Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo thực tập thực tập dài 12 tuần tại báo điện tử vietnamplus trực thuộc thông tấn xã việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.65 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Là sinh viên năm thứ 4, chuyên ngành Báo mạng điện tử - Khoa Phát thanh Truyền hình; vừa mới kết thúc đợt thực tập dài 12 tuần tại Báo điện tử VietnamPlus
trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam; bản thân em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng
nhất đến Khoa Phát thanh - Truyền hình, Báo điện tử VietnamPlus đã tạo điều kiện
cho em có cơ hội tiếp xúc với nghề báo, được cọ sát với thực tiễn để thêm hiểu
nghề, thêm yêu nghề, được học hỏi, để chúng em có những hành trang trên con
đường sự nghiệp trong tương lai không xa.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN TÁC PHẨM
Để có được một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh đến với độc giả, phóng viên phải
trải qua các công đoạn: Xác định đề tài => Xâm nhập thực tế để thu thập thông
tin => Thẩm định, xử lý thông tin => Viết bài. Tuy nhiên, qua quá trình xâm
nhập thực tế, phóng viên có thể phát hiện ra những đề tài lý thú. Vì thế, quá
trình xác định đề tài hoặc thu thập thông tin có thể đổi chỗ cho nhau.
1.1 Kỹ năng lựa chọn đề tài, thu thập thông tin
Đề tài của một bài báo phải mang tính thời sự, có tầm ảnh hưởng lớn đến độc
giả và phải được độc giả quan tâm.
Khi đã xác định được đề tài, phóng viên cần xâm nhập thực tế để thu thập thông
tin. Nhà báo thu thập thông tin thông qua sách, báo, thông cáo báo chí, các cơ
quan nhà nước, tổ chức và cá nhân… Để thu thập thông tin cho một bài viết thì
phỏng vấn là một bước không thể thiết được. Nó cũng đòi hỏi người viết biết
cách sử dụng các nguồn tin khác nhau đã có sẵn.
Một phóng viên giỏi biết rằng viết báo mà chỉ dựa trên một nguồn thông tin đơn
thuần sẽ cho ra một bài viết không có chất lượng. Thường thì những bài báo
như vậy không đáng đăng. Ngay cả khi muốn khắc họa chân dung một nhân vật
cũng phải dựa trên nhiều nguồn tin, chứ không nên chỉ khai thác duy nhất một
nhân vật đó. Để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ, việc tiếp cận với những cá
nhân có liên quan hoặc có biết đến nhân vật là một công việc quan trọng. Thu


thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau là chìa khóa để cho ra đời một bài viết
hay và truyền thông có hiệu quả. Đó là cách tốt nhất đảm bảo sự chính xác của
bài viết. Khi càng nhiều nguồn tin được phối kiểm và so sánh, độ chính xác sẽ
càng cao.


Trong điều tra, tất nhiên, nguồn tin là cần thiết. Nhưng một phóng viên giỏi biết
là trong bất kỳ bài viết nào, dù ngắn hay dài, đưa ra được thông tin đa chiều là
cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, thông tin nhiều chiều tạo sự tin cậy cho người đọc.
Báo chí phải lấy nền tảng là sự tín nhiệm. Nếu thiếu nó, thì bất kỳ báo, tạp chí,
truyền hình, hay báo trực tuyến cũng khó mà sống nổi với bạn đọc. Số lượng
nguồn tin tiềm năng có thể khai thác theo cách thức truyền thống và dễ nhận
thấy như: từ điển bách khoa, trên mạng, dữ liệu máy tính. Trong chương này,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu các nguồn thông tin tiềm năng. Phóng viên giỏi tìm
cách sử dụng chúng thường xuyên.
Chất lượng của cuộc phỏng vấn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của
một bài báo. Chính vì thế, kỹ năng thực hiện một cuộc phỏng vấn là vô cùng
quan trọng. Dưới đây là những kinh nghiệm em đã rút ra được trong quá trình
phỏng vấn:
Nghiên cứu kỹ chủ đề
Một điều sơ đẳng song không phải ai cũng nghĩ đến khi chuẩn bị có một cuộc
phỏng vấn! Có người cứ thong dong tay đút túi quần, đến nơi thì chĩa máy ghi
âm ghi lại tuốt luốt và về nhà mới giải băng, viết tin. Tốt nhất phải hiểu rõ vấn
đề, tìm kiếm trước thông tin mới nhất cũng như thông tin background về chủ đề
đó từ kho tư liệu của chính tờ báo, các thư viện hay liên hệ với các nguồn khác.
Lập sẵn một danh sách các câu hỏi
Phải xác định xem mình muốn biết gì từ người được phỏng vấn và sắp xếp sẵn
các câu hỏi một cách logic để không bị hỏi lộn xộn, lung tung. Người thông
minh có thể sắp sẵn trong đầu nhưng tốt nhất là cứ viết ra các câu hỏi một cách
vắn tắt và cụ thể. Nếu muốn mang một tài liệu nào đó cho người được phỏng

vấn xem, hãy nhớ kèm danh sách các câu hỏi liên quan. Nếu muốn người được
phỏng vấn trả lời hay nhận xét về một điều gì đó được viết ở một tài liệu khác


thì luôn nhớ mang theo một bản copy hay viết lại chính xác về điều đó trong sổ
tay của bạn.
Lên kế hoạch trước
Việc thu xếp cuộc phỏng vấn cũng nên tiến hành chu đáo. Phải giới thiệu bản
thân và mục đích viết bài một cách rõ ràng, cũng như lý do tại sao lại muốn
phỏng vấn họ: “Tôi đang viết bài về tư nhân hóa liên quan đến nhiều công ty và
tôi muốn biết kinh nghiệm của công ty ông?” Hãy hẹn chính xác giờ, địa điểm,
ngày phỏng vấn, và nên gọi lại để xác nhận nếu hẹn quá xa.
Có tác phong chuyên nghiệp
Nên đến đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng một
cuộc trò chuyện nhẹ nhàng để người được phỏng vấn cảm thấy thoải, nhưng nhớ
là rất ngắn gọn. Trước hết cần nhắc lại mục đích của cuộc phỏng vấn: “Như đã
nói qua điện thoại, tôi đang viết bài về...” Hãy ghi lại chính xác tên, chức danh,
tên công ty ngay lúc bắt đầu cuộc phỏng vấn để khỏi quên, tốt nhất là xin danh
thiếp và kiểm tra với người được phỏng vấn xem có thay đổi gì về chức danh,
phòng ban họ đang làm và số điện thoại liên hệ hay không.
Giữ đúng chủ đề của cuộc phỏng vấn
Cố gắng hỏi những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhưng cũng không nên là nô lệ của
chúng. Hãy nghe người được phỏng vấn nói, và đặt những câu hỏi tiếp theo dựa
trên những gì mà người đó đang nói đến. Đừng để người được phỏng vấn đi quá
xa chủ đề hay lạc đề nhưng cũng nên nhã nhặn trong cách đưa họ quay lại với
chủ đề chính của cuộc phỏng vấn bằng cách nói “Vấn đề ông đang nêu khá thú
vị nhưng chúng ta có thể quay trở lại vấn đề...”.
Hãy để người được phỏng vấn nói
Đừng đưa ra ý kiến riêng và đừng hỏi những câu dài dòng. Thậm chí khi kết
thúc cuộc phỏng vấn cũng nên tránh đưa ra chủ kiến của phóng viên. Nếu bị

buộc phải nhận xét về một điều gì đó, hãy nói với người được phỏng vấn là bạn
thấy ý kiến của cả hai phía đều có giá trị. Cần nhớ là luôn đưa ra câu hỏi một


cách trung lập (“Một số người nói là tình hình tài chính của công ty A hết sức
nguy ngập, ông/bà có đồng ý với ý kiến đó không?”)
Giải thích rõ ràng những nguyên tắc cơ bản
Khi người được phỏng vấn không muốn một số điều mà họ nói được trích dẫn
vào bài viết, hãy giải thích một cách rõ ràng nhưng lịch sự về những nguyên tắc
của tờ báo. Tuyệt đối không đề cập đến việc sẽ không trích dẫn thông tin người
được phỏng vấn cung cấp, trừ trường hợp người được phỏng vấn yêu cầu.
Thông thường, tất cả các thông tin sẽ đều được trích dẫn trong bài báo.
Ghi lại những quan sát riêng
Nhớ ghi lại những chi tiết như vẻ ngoài của văn phòng, người được phỏng vấn
đang mặc đồ gì, thái độ khi đó ra sao, v,v... – nói tóm lại là bất cứ điều gì có thể
làm sinh động thêm cho bài viết. Hãy ghi lại, đừng bao giờ chỉ dựa vào trí nhớ
của mình.
Đừng tự lừa bản thân
Nếu không hiểu một điều gì đó, hãy đề nghị người được phỏng vấn giải thích rõ
ràng. Chớ làm ra vẻ biết nhiều hơn những điều mình thực sự biết, trừ khi nghĩ
rằng đó là điều lẽ ra phải đọc và tìm hiểu trong lúc chuẩn bị nhưng bây giờ mới
phát hiện biết mình là thiếu sót. Nếu nghe không kịp điều gì đó, hãy đề nghị
người được phỏng vấn nhắc lại.
Kết thúc cuộc phỏng vấn
Hãy nói với người được phỏng vấn là bạn cần lướt qua các vấn đề đã hỏi xem
có quên điều gì không. Thậm chí hãy hỏi thẳng người được phỏng vấn: “Có
điều gì đó mà ông/bà muốn nói thêm mà tôi chưa hỏi không?” và nếu có thể thì
đề nghị: “Có ai đó khác mà tôi cần phải nói chuyện với không, hay có tài liệu gì
mà tôi cần phải đọc để làm rõ, hiểu rõ những gì mà chúng ta đang nói không?”
Hãy kiểm tra lại tất cả các số liệu, con số, ngày giờ, hay địa điểm (các chi tiết

nhỏ nhưng quan trọng). Cũng nên xin phép rằng có thể bạn sẽ phải gọi điện lại
cho họ để hỏi thêm một vài điều.
1.2 Kỹ năng thẩm định nguồn tin


Sau khi đã thu thập được thông tin, nhà báo phải thẩm định nguồn tin xem
nguồn tin nào chính xác, tin cậy; nguồn tin nào nên dùng và nguồn tin nào
không nên dùng.
Những người đã quen với kiểu làm việc của thời đại a còng thấy rằng họ luôn
có một trợ thủ đắc lực, lại được cái hay là phụng sự hết mình mà chẳng đòi tiền
công. Chỉ cần gõ vài từ khóa, sử dụng các công cụ tìm kiếm của thế giới như
Google, MSN, Altavista, Yahoo hay các công cụ tìm kiếm của Việt Nam như
Vinaseek thì trước mắt là hàng triệu trang thông tin.
Đương nhiên, cách thức để nhanh chóng tìm ra thông tin mình cần trong cả cái
đống tả pí lù đó cũng là một vấn đề, song khó khăn hơn chính là cách thẩm định
những nguồn tin vô tư và không mất tiền này. Nếu sử dụng đúng, ta sẽ có một
bài viết chững chạc, nhiều thông tin, nếu trích dẫn sai thì bên cạnh những tác
động xấu gián tiếp có thể có đối với vấn đề hoặc đối tượng của bài viết, thì kẻ
chịu hậu quả trực tiếp chính là... bản thân ta.
Vậy có cách nào để các nhà báo biết được thông tin này hay bài viết kia trên
mạng là có thể dùng được? Dưới đây là một số chỉ dẫn để kiểm tra:
+ Kiểm tra độ tin cậy về người hoặc cơ quan đăng tải tài liệu đó. Ai gửi văn bản
đó lên mạng? Họ có nêu rõ danh tính không?
+ Có số điện thoại hay địa chỉ email trên trang Web đó để trực tiếp kiểm tra tính
xác thực của thông tin hay không?
+ Cơ quan nào phụ trách website đó? Cũng cần xem kỹ phần giới thiệu trong
mục “About Us”.
+ Trên website phải nêu rõ các mục tiêu của tổ chức đó, và những mục tiêu này
phải nhất quán với các mục tiêu đăng tải ở các nơi khác. Nói chung phải là một
website chi tiết với phong cách và nội dung "có tầm cỡ".



+ Phân biệt rõ giữa thông tin và ý kiến riêng của người viết.
+ Kiểm tra đường dẫn (URL) – có thể nhanh chóng biết được một số thông tin
khi nhìn vào đường dẫn của một website.


Một (đường dẫn) tên miền có đuôi .com mà đơn thuần chỉ nhằm vào mục
tiêu kiếm lợi nhuận có thể sẽ cung cấp những thông tin định kiến;



Các tên miền có đuôi .org thường được coi là phi lợi nhuận, nhưng lại hô
hào cho chủ trương riêng – tuy nhiên có thể có lợi cho một khía cạnh phê
bình trong chủ đề của bạn;



Các tên miền có đuôi .edu có thể là website của một trung tâm nghiên
cứu, một học viện hay thậm chí của một học sinh – vì thế nên kiểm tra
kỹ. Thông thường tên miền có ký hiệu ~ là directory của cá nhân.

+ Nếu website đó trích dẫn thông tin từ nguồn khác thì phải kiểm tra.
+ Nếu không thấy số để liên hệ trên trang web này thì dùng phím backspace
xóa dần trên đường dẫn cho tới khi tìm được một địa chỉ email hoặc một số điện
thoại.
+ Kiểm tra mức độ cập nhật và tính chính xác của tài liệu - cần lưu ý xem tài
liệu bị “lạc hậu” tới mức nào.
+ Kiểm tra xem đường link dẫn tới đâu. Nếu nối với các website đáng tin cậy
thì đó là một dấu hiệu nữa rằng trang này có giá trị.

Nhà báo Mỹ Anna Quindlen nói rằng: "Làm phóng viên thì công việc chủ yếu là
chuẩn hóa thông tin". Nói cách khác, như một nhà báo lão thành của Việt Nam
thì "nhà báo phải tra cứu suốt đời, không chỉ thẩm định thông tin hiện tại, mà
còn phải kiểm tra cả thông tin trong quá khứ…".


Việc thẩm định nguồn tin không phải chỉ là đúng hay sai mà còn là đúng về bản
chất hay chưa. Về điều này, nhà báo Đỗ Phượng chia sẻ: Sự sai sót sẽ gõ cửa
không phải chỉ các nhà báo trẻ mà cả những người có kinh nghiệm. Bởi lẽ người
làm báo luôn thường trực thói quen muốn thông tin nhanh, nhất là những thông
tin phù hợp với mục đích bài viết, chương trình của mình. Những sai sót phần
lớn không phải có dụng ý xấu. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là ý thức trách nhiệm của
người làm báo. Cũng cần có bản lĩnh để không chạy theo thời hạn đăng bài, để
trình bày thẳng thắn những nghi ngờ của mình về một vấn đề nào đó. Vì làm
báo là làm suốt đời, chứ không phải chỉ là một lần!
1.3 Viết bài là một công đoạn quan trọng của một bài báo
Phải biết lựa chọn và sắp xếp các chi tiết trong một bài báo. Bên cạnh đó, nhà
báo cần phải giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Ngôn ngữ trong
sáng, dễ hiểu. Văn phong phải mạch lạc. Tít và sapo phải hấp dẫn.
Tít (đầu đề) cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan
tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay độc giả có thể sẽ
tiếp tục đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn sẽ bị
bỏ qua. Vì vậy hãy dành nhiều công sức để viết tít. Đừng coi tít là phần phụ cần
hoàn thành gấp rút sau khi bạn đã viết xong bài báo. Một tít cần đảm bảo 4 yêu
cầu: trung thực, hấp dẫn, chính xác, trình bày đẹp.
Sapô phải "đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó". Nếu một vài dòng của
sapô đã đủ cho một độc giả không có nhiều thời gian, thì mục đích của nó
không phải là nói với người đó rằng phần còn lại của bài báo không có gì đáng
quan tâm cả. Trái lại, nó phải làm cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi
tiết.



Mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
Mở đầu: Đanh thép, cô đọng, nhịp nhàng, đó nhất thiết phải là một câu ngắn.
Các từ ngữ đi thẳng vào vấn đề, sao cho độc giả hiểu ngay chủ đề của bài báo.
Mở đầu phải độc lập với các tít, sapô và viết một cách tự do. Đây là một mẹo
viết thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả. Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng
sáng tạo của mỗi người.
Kết bài: Yêu cầu cũng giống như với phần mở đầu. Mạnh mẽ, dứt khoát, kết
luận phải dùng câu ngắn, hình tượng, độc đáo. Nó đem lại cảm tưởng cuối cùng.
Thông thường, trước phần kết có hai hoặc ba câu, cũng ngắn, chuẩn bị cho "kết
luận của kết luận". Đôi khi chỉ cần một hay hai chữ là đủ.


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN MỤC ĐỜI SỐNG CỦA
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS – THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về Thông tấn xã Việt Nam
Ngày 15/9/1945, Việt Nam Thông tấn xã, với tên viết tắt bằng tiếng Việt là
VNTTX, bằng tiếng Anh là VNA và bằng tiếng Pháp là AVI đã phát đi toàn thế
giới bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, ngày 15/9 trở thành Ngày truyền thống của ngành
thông tấn.
Sau ngày đất nước thống nhất, Thông tấn xã Giải phóng (thành lập ngày
12/10/1960) - cơ quan thông tin chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam - đã hợp nhất với Việt Nam Thông tấn xã. Theo Nghị quyết số
84/UBTVQH ngày 12/5/1977 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) được đổi thành Thông tấn xã Việt
Nam (TTXVN).

Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, TTXVN thực hiện chức năng thông tấn
Nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung
cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước; thu
thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có
nhu cầu ở trong và ở nước ngoài.
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngoài cơ quan Tổng xã tại Hà
Nội, với các đơn vị giúp việc Tổng Giám đốc, các ban biên tập tin, ảnh, các tòa
soạn báo, bản tin chuyên đề, các Trung tâm kỹ thuật- dịch vụ (kỹ thuật, dữ kiệntư liệu, nghe-nhìn, bồi dưỡng nghiệp vụ và hợp tác quốc tế), Nhà xuất bản và
các doanh nghiệp, TTXVN còn có các cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí


Minh và tại thành phố Đà Nẵng cùng mạng lưới các phân xã trong nước đặt tại
tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 27 phân xã ngoài nước được
bố trí khắp 5 châu lục.
TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với 42 hãng thông
tấn và tổ chức báo chí quốc tế, là thành viên Tổ chức Thông tấn xã các nước
Không liên kết (NANAP), thành viên Tổ chức các thông tấn xã châu Á, Thái
Bình Dương (OANA) và là Ủy viên Ban Chấp hành OANA, thành viên Tổ chức
các hãng thông tấn thế giới .
Trải qua hơn sáu thập kỷ hành trình cùng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, ngày nay TTXVN đã trở thành một trung tâm thông tin
quốc gia tin cậy của Đảng và Nhà nước, một hãng thông tấn có uy tín trong khu
vực, hướng tới xây dựng thành tập đoàn truyền thông.
2.2 Đôi nét về báo điện tử VietnamPlus
Báo điện tử VietnamPlus () là một trong những trang, tờ
báo trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Đây là trang duy nhất ở trong nước cung
cấp những thông tin mới nhất, tin cậy bằng 5 ngữ (Việt, Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Trung Quốc) về tình hình Việt Nam và thế giới, là cầu nối để độc giả khắp
nơi trên thế giới hiểu về Việt Nam và con người Việt Nam.
Báo điện tử VietnamPlus hiện có 13 mục: Chính trị, Thế giới, Kinh tế, Xã hội,

Đời sống, Văn hóa, Thể thao, Khoa học, Công nghệ, Ô tô – Xe máy, Môi
trường, Du lịch, Thị trường.
13 mục trên được bố trí nằm ngang phía trên của trang báo. Dưới 13 mục đó là
Chuyên mục. Đó là các vấn đề “nóng”, thời sự đang được dư luận xã hội quan
tâm. Ví dụ như: Bầu cử Quốc hội khóa XIII, Hội nghị ADB thứ 44, Mỹ tiêu diệt
Bil Laden.


Mục Phân tích – Nhận định bao gồm các bài viết ở tất cả các mục được tổng
hợp lại trên tiêu chí “phân tích – nhận định” về một vấn đề nào đó.
2.3 Khảo sát, đánh giá mục Đời sống
Về hình thức:
Chuyên mục Đời sống nằm dưới các chuyên mục: Chính trị, Thế giới, Kinh tế,
Xã hội, Văn hóa, Thể thao. Đây là chuyên mục nằm góc bên trái của màn hình.
Mục Đời sống có 4 đường link (4 tít báo) để dẫn vào chuyên trang Đời sống.
Độc giả có thể click vào tít báo hoặc mục Đời sống để đi đến từng bài viết cụ
thể.
Trong chuyên trang Đời sống, phía trên cùng bên trái là một bức ảnh lớn gấp 4
lần những bức ảnh của các bài viết khác, cạnh bức ảnh là một tít báo có chữ
màu đỏ và cỡ chữ to hơn so với các tít khác. Dưới tít báo những lời giới thiệu
tóm tắt về nội dung của bài báo.
Bên dưới bức ảnh là 7 tít báo kèm lời giới thiệu về bài viết.
Phía dưới phần tít báo có chữ màu đỏ và cỡ chứ to là một bài viết khác. Dưới
những lời giới thiệu là một thanh công cụ có 8 bài viết được đảo vòng liên tục
giúp độc giả dễ dàng theo dõi. Dưới thanh công cụ này là mục quảng cáo. Dưới
mục quảng cáo là 2 ô Đọc nhiều nhất và Gửi nhiều nhất. Phía dưới là 10 bài viết
được độc giả đọc nhiều nhất.
Bên phải, trên cùng của chuyên trang Đời sống là ô Quảng cáo, tiếp theo là Tin
mới nhận (12 tít). Dưới mục Tin mới nhận là Quảng cáo.
Nhìn chung giao diện của trang Đời sống khá tiện dụng. Điều đó giúp cho độc

giả có thể đọc được những bài viết mà mình quan tâm, đồng thời có thể biết có
những tin tức nào mới, những tin tức nào thu hút được sự quan tâm của người


đọc. Đồng thời, độc giả cũng có thể tìm kiếm bài viết theo công cụ tìm theo
ngày tháng.
Về nội dung:
Các bài viết ở mục Đời sống đề cập đến mọi vấn đề của đời sống như: sức khỏe,
phát kiến, phát minh, xe cộ, thất nghiệp, đời sống gia đình, chi tiêu...
Các bài viết đề cập đến vấn đề trong nước và quốc tế. Mỗi ngày có khoảng từ 4
– 15 bài viết.
Bài viết trong mục đời sống có thể do phóng viên, biên tập viên viết hoặc dịch
từ các nguồn tin nước ngoài.
Đánh giá chung: Với các chủ đề, đề tài phong phú, đa dạng, bám sát tính thời
sự, các bài viết trong mục Đời sống thực sự đã đáp ứng được nhu cầu thông tin
của độc giả.
Thêm vào đó, Thông tấn xã Việt Nam có các phóng viên nằm vùng ở các vùng
miền trong nước cũng như nước ngoài, vì thế thông tin rất đa dạng, phong phú.
Khi ở vùng, miền nào đó có tin tức hay vấn đề gì thì các phóng viên rất nhanh
chóng thông tin đến độc giả. Đây là ưu điểm mà hiếm một cơ quan báo chí nào
có được.
Tuy nhiên, ảnh được sử dụng trong bài viết có cỡ nhỏ và với mỗi bài viết chỉ sử
dụng tối đa được một ảnh nên chưa làm thỏa màn được độc giả.
Thêm vào đó, mục Gửi nhiều nhất trên trang vẫn trống và các bài viết trên
VietnamPlus dường như không có comment của độc giả. Điều này chứng tỏ,
chuyên mục Đời sống nói riêng và VietnamPlus nói chung vẫn chưa quan tâm
đúng mức đến phản hồi của độc giả cũng như liên kết giữa bạn đọc và cơ quan
báo chí.



PHẦN KẾT LUẬN
Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình
đến Khoa Phát thanh Truyền hình, Báo điện tử VietnamPlus đã tạo điều kiện
cho em được hòa mình vào môi trường làm báo chuyên nghiệp, được va chạm
thực tế để hiểu rõ hơn về nghề báo, để chúng em có được những kiến thức,
những hiểu biết không chỉ trong sách vở mà còn từ thực tiễn cuộc sống.
Qua thời gian thực tập, em thêm yêu nghề hơn và hứa cố gắng rèn mình theo
câu nói nổi tiếng của nhà báo Hữu Thọ: “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” để nghề
báo luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh là “nghề cao quý”.



×