Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài làm van hoc ky 2 lop10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.35 KB, 14 trang )

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên
Đoạn thơ là một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng con người tội
nghiệp Thúy Kiều
Mười năm lưu lạc của Thúy Kiều là một tấn bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau
đớn, thảm sầu. Mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng giữa nàng với Kim Trọng đã sớm bị sóng
gió cuộc đời làm cho tan vỡ. Sau khi bán mình chuộc cha để báo đền chữ hiếu, Kiều đã
âm thầm khóc thương cho lời nguyền vàng đá với chàng Kim. Nàng đành cậy Thúy Vân
thay mình gắn bó với chàng. Trao duyên là nỗi đau đớn, nỗi đau đầu đời của người con
gái tài sắc - Thúy Kiều.
Trong đêm gia biến: Một mình nàng ngọn đèn khuya, Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu.
Nàng sống với tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm. Trước sự thực phũ phàng là ngày mai
nàng sẽ thuộc về tay kẻ khác, Kiều cảm thấy như chính minh là thủ phạm gây ra nỗi bất
hanh cho Kim Trọng. Nàng thương mình một nhưng thương người yêu mười nên cắn
răng cam chịu số phận đen bạc của mình: Phận dầu, dầu vậy cùng dầu để nghĩ đến nỗi
đau của Kim Trọng:

Công trình kẻ biết mấy mươi
Vì ta khăng khít cho người dở dang!
Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa

Thúy Kiều mang nặng mặc cảm là người có lỗi. Nàng tự trách mình khăng khít,
khiến cho người dở dang. Đúng ra là cả hai chủ động tìm đến nhau, yêu nhau và tự
nguyện gắn bó với nhau. Kiều có mặc cảm đó là vì nàng luôn nghĩ đến người khác, ngay
cả trong lúc đau thương tột bậc.
Một mình một bóng, đối diện với tâm trạng rối bời, tan nát, Kiều chỉ biết âm thầm
khóc than cho gia cảnh, cho duyên phận. Đắn đo, suy tính trước sau, nàng thấy chỉ một
cách có thể cứu vãn phần nào cho mối lương duyên của mình, đó là trao duyên cho em
gái. Và Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân khi cô em vô tư ấy vừa chợt tỉnh giấc xuân.



Thấy Kiều khóc lóc ủ ê, Thúy Vân gạn hỏi nguyên do và cũng lờ mờ đoán biết chị
mình đang mắc mối tình chi đây. Kiều trao duyên cho em mà trong lòng băn khoăn, bối
rối:

Rằng: lòng đương thổn thức đầy
Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.
Nàng thẹn thùng khó nói vì còn vướng mối tơ duyên với chàng Kim - mối tình mà chỉ

hai người biết với nhau. Ngỏ chuyện riêng tư với người khác, cho dù là em mình đi nữa
cũng không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, đây không phải là tình yêu thoáng qua mà đã
thề nguyền vàng đá, kết giải đồng tám; nó trở thành thiêng liêng, khó có thế đổi thay.
Nay nhờ Vân thay thế mình, Kiều sợ chắc gì Vân đã nhận lời.
Kiều lâm vào tình thế khó xử; không nói không được mà nói ra thì e ngại. Bởi thế
nên nàng đắn trước đo sau, băn khoăn, ngập ngừng mãi rồi mới thốt ra được một câu
khiến người ngoài cuộc nghe cũng phải mủi lòng.
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lèn cho chị lạy rồi sẽ thưa
Lời gì vậy? Đó là lời nhờ Vân thay chị nối tình với chàng Kim. Đề nghị ấy thật bất
ngờ ngay cả đối với Thúy Kiều bởi trước đó nàng chưa hề nghĩ đến. Cả một đêm thức
trắng, nàng đâu có nghĩ ra điều này. Nàng chỉ có đau khổ, giày vò. Nhưng từ lúc Thúy
Vân thức giấc và tỏ ra thương chị, nàng như vụt thấy một làn chớp sáng: Đây rồi, cô em
gái này có thế' giúp mình trả món nợ tình. Đề nghị ây cũng bất ngờ đối với Thúy Vân bởi
nó quan trọng quá, nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Nhận lời lấy một người đâu có dễ
dàng, đơn giản như nhận một món quà? Vậy dựa vào đâu mà Thúy Kiều dám đề ra ý kiến
ấy và hầu như ép Thúy Vân phải nhận lời? Chỉ có cơ sở duy nhất đúng đắn là tình
thương. Chị thương em. tin rằng em sẽ nghe lời. Chị cũng biết em thương chị, không nỡ
trái ý chị. Còn em, tuy chẳng hiểu đầu đuôi ra sao nhưng lại thật tình thương chị riêng
gánh chịu nỗi oan khố cúa cả gia đình, lại đang đau xót vì môi tơ duyên đứt đoạn nên dù

chưa kịp nghe hết lời giãi bày, chắc cũng đã thấu hiểu lòng chị.


Người ta hỏi: Tại sao Thúy Kiều không dùng từ nhờ mà lại dùng từ cậy? Không dùng
từ nhận mà lại dùng từ chịu? Chính vì giữa các từ ấy có một sự sai biệt khá tinh vi. Đặt
nhờ vào chỗ cậy, không những thanh điệu câu thơ sẽ nhẹ đi, âm thanh không dọng ở chữ
thư nhất của câu thơ nữa mà còn giảm đi cái quằn quại khó nói của Kiều, cái ý nghĩa hi
vọng thiết tha của một lời trói trăng, ý nghĩa nương tựa, gửi gắm của một tâm lòng tuyệt
vọng, ý nghĩa tin tưởng vào tình cảm ruột thịt. Giữa chiu và nhận thì dường như còn có
vấn đề tự nguyện hay không tự nguyện nữa. Nhận lời có lẽ có nội dung tự nguyện: còn
chịu lời thì hình như chỉ có một sự nài ép phải nhận vì không nhận không được. Trong
tình thế của Thúy Vân lúc bấy giờ, chỉ có chịu lời chứ làm sao nhận lời được?
Câu thơ sáu chữ giản dị mà chứa đựng tất cả chiều sâu của một tình thế phức tạp.
Điều đó càng làm cho nó có dáng dấp như một lời cầu nguyện.
Kiều yêu cầu Thúy Vân: Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa vì nàng coi sự chịu lời của
Thúy Vân là một hành động hi sinh. Đối với cử chỉ hi sinh ấy thì chỉ có kính phục và biết
ơn. Thúy Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.
Trong những giây phút đau đớn, tôi nghiệp này, Kiều vẫn quên mình để suy nghĩ đến
người yêu. Nỗi buồn của nàng cần phải được san sẻ cho vơi bớt.
Sau cái phút ban đầu khó nói, giờ đây nàng bộc bạch với em gái về mối tình đẹp đẽ
mà dang dở của mình:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Tâm sự về nỗi khó nghĩ, khó lựa chọn giữa tình và hiếu:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Là người con có hiếu, Kiều đã bán mình để lấy ba trăm lạng cứu cha và em khỏi vòng
tội tù oan nghiệt. Chữ hiếu nàng đã đáp đền, còn chữ tình vẫn canh cánh bên lòng như
một món nợ nặng nề khó trả:
Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan


Ý nghĩa này cho thấy Thúy Kiều đau khổ biết chừng nào và cũng cao cà biết chừng
nào! Nàng van lơn em gái hãy xót tinh máu mủ thay lời nước non mà bằng lòng kết
duyên với chàng Kim. Nhắc tới chàng, Thúy Kiều càng sầu, càng tủi cho thân phận.
Tưởng chừng như nỗi đau theo nước mắt tuôn rơi:
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Tưởng tượng ra cái chết thê thảm cũng là biểu hiện của sự thương thân, nhưng Kiều
tự an ủi rằng vong hồn mình nơi chín suối hãy còn thơm lây với cái đạo đức thơm tho của
em. Kiều nói với em những lời gan ruột như thế, hỏi Thúy Vân sao nỡ chối từ?
Ngôn ngữ của Kiều ở đoạn này là ngôn ngữ của lí trí. Tuy Kiều là cô gái rất giàu tình
cảm nhưng đối với chuyên trọng đại của cả một đời người này, nàng không thể dùng tình
cảm của mình mà thuyết phục được em. Phải bình tĩnh mà dùng lí lẽ, phân tích thiệt hơn,
phải trái để em hiểu mà bằng lòng giúp.
Trước lời nói có lí, có tình thiết tha của Thúy Kiều, Thúy Vân chỉ còn biết im lặng
lắng nghe và như thế có nghĩa là nàng chấp nhận. Đến đây Thúy Kiều mới nhẹ lòng và
nàng lấy kĩ vật tình yêu giữa mình với Kim Trọng ra trao cho em gái:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình
tĩnh thì đến lúc này, trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy đã mất hết nên không thể kìm
nén được tình cảm của mình nữa, trái tim đa cảm bắt đầu lên tiếng. Nàng nói: Chiếc vành
với bức tờ mây vẫn bằng tiết tấu của mấy câu thơ trên, nhưng đến câu: Duyên này thì giữ
vật này của chung nghe như đã có tiếng nấc nghẹn ngào ở trong đó. Duyên này là duyên
giữa Thúy Vân với Kim Trọng, phần nàng đã hết. Duyên chị đã trao lại cho em, nhưng kỉ
vật này xin em hãy coi có một phần của chị, nó là của chung. Rò ràng lí trí buộc nàng
phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm của nàng thì không thể.
Mối tình đầu thơm, tho, ngọt ngào nhường ấy, bỗng chốc bảo quên, quên làm sao

được? Gửi lại trong chút kỉ vật này vậy. Giữa lúc tột đỉnh đau thương, Kiều vẫn cố tìm


lấy một chút an ủi. Sau đó, Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn. Nàng nói với em bằng
tiếng nói khác của lòng mình. Ngôn ngữ nàng không còn cái. mạch lạc, khúc chiết của lí
trí nữa mà thuần là của tình cảm, của cả ảo giác. Càng nói càng xót xa cho duyên phận
bất hạnh của mình. Nàng nói rõ mình mệnh bạc, tình mình mất đi và bao nhiêu nỗi niềm
ngày xưa nay chỉ còn có phím đàn với mảnh hương nguyền:
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Động đến tương lai chác chắn mù mịt, nàng đâu còn giữ được sự yên ổn trong lòng
phút giây trước đó. Như người lội nước hụt chân rớt xuống vực sâu, Kiều chới với không
biết bám víu vào đâu. Kiều tưởng tượng đến lúc Vân và chàng Kim nên vợ nên chồng,
đến cõi hư không mà nàng chỉ là một mảnh hồn oan vật vờ theo ngọn gió hiu hiu trên
ngọn cỏ lá cây nhưng vẫn vướng chặt với tiếng tơ trên phím đàn và mùi hương của mảnh
trầm ngày xưa và vẫn còn mang nặng lời thề, lời nguyền nát thân bồ liễu đền nghì trúc
mai cho người. Nàng đinh ninh mình sẽ là một hồn oan trong cõi chết và dặn em rưới cho
giọt nước làm phép tẩy oan.
Có mâu thuẫn không?
Trên kia Thúy Kiều đã chẳng nói là nếu được Vân giúp cho thì dù thịt nát xương

mòn nàng vẫn ngậm cười chín suối là gì? Nghĩa là trả được món nợ tình, nàng sẽ hết giày


vò vì đã lo cho người yêu chu tất. Thế mà chỉ trong giây lát tưởng tượng, .nàng đã trở lại
với bao nỗi xót xa còn nặng nề hơn trước. Chút yên lòng đã bay đâu mất!
Đúng là có mâu thuẫn nhưng không phải trước sau hoàn toàn chỉ có một vấn đề.
Trước, nàng đau khổ vi người; nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và
thấy mình mệnh bạc, thấy mình sẽ mất tất cả. Nàng không chỉ chới với trong tương lai
mịt mù, oan nghiệt. Nàng không còn ở trạng thái tỉnh táo bình thường mà như nửa tỉnh
nửa mê, nửa phần là người sống, nửa phần là hồn ma. Và tuy vẫn đối thoại với Vân
nhưng lời nàng phảng phất như lời từ cõi bên kia vọng về.
Đoạn thơ cùng chợt đổi giọng. Hình ảnh âm điệu như chập chờn bay hết nét thật, có
cái gì đó thật hư ảo: thời điểm không xác định (mai sau, bao giờ), không khí linh thiêng
(đốt lò hương, so tơ phím của người xưa để lại) hình ảnh phất phơ, ma mị (ngọn cỏ lá
cây, hiu hiu gió...) Tất cả đều nói lên rằng Kiều tiếp tục khổ đau và càng khổ đau gấp bội.
Theo đà nửa tỉnh nửa mê, đang nói chuyện với Vân, Kiều bỗng nói một mình, nói với
mình về sự dở dang duyên phận. Đúng là cảnh trâm gãy bình tan, tơ duyên ngắn ngủi.
Đúng là phận bạc như vôi và đành phải chấp nhận cảnh nước chảy hoa trôi lỡ làng mà trái
tim như tan ra từng mảnh. Nàng đành chịu tội với chàng Kim, đành gửi chàng muôn
nghìn cái lạy. Đau đớn quằn quại đến mức Kiều phải nấc lên:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang
Thôi thôi! Thiểp đã phụ chàng từ đây
Tiếng nấc nghẹn ngào ấy khẳng định một lần nữa mặc cảm có tội của Kiều. Nghĩa là
nàng phủ nhận tất cả những gì đã nói với Vân, những gì đã làm cho chàng Kim, phủ nhận
nỗi yên tâm của mình trong khoảnh khắc trên kia .Nghĩa là nàng tuy có đau thêm cho
mình nhưng vẫn một mực đau cho người, vì người. Nỗi đau không đơn giản mà tăng lên
gấp bội. Nàng gọi tên chàng Kim như trong cơn mê sảng. Nỗi đau đã lên đến tột đỉnh,
quá sức chịu đựng của thể xác:
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng.



Đoạn thơ là một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng con người
tội nghiệp Thúy Kiều. Nàng đau khổ, quằn quại đâu phải vì bản thân mình? Tất cả trái
tim yêu thương nàng dành cho người yêu. Tâm hồn vị tha ấy cao đẹp biết chừng nào!
Thương người đằm thắm sâu xa, muốn cho người được hạnh phúc, còn mình thì chấp
nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh, tấm lòng ấy đã gây xúc động mạnh trong lòng người
đọc. Đó cũng là nét sáng ngời trong phẩm giá của Thúy Kiều
Phân tích đoạn Chí Khí Anh Hùng làm rõ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Từ Hải?
Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công
lý.Cho nên Từ Hải là một người chí khí,một người siêu phàm.Con người ấy đến từ một
giấc mơ và ở lại như một huyền thoại.Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách
sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn
đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một
đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.
Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng.
May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu
xanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng
giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với
nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo
của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ,
đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu thương,trân
trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ
Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử
dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ
và sử dụng điển cố,điển tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo
khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử
dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.
“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ



dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ
Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm
thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu”
đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa
là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất
ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí
khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên
những việc khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến
mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ
Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và
trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà
là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một
xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng
hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng
Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ
Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để
cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ
“thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới
nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt
với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân
vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường. Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin
trong cuộc sống
Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu
trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh
đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa
ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi
được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường
rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự kiện trái ngược và nối



tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa
hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ
nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà
thơ ca viết về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần
khắc họa những cuộc chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự
nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh
để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong
manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn
biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng tài
hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân
vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.
Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng
tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất
trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của
thể giới “Truyện Kiều”.

Đề bài: Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
Bài làm
Vào nửa đầu thế kỉ thứ mười tám, xã hội phong kiến nước ta rơi vào tình trạng rối
ren. Nội chiến xảy ra liên miên khiến nhiều nơi nông dân nổi dậy, nhiều gia đình phải
chia li từ biệt … “Chinh phụ ngâm” ra đời chính là để lên án những cuộc chiến tranh phi
nghĩa, đề cao quyển sống cùng khát vọng hạnh phúc của con người. Đoạn trích “Tình
cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã diễn tả những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ
khi phải rời ra người mình yêu thương.
Đầu đoạn trích là hình ảnh người chinh phụ:


Xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong từng bước đi, từng động tác buông
thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ với tất thảy: Dạo hiên vắng thầm gieo

từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Chinh phụ xuất hiện như vừa tỉnh, lại vừa mơ, bước đi thẫn thờ, đôi tay như thả tấm
rèm một cách hững hờ. Dường như mọi thứ xung quanh đều không làm cho người chinh
phụ có chút mảy may để ý. Những gì mà người chinh phụ quan tâm là tin tức từ người
chồng nhưng chẳng thấy đâu. “Ngồi rèm thưa” khiến cho không gian như thu hẹp lại, có
phần tối tăm hơn, hình ảnh người chinh phụ càng cô đơn, bé nhỏ. Dẫu đã có ánh đèn
nhưng nó vẫn không đủ để thắp sáng tâm hồn chinh phụ, chỉ khiến chinh phụ thêm cô
đọc với cái bóng của chính mình:

Đèn có biết dường bằng chẳng

biết
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
“Người buồn cảnh có vui đầu bao giờ” – mọi thứ xung quanh cũng như nhuốm màu
tâm trạng của người chinh phụ: “gà eo óc gáy sương”, “hoè phất phơ rủ bóng”… Thời
gian đằng đẵn trôi qua, sự chờ đợi tưởng chừng như đnag ngày một vô vọng: Khắc chờ
đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Mòn mỏi trong sự đợi chờ khiến cho mọi sinh hoạt thường ngày cũng chinh phụ
cũng trở nên “gượng”: “Hương gượng đốt”, “Gương gượng soi”, “Sắt cầm gượng gảy”
mà không sao che đậy nổi một hiện thực bất như ý “hồn đà mê mải”,… Nỗi chán chường,
buông xuôi bộc lộ rõ qua từng cử chỉ. Nhớ chồng da diết, nhưng người chinh hụ không
thể không làm cách nào có thể gặp được vì sự cách trở là quá lớn: “non Yên”, “xa vời
khôn thấu”… Quá đau buồn, người chinh phụ đau đớn, xót xa:
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Đối lập với tâm trặng lo âu, thấm thỏm đợi chờ, cảnh vật vẫn cứ đỏi thay từng ngày.
Giờ đây người với thiên nhiên không thể tìm được sự đồng điệu về tâm hồn:



Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
“Sương như búa”, “tuyết dường cưa” là những hình ảnh so sánh diễn ta sự đổi thay
mạnh mẽ, mãnh liệt của thiên nhiên. Người chinh phụ đã không còn chịu đựng nổi quãng
thời gian ngóng đợi tin tức từ chồng. Sự thất vọng như đổ dồn qua cái nhìn của chinh
phụ, cách cảm nhận về thế giới thiên nhiên. Sự mâu thuẫn giàng xé trong tâm hồn. Ở
người chinh phụ, cả niềm hi vọng và nỗi thất vọng đnag ồn tại song song cùng lúc.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt gặp hoa, hoa thắm từng bông.
Không gian đã được mở rộng hơn. Có Hoa, có nguyệt nhưng không làm cho cảnh
sắc ấm áp hơn. Ngược lại, thấy hoa và nguyệt lại càng làm cho lòng người xót xa. Có một
sự so sánh ngầm giữa cành và người. Người chinh phụ thương xót cho thân phận mình
mà cảm thấy lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa đang hòa quyện, đan xen lẫn nhau:
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!
Như tiêu đề, đoạn trích đã miêu tả về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, nỗi nhớ
thương, chờ đợi chồng chinh chiến phương xa. Chiến tranh phi nghĩa đã làm tan nát hạnh
phúc của bao gia đình và khiến cho bao người phải đổ xương máu một cách vô nghĩa.
Tác phẩm đã nói lên quyền được sống và quyền được hưởng hạnh phúc của con người.
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” thực sự đã đem lại những giá trị nhân văn cao cả
và có sức ảnh hưởng lướn trong nền văn học Việt Nam.
Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Đặng Trần Côn (?-?)sống vào khoảng thế kỉ XVIII , người huyện Thanh Trì , nay la
quận Thanh Xuân , Hà Nội . Ông từng đỗ thi Hương và từng giữ chức Ngự sử đài chiếu
khám dưới thời Lê – Trịnh .Ông làm thơ và viết 1 số bài phú chữ Hán , trong đó nổi tiếng



nhất là “Chinh phụ ngâm” nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa cùng với sự thấu hiểu
tâm trạng khao khát tình yêu ,hạnh phúc lứa đôi .Khúc ngâm gốm 476 câu được xem là
bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm . Đặc biệt hơn , đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ” đã viết lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ sống cô đơn , buồn
khổ trong thời gian dài chồng đi đánh trận.Chủ đề ấy thể hiện rõ qua 8 câu thơ cuối với
niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi:
“Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Mượn gió đông để gửi yêu thương cho chồng . Đó là ước muốn , là khát khao được
biết tin tức về chồng mình:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”
“Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ .Gió đông là
gió xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờ gió đưa tin tới người chồng
yêu thương nơi chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi non Yên nghìn trùng.Non yên,một địa
danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc , nơi chiến trận đầy
gian khổ .Hỏi gió,nhờ gió nhưng”có tiện”hay không?Đã thể hiện 1 thái độ nhún nhường ,
năn nỉ ngọn gió , mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói với người chồng ngoài biên
cương .Sự cô đơn trong lòng nàngngày càng sâu thẵm.Làm sao tới được non Yên,nơi
người chồng đang “nằm vùng cát trắng,ngủ cồn rêu xanh”?. Cùng với những từ ngữ trang
trọng “gửi nghìn vàng , xin” đã giúp người đọc thấy được không gian , nỗi nhớ được mở


ra thật mênh mông , vô tận , khắc sâu nỗi co đơn , hiu quạnh . Thế nhưng hiện thực thật

phũ phàng , đau xót :
“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời"
Việc sử dụng từ láy ‘thăm thẳm’ đã nói lên được nỗi nhớ da diết của người chinh phụ
.Một nỗi nhớ thương đè nặng trong lòng,triền miên theo thời gian đêm ngày năm tháng
“đằng đẵng” không thể nguôi ngoai ,vừa được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian
“đường lên bằng trời”. Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc
để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thương ấy,tiếng lòng thiết
tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ song thất lục bát với thủ pháp
nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớ mênh mông.Nỗi buồn triền
miên,dằng dặc vô tận .
Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng , cuối cùng đọng lại trong
nàng là nỗi đau , sự tủi thân:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu ,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
Ý của câu như muốn nói lên sự xa cách nghìn trùng , với biển trời rộng lớn , xa
“thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ “đau đáu” trong
lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua cặp từ láy:”đằng
đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau
buồn,lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể,tinh tế,sống động.Tâm trạng ấy được
miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.Ở hai câu cuối,nhà thơ
lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh :
“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê
lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc,


giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên
nhiên . Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày nọ . Nhìn cành cây ướt

dẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo . Nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng
đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồn nhớ. Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa
buồn,càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗibuồn chất chứa , sự mòn héo của cảnh vật . 8 câu
thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết , nhớ tới thầm đau của người chinh phụ .Nỗi đau được
chuyểntừ lòng người sang cảnh vật . Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ , từ ngữ gợi tả lại
càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ . Qua đó người đọc cũng cảm
nhận được 1 cách sâu sắc niềm thương cảm , thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của
người phụ nữ có chồng ra trận .
Với thể thơ song thất lục bát , cách dùng từ , hình ảnh ước lệ , điệp từ điệp ngữ , nghệ
thuật miêu tả nội tâm , đoạn thơ đã thể hiện 1 cách tinh tế những cung bậc sắc thái tình
cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở nàng khao khát được sống trong hạnh phúc ,
tình yêu lứa đôi . Đoạn trích còn thể hiện tấm lòng yêu thương , cảm thong sâu sắc của
tác giả với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ , cất lên tiếng kêu
nhân đạo , phản đối chiến tranh phi nghĩa
Đoạn trích cũng như toàn tác phẫm ‘chinh phụ ngâm’ là tiếng kêu thương tâm của người
phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến . Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có
ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận để
biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý
thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc
đời trần thế này . Tác phẩm đã khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm
đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII
trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×