Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận triết học những điều kiện tiền đề cho sự ra đời triết học mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.86 KB, 38 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thời đại thế kỷ XXI, được mệnh danh là “thời đại của bộ
não”, chúng ta suy nghĩ về Các Mác, “bộ não” vĩ đại của thế kỷ XIX, để hiểu rõ
tầm vóc tư duy của bộ não lớn ấy của loài người nhằm hiểu sâu hơn những tác động
ảnh hưởng của những tư tưởng lý luận của C.Mác và những tư duy thiên tài đi trước
thời đại của ông.
Cho đến nay thì vẫn chưa có được một tầm vóc khoa học nào vượt được thiên tài
Các Mác. Chẳng thế mà có nhà khoa học không phải là cộng sản, với 30 năm nghiên
cứu về C.Mác đã cho rằng “cả loài người hiện nay sống trong mặc cảm Mác, không
thoát khỏi mặc cảm Mác”. Còn Jacques Derrida, tác giả của cuốn sách “Những bóng
ma của Mác” (Spectres de Marx) thì tuyên bố cần phải trở về với Mác vì “không có
tương lai nếu không có Mác, nếu không có di sản của Mác”. Vấn đề là nhìn nhận di
sản ấy như thế nào. Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề lý luận, mặc dầu đối với lý
luận của chúng ta, hiểu thấu đáo di sản của C.Mác có ý nghĩa hết sức lớn lao.
Triết học nói chung và lịch sử triết học nói riêng là một bộ phận không tách rời
của văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy nghiên cứu, học tập lịch sử triết học để trang
bị cho mình những tri thức có tính trí tuệ cao cuả môn học này là nhu cầu khách quan
của con người.
Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của
con người trong thế giới đó; nó đã có lịch sử ra đời và phát triển trên 2000 năm trong
lịch sử tư tưởng nhân loại.
Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn
giản. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là
cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng
và phương pháp siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái
“logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức
phức tạp.
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử
phát triển triết học của nhân loại. C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa một cách có phê
phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt
để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. Để xây triết học duy vật



1


biện chứng, Mác đã phải cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm
của Hêghen.
Một ngành khoa học nào khi ra đời cũng đều có nguồn gốc của nó. Nó không
ngẫu nhiên xuất hiện, mà nó ra đời đều có quá trình với những lý do đặt ra: Nó ra đời
là vì cái gì? Ra đời như thế nào? Ra đời trong hoàn cảnh ra sao? Nó phát triển qua
từng thời kì như nào? Yếu tố nào tác động khiến nó ra đời và phát triển là như thế này
chứ không phải như thế kia? Đây đều là những câu hỏi mà khi nghiên cứu, xem xét,
phân tích làm rõ bất kì một ngành khoa học nào đều phải đụng đến. Và khi nghiên cứu
triết học Mác chúng ta cũng cần phải đi từ cái ban đầu của nó. Chỉ như vậy chúng ta
mới có thể hiểu rõ và nắm vững được quá trình phát triển của nó. Rằng tại sao nó lại
phát triển như thế. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng lớn, và chúng ta cần quan tâm
và làm rõ. Vì nó có ảnh hưởng trực tiếp lớn đến triết học Mác nói riêng và hệ thống
triết học của nhân loại nói chung. Vì thế đặt ra câu hỏi: triết học Mác ra đời trên những
điều kiện gì? Là câu hỏi thật sự cần, và đi trả lời câu hỏi đó lại còn cần hơn nữa đối
với chúng ta. Chính vì yếu tố cần thiết đó mà tôi đã chọn làm đề tài “ những điều kiện
tiền đề cho sự ra đời triết học Mác” để làm rõ cho sự ra đời của triết học Mác và tại
sao triết học Mác lại phát triển như thế? Có phải vì nó có những tiền đề hợp lý và phù
hợp với những điều kiện tự nhiên xã hội. Nên nó mới ra đời và tồn tại vững vàng trước
mọi sự phá hoại xuyên tạc của các trường phái triết học khác. Và nó được sử dụng làm
tiền đề để phát triển xã hội nói chung và con người nói riêng, chứ không phải làm xã
hội bất ổn và con người sống trong khổ đau tăm tối do ảnh hưởng của các tư tưởng
triết học trước Mác.

2



B NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI CHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MÁC
Mỗi một sự vật hiện tượng đều ra đời và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Không có và không thể có cái gì ra đời mà không gắn với một sự kiện cả? Con người hay
bản thân sự vật đó không thể bóc tách nó ra khỏi những quy luật tự nhiên đó. Cũng như
thế mỗi một tư tưởng quan điểm của một ngành khoa học nào cũng đều có nguồn gốc
kinh tế cụ thể của nó, nó gắn và phản ánh, bảo vệ lợi ích của một giai cấp. Chính vì thế
mà ngay cả triết học Mác cũng vậy, triết học Mác ra đời cũng gắn với những điều kiện cụ
thể của một giai đoạn cụ thể. Có thể nói các tư tưởng quan điểm trong triết học Mác có bắt
nguồn từ cơ sở kinh tế. Đồng thời phản ánh cở sở kinh tế và xã hội của một xã hội cụ thể,
mà ở đây là xã hội tư bản chủ nghĩa.Vậy là ta có thể thấy được rằng điều kiện kinh tế xã
hội trong giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành của chủ nghĩa Mác.
1. Cơ sở kinh tế
Chủ nghĩa mác xuất hiện ở Tây Âu giữa thế kỉ XIX,là nơi mà hồi đó
những mâu thuẫn trong xã hội tư bản chủ nghĩa trở nên hết sức mạnh mẽ .điều kiện
quan trọng nhất cho chủ nghĩa mác ra đời đó chính là sự ra đời của giai cấp vô sản trên
vũ đài lịch sử ,giai cấp này có sứ mệnh đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và sáng lập ra
chủ nghĩa cộng sản .Những lợi ích và nhu cầu căn bản của giai cấp công nhân được
biểu hiện một cách khoa học trong học thuyết chủ nghĩa Mác,trong chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lích sử.
Triết học Mác ra đời vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn mà
chủ nghĩa tư bản ở một số nước Tây Âu như: Anh, Pháp và một phần ở Đức có bước
phát triển mới. nước Anh khi đó đã là một nước tư bản, một cường quốc công nghiệp
hùng mạnh. Lúc này phương thức sản xuất tư bản ở Anh phát triển nhanh và mạnh.
Nước Pháp cũng hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp vào những năm 50-60 của
thế kỷ XIX. Nhờ cách mạng công ngiệp, lực lượng sản xuất xã hội tăng nhanh đáng
kể. từ những năm 30- 40, số máy hơi nước, độ dài đường sắt tăng lên hàng chục lần.
tạo điều kiện cho trao đổi buôn bán hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn. Chính vì thế mà
đẩy mạnh hơn sản xuất trao đổi hàng hòa làm cho kinh tế sản xuất để phục vụ cho nhu
cầu buôn bản trao đổi tăng nhanh. Cùng với đó khai thác than đá, sản xuất gang, sắt

thép cũng tăng nhanh và tạo ra lượng sản phẩm khổng lồ.

3


Ở Đức tuy đi vào và tiến hành công nghiệp chậm hơn các nước khác, và còn phụ
thuộc vào Anh, Pháp. Song cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng. Tỷ trọng các ngành sản xuất công
nghiệp ngày càng tăng. Ngoài ra ở một số nước Tây Âu khác như Hà Lan, Ý, Bắc Mĩ
cũng có sự phát triển tương tự như thế. Nhìn vào sự phát triển công nghiệp của các
nước trên càng chứng minh cho ta một điều: tính chất tiến bộ hơn hẳn của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với chế đọ phongkiến và các chế độ trước đó.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đem lại một năng suất lao động cao và
nguồn của cải nhiều chưa từng có trong lịch sử. mà C.Mác về sau đã nhận xét rằng “
giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra lực
lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lương sản xuất của tất cả các thế hệ trước
kia cộng lại” chính cái sự ra đời và phát triển của lực lượng sản xuất mới đó mà đã làm
thay đổi căn bản phương thức sản xuất vật chất. Chính vì thế mà phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa là phương thức ưu việt và tiến bộ trong giai đoạn này. Tạo ra tính xã
hội hóa cao. Và để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi phải phát
triển khoa học kỹ thuật và phương thức tư duy trên cơ sở thế giới quan triết học mới.
Chứ không phải những quan điểm cũ và lạc hậu thiếu tính thực tế khoa học của các
quan điểm triết học trước đây. Vậy là có thể nói những tư tưởng triết học mới có chịu
sự tác động lớn từ lực lượng sản xuất qua những khâu trung gian như: quan hệ kinh tế,
chính trị xã hội khác có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra đời và phát triển của thế giới
quan, phương pháp luận của triết học.
2. Sự phát triển của mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không chỉ tạo ra những phát triển kinh tế cho
xã hội, đối với tiến trình phát triển lịch sử. Mà nó còn lại làm cho những mâu thuẫn
bên trong vốn có của xã hội tư bản thêm phần găy gắt hơn. Đó là những mâu thuẫn:

lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Hay là tình trạng phân hóa giàu
nghèo. Những người nắm giữ về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên giàu có do sự bóc
lột lao đông với những người lao động làm thuê, còn bộ phận làm thuê thì bị bóc lột
thậm tệ. Có thể nói chủ nghĩa tư bản ngày càng tạo ra sự giàu có, nhưng đó là sự giàu

4


có cho một bộ phận nhỏ trong xã hội. Còn đa phần những bộ phận khác thì không
được hưởng sự giàu có này. Vì thế mà nó tao ra mâu thuẫn lớn trong lòng xã hội lúc
này. Trước tình hình đó một số nhà đại diện cho tư tưởng của giai cấp phong kiến hoặc
tư sản bị phá sản kêu gọi quay trở về “ thời kỳ hoàng kim”
Hay là những nhà tư sản nhỏ của chủ nghĩa xã hôi tư sản thì chủ trương quay trở lại
chế độ tư hữu nhỏ. Nhưng tất cả những ý kiến trên đều là sai lầm vì họ không thấy rằng tư
hữu lớn là sinh ra từ tư hữu nhỏ và chủ nghĩa tư bản lúc này đã phát triển ở trình độ cao,
nên không thể có chuyện quay trở lại tư hữu nhỏ được.
3. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản với tư cách là lực lượng chính trị xã hội
chống chủ nghĩa tư bản
Nền đại công nghiệp, thứ vũ khí mà giai cấp tư sản dùng để chiền thắng giai cấp
phong kiến trước đây đã quay trở lại đánh vào giai cấp tư sản. bởi vì “giai cấp tư sản
không những đã rèn ra những vũ khí giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ
khí ấy những công nhân hiện đại, những người vô sản.” có thể nói giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến. Giai cấp vô sản cũng đã đi
theo tư sản để chống phong kiến. Nhưng đến lúc thắng lợi đạt được thì giai cấp tư sản
trở thành giai cấp thống trị còn vô sản thành giai cấp bị trị. Chính vì thế mà mâu thuẫn
giữa hai giai cấp này đã diễn ra rất sâu sắc. cụ thể là đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh
của công nhân chống lại giai cấp tư sản mang tính chất tự phát, song cũng đã thể hiện
sự đấu tranh diễn ra mạnh mẽ như: cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Lyong

(Pháp) năm 1831, phong trào Hiến chương 1835 tới 1842 ở Anh, khởi nghĩa công
nhân Xiledi năm 1844… những cuộc khởi nghĩa của công nhân các nước Tây Âu
nhưngx năm 30- 40 đã chứng tỏ rằng:
Thứ 1 xã hội tư bản không phải sự hòa hợp lợi ích giữa giai cấp tư bản và lao
động, không phải thể hiện hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Thứ 2: vai trò của giai cấp tư sản về cở bản đã mất dần. Nếu trước dây chống
phong kiến giai cấp tư sản dương cao ngọn cờ tự do bình đẳng bác ái. Thì sau khi
giành được thắng lợi giai cấp tư sản lại không thực hiện điều đó. Vì thế một số học
thuyết tư sản trước kia là phù hợp, thì nay đã không còn phù hợp nữa.và nó đặt ra yêu
cầu phải xây dựng hệ thống lý luận mới đáp ứng đoì hỏi mới của giai cấp công nhân

5


Thứ 3: giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Nó không ngừng
lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân đóng
một vai trò hết sức to lớn nhưng chính họ lại chưa ý thức được điều đó, chưa nhận
thức được con đường và phương thức thực hiện giải phóng bản than và giải phóng
toàn xã hội. Chính vì thế mà phong trào của công nhân Tây Âu lúc bấy giờ còn mang
tính tự phát, chua có hệ thống, mục tiêu, con đường biện pháp đấu tranh cụ thể. Họ
chưa ý thức được tư hữu là nguồn gốc của bất công và cần phải lật nhaò cái chế độ tư
hữu ấy.
Phong trào công nhân càng lớn mạnh bao nhiêu thì giai cấp tư sản càng tỏ ra bạc
nhược hèn yếu bảo thủ bấy nhiêu. Nhất là ở nước Đức lúc này, mâu thuẫn xã hội diễn
ra gay gắt : mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến, mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản,
mâu thuẫn thuẫn giữa vô sản với phong kiến. các mâu thuẫn đó chồng chéo lên nhau
và trở nên sâu sắc vô cùng. Đáng lẽ ra giai cấp tư sản phải tiến hành cuộc đấu tranh
xóa bỏ phong kiến. Nhưng do giai cấp tư sản Đức lúc này mới xuất hiện còn non yếu,
mặt khác họ lại sợ trước sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân lúc này ở các nước khác và cụ thể ở nước Đức. Nên giai cấp tư

sản Đức đã quay lại thỏa hiệp với phong kiến để đàn áp công nhân.Giai cấp tư sản Đức
mơ ước biến đổi nền quân chủ phong kiến Đức thành dân chủ tư sản một cách hòa
bình. Vì vậy giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài chính trị không chỉ có sứ mệnh là “
kẻ phá hoại” chủ nghĩa tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh
cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Có thể nói chính thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất
cho sự ra đời triết học Mác. Từ thực tiễn của phong trào công nhân đã đặt ra yêu cầu:
các phong trào phải có một lý luận các mạng soi đường. Các phong trào công nhân
trước khi có lý luận của chủ nghĩa Mác còn mang tính tự phát chưa có tổ chức, chưa
có mục tiêu, con đường đấu tranh cụ thể. Vì thế các phong trào đấu tranh hầu như là đi
vào con đường thất bại. Điều đó đặt ra yêu cầu phải có lý luận cách mạng đúng đắn, và
triết học Mác đã ra đời trên yêu cầu cấp thiết đó. Sự ra đời của triết học Mác phản ánh
quá trình kinh tế xã hội, sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp không chỉ ở Đức mà
còn ở cả Châu Âu.

6


Chủ nghĩa Mác ra đời là do nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ nhân loại đặt ra
đó là : Vấn đề giải phóng con người tạo điều kiện để con người sống và phát triển. Vấn
đề xóa bỏ chế độ bất công trong xã hội, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp . Triết học
Mác là lý luận cách mạng của giai cấp vô sản, đáp đúng đắn những vấn dề hiện thực
lích sử trên lập trường của giai cấp vô sản. có thế nói “triết học thấy giai cấp vô sản là
vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của
mình.
4. Đánh giá chung
Ta có thể tóm lại như sau: Chủ nghĩa tư bản với sự phát triển của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa gắn với nền đại công nghiệp. Đã tạo ra năng suất lao động
cao và nguồn của cải vô cùng lớn trong lịch sử. Nhưng mặt khác lực lượng sản xuất
ngày càng phát triển thì nó cũng lại càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất thống trị dựa

trên độ tư hữu lỗi thời. Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn trong xã hội. Và mâu thuẫn
đó được biểu hiện ra bên ngoài xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản.
Làm bùng nổ những cuộc khởi nghĩa của giai cấp công nhân. Chính từ những điều
kiện đặt ra từ những phong trào công đó là: lý luận cách mạng soi đường cho các
phong trào này. Mà đã làm cơ sở cho triết học Mác hình thành và ngày càng phát triển.

II. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌCMÁC
Để có được mặt khái quát lý luận về con đường xóa bỏ chế độ tư bản và xây dưng
chế độ mới tiến bộ. mà về sau theo Mác đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội
dựa trên chế độ tư hữu và dân chủ. Thì ngoài những tiền kinh tế xã hội, C.Mác còn
tiếp thu những cái tích cực từ các tiền đề lý luận để hình thành và phát triển triết học
Mác. Theo V.I.Lenin cho rằng, nguồn gốc cho sự ra đời cho chủ nghĩa Mác nói chung
và triết học Mác nói riêng là: triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã
hội không tưởng Pháp.
1. Triết học cổ điển Đức
Triết cổ điển Đức là một trong ba tiền đề lý luận quan trọng trong việc hình
thành triết học Mác. Trong triết học cổ điển Đức C.Mác và Ph.Angghen chịu ảnh

7


hưởng từ hai nhà triết học lớn đai diện cho hai trường phái triết học đối lập nhau:
Heghen với triết học duy tâm và Phơ Bách với triết học duy vật.
1.1 Heghen
Heghen theo nhận xét của Ph.Ăngghen “ không chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà
còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực ông xuất hiện ra
là một người vạch thời đại.”
Heghen sinh ra trong gia đình quan chức cao cấp. Hồi còn trẻ ông chủ yếu quan
tâm tới vấn đề lịch sử, pháp quyền và tôn giáo. Từ 1800-1803 ông chịu ảnh hưởng của
triết học Schelling. Từ đây ông bắt đầu say mê nghiên cứu triết học với nhiều tác phẩm

như “ hiện tượng học tinh thần”, “ khoa học logic” “ bách khoa toàn thư của các khoa
học triết học”… có thể nói triết học của Heghen là sự kết thúc và là điểm khởi đầu cao
nhất của chủ nghĩa duy tâm Đức vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX . Vì thế trước
Mác thì hệ thống triết học của Heghen là đồng bộ và sâu sắc nhất, ông là người cuối
cùng kết thúc triết học là khoa học của mọi khoa học. Heghen đã dựa vào sự vận động
và phát triển của ý niệm tuyệt đối để chia hệ thống triết học của mình làm 3 phần:
logic học, triết học tự nhiên, triết học tinh thần.
Heghen giải quyết những vấn đề chủ yếu của triết học trên lập trường duy tâm
khách quan. Ông lấy tinh thần thế giới làm cơ sở cho mọi hiện tượng của tự nhiên và
xã hội. Trong khi ông phát triển thế giới quan duy tâm, ông đã đặc biệt chú ý tới vấn
đề biện chứng của khái niệm. từ những lý thuyết của những nhà triết học như Kant,
Schelling, Phich tơ. Đó là những biện chứng chưa được xây dựng và phát triển thành
hệ thống. Thì Heghen đã xây dựng nên phương pháp biện chứng của mình. Phương
pháp biện chứng ấy là một trong những thành quả quan trọng nhất của triết học trước
Mác.
Và chính là yếu tố này “ phép biện chứng duy tâm” đã gây ảnh hưởng rất nhiều
đến C.Mác và Ph.Ăngghen. Ngay cả hai ông về sau này cũng đã nói rằng: trong sự
phát triển trí tuệ của mình, hai ông chịu ơn nhiều nhà triết học Đức trong đó có
Heghen. Công lao của Heghen là đã phê phán lại phương pháp siêu hình, đối lập nó
với phương pháp biện chứng. Heghen là người đầu tiên đã diễn đạt một cách rõ ràng
những quy luật và phạm trù của phép biện chứng.

8


C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng những tư tưởng cách mạng trong phép biện chứng
của Heghen để luận giải cho những khát vọng dân chủ cách mạng của mình. C.Mác và
Ph.Ăngghen đánh giá cao công lao của Heghen trong việc phát triển phép biện chứng
như là lý luận sâu sắc về sự phát triển. Đồng thời hai ông cũng phê phán quyết liệt chủ
nghĩa duy tâm của Heghen biểu hiện trong học thuyết “ ý niệm tuyệt đối”, trong quan

niệm nhà nước và pháp quyền. Vậy là có thể thấy tầm ảnh hưởng của Heghen trong
quá trình hình thành triết học Mác là khá lớn. Và chúng ta sẽ đi làm rõ cái tích cực mà
C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa trên cơ sở có phê phán trong triết học của Heghen. Để
hiểu rõ sự ảnh hưởng của nó tới sự hình thành của triết học Mác.
Có thể nói tới hai khía cạnh trong triết học của Heghen là phương pháp biện
chứng và hệ thống siêu hình bảo thủ. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa mặt tích cực
của Heghen đó là phương pháp biện chứng. Trong phương pháp biện chứng của
Heghen chứa đựng trong lòng nó “ hạt nhân hợp lý” là học thuyết về sự phát triển.
quan niệm về phát triển là thành quả quan trọng nhất của triết học Heghen. Chính cái
quan niệm ấy là cơ sở cho phương pháp biện chứng của ông. Trong cuốn Khoa học
logic, ở phần đầu Heghen đã phát biểu tư tưởng biện chứng về sự đổi chất lượng thành
số lượng và ngược lại. Trong phần thứ 2 ông trình bày học thuyết về sự mâu thuẫn của
phát triển. còn phần thứ 3 ông tổng hợp lại quan niệm của sự phát triển với tư cách là
(phủ định của phủ định), chính quan niệm này xuyên suốt tác phẩm của ông. Và trong
chính tác phẩm này ông đã xây dựng nên tam đoạn thức. Được ông sử dụng làm sơ đồ
biện chứng duy tâm của những khái niệm.
Phần đầu của Khoa học logic của Heghen là học thuyết về tồn tại. Phần này gồm
3 chương : chất lượng, số lượng và độ. Theo Heghen thì sự phát triển trong tinh thần
thế giới trong lĩnh vực tồn tại là sự thay thế liên tục của các khái niệm chất lượng, số
lượng và độ. Ông đã có những định nghĩa có thể nói là hợp lý về chất, lượng, độ.
Nhưng tiếc rằng những khái niệm này của ông lại không gắn với chính bản thân sự vật.
Ông đã hiểu rằng một sự vật nhờ chất của nó là nó, nhưng ở đây Heghen cũng mới chỉ
hiểu chất là khái niệm chất đơn thuần mà không phải chất gắn với sự vật. Theo ông
giai đoạn nối tiếp của tồn tại là số lượng, số lượng là tính quy định bên ngoài của tồn
tại. Heghen cho rằng cái nhà vẫn là cái nhà dù nó có to hay nhỏ. Ông cho rằng khái
niệm chất lượng chuyển thành khái niệm số lượng và ngược lại. ông cho rằng do kết

9



quả của sự vận động như thế của khái niệm chất lượng và số lượng thì xuất hiện khái
niệm độ. Độ xuất hiện với tư cách là sự thống nhất giữa chất lượng và số lượng. Nghĩa
là theo ông số lượng có tính chất chất lượng. Ở đây trong phạm vi độ, khi lượng vượt
qua phạm vi của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. và theo Heghen sự thay đổi về chất
đó là bước nhảy. vậy là ở đây Heghen đã có sự phỏng đoán về sự phát triển thực hiện
qua bước nhảy. và khi lượng đổi dẫn đến chất đổi thì độ cũ sẽ mất đi rồi độ mới ra đời,
cái quá trình độ cũ mất đi và độ mới ra đời là đường nút của độ. Nghĩa là ông nêu lên
sự phát triển trong đó có sự tiệm tiến bằng những bước nhảy. Heghen viết rằng: “ mọi
sự sinh ra và mọi sự chết đi không phải sự tiệm tiến liên tục, mà trái lại là sự gián đoạn
của sự tiệm tiến ấy và là bước nhảy vọt phát sinh từ những thay đổi về lượng chuyển
thành thay đổi về chất” vậy là ở đây nổi bật lên tư tưởng cho rằng, đến những giai
đoạn nhất định nào đấy thì sự phát triển nhịp nhàng, liên tục, tuần tự sẽ thay thế bằng
sự phát triển theo bước nhảy vọt, sự phát triển cách mạng. Ông đã nêu ra ví dụ như sự
chuyển hóa từ nước từ thể lỏng sang thể rắn. đó không phải sự tiệm tiến, không phải
dẻo ra rồi càng ngày càng cứng lại mà thành băng. Mà nó đông lại một cách đột ngột
và để nó trong trạng thái tĩnh nó sẽ giữ được tạng thái lỏng. Cũng theo quan niệm này
của ông thì chất_lượng là 2 mặt đối lập của bất kì sự vật nào, giữa chúng có mối quan
hệ tác động lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa cho nhau.thực chất là Heghen đang
trình bày quy luật thay đổi lượng dẫn tới thay đổi chất, nhấn mạnh sự chuyển hóa của
các mặt đối lập. Có thể nói đổi từ chất lượng sang số lượng và ngược lại theo Heghen
là biện chứng của những khái niệm tự nhiên. Quan điểm này đã giúp loại bỏ đi những
quan điểm siêu hình về những phạm trù ấy và bao hàm sự dự đoán hợp lý về: phát
triển với tư cách là sự chuyển đổi những thay đổi về lượng dẫn tới thay đổi căn bản về
chất.
Trong phần 2 của Logic học, Heghen trình bày học thuyết về bản chất. theo như
biện chứng duy tâm của ông thì khái niệm tồn tại,khi nó đạt được sự toàn vẹn của nó
trong cái độ thì nhường chỗ cho khái niệm bản chất, như thế là tinh thần thế giới được
một sự quy định mới sâu sắc hơn và cụ thể hơn. Trong biện chứng của những khái
niệm của Heghen đã thể hiện sự dự đoán của ông cho rằng nhận thức của người ta và
giới tự nhiên đi sâu từ hiện tượng đến bản chất. Ông cho rằng bản chất là một sự quy

định sâu hơn tồn tại của tinh thần thế giới, tư tưởng biện chứng của Heghen thể hiện ở

10


chỗ ông cho rằng bản chất có 3 giai đoạn: bản chất với tính cách là bản chất, hiện
tượng và hiện thực. Điều quý giá nhất trong học thuyết của ông về bản chất là dự đoán
của ông về mâu thuẫn, coi mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động, là nguyên lý của sự
phát triển. ông khẳng định rằng mâu thuẫn là vốn có trong các khaí niệm, nhờ mâu
thuẫn mà những khái niệm biểu hiện được sự hoạt động của chúng và phát triển được.
Theo tư tưởng của Heghen thì lúc đầu bản chất là sự đồng nhất giữa những sự quy
định khác nhau, rồi sau trong sự đồng nhất ấy phát hiện ra sự khác biệt, khác biệt lạ
chuyển hóa thành đối lập, và cuối cùng xuất hiện mâu thuẫn. Heghen cho rằng mâu
thuẫn là dây thần kinh chủ yếu bắt buộc những khái niệm chuyển động, thay đổi, biến
thành sự đối lập của chúng. Tuy vậy trong phương pháp biện chứng của ông là biện
chứng duy tâm. Ở đây không nói đến những mâu thuẫn thật sự của các hiện tượng tự
nhiên mà là mâu thuẫn trong sự phát triển của tinh thần thế giới. đồng thời ông cũng
cho rằng mâu thuẫn sẽ được giải quyết một cách hòa bình, cái mới sẽ thỏa hiệp với cái
cũ. Đối với Heghen thì phát triển không đưa đến sự giải quyết mâu thuẫn theo lối cách
mạng. Nhưng dù đặc điểm của triết học Heghen là đã đem thần bí hóa quá trình phát
triển khách quan, nhưng những tư tưởng của ông về sự phát triển. Thông qua những
mâu thuẫn đã chứa đựng sự dự đoán về những quy luật thật sự của thế giới vật chất.
Trong phần này Heghen cũng đã nêu ra những tư tưởng hợp lý cho rằng hiện tượng và
bản chất giàng buộc lẫn nhau. Rằng bản chất được thể hiện ra trong hiện tượng, rằng
hiện thức là sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất.
Và cuối cùng Heghen kết thúc học thuyết triết học của ông về bản chất bằng cách
phân tích một cách biện chứng khái niệm hiện thực. coi hiện thực là sự thống nhất giữa
bản chất với hiện tượng( sự tồn tại). Heghen phê phán quan niệm siêu hình về những
phạm trù: tất yếu,ngẫu nhiên; khả năng và hiện thực và ông đã xem xét chúng trên
quan điểm duy tâm của những khái niệm. Heghen đã trình bày những mối quan hệ này

khá thống nhất. Và những tư tưởng quan điểm này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen kể
thừa có phê phán
Trong phần thứ 3 của tác phẩm Logic học, Heghen xây dựng lý thuyết duy tâm
về khái niệm. Học thuyết về khía niệm được Heghen chia làm 3 chương: tính chủ
quan, tính khách quan, ý niệm khái niệm. Trong khi phát triển một cách logic trải qua
3 giai đoạn: khái niệm chủ quan, khái niệm khách quan, khái niệm tuyệt đối. Tính chủ

11


quan theo Heghen thì lại bao gồm 3 giai đoạn: khái niệm thuần túy, phán đoán, suy lý.
Tất cả những lý luận ấy của Heghen đều nhằm chống lại quan điểm siêu hình về logic
học. Trong học thuyết về khái niệm có bao hàm tư tưởng về sự thống nhất cái chung
với cái riêng. Hạt nhân hợp lý trong phần này còn nằm trong tư tưởng của Heghen về
sự thống nhất và chuyển hóa lẫn nhau giữa quy nạp và diễn dịch, giữa phân tích và
tổng hợp.
Giai đoạn phát triển tiếp của khái niệm là phạm trù về tính khách quan, hay là
phạm trù khách thể. Thể hiện trong 3 hình thức sau: cơ giới luận, hóa học luận và mục
đích luận. Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan của hệ thống của ông, Heghen
trình bày phạm trù khách quan như là sự quy định của tinh thần thế giới. Tuy vậy hạt
nhân hợp lý trong chương này là ở chỗ nó dự đoán được rằng: hoạt động có mục đích
của con người phải dựa vào sự thong hiểu những quy luật của giới tự nhiên ( những quy
luật cơ học và hóa học). Trong phần này Heghen đặc biệt chú ý tới phương pháp biện
chứng. Theo ông nội dung của phương pháp biện chứng là biện chứng của bản than đối
tượng, cũng như phương pháp đều bị ông giải thích một cách duy tâm. Và đặc biệt một
hạt nhân hợp lý được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa tích cực đó là tam đoạn thức của
Heghen, trong tam đoạn thức vế thứ nhất là chính đề, vế thứ hai là phủ định chính đề là
phản đề và vế cuối cùng phủ nhận phản đề là hợp đề. Heghen đã nhận thấy quy luật phủ
định của phủ định ở mặt tư tưởng và đây là hạt nhân hợp lý về sau cho C.Mác xây dựng
nên quy luật phủ định của phủ định của mình, nhưng quy luật phủ định của phủ định của

C.Mác khác về chất so với tam đọa thức của Heghen.
Không chỉ trong tác phẩm logic học của Heghen là chứa đựng những hạt nhân
tích cực cho C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa trên cơ sở phê phán mà ở trong các tác
phẩm như triết học tự nhiên và triết học tinh thần của Heghen cũng chứa đựng những
hạt nhân tích cức hết sức có giá trị đối với C.Mác và Ph.Ăngghen. nhưng có thể nói ở
logic học có những hạt nhân mà được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa nhiều hơn cả. Đó
là sự phát triển được triển khai qua ừng phần cụ thể, mà những phần đoa đã được
C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa có phê phán để về sau các ông xây dựng lên những
nguyên lý, quy luật của mình: nguyên lý về sự phát triển, quy luật phủ định của phủ
định, quy luật lượng chất, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. những
cặp phạm trù. Đã được các ông xây dựng trên thế giới quan duy vật khoa học và phép

12


biện chứng duy vật chứ không phải hệ thống triết học duy tâm và phép biện chứng duy
tâm của Heghen. C.Mác đã kể thừa có phê phán những cái tích cực của Heghen mà
chúng ta không thể phủ nhận được. Nhưng C.Mác cũng đã phê phán chủ nghĩa duy
tâm của Heghen và hệ thống triết học đó đã thể hiện tư tưởng của chế độ quân chủ Phổ
đang tồn tại ở Đức lúc bấy giờ. Hghen trong triết học của ông đã ngả về phía bảo thủ
nhiều hơn. Chính vì thế mà phép biện chứng của Heghen cũng duy tâm, phếp biên
chứng của “ ý niệm tuyệt đối” và được thể hiện dưới cái vỏ thần bí đó là thứ triết học
tư biện say rượu, một thứ triết học duy tâm. C.Mác đã từng nói phép biện chứng của
Heghen là phép biện chứng đi bằng đầu xuống đất, chỉ cần đặt nó trên cơ sở duy vật
tước bỏ đi các hình thức thần bí thì nó sẽ trở thành hình thức hợp lý của phép biện
chứng.
Vậy là có thể nói triết học của Heghen đã có ảnh hưởng khá lớn tới quá trình
C.Mác và Ph.Ăngghen hình thành hệ thống triết học của mình. Heghen là người mà
các ông chịu ảnh hươngr đầu tiên trong quá trình xây dựng nên hệ thống triết học của
mình. Đặc biệt là phép biện chứng của Heghen mà từ đó về sau C.Mác xây dựng nên

phép biện chưng duy vật của mình. Vậy là Heghen có tầm ảnh hưởng khá lớn tới quá
trình hình thành chủ nghĩaMác.

1.2 Lút vích Phơ Bách
Phơ Bách là nhà đại diện lỗi lạc của triết học cổ điển Đức. Một trong những nhà
duy vật lớn nhất của thời kì trước Mác. Lúc đầu ông theo học thuyết của Heghen
nhưng sau ông đứng trên lập trường duy vật ra sức phát triển chủ nghĩa duy vật, và phê
phán những nguyên lý của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Chủ nghĩa duy vật của Phơ
Bách đã có tầm ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành chủ nghĩa Mác của C.Mácvà
Ph.Ăngghen. “ rất nhanh chóng chúng tôi trở thành môn đò của Phơ.Bách” vậy là có
thể hiểu C.Mác và Ph.Ăngghen chịu ảnh hưởng củ triết học duy vật của Phơ.Bách như
thế nào.
Phơ.Bách sinh trưởng trong một gia đình một nhà luật học, ngay từ quá trình học
tập ở trong trường đại học Hây-den-béc ông đã không thỏa mãn với tính chất trừu
tượng của triết học Heghen. Và từ đó ông bắt đầu nghiên cứu các khoa học tự nhiên và

13


tiếp tục nghiên cứu và xây dựng nên hệ thống triết học duy vật qua từng thời kì của
mình.
Có thể nói triết học duy vật của Phơ.Bách có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình
hình thành và chuyển biến tư tưởng triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen. năm 1841 với
cuốn sách BẢN CHẤT ĐẠO THIÊN CHÚA. Mà đã giúp C.Mác chuyển từ chủ nghĩa
duy tâm sang chủ nghĩa duy vật. Trong tác phẩm này của Phơ.Bách, ông đã nêu lên
thực chất của tôn giáo. Trên cơ sở đó Phơ.Bach đã phê phán tôn giáo một cách quyết
liệt và mạnh mẽ hết sức “ông đã kéo tôn giáo từ trên trời xuống để phê phán” và
C.Máckhi bắt gặp được triết học duy vật của Phơ.Bach ông đã nhanh chóng chuyển
sang triết học của Phơ.Bách.
C.Mác đã thấy được công lao to lớn của Phơ.Bách là ở chỗ: trong cuộc đấu tranh

chống chủ nghĩa duy tâm và thần học, ông đã khôi phục địa vị xứng đáng cho triết học
duy vật. Theo câu nói của C.Mác thì ông đã thay thế cái thứ tư biện say rượu bằng triết
học tỉnh táo.
Phơ.Bách đã chưng minh một cách rõ ràng rằng thế giới là vật chất, rằng giới tự
nhiên tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết học
nào. Giới tự nhiên là cơ sở và con người lớn lên trên cơ sở đó. Ngoài tự nhiên và con
người ra thì không còn gì nữa. Giới tự nhiên không phải do ai sáng tạo ra , nó là
nguyên nhân của bản than nó,cơ sở tồn tại của nó lằm ngay trong chính bản thân nó.
Vậy là những luận điểm của Phơ.Bách là hết sức duy vật, nó nhằm hướng vào chống
lại hệ thống triết học duy tâm của Heghen.
Phơ.Bách chú ý vào lật đổ những giáo lý của duy tâm và tôn giáo về sự độc lập
của linh hồn đối với thể xác. Ông đã vạch ra sự phụ thuộc của tâm lý vào cơ thể con
người. Và như thế là ông đã phần nào hiểu vấn đề chủ yếu của triết học về sự quan hệ
giữa ý thức với tồn tại như là vấn đề giữa linh hồn và thể xác con người. Ông gọi chủ
nghĩa duy vật của mình là nhân loại học, nghĩa là đó là học thuyết về con người.
Trong cuộc đấu tranh chống lại bất khả tri và chủ nghĩa duy tâm. Phơ.Bach đã
bênh vực cho cảm giác luận duy vật. Ông chứng minh rằng, đối tượng nhận thức của
chúng ta là thế giới vật chất, thế giới này tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con
người. Rằng nhận thức đi từ đối tượng tới cảm giác rồi từ cảm giác tới tư duy, rằng
biểu tượng và quan niệm chỉ là sự phản ánh của những sự vật vào ý thức con người.

14


Vậy là Phơ.Bách không chỉ đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm mà ông đoạn tuyệt cả
với chủ nghĩa duy vật tầm thường. Ông cho rằng trong thế giới cái gì tồn tại cho tôi,
nghĩa là cái gì chủ quan thì cái ấy chỉ là những biểu tượng thuần túy của tinh thần,
không phải vật chất, không cảm giác được. Còn cái gì tồn tại tự nó, khách quan, thì cái
ấy là hiện tượng vật chất có thể cảm giác được. Nhận thức của Phơ.Bách đã thấm
nhuần một niềm tin vào khả năng nhận thức của con người, rằng con người có thể

nhận thức được thế giới tự nhiên. Phơ.Bách đã từng viết: tự nhiên không hề lẩn trốn
con người trái lại nó còn bám chặt vào con người một cách không biết xấu hổ nữa.
Vậy là Phơ.Bách đã góp phần khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đối với Phơ.Bách thì tự nhiên
như một thực thể muôn hình vạn trạng, mà người ta có thể dùng giác quan để lĩnh hội
được. Không nên coi những nguyên tố đầu tiên của vật chất như là một cái gì đơn
điệu. Ngoài ra Phơ.Bách cũng khẳng định không có vật chất ở bên ngoài thời gian và
không gian. Theo tư tưởng này của ông thì không gian và thời gian là những hình thức
căn bản của sự tồn tại vật chất. Phơ.Bách luôn thừa nhận những quy luật khách quan
trong tựn nhiên, thừa nhận tính nhân quả khách quan. Khẳng định này của ông giúp
chống lại những quan điểm của tôn giáo khi cho rằng: thế giới vật chất phụ thuộc vào
ý chúa. Và chủ nghĩa duy tâm khi cho rằng thế giới vật chất là do ý thức sinh ra và
quyết định. Đồng thời cũng khẳng định giới tự nhiên là đối tượng của nhận thức, và
con người có khả năng nhận thức được thế giới. Nhưng ở đây ông chỉ xét con người là
một sinh vật có thân thể, có cảm giác, mà không phải là một sinh vật xã hội lịch sử.
Đây là hạn chế lớn của Phơ.Bách, khi ông cho rằng chủ thể của nhận thức là con
người, nhưng ở đây là con người đứng bên ngoài những mối quan hệ xã hội lích sử.
Ông chứng minh rằng: sự sống thể hiện ra ở chỗ sống, cảm giác và biểu lộ tình cảm.
Con người đối lập với thế giới bên ngoài chỉ có bằng cách phản ánh thụ động tác động
của thế giới bên ngoài đến mình. Trong sự thống nhất giữa chủ thể (con người) với
khách thể (tự nhiên) thì con người là một phần tử phục tùng tự nhiên một cách thụ
động. Phơ.Bách đã không thấy con người cũng phụ thuộc vào những quan hệ xã hội.
Ông chỉ thấy được tự nhiên tác động vào con người. Mà không thấy được con người
thông qua những công cụ lao động của mình, tác động tich cực tới tự nhiên làm thay
đổi bộ mặt của nó và làm cho nó tích ứng với những nhu cầu của họ. Phơ.Bách nói tới

15


sự hoạt động của các giác quan, nhưng ông lại không nghiên cứu hoạt động thực tiễn

của con người. Đây là hạn chế của Phơ.Bách mà về sau đã được C.Mác chỉ rõ và trên
cơ sở đó ông đã xây dựng lên các quan điểm của mình một cách tiến bộ hơn. Ông còn
hạn chế ở chỗ trong nhận thức về: ông coi toàn bộ triết học duy vật của mình có tính
chất tĩnh quan. Ông coi nhận thức chỉ là sự tĩnh quan, lúc đầu là cảm tính rồi sau là lý
tính. Mà không có liên quan gì với thực tiễn xã hội, cùng với sự biến đổi cách mạng
của hiện thực khách quan. Một thiếu sót nữa của ông trong nhận thức luận là: ông
không có quan điểm lịch sử về nhận thức.
Ông hiểu sự chuyển đổi từ cảm giác tới lý trí một cách đơn thuần số lượng. Ở đây
Phơ.Bách không hiểu mối liên hệ biện chứng giữa cảm giác và tư duy lý luận. Ông
không hiểu được chủ thể của nhận thức, không hiếu được con người theo quan điểm
lịch sử, vì ông không thấy sản xuất xã hội chính là cơ sở của sự hoạt động nhận tức
của con người. Đây là do ảnh hưởng của phương pháp siêu hình của ông, phản ánh rất
đúng hệ tư tưởng của giai cấp tư sản Anh lúc bấy giờ. Nhưng bên cạnh những hạn chế
của ông chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của ông trong cuộc chiến
chống lại tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri. Đem lại cho chúng ta nhận
thức mới về tôn giáo và cho chúng ta một thế giới quan hết sức duy vật.
Ông cho rằng đặc điểm của chủ nghĩa duy tâm cũng như tôn giáo là ở chỗ nó chủ
trương rằng cái trừu tượng, cái không cảm giác được, cái không có thân thể là cái có
trước. chủ nghĩa duy tâm cũng như tôn giáo biến những ý niệm của người thành ta
thành một thực thể độc lập và từ cái thực thế độc lập ấy, như là từ một cơ sở vạn năng
thần thánh, có thể rút ra được cả thế giới kinh nghiệm, cụ thể. Trong chủ nghĩa duy
tâm và tôn giáo tự nhiên đã bị lật ngược. Phơ.Bách đã chỉ ra rằng vấn đề có tồn tại
thượng đế hay không chỉ là vấn đề: cái khái niệm chung có tồn tại độc lập hay không.
Phơ.Bách phê phán tôn giáo rất kịch liệt, trong qúa trình phê phán tôn giáo đặc
biệt là thiên chúa giáo. Ông đã giáng một đòn nặng nề vào những quan hệ chính trị
phong kiến lỗi thời thống trị lúc bấy giờ.
Phơ.Bach nói rằng điều cần thiết cho sự phê phán tôn giáo là: không thừa nhận ở
trong con người có tình cảm tôn giáo bẩm sinh. Ông cho rằng nếu phải thừa nhận quan
điểm về tính bẩm sinh của tình cảm tôn giáo thì người ta đi tới chỗ thừa nhận: trong


16


con người có cơ quan đặc biệt giành cho tôn giáo, giành cho sự mê tín, dốt nát và lười
biếng. Nhưng theo ông ở trong con người thì không có loại cơ quan đặc biệt đó.
Vì thế mà theo ông thì phải tìm nguồn gốc của tôn giáo trong những điều kiện
sinh sống của con người và sự phản ánh độc đáo của chúng trong ý thức con người.
Ông giải thích rằng: bản chất của tôn giáo là những ảnh hưởng mà các hiện tượng tự
nhiên khi tác động vào con người tạo ra. Sự phản ánh của các hiện tượng tự nhiên
không phải sự phản ánh đung đắn vào trong đầu óc con người. thượng đế được tạo ra
do sự viễn tưởng bịa đặt trong ầu óc con người. Vậy là ông đã chỉ ra: công việc của óc
tưởng tượng là đem vào trong những hiện tượng tự nhiên những khát vọng, cảm xúc
mà chỉ con người mới có. Con người chỉ thần thánh hóa tự nhiện trong chừng mực mà
nó gán cho tự nhiên những tình cảm của chính mình. Tôn giáo chỉ mô tả những cái mà
đầu óc tưởng tượng ra, rồi đem vào trong đối tượng cảm tính cái mà thực tế không có.
Phơ.Bách nhận xét: trong tôn giáo, con mắt phục vụ ta bằng cách làm cho ta không
thấy gì và trở nên mù quáng một cách tuyệt vọng, còn lý trí thì phục vụ ta bằng cách
làm cho người ta không suy nghĩ gì và trở nên ngu xuẩn một cách tuyệt vọng.
Vậy là những điều Phơ.Bách nêu ra đã giúp phê phán và chống lại những quan
điểm duy tâm, những cái định nghĩa về tôn giáo khi thổi phồng sự ra đời của nó và
tuyệt đối hóa vai trò của tôn giáo.
Nhưng sự khẳng định của ông về những nhu cầu và nguyện vọng của con người là
cơ sở cuối cùng quyết định tín ngưỡng tôn giáo. Chính điều đó đã dẫn ông rơi vào quan
điểm duy tâm trong việc giải thích đời sống xã hội. ông đã bất lực không giải quyết
được đúng đắn vấn đề về nguồn gốc và sự tiến hóa lịch sử của tôn giáo. Ông đã thổi
phồng vai trò của tôn giáo đến mức biến nó thành lực lượng chính trị của phát triển xã
hội. Đồng thời ông cũng coi sự phát triển của tôn giáo làm cơ sở để phân biệt các thời kì
lịch sử khác nhau. Đây là điểm hạn chế lớn của ông, ông đã chủ trương xóa bỏ tôn giáo
nhưng ông cho rằng cần thiết xây dựng một thứ tôn giáo mới mà không có thượng đế.
Theo ông đó là thứ tôn giáo tình yêu, đặc biệt ông đề cao tình yêu nam nữ. Như vậy là

khi hạ thấp xuống trình độ nhân bản học, ông lại nâng nhân bản học lên ngang với thần
học. và chính bản thân ông theo câu nói của Ph.Ăngghen “ đã giống như một người
muốn quyết định rằng môn hóa học hiện đại là cái thuật luyện vàng chân thực”. Ở đây
không giải quyết đúng đắn vấn đề nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng tôn giáo. Ông

17


đã không nhìn thấy nguồn gốc xã hội của tôn giáo, gici cấp của tôn giáo. Không thấy
được mối quan hệ của nó với tính chất đối kháng nhất định của sự phát triển xã hội, với
sự người bóc lột người. Quan điểm này về sau được C.Mác chỉ ra trong điểm thứ 7 của
luận cương về Phơ.Bách “ Phơ.Bách không nhìn thấy rằng chính tình cảm tôn giáo cũng
là một sản phẩm của xã hội. Phơ.Bách đã không biết biến sự phê phán tôn giáo, sự phê
phán trời thành sự phê phán đất, nghĩa là phê phán pháp lý, chính trị, những quan hệ xã
hội tư sản nói chung”
Tuy nhiên dù sự phê phán của ông có thiển cận, hạn chế tới đâu. Thì đặt trong lúc
bấy giờ của nước Đức thì sự phê phán này cũng mang tính tiến bộ. Là một giai đoạn
quan trọng trong cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm, của
vô thần chống lại tôn giáo. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận chủ nghĩa duy vật
của Phơ.Bách đã mang lại một thế giới quan cho C.Mácvà Ph.Ăngghen xây dựng lên
chủ nghĩa Mác sau này.
C.Mác đã kế thừa những điểm tiến bộ tích cực của Phơ.Bách nhưng trên cơ sở
phê phán. Bởi trong hệ thống triết học của ông cũng vẫn còn nhiều những mâu thuẫn:
ông là nhà triết học duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về mặt xã hội, thế giới quan
duy vật nhưng lại sử dụng phương pháp siêu hình. Trong khi phê phán tôn giáo thì
những quan điểm của ông cũng hàm chứa nhiều mâu thuẫn: ông cho rằng trong con
người không có thứ tình cảm tôn giáo bẩm sinh, nhưng lại cho rằng có tồn tại một loại
tôn giáo đặc biệt đó là tôn giáo tình yêu. Ông chủ trương xóa bỏ tôn giáo nhưng lại
cho rằng cần phải xây dựng tôn giáo tình yêu. Ngoài ra con người trong triết học của
ông là con người thuần túy về mặt sinh học, con người đó là con người phi xã hội.

Trong nhận thức ông cũng chỉ thấy được tự nhiên con người tác động vào tự nhiên mà
không thấy được vai trò của con người tác động tới tự nhiên. Ngay cả khi phê phán
triết học của Heghen ông cũng phủ nhân sạch trơn, mà không thấy rằng trong triết học
của Heghen cũng có những hạt nhân tích cực như là phép biện chứng của ông. Chính
C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã từng trách Phơ.Bách: “về chỗ ông đã không áp dụng
chủ nghĩa duy vật tới cùng, về chỗ ông đã xa lánh chủ nghĩa duy vật vì những sai lầm
của một số nhà duy vật. Về chỗ ông đã chiến đấu chống tôn giáo với mục đích đổi mới
nó hoặc lập ra một tôn giáo mới. Về chỗ trong xã hội học, ông đã không biết vứt bỏ
câu nói duy tâm đi, để có thể trở thành nhà duy vật” về sau những hạn chế này của ông

18


đã được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ trong các tác phẩm như: “ Luận cương về
Phơ.Bách”, “ Hệ tư tưởng Đức”, “ Lút vích Phơ.Bách và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức”
Khẳng định cuối cùng về Phơ.Bách là ông đã đóng vai trò to lớn trước nhất trong
sự phát triển tinh thần của nhân dân Đức. Ông đã đấu tranh chống lại hệ tư tương của
tôn giáo và thần học đã thống trị bao thế kỉ, và chống lại triết học duy tâm. Sự phê
phán của Phơ.Bách đã chống lại những khía cạnh đen tối của hiện thực Đức, chống lại
tính ty tiện của giai cấp có của ở Đức cam chịu làm nô lệ trước chế độ chuyên giả và
sức mạnh thô bảo, chống lại sự giả đạo đức, giả nhân nghĩa của của chúng.. Công lao
của nó không hề nhỏ, nó là một trong những tiền đề lý luận hết sức quan trọng, đặt nền
móng cho thế giới quan duy vật và chủ nghĩa vô thần trong triết học Mác.
Ta có thể đi đánh giá chung về quá trình triết học cổ điển Đức góp phần hình
thành chủ nghĩa Mác như sau: nó là một trong những tiền đề quan trọng, một trong
những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.
Triết học cổ điển Đức đặt ra những vấn đề chủ yếu cuả quan niệm biện chứng tự
nhiên, xã hội và nhận thức. Mà về sau nội dung chủ yếu của triết học Mác cũng là sự
giải quyết các vấn đề đó. Sự phát triển của triết học cổ điển Đức không những vạch ra

tính thiển cận của triết học duy tâm khi giải quyết vấn đề đó, mà đã chỉ ra cả những sai
lầm của chủ nghĩa duy vật cũ. Nhưng chính triết học cổ điển Đức đã đem lại cho chủ
nghĩa duy vật một hình thức mới, đó là hình thức biện chứng.
2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
Sự hình thành nhưng quan điểm duy vật biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen
không chỉ do ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức. Mà còn do sự nghiên cứu lý luận
về chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Trên cơ sở kế thừa có phê phán những tư
tưởng của những nhà không tưởng Pháp. Mà đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen hình
thành thế giới quan duy vật của mình. Trong chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
C.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu tư tưởng của các đại biểu: Henri Saint Simon,
Charle Fourie, Robert Owen.
2.1 Henri Saint Simon
Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc lâu đời. Ngay từ nhỏ ông đã có khả
năng đặc biệt về trí thông minh và tinh thần cải cách xã hội. Xanhximong rất say mê

19


nghiên cứu và tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. Chính vì rất quan tâm tới
tư tưởng này nên khi quan sát cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789. Ông cho
rằng nó giành thắng lợi, nhưng nó lại chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với
quyền lợi của giai cấp nghèo khổ và đông đảo nhất. Mà cái chế độ mà nó thiết lập chỉ
mang lại lợi ích và đặc quyền cho giai cấp tư sản và một bộ phận nhỏ trong xã hội. Do
đó mà những người lao động và đại bộ phận vần trong tình cảnh bần cùng nghèo khổ.
Chính vì thề mà theo ông cần có cuộc cách mạng mới đem lại hạnh phúc cho toàn xã
hội. Mà theo ông đó là cuộc cách mạng triệt để “ tổng cách mạng” có thể nói tư tưởng
này của ông rất tích cực, ông đã nhìn thấy được thực chất của xã hội lúc bấy giờ sau
cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp. Đồng thời ông cũng đã nêu lên thực chất của xã
hội tư sản: là một xã hội vô chính phủ, khủng hoảng kinh tế triền miên, chiến tranh tàn
phá, đất nước bất bình đẳng, đặc quyền, đặc lợi. một xã hội mà những người khooncó

năng lực, vô đạo đức lại có nhiệm vụ dạy bảo người khác. Và theo ông để xóa bỏ sự
bât công trên thì cần xây dựng một xã hội mới hòa bình. Một tư tưởng rất nhân văn,
mà C. Mác đánh giá rất cao. Nhưng ông cũng lại đi vào sai lầm khi chủ trương sự
chênh lệch qua đáng về tài sản giữa mọi người trong xã hội. Đam bảo ai cũng có cơ sở
vật chất kinh tế, ai cũng có điều kiện lao động sản xuất và khắc phục được tình trạng
xã hội phân chia thành người giàu và người nghèo. Ông thấy được bất công nhưng lại
không chủ trương tiến hành cách mạng xóa bỏ sự bất công đó.
Mà chủ trương tiến hành bằng tư tưởng bình đảng xã hội. Đây là sự không tưởng
của ông, nhưng nó lại có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử tư
tưởng xã hội chủ nghĩa.
C.Mác đanh giá rất cao tư tưởng nhân văn của ông và kế thừa tư tưởng đó, nhưng
C.Mác cũng phê phán sự không tưởng của ông.

2.2 Robert Owen
Ông sinh ra trong một gia đình thủ công ở thị trấn Niutao nước Anh.
Trải qua quá trình hoạt động làm việc nhiều năm, ông nhận ra rằng chế độ tư hữu
đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai họa mà con người phải chịu
đựng. Ở đây ông đã nhận ra được nguyên nhân của bất công và tai họa mà con người
phải chịu là do chế độ tư hữu.

20


Nhưng bên cạnh những tư tưởng hết sức tiến bộ và tích cực của, thì cũng giống như
một số đại biểu của chủ nghĩa xã hội. Ông cũng lại đi vào lối mòn không tưởng trong
cách thức, con đường để xóa bỏ sự áp bức bất công đó. Ông chủ trương xây dựng xã hội
mới bang cách quay lại hình thức công xã nông thôn. Theo ông hoạt động của công xã
được xây dựng trên cơ sở lao động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng về nghĩa vụ và
quyền lợi giữa tất cả các thành viên.
Trong những tư tưởng của Robert Owen thì C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thưà được

cái tích cực của ông là xóa bỏ chế độ tư hữu và nhân đạo. nhưng đồng thời cũng phê phán
chỉ ra cái hạn chế trong con dường tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu.
2.3 Charle Fourie
Ông sinh ra trong một gia đình thương nhân bậc trung tại thành phố Bơ đăng
xong ở Pháp. Ông đã trải qua nhiều nghề và cũng đã được chứng kiến tận mắt toàn bộ
những cảnh như: lừa bịp, dối trá, lừa đảo của những kẻ muốn làm giàu trên lưng người
khác. Ông căm ghét bọn con buôn đầu cơ trục lợi.
Ông phê phán một cách sâu sắc xã hội tư sản “ trạng thái vô chính phủ của công
nghiệp”. Người lao động làm ra của cải thì được hưởng quá ít còn những kẻ ăn bám
trục lợi thì lại được hưởng quá nhiều, hưởng hết và còn bóc lột người lao động. Xã hội
vận động trong cái vòng luẩn quẩn, trong đó sự nghèo khổ sinh ra từ sự thừa thãi.
Trong xã hội đó người nghèo bị mất hết quyền lợi, ngay cả cái quyền cơ bản nhất
là quyền lao động, một bộ phận cũng không được hưởng. Xã hội này bất công, đặc
quyền đặc lợi rơi vào số ít, và những kẻ ấy lại chuyên bóc lột người khác. Chính vì thế
mà tạo ra sự bất công lớn trong xã hội, và theo ông cần có một xã hội khác. Xã hội
mới này phải đảm bảo quyền cho người nghèo, mà quyền đầu tiên đó là quyền lao
động. Đây là tư tưởng hết sức tiến bộ và nhân văn của ông. Tư tưởng này thể hiện
được nguyện vọng của những người nghèo bị mất quyền lợi trong xã hội tu sản. Một
tư tưởng nhân văn vô cùng, và tư tưởng này cũng được C.Mác đánh giá rất cao và
được ông kế thừa
Nhưng trên cơ sở kế thừa có phê phán C. Mác cũng chỉ ra cái hạn chế của ông
như những nhà tư tưởng không tưởng H.S.Simon và R.Owen, C.Fourie cũng rơi vào
quan điểm không tưởng trong con đường tiến hành xóa bỏ tư hữu bất công và xây
dựng một xã hội mới.

21


Theo ông thì cần xây dựng một “ xã hội đảm bảo”, “ xã hội hài hòa”. Trong đó có
sự thống nhất lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Mỗi thành viên nhận lợi ích của mình

trong lợi ích tập thể của cộng đồng. Sự xuất hiện của xã hội dảm bảo nằm trong tiến
trình phát triển của lịch sử xã hội. và theo ông tiến trình của lịch sử loài người trải qua
4 giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh. Mỗi giai đoạn là một nấc thang
trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Ông cho rằng xã hội văn minh, cái xã hội mà ông đang sống phải chuyển sang
giai đoạn mới của lịch sử xã hội loài người là “ xã hội dảm bảo”. Theo đó mục đích
của ông không phải là cải tiến chế độ văn minh mà là tiêu diệt nó và gây nên sự mong
muốn sáng tạo một cơ chế xã hội tốt đẹp hơn, bằng cách chứng minh rằng chế độ văn
minh là vô lý trong các chi tiết, cũng như trong toàn bộ.
Nhưng cũng như các nhà không tưởng ông cho rằng cái chế độ đó sẽ được tạo lập
bằng con đường hòa bình, êm đẹp. Ông cho rằng có thể thực hiện được dưới sự giúp
đỡ của những kẻ có quyền và tiền.
Đấy là cái ảo tưởng lờn nhất của ông: không thể và không bao giờ có thể những
kẻ cầm quyền sẽ chịu chia sẻ quyền lợi của mình cho giai cấp khác. Những kẻ cầm
quyền không bao giờ chịu từ bỏ địa vị và quyền lợi của mình, và chuyển giao quyền
lợi ấy cho toàn xã hội hưởng chung. Bọn chúng là những kẻ chạy theo lợi nhuận và vì
lợi nhuận có thể trà đạp lên người khác, đi lại với tinh thần nhân đạo, hay chính là tu
tưởng: tự do, bình đăng, bác ái mà chúng từng đưa ra. Chình vì thế mà con đường hòa
bình, êm đẹp và chông chờ vào sự giúp đỡ của những kẻ cầm quyền là điều ảo tưởng.
Và những ý tưởng đó sẽ không bao giờ diễn ra trong cái xã hội tư sản này.
Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã nhìn ra được những điều không tưởng
trong các quan điểm của những nhà chủ nghĩa xã hội. Các ông rất trân trọng tư tưởng
nhân văn tiến bộ của ông: đã vì con người mà ở đây là nhưng người lao động nghèo
khổ, đã thấy được cái tạo ra những bất công đó. Nhưng các ông cũng phê phán hạn chế
trong đánh giá và phân tích hiện thực khách quan, và con đường tiến hành. Đồng thời
cũng chưa nhận thức được vai trò hết sức to lớn của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh xóa bỏ sự bất công trong xã hội. Họ coi hợp tác giai cấp là con đương duy nhất
để đi tới chủ nghĩa xã hội. Có thể nói đây là hạn chế chung của các nhà không tưởng
Pháp trong giai đoạn này. Và C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo một cách tích cực các


22


di sản tư tưởng xã hội chủ nghĩa rất có giá trị trên cơ sở thực tiễn phong trào công
nhân. Để từ đó xây dựng quan điểm duy vật về lích sử, biến chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng trở thành khoa học.
Và những hạn chế của các nhà không tưởng cũng không làm giảm vai trò của các
ông: đã phê phán sâu sắc xã hội tư bản, phần nào đã phản ánh được tâm tư nguyện
vọng tiếng nói của những người lao động bị bóc lột. Sự phê phán đó thể hiện tinh thần
của chủ nghĩa nhân đạo. Không chỉ thể các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng còn để
lại trong di sản học thuyết của mình những quan điểm, tư tưởng sâu sắc về quá trình
phát triển lích sử, những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai. Đóng góp to lớn vào
quá trình hình thành chủ nghĩa Mác.
3. Kinh tế chính trị Anh
Cùng với triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, thì kinh tế
chính trị Anh cũng đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành chủ nghĩa
Mác. Với quá trình nghiên cứu kinh tế chính trị Anh mà cụ thể là tư tưởng của hai nhà
kinh tế lớn đó là: Ađam Smít, Ricacđô. Mà C. Mác và Ph.Ăngghen đà hình thành
những quan điểm duy vật của mình.
3.1 Ađam Smit
Lý luận giá trị của Ađam Smít đã mở ra giai đoạn phát triển các học thuyết kinh
tế. ông đã đi sâu phân tích bản chất để tìm ra các quy luật vận động của các hiện tượng
và các quá trình kinh tế.
Ông chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao động là
thước đo cuối cùng của giá trị. C. Mác đánh giá rất cao tư tưởng này của ông, khác với
quan điểm cho rằng giá trị hàng hóa tạo ra trong lưu thông, trong ý nghĩa sử dụng. Thì
tư tưởng của Ađam Smít coi lao động tạo ra giá trị là quan điểm rất tích cực.
Ông phân biệt rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, và ông khẳng định giá trị sử
dụng không quy định giá trị trao đổi. ông bác bỏ quan điểm ích lợi quyết định giá trị
trao đổi

Khi phân tích giá trị hàng hóa: giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng
hóa trong mối quan hệ với số lượng hàng hóa khác, còn trong nền sản xuất hàng hóa
phát triển nó được biểu hiện thành tiền

23


Ông chỉ ra lượng hàng hóa là do lao động hao phí tạo ra, lao động trung bình cần
thiết quy định. Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng khác nhau đến
lượng giá trị hàng hóa. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra một
lượng giá trị nhiều hơn so với lao động giản đơn
Ông còn đi phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Theo ông giá cả tự
nhiên là biểu hiện thành tiền của giá trị, ông khẳng định hàng hóa được bán theo giá cả
tự nhiên, nếu giá cả đó ngang với mức cần thiết để trả cho tiền lương, địa tô, và lợi
nhuận. Vì thế ông cho rằng gía cả tự nhiên là trung tâm. Còn giá cả thị trường là giá
bán thực tế của hàng hóa. Giá cả này nhất trí với giá cả thị trường với số lượng đủ “
thỏa mãn lượng cầu cần thực tế” giá cả tự nhiên có tính chất khách quan còn giá cả thị
trường còn phụ thuộc vào các yếu tố như quy luật cung cầu, và các loại quan hệ đường
khác.
Mâu thuẫn và sai lầm của ông:giá trị của hàng hóa bằng số lượng lao động mà có
thể nhờ hàng hóa có thể mua được. Đây chính là điểm sai lầm đưa ông tới vào luẩn
quẩn, ông đã đưa vào một hiện tượng: một bên là chủ nghĩa lao động cho nhà tư bản,
một bên là nhà tư bản trả lương cho công nhân.
Về cấu thành lượng giá trị hàng hóa: theo ông sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền
lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của
mọi giá trị tác động. Ở đây ông coi tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu
tiên của mọi thu nhập là đúng. Nhưng ông sai lầm ở chỗ coi các khoản thu nhập là
nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị tác động. Ông đã lẫn lộn 2 vấn đề hình thành giá trị
và phân phối giá trị. Hơn nữa ông cũng xem thường tư bản bất biến.
Ngoài xây dựng được học thuyết giá trị lao động, ông còn xây dựng được ột học

thuyết cũng khá thành công đó là lý thuyế bàn về vô hình: theo ông bản chất của con
người là trao đổi và ích kỉ, ỷ lao động cho nhau thì người ta bị chi phối bởi lợi ích cá
nhân, mỗi người chỉ biết tư lợi chạy theo lợi ích của bản thân. Song khi đó có bàn tay
vô hình buộc con người kinh tế đồng thời đáp ứng được lợi ích xã hội thậm chí còn tốt
hơn dự định của họ.
Theo ông bàn tay vô hình đó là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan.
Ông gọi các quy luật khách quan đó là trật tự tự nhiên. Ông chỉ ra nền kinh tế phải

24


được phát triển trên cơ sở kinh tế tự do, mậu dịch, quan hệ giữa người với người là
quan hệ bình đẳng về kinh tế.
Đồng thời C. Mác cũng phê phán quản điểm tư sản coi lao động chỉ thuần túy
sáng tạo ra hàng hóa. Và về sau ông cũng đã chứng minh lao động không chỉ sáng tạo
ra hàng hóa, mà lao động còn sáng tạo ra con người. Vậy là trên cơ sở kế thừa có phê
phán C. Mác đã xây dựng những nên học thuyết giá trị thặng dư, chủ nghĩa duy vật
của mình.
3.2 Ricacdo
Ricacdo kiên định với quan điểm: lao động là nguồn gốc của giá trị. Công lao to
lớn của ông là đã đứng trên quan điểm đó để xác định lý luận khoa học của mình.
Đồng thời ông phê phán Ađam Smit cho rằng giá trị là do các nguồn gốc thu nhập hợp
thành. Theo ông giá trị hàng hóa không phải do các thu nhập hợp thành mà ngược lại
được phân thành các nguồn thu nhập.
Về cơ cấu giá trị ông cũng có ý kiến khác với Ađam Smit. Nếu Ađam Smit bỏ c
ra ngoài giả thiết hàng hóa. Thì ông cho rằng giả thiết hàng hóa không chỉ do lao động
trực tiếp tạo ra mà còn lao động cần thiết trước đó nữa như: máy móc, nhà xưởng
Ricacdo đã có những nhận xét tiến gần đến lợi nhuận. ông cho rằng những tư bản
có đại lượng bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau. Nhưng vẫn không chứng minh
được ,vì ông cũng không hiểu được giá cả sản xuất. theo ông trên thực tế chỉ có giá trị

chứ kông có giá cả sản xuất, theo ông sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị là ngoại lệ.
Chính những tư tưởng tiến bộ của kinh tế chính trị Anh với đại biểu xuất sắc là
Ađam Smít và Ricacdo không những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế. mà
còn nhân tố không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển triết học Mác. Chính C.
Mác đã nói rằng: việc nghiên cứu những vấn đề triết học về xã hội đã khiến ông phải
đi vào nghiên cứu kinh tế học. Việc tham gia vào nghiên cứu đó đã làm cho C. Mác và
Ph.Ăngghen nhận thức được rằng: lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất của các giai cấp giữ
vai trò quyết định trong cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng; Chính hoạt động lao
động sản xuất của con người là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển xã hội; Chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu và sản phẩm lao động là cơ sở kinh tế của những
mâu thuẫn giai cấp. Và nhờ đó mới có thể đi tới hoàn thiện quan niệm duy vật và xây
dựng nên học thuyết về kinh tế của mình.

25


×