Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tình huống vi phạm hiện nay trong hoạt động kinh doanh băng đĩa hình thường hay gặp ở địa phương - tiểu luận xử lý tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.28 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng và rất phong phú, sinh thời
Hồ Chí Minh đã khẳng định và cho rằng trong công cuộc kiến thiết nước nhà,
có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, được coi trọng như nhau đó là: chính trị,
kinh tế văn hoá xã hội. Nghị quyết Trung ương 5- khoá VIII của Đảng đã xác
định rõ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, lĩnh
vực cụ thể của văn hoá được đề cập trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị,
xã hội và cùng với các lĩnh vực này tạo nên sự phát triển toàn diện của xã hội
mà mục tiêu chúng ta xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh". Hơn bất cứ lĩnh vực nào, văn hoá là lĩnh vực yêu cầu cần
có sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của nhà nước.
Trong thời đại hiện nay với xu thế hội nhập và mở cửa, nền kinh tế thị
trường có tác động rất lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xâm nhập
của văn hoá độc hại, không phù hợp với truyền thống văn hoá, trái với thuần
phong, mỹ tục của dân tộc, du nhập lối sống hưởng thụ, cá nhân đặc biệt là
đối với tầng lớp thanh niên. Trước những vấn đề Nhà nước cần phải có cơ
chế, chính sách thích hợp kịp thời bổ sung, điều chỉnh các mối quan hệ phát
sinh cho phù hợp để phát triển đất nước.
Trong những năm qua nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác văn hoá
đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động, quản lý, kinh
doanh dịch vụ văn hoá phát triển cụ thể. Nghị định 87/1995/NĐ - CP ngày 12
tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn
hoá và dịch vụ. Nghị định 88/2002/NĐ - CP ngày 7 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu văn hoá phẩm không nhằm mục đích
kinh doanh; Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 13 tháng 01 năm 2006 của
Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động Văn hoá và kinh doanh dịch
1



vụ văn hoá công cộng; Nghị định 56/2006/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm
2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá
thông tin... để thực hiện quản lý, phát triển các hoạt động văn hoá - thông tin
trên toàn quốc.
Hiện nay, việc giải quyết các tình huống xấu còn tồn tại phát sinh trong
các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, ở mỗi địa phương nói riêng là một
trong những nhiệm vụ cấp bách. Giải quyết tất cả các tình huống thực tiễn đặt
ra chính là thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả, tăng cường niềm tin trong
nhân dân, đảm bảo giữ vững uy tín của Đảng, Nhà nước ta.
Quản lý văn hoá là một lĩnh vực có đặc thù riêng không chỉ thực hiện
mệnh lệnh hành chính mà còn phải mang tính định hướng, giáo dục, vận động
và thuyết phục trên cơ sở các chủ trương của Đảng, các cơ chế chính sách của
Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về xã hội hoá các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hoá... các dịch vụ văn hoá mở ra, đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hoá lành mạnh trong nhân dân. Quản lý tốt hoạt động văn hoá
còn tạo ra sự cân bằng giữa cung và cầu trong đời sống tinh thần, góp phần
nâng cao nhận thức và tư duy, hướng con người đến chân thiện mỹ, từ đó ứng
xử quan hệ có văn hoá.
Qua thực tế cho thấy, bất chấp mọi nỗ lực của các ngành, các cấp trong
cuộc chiến băng đĩa lậu trong thời gian qua, thực trạng băng đĩa lậu không hề
thuyên giảm, không hề sợ sệt mà vẫn bành trướng, hoạt động có qui mô lớn,
tổ chức chặt chẽ hơn như thách thức luật pháp và dư luận, chẳng hạn như vụ
ngày 27/09/2006, cửa hàng băng đĩa số 59A Trần Hưng Đạo, Quận 5 thành
phố Hồ Chí Minh phát hiện một kho tàng trữ đĩa lậu tới hơn 100.000 đĩa... Để
ngăn chặn thực trạng này, thanh tra ngành văn hoá,Thể thao và Du lịch cũng
tiến hành đồng loạt trong cả nước việc thanh tra cấp giấy phép hoạt động văn
hoá, dịch vụ văn hoá tại các cơ quan quản lý thuộc Bộ và các Sở văn hoá, Thể
thao và Du lịch.

2



Năm 2007, ngành văn hoá toàn quốc đã tiến hành kiểm tra 20,428 lượt
cơ sở kinh doanh và hoạt động dịch vụ văn hoá, phát hiện 5266 cơ sở vi
phạm, trong đó phát hiện 7 trường hợp in, nhân bản băng đĩa trái phép, xử
phạt 6.631.852.000 đồng. Ngoài ra, thanh tra văn hoá các cấp đã phối hợp với
các cơ quan chức năng, phát hiện nhiều vụ vi phạm với qui mô lớn tổ chức in,
nhân bản CĐ, VCD, DVD (trong đó có cả đĩa khiêu dâm, đồi trụy) thu giữ
hơn 400kg nhãn mác, 287.400 đĩa giá trị hàng tỷ đồng. Năm 2007, thanh tra
ngành văn hoá Bắc Giang tiến hành kiểm tra 31 đại lý băng đĩa hình, thu giữ
5.339 băng đĩa vi phạm, trong đó chủ yếu là đĩa không tem nhãn có nội dung
xấu, tiêu huỷ tại chỗ 3.500 đĩa CD, VCD, xử phạt hành chính 19.000.000
đồng các trường hợp vi phạm.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với tất cả lĩnh vực hoạt động văn hoá
và đặc biệt là hoạt động kinh doanh băng đĩa hình ở tỉnh Bắc Giang cũng như
các tỉnh thành trong cả nước là phải tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước, để góp phần tích cực ngăn chặn vi phạm băng đĩa lậu, làm
trong sạch đời sống xã hội cộng đồng.
Trên cơ sở kiến thức về quản lý Nhà nước được các thầy,cô trang bị
qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
chính, vận dụng vào tình hình thực tế ở địa phương, xuất phát từ thực tiễn đạt
ra cho công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, trong khuôn khổ cho
phép và kinh nghiệm của bản thân, dưới đây tôi xin đề cập tới một trong
những tình huống vi phạm hiện nay trong hoạt động kinh doanh băng - đĩa
hình thường hay gặp ở địa phương. Mong được sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy, cô giáo để bản thân tôi tiếp tục hoàn thiện việc quản lý nhà nước trên
lĩnh vực văn hoá thống nhất tại tỉnh Bắc Giang.

3



I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG.
1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra liên ngành, thanh tra Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, phối hợp với Công an tỉnh trong đợt ra quân
kiểm tra, phát hiện xử lý các chủ hộ kinh doanh băng đĩa hình, đã tiến hành
kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh của tất cả các Đại lý bán và cho thuê
băng - đĩa hình trên địa bàn toàn tỉnh.
1.2. Mô tả tình huống.
Ngày 20/06/2008 Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại cửa
hàng đại lý Bán và cho thuê băng - đĩa hình số 5 thuộc tổ 12 phường X của
tỉnh, bà Phạm Thị Hằng (địa danh và tên người đã được thay đổi theo yêu cầu
của các đương sự) là chủ cửa hàng có mặt trực tiếp tại cửa hàng. Sau khi các
cán bộ có thẩm quyền trong đoàn kiểm tra nội dung và các công việc cần tiến
hành kiểm tra của đoàn. Đoàn kiểm tra yêu cầu bà Phạm Thị Hằng cho kiểm
tra Giấy phép hành nghề kinh doanh dịch vụ văn hoá và Giấy phép Đăng ký
kinh doanh dành cho hộ cá thể, bước đầu kiểm tra các giấy tờ nêu trên không
phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Đoàn kiểm tra sau tiếp tục kiểm tra kỹ từng
nội dung đã phát hiện cửa hàng bán và cho thuê băng đĩa hình số 5 có hành vi
kinh doanh trái với quy định của pháp luật, cụ thể có 96 đĩa nhạc, đĩa hình
không có tem kiểm soát, phát hành của Cục BDNT và Trung tâm phát hành
phim và CB tỉnh. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu bà Phạm Thị Hằng giải trình về
nguồn gốc số băng đĩa trên, bà Hằng thừa nhận thiếu hiểu biết pháp luật trong
lĩnh vực này nên thấy giá rẻ đã nhập số đĩa trên của chủ kinh doanh băng đĩa
ở Lạng Sơn về bán kiếm lời. Trong quá trình đoàn tiến hành kiểm tra, bà
Phạm Thị Hằng luôn tỏ ra có thái độ hợp tác, tự nguyện khai báo và thành
thật hối lỗi và đây cũng là vi phạm lần đầu của cửa hàng này.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hoá thông tin về hành vi: Mua bán và cho thuê băng đĩa hình không
tem nhãn với số lượng là 96 đĩa và tạm thu Giấy phép hành nghề kinh doanh

4


dịch vụ văn hoá số 28/GP do Sở VHTT cấp ngày 25/9/2007 đối với chủ cửa
hàng là bà Phạm Thị Hằng và yêu cầu đúng 8 giờ ngày 22/9/2008 có mặt tại
thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để giải quyết tiến hành niêm phong
tang vật chuyển về trụ sở thanh tra Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch để xử lý
theo quy định của pháp luật hiện hành.
II. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu:
Việc thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch
vụ văn hoá, xử lý kịp thời, nghiêm minh đúng pháp luật đối với các hành vi vi
phạm trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa nói
chung và hoạt động kinh doanh băng đĩa hình nói riêng là nhằm đảm bảo giữ
vững an ninh trên lĩnh vực văn hoá, tạo điều kiện cho việc phát huy và phổ biến
những giá trị văn hoá đích thực, ngăn chặn sự xâm nhậpcủa các sản phẩm văn
hoá có nội dung độc hại, làm trong sạch đời sống xã hội, góp phần xây dựng
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục nếp sống lành mạnh,
nâng cao hiểu biết về trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần ổn định đời
sống tinh thần của toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Như vậy, với tình huống đã nêu trên, cần phải xác định mục tiêu xử lý
tình huống đó là:
1. Việc đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản phạt tiền và tịch thu toàn
bộ số băng đĩa không nhãn mác như vậy có đúng thẩm quyền quy định của
pháp luật không?
2. Vi phạm về kinh doanh băng đĩa hình của cửa hàng số 5 do bà Phạm
Thị Hằng làm chủ gây tác hại như thế nào đối với xã hội?
3. Việc xử lý của đoàn kiểm tra liên ngành như thế nào để đạt hiệu quả
nhiều mặt?
2.2. Cơ sở lý luận.

Để thực hiện được chức năng quản lý nhà nước, trước hết phải hiểu
được: Quản lý, quản lý Nhà nước, quản lý hành chính Nhà nước là gì? Phải
5


nắm bắt được những điều đã được pháp luật quy định trong mỗi lĩnh vực, địa
bàn công tác để giải quyết một cách hiệu quả công việc mà Đảng, Nhà nước
giao cho.
Trên cơ sở kiến thức đã được tiếp thu thì quản lý là sự tác động có ý
thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người, để chúng đạt tới mục đích đúng ý chí của người quản lý
và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng
không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai
trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. Quản lý Nhà nước mang
tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.
Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp
của Nhà nước. Đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
pháp luật Nhà nước để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong
công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN do các cơ
quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến địa phương tiến hành.
Từ thực tế vi phạm cho thấy việc tăng cường sự kiểm tra, giám sất của
Nhà nước đối với các hoạt động văn hoá là nhiệm vụ quan trọng của quản lý
Nhà nước, đặc biệt trong tình trạng văn hoá phẩm độc hại lan tràn, tệ nạn xã
hội phát triển mạnh trong thời gian qua lại càng nhấn mạnh sự cần thiết phải
tăng cường sự kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và dịch vụ. Quản lý tốt
hoạt động kinh doanh băng đĩa hình là tăng cường trật tự kỷ cương, việc chấp
pháp và hành pháp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hoá, tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh cho sự phát triển lĩnh vực này.

Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nêu trên là quán triệt thực hiện
có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này ở
địa phương. Kết hợp giữa xử lý vi phạm với răn đe, giáo dục, thuyết phục là
nhằm góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống nhằm tăng cường pháp chế xã
6


hội chủ nghĩa. Từ đó giúp cho công chúng vừa là người tổ chức hoạt động,
vừa là người hưởng thụ các giá trị văn hoá trong hoạt động của mình và từng
bước thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá.
Xử lý tốt tình huống trên một cách hợp lý và hợp pháp là góp phần giữ
vững vai trò quản lý của Nhà nước, khẳng định định hướng đúng đắn của
Đảng, đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong kinh
doanh và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của công chúng, đảm bảo
hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Tham gia xử lý tốt các tình huống trong quá trình thực hiện quản lý
Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh băng đĩa hình là thể hiện vai trò tích
cực và trách nhiệm của ngành văn hoá nói riêng và các cơ quan ban ngành
liên quan.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng chỉ rõ: "Tăng cường quản lý
Nhà nước về văn hoá, xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp
với yêu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới","Làm cho văn hoá thấm sâu
vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của
con người Việt Nam. Kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy,
độc hại. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
và sinh hoật của nhân dân".
Từ đó đặt ra những yêu cầu quản lý đối với văn hoá: Cái văn hoá có thể
quản lý được và cần quản lý là đời sống văn hoá, hoạt động văn hoá. Quản lý
văn hoá trong cơ chế thị trường là những vấn đề rất mới mẻ cần được nghiên

cứu chu đáo, không cầu toàn cũng không thể tuỳ tiện.
Có những biện pháp chủ yếu để quản lý nhà nước về văn hoá cần được
quan tâm, đó là:
- Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác giáo dục về truyền thống
văn hoá dân tộc, luật pháp phải thực sự là công cụ quản lý Nhà nước về văn
hoá và công tắc tưởng nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành
7


nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, chế ước những tiêu
cực mà thị trường văn hóa tạo ra.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch quốc gia về phát triển văn hoá.
- Đầu tư tài chính cho các hoạt động văn hoá.
- Củng cố tổ chức, tăng cường về đào tạo đội ngũ cán bộ, đổi mới hoạt
động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này như một biện
pháp quan trọng để đổi mới, nâng cao trình độ quản lý trước yêu cầu phát
triển của sự nghiệp văn hoá thời kỳ mới.
- Lý luận và thực tiễn đòi hỏi sự cần thiết phải kết hợp tính ổn định và
sự đổi mới cán bộ quản lý ở tất cả các cấp.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý
Nhà nước về văn hoá là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước.
Để hoạt động quản lý văn hoá có hiệu quả cần xác định rõ vai trò và
chức năng quản lý trong lĩnh vực này; phải xuất phát từ đặc thù chung của
nền văn hoá, trách nhiệm, phạm vi và phương thức quản lý của Nhà nước đối
với sự nghiệp văn hoá, sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay đòi hỏi đưa văn
hoá vào lĩnh vực cuộc sống.
2.3. Phân tích diễn biến tình huống:
Hiện nay do nhu cầu đa dạng về giải trí của người dân, đặc biệt là nhu
cầu thưởng thức âm nhạc, phim ảnh ngày càng cao, trong khi số lượng băng

đĩa của các hãng sản xuất trong nước không theo kịp cũng như chưa đáp ứng
được thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán không hợp lý, mặt khác nội dung
băng đĩa lậu lại có phần phong phú hơn đĩa gốc... do đó các chủ kinh doanh
ngoài những hành vi mua, bán, cho thuê băng đĩa lậu như tình huống trên, còn
tiến hành nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt có khi bất chấp cả các qui đính của
pháp luật để mưu lợi cá nhân. Đó chính là những nguyên nhân chủ quan dẫn
tới tình trạng nạn băng, đĩa lậu tràn lan đến mức khó kiểm soát như thực tế
hiện nay.
8


Bên cạnh đó là thực tế các thiết chế văn hoá được đầu tư xây dựng từ
cơ sở như xã, phường, thị trấn đến nhà văn hoá các huyện, thành phố... chưa
phát huy hết hiệu quả, các hoạt động văn nghệ, thể thao cũng như phim ảnh,
sách báo... được tăng cường nhưng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của
nhân dân, do vậy người dân rất dễ bị thị trường băng, đĩa lậu cuốn hút, nhất là
giới trẻ lại càng dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại xâm nhập, huỷ hoại.
Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính
phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn
hoá công cộng nhằm tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ
văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng được triển khai
đã thực như một cuộc cách mạng đối với tệ nạn này, nhưng một vấn đề đặt ra
là, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này mặc dù đã có rất nhiều nỗ
lực nhưng thực tế vẫn còn chưa nghiêm và có phần lơi lỏng, chưa có sự phối
hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành hữu quan và sự ủng hộ tích cực của
nhân dân, đồng thời chưa có được những giải pháp tích cực, ảnh hưởng không
nhỏ đến lòng tin của người dân.
Việc xử phạt các hành vi vi phạm còn nhiều bất cập, chưa nghiêm, các
chế tài xử phạt còn thiếu tính khả thi. Có nhiều trường hợp ở mức vi phạm
nghiêm trọng hơn trong tình huống nêu trên, bên cạnh đó các chế tài xử phạt

băng đĩa xấu trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
cũng thiếu tính khả thi. Thực tế trong những năm qua ở tỉnh Bắc Giang có đến
20 vụ vi phạm thu giữ tang vật nhưng chủ cơ sở bỏ tang vật không đến cơ
quan chức năng giải quyết. Đối với các tỉnh miền núi, đời sống kinh tế xã hội
còn nhiều khó khăn, việc ban hành những văn bản qui phạm pháp luật đồng
bộ, phù hợp và kịp thời với tình hình thực tế của địa phương lại càng hết sức
cần thiết và cấp bách.
Bên cạnh đó, vấn đề quản lý về nội dung các hoạt động văn hoá, dịch
vụ văn hoá chưa triệt để, biểu hiện sự thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết và coi
thường pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh (các dịch vụ chủ
9


yếu chạy theo lợi nhuận) đã dẫn tới việc vi phạm pháp luật như tình huống
nêu trên. Sự phối hợp, liên kết quản lý giữa các ban ngành, đoàn thể chưa tích
cực nên các hành vi phạm pháp vẫn ngang nhiên tồn tại thách thức luật pháp
và dư luận, thể hiện sự thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa cả của các
cơ quan quản lý, thi hành pháp luật lẫn chủ kinh doanh dịch vụ băng đĩa,
hình.
Từ thực tế tình huống trên cho thấy, hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh
vực văn hoá thông tin còn thấp, nhiều lúng túng trong xử phạt, thực tế quản lý
còn nhiều vấn đề bức xúc, tồn đọng chưa được giải quyết kịp thời. Các biện
pháp xử lý đôi khi còn mang tính áp đặt chưa mang tính pháp lý hoặc cứng
nhắc chưa thể hiện tính chiến lược đồng bộ, chưa đảm bảo tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
2.4. Nguyên nhân:
- Do các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành chưa thấy hết tác hại
nghiêm trọng của nạn băng đĩa lậu, chưa thực sự tham gia đồng bộ vào công
cuộc chống buôn bán băng đĩa lậu lưu hành trên thị trường.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở lĩnh vực này chưa

thường xuyên .
- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, xử phạt không nghiêm minh,
thiếu kiên quyết.
- Công tác quản lý nhà nước lĩnh vực văn hoá còn lỏng lẻo đặc biệt là
dịch vụ băng đĩa hình.
2.5. Hậu quả của tình huống.
Việc kinh doanh, lưu hành băng đĩa hình lậu có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống xã hội cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ việc du nhập lối sống
hưởng thụ, đồi trụy, tệ nạn gia tăng không phù hợp với truyền thống văn hóa,
trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc làm băng hoại con người không phù
hợp với sự phát triển đi lên của đất nước kìm hãm sự phát triển của xã hội.

10


2.6. Phương án, biện pháp giải quyết tình huống.
Để giải quyết được tình huống trên phải căn cứ vào một số các qui định
pháp luật chủ yếu sau:
1. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002.
Điểm b Khoản 1 Điều 8 qui định về các tình tiết giảm nhẹ đối với
người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi.
2. Nghị định 56/2006/NĐ - CP ngày 6/06/2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin.
Điểm b Khoản 2 Điều 26 qui định phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.500.000đồng đối với hành vi mua, bán hoặc cho thuê băng đĩa phim không
dãn nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản.
Tại điểm b khoản 7 Điều 26 qui định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu
tang vật đối với hành vi qui định tại điểm b khoản 2 Điều 26 nêu trên.
3. Luật Điện ảnh được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9 (từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29

tháng 6 năm 2006).
Phương án 1:
Chánh thanh tra Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, căn
cứ vào các văn bản pháp luật:
- Nghị định số 56/2006/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin;
- Biên bản số 19/BB - VPHC lập ngày 20/06/2008 của thanh tra Sở về
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin;
Căn cứ vào khung hình phạt quy định trong văn bản nêu trên, để ngăn
cấm triệt để những vi phạm ở tình huống trên. Chánh thanh tra văn hoá thực
hiện quyết định xử phạt như sau đối với hành vi bán và cho thuê băng đĩa
hình không tem nhãn:
- Phạt tiền 1.500.000đồng với hành vi bán và cho thuê đĩa hình không
tem nhãn; Tịch thu tang vật (96 đĩa ca nhạc, đĩa hình).
11


- Tạm thu giấy phép trong thời gian 30 ngày.
Yêu cầu bà Phạm Thị Hằng trong vòng 10 ngày kể từ ngày ra quyết
định phải mang nộp khoản tiền trên tại kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang.
Phương án 2.
Chánh thanh tra Sở Văn hoá , Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, căn
cứ vào:
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 02/07/2002;
- Nghị định số 56/2006/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin;
- Biên bản số 19/BB -VPHC lập ngày 20/06/2008 của Thanh tra Sở về
vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa thông tin.
Và xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ theo qui định tại Điều 8 pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành như: vi phạm lần đầu, có sự hợp tác,

thành khẩn và hối lỗi.
Nhận định đây là 1 trong những hành vi có nguy cơ làm gia tăng nạn
băng, đĩa lậu, đang xảy ra ở hầu hết các đại lý băng, đĩa hình trên địa bàn tỉnh,
các chủ kinh doanh phần do hám lời, phần do thiếu hiểu biết về pháp luật ở
lĩnh vực này đã vi phạm pháp luật, ở tình huống này người có hành vi vi
phạm đã thành khẩn khai báo về nguồn gốc số đĩa vi phạm trên, đây là vi
phạm lần đầu của 1 đại lý mới hoạt động. Do vậy, nên tiến hành xử lý vi
phạm đã đồng thời vừa tiến hành tuyên truyền, giáo dục cho đối tượng vi
phạm, vừa quyết định xử lý mức xử phạt tối thiểu trong khung hình phạt đối
với hành vi vi phạm này, để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với
lĩnh vực kinh doanh băng đĩa hình.
Căn cứ vào qui định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 56/2006/NĐ
- CP và Qui định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nêu
trên để quyết định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trên của bà Phạm Thị
Hằng chủ cửa hàng và cho thuê băng, đĩa hình như sau:

12


- Phạt tiền 500.000đ đối với hành vi bán và cho thuê đĩa hình không
dãn nhãn;
- Tịch thu và tiêu hủy tang vật (96 đĩa ca nhạc, đĩa hình).
Yêu cầu bà Phạm Thị Hằng trong vòng 10 ngày phải mang nộp khoản
tiền trên tại kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động này qua các đợt kiểm tra và qua xử
lý vụ việc trên Chánh thanh tra Sở văn hoá cũng đã đồng thời đưa ra những
kiến nghị xác đáng đối với các cấp có thẩm quyền để từng bước ngăn chặn và
bài trừ có hiệu quả nạn băng, đĩa lậu ra khỏi đời sống xã hội trong điều kiện
thực tế của địa phương.
* Lựa chọn phương án:

Đối với phương án 1:
- Việc xử lý tình huống mang tính mệnh lệnh hành chính cao, thể hiện
sự cương quyết của người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, áp dụng tối
đa khung hình phạt đối với hành vi vi phạm trên là có tính răn đe đối với
những vi phạm thuộc lĩnh vực kinh doanh băng, đĩa hình...Đó là một trong
những biện pháp để có thể làm giảm và hạn chế việc lưu hành, mua, bán và
cho thuê băng, đĩa không đúng với qui định của pháp luật.
- Tuy nhiên việc xử lý tình huống như phương án 1 còn nhiều hạn chế,
cứng nhắc mang nặng tính sự vụ, chưa thấu tình đạt lý, thiếu sự định hướng
đối với hoạt động kinh doanh băng đĩa hình nói chung, từ đó dễ gây nên sự
bất bình trong dư luận và nhân dân, về một khía cạnh nào đấy làm cho các
chủ kinh doanh tiến tới thực hiện các thủ đoạn tinh vi hơn, làm cho hiệu quả
thực thi pháp luật thấp.
- Việc tạm giữ giấp phép 30 ngày đối với hành vi vi phạm trên là sai, vì
pháp luật không quy định thực hiện việc thu giữ giấy phép đối với tình huống
vi phạm này, xử lý sai dễ xảy ra khiếu kiện.

13


Đối với phương án 2:
- Quyết định xử phạt trên của Chánh thanh tra Sở văn hoá, thể thao và
du lịch thể hiện nỗ lực giải quyết về sự việc có sự kết hợp giữa pháp lý và
đạo lý, đảm bảo vừa đúng pháp luật lại thể hiện tính ưu việt của luật pháp
Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu trong quản lý Nhà nước về văn hóa, được
nhân dân và dư luận đồng tình ủng hộ.
- Đảm bảo thực thi hiệu quả các văn bản pháp luật của Nhà nước, giữ
vững an ninh trật tự trong lĩnh vực văn hoá, khuyến khích môi trường kinh
doanh lành mạnh, làm cơ sở để bài trừ tận gốc các hiện tượng kinh doanh trái
phép và lưu hành văn hoá phẩm độc hại, góp phần tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa.
- Trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh
băng, đĩa hình đã chủ động đưa ra các kiến nghị xác đáng xung quanh sự việc
để các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành cùng tham gia giải quyết.
- Cách giải quyết này sẽ có tác động tích cực đến đối tượng vi phạm,
thuyết phục họ cùng hợp tác trong việc phát hiện vi phạm và quản lý hoạt
động kinh doanh này, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và tạo điều kiện cho
hoạt động kinh doanh băng, đĩa lành mạnh phát triển đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ văn hoá phong phú của các tầng lớp nhân dân.
Từ những hạn chế của phương án 1 và những ưu điểm tích cực của
phương án 2 trên đây, việc lựa chọn giải quyết tình huống theo quyết định của
phương án 2 vừa phù hợp với thực tế vừa đúng thẩm quyền, đảm bảo được
tính hợp lý và hợp pháp của quyết định xử lý vi phạm hành chính. Hành vi vi
phạm đảm bảo được xử lý nghiêm theo các qui định pháp luật hiện hành về
lĩnh vực kinh doanh bằng đĩa hình nhưng cũng tạo ra những định hướng đúng
đắn để phát triển lâu dài loại hình kinh doanh bán và cho thuê bằng đĩa hình
hiện nay.

14


III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
3.1. Kiến nghị.
- Qua tình huống trên, bản thân tôi nhận thấy việc tăng cường công tác
quản lý văn hoá và dịch vụ văn hoá trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan
trọng của các cấp, các ngành, các đoàn thể và của toàn xã hội. Để thực hiện
tốt được nhiệm vụ trên cần phải có sự chỉ đạo thống nhất, toàn diện của cấp
uỷ Đảng, chính quyền, đặc biệt là ở cấp cơ sở.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân,
trong đó có các chính sách, các văn bản mới của Nhà nước quy định về hoạt

động trong lĩnh vực hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tập thể, cá nhân
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá.
- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng và khen thưởng kịp thời
đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, kiểm tra các hoạt
động, dịch vụ văn hoá.
3.2. Kết luận.
Để giữ gìn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, xây dựng nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với các
hoạt động văn hoá, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta đang trên đà hội nhập
toàn cầu thì yêu cầu đối với công tác quản lý văn hoá là rất quan trọng. Xu
hướng xã hội hoá hoạt động văn hoá ngày càng mở rộng. Ngoài việc chúng ta
có điều kiện để tiếp thu các tinh hoa, các giá trị văn hoá tiên tiến của nhân loại
thì song hành với nó là tình trạng văn hoá phẩm độc hại du nhập, phát tán, lan
tràn trên nhiều loại phương tiện thông tin, là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc các tệ nạn xã hội phát triển mạnh trong thời gian vừa qua, gây
mất ổn định xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhân dân. Qua
đó chúng ta thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà
nước về lĩnh vực văn hoá nói riêng và quản lý Nhà nước ở tất cả các ngành,
lĩnh vực nói chung để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - Nhà xuất bản
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Hà Nội- 1996.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X - Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh- Hà Nội - 2006.

3. Luật Điện ảnh được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI thông qua kỳ họp thứ 9 (từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng
6 năm 2006).
4. Nghị định 87/1995/NĐ -CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính
phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá.
5. Nghị định 88/2002/NĐ - CP ngày 7 tháng 11 năm 2002 của Chính
phủ về quản lý xuất nhập khẩu văn hoá phẩm không nhằm mục đích kinh
doanh.
6. Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 18 tháng 11 năm 2006 của Chính
phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn
hoá công cộng.
7. Nghị định 56/2006/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin.
8. Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - tài liệu bồi
dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính phần I; II; III.
9. Số liệu kiểm tra năm 2007 của Bộ văn hoá - Thông tin, về cơ sở kinh
doanh và hoạt động dịch vụ văn hoá.
10. Số liệu kiểm tra về văn hoá năm 2007 của Đoàn kiểm tra liên
ngành tỉnh Bắc Giang.

16


MỤC LỤC

17




×