Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Thuyet trinh phan tich tai chinh nhóm 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 38 trang )

Phân Tích Tài Chính
GVHD: TS. Lê Thị Phương Vy


Chương XII: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI
Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi Công Ty Cổ Phần Tập
Đoàn Hòa Phát Và Các Công Ty Con.

Danh sách nhóm 10
1/
2/
3/
4/
5/

Trần Anh Tuấn
Lê Thị Thanh Minh
Trần Thị Ngọc Cẩm
Phan Thị Ánh Hằng
Vũ Hải Yến


NỘI DUNG
I/ Lý Thuyết Phân Tích Khả Năng
Sinh Lời
II/ Phân Tích Khả Năng Sinh Lời
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thép
Hòa Phát Và Công Ty Con.


I/ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI




1/ Phân tích doanh thu
Việc phân tích doanh thu là đi vào tìm câu trả lời
cho 4 câuhỏi:
1/Các nguồn doanh thu là gì?
2/Các nguồn doanh thu bền vững như thế nào?
3/Doanh thu và khoản phải thu, doanh thu và
hàng tồn kho có mối quan hệ như thế nào?
4/Khi nào doanh thu được ghi nhận và đo lường
chúng như thế nào?


1/ Phân tích doanh thu
*Các nguồn doanh thu:
Đối với các công ty đa dạng hóa, mỗi thị trường hay dòng
sản phẩm đều có khả năng sinh lợi, phương thức tăng trưởng.
Cách thức tốt nhất để phân tích các nguồn doanh thu là phân
tích theo tỉ trọng.
Việc phân tích theo tỉ trọng sẽ cho ta thấy được doanh thu
của từng dòng sản phẩm, thị trường, nguồn,…sẽ chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của công ty


1/ Phân tích doanh thu
*Tính bền vững của doanh thu.
Tính ổn định và xu hướng, gọi la tính bền vững, của
doanh thu rất quan trọng đối với phân tích. Khi mở rộng
đánh giá tính bền vững của doanh thu theo từng phân
đoạn, hiệu quả phân tích khả năng sinh lợi được nâng cao

hơn.
Hai công cụ phân tích hữu hiệu để đánh giá tính bền vững
của doanh thu:

Phân tích xu hướng

Bản phân tích và thảo luận của ban
quản lý.


1/ Phân tích doanh thu
*Mối quan hệ doanh thu và khoản phải thu.
Việc am hiểu mối quan hệ này rất quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng thu nhập.
Ví dụ: Nếu các khoản phải thu có tốc độ tăng nhanh hơn
doanh thu hoặc có xu hướng ngược nhau, chúng ta phải đi
phân để tìm ra nguyên nhân tại sao. Nguyên nhân ảnh hưởng
đến doanh thu có thể do việc nới lỏng tín dụng.


1/ Phân tích doanh thu
*Mối quan hệ doanh thu và hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho liên quan đến chất lượng hàng
tồn kho và hiệu suất sử dụng tài sản. Phân tích các thần
phần hàng tồn kho thường phát hiện ra các thông tin có giá
trị đối với doanh thu và các hoạt động trong tương lai.
Ví dụ, khi gia tăng thành phẩm đi cùng với giảm sút
nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang, chúng ta dự đoán
một sự sụt giảm trong sản xuất.



1/ Phân tích doanh thu
*Ghi nhận doanh thu và các phương pháp đo lường.
Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để ghi nhận và đo lường
doanh thu. Khi phân tích chúng ta phải nhận biết được
phương pháp ghi nhận và đo lường doanh thu và ý nghĩa của
chúng.

Chúng ta phải xem xét liệu phương pháp ghi nhận doanh thu
mà công ty đang sử dụng có phải là phù hợp nhất để phản
ánh thước đo thành quả kinh doanh và các hoạt động kinh
doanh trong phân tích của chúng ta hay không.


2/ Phân tích giá vốn hàng bán
*Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán hoặc dịch vụ cung cấp(thường được tính
trên phần trăm doanh thu), là chi phí lớn nhất trong hầu hết
công ty. Chi tiết phương pháp xác định giá vốn hàng bán trong
chương 8.
Không có phương pháp phân loại chung nào, đặc biệt trong
các ngành không được kiểm soát, tạo ra một phân biệt rõ ràng
giữa các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí phí chung.


2/ Phân tích giá vốn hàng bán
1/Đo lường lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu trừ giá vốn
hàng bán, thường được thể hiện dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Lợi

nhuận gộp hoặc tỉ lệ lợi nhuận gộp là thước đo thành quả chủ
yếu. Tất cả các chi phí khác phải được thu hồi từ lợi nhuận gộp
này, và lợi nhuận là số dư còn lại sau đi trừ đi các chi phí này.


2/ Phân tích giá vốn hàng bán
*Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp.
Phân tích lợi nhuận gộp tập trung vào các nhân tố giải thích
những thay đổi trong doanh thu và giá vốn hàng bán.
Phân tích các thay đổi trong lợi nhuận gộp thường được thực
hiện trong nội bộ bởi vì quá trình này thường đòi hỏi việc tiếp
cận với các số liệu không công khai, bao gồm khối lượng
hàng bán, đơn giá và chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm.


2/ Phân tích giá vốn hàng bán
*Giải thích thay đổi trong lợi nhuận gộp.
Phân tích các thay đổi trong doanh thu và giá vốn hàng bán
rất cần thiết tgrong nhận diện các nguyên nhân chính yếu
làm thay đổi lợi nhuận gộp. Các thay đổi thường bao gồm
một hoặc các nguyên nhân kết hợp.

-Tăng (giảm) trong khối lượng hàng bán ra.
-Tăng (giảm) trong đơn giá bán.
-Tăng (giảm) trong chi phí đơn vị sản phẩm.


3/ Phân tích chi phí

*Phân tích theo tỷ trọng.


*Phân tích tỉ số

Phân tích tỉ số hoạt động


3/ Phân tích chi phí
*Chi phí bán hàng.
-Đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí
chủ yếu.
-Đánh giá chi phí nợ xấu.
-Đánh giá xu hướng và hiệu quả của chi phí tiếp
trong tương lai.


3/ Phân tích chi phí
*Chi phí khấu hao.
Chi phí khấu hao là một con số đáng kể, đặc biệt là với các công ty
sản xuất và dịch vụ. Chi phí khấu hao thường được xem là chi phí cố
định và được tính dựa trên thời gian sử dụng. Nếu tính khấu hao
theo chi phí hoạt động thì đó là biến phí. Một mối quan hệ có ý nghĩa
là mối quan hệ giữa khấu hao với tài sản và thiết bị.

Mục tiêu của tỉ số này giúp chúng ta phát hiện ra các thay đổi trong
tỉ lệ hỗn hợp của khấu hao. Giúp chúng ta đánh gia mức độ khấu
hao và phát hiện ra bất kì một điều chỉnh nào trong thu nhập.


3/ Phân tích chi phí
*Chi phí bảo trì và sửa chữa.

Tùy thuộc vào mức độ đầu tư vào nhà máy và thiết bị và mức
độ hoạt động sản xuất. Chi phí này ảnh hưởng đến giá vốn
hàng bán và các chi phí khác. Bảo trì và sữa chữa bao gồm cả
định phí và biến phí và vì thế không thay đổi trực tiếp theo
doanh thu. Chi phí bảo trì và sửa chữa là chi phí rất đáng kế.
Nhiều khoản của chi phí này có thể được hoạch định về thời
điểm sao cho không làm suy giảm thu nhập của một kì nào
đó hoặc để bảo vệ tính thanh khoản. Chẳng hạn, các công ty
có thể trì hoãn, hoặc hạn chế chi phí bảo trì và nhiều loại sữa
chữa khác, tuy nhiên có một số chi phí không thể trì hoãn do
có thể ảnh hưởng đến sản xuất.


3/ Phân tích chi phí
*Chi phí hành chính và chi phí chung.
Hấu hết các chi phí hành chính và chi phí chung là cố định,
phần lớn là do các chi phí này chủ yếu là tiền lương và tiền
thuê nhà. Ngày càng có xu hướng gia tăng trong chi phí này,
nhất là trong thời kì thịnh vượng. Khi phân tích chúng ta nên
chú ý tới xu hướng lẫn tỉ lệ phần trăm trong doanh thu.


3/ Phân tích chi phí
*Chi phí tài trợ.
Chi phí tài trợ phần lớn là cố định (ngoại trừ lãi vay trên các
khoản nợ ngắn hạn). Chi phí lãi vay thường bao gồm tất cả
các khoản giảm trừ dần phần thặng dư (phát hành cao hơn
mệnh giá –Primium) hoặc phần chiết khấu (phát hành dưới
mệnh giá – discount) của nợ cùng với các chi phí phát hành.
Một công cụ hữu ích trong phân tích chi phí nợ vay và tính

dụng thường trực của một công ty là lãi suất có hiệu lực
bình quân.


3/ Phân tích chi phí
*Chi phí thuế thu nhập.
Thuế thu nhập phản sự phân phối lợi nhuận giữa công ty và
các cơ quan chính phủ. Chúng thường chiếm một phần đáng
kể trong thu nhập trước thuế của công ty. Vì lý do này, khi
phân tích phải lưu ý đến thuế thu nhập. Vì các công ty cổ
phần thường chiếm đa số trong các nền kinh tế nên chúng
ta chủ yếu tập trung vào thuế thu nhập công ty.


Phân tích khả năng sinh lợi Công Ty
Cổ Phần Tập Đoàn Thép Hòa Phát
Và Công Ty Con


1/Phân tích doanh thu
*Nguồn doanh thu


1/Phân tích doanh thu
*Tính bền vững của doanh thu


1/Phân tích doanh thu
Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu HPG



×