Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Đánh giá tác động của một số yếu tố tới sản lượng lúa của việt nam sử dụng mô hình số liệu mảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 139 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong
ngành nông nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế Việt Nam nói
chung. Với sản lượng hàng năm đạt gần 40 triệu tấn, lúa gạo không
chỉ đủ để cung cấp lương thực cho hơn 90 triệu người dân trong
nước mà còn đưa lúa gạo trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực ra thị trường thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất
khẩu lúa gạo lớn thứ hai thế giới.
Sản xuất lúa gạo ở nước ta chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu
tố, bao gồm các yếu tố có thể quan sát được như đất đai, vốn đầu tư,
lao động… và các yếu tố không quan sát được mang tính vùng khá
rõ nét như chất lượng đất, tập quán canh tác, điều kiện khí hậu…
Các địa phương khác nhau có độ màu mỡ của đất, thói quen canh
tác và điều kiện khí hậu... khác nhau, và các yếu tố không quan sát
được này cũng có những tác động nhất định tới sản lượng lúa.
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước diễn ra
mạnh mẽ trong những năm gần đây đã làm cho diện tích đất nông
nghiệp trong đó có đất trồng lúa có nguy cơ bị thu hẹp. Hoạt động
canh tác lúa còn chưa hợp lý và diễn ra liên tục với 3 vụ trong năm
làm cho độ phì nhiêu, màu mỡ của đất ngày càng suy giảm, ảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng lúa. Bên cạnh đó, việc sử dụng các
yếu tố đầu vào như phân bón, hóa chất còn chưa hiệu quả dẫn đến


2

tình trạng lượng phân bón tăng rất cao nhưng năng suất không cải
thiện đáng kể. Ngoài ra, sản xuất lúa vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế


khác về chất lượng lao động, trình độ khoa học công nghệ trong khi
các hiện tượng thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn
biến phức tạp và khó lường …
Mục tiêu sản xuất lúa vừa để đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia vừa góp phần nâng cao vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam
trên thị trường quốc tế đã cho thấy việc đánh giá tác động của các
yếu tố kể trên tới sản lượng lúa từ đó dự báo về sản lượng lúa nước
ta là vô cùng cần thiết. Đây là cơ sở giúp cho việc sử dụng các yếu
tố đầu vào của hoạt động sản xuất lúa hợp lý và có hiệu quả hơn,
đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách về đất lúa, nguồn
lao động nông nghiệp, chính sách về đầu tư và ứng dụng khoa học
công nghệ để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Mô hình số liệu mảng với những ưu điểm của nó rất thích hợp
với đặc trưng của hoạt động sản xuất lúa gạo mang tính vùng khá rõ
nét, vừa phù hợp với điều kiện số liệu thống kê trong lĩnh vực nông
nghiệp còn hạn chế tại Việt Nam. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Đánh
giá tác động của một số yếu tố tới sản lượng lúa của Việt Nam sử
dụng mô hình số liệu mảng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về các nguồn
lực của hoạt động sản xuất lúa và sử dụng mô hình số liệu mảng


3

đánh giá tác động của các yếu tố này tới sản lượng lúa của Việt
Nam, từ đó đề xuất các giải pháp đối với các yếu tố đầu vào này để
hoạt động sản xuất lúa có hiệu quả hơn đồng thời dự báo sản lượng
lúa của Việt Nam trong những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố có liên quan
đến hoạt động sản xuất lúa của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về lĩnh vực
sản xuất lúa ở Việt Nam trên quy mô hộ gia đình và quy mô tỉnh
trong giai đoạn 2000-2010.
4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu là: phương
pháp thống kê số liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu,
phương pháp phân tích chuyên gia và phương pháp mô hình số liệu
mảng.
Luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu là bộ số liệu điều tra mức
sống hộ gia đình (VHLSS) của Tổng cục Thống kê trong các năm
2006, 2008, 2010 và một số chỉ tiêu tổng hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, luận văn trang bị những khái niệm cơ bản về
các nguồn lực của hoạt động sản xuất lúa, các khái niệm về số liệu
mảng và mô hình số liệu mảng và các phương pháp ước lượng mô
hình số liệu mảng.


4

Về mặt thực tiễn, luận văn đánh giá được tác động của một số
yếu tố tới sản lượng lúa của Việt Nam thông qua việc sử dụng mô
hình số liệu mảng, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với việc sử
dụng các yếu tố đầu vào nhằm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất
lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày bao

gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu vấn đề và tổng quan về vấn đề nghiên
cứu
- Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất lúa của Việt Nam
trong giai đoạn 2000-2010
- Chương 3: Ứng dụng mô hình số liệu mảng đánh giá tác
động của một số yếu tố tới sản lượng lúa Việt Nam


5

CHƯƠNG 1-GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết về các nguồn lực của hoạt động sản xuất lúa
1.1.1. Quỹ đất lúa
Đất đai được con người sử dụng cho nhiều mục tiêu kinh tế,
xã hội khác nhau, trong đó diện tích đất sử dụng cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp hay còn gọi là ruộng đất được coi là phần trọng
yếu nhất. So với đất đai sử dụng cho các mục đích khác, ruộng đất
trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:
- Ruộng đất không chịu ảnh hưởng của qui luật hao mòn vô
hình, hơn nữa giá trị của nó lại có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân
là do nhu cầu sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng kéo theo yêu
cầu tăng năng suất và tăng diện tích canh tác trong khi quỹ ruộng
đất ngày càng giảm do việc chuyển đổi đất nông nghiệp sử dụng cho
các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Cùng với đó là nguy cơ suy giảm
diện tích đất nông nghiệp do biến đổi khí hậu làm mực nước ở các
đại dương dâng cao. Những yếu tố này làm cho giá trị của ruộng đất
nông nghiệp nói chung và đất lúa nói riêng ngày càng trở nên có giá
trị.

- Thông thường, các tài sản cố định khi đã qua sử dụng, dù có
được sửa chữa hay hiện đại hoá thì sức sản xuất cũng kém dần đi.
Tuy nhiên, ruộng đất nếu được sử dụng hợp lý thì sức sản xuất sẽ
ngày càng tăng lên. Sức sản xuất của ruộng đất được biểu hiện ở độ


6

màu mỡ, phì nhiêu của đất. Việc sử dụng hợp lý ruộng đất thể hiện
ở việc kết hợp giữa khai thác, bảo vệ và bồi dưỡng đất.
- Ruộng đất có vị trí cố định trên bề mặt trái đất, gắn bó chặt
chẽ với nguồn nước, khí hậu và hệ động thực vật đặc trưng. Đặc
điểm này cùng với tính chất không đồng đều về độ màu mỡ của
ruộng đất là một trong những yếu tố qui định tính khu vực hay tính
vùng của sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất lúa.
1.1.2. Vốn
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là tiền đầu tư mua hoặc thuê
các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp như mua hoặc thuê
ruộng đất, đầu tư hệ thống giao thông, thuỷ lợi, vườn cây ăn trái,
tiền mua máy móc thiết bị, nông cụ, tiền mua vật tư (phân bón, nông
dược, thức ăn gia súc,…). Ngoài ra, vốn còn bao gồm cả các khoản
trả thù lao cho lao động (tiền lương, tiền thuê lao động) và tiền trả
cho các dịch vụ khác. Như vậy, vốn trong sản xuất nông nghiệp
chính là biểu hiện về mặt giá trị của toàn bộ các nguồn lực trong sản
xuất nông nghiệp.
Vốn trong sản xuất nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố
định và vốn lưu động. Vốn cố định trong nông nghiệp bao gồm máy
móc, nhà kho, sân phơi, hệ thống giao thông, giá trị đất đai,…, giá
trị các đàn súc vật như súc vật cày kéo… Vốn lưu động là biểu hiện
bằng tiền của các yếu tố đầu tư như: nhiên liệu, phân bón, nông

dược, thức ăn gia súc, tiền thuê nhân công,…


7

Nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp có những đặc điểm cơ
bản sau đây:
- Mặc dù sản xuất nông nghiệp là một quá trình diễn ra liên
tục nhưng nhu cầu về vốn đầu tư lại có tính thời điểm. Vốn trong
sản xuất nông nghiệp được phân bổ theo từng thời điểm, phù hợp
với yêu cầu thời vụ của sản xuất.
- Đầu tư vốn trong nông nghiệp chịu rủi ro cao do sản xuất
nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào rất nhiều yếu tố mà con người rất
khó hoặc không thể kiểm soát được như điều kiện thời tiết, sâu
bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai…
- Tốc độ thu hồi vốn trong lĩnh vực nông nghiệp chậm hơn các
lĩnh vực khác bởi chu kỳ kinh doanh thường kéo dài, lợi nhuận thấp
trong khi rủi ro cao.
- Lãi suất thu được từ hoạt động đầu tư vốn trong nông nghiệp
ở các nước đang phát triển cũng thường thấp hơn các ngành kinh tế
khác. Ngay cả khi không bị ảnh hưởng của thiên tai thì tỷ suất lợi
nhuận bình quân trong nông nghiệp cũng thường thấp hơn công
nghiệp và dịch vụ.
1.1.3. Lao động
Nguồn lao động nông nghiệp là một yếu tố sản xuất quan
trọng được hợp thành bởi toàn bộ những người tham gia vào sản
xuất nông nghiệp.
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm những người hội đủ các
yếu tố thể chất và tâm lý trong độ tuổi lao động (từ 16-60 đối với



8

nam và từ 16-55 đối với nữ) và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao
động.
Nguồn lao động trong nông nghiệp được thể hiện ở số lượng
và chất lượng. Số lượng lao động nông nghiệp nhiều hay ít cho thấy
nguồn lực lớn hay nhỏ. Chất lượng lao động thể hiện ở tình trạng
sức khoẻ, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm,… cao hay thấp cho thấy
nguồn lao động nông nghiệp mạnh hay yếu.
Nguồn lao động nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
- Việc sử dụng nguồn lao động trong nông nghiệp có tính thời
vụ cao. Mặc dù quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra liên tục
nhưng lao động thì không phải và không cần thiết lúc nào cũng
tham gia vào quá trình đó. Đặc điểm này làm nẩy sinh vấn đề thất
nghiệp bán phần của lao động nông nghiệp, đòi hỏi phải có sự đa
dạng hoá ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn để tận dụng
nguồn lao động nông nhàn.
- Lao động nông thôn có xu hướng giảm về số lượng do xu
hướng dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang một số
ngành sản xuất dịch vụ khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ do đây là các lĩnh vực mang lại công ăn việc làm thường
xuyên và cho thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa với sự xuất hiện của các loại máy móc thiết bị
hiện đại có khả năng thay thế một phần sức lao động của con người,
do đó yêu cầu về số lượng lao động giảm.


9


- Lao động trong nông nghiệp nông thôn nhìn chung có trình
độ văn hoá và kĩ thuật thấp hơn so với các ngành sản xuất khác. Tuy
nhiên, do sự phát triển kinh tế dẫn đến những cải thiện về đời sống
vật chất, y tế, giáo dục dẫn đến sự cải thiện về chất lượng lao động
nông nghiệp, đặc biệt là tác động trực tiếp của tiến bộ khoa học
công nghệ.
- Tuổi thọ trung bình của lực lượng lao động nông thôn
thường cao do số lao động trẻ có trình độ tay nghề đã bị thu hút
sang một số ngành/lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn và ổn định
hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng
lao động trong nông nghiệp nông thôn thấp và có xu hướng già hoá.
- Lực lượng lao động đông đảo nhưng phân bố không đồng
đều giữa các vùng và giữa các khu vực. Lao động chủ yếu tập trung
ở hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long trong khi tập trung rất thưa thớt ở các vùng miền
núi và trung du.
1.1.4. Khoa học công nghệ
* Khái niệm khoa học công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp
Khoa học là những tri thức về nguồn lực và các quy luật về
kinh tế, xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các công cụ, phương
pháp dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành những nông sản
và dịch vụ. Công nghệ trong nông nghiệp được hình thành trên cả


10

hai khía cạnh: phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao gồm các
máy móc, thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất nông

nghiệp. Phần mềm là các kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, công thức, kiến
thức liên quan đến các quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, khoa học và công nghệ
ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, con người ngày
càng nhận thức sâu sắc thêm về những quy luật vận động và các
mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố của sản xuất nông
nghiệp. Trên cơ sở đó, con người đã tìm ra những phương tiện mới,
cách thức mới để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đó chính là
quá trình tiến bộ về mặt khoa học - công nghệ trong nông nghiệp.
* Đặc điểm của khoa học công nghệ trong nông nghiệp
- Trọng tâm của khoa học công nghệ trong nông nghiệp là
phát triển trong lĩnh vực sinh vật học, sinh thái học và ứng dụng
những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.
Sự phát triển của các công nghệ khác trước tiên phải nhằm mục tiêu
phục vụ sự phát triển của lĩnh vực trung tâm này.
- Những điều kiện đặc thù của từng vùng nông nghiệp là
những tiền đề quan trọng đối với sự phát triển khoa học công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
phải hài hoà mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động (cùng với
quá trình này là sự giải phóng lao động trong nông nghiệp) là vấn đề
giải quyết việc làm trong nông thôn.


11

* Nội dung và vai trò của khoa học công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp
Nội dung của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
bao gồm: ứng dụng công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hóa và

hoá học hoá.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp: Công
nghệ sinh học là việc áp dụng các nguyên lý khoa học và kỹ thuật
vào việc xử lý các vật liệu bằng các tác nhân sinh y học, nhằm cung
cấp sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
Công nghệ sinh học tác động đến nhiều lĩnh vực, hoạt động
trong đó có hoạt động sản xuất lúa, từ đó mang lại sự phát triển bền
vững cho sản xuất lúa.
Công nghệ sinh học giúp tạo ra những giống cây trồng có năng
suất cao hơn, có khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện thời tiết,
khí hậu, đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, nhờ đó tăng
hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, công nghệ sinh học trực
tiếp làm giảm chi phí sản xuất bằng việc tạo ra các giống cây trồng
cần ít phân bón, có khả năng kháng sâu bệnh. Đây cũng là yếu tố
giúp bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp.
- Thuỷ lợi hoá nông thôn: Thuỷ lợi chính là một cuộc cách
mạng chinh phục thiên nhiên trên cơ sở nhận thức quy luật về thời
tiết, thuỷ văn và các quy luật thiên nhiên khác. Đó chính là quá trình
thực hiện tổng hợp các giải pháp để làm chủ các nguồn nước phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Các giải pháp thường được áp dụng trong


12

hoá trình thuỷ lợi hoá là: xây dựng hồ chứa nước, đào kênh mương
tưới tiêu; nạo vét, khai thông dòng chảy; trồng rừng đồng bộ; đắp bê
ngăn lũ hoặc ngăn mặn,… quá trình thuỷ lợi hoá chính là quá trình
gia tăng về số lượng, chất lượng các công trình kể trên theo qui
hoạch khoa học và tăng cường sự tương hỗ giữa các giải pháp.
Thuỷ lợi hoá là điều kiện tiền đề để khai hoang, tăng vụ, là cơ

sở để tăng nâng cao năng suất cây trồng nhờ việc chủ động được
lượng nước tưới tiêu cho đồng ruộng, nhờ đó tránh được thiệt hại
cho sản xuất do ảnh hưởng của các đợt hạn hán.
- Cơ giới hoá nông nghiệp: Cơ giới hoá nông nghiệp là quá
trình thay thế sức người, sức súc vật và những công cụ thủ công
bằng phương tiện cơ giới. Nội dung chủ yếu của cơ giới hoá nông
nghiệp là: trang bị những máy móc thiết bị phù hợp; đồng bộ hoá hệ
thống máy móc và hệ thống công cụ; kết hợp trang bị với xây dựng
và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng; kết hợp việc trang bị
với việc đào tạo và nâng cao trình độ người lao động.
Cơ giới hoá nông nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, công sức và
chi phí lao động đồng thời tăng năng suất cây trồng. Nó là yếu tố
chính trong việc giải quyết vấn đề thời vụ và tăng khả năng ứng phó
với thiên tai, sâu bệnh. Cơ giới hoá còn tác động gián tiếp đến sản
xuất nông nghiệp thông qua tác động vào quá trình điện khí hoá,
thuỷ lợi hoá, hoá học hoá.… Với những vai trò đó, cơ giới hoá
chính là động lực chủ yếu đưa sản xuất nông nghiệp tới nền sản xuất
hiện đại với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.


13

- Hoá học hoá nông nghiệp: Hoá học hoá nông nghiệp là quá
trình áp dụng các thành tựu của công nghệ hoá học vào phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Nội dung của hoá học hoá sản xuất nông nghiệp
là: phát triển các ngành công nghiệp hoá học phục vụ sản xuất nông
nghiệp như phân bón, nông dược,…; nâng cao hiệu lực của vật tư
hoá học phục vụ trong sản xuất nông nghiệp; tăng khối lượng vật tư
hoá học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý vừa
đảm bảo tăng năng suất, chất lượng nông sản, vừa bảo vệ và cải

thiện được hệ sinh thái trong nông nghiệp.
Hoá học hoá nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Đây chính là nhân tố trực
tiếp tăng độ phì nhiêu của đất đồng thời chống lại sâu bệnh phá hoại
mùa màng.
Thủy lợi hoá, cơ giới hoá, hóa học hóa và ứng dụng công nghệ
sinh học có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, tạo thành nguồn lực
tổng hợp tác động vào sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực:
- Hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình khai hoang, phục hoá và là
tiền đề để tăng vụ
- Là động lực của quá trình tăng suất cây trồng, vật nuôi.
- Là nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng nông sản.
- Là nhân tố quan trọng trong việc rút ngắn chu kỳ sản xuất
nông nghiệp.
- Là nhân tố quyết định quá trình giảm nhẹ hao phí và tăng
nâng suất lao động.


14

- Tác động tổng hợp của khoa học công nghệ làm tăng hiệu
quả kinh doanh nông nghiệp.
Những tác động trên đây được tích luỹ ngày càng mạnh mẽ và
đến một mức độ nhất định sẽ tạo ra sự chuyển hoá có tính cách
mạng trong sản xuất nông nghiệp: biến một nền nông nghiệp cổ
truyền, lạc hậu thành một nền nông nghiệp văn minh, hiện đại.
Như vậy, quỹ đất lúa, vốn, lao động và khoa học công nghệ
được xác định là các nguồn lực cơ bản nhất của hoạt động sản xuất
nông nghiệp nói chung trong đó có hoạt động sản xuất lúa. Đây là
các yếu tố quan trọng quyết định năng suất, sản lượng lúa đồng

thời quyết định sự bền vững của hoạt động sản xuất lúa gạo của
nước ta.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
Mục tiêu của phần này nhằm khảo sát về các nghiên cứu thực
nghiệm ứng dụng các mô hình toán kinh tế trong việc đo lường tác
động của các yếu tố liên quan đến lĩnh vực sản xuất lúa gạo tại một
số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng như
nghiên cứu khả năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu này vào
trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
1.2.1. Tại Thái Lan
Tại Thái Lan, lúa gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực
chính cho người dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng, đưa Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Thành công này là nhờ sự cải thiện của các yếu tố đầu vào của hoạt


15

động sản xuất lúa gạo như hệ thống thủy lợi nội đồng, sử dụng phân
bón và hóa chất, sự thay thế các giống lúa có năng suất cao. Tuy
nhiên, năng suất thực tế vẫn thấp so với năng suất tiềm năng.
Một nghiên cứu của Sudsaisin Kaewrueng và Akira Goto về
tác động của các yếu tố bao gồm: sự phát triển của hệ thống thủy
lợi, sử dụng phân bón, giá vụ trước, lượng mưa hàng năm tới các
biến đầu ra của hoạt động sản xuất lúa như diện tích gieo trồng,
năng suất và sản lượng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả
ước lượng các mô hình đã chỉ ra rằng sản lượng lúa phụ thuộc vào
diện tích gieo trồng, do đó việc mở rộng diện tích trồng lúa sẽ làm
cho sản lượng lúa tăng. Tuy nhiên, do triển vọng về việc mở rộng
diện tích lúa trong tương lai là hạn chế, vì vậy tăng năng suất sẽ là

giải pháp để tăng sản lượng. Để tăng năng suất, cần thiết phải tăng
cường đầu tư cho hệ thống tưới tiêu cũng như sự cải thiện hiệu quả
sử dụng phân bón và thay thế các giống lúa có năng suất cao vào
trong sản xuất. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ ngược
chiều giữa giá lúa tại các trang trại với diện tích gieo trồng và sản
lượng lúa tại các vùng diện tích lúa được tưới tiêu.
Kwinarajit Sachchamarga và Gary W.Williams (2004) đã
nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế quan trọng tới
quyết định sản xuất lúa ở Thái Lan. Mục tiêu chung của nghiên cứu
này là xác định các yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động sản
xuất lúa tại Thái Lan và đo lường về mặt định lượng ý nghĩa thống
kê của các mối liên hệ đó. Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế


16

lượng với biến phụ thuộc là diện tích gieo trồng ở thời kỳ hiện tại,
các biến giải thích là diện tích trồng lúa ở thời kỳ trễ, lượng mưa
bình quân hàng năm, giá lúa gạo và lực lượng lao động. Số liệu sử
dụng cho nghiên cứu là số liệu chuỗi thời gian theo năm trong 29
năm, từ 1971 – 1999 của các chỉ tiêu nêu trên.
Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố sự thay đổi của diện tích
trồng lúa ở thời kỳ trước đó, lượng mưa và sự sẵn có của lao động
nông nghiệp có tác động tới diện tích trồng lúa mạnh hơn là sự thay
đổi trong giá lúa gạo. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng diện tích
trồng lúa thay đổi tương đối chậm qua các năm do người nông dân ở
đây phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng, công nghệ,
tín dụng và các yếu tố khác – các yếu tố làm hạn chế tới các quyết
định sản xuất lúa gạo hàng năm. Diện tích trồng lúa cũng được đánh
giá là nhậy cảm với mức giá hiện tại trên thị trường hơn so với mức

giá ngay trước thời điểm trồng lúa. Kết quả này có thể là một hậu
quả của chính sách đảm bảo giá lúa gạo được điều hành bởi Chính
phủ Thái Lan.
Đối với việc hoạch định chính sách, nghiên cứu này đã chỉ ra
rằng việc giảm tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp có thể có
hiệu quả trong việc thúc đẩy sản xuất lúa ở Thái Lan hơn là sự hỗ
trợ về mức giá lúa gạo mà những người dân trồng lúa nhận được. Sự
biến động của lượng mưa cũng là một yếu tố làm hạn chế sự tăng
trưởng của sản xuất lúa gạo, điều này gợi ý về tầm quan trọng của
đầu tư cho hệ thống thủy lợi của chính phủ để làm giảm những rủi


17

ro về sự thiếu hụt nguồn nước tưới mà các người nông dân trồng lúa
thường phải đối mặt.
1.2.2. Tại Philippin
Tại Philippin, dự báo sản xuất là một hoạt động có vai trò
quan trọng đối với việc ra quyết định nhập khẩu gạo của Chính phủ
nước này. Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm đo lường tác
động của các yếu tố tới sản lượng hoặc năng suất lúa.
Nghiên cứu của Flordeliza Hidalgo Bordey (2010) về các yếu
tố tác động tới sản lượng lúa gạo ở Philippin sử dụng dữ liệu mảng
về sản lượng và các yếu tố đầu vào của sản xuất lúa của 30 tỉnh từ
bộ số liệu Điều tra hộ gia đình về sản xuất lúa theo trang trại của
Philippin. Những dữ liệu này được dựa trên các khảo sát vào mùa
mưa trong các năm 1996, 2001 và 2006 và các khảo sát vào mùa
khô trong các năm 1997, 2002 và 2007. Có tất cả 11.686 quan sát
phục vụ cho việc phân tích.
Biến đầu ra của nghiên cứu là sản lượng lúa trên 1 trang trại

(đơn vị là kg). Các yếu tố đầu vào thông thường được xem xét là đất
đai, giống, phân bón, lao động và máy móc. Một số yếu tố đầu vào
không thông thường khác cũng được đưa vào để tính toán ảnh
hưởng của nó đến sản lượng, được chia thành các nhóm về cơ sở hạ
tầng nông thôn, vốn con người, công nghệ và quyền sở hữu tài sản.
Trong đó, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được xây dựng để cải thiện
sản xuất nông nghiệp và có khả năng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa
gạo của Philippin (Fan, Hazell and Haque 2000). Các con đường tốt


18

hơn và sự thuận tiện trong vận chuyển sẽ khuyến khích việc sử dụng
phân bón và cho sản lượng cao hơn. Các biến về nguồn nhân lực
nhằm đánh giá hiệu quả của sự cải thiện trong các kỹ năng quản lý
của những người nông dân theo thời gian (Schultz 1964). Việc sử
dụng các loại máy móc hay các giống lúa khác nhau cũng được đưa
vào để đo lường tác động của công nghệ lên sản lượng. Yếu tố sở
hữu tài sản cũng được đưa vào trong mô hình để đánh giá khả năng
đưa ra quyết định về mặt điều hành trang trại hiệu quả và kịp thời.
Nghiên cứu này sử dụng dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas,
kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố giống, phân
bón, lao động, máy móc và đất đai cùng có ý nghĩa thống kê ở mức
99%. Trong số các yếu tố đầu vào này, đất đai có đóng góp lớn nhất
vào sản lượng đầu ra với hệ số ước lượng của biến đất đai là 0,407
(đây cũng chính là độ co dãn của sản lượng lúa theo đất đai), theo
sau là yếu tố máy móc (0,301), lao động (0,204), giống (0,082) và
phân bón (0,007).
Như đã kỳ vọng, hệ thống thủy lợi là một trong số các đầu vào
không thông thường có ảnh hưởng đáng kể tới sự tăng trưởng sản

lượng. Trung bình, các trang trại được thủy lợi hóa có sản lượng cao
hơn 76% so với các trang trại sử dụng nước mưa tự nhiên. Công
nghệ và sự tiếp cận thông tin cũng được tìm thấy có tác động tích
cực tới sản lượng lúa. Những người nông dân có tham gia vào trong
các lớp đào tạo về sản xuất lúa tạo ra mức sản lượng lúa cao hơn 4%
so với những người không được đào tạo. Những người nông dân mà


19

sử dụng các thế hệ giống lúa khác nhau cũng có sản lượng cao hơn
đáng kể so với những người sử dụng các giống lúa truyền thống.
Những người nông dân mà sử dụng nhiều dòng lúa lai khác nhau có
sản lượng cao hơn 18% so với những người nông dân sử dụng các
giống lúa truyền thống. Bên cạnh đó, những người nông dân sử
dụng các loại giống có chất lượng cao thu được sản lượng cao hơn
6%, cho thấy vai trò của việc sử dụng các giống lúa mới qua mỗi
vụ. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát
triển liên tục và sự phổ biến của các công nghệ mới trong việc tăng
sản lượng. Ngoài ra, sở hữu máy móc cũng được chỉ ra là có tác
động tích cực tới sản lượng lúa. Trung bình, những người nông dân
có sử dụng máy kéo và máy tuốt lúa có sản lượng cao hơn 5% so
với những người phải đi thuê lại, góp phần vào sự chuẩn bị kịp thời
về đất và các hoạt động đập lúa.
Nghiên cứu của Abedullah và Pandey (2007) ước lượng một
hàm sản xuất bậc hai sử dụng số liệu mảng thu được từ 46 hộ nông
dân ở Tarlac, Philippin trong giai đoạn 1990-1995. Các biến độc lập
của mô hình bao gồm tổng lao động, phân bón, tổng lượng mưa
trong suốt thời kỳ sản xuất, số hạng bình phương của các biến số
này và sự tương tác giữa chúng. Mô hình kết quả chỉ ra mối liên hệ

chặt chẽ giữa từng biến số với sản lượng lúa, bao gồm các biến:
phân bón, lao động bình phương, phân bón và lượng mưa, sự tương
tác giữa lao động và phân bón và sự tương tác giữa phân bón và
lượng mưa. Kết quả này ngụ ý rằng, ngoài những đầu vào nông


20

nghiệp, lượng mưa và các yếu tố tương tác của nó với các đầu vào
nông nghiệp (đặc biệt là phân bón) cũng có tác động đáng kể tới sản
lượng lúa.
Một nghiên cứu khác của Celia Reyes, Christian Mina, Jason
Crean, Rosalina De Guzman và Kevin Parton (2009) thuộc Viện
Nghiên cứu Phát triển Philippin nhằm đánh giá tác động của các yếu
tố lượng mưa, thời tiết, diện tích trồng trọt, sử dụng phân bón và giá
tương đối của lúa gạo tới hoạt động sản xuất lúa. Thời kỳ được
nghiên cứu là thời kỳ 1991-2008, số liệu được thu thập theo 16
vùng của Philippin. Biến phụ thuộc của mô hình là sản lượng lúa.
Các biến độc lập của mô hình bao gồm: tỷ lệ diện tích được thủy lợi
hóa trong tổng diện tích đất lúa (hecta), diện tích gieo trồng lúa
(hecta), lượng phân bón bình quân được sử dụng (tấn/ha), giá tương
đối của lúa gạo (giá nội địa so với giá thế giới); các biến giả đại diện
cho lượng mưa (bao gồm ba mức độ: lượng mưa dưới mức chuẩn,
lượng mưa gần mức chuẩn và lượng mưa trên mức chuẩn), các biến
giả đại diện cho hiện tượng thời tiết (bao gồm hiện tượng El Nino,
hiện tượng thời tiết bình thường và hiện tượng La Nina). Nghiên
cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy tuyến tính, tất cả các biến đều
được biến đổi logarit hóa. Kết quả ước lượng mô hình chỉ ra rằng
các biến diện tích gieo trồng, tỷ lệ diện tích lúa được thủy lợi hóa,
lượng phân bón sử dụng và giá tương đối có tác động tích cực tới

sản lượng lúa, do đó khi gia tăng lượng sử dụng các yếu tố đầu vào
này sẽ làm tăng sản lượng lúa. Bên cạnh đó, một sự gia tăng của giá


21

lúa trong nước so với giá thế giới sẽ thúc đẩy nông dân tích cực sản
xuất để tận dụng lợi thế về giá và vì thế lợi nhuận thu được sẽ cao
hơn. Mặt khác, các biến số liên quan tới yếu tố thời tiết như ENSO
và lượng mưa được giả định là có cả tác động tích cực và tiêu cực
tới sản lượng lúa tùy thuộc vào điều kiện địa lý. Tại Philippin, ảnh
hưởng của hiện tượng ENSO thay đổi giữa các vùng.
Cuối cùng, một nghiên cứu sử dụng số liệu mảng của 15 vùng
của Philippin để phân tích tác động của các yếu tố: chi phí cho máy
móc, công cụ và thiết bị sản xuất, chi phí lao động, lượng phân bón,
chi phí giống, chi phí bảo quản sản phẩm và phí thủy lợi lên năng
suất lúa trên 1 hecta. Phân tích hồi quy được sử dụng với bộ số liệu
gồm 180 quan sát. Kết quả phân tích cho thấy tại các vùng sản xuất
lúa đã được thủy lợi hóa, 3 biến giải thích là phân bón, chi phí bảo
quản sản phẩm thu hoạch và thủy lợi phí có các hệ số hồi quy có ý
nghĩa thống kê cao ở trong mô hình trong khi các biến giải thích là
lao động, máy móc và giống lúa cho các hệ số hồi quy không có ý
nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tại các vùng sản xuất lúa không được
tưới tiêu, kết quả phân tích hồi quy cho thấy 3 biến phân bón, máy
móc và chi phí bảo quản sản phẩm thu hoạch cho các hệ số hồi quy
có ý nghĩa thống kê trong khi hai biến lao động và giống lúa là
không có ý nghĩa thống kê ở trong mô hình.
1.2.3. Tại Ấn Độ
Một trong số các nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các yếu
tố liên quan tới thời tiết lên sản lượng lúa trong mối liên hệ với các



22

yếu tố đầu vào khác của sản xuất là phân bón và lao động. Một
nghiên cứu của Sushila Kaul thuộc Viện Nghiên cứu Thống kê
Nông nghiệp Ấn Độ đã phát triển một số mô hình để xác định tác
động của các biến số về thời tiết cùng với các yếu tố đầu vào khác
lên sản lượng lúa của Ấn Độ. Các biến nông nghiệp được đưa vào
trong mô hình bao gồm phân bón và lao động. Các biến số về thời
tiết bao gồm lượng mưa thực tế, lượng mưa thông thường, độ lệch
so với lượng mưa thông thường, nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp
nhất. Dữ liệu về các biến thời tiết được lấy trong một thời kỳ của
sản xuất lúa. Mô hình được ước lượng sử dụng phép hồi quy tuyến
tính cả ở quy mô cả nước và quy mô tỉnh. Nghiên cứu cho thấy sản
lượng lúa tại Ấn Độ chịu tác động đáng kể bởi lượng phân bón sử
dụng và một số biến thời tiết như lượng mưa thực tế, nhiệt độ cao
nhất, nhiệt độ thấp nhất. Lượng mưa quá mức hoặc nhiệt độ quá cao
cũng được tìm thấy có ảnh hưởng bất lợi đối với sản lượng lúa.
1.2.4. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa
ra các dự báo về diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả nước sử
dụng mô hình kinh tế lượng. Tuy nhiên, hoạt động dự báo còn khá
đơn giản, chủ yếu dựa trên phương pháp chuyên gia kết hợp với sử
dụng mô hình chuỗi thời gian với chuỗi số liệu từ năm 1990-2010
của Tổng cục Thống kê. Các dự báo này chủ yếu nhằm phục vụ
công tác lập kế hoạch cũng như điều hành hoạt động sản xuất, xuất
khẩu lúa gạo của Bộ mà chưa có các nghiên cứu một cách toàn diện



23

về lĩnh vực sản xuất lúa gạo cũng như các yếu tố đầu vào của hoạt
động sản xuất lúa ở nước ta. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh
tế - Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có
nghiên cứu về “Triển vọng thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2011 những đóng góp trong việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu”
trong đó đưa ra dự báo về năng suất lúa trung bình, từ đó dự báo sản
lượng lúa cả nước trong năm 2011. Do năng suất lúa được xem là
chỉ tiêu vừa có thể lượng hoá, vừa thể hiện được những tác động của
yếu tố thời tiết cũng như các yếu tố khác (như phân bón, thuỷ lợi,
trình độ thâm canh,...) nên nghiên cứu đã sử dụng phương pháp dự
báo chuỗi thời gian kết hợp với phương pháp chuyên gia.
Qua khảo sát cho thấy tại Việt Nam các nghiên cứu phân tích
và dự báo trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo mới chủ yếu phục vụ mục
tiêu dự báo và lập kế hoạch, do đó mô hình dự báo sử dụng mới chỉ
ở dạng đơn giản là mô hình chuỗi thời gian đơn biến. Hầu như chưa
có các nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của các yếu tố đầu
vào quan trọng tới hoạt động sản xuất lúa, từ đó đưa ra các kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào này để
mang lại mức sản lượng cao hơn.
Tóm lại, qua các khảo sát thực nghiệm ở trên ta thấy tại ba
quốc gia mà hoạt động sản xuất lúa đóng vai trò rất quan trọng là
Thái Lan (là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới), Philippin
(là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới) và
Ấn Độ (là một trong các quốc gia sản xuất lúa gạo lớn nhất thế


24

giới), các yếu tố cơ bản có tác động tới hoạt động sản xuất lúa đã

được xác định là: diện tích gieo trồng, chi phí sản xuất, lao động,
phân bón, giống lúa, giá lúa gạo, hệ thống thủy lợi, cơ giới hóa sản
xuất, lượng mưa, thời tiết, cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ. Ta
thấy rằng, các yếu tố này cũng có thể được đại diện bởi bốn nguồn
lực cơ bản của hoạt động sản xuất lúa đã được trình bày ở phần
trên, bao gồm quỹ đất lúa, vốn, lao động và khoa học công nghệ.
Hiện nay số liệu thống kê hiện có về các chỉ tiêu liên quan đến
lĩnh vực sản xuất lúa gạo của Việt Nam còn hạn chế cả về mặt thời
gian lẫn không gian. Do đó, trong điều kiện số liệu thống kê hiện
có, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng của bốn yếu tố
đầu vào cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động sản xuất lúa gạo
ở nước ta là quỹ đất lúa, vốn đầu tư, lao động và khoa học công
nghệ trong chương 2, từ đó ứng dụng mô hình số liệu mảng đánh
giá tác động của các yếu tố này tới sản lượng lúa ở nước ta trong
chương 3.


25

CHƯƠNG 2-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010
2.1. Tổng quan về lĩnh vực sản xuất lúa Việt Nam trong giai
đoạn 2000-2010
Trong giai đoạn 2000-2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
của ngành nông nghiệp tính theo giá so sánh 1994 có mức tăng
trưởng tương đối cao với mức tăng bình quân 3,8%/năm, từ mức
63,72 nghìn tỷ đồng lên mức 90,61 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, mặc
dù GDP của ngành nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm
nhưng tốc độ tăng GDP của ngành nông nghiệp thấp hơn rất nhiều
so với tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế (tăng bình quân

9,2%/năm).


×