Tải bản đầy đủ (.doc) (221 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức nhập khẩu của bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.14 KB, 221 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
I. Tính cấp thiết của đề tài.
Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, tuân thủ
theo các quy luật khách quan của thị trường như cung-cầu, giá cả- giá
trị và cạnh tranh nhằm quản lý việc chi tiêu, sử dụng đồng tiền một
cách hiệu quả; hiện nay trên thế giới các định chế tài chính Quốc tế
đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với các khoản
chi tiêu mua sắm công cũng như các khoản tài trợ.. Mặt khác, đấu thầu
cũng chính là một công cụ quan trọng của nền kinh tế thị trường giúp
người mua và người bán gặp nhau; giúp chính phủ quản lý chi tiêu, sử
dụng các nguồn vốn Nhà nước sao cho hiệu quả và chống thất thoát
lãng phí; là công cụ hữu hiệu chống các hành vi gian lận, tham nhũng
và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước góp phần
làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động
mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước; thúc đẩy chuyển
giao công nghệ; giúp các cơ quan quản lý có điều kiện xem xét quản
lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu. Chính vì vậy,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Luật Đấu thầu,
Luật sửa đổi, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, mua sắm tài
sản nhà nước cho nên việc quản lý hoạt động đấu thầu cơ bản đã hoàn
thiện và thống nhất, đã thực sự phát huy hiệu quả trong thực hiện mua
sắm và các thủ tục đấu thầu để lựa chọn nhà thầu đối với các nguồn
vốn Nhà nước.
Hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm sử dụng
vốn nhà nước cần được quản lý chặt chẽ vì đây là nguồn vốn thuộc sở
hữu toàn dân hoặc có sở hữu toàn dân mà Nhà nước nắm giữ vai tro
chủ đạo, do đó việc thực hiện đúng các quy định đấu thầu, mua sắm

1




tài sản của Nhà nước và quản lý hoạt động đấu thầu là những yeu cầu
bắt buộc. Thực chất đây là hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế vì
bản chất là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động đấu
thầu bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm
đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân. Hàng hóa
phục vụ cho quốc phong (gọi tắt là hàng hóa quốc phong) là các loại
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước giao ngân sách để đầu tư,
mua sắm hoặc từ kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ hoặc từ
nguồn kinh phí do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ và các
nguồn khác theo quy định của pháp luật hình thành các loại tài sản đặc
biệt, tài sản chuyên dựng và tài sản phục vụ công tác quản lý của Bộ
quốc phong theo quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hàng
hóa viện trợ cho Bộ Quốc phong, mua sắm ủy thác khi được các nước
khác ủy thác cho Bộ Quốc phong thực hiện theo các Nghị định thư đã
ký kết phải được thực hiện công khai theo trình tự, thủ tục và các yêu
cầu khác do pháp luật về đấu thầu, và pháp luật liên quan quy định.
Các loại hàng hóa quốc phong mua sắm theo hình thức nhập khẩu
được miễn thuế nhập khẩu (nếu có), thuộc đối tượng không phải nộp
thuế giá trị gia tăng nhập khẩu và được thực hiện các thủ tục hải quan
riêng theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Trong hững năm qua cùng với Nhà nước, Bộ Quốc phong đã có
nhiều quy định về công tác quản lý đấu thầu, mua sắm hàng hóa cho
quốc phong; trong đó, hướng dẫn, thực hiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức nhập khẩu cho
quốc phong. Do đó, hoạt động đấu thầu đã có những thay đổi tích cực
trong nhận thức việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước trong đầu
tư. Các Chủ đầu tư, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn
và người có thẩm quyền từng bước hiểu được quyền, lợi ích và trách

nhiệm của mình trong quá trình đấu thầu và thực hiện phân cấp trong
đấu thầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đấu thầu trong mua sắm
vẫn con nhiều bất cập, do việc cập nhật các quy định pháp luật về đấu
2


thầu vẫn chưa được đồng bộ và đầy đủ trong phạm vi Bộ Quốc phong
nên vẫn con hiện tượng áp dụng không đúng và không đầy đủ các quy
định của Luật và Nghị định hướng dẫn cả về trình tự, nội dung, thời
gian và thẩm quyền trong quá trình lựa chọn nhà thầu; việc phân cấp
thẩm quyền trong phê duyệt các nội dung về đấu thầu con có đơn vị
chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực pháp lý dẫn đến kiến nghị của
các nhà thầu và bị động, lúng túng trong xử lý tình huống vi phạm các
quy định của pháp luật và hiệu quả đấu thầu chưa cao.
Vấn đề đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà
nước đối với công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa cho BQP nói chung
và mua sắm nhập khẩu nói riêng chưa được nghiên cứu một cách hệ
thống và cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề
này.
Bởi vậy, tôi xin chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức
nhập khẩu của Bộ Quốc phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ kinh tế năm 2012.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.
Làm rõ vai tro, nội dung quản lý nhà nước và hiệu quả quản lý
nhà nước đối với công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức
nhập khẩu cho quốc phong, trên cơ sở phân tích hiện trạng của hoạt
động đấu thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức nhập khẩu cho quốc
phong trong thời gian qua, rút ra kết luận đánh giá và đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu mua

sắm hàng hóa theo hình thức nhập khẩu cho quốc phong để nâng cao
hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.
* Đối tượng nghiên cứu của luận án.

3


Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà
nước, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo
hình thức nhập khẩu ở tầm vĩ mô của Bộ Quốc phong. Chủ yếu nghiên
cứu ở Cục kế hoạch và đầu tư/BQP, các Quân Binh chủng các Công ty
xuất nhập khẩu (nhà thầu) thực thi nhập khẩu hàng hóa cho Bộ Quốc
phong trong quan hệ với cơ chế quản lý chung của nền kinh tế quốc
dân qua các thời kỳ để đề ra phương hướng và biện pháp hoàn thiện
cơ chế quản lý nhà nước về nhập khẩu VTKTQP.
* Phạm vi nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, Luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu công tác
quản lý nhà nước hiệu quả của quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm
hàng hóa theo hình thức nhập khẩu ở tầm vĩ mô trong mối quan hệ
chặt chẽ với việc nghiên cứu hoạt động nhập khẩu ở một số doanh
nghiệp cụ thể.
Thứ hai, Luận án tập trung nghiên cứu đấu thầu mua sắm hàng
hóa nhập khẩu những sản phẩm nhằm phục vụ cho công tác của Bộ
Quốc phong nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (VTKTQP),
chứ không đề cập đến hàng hóa mà các doanh nghiệp Quốc phong và
các đơn vị dùng để sản xuất hàng hóa tiêu dùng (làm chức năng kinh
tế)
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu tập trung vào thời kỳ từ năm 2000
đến nay.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, phương pháp đối chiếu so sánh. Trong quá trình nghiên cứu luận
án con sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tối ưu và công cụ
toán học.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
4


 Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng
hóa nhập khẩu của Bộ Quốc phong trong thời kỳ mới, làm nền tảng
cho phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa nhập khẩu của Bộ
Quốc phong trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay
gắt và quyết liệt.
 Phân tích thực trạng về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa nhập khẩu của Bộ Quốc
phong trong giai đoạn từ năm 2007 trở về trước và từ năm 2008 đến
nay, nêu bật được những thành công, chỉ ra một số nhược điểm cơ bản
và nguyên nhân của những hạn chế đó.
 Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, những cơ hội và
thách thức, luận văn đã đề ra 7 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa nhập
khẩu của Bộ Quốc phong trong những năm tới. Đây là những giải
pháp cơ bản, quan trọng nếu được thực thi tốt chắc chắn sẽ giúp nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm
hàng hóa nhập khẩu của Bộ Quốc phong tốt hơn so với thời gian trước
đây.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN.

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa nhập khẩu của Bộ Quốc
phong.
Chương 2: Phân tích hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động đấu thầu mua sắm hàng hóa nhập khẩu của Bộ Quốc phong.

5


Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa
nhập khẩu của Bộ Quốc phong.

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
1.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
1.1.1.Sự cần thiết quản lý Nhà nước đối với mua sắm hàng hóa
nhập khẩu của Bộ Quốc phòng
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng hóa nhập khẩu của Bộ Quốc
phòng

a. Khái niệm hàng hóa nhập khẩu quốc phòng
Hàng quốc phong là hàng đảm bảo cho Quân đội thực hiện các
nhiệm vụ quân sự, quốc phong gồm vũ khí, trang bị kỹ thuật, các dây
chuyền công nghệ, sản phẩm công nghệ, dịch vụ, vật tư và các loại
hàng hóa khác. Hàng hóa dùng cho quốc phong có thể mua sắm trong
nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
Hàng quốc phong nhập khẩu là những hàng hóa được nhập khẩu
trực tiếp từ nước ngoài đảm bảo cho Quân đội thực hiện các nhiệm vụ
quân sự của Quân đội bằng các nguồn ngân sách Nhà nước giao cho Bộ
quốc phong quản lý.
Có nhiều khái niệm về hàng hóa quốc phong nhập khẩu, nhưng
theo chúng tôi khái niệm hàng hóa quốc phong đó là hàng hóa được
mua sắm thông qua nhập khẩu để hình thành nên các loại tài sản đặc
biệt, chuyên dùng và phục vụ công tác quản lý của Bộ Quốc phong do
Nhà nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản bao
gồm cả nguồn kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ và nguồn kinh
phí do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ và các nguồn khác theo

7


quy định của pháp luật. Bởi khái niệm đó là tổng hợp nhất, nó bao
hàm cả việc mua sắm theo hình thức dự án, mua sắm thường xuyên
theo kế hoạch hàng năm, mua sắm đặc biệt cho tất cả các loại hàng
hóa mà Bộ Quốc phong mua sắm theo các nguồn vốn nhà nước và cơ
chế thực hiện mua sắm thông qua đấu thầu theo yêu cầu đối với từng
loại tài sản đã được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước và các văn bản pháp luật khác về đấu thầu của Nhà nước.
b. Phân loại:
Hàng hóa mua sắm cho quốc phong có thể phân loại theo các

quy định sau:
* Theo tính chất sử dụng của hàng hóa chia thành: hàng chuyên
dùng quân sự và hàng hóa sử dụng cho quốc phòng và mục đích kinh tế
[17]
Hàng quốc phong được chia làm 2 loại: hàng chuyên dùng quân
sự và hàng lưỡng dụng, trong đó:
- Hàng chuyên dùng quân sự là hàng quốc phong đặc biệt bao gồm
vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật, dịch vụ, vật tư
chuyên dùng quốc phong.
- Hàng lưỡng dụng là hàng quốc phong gồm trang thiết bị kỹ thuật
dịch vụ, vật tư, hàng hóa có thể sử dụng cho quốc phong và cả trong lĩnh
vực kinh tế xã hội.
* Theo nguồn gốc hàng hóa hình thành tài sản [39], [68].
Theo nguồn gốc hàng hóa hình thành tài sản trong lĩnh vực quốc
phong, gồm 03 loại gồm: tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dụng và tài
sản phục vụ công tác quản lý, trong đó:
- Tài sản đặc biệt: là tài sản chỉ sử dụng trong chiến đấu, huấn
luyện sẵn sàng chiến đấu và nghiệp vụ của Bộ quốc phong gồm:
+ Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương
tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
8


+ Công trình chiến đấu
- Tài sản chuyên dùng: là tài sản sử dụng thường xuyên phục vụ
hoạt động quốc phong của Bộ Quốc phong không thuộc loại tài sản
đặc biệt gồm:
+ Nhà và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở
đóng quân, kho tàng, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phong, an ninh,
trường bắn, thao trường, bãi tập, cơ sở giam giữ của các đơn vị vũ

trang nhân dân;
+ Phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phong, an ninh;
+ Công cụ hỗ trợ khác (ngoài công cụ hỗ trợ đặc biệt) và các tài
sản khác là loại tài sản có cấu tạo đặc biệt phục vụ công tác, chiến đấu
của đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tài sản phục vụ công tác quản lý: là tài sản sử dụng trong công
tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập của đơn vị vũ trang nhân dân,
gồm:
+ Nhà và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc nhà trường (trừ
các học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phong, an ninh); cơ sở
khám, chữa bệnh, nhà an dưỡng, nhà điều dưỡng; nhà khách, nhà công
vụ; nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác
không thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị
vũ trang nhân dân;
+ Xe ô tô chỉ huy, xe ô tô phục vụ công tác, các loại phương tiện
giao thông vận tải khác;
+ Máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc.
* Ngoài ra hàng hóa nhập khẩu quốc phòng cũng có thể được
phân loại theo khâu sử dụng, theo tính chất bảo đảm kỹ thuật (nhóm
1,2).[28]
Trên cơ sở nghiên cứu các cách phân loại đã hình thành từ trước
đến nay để tiện cho việc phân tích, nghiên cứu hoạt động đấu thầu
9


mua sắm hàng hóa nhập khẩu chúng tôi đề nghị phân loại theo nguồn
gốc hình thành tài sản trong Bộ Quốc phong. Theo cách này hàng
hóa nhập khẩu của Bộ Quốc phong gồm 03 nhóm
- Nhóm 1: loại hàng hóa đặc biệt (gọi tắt là nhóm 1) bao gồm:
+ Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương

tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
+ Trang, thiết bị sử dụng cho công trình chiến đấu. [ 39 ]; [68]
+ Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu trong trường hợp được Thủ tướng quyết định cho phép nhập
khẩu [41].
+ Công nghệ sản xuất các loại vũ khí, khí tài, vật liệu nổ quân
sự, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ, phương tiện vô hiệu
hóa các thiết bị phát hiện việc truy cập mạng máy tính điện tử phục
vụ nhu cầu quốc phong; Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị kiểm tra, phát
hiện vũ khí, vật liệu nổ, ma túy và đồ vật nguy hiểm khác phục vụ nhu
cầu an ninh; Công nghệ vô hiệu hóa các thiết bị ghi âm, ghi hình, đo,
đếm, tính tải trọng, tốc độ phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu an
ninh [42].
+ Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước [71]
- Nhóm 2: loại hàng hóa chuyên dùng (gọi tắt là nhóm 2) bao gồm:
+ Hàng hóa là phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phong;
+ Sản phẩm, hàng hóa là công cụ hỗ trợ khác (ngoài công cụ hỗ trợ
đặc biệt) và các tài sản khác là loại tài sản có cấu tạo đặc biệt phục vụ
công tác, chiến đấu của đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Công nghệ sản xuất phục vụ quốc phong không thuộc nhóm 1, vật
tư kỹ thuật sử dụng cho quốc phong.
- Nhóm 3: loại hàng hàng hóa thông thường (gọi tắt là Nhóm 3)
bao gồm:

10


+ Xe ô tô chỉ huy, xe ô tô phục vụ công tác, các loại phương tiện
giao thông vận tải khác phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng
trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập; máy móc, trang thiết

bị, phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc
phong
+ Các loại nguyên, vật liệu, trang thiết bị kỹ thuật thông thường,
dịch vụ sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế, kỹ thuật của nền kinh tế
quốc dân mua sắm phục vụ cho hoạt động của Bộ Quốc phong.
Mỗi nhóm hàng hóa quốc phong trên đều có đặc điểm riêng và có
cơ chế mua sắm, đấu thầu riêng, các thủ tục nhập khẩu riêng.
Phân loại hàng hóa quốc phong tạo cơ sở quản lý, chỉ đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện hoạt động mua sắm, đấu thầu phù hợp thei
yêu cầu mua sắm của từng loại tài sản trong toàn quân.
1.1.1.2. Tính cấp thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động
đấu thầu mua sắm hàng hóa nhập khẩu cho quốc phòng
Hàng hóa quốc phong là hàng hóa phục vụ cho quốc phong đặc
biệt là loại hàng hóa nhóm 1, 2 có vai tro to lớn đối với hiện đại hóa
quân đội, vì vậy nhập khẩu hàng hóa cho quốc phong là đối tượng
quản lý của Nhà nước. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhập khẩu hàng hóa quốc phong là một
lĩnh vực quan trọng cung cấp hàng hóa để đảm bảo Quân đội thực sự
là một công cụ sắc bén của Nhà nước trong bảo đảm an ninh chính trị
và quốc phong. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ tình hình mới, nhập
khẩu hàng hóa cho quốc phong có tác động quyết định đến chất lượng
và trình độ tác chiến của Quân đội, vì vậy càng cần phải quản lý chặt
chẽ hơn do các lý do sau:
a. Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) có chức năng quản lý
kinh tế

11


Về bản chất Nhà nước là một thiết chế quyền lực chính trị của

giai cấp này đối với giai cấp khác trong xã hội và là quyền lực công
đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát
triển xã hội [89].
Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực
của Nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, môi trường , lực lượng
vật chất và tài chính trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã
hội và các thành phần kinh tế.
Nhà nước thực hiện vai tro kinh tế của mình thông qua việc tổ
chức và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quản lý nhà nước như
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt nam để
ra bao gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị
trường. Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài
chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường,
không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ
thị trường. Trong đó bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế. Duy trì luật pháp, trật tự và an toàn xã
hội, thi hành nhất quán các chính sách và thể chế theo hướng kinh tế
thị trường có sự định hường của Nhà nước, ổn định môi trường kinh tế
vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý
giữa chiều rộng và chiều sâu.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện cơ bản cho hoạt động
kinh tế.

12



+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát
triển nhanh và bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh
tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
+ Hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm sự
thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
+ Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phong, chống
tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.
Như vậy nhập khẩu hàng hóa nói chung và nhập khẩu VTKTQP
là một hoạt động kinh tế, là đối tượng quản lý của Nhà nước XHCN.
b. Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu hàng hóa quốc
phòng nói riêng là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân
đòi hỏi Nhà nước phải quản lý chặt chẽ để giảm nhập siêu
Trong thời đại ngày nay, có thể khẳng định rằng không một nền
kinh tế quốc dân nào có thể phát triển nhanh nếu không tiến hành xuất
nhập khẩu, không mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đối với
nền kinh tế qui mô nhỏ, lạc hậu như Việt nam nếu không mở cửa hội
nhập vào kinh tế khu vực và thế giới thì sẽ không thể phát triển nhanh,
ngược lại sẽ "tụt hậu" so với khu vực và thế giới. Mở rộng mối quan
hệ kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu là việc vận dụng một trong
những bài học kinh nghiệm quí báu rút ra từ thực tiễn phát triển kinh
tế của nước ta và của các nước khác trên thế giới. Báo cáo chính trị
của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội
Đảng XI đã chỉ rõ : " mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối
ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế". Hợp tác nhiều mặt, song
phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Hiện nay về nhập khẩu hàng hóa con nhiều tồn tại. Trước hết là
cơ cấu nhập khẩu giữa máy móc, thiết bị với nguyên nhiên vật liệu và
hàng tiêu dùng chưa phù hợp. Trong số hàng thiết bị máy móc những
mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ lệ con ít. Hàng tiêu

13


dùng chiếm tỷ lệ không nhỏ kể cả mặt hàng trong nước đã sản xuất
được, hàng xa xỉ phẩm và hàng nhập lậu lên đến mức báo động, gây
tác động lớn về nhiều mặt và trở nên nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều như thiếu chiến lược
nhập khẩu dài hạn, nghiên cứu xúc tiến thị trường nhập khẩu con yếu
cả tầm vĩ mô và vi mô, trong đó có cả nguyên nhân về phía quản lý
nhà nước con yếu kém sai sót. Điều này đoi hỏi phải có giải pháp
đồng bộ trên tất cả các mặt đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối
với nhập khẩu nói chung và nhập khẩu hàng hóa cho quốc phong nói
riêng.
c. Đảm bảo đủ vũ khí trang bị đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa
quân đội để quân đội thực sự trở thành công cụ sắc bén bảo đảm an
ninh chính trị là yêu cầu buộc nhà nước phải quản lý nhập khẩu hàng
hóa quốc phòng
Hiện nay thế giới vừa có nhân tố ổn định vừa có những nhân tố
mất ổn định, vừa hợp tác, vừa đấu tranh gay gắt để phát triển. Nguy cơ
chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang cục
bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, việc sản xuất và buôn bán vũ khí, chạy
đua vũ trang, can thiệp, bạo loạn lật đổ vẫn xảy ra. Chủ nghĩa đế quốc
đứng đầu là Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch vẫn tiến hành chống
phá cách mạng nước ta trên nhiều lĩnh vực với qui mô và thủ đoạn
tinh vi hơn nhiều. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI đã nhận định: "Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước
tiếp tục phát triển trong tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức
tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường".
Vì vậy, "Cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại

hóa". Kết hợp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là yêu cầu
khách quan, là qui luật tồn tại và phát triển của xã hội ta.
14


Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được Đảng và Nhà nước giao cho
Quân đội ta: Tổ quốc mà toàn Đảng, toàn dân và toàn thể các lực
lượng quốc phong an ninh phải bảo vệ đó là Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ đất nước với mọi thành quả,
các cộng đồng dân cư gắn bó với đất nước tạo nên theo chiều sâu và
bề dầy lịch sử cho đến nay. Tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc là sự tồn vong của Tổ quốc, sự sống con của chế độ. Nội dung cơ
bản của bảo vệ Tổ quốc là : bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ (bao gồm cả vùng đất, vùng biển và vùng trời Tổ quốc); bảo
vệ hệ thống chính trị và hiến pháp; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sinh thái và các giá trị văn hóa; bảo vệ thành quả cách mạng,
thành quả lao động của công dân và toàn xã hội; giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm cuộc sống yên bình của Nhân dân.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đoi hỏi phải có đường lối phát
triển đúng đắn, kết hợp kinh tế với quốc phong, quốc phong với kinh
tế, các lực lượng vũ trang cùng với các ngành các cấp, các tổ chức
chính trị xã hội và toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ phong chống "diễn
biến hoa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; tăng cường
xây dựng nền quốc phong toàn dân có chiều sâu và ngày càng vững
chắc; tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh của các lực
lượng vũ trang, trước hết hiện đại hóa đối với lực lượng thường trực.
Yêu cầu có tính chất chiến lược để hiện đại hóa Quân đội ngoài
việc nâng cao ý chí chiến đấu cho bộ đội, giáo dục trách nhiệm của bộ
đội trong lực lượng vũ trang con phải có trang bị kỹ thuật, vũ khí đạn

dược với tính năng tiên tiến hiện đại, đủ về số lượng, tốt về chất
lượng, kịp thời đồng bộ cho các lực lượng vũ trang.
Các trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược của Quân đội ta có
nhiều nguồn gốc khác nhau có loại do nhà máy quốc phong và các
15


đơn vị kinh tế trong nước sản xuất, có loại được viện trợ từ các nước
anh em trong cuộc chiến tranh giữ nước vừa qua, có loại do chúng ta
mua từ nước ngoài.
Với nhiều loại trang thiết bị kỹ thuật từ nhiều nước sản xuất
khác nhau, không đồng bộ về hệ thống kỹ thuật, một mặt chúng ta
phải nỗ lực phấn đấu tìm mọi biện pháp, giải pháp kỹ thuật để duy trì
tốt số lượng và chất lượng vũ khí thiết bị kỹ thuật hiện có, nghiên cứu
cải tiến, hiện đại hóa, nâng cao trình độ hiện đại hóa của vũ khí thiết
bị kỹ thuật đồng thời nhập khẩu vũ khí thiết bị mới và các nguyên vật
liệu để góp phần hiện đại hóa trang thiết bị hiện có. Yêu cầu nhiệm vụ
hiện đại hóa Quân đội càng trở nên cấp thiết thì vai tro của hoạt động
nhập khẩu hàng hóa cho quốc phong ngày càng trở nên quan trọng và
hoạt động nhập khẩu hàng hóa quốc phong trở thành đối tượng quản
lý của Nhà nước.
d. Nhà nước quản lý nhập khẩu hàng hóa quốc phòng để sử
dụng Ngân sách nhà nước tiết kiệm và hiệu quả
Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc XHCN của Quân đội ta trong tình hình
mới được Đảng và Nhà nước giao cho là: bảo vệ độc lập chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ an ninh
chính trị đất nước, chống "diễn biến hoa bình", bạo loạn lật đổ phải
được kết hợp với chủ động ứng phó với tình huống khác. Vì vậy xây
dựng quân đội chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, bảo đảm về
số lượng, mạnh về chất lượng là một đoi hỏi mang tính chất sống con.

Trong hoàn cảnh đất nước ta con nghèo nhưng hàng năm Nhà
nước vẫn phải dành một khoản ngân sách nhất định cho quốc phong
an ninh trong đó có vấn đề nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng kỹ thuật.
Việc chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường khiến cho đảm bảo các thiết bị kỹ thuật thay đổi cơ bản. Nếu
như trước kia việc đảm bảo vật tư thiết bị phụ tùng kỹ thuật quốc
16


phong chủ yếu từ nguồn viện trợ, đến nay chúng ta phải bỏ tiền ra
mua. Do đó hoạt động nhập khẩu phải có những bước chuyển đổi phù
hợp với cơ chế thị trường nhằm đảm bảo sử dụng Ngân sách nhà nước
tiết kiệm, có hiệu quả đối với việc nhập khẩu để xây dựng quân đội
từng bước chính qui hiện đại là một nhu cầu cần thiết. Từ những điều
trình bày ở trên cho thấy phải có một cơ chế quản lý phù hợp với nhập
khẩu hàng quốc phong, đảm bảo được các quy định quản lý của nhà
nước và tính đặc thù của hàng hóa nhập khẩu cho quân đội.
e. Mua sắm hàng hóa cho quốc phòng là mua sắm hàng hóa
công cộng cần phải quản lý chặt chẽ để giảm đầu tư công góp phần
kiềm chế lạm phát
Theo lý thuyết về chi tiêu công cộng hàng hóa công cộng là hàng
hóa không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng và người ta không
muốn sử dụng theo khẩu phần [49] nói một cách khác hàng hóa công
cộng là hàng hóa và dịch vụ được một người tiêu thụ mà không loại
trừ việc tiêu thụ nó của người khác. Ví dụ rõ ràng nhất về hàng hóa
không thể phân theo khẩu phần là quốc phong mọi công dân của một
đất nước đều được hưởng sự an toàn nếu có thêm một hệ thống phong
thủ về tên lửa hoặc chương trình tiêm chủng quốc gia…mặt khác hàng
hóa công cộng không loại trừ một ai bởi một cá nhân tiêu dùng không
làm giảm lượng tiêu dùng của người khác, chi phí cận biên của việc

cung cấp hàng hóa cho thêm một người bằng không. Khái niệm hàng
hóa công chỉ liên quan tới hàng hóa và dịch vụ dùng chung bởi cả
người thanh toán và không thanh toán cho nó. Hàng hóa công có thể
được sản xuất từ khu vực Nhà nước hoặc tư nhân hoặc trên cả hai khu
vực như hàng hóa tư nhân
Bản chất chung của hàng hóa công cộng dẫn đến đến một vấn đề
là ai sẽ là người trả chi phí trực tiếp cho hàng hóa công nếu chúng
được mua như hàng hóa tư nhân. Do chúng ta không có khả năng loại
17


trừ những người không trả tiền cho hàng hóa công nhưng vẫn sử dụng
chúng dẫn đến là đảo lộn thực tiễn theo thông lệ của việc thanh toán
sản phẩm mà chúng ta mua do mắt xích thanh toán và tiêu dùng bị phá
vỡ hàng hóa công không thể được bán trên thị trường.
Vấn đề là thị trường có xu hướng sản xuất quá ít hàng hóa công
và sản xuất nhiều hàng hóa tư. Nếu muốn có nhiều hàng hóa công
hơn, cần phải có một áp lực phi thị trường- sự can thiệp của Chính
phủ, để làm được điều đó chính phủ sẽ phải bắt mọi người đóng thuế,
rồi dùng thuế để chi tiêu cho quốc phong và các hàng hóa công khác.
Đối với những quốc gia đang pháp triển như Việt Nam, việc chi
tiêu giành cho khu vực công là rất lớn (chẳng hạn như chi cho xây
dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, quốc phong, khống chế lũ, lụt…). Để
trang trải cho các khoản chi nói trên, ngoài việc sử dụng nguồn vốn từ
thu ngân sách trong nước, Nhà nước con phải tận dụng từ các nguồn
vốn khác như trái phiếu chính phủ, ODA (hỗ trợ phát triển chính
thức), FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài)…
Do vậy, việc mua sắm cho quốc phong bản chất là mua sắm
hàng hóa công cộng bởi bản chất hàng hóa sử dụng cho quốc phong là
hàng hóa công cộng sử dụng các nguồn lực của nhà nước cho mua

sắm để giảm đầu tư công góp phần kiềm chế lạm phát.
Bảng 1.1: Mua sắm công của Việt Nam giai đoạn 2007-2100
Chỉ tiêu
Tổng Sản phẩm Quốc Nội (GDP)
(tỷ đầu
US$)người (US$)
GDP tính trên

2007

2008

2009

2010

71,1

89,8

92,4

96,8

835

960

1.040


1.100

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

8,5%

6,2%
23,0
Chỉ số Giá Tiêu dùng
8,3%
%
Tổng số các dợt đấu thầu công 33.891 69.05
Tổng giá trị(triệu
hợp đồng
USD)đã ký (triệu 57.605, 16.58
1
USD)
7
8,4
18

5,3%

6,2%
6,0% 11,75
80.202 %
20.472
,9



Nguồn: các Chuẩn mực của APEC về Minh bạch trong Mua sắm
công – Tổ chức minh bạch quốc tế ( Transparency International)
f. Đấu thầu là một phương thức quản lý chủ yếu để mua sắm công
hiệu quả
Một trong những mục tiêu quan trong nhất của mọi quốc gia
(đặc biệt là đối với các nước nghèo) là phải tận dụng mọi nguồn lực,
chi tiêu một cách có hiệu quả, công bằng và minh bạch nhất. Báo cáo
chính trị đại hội XI đã chỉ rõ “sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của
các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực,
tranh thủ ngoại lực cho phát triển”.
Trong nền kinh tế thị trường, áp lực về thiếu việc làm luôn là bài
toán nan giải đối với Chính phủ của tất cả các nước. Việc tham gia
tìm kiếm việc làm, phân chia công việc một cách công bằng, tạo điều
kiện để các doanh nghiệp cạnh tranh, tự đào thải và phát triển luôn
được coi là quốc sách đối với các quốc gia đang phát triển trong đó
vấn đề tự hoàn thiện để chủ động hội nhập là một bước đi quan trọng
trong quá trình cải cách và pháp triển kinh tế đất nước.
Đấu thầu với tư cách là một công cụ quản lý trong nền kinh
tế thị trường có mục tiêu nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong sử dụng
hiệu quả các nguồn lực công, công khai, minh bạch, công bằng, bảo
đảm cạnh tranh đã trở thành một công cụ chủ yếu để thực hiện mua
sắm công trên thế giới và tại hầu hết các quốc gia. Đấu thầu mua
sắm công lành mạnh là một trụ cột chính để quản lý chi tiêu công
tốt trong kinh tế thị trường. Một hệ thống đấu thầu mua sắm công
minh bạch, công bằng và hiệu quả đóng vai tro quan trọng trong
19


việc đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển và mua sắm được
hàng hóa và dịch vụ đúng giá trị đồng tiền bỏ ra và theo dự toán

ngân sách. Một hệ thống đấu thầu mua sắm công yếu kém sẽ gây
chi phí cao cho Chính phủ và công chúng, tăng cơ hội cho tham
nhũng, không khuyến khích tạo thị trường cạnh tranh, trì hoãn thực
hiện ngân sách, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.
Hoạt động mua sắm công ở Việt Nam do cơ quan Chính phủ,
58 tỉnh, 5 thành phố và nhiều cơ quan chính quyền địa phương thực
hiện. Ngoài ra, có 3.200 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ở Việt
Nam tham gia vào hoạt động mua sắm công hoặc thực hiện đấu
thầu của riêng mình, chiếm khoảng 36% GDP. Nguồn vốn quan
trọng dành cho mua sắm công cũng đến từ các nhà tài trợ quốc tế
thông qua viện trợ phát triển chính thức (“ODA”). Năm 2005, Việt
Nam thống nhất với các tổ chức Tài chính Đa phương và các cơ
quan tài trợ lớn bằng Tuyên bố Hà Nội về Hiệu quả Viện trợ, như
một cơ sở cần thiết cho việc chuyển giao quyền lực và các quyết
định về phát triển cho Chính phủ và từ Chính phủ cho chính quyền
tỉnh. Theo Tuyên bố Hà Nội, ODA được chuyển vào thông qua các
hệ thống và thủ tục của Việt Nam và tuân thủ luật pháp về đấu thầu
của Việt Nam trong phạm vi có thể. Kết quả là hàng tỷ Đồng vốn
ODA được chuyển qua hệ thống đấu thầu của Việt Nam, gây ra
những quan ngại đặc biệt. Năm 2009, tổng giá trị mua sắm công xấp
xỉ 388.985 tỷ đồng Việt Nam (20,47 triệu USD), tương đương
22,15% GDP. Năm 2009, các Bộ, ngành và địa phương đã tiến hành
80.202 vụ đấu thầu công. [83].
Dưới đây là số liệu thống kế về giá trị đấu thầu mua sắm công
giai đoạn 2006-2009
20


Bảng 1.2: Giá trị đấu thầu mua sắm công ở
Việt Nam, giai đoạn 2006-2009

2006
2007
2008
2009
Năm
TỔNG SỐ CÁC ĐỢT ĐẤU
38.876 33.891 69.051 80.202
THẦU
Tổng giá trị hợp đồng đã ký
6.752,6 57.605, 16.588, 20.472,
Tổng giá trị hợp đồng đã ký
25.953, 12.053, 10.825,
4.104,3
thông qua các phương pháp đấu
7
0
9
Tỷ
củacạnh
tổngtranh
giá trị(triệu
hợp USD)
đồng
thầulệmở
60,78
45,05
72,66
52,88
đã ký thông qua các phương
pháp đấu

thầu
cạnh mực
tranh của
so với
Nguồn:
các
Chuẩn
APEC về Minh bạch trong Mua sắm
công – Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International)
và Cục Quản lý Đấu thầu.
1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với nhập khẩu hàng
hóa cho quốc phòng
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia
khác nhau vì lợi ích của quốc gia đó. Hoạt động thương mại quốc tế
biểu hiện tập trung ở lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhận thức
được vai tro to lớn của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế
quốc dân nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng, ngay từ báo cáo
chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ VI
của Đảng đã nhấn mạnh "nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong
chặng đường đầu tiên", cũng như sự phát triển khoa học kỹ thuật và
công nghiệp hóa XHCN của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều
đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu
quả của kinh tế đối ngoại.
Vai tro của quản lý nhà nước đối với nhập khẩu hàng hóa cho
quốc phong rất to lớn:
- Góp phần tăng cường và củng cố khả năng quốc phong để sẵn
sàng ứng phó trong mọi tình huống.
21



- Trong điều kiện Mỹ và Phương Tây tiếp tục mưu toan thực
hiện "diễn biến hoa bình" ở Việt Nam, gây áp lực với ta về những vấn
đề "dân chủ" "nhân quyền" , "đa nguyên đa đảng". Chính sách hai mặt
của Trung Quốc đối với Việt Nam chưa hề thay đổi, hành động lấn
chiếm lãnh thổ của ta, đặc biệt là trên biển, đặt ta luôn luôn phải cảnh
giác. Đối phó với sức uy hiếp ngày một tăng, cuộc chạy đua vũ trang
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra phức tạp, đe dọa an
ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, buộc chúng ta phải hiện đại hóa
vũ khí trang bị, tăng cường khả năng phong thủ quốc phong.
- Nhập khẩu hàng hóa cho quốc phong tăng cường sức mạnh và
khả năng tinh nhuệ của quân đội là điều kiện giữ vững an ninh chính
trị, văn hóa xã hội, giữ vững định hướng XHCN và là điều kiện để
phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Là chủ đất nước, chúng
ta có quyền định pháp luật và tạo ra môi trường đầu tư, nhưng các
nước ngoài có quyền không tham gia làm ăn nếu họ xét thấy không
đảm bảo lợi ích và không phù hợp. Muốn vậy, một mặt giữ vững ổn
định chính trị, củng cố an ninh quốc phong, văn hóa xã hội, mặt khác
phải xây dựng hành lang pháp lý vừa thể hiện đúng đường lời của
Đảng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Phải đổi mới công tác an ninh
quốc phong để vươn kịp sự phát triển của thương mại quốc tế, phục vụ
cho công tác mở rộng thu hút đầu tư mà vẫn giữ vững an ninh quốc
phong. An ninh quốc phong và kinh tế đối ngoại phải hỗ trợ và thúc
đẩy lẫn nhau phục vụ mục tiêu chung là hoa bình, ổn định sự phát
triển của đất nước.
- Thông qua nhập khẩu hàng hóa nói chung và hàng hóa cho
quốc phong nói riêng chúng ta có thể tận dụng được công nghệ, tiền
vốn nước ngoài để phát triển kinh tế, hiện đại hóa quân đội, tạo điều
kiện cho cán bộ chiến sỹ tiếp thu trình độ khoa học tiên tiến của các

22



nước trên thế giới tránh được nguy cơ "tụt hậu" nếu chúng ta đứng
ngoài xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa.
- Trong thời đại này chúng ta phải có cách nhìn mới về bảo vệ
độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Mỗi quốc gia, dân tộc bằng tinh
thần và nghị lực, bằng sức mạnh tổng hợp nhiều mặt của bản thân
mình là cơ sở hàng đầu quyết định vận mệnh của dân tộc, nhưng quân
đội phải có đầy đủ vũ khí và phương tiện trong tay. Muốn bảo vệ chủ
quyền quần đảo Trường Sa cách đất liền 700 km chúng ta phải có máy
bay hiện đại cất cánh từ đất liền, có những đội tầu chiến đủ lớn để
kiểm soát được vùng biển, vùng trời.
- Nhập khẩu hàng hóa cho quốc phong không chỉ tạo nguồn
cung cấp ổn định, đồng bộ, đầy đủ điều kiện vật chất để bộ đội hoàn
thành nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu mà con là nguồn vật tư
thiết bị để duy trì, cải tiến những trang bị khí tài đã có nhằm phát huy
giá trị sử dụng có hiệu quả.
- Nhập khẩu hàng hóa cho quốc phong không chỉ là nguồn để
tăng cường đổi mới dự trữ quốc gia - biểu tượng sức mạnh kinh tế,
quốc phong của đất nước mà con tạo điều kiện tận dụng cơ sở vật chất
của các nhà máy thuộc khối quốc phong tạo điều kiện cho các đơn vị
này tham gia làm kinh tế thông qua tận dụng năng lực kỹ thuật công
nghệ được đầu tư.
Tóm lại, quản lý nhà nước đối với nhập khẩu hàng hóa cho quốc
phong không chỉ có ý nghĩa về quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội mà
con mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc. Vì vậy cần phải đạt được những yêu
cầu nhất định trong tổ chức, quản lý.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG NHẬP KHẨU CỦA BỘ
QUỐC PHÒNG


23


1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
mua sắm hàng nhập khẩu dùng cho quốc phòng
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng nhập
khẩu dùng cho quốc phong là sự tác động có tổ chức, có định hướng
của các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động đấu thầu
mua sắm hàng nhập khẩu bằng các phương thức quản lý khác nhau
nhằm tạo ra lực lượng hàng hóa đầy đủ về số lượng, tốt về chất lượng,
đúng thời gian đáp ứng hoạt động của quân đội .
Từ quan niệm QLNN đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng
nhập khẩu dùng cho quốc phong như trên có thể rút ra nhận xét:
- Chủ thể QLNN đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng nhập
khẩu dùng cho quốc phong là các cơ quan nhà nước từ Quốc hội là cơ
quan ban hành luật pháp, tạo lập căn cứ cho QLNN; Chính phủ là cơ
quan hành pháp ban hành các Nghị định, Quyết định cụ thể hóa các
văn bản dưới luật và trực tiếp là Bộ Quốc phong là cơ quan chuyên
môn thực hiện chức năng QLNN.
- Đối tượng quản lý là các đơn vị, các Tổng Cục, Cục và doanh
nghiệp … liên quan đến hoạt động đấu thầu mua sắm hàng nhập khẩu
dùng cho quốc phong và hoạt động của các cơ quan này
- Mục tiêu QLNN là nhằm bảo đảm hàng hóa đầy đủ, đồng bộ,
kịp thời gian với chất lượng tốt và chi phí hợp lý cho hoạt động của
quân đội.
- Các phương pháp quản lý thường sử dụng là các phương pháp
hành chính, kinh tế, giáo dục thuyết phục và kết hợp các phương pháp
trên.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

mua sắm hàng nhập khẩu dùng cho quốc phòng
Có nhiều quan điểm khác nhau về QLNN là do giác độ nghiên
cứu khác nhau. Chúng tôi lựa chọn các tiếp cận theo quá trình và chức
24


năng của QLNN là các công việc phải thực hiện, thẩm quyền và trách
nhiệm của các bên tham gia khi tổ chức đấu thầu theo trình tự trên cơ
sở đặc điểm của hoạt động nhập khẩu, hoạt động đấu thầu đã được
Nhà nước, Bộ Quốc phong qui định.
Quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm hàng hóa nhập khẩu
của Bộ Quốc phòng là hệ thống hiện hành những quy định pháp luật
về chế độ, chính sách quản lý, tổ chức bộ máy và phương thức điều
hành hoạt động đấu thầu do Nhà nước định ra trên cơ sở nhận thức
các quy luật kinh tế để quản lý hoạt động đấu thầu nhằm thực hiện
nhiệm vụ hiện đại hóa quân đội đáp ứng yêu cầu hiệu quả, bảo đảm
cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
Theo cách tiếp cận này QLNN đối với hoạt động đấu thầu mua
sắm hàng nhập khẩu dùng cho quốc phong bao gồm các nội dung:
1.2.2.1.Xác định mục tiêu QLNN đối với hoạt động đấu thầu mua
sắm hàng hóa nhập khẩu
Các mục tiêu QLNN đối với hoạt động đấu thầu mua sắm
hàng hóa nhập khẩu cho quốc phong có thể là:
- Đầy đủ và kịp thời theo kế hoạch: để hoàn thành nhiệm vụ
Đảng và nhà nước giao cho quân đội bắt buộc phải có lượng hàng hóa
tương ứng theo kế hoạch. Nhu cầu hàng hóa quốc phong là để duy trì
hoạt động của các vũ khí, phương tiện trong huấn luyện và sẵn sàng
chiến đấu vì vậy yêu cầu đầy đủ và đúng thời hạn là quan trọng nhất.
Trong cơ chế thị trường hoạt động đấu thầu là một mắt xích
quan trọng trong toàn bộ quá trình mua sắm của Chính phủ là một

công cụ đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội do
nhà nước quản lý thông qua chỉ tiêu chi phí thấp nhất ngoài giá cả ,
con bao gồm các chỉ tiêu khác liên quan đến lợi ich kinh tế như: chất
lượng phù hợp, sự đáp ứng của tiến độ, khả năng sẵn có và sẵn sàng
của hàng hóa, dịch vụ; chi phí vận hành, bảo dưỡng; chi phí phù hợp
25


×