả lời nhanh chóng và rõ ràng. Thị trường Mỹ có nhu cầu rất cao về cà phê và đây là một cơ hội
cho các công ty cà phê xuất khẩu nói chung và INTIMEX Việt Nam nói riêng. Ở Mỹ, các doanh
nghiệp phải được thực hiện theo các quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt và quy định của các tổ
chức chính phủ. Họ đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm và điều này có thể là một rào cản
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê để có thể thâm nhập thị trường này. Trong bối cảnh
này, vấn đề đặt ra cho cà phê Việt Nam là làm cách nào có thể hiểu kỹ thị trường để tăng kim
ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
-Để mô tả xu hướng tiêu dùng cà phê ở hầu hết các nước tiêu thụ cà phê trên thế giới.
- Để xác định kim ngạch xuất khẩu cà phê và thị phần xuất khẩu của các nước.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu xuất khẩu cà phê.


- Ước lượng chỉ số đàn hồi nhu cầu cà phê.
- Để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức đến nhu cầu xuất khẩu cà phê,

từ đó tìm ra giải pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm tới.
1.4. Giả thuyết nghiên cứu
- Kim ngạch xuất khẩu cà phê bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau bao gồm:
Dữ liệu định tính: đối thủ cạnh tranh hiện có, chất lượng sản phẩm, thói quen uống cà phê và thị
hiếu uống cà phê của người dùng.
Dữ liệu định lượng: Giá hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng đồ uống, giá của mặt hàng thay thế lớn
nhất, và thị phần cà phê.

1.5. Tầm quan trọng của nghiên cứu
Nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực cho các công ty xuất khẩu cà phê để tăng hiệu suất xuất
khẩu của họ cũng như doanh thu xuất khẩu. Nghiên cứu này sẽ tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê nói chung và với công ty Intimex Vietnam nói riêng. Các
số liệu được cập nhật và phản ánh tình hình thực tế và là nguồn đáng tin cậy cho những công ty
muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng điều tra các đặc điểm của thị trường cà phê Hoa Kỳ và các
công ty lớn trong ngành công nghiệp cà phê. Hơn nữa, nó cũng chỉ ra những điểm yếu của các
công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam dẫn đến hiệu suất kém trong vài năm qua.Nghiên cứu này có
thể giúp các công ty hiểu rõ đối tác họ đang kinh doanh ở thị trường cà phê Mỹ. Nghiên cứu
cũng sẽ giúp họ tránh được những lỗi sai thường gặp khi kinh doanh cà phê tại Mỹ.

1.6. Phạm vi và hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu điều tra tình trạng hiện tại của xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. Nó cũng chỉ ra đặc
điểm của thị trường Mỹ và những công ty lớn trong ngành công nghiệp cà phê. INTIMEX Việt
Nam là công ty được lựa chọn đã xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ trong những năm qua.
Bởi vì bản chất của nghiên cứu này, các kết quả và phát hiện này sẽ được chủ yếu là dựa trên dữ


liệu từ các nguồn thứ cấp khác nhau. Các dữ liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo công nghiệp, sách,
bài báo, tạp chí, bài xã luận, bài viết, cơ sở dữ liệu, nghiên cứu của các tác giả khác nhau, và các
trang web liên quan đến ngành công nghiệp cà phê. Các dữ liệu xuất khẩu cà phê cho thấy xu

hướng trong ngành công nghiệp cà phê. Tuy nhiên, các dữ liệu có thể không phải là dấu hiệu
đáng tin cậy để đánh giá xu hướng tương lai trong một môi trường kinh doanh trên thế giới biến
động mạnh như hiện nay.
Nghiên cứu này là một bài phân tích sâu sắc về xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên,
các thị trường khác như châu Âu và châu Á vẫn chưa được đưa ra nghiên cứu đầy đủ. Mỹ là thị
trường lớn nhất và tiềm năng nhất cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đó cũng là nước nhập
khẩu cà phê lớn nhất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là lý do tại sao nghiên
cứu này nhằm chủ yếu vào thị trường Mỹ thay vì các thị trường khác.

Chƣơng II: NHỮNG NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY
Phân tích các cơ hội thị trường quốc tế để xác định chưa được nhu cầu của khách hàng mà một
nhà tiếp thị có thể đáp ứng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Phân tích này có thể
được thực hiện thông qua việc tìm kiếm và phân tích thông tin hoặc nghiên cứu thị trường (thu
thập và phân tích dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp). Những nhà marketing có thể đưa ra một sản phẩm
hoặc dịch vụ đầu tiênđáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng. Họ cũng có thể trước tiên
xác định nhu cầu của thị trường rồi mới phát triển một sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Một khi đã xác định các cơ hội tiềm năng, việc cần làm tiếp theo là xác định nhóm khách hàng
tiềm năng (thị trường mục tiêu) để bán sản phẩm hoặc dịch vụcủa mình. Quá trình này cũng bao
gồm việc xác định các khách hàng tiềm năng, tính toán nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, chọn
phân khúc thị trường hợp lý, xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường kinh doanh. Phân
khúc thị trường liên quan đến việc xác định các nhóm khách hàng tiềm năng có những đặc điểm,
phong cách tiêu dùng giống nhau để phân biệt với phần còn lại của thị trường. Những tiêu chí để
phân khúc thị trường phải là những yếu tố quyết định đến đặc điểm, chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp tạo ra.


Quá trình này cũng đòi hỏi các nhà tiếp thị phải hiểu rõ những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ
của mình mang lại cho khách hàng mục tiêu, những đặc trưng để phân biệt bản thân mình với các
đối thủ cạnh tranh.
Mỗi một công ty đều phải cung cấp sản phẩm có giá trị tốt nhất cho khách hàng để làm cho sản

phẩm và dịch vụ của mình bán được nhiều hơn so với các đối thủ, do đó họ phải tìm ra được
chiến lược kinh doanh và tiếp thị phù hợp.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về các công ty thành công trên toàn thế giới và cố gắng xác
định cách mà họ kết hợp giữa hoạt động và nỗ lực của mình. Porter đã kết luận rằng các công ty
này đã áp dụng thành công một trong ba chiến lược, ví dụ như cải tiến về chi phí, tạo ra sự khác
biệt hoặc tập trung vào sản phẩm. Các học giả khác đã xác định rằng các công ty thành công
được là nhờ kết hợp các chiến lược với vị trí của họ trên thị trường, ví dụ, họ sẽ sắm vai một nhà
lãnh đạo thị trường, một người thách thức các đối thủ, hay là người phải theo xu hướng thị
trường. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng các công ty đã đạt được thành công trong thị
trường thông qua việc áp dụng một trong ba chiến lược kỷ luật giá trị, ví dụ, sự xuất sắc trong
hoạt động kinh doanh, gần gũi với khách hàng hay đưa ra sản phẩm dẫn đầu thị trường. Những
chiến lược này được đề cập nhiều trong những cuốn sách về marketing của nhiều tác giá khác
nhau.
Bước thứ tư trong chính là phát triển mô hình marketing, sản phẩm, địa điểm, giá cả và khuyến
mãi. Mô hình marketing xác định bốn lĩnh vực chính để một công ty phát triển sản phẩm, dịch vụ
của mình một cách tốt nhất. Để tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ, mỗi công ty cần phát triển bền
vững bốn yếu tố trọng điểm và cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả bốn yếu tố đó phù hợp với
nhau nhằm xây dựng hình ảnh rõ ràng về thương hiệu và sản phẩm của mình.
Phát triển một chương trình tiếp thị tốt vẫn là chưa đủ để dẫn đến thành công. Mỗi công ty cũng
cần phải nỗ lực hết mình để làm tốt việc marketing. Rất nhiêu công ty thất bại không phải vì họ
không có một chương trình marketing hữu hiệu, nhưng họ đã thất bại trong việc thực tốt kế
hoạch của mình. Các công ty cũng cần phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát tốt các
chương trình marketing.
Hopp và Foote (1955) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong giá cà phê bằng
cách chạy hàm đồng quy. Họ nhận thấy rằng nguồn cà phê thế giới, sản xuất cà phê của Brazil và


nhu cầu tiêu dùng cà phê là những yếu tố quan trọng tác động đến giá cà phê.
Họ kết luận rằng giá cà phê là một mô hình tuần hoàn. Họ cũng đề cập đến những kỳ vọng của
người mua về nguồn cung cà phê cũng ảnh hưởng đến giá cà phê nhưng điều này đang ngày càng

trở nên ít liên quan hơn đến giá cà phê với những cải thiện trong kỹ thuật dự báo nguồn cung
cấp. Mundlak và Larson (1992) đã sử dụng dữ liệu bảng cho 58 quốc gia trong 60 mặt hàng / sản
phẩm sử dụng một dữ liệu chuỗi thời gian với nhiều loại cà phê khác nhau. Họ kết luận rằng các
chính sách của quốc gia sản xuất cà phê "ảnh hưởng đến mức giá của các mặt hàng nhưng các
chính sách này không hạn chế được sự biến động của giá trong nước với giá quốc tế của những
mặt hàng đó.
Gilbert (2005) kết luận trong nghiên cứu của mình rằng các quy định ICA và xu hướng sản xuất
cà phê ở Brazil ảnh hưởng đến giá cà phê. Ông dự đoán rằng giá cà phê sẽ giảm sau năm 2005 vì
ông cho rằng giá cà phê đã cao hơn so với bình thường 30 phần trăm và đưa ra giả thuyết rằng
mức giá đó sẽ đi xuống trong tương lai gần vì nhu cầu không tăng nên thị trường sẽ tự điều chỉnh
lại.
Tuy nhiên sau khi giá cà phê năm 2004 thực tế đã tăng liên tục, có thể do các động lực thay đổi
trong ngành công nghiệp cà phê.
Gilbert (2007) nhận thấy rằng sự độc quyền trước đây tại thị trường Mỹ đã chuyển thành môi
trường cạnh tranh cao và thị trường Mỹ là thị trường cà phê rang lớn nhất có tầm ảnh hưởng đến
hoạt động thương mại cà phê toàn cầu. Thi trường Mỹ mang tính cạnh tranh cao hơn rất nhiều so
với thị trường Anh.Sự thiếu tập trung của những vùng chế biến cà phê cũng làm cho giá cà phê
ngày càng tăng mạnh.
Mehta (2008) đã nghiên cứu giá cà phê ở ba cấp độ, giá cà phê nông sản ở Brazil và giá bán
buôn và bán lẻ tại Hoa Kỳ. Ông nghiên cứu ảnh hưởng của ICA (Hiệp định Cà phê Quốc tế) đến
giá cà phê tại những thời điểm khác nhau và chỉ ra sự biến động đi xuống của giá cà phê khi quy
định hạn ngạch được đặt ra. Ông thấy rằng giá nông sản của Brazil đã không biến động cùng
chiều với giá cà phê quốc tế. Ông cũng thấy rằng giá bán lẻ cà phê chịu tác động lớn từ việc tăng
giá bán buôn lớn hơn là việc giảm giá bán buôn. Cuối cùng ông kết luận rằng sự can thiệp của
ICA đã làm gián đoạn nguồn cung cấp tự nhiên và chu kỳ giá cà phê đồng thời cũng là dấu hiệu
cảnh báo việc độ tin cậy của những dự đoán giá cà phê bằng dữ liệu chuỗi thời gian.


Gilbert (2008) bằng cách sử dụng GVC (chuỗi giá trị toàn cầu) phân tích nói rằng chỉ có một nửa
chi phí cà phê bán lẻ là chi phí mua giá cà phê chưa qua chế biến hoặc cà phê nguyên liệu. Do đó

có thể suy ra rằng có một lượng giá trị gia tăng đáng kể ngoài giá cà phê nguyên liệu. Ông nói
rằng người mua cà phê thường tham khảo các thị trường đầu mối lớn (New York và London) để
lấy báo giá khi mua cà phê xanh và không coi chi phí sản xuất như một nhân tố chính ảnh hưởng
đến giá cà phê. Tương tự như vậy, người bán cũng đề cập đến New York và London là hai thị
trường để định giá cà phê. Do đó giá cà phê tại sàn giao dịch New York (NYBOT) và London
(LIFFE) có thể được dùng thay thế cho giá cả hàng hóa tại một số thời điểm nhất định.
Fitting và Kaplingsky (2001) cho rằngcó thể tạo ra thương hiệu cà phê nhờ sự đa dạng của sản
phẩm khi bán lẻ và những yếu tố lien quan đếng giá trị gia tăng trước khi sản phẩm cà phê đến
tay người tiêu dùng.Cũng có nhiều yếu tố khác ngoài giá cả có ảnh hưởng đến giá bán lẻ cà phê.
Mohan (2007) kết luận rằng tự do hoá thương mại cà phê đã mang lại nhiều rủi ro cho người sản
xuất cà phê. Rủi ro thương mại này là do biến động giá của thị trường cà phê nhưng những sàn
giao dịch lớn (NYBOT / LIFFE) đã làm giảm nguy cơ đó. Ông cũng khuyến cáo rằng các thị
trường giao dịch đầu mối nên mở chi nhánh để người sản xuất cà phê có thể tiếp cận dễ hơn. Ông
nhấn mạnh tầm quan trọng của các thị trường đầu mối trong vấn đề giá cả và giảm thiểu rủi ro
cho người sản xuất.
Kolk (2005) phát hiện ra rằng các nhà bán lẻ ở Mỹ trả giá cao cho những loại cà phê chất lượng
và có tiếng trên thị trường. Ngoài họ cũng sẵn sang trả cao hơn cho mặt hàng cà phê kinh doanh
theo phương thức công bằng. Người sản xuất cà phê vẫn phải đối mặt với những khó khan và
chưa nhận ra những lợi ích của thị trường lớn như vậy.Ông cũng tranh luận rằng tăng sản lượng
tiêu thụ cà phê là cách để tăng mức sống của nông dân cà phê ở những nước đang phát triển.
Ponte (2002) cho người trồng cà phê chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng. Ông cho rằng các
nhà sản xuất nên lưu ýsở thích của người tiêu dùng cuối cùng và các đặc tính của loại cà phê mà
người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn. Cà phê chất lượng cao sẽ là chiến lược đúng đắn
đóng góp nhiều thu nhập cho người sản xuất hơn so với cà phê chất lượng thấp với cùng số
lượng.


Chƣơng III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng: Đối tượng của nghiên cứu này là các công ty xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ
trong ít nhất 5 năm trở lại đây tại Hà Nội và tại TP.HCM. Đây là nguồn chủ yếu sẽ được sử dụng

để thảo luận về các biến định lượng của các giả thuyết.
Mẫu: Từ các đối tượng nghiên cứu, 20 các công ty này đã được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu.
Sau đó, các cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành và phiếu câu hỏi sẽ được đưa ra để thu thập dữ
liệu đầu vào.
Dữ liệu nguồn sơ cấp: Phiếu điều tra sẽ được gửi đến người quản lý của 20 công ty xuất khẩu cà
phê sang thị trường nước ngoài trong đó có Mỹ. Bảng câu hỏi bao gồm 10 câu hỏi: 7 câu hỏi mở
và 3 câu hỏi đóng. Những câu hỏi đầu tiên để tìm ra thời gian những công ty bắt đầu xuất khẩu
sang thị trường nước ngoài. Sau đó, câu hỏi thứ hai và thứ ba được thiết kế để tìm xem xuất khẩu
cà phê là một khu vực kinh doanh chính và liệu Hoa Kỳ là một thị trường lớn cho các công ty đó
hay không. 3 câu hỏi tiếp theo để tìm ra các tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn mà các công ty
gặp phải khi xuất khẩu cà phê sang Mỹ. Câu hỏi số 7 và 8 được đưa ra để tìm ra những rào cản
có thể có trong chính sách của nước xuất khẩu - Việt Nam và các nước nhập khẩu - Mỹ có ảnh
hưởng đến xuất khẩu cà phê. Câu hỏi 9 và 10 hỏi ý kiến của các công ty về tương lai kế hoạch
mở rộng kinh doanh xuất khẩu và giải pháp cho các vấn đề hiện tại.
Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo và tin tức về thị trường Mỹ trên báo, tạp chí thương mại, và các
nghiên cứu liên quan. Từ những dữ liệu này, chúng ta có thể biết về các thị trường Mỹ và các thị
trường xuất khẩu cà phê ở Mỹ. Các báo cáo chiến lược, báo cáo về hoạt động xuất khẩu của công
ty cũng là một nguồn đáng tin cậy. Từ những dữ liệu chúng ta có thể tìm hiểu về tình hình hiện
nay của các công ty và định hướng chiến lược của công ty.
Bởi vì bản chất của nghiên cứu này, dữ liệu thứ cấp sẽ là nguồn chủ yếu được sử dụng để giải
thích các xu hướng của nhu cầu xuất khẩu cà phê. Dựa trên dữ liệu thu thập từ các nguồn thứ cấp
khác nhau, thống kê nhu cầu xuất khẩu cà phê đã được thực hiện từ năm 2001 đến năm 2013
(con số quý), tổng cộng 44 quan sát trong 11 năm. Con số này được xử lý trong chương trình
E-view nhằm đưa ra bằng chứng thống kê và kết quả thảo luận trong chương 4. Dữ liệu thứ cấp
là nguồn chính trong nghiên cứu này để mô tả những ảnh hưởng của các biến số định lượng về
nhu cầu xuất khẩu cà phê.


Quá trình thu thập dữ liệu


Tổng quan thị
trường Mỹ
Nguồn thứ
cấp
Chiến lược và mục
tiêu của công ty
Intimex

Nguồn sơ cấp

Yêu cầu của mô hình
marketing khi xuất khẩu
sang thị trường Mỹ

Vấn đề cần
giải quyết

Kết luận và
kiến nghị

Phỏng vấn những lãnh
đạo công ty Intimex

Tình trạng hiện tại của mô
hình marketing
Phiếu điều tra dành
cho những người
quản lý

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Phân tích dữ liệu định tính
Đối thủ cạnh tranh hiện có và cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê.
Phân tích dữ liệu trong phần này xuất phát từ cơ sở dữ liệu của FAO. Thương mại quốc tế có một
số mặt hàng xuất khẩu thực sự quan trọng. Dầu là mặt hàng đứng vị trí đầu tiên và cà phê là nhân
tố quan trọng nhất thứ hai của thương mại. Cà phê là một sản phẩm quan trọng trong nhiều nền
kinh tế đặc biệt là đối với hệ thống tài chính của các nước kém phát triển. Xuất khẩu cà phê đóng


góp vào thu nhập quốc dân. Nhiều tác giả (Otero, 2000; Bacon, 2004; Nestel, 1995) nhấn mạnh
một thực tế rằng cà phê là nguồn chính để trao đổi với nước ngoài, tạo ra việc làm và giá trị gia
tăng. Đối với một số nước, cà phê là một trong những sản phẩm có giá trị nhất của ngành nông
nghiệp. Việc kinh doanh thương mại cà phê có thể được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Một
cách phân chia phổ biến là qua các sản phẩm cà phê. Robusta chiếm khoảng 90% sản lượng thế
giới. Arabica (9% của lượng sản xuất toànthế giới) có giá trị hơn vì hương vị thơm ngon
(Kemsley, 1995).
Chất lượng sản phẩm
Những giọt từ từ nhỏ giọt từ các bộ lọc vào ly mang theo hương vị đắng và màu đen truyền
thống. Nhưng một khi hỗn hợp với vị ngọt, sữa đặc đọng ở phía dưới, nó biến thành một hỗn hợp
pha sô cô la. Nó là một phép ẩn dụ phù hợp cho câu chuyện của cà phê Việt Nam.
Thực dân Pháp đã giới thiệu cà phê ở đây vào năm 1857. Buôn Ma Thuột được coi là một khu
vực hoàn hảo để trồngcà phê Robusta. Tuy nhiên, một thế kỷ sau, cuộc chiến tranh Việt Nam đã
tàn phá đất nước và sản xuất cà phê đã bị gián đoạn nghiêm trọng.
Sau khi cuộc chiến lâu dài, chính phủ Việt Nam được hỗ trợ bởi các cơ quan phát triển, đưa ra
các chương trình trồng cà phê rộng lớn trong khu vực để giúp đưa đất nước trên con đường phát
triển. Thành công của Việt Namlà rất đáng khâm phục.
Chỉ trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã từ đất nước bị tàn phá nặng nề của chất độc da cam trở
thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới sau Brazil, và số một với cà phê Robusta - một
trong hai loài cà phê chính, thường được sử dụng trong cà phê hòa tan. (Arabica, được trồng ở
những vùn có độ cao hơn và chiếm khoảng 75% sản lượng thế giới).
Sự trở lại ngoạn mục này đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế - cà phê xuất khẩu chủ lực

của Việt Nam, tạo ra thu nhập hơn 1,5 tỷ USD. Ngành cà phê chiếm 3% GDP quốc gia, cung cấp
việc làm cho khoảng 2,6 triệu người - 600.000 người trong số họ là nông dân thuộc các dân tộc
thiểu số. Chỉ có 5% đến 7% tổng sản lượng được sử dụng cho tiêu dùng trong nước, phần còn lại
được xuất khẩu, chủ yếu là Mỹ và châu Âu.
Xu hướng uống cà phê tại Mỹ
Theo nghiên cứu mới đây về xu hướng uống cà phê của Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ, 83% số
người trưởng thành Mỹ hiện nay uống cà phê. Con số này tăng lên 5% so với năm ngoái. Ngoài
ra, tiêu thụ cà phê hàng ngày vẫn duy trì ở mức mạnh và ổn định ở 63%, trong khi số người uống
cà phê ít nhất một lần một tuần tăng nhẹ lên 75%.


Dẫn đầu trong tiêu thụ cà phê là Mỹ gốc Tây Ban Nha. Nghiên cứu này bắt đầu theo dõi dữ liệu
theo nhóm sắc tộc vào năm ngoái, cho thấy 76% người trưởng thành gốc Tây Ban Nha cho biết
họ uống cà phê hôm qua, 64% người da trắng người Mỹ gốc và 47% người Mỹ gốc Phi cho biết
họ uống cà phê hôm qua.

Môi trường cạnh tranh
Thị phần cà phê: Brazil vẫn dẫn đầu với 30%, Việt Nam chiếm 10%. Tiếp theo
là Colombia (9%), Indonesia (6%), Mexico và Ấn Độ chiếm 4% và phần còn lại thuộc về những
quốc gia khác.
* Khả năng xuất khẩu và tiếp thị
- Brazil: là nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới. Họ xuất khẩu 25 triệu bao cà phê mỗi
năm (22 triệu bao cà phê tươi và 3 triệu bao cà phê hòa tan), nhưng rất ít trong số đó là cà phê
rang xay. Trong các năm 2006-2007, Brazil đã xuất khẩu 41,1 triệu tấn cà phê (60kg/bag). Trong
giai đoạn 2007-2008, sản lượng cà phê Brazil đạt 31,1-32.300.000 bao, trong đó có 21,3-22,4
triệu bao cà phê Arabica và Robusta 9,8-9,9 triệu bao. Có khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu cà


phê ở Brazil.
- Việt Nam: Nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai. Đất nước xuất khẩu 912.553 tấn cà phê trong

năm 2006, doanh thu đạt 1.121.131.797 $. Việt Nam xuất khẩu sang 71 quốc gia và vùng lãnh
thổ, trong đó có 191nghìn tấn sang Mỹ. Có 480.000 ha cà phê Robusta, trong đó cung cấp
700.000 tấn sản xuất và 26. 500 ha cà phê Arabica, cung cấp gần 18.000 tấn sản lượng. Ước tính
có khoảng 18,3 triệu bao cà phê 60kg được sản xuất năm 2007-2008.
- Colombia: Tăng trưởng xất khẩu tăng 0,5% trong tháng mười tháng mười lên con số 12.325
triệu bao. Hiệp hội Fedecafe Colombia cho biết: trong tháng Mười tỷ lệ xuất khẩu giảm 17%
xuống còn 939.000 bao.
* Chất lượng sản phẩm
- Việt Nam: chất lượng tự nhiên cà phê của Việt Nam được đánh giá cao và được công nhận là
một trong những nước có cà phê tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm của Việt
Nam thấp vì bị hạn chế trong khâu chế biến và quản lý sản xuất. Trong năm 2010-2011, cà phê
bị loại trừ của Việt Nam chiếm 72% số lượng toàn thế thế giới.
- Với sự đầu tư đúng mức, cà phê Robusta Việt Nam sẽ có nhiều thế mạnh (chiếm 95% tổng sản
lượng quốc gia) trong cuộc cạnh tranh về chất lượng.
- 5,42% Brazil cà phê Robusta kém chất lượng trong niên vụ 2005-2006.
- Columbia tập trung khai thác và sản xuất chất lượng cà phê Arabica tốt nhất.
* Giá
- Việt Nam: Năm 2007/2008, giá trung bình xuất khẩu cà phê Robusta là $1.967/tons ($ 118/bao)
- Brazil: Giá cà phê Arabica là $ 118/bao
Theo số liệu thu thập được, Việt Nam cần phải theo kịp với Brazil và giữ khoảng cách với
Colombia vì họ có thể vượt lên bất cứ lúc nào.


1
Sản lượng
cà phê Robusta

Sản lượng
cà phê Arabica


Chất lượng
tự nhiên
Xuất khẩu cà
phê

nguyên

liệu
Giá cà phê

Kỹ thuật
chế biến

Notes:

Brazil
Vietnam

2

3

4

5


Colombia
Lợi thế cạnh tranh của cà phê Vietnam, Colombia and Brazil


Phân tích dữ liệu
Sau khi sử dụng phương pháp đồng quy với các dữ liệu, mô hình tốt nhất đã được lựa chọn như
sau:
Suy đoán mô hình hồi quy:

Ln CFIM = 9.240450+ 0.087812* LOG (CP) + 0.020318* LOG (CBPI) + 1.023844* LOG
(MS) + 0.086276* LOG (TP)

Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

9.240450

0.121369

76.13503

0.0000

LOG(CP)


0.087812

0.014748

5.954071

0.0000

LOG(CBPI)

0.020318

0.031719

0.640549

0.5256

LOG(MS)

1.023844

0.022580

45.34241

0.0000

LOG(TP)


0.086276

0.030212

2.855655

0.0068

R-squared

0.994905

Mean dependent var

8.043638

Adjusted R-squared

0.994382

S.D. dependent var

0.224724

S.E. of regression

0.016844

Akaike info criterion


-5.223016

Sum squared resid

0.011065

Schwarz criterion

-5.020268

Log likelihood

119.9064

F-statistic

1903.726


Durbin-Watson stat

1.110825

Prob(F-statistic)

0.000000

Kiểm tra mức độ ảnh hƣởng của toàn bộ mô hình
Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét một giả thuyết chung rằng tất cả các biến không phụ thuộc đồng
thời bằng không. Đây là cách để kiểm tra ý nghĩa tổng thể của mô hình hổi quy.

Kiểm tra giả thuyết:
*Ho: Tất cả các biến không ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê. (Tất cả các hệ số beta =0)
Ha: Ít nhất một biến trong mô hình có tác động đến sản lượng xuất khẩu cà phê
(β2≠0, β3≠0, β4≠0, β5≠0).
* Giá trị F tính ra:
F

R 2 /( k  1)
0.994382 /(5  1)

 1725.743058
2
(1  R ) /( n  k ) (1  0.994382) /( 44  5)

Giá trị F so ánh: F α,k-1,n-k = F 0.05,4,39 = 2.964708

Quyết định: |F |<Fc=> Hủy bỏ giả thuyết rằng chúng ta nên loại bỏ ba biến độc lập ra khỏi mô
hình.
*Kết luận: Có bằng chứng rõ ràng để kết luận rằng chúng ta không nên loại bỏ 3 biến độc lập
khỏi mô hình hồi quy
Do đó, phải có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Sau khi kiểm tra tổng
thể của mô hình, ý nghĩa của từng biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như kiểm tra việc loại bỏ
một số biến, mô hình được viết lại như sau:
Ln CFIM = 9.216968 + 0.094992* LOG (CP) + 1.020649* LOG (MS) + 0.101594* LOG
(TP)
Mô hình này đã được kiểm tra những lỗi thường gặp: multicolinearity, heteroskedasticity và
autocorrellation. Sau khi thực hiện những bài kiểm tra cần thiết, có thể đưa ra kết luận rằng mô


hình không bị mắc lỗi multicolinearity và autocorrellation. Mặc dù chịu tác động nhẹ của lỗi

heteroskedasticity, mô hình vẫn đáng tin cậy và không thiên vị với biến nào.

Chƣơng V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cà phê phụ thuộc nhiều vào một số biến định tính và biến
định lượng bao gồm: chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hiện tại và xu hướng uống cà phê
tại các nước nhập khẩu. Các biến định lượng ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê bao gồm giá hàng
hóa, chỉ số giá thức uống cà phê, giá của hàng thay thế lớn nhất, và thị phần cà phê.
Bằng cách nghiên cứu và phân tích việc sản xuất, xuất khẩu cà phê, luận án trình bày những
thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm này sang thị trường Mỹ.
Điều quan trọng với Intimex Việt Nam và ngành xuất khẩu cà phê nói chung là tập trung và
khuyến khích các sản phẩm xuất khẩu của mình. Ngành công nghiệp này tạo ra công ăn việc làm
cho người dân, tăng cường kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và doanh thu của ngành nông
nghiệp.
Kiến nghị:
Với các tổ chức nhà nước: Cần có chính sách thích hợp để khuyến khích người trồng cà phê nhờ
việc cải cách cơ cấu trồng, phương pháp canh tác cũng như đầu tư vào công nghệ mới để tăng
năng suất. Hơn nữa, nhà nước cần phải mở rộng hành lang pháp lý và giảm thiểu thủ tục hành
chính để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.
Với các doanh nghiệp: doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam nói riêng cần phải nhận thức được đặc điểm và cơ cấu thị trường nước ngoài:
môi trường, cấu trúc, đối thủ cạnh tranh hiện tại và xu hướng tiêu dùng. Hơn nữa, các công ty
phải phát triển sức mạnh nội bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng lợi thế cạnh tranh và tối
đa hóa các cơ hội trong kinh doanh.
Tài liệu đã xuất bản:
Nguyễn Gia Phúc, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Văn hóa Việt
Nam No123/ Mar-Apr 2013, ISSN 866-7322, trang 26-27.


Nguyễn Gia Phúc, Thuc trang xuat khau ca phe Việt Nam, Tạp chí Con số và sự kiện, 6/2013,

ISSN: 1859-0969, trang 24-26.



×